Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 13
- A thầy về! Thầy đi có mệt lắm không hả thầy? Hôm nay thầy được nhiều hay được ít. Có đủ tiền đong gạo cho con với bu không thầy?
Tiếng thằng bé reo lên vui sướng khi thấy bóng dáng Chức lênh khênh từ ngoài. Chị Đài nhìn mà chả buồn nói năng. Thực!cho đến bây giờ. Chị cũng không dám tin chỉ vì mấy lời dỗ ngon ngọt của chồng mà chị tiếp tay cho hắn cờ bạc. Để giờ,,hai đứa con ra đời chồng chất khó khăn.
Bu chồng chị ngày xưa khi biết tin chị lỡ vỡ kế hoạch mà bầu đứa thứ hai, bà ta bắt chị đi phá. Tất nhiên chị không chịu rồi, nó là con chị, là máu mủ của chị, nó là con người chứ có phải cỏ cây đâu mà muốn triệt thì triệt,muốn phá thì phá. Chị thì chị chẳng sợ chết đói, đối với chị ở khổ sở đã quen, giờ có thêm con chị không dám hứa cho con cuộc sống sung túc, nhưng chắc chắn nó sẽ được chị bảo vệ đến cùng.
Bà Tư thấy chị khăng khăng giữ lấy đứa bé thì không chịu. Bà dắt chị lên tận trên tỉnh để đi phá. Bà lừa chị rằng trên ấy ngày xưa có người nợ bà tiền, nên kéo chị đi. Đến cái phòng chuyên phá thai, chị mới vỡ lẽ. Bà Tư không còn cách nào khác mới nài nỉ chị. Nhưng chị một mực không,nhất quyết không kể có chết, chị cũng sẽ giữ lấy con. Nên mặc cho bà Tư trèo kéo, dọa chị rằng không bỏ con đi, cả gia đình tất thảy năm cái mồm sẽ treo lên mà chết đói. Chị mặc kệ giữ chặt lấy cái bụ g mình không cho bà chạm vào. Hai người đàn bà cứ thế giằng co nhau. Chỉ vì miếng ăn mà tước đoạt mạng sống của một đứa bé. Chị khinh! Chị ỉa cho vào mặt. Cuối cùng, chị kháng cự mạnh quá,vung tay một cái trúng ngay mặt bà Tư,móng tay chị sắc nên cào một đường dài trên mặt bà ta, rồi vẫy xe đi nhờ về dưới quê, để mặc bà mẹ chồng quý hóa bơ vơ giữa chợ.
Từ hồi sa cơ lỡ vận chị Đài và Thầy bu chả mấy khi nói chuyện với nhau. Đến bây giờ vì miếng ăn mà đòi chị bỏ con càng làm gia đình thêm mâu thuẫn. Chị chả quan tâm,bây giờ sức đâu chị lo cho ngần đấy người, chị chỉ biết mình chị, cùng hai đứa con, còn ai muốn nói gì.... kệ mẹ chúng nó...
- Mày bảo bu mày ý!bu mày có tiền đấy, đừng hỏi tao, tao thua cháy túi rồi, không nợ là còn may ấy...
Chức vừa nói vừa móc hết túi quần mình ra lộn tùng phèo lên minh chứng. Thằng có mới đầu còn hí hửng, về sau cũng tiu nghỉu nhìn mẹ:
- Bu thì làm gì có tiền,cũbg mấy ngày bu đã có ăn gì. Có mấy củ khoai lang bu cho con với em cũng ăn hết mất rồi.
Thấy con nói, Chức liếc sang vợ xem chị có biểu cảm gì không, nhưng chị không nói năng gì. Xời! Có lời nào mà thấm vào cái đầu cứng ngắc,chắc nịch như bê tông của Chức. Nếu hắn biết suy nghĩ, thì chẳng cần thằng Cò nói, hắn sẽ tự biết cách mà đi xin việc làm ăn:
- Con vào bên nồi ngô ra đây cho bu với em ăn nữa nhé, chứ nhịn đói lâu quá lại lả ra bây giờ.
Thằng bé ngoan ngoãn chạy vù vào trong bếp bếp bắc ra cái nồi nhỏ đen kịt suýt xoa với chị Đài. Chị bốc cho con cái bắp chắc nịch,nhiều hạt, còn chị lấy cái còi bé, toàn hạt lép lại còn thưa. Nhìn hai đứa con ăn ngô như chết đói, ngô mới bẻ ngọt lịm chúng ăn hết cả lõi trông mới đáng thương làm sao. Chị nước mắt lưng tròng không muốn con cái nhìn thấy, lại lấy vạt áo lau lau mấy hồi:
- Ơ kìa thầy!thầy ăn ngô đi cho nóng. Hay thầy lại ra quán ăn lòng lợn tiết canh rồi phải không? Con đứng gần thấy có mùi mùi rượu phả ra hay sao ấy....
- đâu đâu, tao làm gì có ăn gì? Tao nhường bu con mày ấy thôi....
Bị thằng bé hỏi,Chức dựng ngược lên mắng nó,Cò xị mặt chẳng dám nói thêm. Thằng chồng chị nó nói dối lừa lọc đứa trẻ con, chứ nó qua thế nào được mắt chị. Răng hắn vẫn dính cọng hàng thế kia cơ mà... một thằng đàn ông chuyên chỉ biết ăn, đến nỗi đói còn giành ăn với con thì bảo sao. Chị mặc kệ, coi như không nghe thấy gì.
Đối với chị, Chức y như chồng hờ, chẳng làm.lụng, đỡ đần, chia sẻ, gánh vác, lo toan việc nhà cùng chị. Lắm khi chột dạ,không phải vì sợ cái thói đời chê chị bỏ chồng, con chị bị chê không có bố, thì chị đã cắp con bỏ đi biệt xứ cho rảnh nợ.
.... trưa, chị tranh thủ lúc con ngủ đi thả trâu, gánh nước, lại cắt cỏ, cho gà ăn thêm. Tính ra công việc với chị cũng chả có gì nặng nhọc, mỗi tội nhà chồng chị sung sướng đã quen,nên gặp cảnh nhà nông đâm ra khinh rẻ.
Chị thấy con người mà, có tay có chân việc gì chân chính mà chẳng quý, làm nặng nhọc ăn bữa cơm do thành quả lao động mình tạo ra càng thêm ý nghĩa. Chứ cứ như ngày xưa khi ở Nhà Chức, ăn gì cũng chẳng thấy ngon lành:
- Đài! Có gì không mày dọn cho thầy bu ăn bát, đi từ sáng tới giờ mệt phờ râu.
Chị nghe thấy tiếng gọi của thầy bu từ ngoài cổng, họ đủng đỉnh quần áo như đi hội. Chị không đánh tiếng, đem cám mang ra cho lợn ăn. Thấy chị thái độ, bà Tư liền khắt khe:
- Mày bị điếc hở đài?Mày quan trọng lợn hơn là thầy bu mày phải không?
- Con đang giở tay chẳnh lẽ bu không thấy?Bu chờ con một tí thì có làm sao mà kêu. Con nói thật, lợn còn chăm còn bán được lấy tiền....
- Con mất dậy!Mày so tao với cả lợn à? Thầy bu mày coi không bằng con vật phải không? Ối giời làng nước ơi, ra đây mà xem này con dâu mất dậy
Chị Đài mặc những câu chửi như hát hay của bu Chức. Tính bà,chị còn lạ gì, bắt đầu kể lể công lao nuôi con, rồi lại" dâu con rể khách". Chị đâu có ý người quan trọng hơn lợn hay gì, chỉ có bà ấy suy diễn ra thôi ấy chứ. Mà tính ra bà ấy bì với lợn cũng đúng, lợn còn bán được, chứ như người có làm được gì đâu.
Vả lại, chị cóc cần cái gọi là con dâu nề nếp nữa rồi, bây giơg chị quan trọng kinh tế là trên hết, vì khi có miếng ăn,con người mới có sức mà nề với cả nếp. Thế các cụ mới có câu" chó cùng dứt giậu" lúc đói rồi thì thiết tha gì nữa...
Làm xong xuôi, chị dọn cơm lên cho hai người, Chức chẳng biết đi đâu lại mất dạng, mẹ con chị ăn cái ngô cũng chả đói. Nồi cơm còn cháy từ hôm qua chị bới lên tử tế, rồi đập quả trứng vào,thêm ít dưa muối chua làm cơm chiên thập cẩm. Quả trứng này chị định để cho cái hĩn mai quấy bữa bột, mà thôi đem cho hai người ăn không chị lại mang tiếng con dâu đối xử tệ bạc với nhà chồng...
Bưng đĩa cơm lên, chị nuốt nước bọt ừng ực, bớt lại cho thằng cò bát con cho nó đỡ thèm, tuổi ăn tuổi lớn chạy nhảy tí về lại kêu đói ngay. Nhà quê thì nghĩ cơm rang là khắc khổ, chứ như trên thành phố cả mấy hào chứ chẳng ít.
Chị sợ thầy bu nuốt không trôi, chiên thêm vài con cá khô đổi món. Vừa đặt trước mặt hai người,bà Tư liền vứt đũa xuống mâm:
- Ôi giời, tưởng có cái gì tử tế, cơm rang nước mắm, cứ thế này thì tôi sống thế nào được hở giời
- Thôi thôi! Ăn tạm đi,có tiền đây rồi, tối mua con vịt về om ăn bù...
Ông Tư và vội bát cơm rang rồi nói. Bà Tư ỏn ẻn chống tay xuống chiếu xều từng hạt cơm khô khốc.
Chẳng biết đứa nào ngu lại tin mà cho hai người này mượn tiền nữa rồi. Vay làm vốn,hay làm ăn gì cho cam, đằng này toàn ăn với uống thì đến núi cũng lở.
- Mày không ăn ở Đài?
Ông Tư ăn xong bữa thì quệt đũa ngang mồm hỏi Đài. Xời!cái tô cơm nhẵn quẹn ông mới nhớ đến con đến cháu. Chị lắc đầu, toan bưng cái mâm xuống dưới thì thầy ông bà mang tiền ra đếm. Chị nhìn những đồng tiền lấp lánh mà sáng rực cả mắt. Cũng nhiều lắm chứ chả đùa, thiết nghĩ chắc người nào chưa biết nhà chị vỡ nợ, chứ không chả ai ngu mà cho nhà chị vay. Ngẫm ngần đây tiền thì đong gạo được mấy tháng ăn chứ chả đùa:
- Ông chia tôi một nửa đi, mai tôi mua đôi bông tai vàng tây đeo cho đỡ trống, với mua lọ dưỡng da, hôm trước lội xuống bùn mà nứt nẻ hết cả chân, xấu!
Trời! Chị Đài nguýt dài một tiếng,tiền không có mà còn đĩ đời chăm chút sắc đẹp ghê. Đáng lẽ chị không nhiều chuyện đâu, nhưng vì miếng cơm manh áo của cả nhà,chị nhẹ giọng:
. - Bây giờ miếng ăn là quan trọng bu ơi. Cơm lo từng bữa thì đẹp đẽ ai ngắm hả bu. Thà bu đưa con vào đồng, con lo bữa cơm tử tế không sướng hơn hả bu.
- Cái nhà chị này nói nghe lạ,mỗi người một tính, tôi có luộm thuộm như chị đâu. Nếu tôi mà xấu, thì thầy thằng Chức bỏ tôi mà lấy vợ bé lâu rồi. Chị thử nhìn chị đi!gớm.!mới tí tuổi mà trông phát hãi lên, nám tàn nhang chi chít mặt,, áo sống thì vá trước vá sau. Cái đít quần ngồi đến màng cả ra. Chị không còn bộ quần áo nào tử tế hơn mà mặc à? Cứ cái đà này, thằng Chức mà đi gái thì tất thảy là do chị đấy chứ chả phải do ai đâu.
Bà dọa chị, chị lại sợ quá cơ, chị đang muốn tống cổ gã đi đây này. Bà ấy chẳng động não vì ai mà chị chôn vùi cả tuổi xuân vào việc ngập đầu. Ngày xưa chị còn bé,chị xinh nhất cái xã ấy ắt hẳn bà cũng biết. Mà chị thừa hiểu cái thói đời, chị có chồng mà chăm chút bản thân thì bị.gọi là đĩ thõa, luộm thuộm thì bị coi là bẩn thỉu. Chị đếch cần nghe lời miệng lưỡi thế gian chi cho mệt đầu.
Nói thì nói thế, thầy vẫb đưa cho chị một đồng mua thức ăn, ông ấy vẫn còn biết suy một chút, còn bu chị thì...à Thôi dẹp mẹ đi:
- cô Đài!cô đài có nhà không?thằng chồng cô đang tằng tịu với con vợ tôi ở nhà trạm bơm kia kìa. Cô ra mà xem không chúng nó lại chạy mất.
Nghe tin chị hơi giật mình, anh Minh xóm bên chạy mồ hôi ướt hết áo báo tin mà cứ ngỡ anh đùa. Chị không phải ghen tuông, giờ chị thiết tha gì Chồng nữa mà báu bở, nhưng người ta đến mắng vốn chị nhục nhã lắm. Chuyện này mà để lọt ra ngoài, con cái nghe được nó xấu hổ, bản thân chị cũng biết giấu mặt vào đâu.:
- Đấy, tao bảo mà, trông mày phát gớm quá nó đi gái cũng phải.
- Bu ơi!hắn đi đâu là quyền hắn, con chả cần. Nhưng bu nhìn vào hai đứa cháu đây này,từ hôm qua đến giờ đã có hạt cơm nào. Thầy nó mà lấy thêm vợ, thì không chỉ riêng con đâu, mà cả thầy bu đều cắp nón đi ăn mày. Người ta bảo đàn ông có hai cái đầu quả không sai. Cơ mà con trai bu lại lấy cái đầu phụ kia để nghĩ thì đúng là ngu đần thật rồi
Nghe chị chửi đểu thì mặt bà Tư xị ra lầm bầm. Dặn thằng Cò trông em,Chị đội cái nón rách vào đầu cùng anh Minh đi đến trạm bơm bắt đôi mèo mả gà đồng.
Tiếng thằng bé reo lên vui sướng khi thấy bóng dáng Chức lênh khênh từ ngoài. Chị Đài nhìn mà chả buồn nói năng. Thực!cho đến bây giờ. Chị cũng không dám tin chỉ vì mấy lời dỗ ngon ngọt của chồng mà chị tiếp tay cho hắn cờ bạc. Để giờ,,hai đứa con ra đời chồng chất khó khăn.
Bu chồng chị ngày xưa khi biết tin chị lỡ vỡ kế hoạch mà bầu đứa thứ hai, bà ta bắt chị đi phá. Tất nhiên chị không chịu rồi, nó là con chị, là máu mủ của chị, nó là con người chứ có phải cỏ cây đâu mà muốn triệt thì triệt,muốn phá thì phá. Chị thì chị chẳng sợ chết đói, đối với chị ở khổ sở đã quen, giờ có thêm con chị không dám hứa cho con cuộc sống sung túc, nhưng chắc chắn nó sẽ được chị bảo vệ đến cùng.
Bà Tư thấy chị khăng khăng giữ lấy đứa bé thì không chịu. Bà dắt chị lên tận trên tỉnh để đi phá. Bà lừa chị rằng trên ấy ngày xưa có người nợ bà tiền, nên kéo chị đi. Đến cái phòng chuyên phá thai, chị mới vỡ lẽ. Bà Tư không còn cách nào khác mới nài nỉ chị. Nhưng chị một mực không,nhất quyết không kể có chết, chị cũng sẽ giữ lấy con. Nên mặc cho bà Tư trèo kéo, dọa chị rằng không bỏ con đi, cả gia đình tất thảy năm cái mồm sẽ treo lên mà chết đói. Chị mặc kệ giữ chặt lấy cái bụ g mình không cho bà chạm vào. Hai người đàn bà cứ thế giằng co nhau. Chỉ vì miếng ăn mà tước đoạt mạng sống của một đứa bé. Chị khinh! Chị ỉa cho vào mặt. Cuối cùng, chị kháng cự mạnh quá,vung tay một cái trúng ngay mặt bà Tư,móng tay chị sắc nên cào một đường dài trên mặt bà ta, rồi vẫy xe đi nhờ về dưới quê, để mặc bà mẹ chồng quý hóa bơ vơ giữa chợ.
Từ hồi sa cơ lỡ vận chị Đài và Thầy bu chả mấy khi nói chuyện với nhau. Đến bây giờ vì miếng ăn mà đòi chị bỏ con càng làm gia đình thêm mâu thuẫn. Chị chả quan tâm,bây giờ sức đâu chị lo cho ngần đấy người, chị chỉ biết mình chị, cùng hai đứa con, còn ai muốn nói gì.... kệ mẹ chúng nó...
- Mày bảo bu mày ý!bu mày có tiền đấy, đừng hỏi tao, tao thua cháy túi rồi, không nợ là còn may ấy...
Chức vừa nói vừa móc hết túi quần mình ra lộn tùng phèo lên minh chứng. Thằng có mới đầu còn hí hửng, về sau cũng tiu nghỉu nhìn mẹ:
- Bu thì làm gì có tiền,cũbg mấy ngày bu đã có ăn gì. Có mấy củ khoai lang bu cho con với em cũng ăn hết mất rồi.
Thấy con nói, Chức liếc sang vợ xem chị có biểu cảm gì không, nhưng chị không nói năng gì. Xời! Có lời nào mà thấm vào cái đầu cứng ngắc,chắc nịch như bê tông của Chức. Nếu hắn biết suy nghĩ, thì chẳng cần thằng Cò nói, hắn sẽ tự biết cách mà đi xin việc làm ăn:
- Con vào bên nồi ngô ra đây cho bu với em ăn nữa nhé, chứ nhịn đói lâu quá lại lả ra bây giờ.
Thằng bé ngoan ngoãn chạy vù vào trong bếp bếp bắc ra cái nồi nhỏ đen kịt suýt xoa với chị Đài. Chị bốc cho con cái bắp chắc nịch,nhiều hạt, còn chị lấy cái còi bé, toàn hạt lép lại còn thưa. Nhìn hai đứa con ăn ngô như chết đói, ngô mới bẻ ngọt lịm chúng ăn hết cả lõi trông mới đáng thương làm sao. Chị nước mắt lưng tròng không muốn con cái nhìn thấy, lại lấy vạt áo lau lau mấy hồi:
- Ơ kìa thầy!thầy ăn ngô đi cho nóng. Hay thầy lại ra quán ăn lòng lợn tiết canh rồi phải không? Con đứng gần thấy có mùi mùi rượu phả ra hay sao ấy....
- đâu đâu, tao làm gì có ăn gì? Tao nhường bu con mày ấy thôi....
Bị thằng bé hỏi,Chức dựng ngược lên mắng nó,Cò xị mặt chẳng dám nói thêm. Thằng chồng chị nó nói dối lừa lọc đứa trẻ con, chứ nó qua thế nào được mắt chị. Răng hắn vẫn dính cọng hàng thế kia cơ mà... một thằng đàn ông chuyên chỉ biết ăn, đến nỗi đói còn giành ăn với con thì bảo sao. Chị mặc kệ, coi như không nghe thấy gì.
Đối với chị, Chức y như chồng hờ, chẳng làm.lụng, đỡ đần, chia sẻ, gánh vác, lo toan việc nhà cùng chị. Lắm khi chột dạ,không phải vì sợ cái thói đời chê chị bỏ chồng, con chị bị chê không có bố, thì chị đã cắp con bỏ đi biệt xứ cho rảnh nợ.
.... trưa, chị tranh thủ lúc con ngủ đi thả trâu, gánh nước, lại cắt cỏ, cho gà ăn thêm. Tính ra công việc với chị cũng chả có gì nặng nhọc, mỗi tội nhà chồng chị sung sướng đã quen,nên gặp cảnh nhà nông đâm ra khinh rẻ.
Chị thấy con người mà, có tay có chân việc gì chân chính mà chẳng quý, làm nặng nhọc ăn bữa cơm do thành quả lao động mình tạo ra càng thêm ý nghĩa. Chứ cứ như ngày xưa khi ở Nhà Chức, ăn gì cũng chẳng thấy ngon lành:
- Đài! Có gì không mày dọn cho thầy bu ăn bát, đi từ sáng tới giờ mệt phờ râu.
Chị nghe thấy tiếng gọi của thầy bu từ ngoài cổng, họ đủng đỉnh quần áo như đi hội. Chị không đánh tiếng, đem cám mang ra cho lợn ăn. Thấy chị thái độ, bà Tư liền khắt khe:
- Mày bị điếc hở đài?Mày quan trọng lợn hơn là thầy bu mày phải không?
- Con đang giở tay chẳnh lẽ bu không thấy?Bu chờ con một tí thì có làm sao mà kêu. Con nói thật, lợn còn chăm còn bán được lấy tiền....
- Con mất dậy!Mày so tao với cả lợn à? Thầy bu mày coi không bằng con vật phải không? Ối giời làng nước ơi, ra đây mà xem này con dâu mất dậy
Chị Đài mặc những câu chửi như hát hay của bu Chức. Tính bà,chị còn lạ gì, bắt đầu kể lể công lao nuôi con, rồi lại" dâu con rể khách". Chị đâu có ý người quan trọng hơn lợn hay gì, chỉ có bà ấy suy diễn ra thôi ấy chứ. Mà tính ra bà ấy bì với lợn cũng đúng, lợn còn bán được, chứ như người có làm được gì đâu.
Vả lại, chị cóc cần cái gọi là con dâu nề nếp nữa rồi, bây giơg chị quan trọng kinh tế là trên hết, vì khi có miếng ăn,con người mới có sức mà nề với cả nếp. Thế các cụ mới có câu" chó cùng dứt giậu" lúc đói rồi thì thiết tha gì nữa...
Làm xong xuôi, chị dọn cơm lên cho hai người, Chức chẳng biết đi đâu lại mất dạng, mẹ con chị ăn cái ngô cũng chả đói. Nồi cơm còn cháy từ hôm qua chị bới lên tử tế, rồi đập quả trứng vào,thêm ít dưa muối chua làm cơm chiên thập cẩm. Quả trứng này chị định để cho cái hĩn mai quấy bữa bột, mà thôi đem cho hai người ăn không chị lại mang tiếng con dâu đối xử tệ bạc với nhà chồng...
Bưng đĩa cơm lên, chị nuốt nước bọt ừng ực, bớt lại cho thằng cò bát con cho nó đỡ thèm, tuổi ăn tuổi lớn chạy nhảy tí về lại kêu đói ngay. Nhà quê thì nghĩ cơm rang là khắc khổ, chứ như trên thành phố cả mấy hào chứ chẳng ít.
Chị sợ thầy bu nuốt không trôi, chiên thêm vài con cá khô đổi món. Vừa đặt trước mặt hai người,bà Tư liền vứt đũa xuống mâm:
- Ôi giời, tưởng có cái gì tử tế, cơm rang nước mắm, cứ thế này thì tôi sống thế nào được hở giời
- Thôi thôi! Ăn tạm đi,có tiền đây rồi, tối mua con vịt về om ăn bù...
Ông Tư và vội bát cơm rang rồi nói. Bà Tư ỏn ẻn chống tay xuống chiếu xều từng hạt cơm khô khốc.
Chẳng biết đứa nào ngu lại tin mà cho hai người này mượn tiền nữa rồi. Vay làm vốn,hay làm ăn gì cho cam, đằng này toàn ăn với uống thì đến núi cũng lở.
- Mày không ăn ở Đài?
Ông Tư ăn xong bữa thì quệt đũa ngang mồm hỏi Đài. Xời!cái tô cơm nhẵn quẹn ông mới nhớ đến con đến cháu. Chị lắc đầu, toan bưng cái mâm xuống dưới thì thầy ông bà mang tiền ra đếm. Chị nhìn những đồng tiền lấp lánh mà sáng rực cả mắt. Cũng nhiều lắm chứ chả đùa, thiết nghĩ chắc người nào chưa biết nhà chị vỡ nợ, chứ không chả ai ngu mà cho nhà chị vay. Ngẫm ngần đây tiền thì đong gạo được mấy tháng ăn chứ chả đùa:
- Ông chia tôi một nửa đi, mai tôi mua đôi bông tai vàng tây đeo cho đỡ trống, với mua lọ dưỡng da, hôm trước lội xuống bùn mà nứt nẻ hết cả chân, xấu!
Trời! Chị Đài nguýt dài một tiếng,tiền không có mà còn đĩ đời chăm chút sắc đẹp ghê. Đáng lẽ chị không nhiều chuyện đâu, nhưng vì miếng cơm manh áo của cả nhà,chị nhẹ giọng:
. - Bây giờ miếng ăn là quan trọng bu ơi. Cơm lo từng bữa thì đẹp đẽ ai ngắm hả bu. Thà bu đưa con vào đồng, con lo bữa cơm tử tế không sướng hơn hả bu.
- Cái nhà chị này nói nghe lạ,mỗi người một tính, tôi có luộm thuộm như chị đâu. Nếu tôi mà xấu, thì thầy thằng Chức bỏ tôi mà lấy vợ bé lâu rồi. Chị thử nhìn chị đi!gớm.!mới tí tuổi mà trông phát hãi lên, nám tàn nhang chi chít mặt,, áo sống thì vá trước vá sau. Cái đít quần ngồi đến màng cả ra. Chị không còn bộ quần áo nào tử tế hơn mà mặc à? Cứ cái đà này, thằng Chức mà đi gái thì tất thảy là do chị đấy chứ chả phải do ai đâu.
Bà dọa chị, chị lại sợ quá cơ, chị đang muốn tống cổ gã đi đây này. Bà ấy chẳng động não vì ai mà chị chôn vùi cả tuổi xuân vào việc ngập đầu. Ngày xưa chị còn bé,chị xinh nhất cái xã ấy ắt hẳn bà cũng biết. Mà chị thừa hiểu cái thói đời, chị có chồng mà chăm chút bản thân thì bị.gọi là đĩ thõa, luộm thuộm thì bị coi là bẩn thỉu. Chị đếch cần nghe lời miệng lưỡi thế gian chi cho mệt đầu.
Nói thì nói thế, thầy vẫb đưa cho chị một đồng mua thức ăn, ông ấy vẫn còn biết suy một chút, còn bu chị thì...à Thôi dẹp mẹ đi:
- cô Đài!cô đài có nhà không?thằng chồng cô đang tằng tịu với con vợ tôi ở nhà trạm bơm kia kìa. Cô ra mà xem không chúng nó lại chạy mất.
Nghe tin chị hơi giật mình, anh Minh xóm bên chạy mồ hôi ướt hết áo báo tin mà cứ ngỡ anh đùa. Chị không phải ghen tuông, giờ chị thiết tha gì Chồng nữa mà báu bở, nhưng người ta đến mắng vốn chị nhục nhã lắm. Chuyện này mà để lọt ra ngoài, con cái nghe được nó xấu hổ, bản thân chị cũng biết giấu mặt vào đâu.:
- Đấy, tao bảo mà, trông mày phát gớm quá nó đi gái cũng phải.
- Bu ơi!hắn đi đâu là quyền hắn, con chả cần. Nhưng bu nhìn vào hai đứa cháu đây này,từ hôm qua đến giờ đã có hạt cơm nào. Thầy nó mà lấy thêm vợ, thì không chỉ riêng con đâu, mà cả thầy bu đều cắp nón đi ăn mày. Người ta bảo đàn ông có hai cái đầu quả không sai. Cơ mà con trai bu lại lấy cái đầu phụ kia để nghĩ thì đúng là ngu đần thật rồi
Nghe chị chửi đểu thì mặt bà Tư xị ra lầm bầm. Dặn thằng Cò trông em,Chị đội cái nón rách vào đầu cùng anh Minh đi đến trạm bơm bắt đôi mèo mả gà đồng.
Bình luận facebook