• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Nửa Đời Thanh Tình (1 Viewer)

  • Chương 59

Trích dẫn: Mùa thu của hương hoa quế vàng sắp trôi qua, tháng ngày trong Tứ Nghi Đường vẫn yên tĩnh giống như ánh nắng buổi chiều.
Buổi chiều khi sắc trời trong xanh Vân Yên sẽ đứng trên ghế hái hoa quế trong sân xuống, Dận Chân ngồi trong phòng đọc sách, thỉnh thoảng ngẩng đầu lên nhìn nàng, thấy nàng đang đứng trên ghế ngắt hoa quế, cơ thể gầy gò khi có gió thu thổi qua, giống như có thể bị thổi ngã bất cứ lúc nào. Bàn tay cầm sách của Dận Chân siết chặt lại, đứng lên khỏi chiếc bàn, bàn tay cầm cuốn sách đặt sau lưng, bước ra khỏi phòng dạo bộ đến phía sau chiếc ghế của Vân Yên, cản lại những cơn gió thu, yên lặng ngắm nàng đang nhón mũi chân hái hoa quế.
Vân Yên hái hoa quế xong thì đặt trong khăn tay rồi gói lại, chuẩn bị xuống. Quay người lại đã thấy Dận Chân không hề nói tiếng nào đứng ngay phía sau lưng, dọa nàng giật mình, cơ thể lảo đảo, suýt nữa thì ngã xuống —— Dận Chân vội vàng đưa tay ra đỡ lấy cơ thể nàng, nhẹ nhàng ôm nàng xuống. Vân Yên nhanh chóng rời khỏi lồng ngực của chàng, cúi đầu hành lễ nói tạ ơn Tứ gia.
Hoa quế được bọc kĩ trong khăn tay rơi xuống bả vai và trang sách trong tay Dận Chân, những bông hoa li ti mang theo hương thơm trong trẻo ngọt ngào.
Ngón tay Dận Chân vân vê những cánh hoa nhỏ rồi đưa lên chóp mũi, mắt hơi híp lại nhẹ nhàng ngửi:
- Ủ một chút rượu hoa quế đi.
Vân Yên lại hái thêm nhiều hoa quế, dưới sự chỉ dẫn của Dận Chân, nàng trải hoa quế đã hái được ở nơi thoáng khí râm mát, phơi một đêm. Cả vườn đều tràn ngập mùi hoa quế, ngay cả phòng Dận Chân và ống tay áo Vân Yên đều thoang thoảng mùi hương ngọt ngào trong trẻo này.
Ngày hôm sau Vân Yên lấy hoa quế đã rửa sạch ra, bỏ cặn. Dận Chân bỏ thêm đường cát vào một phần hoa quế, Vân Yên cẩn thận trộn đều, cuối cùng đậy kín bình sứ để rượu lên men.
Khoảng ba ngày sau, Dận Chân và Vân Yên nhẹ nhàng mở bình sứ ra. thêm rượu gạo và nhân sâm vào, sau đó cẩn thận đóng kín miệng bình, Vân Yên đặt bình sứ ở nơi ưa tối để bảo quản.
Chỗ hoa quế còn lại, Vân Yên dùng để ngâm trà hoa quế, cũng học luôn cách hấp bánh hoa quế.
Dận Chân cũng lấy một phần hoa quế làm nước hoa quế (quế hoa lộ), còn cô lại thành cao hoa quế đặt trên chiếc bàn nhỏ đầu giường Vân Yên.
Những bông hoa quế cuối cùng trong mùa thu ở Tứ Nghi Đường đã được tận dụng như vậy, khiến mùi hương ngọt ngào mà trong trẻo trên người nàng thấm sâu vào đáy lòng người khác.
Thập Tam A Ca Dận Tường và Thập Tứ A Ca Dận Trinh lần lượt tiến hành nghi lễ nạp trắc phúc tấn. Mặc dù không phải lấy đích phúc tấn, nhưng cũng ngồi kiệu đỏ, tốt xấu gì cũng là lần đầu tiên, cho nên tổ chức cũng vô cùng náo nhiệt.
Vân Yên đi theo Dận Chân cùng tham gia tiệc cưới.
Dận Tường mặc bộ hỉ phục đỏ thẫm thật sự rất anh tuấn, đôi mắt màu hổ phách của cậu ta sáng ngời, diện mạo tuấn tú như vậy, bờ vai ngày càng vững chãi và dáng người ngày càng cao lớn.
Dận Tường, thật sự đã trưởng thành rồi. Cậu ta, đã thành thân rồi.
Vân Yên đứng sau lưng Dận Chân mỉm cười, trong lòng xúc động. Nàng vẫn còn nhớ câu nói năm ấy của cậu thiếu niên đơn thuần đó “Ta cũng muốn một cái kết giống của Tứ ca”, cậu ta giống như cơn gió dịu dàng, giống như trời đất sáng trong. Đó chính là cậu thiếu niên năm nào.
Dận Tường bị các hoàng tử vây xung quanh, nên Vân Yên không nhìn thấy được. Nhưng khi nhìn thấy cậu ta, cậu ta vẫn trong sáng như vậy, là một cậu thiếu niên tốt.
Dận Tường nghe thấy tiếng thông báo Tứ Bối Lặc đến, thoắt bỗng ngẩng đầu ngước nhìn bọn họ ở cửa. Chạy giống như đang lao ra.
Dận Chân mỉm cười đưa tay vuốt nhẹ nếp nhăn trên vạt áo hỉ phục của Dận Tường. nói:
- Đã bao nhiêu tuổi rồi còn chạy.
Dận Tường vẫn nhìn Dận Chân rồi nở nụ cười:
- Tứ ca, huynh đến rồi.
Sau đó lại nhìn Vân Yên, trong đôi mắt lóe sáng.
- Vân Yên.
Vân Yên cúi đầu lấy một cái bọc khăn được gói kĩ, nhẹ nhàng mở ra:
- Thập Tam gia, Vân Yên không có gì cho ngài, đây là một chút tấm lòng của Vân Yên.
Trong lòng bàn tay mảnh khảnh của Vân Yên là một cái kết đồng tâm lớn tinh xảo màu đỏ thẫm nằm trên chiếc khăn màu vàng nhạt.
Đây là món quà chuẩn bị cho hôn lễ của Dận Tường mà Vân Yên đã tỉ mỉ thắt trong nhiều ngày. Trong thời đại này, tất cả những gì nàng có đều thuộc về Dận Chân, vì vậy chỉ có thứ đồ nhỏ bé thế này, nàng mới có thể tặng Dận Tường.
Dận Tường nhìn chằm chằm vào kết đồng tâm đỏ thẫm, vài giây sau mới nhẹ nhàng lấy cái kết trong tay Vân Yên, cẩn thận bọc kĩ lại cất trong ngực, ngẩng đầu mỉm cười:
- Vân Yên, cảm ơn ngươi.
Vân Yên hơi cúi đầu, cung kính hành lễ đáp lại.
* * * * *
Thập Tứ A Ca Dận Trinh nạp trắc phúc tấn Thư Thư Giác La thị, Vân Yên dường như có thể thông qua cậu ta nhìn thấy dáng vẻ thiếu niên của Dận Chân khi nạp đích phúc tấn, huynh đệ bọn họ giống nhau như vậy, nhưng cũng khác nhau như thế.
Thời gian yên tĩnh trôi qua các kẽ ngón tay, một màu bạc bao trùm thành Bắc Kinh giống như một cô thiếu nữ mặc quần áo mùa đông, xinh đẹp mà thanh khiết.
Khi tết âm lịch sắp đến, hoàng đế Khang Hi lại chuẩn bị nam tuần lần thứ tư. Qua tết nguyên tiêu, ngày mười sáu tháng giêng sẽ khởi hành, Thái tử Dận Nhưng, Tứ Bối Lặc Dận Chân, Thập Tam A Ca Dận Tường vẫn đi theo.
Bởi vì xuân vẫn se lạnh, nên khi sắp xếp hành lí Vân Yên mang theo rất nhiều quần áo và đồ dùng hàng ngày, theo Dận Chân một lần nữa lên đường đi nam tuần.
Sau thi thành thân thì Dận Tường có vẻ chín chắn hơn so với trước kia rất nhiều. Mặc dù như thế, nhưng vẫn rất thân thiết mỗi khi gặp Dận Chân, khi nhìn thấy Vân Yên sẽ cười rất rạng rỡ.
Bởi vì Trắc phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị mang bầu, nên Hoan Sênh ở lại trong phủ chăm sóc. Dận Tường chỉ dẫn theo Tiểu Xuyên Tử đi cùng. Trong cuộc sống hằng ngày, Vân Yên thường sẽ chuẩn bị cho Dận Tường thêm một phần dựa theo Dựa Chân. Quần áo cậu ta ấm lạnh ra sao, Vân Yên cũng sẽ chú ý hơn.
Cảnh sắc và con đường quen thuộc, ngày hai mươi bốn cuối cùng cũng đến phủ Tế Nam, Khang Hi đưa Dận Nhưng, Dận Chân và Dận Tự đến ngắm Trân Châu Tuyền và Báo Đột Tuyền tuyệt đẹp của Tế Nam, còn đặc biệt để lại một bài thơ.
Ở Trân Châu Tuyền và Báo Đột Tuyền, Dận Chân nhận mệnh của Khang Hi làm hai bài thơ, cả hai bài đều nhận được sự khen ngợi.
Trân Châu cựu hữu danh, quan thự nhất hoằng minh.
Tự phí quang mỹ định, vô phong lãng tự bình.
Lưu trường tri vật nhuận, nguyên khiết giác tâm thanh.
Lưỡng độ yêu thần thưởng, rừng hoằng hà sủng vinh. (1)

Lịch hạ trọng lâm vũ bái dương, danh tuyền dạng dạng lệ trì quang.
Phất khai ngọc kính hàm thiên ảnh, khán dũng ngân đào phún tuyết hương.
Duệ tảo tích tằng huyền nhật nguyệt, ân huy kim hựu chiếu thương lãng.
Ôn nhiên nhũ dịch thông linh mạch, phái dẫn dương hòa hạo kiếp trường. (2)
Ngày hai mươi sáu tháng giêng, leo Thái Sơn, ở lại Thái An Châu.
Khang Hi cẩn thận hỏi thăm tình hình cuộc sống dân chúng địa phương, lệnh miễn thuế ruộng cho hai mươi tư châu huyện ở Sơn Đông mà nam tuần đã đi qua năm Khang Hi thứ bốn mươi mốt. Đồng thời cũng miễn thuế ruộng chưa nộp cho hai mươi lăm châu huyện bị thiên tai mất mùa ở Sơn Đông, tiền thuế ruộng của năm Khang Hi thứ bốn mươi hai sẽ phân thành ba năm để thu.
Ở lại đến tháng hai, Khang Hi tiếp tục nam tuần. Mùng hai tháng hai, Khang Hi lệnh cho tổng đốc đường sông Trương Bằng Cách ở huyện Tú Thiên vận chuyển hai vạn thạch gạo theo đường sông đến Tế Ninh, Duyễn Châu giảm giá bán cho dân; lệnh cho tổng đốc thủy vận Tang Ngạch chuyển hai vạn thạch gạo tới Thái An cứu tế.
Ngày đó, hoàng đế Khang Hi qua cầu Ngũ Hoa huyện Tú Thiên đến Trung Hà, thị sát công trình đê điều. Đến huyện lị Tú Thiên, qua sông Hoàng Hà, ở lại huyện Đào Nguyên.
Ngày mùng bốn tháng hai, lên thuyền từ huyện Đào Nguyên, thị sát công trình trị thuỷ, lệnh cho Trương Bằng Cách gia cố công trình đê điều từ Yên Đôn Đào Nguyên đến Long Oa.
Ngày mùng năm, thuyền vào Thanh Khẩu, lệnh cho Trương Bằng Cách đào kênh đào dẫn nước từ Đào gia trang đến Dương gia trang, dẫn nước ra sông Trung Hà. Cũng ngày này, đến phủ Hoài An.
Ngày mùng tám, dừng tại phủ Dương Châu, ngày mùng chín lên thuyền qua sông, đến Kim Sơn Giang Thiên tự, tự tay viết tấm hoành “Động tĩnh vạn cổ” treo trong chùa. Cũng ngày này đến Trấn Giang, Kinh Thường Châu, Tô Châu, Gia Hưng.
Ngày mười lăm tới Hàng Châu, kiểm duyệt quan binh đóng tại Hàng Châu, dẫn các hoàng tử đi săn bắn. Biểu hiện của Thập Tam A Ca Dận Tường vô cùng xuất sắc.
Trên có thiên đường dưới có Tô Hàng, ban đêm ở Tây Hồ Hàng Châu đặc biệt mê người. Khang Hi du thuyền trong đêm trên Tây Hồ Hàng Châu, mê ly như đang say mộng.
Bạch Cư Dị thời Đường có viết:
"Giang Nam hảo, phong cảnh cựu tằng am. Nhật xuất giang hoa hồng thắng hỏa, xuân lai giang thủy lục như lam. Năng bất ức Giang Nam." (Giang Nam đẹp, phong cảnh vẫn từng ham. Nắng rực hoa sông hồng tựa lửa, xuân về sông nước lục như tràm. Sao chẳng nhớ Giang Nam?) (3)
Tô Đông Pha thời Tống có viết:
"Thủy quang liễm diễm tình phương hảo, sơn sắc không mông vũ diệc kỳ. Dục bả Tây Hồ tỷ tây Tây Tử, đạm trang nùng mạt tổng tương nghi." (Dưới nắng long lanh màu nước biếc, trong mưa huyền ảo vẻ non tươi. Tây hồ khá sánh cùng Tây Tử, nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời.) (4)
Khang Hi là vị hoàng đế vừa có khí chất hùng tài đại lược vừa có tế bào lãng mạn thú vị, khí chất và tế bào này hoàn toàn đã di truyền lên người các con trai ông.
Khang Hi đứng trên con thuyền dập dờn trong gió đêm, ánh mắt bình thản nhìn về phương xa. Tuy bờ vai của ông không phải là rộng lớn, nhưng lại vững chãi, cười nhìn mây gió, lại như đang suy nghĩ về giang sơn hùng vĩ đang ôm trong lòng, Trung Hoa Cẩm Tú.
Các con trai đứng phía sau ông, vừa ngưỡng mộ lại vừa kính trọng.
Giang sơn tráng lệ như vậy, tình cảm ôm ấp son sắt như vậy, đều thuộc về đàn ông kiêu ngạo nhà Ái Tân Giác La!
Tiếng cười của bọn họ sang sảng, chỉ điểm giang sơn. Thi văn và tình cảm theo chiều gió vấn vít lan rộng trên mặt hồ, kéo dài không ngừng.
Gió nhẹ nhàng thổi qua mặt nước lăn tăn, tạo thành từng vòng tròn sóng gợn xinh đẹp.
- HẾT CHƯƠNG 60 -
(1) Bài thơ “Trân Châu Tuyền ứng chế” trong tập thơ “Ung Để Tập” của Ung Chính. Tạm dịch nghĩa:
Trân Châu vẫn nổi danh, sở quan một dòng sáng.
Giống như ánh sáng không ổn định, không có làn gió tự nhiên yên bình.
Dòng nước dài gọt dũa tri vật, nguồn suối tinh khiết khiếntâm cảm giác thanh tĩnh.
Hai độ mời thần thưởng, dòng nước trong vắt sen tươi tốt.
(2) Bài thơ “Báo Đột Tuyền ứng chế” trong tập thơ “Ung Để Tập” của Ung Chính. Tạm dịch nghĩa:
Lịch Hạ cờ lông* một lần nữa giương cao, mặt nước con suối nổi tiếng đẹp đẽ xao động lấp lánh. (Cờ lông: cờ làm từ lông chim)
Nhẹ nhàng mở ngọc kính hàm thiên ảnh, nhìn dòng suối màu bạc như tuyết tuôn ra.
Trời trăng đã từng treo trên rong nước phía xa, nay lại chiếu sáng dòng nước xanh thẳm.
Dòng nước ấm áp thông linh mạch, nhánh sông dẫn mặt trời và hạo kiếp trường (Tai họa lớn?).
(3) Bài thơ “Ức Giang Nam kỳ 1” (nhớ Giang Nam kỳ 1) của Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Văn Các.
(4) Bài thơ “Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ” (Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa) của Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom