Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Nỗi buồn chiến tranh - Chương 04
NHƯNG MÀ TÂM HỒN TÔI THÌ ĐÃ NGƯNG bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như là bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá.
Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức ký ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi đời thực hôm nay ra rìa cỏ. Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một cách khôn lường từ muôn vàn những chi tiết tầm thường, rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này.
Cách đây không lâu trong mơ tôi đã trở lại với truông Gọi Hồn. Dòng suối, con đường mòn, những tràng trống và những bìa rừng xưa lấp loáng nắng pha mưa. Và xa xa ở trời Tây Nam bốn mỏm cao màu rêu đá của Ngọc Bơ Rẫy sừng sững. Từ bức sơn thủy tĩnh lặng ấy giấc mơ lần mở từng trang. Suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỷ niệm một, từng người một, lần lượt từ từ rành rọt như những thước phim quay chậm. Và cảnh chót là cảnh ven suối, toàn trung đội tập hợp trước nấm mồ của Thịnh "con", vào buổi chiều trước lúc nhổ neo rời Cánh Bắc.
- Thịnh ơi, nằm lại nhé với đại ngàn thân yêu. Bọn mình ra đi để bước vào trận mới - văng vẳng tôi nghe giọng nói của chính mình chiều hôm xưa ấy, thay mặt toàn trung đội nói lời từ biệt hương hồn Thịnh - từ lòng sâu đất ẩm xin bạn thân yêu hãy nghe thấu lời anh em vĩnh biệt. Xin hãy chứng giám và phù hộ cho anh em tung hoành trong đồn bốt quân địch hoàn thành nhiệm vụ. Xin hãy lắng nghe tiếng súng anh em rửa thù cho bạn rồi đây sẽ rung chuyển đất trời...".
Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay đắng ngậm ngùi. Một đêm khác, cũng trong mơ, tôi nhìn thấy truông Gọi Hồn và mơ thấy Hòa, cô giao liên xinh tươi, người Hải Hậu đã hy sinh vào thuở tối tăm mù mịt năm 68, và lần gặp gỡ trong mơ này hầu như là lần duy nhất chúng tôi thoáng bóng nhau sau ngần ấy năm trời người còn kẻ mất. Trong màn sương mù đặc của giấc mơ, tôi chỉ thấy Hòa thấp thoáng, xa vời nhưng với một tình yêu, một niềm đắm say và cảm giác gần gũi da diết mà ngay hồi đó tôi không hề cảm thấy. Hồi đó chỉ có nỗi sợ hãi, sự bất lực đầy nhục nhã, cảm giác chiến bại và trạng thái rã rời tuyệt vọng. Suốt đêm tôi trôi dạt trong bể khổ thời Mậu Thân. Khi tỉnh dậy thì ngoài cửa sổ trời đã tảng sáng, và lưu ảnh cuối cùng đọng trong tâm trí là cảnh tượng đau thương rùng rợn ấy:
Hòa gục ngã giữa tráng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xô tới, vây xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề hộc rống lên. . . Toàn thân tôi lạnh giá nhưng đẫm mồ hôi, cổ họng đau rát vì mê hoảng la hét, môi rớm máu, cúc áo ngủ đứt tung, ngực bị móng tay cào xoạc da. Và trái tim tôi run rẩy nhói đau, hồi hộp đập dồn như treo trên đầu sợi chỉ.
Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia thử hỏi đã bao năm ròng?
Nhiều hôm không đâu giữa phố xá đông người tôi đi lạc vào một giấc mơ khi tỉnh. Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa. Tôi tưởng mình đang đi qua đồi "Xáo Thịt" la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72.
Tử khí xộc lên từ vỉa hè nồng nặc đến nỗi tôi phải vội đưa tay lên bịt mũi như kẻ hóa rồ trước mắt người qua đường. Có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang. Thót người lại trên giường tôi nín thở đợi một trái hỏa tiễn từ tàu rà phụt xuống. "Chéo-éo-éo ... Đoành!" Và tôi không thể nào bình tâm nổi trước cảnh bọn lính Mỹ mặc áo giáp đang gào lên xung trận trên màn ảnh truyền hình. Tôi như sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý thú rừng. Y chí tối tăm và lòng dạ gỗ đá. Tôi chóng mặt choáng hồn đi vì niềm hưng phấn man rợ khi bật sống dậy trước mắt một trận cận chiến bằng báng súng và lưỡi lê. Và trống ngực nện thùm thùm, tôi nhìn chằm chằm vào các góc tối cầu thang nơi các hồn ma rách nát thường vẫn hiện hình, ôm theo những vết thương đỏ lòm, toác hoác. Thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng.Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay. Chút lòng tin và lòng ham sống còn lại trong tôi không phải do những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của những hồi tưởng. Tuy nhiên, mặc dù rất đỗi mù quáng tôi vẫn không thể không biết rằng không thể trông đợi gì vào những điều nhớ lại, rằng từ lâu đã không còn gì nữa cả, tất cả đã tắt hẳn và mất hút một cách không thương tiếc. Tôi cũng không thể không hiểu rằng ngôi sao chiếu mệnh của thời tôi đã vĩnh viễn lụi tắt. Vinh quang của cái thời đã qua ấy dầu rằng tột đỉnh nhưng chỉ một sớm một chiều. Hào quang choáng ngợp buổi đầu sau chiến tranh đã chóng vánh mai một trong từng thân phận. Những người đã chết đã chết cả rồi, người được sống tiếp tục sống song những khát vọng nồng cháy từng là cứu cánh của cả một thời, từng soi rọi cho chúng tôi nội dung lịch sử, thiên chức và vận hội của thế hệ mình, rủi thay đã không thể thành ngay hiện thực cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến như chúng tôi hằng tưởng. Đến bây giờ, đến lúc này đây, bạn hãy xem thực chất quanh ta có gì khác hơn ngoài cuộc sống tầm thường và thô bạo của thời hậu chiến?
Và như thế là đằng đẵng bao nhiêu năm trời rồi trôi qua? Mười năm. Rồi mười một. Rồi mười hai, mười ba năm. Ngay cả cái tuổi bốn mươi ngày nào xa lạ và khó tin biết mấy cũng chỉ còn lại nốt mùa đông này. Từ chân trời dĩ vãng ngọn gió buồn vô hạn của tình yêu và tự do như là niềm tiếc nuối không nguôi cứ mãi hoài thổi mãi qua thành phố, qua làng mạc, và trong đời tôi.
Kiên buông bút, đưa tay tắt ngọn đèn bàn khẽ ẩy ghế ra đứng dậy, lặng lẽ đến bên cửa sổ. Trong phòng rất lạnh nhưng anh thấy tức thở, oi bức, khó chịu như thể đang trước một cơn giông giữa một đêm hè. Cảm giác không toại nguyện đắng ngắt. Dường như cứ càng nhích gần tới thì ngòi bút của anh càng chệch xa khỏi cốt lõi của điều cần đạt tới trong tác phẩm.
Mỗi buổi tối, trước khi ngồi vào bàn giở bản thảo ra bao giờ Kiên cũng gắng chuẩn bị cho mình một tâm trạng thích hợp - anh cố tách bạch từng cảm xúc, cố định hình các vấn đề phức tạp như là phác sẵn ra trong đầu từng trang và từng trường đoạn cần phải viết xong trong thời gian nhất định. Đại để nhân vật của anh sẽ làm gì, nói gì, sẽ gặp những cảnh huống nào đều phải có tính trước. Thế nhưng thường thường đà viết đã cuốn trôi đi hết mọi dự định hoặc xáo trộn lên làm mất trình tự và mạch lạc mà Kiên mong muốn. Khi đọc lướt lại bản thảo, anh ngỡ ngàng và kinh hãi thấy điều mà mình vừa khẳng định ở trang trước đã bị phủ định ở trang này. Và các nhân vật của anh không ngừng tự mâu thuẫn. Tuồng như càng trăn trở anh càng trượt nhanh khỏi vấn đề làm anh trăn trở. Nhiều đêm ngồi bên bàn viết anh miệt mài theo đuổi một ý tưởng nào đó, bám theo nó từng dòng, từng trang vật vã với nó, dằn vặt đầu óc bởi nó, để rồi rốt cuộc chợt nhận thấy rằng hóa ra là nói chung mình chẳng có một ý tưởng nào cả, hoặc giả có thì ý tưởng ấy vẫn là một cái gì hoàn toàn mờ mịt, vẫn nằm ở ngoài bản thảo, ở ngoài tầm với của tâm hồn anh, tuồng như nó còn lạc sâu trong miền bất khả trì của cõi lòng, miền của những bí quyết và năng lực tinh thần có thể là bẩm sinh song rất có thể chẳng bao giờ bộc lộ, mãi mãi chỉ là tiềm ẩn.
Anh viết ra dường như chỉ để mà hủy. Nỗi xót xa tiếc rẻ công sức và tâm lực bị phí hoài cùng nỗi lo sợ mãi mãi giẫm chân tại chỗ không thắng nổi bệnh cầu toàn đầy oan nghiệt. Gạch, xóa, gạch, xóa, và xé, xé sạch, rồi lại cặm cụi viết, nhích dần từng chữ như thể một gã i tờ đang học đánh vần. Nhưng dù sao Kiên cũng chưa bao giờ sẵn sàng đón nhận cái khả năng là mình chẳng hề có chút tài năng nào, thậm chí cả năng khiếu cũng không. Anh tuyệt vọng nhưng không khi nào là hoàn toàn tuyệt vọng. Anh viết, anh chờ đợi, rồi lại viết, lại chờ đợi, nôn nóng, căng thẳng, đầy những kích động thái quá của nội tâm, sống một mình với những cảm xúc của mình, anh lao động, lao động không ngừng và già đi trông thấy. Có lẽ chỉ nhờ mềm tin kỳ quái vào bản thân mà Kiên vẫn đứng ng sau chừng ấy thất bại, vẫn kiên trì nuôi giữ cái linh cảm về những thành quả sẽ tới với quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình.
Tuy nhiên từ khi bắt tay vào tiểu thuyết tâm trạng Kiên như mấp mé bờ vực. Bên cạnh niềm hy vọng và lòng tin vào thiên chức của mình, anh như luôn ngờ vực sự sáng suốt của chính mình. Anh không còn dám chắc vào bản ngã trong anh nữa. Mặc dù hết trang này sang trang khác, chương này sang chương khác, song càng viết Kiên càng âm thầm nhận thấy rằng, tuồng như không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh. Và hoàn toàn không cưỡng nổi, mỗi ngày Kiên một dấn mình thêm vào vòng xoáy của nghịch lý hiểm nghèo ấy của bút pháp. Ngay từ chương đẩu tiên cuốn tiểu thuyết của anh đã buông lơi cốt truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo không kể gì đến tính hợp lý, bố cục bấn loạn, dòng đời các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu hứng. Trong từng chương một Kiên viết về chiến tranh một cách rất tùy ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh. Và cứ thế, nửa điên rồ Kiên lao vào chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình, một cách đơn độc, phi hiện thực, một cách cay đắng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc.
Thế nhưng dẫu có biết mười mươi là rồi sẽ đại bại Kiên cũng chẳng sao dừng được. Sau những truyện ngắn và những truyện a, giờ đây cuốn tiểu thuyết dầu tay cực kỳ bấp bênh và còn vô cùng dang dở này như là một cuộc phiêu lưu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính của anh, đồng thời cũng là một sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự sinh tồn của anh không chỉ trên tư cách là một người cầm bút. Sự nghiệp bút nghiên đã đưa thẳng Kiên tới bờ cao dốc đứng của cuộc sống, không còn cách gì lẩn tránh hoặc lần lữa, cũng không hề có một phép màu, một cứu cánh nào...
Nhưng trên tất cả mọi lý do, thú thật còn phải kể tới một ý tưởng lạ lùng đã ăn vào Kiên từ nhiều năm. Ngấm ngầm anh tin mình tồn tại ở đời này với một thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn. Chính bởi thiên mệnh ấy mà anh có một tuổi thơ như thế, một tuổi hoa mền, một thời chiến trận như thế và tóm lại một cuộc sống như đã sống suất bốn chục năm qua với những đau khổ và hạnh phúc như thế. Cũng vì mang trong đời một định mệnh huyền cơ nào đấy nên anh mới có thể sống sót qua cuộc chiến tranh với những hoàn cảnh mà bình thường ra không thể có cơ hội thoát chết. ánh sáng trong suốt và hình bóng vô hình của một thiên mệnh như thế thực ra đã từng biểu hiện trong đời anh nhưng thoảng lướt và bất chợt đến nỗi không bao giờ anh kịp hiểu, không bao giờ kịp níu giữ. Nó nhói lên, lóe sáng và phụt tắt như ánh sao băng. Lần đầu tiên Kiên cảm thấy sức mạnh bí ẩn của mệnh trời soi rọi trong anh không phải là trong chiến tranh mà vào những ngày mới hòa bình khi anh tham gia đoàn thu nhặt hài cốt từ sĩ. Sức mạnh đó từng nhói lên trong anh, thôi thúc anh vượt qua bao hoàn cảnh tối tăm của đời sống thời bình, nó nuôi giữ lòng tin, lòng ham sống, tình thương yêu. Anh chưa bao giờ hiểu được, thậm chí chưa bao giờ cảm nhận nổi thiên mệnh ấy, chỉ biết nó tồn tại trong anh âm thầm bí ẩn êm ả và đau đớn một cách không thể nhận thức được. Tuy nhiên theo dần năm tháng tâm hồn anh càng ngày càng chín muồi hơn cái khát vọng thể hiện thiên chức thiêng liêng huyền bí của đời mình, chí li thì cũng nắm bắt được nó, gọi được nó lên thành lời.
Vào một mùa hè cách đây đã dăm năm, trên đường lãng du, Kiên tình cờ láng qua thị trấn Nhã Nam, và cũng hoàn toàn do tình cờ thôi mà từ thị trấn anh đã rẽ vào thăm Đồi Mơ, xóm nhỏ ngày xưa. Hai mươi năm về trước, tiểu đoàn tân binh của anh đã chốt ở vùng này ba tháng trời, huấn luyện và an dưỡng, chờ ngày lên đường "đi Bê dài". Tuy nhiên dường như chưa một ngày nào của hai chục năm trường ấy đã trôi qua. Cảnh vật y nguyên như thể bị thời gian bỏ sót. Những đồi thông, đồi sim mua, đồi cỏ giành giành, cỏ đuôi chồn, những rừng dẻ, rừng bạch đàn quạnh vắng, đìu hiu, nhà cửa thưa thớt, mỗi đồi một nhà và vẫn buồn thảm không khác gì xưa. Không định trước, Kiên rời đường cái rẽ vào đường rất mỏng chìm trong cỏ vòng quanh Đồi Mơ tìm đến túp nhà của mẹ Lành, mẹ nuôi của bọn anh, ba đứa trong tổ tam tam ngày ấy.
Túp nhà vẫn đó và hệt như thuở ấy: tường đất, mái gianh, với mảnh sân hẹp và khoảng vườn um tùm cỏ. Bên thềm giữa những bụi cây hoang tàn cái giếng nước với cái ròng rọc kêu ken két vẫn đấy. Mẹ nuôi của anh đã qua đời. Bây giờ một mình một bóng sống trong túp nhà xưa ấy là Lan, con gái út của bà cụ: Chị nhận ngay ra Kiên, chị nhớ cả cái biệt hiệu "thần sầu' trứ danh của anh hồi đó nữa. Vậy mà Kiên thậm chí không hề nhớ là đã từng có một cô bé nào đó sống ở đây hồi ấy. "Lúc ấy em mới chưa đầy mười ba, vẫn đang chú cháu với các anh. . . mới lại con gái đồng rừng xấu xí nhút nhát...", chị nói. Nhưng bây giờ trước mắt anh là một thiếu phụ mảnh dẻ, cặp mắt to đượm buồn và vẻ quyến rũ thầm lén.
Chị ứa nước mắt khi được Kiên cho hay rằng, Quang và Hùng, hai người cùng tổ tam tam với anh đều đã nằm lại trong chiến tranh. "Thời buổi ác nghiệt - Chị nói - và dài quá là dài, cuốn đi mất biết bao nhiêu là người... bao nhiêu là lượt tân binh đã về đóng ở nhà em, gọi mẹ em là mẹ, coi em là em, thế mà chỉ mỗi anh trở lại. Hai anh trai của em, các bạn học của em và cả anh ấy nhà em nữa đều lứa đàn em của các anh, đi bộ đội sau các anh bao nhiêu năm, nhưng chẳng ai thoát về được cả."
Chị đưa anh lên đồi viếng mộ bà mẹ. Sau trận mưa chiều màu cỏ xanh mướt nước trên Đồi Mơ thắm hồng ánh đỏ của ng ráng. Dưới đồi có con sông chảy lượn qua và qua những đám cỏ rậm rạp từ trên đồi có thể nhìn thấy loáng thoáng từng quãng sông uốn khúc lấp lánh ánh phản quang. Kiên thắp nhang, cúi đầu hồi lâu trước mồ bà mẹ nuôi, bất lực cố hình dung nét mặt của bà.
- Giá kể hồi đó người ta hẵng gườm gượm, báo tử lần lượt thưa ra thì có khi mẹ em vẫn còn sống được tới giờ. Không may là bấy giờ lại hòa bình a xong nhưng chuyện chết chóc họ muốn dứt khoát đâm thành ác nghiệt. Nhè cũng một ngày, buổi sáng buổi chiều mà gửi hai cái giấy báo hy sinh hai anh trai của em. Mẹ em thật như là bị xô ngã, mê thiếp đi, bằn bặt suốt ba ngày không một lần hồi tỉnh. Mẹ mất đi chẳng nói một lời, anh ạ...
Bên mồ bà cụ là nấm mộ nhỏ nhoi của con trai Lan, Lan kể, không khóc:
- Thằng cu nhà em đẻ ra nặng những gần bốn ký thế mà chỉ sống được có hai ngày. Cháu tên Việt, họ Nông. Anh ấy nhà em người Tày, quê tít đâu trên mạn ngược Hà Giang. Về đóng ở đây được có non một tháng nên chúng em nào đã kịp cưới xin, cả đến báo cáo cấp chỉ huy cũng chưa. Đi được nửa năm thì có thư về cho em, cơ mà không phải anh ấy viết, người cùng tiểu đội viết. Báo tin rằng anh ấy đã hy sinh trên dọc đường qua Lào... Thằng cu Việt con em còn trong bụng mẹ đã mồ côi cha, có nhẽ vì thế nên cháu chẳng muốn sống. . . Đấy, nông nỗi đời em như thế đấy anh ạ. Mỗi năm mỗi xiêu đi. Em cứ ở vậy. Quanh quẩn trong nhà ngoài đồi. Chẳng để ý tới ai, chẳng ai để ý tới, mà cũng lạ từ sau đợt đơn vị nhà em, Đồi Mơ này không có thêm đợt bộ đội nào về nữa. Rồi thì hòa bình rồi tới hôm nay, bao năm rồi...
Chị lưu anh lại tối hôm ấy. Suốt đêm. Đêm hè ngắn ngủi. Văng vẳng tiếng cuốc kêu gọi ngoài xa, mé rừng. Và rì rẩm bên kia đồi dòng sông trôi. Hôm sau Kiên ra đi từ sáng sớm. Lan tiễn anh qua đồi Họ đi bên nhau, lặng lẽ. Mặt trời đang lên, sương vã dần. Sau một đêm gương mặt Lan gầy đi, thâm quầng.
- Đã có lần em định đi kinh tế mới bỏ hẳn đất này vào Nam sinh cơ lập nghiệp - Lan nói, giọng buồn buồn - Nhưng không dứt lòng mà đi nổi. Trên kia, hai bà cháu nằm đấy. . . với lại chẳng hiểu sao em lại cứ nán chờ, chờ mãi, chẳng biết là chờ gì, chờ ai. Không lẽ là chờ đợi chính anh?
Kiên không thốt nổi nên lời, mắt nhìn tránh đi. Chả hiểu sao em lại nhận ngay ra anh. So với hồi ấy nom anh khác hẳn... Mới lại hồi ấy em còn nhỏ oắt. Hay, anh là tình đầu của em mà em không hay. Kiên gượng cười, lòng thắt lại. Gần tới đường cái, anh dừng bước. Nắm nhẹ một bàn tay của Lan anh nâng lên, cúi xuống, áp môi, chầm chậm hôn rất lâu.
- Em ở lại, bình yên sống, đừng buồn nhé, em mến thương! Đừng nghĩ xấu về anh.
Âu yếm, Lan vuốt vuốt vai áo anh và hôn lên mái tóc của anh đã điểm bạc.
- Đừng bận về em. Đời anh rộng mở, hãy đi và hãy sống cho thỏa... còn em, em sẽ nuôi con nuôi, sẽ sống bình yên. Giá kể có được với anh... nhưng không, thì cũng gì mà buồn. Coi như cả anh cả em, ta một lần được trở về với hồi trước, khi tất cả người thân yêu còn sống ... Còn nói ví dụ, tức là em cũng cứ nói phòng thế, bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn một người...Đồi Mơ đây là nơi anh đã lên đường chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh về.
Kiên ôm lấy Lan, riết vào ngực.
- Thôi anh đi đi kẻo muộn. Em sẽ nhớ anh mãi. Còn anh đừng quên hẳn em nhé, anh thân yêu tình cờ của em!
Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức ký ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi đời thực hôm nay ra rìa cỏ. Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một cách khôn lường từ muôn vàn những chi tiết tầm thường, rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này.
Cách đây không lâu trong mơ tôi đã trở lại với truông Gọi Hồn. Dòng suối, con đường mòn, những tràng trống và những bìa rừng xưa lấp loáng nắng pha mưa. Và xa xa ở trời Tây Nam bốn mỏm cao màu rêu đá của Ngọc Bơ Rẫy sừng sững. Từ bức sơn thủy tĩnh lặng ấy giấc mơ lần mở từng trang. Suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỷ niệm một, từng người một, lần lượt từ từ rành rọt như những thước phim quay chậm. Và cảnh chót là cảnh ven suối, toàn trung đội tập hợp trước nấm mồ của Thịnh "con", vào buổi chiều trước lúc nhổ neo rời Cánh Bắc.
- Thịnh ơi, nằm lại nhé với đại ngàn thân yêu. Bọn mình ra đi để bước vào trận mới - văng vẳng tôi nghe giọng nói của chính mình chiều hôm xưa ấy, thay mặt toàn trung đội nói lời từ biệt hương hồn Thịnh - từ lòng sâu đất ẩm xin bạn thân yêu hãy nghe thấu lời anh em vĩnh biệt. Xin hãy chứng giám và phù hộ cho anh em tung hoành trong đồn bốt quân địch hoàn thành nhiệm vụ. Xin hãy lắng nghe tiếng súng anh em rửa thù cho bạn rồi đây sẽ rung chuyển đất trời...".
Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay đắng ngậm ngùi. Một đêm khác, cũng trong mơ, tôi nhìn thấy truông Gọi Hồn và mơ thấy Hòa, cô giao liên xinh tươi, người Hải Hậu đã hy sinh vào thuở tối tăm mù mịt năm 68, và lần gặp gỡ trong mơ này hầu như là lần duy nhất chúng tôi thoáng bóng nhau sau ngần ấy năm trời người còn kẻ mất. Trong màn sương mù đặc của giấc mơ, tôi chỉ thấy Hòa thấp thoáng, xa vời nhưng với một tình yêu, một niềm đắm say và cảm giác gần gũi da diết mà ngay hồi đó tôi không hề cảm thấy. Hồi đó chỉ có nỗi sợ hãi, sự bất lực đầy nhục nhã, cảm giác chiến bại và trạng thái rã rời tuyệt vọng. Suốt đêm tôi trôi dạt trong bể khổ thời Mậu Thân. Khi tỉnh dậy thì ngoài cửa sổ trời đã tảng sáng, và lưu ảnh cuối cùng đọng trong tâm trí là cảnh tượng đau thương rùng rợn ấy:
Hòa gục ngã giữa tráng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xô tới, vây xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề hộc rống lên. . . Toàn thân tôi lạnh giá nhưng đẫm mồ hôi, cổ họng đau rát vì mê hoảng la hét, môi rớm máu, cúc áo ngủ đứt tung, ngực bị móng tay cào xoạc da. Và trái tim tôi run rẩy nhói đau, hồi hộp đập dồn như treo trên đầu sợi chỉ.
Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia thử hỏi đã bao năm ròng?
Nhiều hôm không đâu giữa phố xá đông người tôi đi lạc vào một giấc mơ khi tỉnh. Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa. Tôi tưởng mình đang đi qua đồi "Xáo Thịt" la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72.
Tử khí xộc lên từ vỉa hè nồng nặc đến nỗi tôi phải vội đưa tay lên bịt mũi như kẻ hóa rồ trước mắt người qua đường. Có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang. Thót người lại trên giường tôi nín thở đợi một trái hỏa tiễn từ tàu rà phụt xuống. "Chéo-éo-éo ... Đoành!" Và tôi không thể nào bình tâm nổi trước cảnh bọn lính Mỹ mặc áo giáp đang gào lên xung trận trên màn ảnh truyền hình. Tôi như sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý thú rừng. Y chí tối tăm và lòng dạ gỗ đá. Tôi chóng mặt choáng hồn đi vì niềm hưng phấn man rợ khi bật sống dậy trước mắt một trận cận chiến bằng báng súng và lưỡi lê. Và trống ngực nện thùm thùm, tôi nhìn chằm chằm vào các góc tối cầu thang nơi các hồn ma rách nát thường vẫn hiện hình, ôm theo những vết thương đỏ lòm, toác hoác. Thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng.Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay. Chút lòng tin và lòng ham sống còn lại trong tôi không phải do những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của những hồi tưởng. Tuy nhiên, mặc dù rất đỗi mù quáng tôi vẫn không thể không biết rằng không thể trông đợi gì vào những điều nhớ lại, rằng từ lâu đã không còn gì nữa cả, tất cả đã tắt hẳn và mất hút một cách không thương tiếc. Tôi cũng không thể không hiểu rằng ngôi sao chiếu mệnh của thời tôi đã vĩnh viễn lụi tắt. Vinh quang của cái thời đã qua ấy dầu rằng tột đỉnh nhưng chỉ một sớm một chiều. Hào quang choáng ngợp buổi đầu sau chiến tranh đã chóng vánh mai một trong từng thân phận. Những người đã chết đã chết cả rồi, người được sống tiếp tục sống song những khát vọng nồng cháy từng là cứu cánh của cả một thời, từng soi rọi cho chúng tôi nội dung lịch sử, thiên chức và vận hội của thế hệ mình, rủi thay đã không thể thành ngay hiện thực cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến như chúng tôi hằng tưởng. Đến bây giờ, đến lúc này đây, bạn hãy xem thực chất quanh ta có gì khác hơn ngoài cuộc sống tầm thường và thô bạo của thời hậu chiến?
Và như thế là đằng đẵng bao nhiêu năm trời rồi trôi qua? Mười năm. Rồi mười một. Rồi mười hai, mười ba năm. Ngay cả cái tuổi bốn mươi ngày nào xa lạ và khó tin biết mấy cũng chỉ còn lại nốt mùa đông này. Từ chân trời dĩ vãng ngọn gió buồn vô hạn của tình yêu và tự do như là niềm tiếc nuối không nguôi cứ mãi hoài thổi mãi qua thành phố, qua làng mạc, và trong đời tôi.
Kiên buông bút, đưa tay tắt ngọn đèn bàn khẽ ẩy ghế ra đứng dậy, lặng lẽ đến bên cửa sổ. Trong phòng rất lạnh nhưng anh thấy tức thở, oi bức, khó chịu như thể đang trước một cơn giông giữa một đêm hè. Cảm giác không toại nguyện đắng ngắt. Dường như cứ càng nhích gần tới thì ngòi bút của anh càng chệch xa khỏi cốt lõi của điều cần đạt tới trong tác phẩm.
Mỗi buổi tối, trước khi ngồi vào bàn giở bản thảo ra bao giờ Kiên cũng gắng chuẩn bị cho mình một tâm trạng thích hợp - anh cố tách bạch từng cảm xúc, cố định hình các vấn đề phức tạp như là phác sẵn ra trong đầu từng trang và từng trường đoạn cần phải viết xong trong thời gian nhất định. Đại để nhân vật của anh sẽ làm gì, nói gì, sẽ gặp những cảnh huống nào đều phải có tính trước. Thế nhưng thường thường đà viết đã cuốn trôi đi hết mọi dự định hoặc xáo trộn lên làm mất trình tự và mạch lạc mà Kiên mong muốn. Khi đọc lướt lại bản thảo, anh ngỡ ngàng và kinh hãi thấy điều mà mình vừa khẳng định ở trang trước đã bị phủ định ở trang này. Và các nhân vật của anh không ngừng tự mâu thuẫn. Tuồng như càng trăn trở anh càng trượt nhanh khỏi vấn đề làm anh trăn trở. Nhiều đêm ngồi bên bàn viết anh miệt mài theo đuổi một ý tưởng nào đó, bám theo nó từng dòng, từng trang vật vã với nó, dằn vặt đầu óc bởi nó, để rồi rốt cuộc chợt nhận thấy rằng hóa ra là nói chung mình chẳng có một ý tưởng nào cả, hoặc giả có thì ý tưởng ấy vẫn là một cái gì hoàn toàn mờ mịt, vẫn nằm ở ngoài bản thảo, ở ngoài tầm với của tâm hồn anh, tuồng như nó còn lạc sâu trong miền bất khả trì của cõi lòng, miền của những bí quyết và năng lực tinh thần có thể là bẩm sinh song rất có thể chẳng bao giờ bộc lộ, mãi mãi chỉ là tiềm ẩn.
Anh viết ra dường như chỉ để mà hủy. Nỗi xót xa tiếc rẻ công sức và tâm lực bị phí hoài cùng nỗi lo sợ mãi mãi giẫm chân tại chỗ không thắng nổi bệnh cầu toàn đầy oan nghiệt. Gạch, xóa, gạch, xóa, và xé, xé sạch, rồi lại cặm cụi viết, nhích dần từng chữ như thể một gã i tờ đang học đánh vần. Nhưng dù sao Kiên cũng chưa bao giờ sẵn sàng đón nhận cái khả năng là mình chẳng hề có chút tài năng nào, thậm chí cả năng khiếu cũng không. Anh tuyệt vọng nhưng không khi nào là hoàn toàn tuyệt vọng. Anh viết, anh chờ đợi, rồi lại viết, lại chờ đợi, nôn nóng, căng thẳng, đầy những kích động thái quá của nội tâm, sống một mình với những cảm xúc của mình, anh lao động, lao động không ngừng và già đi trông thấy. Có lẽ chỉ nhờ mềm tin kỳ quái vào bản thân mà Kiên vẫn đứng ng sau chừng ấy thất bại, vẫn kiên trì nuôi giữ cái linh cảm về những thành quả sẽ tới với quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình.
Tuy nhiên từ khi bắt tay vào tiểu thuyết tâm trạng Kiên như mấp mé bờ vực. Bên cạnh niềm hy vọng và lòng tin vào thiên chức của mình, anh như luôn ngờ vực sự sáng suốt của chính mình. Anh không còn dám chắc vào bản ngã trong anh nữa. Mặc dù hết trang này sang trang khác, chương này sang chương khác, song càng viết Kiên càng âm thầm nhận thấy rằng, tuồng như không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh. Và hoàn toàn không cưỡng nổi, mỗi ngày Kiên một dấn mình thêm vào vòng xoáy của nghịch lý hiểm nghèo ấy của bút pháp. Ngay từ chương đẩu tiên cuốn tiểu thuyết của anh đã buông lơi cốt truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo không kể gì đến tính hợp lý, bố cục bấn loạn, dòng đời các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu hứng. Trong từng chương một Kiên viết về chiến tranh một cách rất tùy ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh. Và cứ thế, nửa điên rồ Kiên lao vào chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình, một cách đơn độc, phi hiện thực, một cách cay đắng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc.
Thế nhưng dẫu có biết mười mươi là rồi sẽ đại bại Kiên cũng chẳng sao dừng được. Sau những truyện ngắn và những truyện a, giờ đây cuốn tiểu thuyết dầu tay cực kỳ bấp bênh và còn vô cùng dang dở này như là một cuộc phiêu lưu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính của anh, đồng thời cũng là một sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự sinh tồn của anh không chỉ trên tư cách là một người cầm bút. Sự nghiệp bút nghiên đã đưa thẳng Kiên tới bờ cao dốc đứng của cuộc sống, không còn cách gì lẩn tránh hoặc lần lữa, cũng không hề có một phép màu, một cứu cánh nào...
Nhưng trên tất cả mọi lý do, thú thật còn phải kể tới một ý tưởng lạ lùng đã ăn vào Kiên từ nhiều năm. Ngấm ngầm anh tin mình tồn tại ở đời này với một thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn. Chính bởi thiên mệnh ấy mà anh có một tuổi thơ như thế, một tuổi hoa mền, một thời chiến trận như thế và tóm lại một cuộc sống như đã sống suất bốn chục năm qua với những đau khổ và hạnh phúc như thế. Cũng vì mang trong đời một định mệnh huyền cơ nào đấy nên anh mới có thể sống sót qua cuộc chiến tranh với những hoàn cảnh mà bình thường ra không thể có cơ hội thoát chết. ánh sáng trong suốt và hình bóng vô hình của một thiên mệnh như thế thực ra đã từng biểu hiện trong đời anh nhưng thoảng lướt và bất chợt đến nỗi không bao giờ anh kịp hiểu, không bao giờ kịp níu giữ. Nó nhói lên, lóe sáng và phụt tắt như ánh sao băng. Lần đầu tiên Kiên cảm thấy sức mạnh bí ẩn của mệnh trời soi rọi trong anh không phải là trong chiến tranh mà vào những ngày mới hòa bình khi anh tham gia đoàn thu nhặt hài cốt từ sĩ. Sức mạnh đó từng nhói lên trong anh, thôi thúc anh vượt qua bao hoàn cảnh tối tăm của đời sống thời bình, nó nuôi giữ lòng tin, lòng ham sống, tình thương yêu. Anh chưa bao giờ hiểu được, thậm chí chưa bao giờ cảm nhận nổi thiên mệnh ấy, chỉ biết nó tồn tại trong anh âm thầm bí ẩn êm ả và đau đớn một cách không thể nhận thức được. Tuy nhiên theo dần năm tháng tâm hồn anh càng ngày càng chín muồi hơn cái khát vọng thể hiện thiên chức thiêng liêng huyền bí của đời mình, chí li thì cũng nắm bắt được nó, gọi được nó lên thành lời.
Vào một mùa hè cách đây đã dăm năm, trên đường lãng du, Kiên tình cờ láng qua thị trấn Nhã Nam, và cũng hoàn toàn do tình cờ thôi mà từ thị trấn anh đã rẽ vào thăm Đồi Mơ, xóm nhỏ ngày xưa. Hai mươi năm về trước, tiểu đoàn tân binh của anh đã chốt ở vùng này ba tháng trời, huấn luyện và an dưỡng, chờ ngày lên đường "đi Bê dài". Tuy nhiên dường như chưa một ngày nào của hai chục năm trường ấy đã trôi qua. Cảnh vật y nguyên như thể bị thời gian bỏ sót. Những đồi thông, đồi sim mua, đồi cỏ giành giành, cỏ đuôi chồn, những rừng dẻ, rừng bạch đàn quạnh vắng, đìu hiu, nhà cửa thưa thớt, mỗi đồi một nhà và vẫn buồn thảm không khác gì xưa. Không định trước, Kiên rời đường cái rẽ vào đường rất mỏng chìm trong cỏ vòng quanh Đồi Mơ tìm đến túp nhà của mẹ Lành, mẹ nuôi của bọn anh, ba đứa trong tổ tam tam ngày ấy.
Túp nhà vẫn đó và hệt như thuở ấy: tường đất, mái gianh, với mảnh sân hẹp và khoảng vườn um tùm cỏ. Bên thềm giữa những bụi cây hoang tàn cái giếng nước với cái ròng rọc kêu ken két vẫn đấy. Mẹ nuôi của anh đã qua đời. Bây giờ một mình một bóng sống trong túp nhà xưa ấy là Lan, con gái út của bà cụ: Chị nhận ngay ra Kiên, chị nhớ cả cái biệt hiệu "thần sầu' trứ danh của anh hồi đó nữa. Vậy mà Kiên thậm chí không hề nhớ là đã từng có một cô bé nào đó sống ở đây hồi ấy. "Lúc ấy em mới chưa đầy mười ba, vẫn đang chú cháu với các anh. . . mới lại con gái đồng rừng xấu xí nhút nhát...", chị nói. Nhưng bây giờ trước mắt anh là một thiếu phụ mảnh dẻ, cặp mắt to đượm buồn và vẻ quyến rũ thầm lén.
Chị ứa nước mắt khi được Kiên cho hay rằng, Quang và Hùng, hai người cùng tổ tam tam với anh đều đã nằm lại trong chiến tranh. "Thời buổi ác nghiệt - Chị nói - và dài quá là dài, cuốn đi mất biết bao nhiêu là người... bao nhiêu là lượt tân binh đã về đóng ở nhà em, gọi mẹ em là mẹ, coi em là em, thế mà chỉ mỗi anh trở lại. Hai anh trai của em, các bạn học của em và cả anh ấy nhà em nữa đều lứa đàn em của các anh, đi bộ đội sau các anh bao nhiêu năm, nhưng chẳng ai thoát về được cả."
Chị đưa anh lên đồi viếng mộ bà mẹ. Sau trận mưa chiều màu cỏ xanh mướt nước trên Đồi Mơ thắm hồng ánh đỏ của ng ráng. Dưới đồi có con sông chảy lượn qua và qua những đám cỏ rậm rạp từ trên đồi có thể nhìn thấy loáng thoáng từng quãng sông uốn khúc lấp lánh ánh phản quang. Kiên thắp nhang, cúi đầu hồi lâu trước mồ bà mẹ nuôi, bất lực cố hình dung nét mặt của bà.
- Giá kể hồi đó người ta hẵng gườm gượm, báo tử lần lượt thưa ra thì có khi mẹ em vẫn còn sống được tới giờ. Không may là bấy giờ lại hòa bình a xong nhưng chuyện chết chóc họ muốn dứt khoát đâm thành ác nghiệt. Nhè cũng một ngày, buổi sáng buổi chiều mà gửi hai cái giấy báo hy sinh hai anh trai của em. Mẹ em thật như là bị xô ngã, mê thiếp đi, bằn bặt suốt ba ngày không một lần hồi tỉnh. Mẹ mất đi chẳng nói một lời, anh ạ...
Bên mồ bà cụ là nấm mộ nhỏ nhoi của con trai Lan, Lan kể, không khóc:
- Thằng cu nhà em đẻ ra nặng những gần bốn ký thế mà chỉ sống được có hai ngày. Cháu tên Việt, họ Nông. Anh ấy nhà em người Tày, quê tít đâu trên mạn ngược Hà Giang. Về đóng ở đây được có non một tháng nên chúng em nào đã kịp cưới xin, cả đến báo cáo cấp chỉ huy cũng chưa. Đi được nửa năm thì có thư về cho em, cơ mà không phải anh ấy viết, người cùng tiểu đội viết. Báo tin rằng anh ấy đã hy sinh trên dọc đường qua Lào... Thằng cu Việt con em còn trong bụng mẹ đã mồ côi cha, có nhẽ vì thế nên cháu chẳng muốn sống. . . Đấy, nông nỗi đời em như thế đấy anh ạ. Mỗi năm mỗi xiêu đi. Em cứ ở vậy. Quanh quẩn trong nhà ngoài đồi. Chẳng để ý tới ai, chẳng ai để ý tới, mà cũng lạ từ sau đợt đơn vị nhà em, Đồi Mơ này không có thêm đợt bộ đội nào về nữa. Rồi thì hòa bình rồi tới hôm nay, bao năm rồi...
Chị lưu anh lại tối hôm ấy. Suốt đêm. Đêm hè ngắn ngủi. Văng vẳng tiếng cuốc kêu gọi ngoài xa, mé rừng. Và rì rẩm bên kia đồi dòng sông trôi. Hôm sau Kiên ra đi từ sáng sớm. Lan tiễn anh qua đồi Họ đi bên nhau, lặng lẽ. Mặt trời đang lên, sương vã dần. Sau một đêm gương mặt Lan gầy đi, thâm quầng.
- Đã có lần em định đi kinh tế mới bỏ hẳn đất này vào Nam sinh cơ lập nghiệp - Lan nói, giọng buồn buồn - Nhưng không dứt lòng mà đi nổi. Trên kia, hai bà cháu nằm đấy. . . với lại chẳng hiểu sao em lại cứ nán chờ, chờ mãi, chẳng biết là chờ gì, chờ ai. Không lẽ là chờ đợi chính anh?
Kiên không thốt nổi nên lời, mắt nhìn tránh đi. Chả hiểu sao em lại nhận ngay ra anh. So với hồi ấy nom anh khác hẳn... Mới lại hồi ấy em còn nhỏ oắt. Hay, anh là tình đầu của em mà em không hay. Kiên gượng cười, lòng thắt lại. Gần tới đường cái, anh dừng bước. Nắm nhẹ một bàn tay của Lan anh nâng lên, cúi xuống, áp môi, chầm chậm hôn rất lâu.
- Em ở lại, bình yên sống, đừng buồn nhé, em mến thương! Đừng nghĩ xấu về anh.
Âu yếm, Lan vuốt vuốt vai áo anh và hôn lên mái tóc của anh đã điểm bạc.
- Đừng bận về em. Đời anh rộng mở, hãy đi và hãy sống cho thỏa... còn em, em sẽ nuôi con nuôi, sẽ sống bình yên. Giá kể có được với anh... nhưng không, thì cũng gì mà buồn. Coi như cả anh cả em, ta một lần được trở về với hồi trước, khi tất cả người thân yêu còn sống ... Còn nói ví dụ, tức là em cũng cứ nói phòng thế, bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn một người...Đồi Mơ đây là nơi anh đã lên đường chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh về.
Kiên ôm lấy Lan, riết vào ngực.
- Thôi anh đi đi kẻo muộn. Em sẽ nhớ anh mãi. Còn anh đừng quên hẳn em nhé, anh thân yêu tình cờ của em!
Bình luận facebook