Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 74
Phơidi là một người thợ làm quạt, mồ côi cả cha mẹ, làm chật vật mới được ba phơrăng một ngày và chỉ có một tư tưởng: giải phóng thế giới. Anh còn có một sự lo lắng nữa: học tập mà anh cũng gọi là tự giải phóng. Anh đã tự dạy anh đọc và viết; tất cả những cái anh hiểu biết, anh đều tự học lấy cả. Phơidi có một tấm lòng rộng lượng. Tim anh mở rộng mênh mông ôm lấy tất cả. Chàng thanh niên mồ côi ấy đã nhận tất cả các dân tộc làm gia đình của mình. Không có mẹ, anh đã nghĩ đến Tổ quốc. Anh không muốn ở trên mặt đất này có một người không có Tổ quốc. Anh ấp ủ trong lòng anh, với cái linh tính sâu xa của người bình dân, cái mà ta gọi bây giờ là “ý niệm về dân tộc”. Anh đã cố ý học lịch sử để công phẫn có ý thức. Trong cái tao đàn thanh niên không tưởng, chăm chú vào công việc nước Pháp, anh đại diện cho những cái gì ở bên ngoài. Anh chuyên tìm hiểu Hy Lạp, Ba Lan, Hungari, Rumani, Ý. Anh luôn luôn nói đến những cái tên ấy, có khi đúng lúc có khi không, với tính kiên trì của pháp lý. Nước Thổ xâm chiếm đảo Cretơ Texali, nước Nga chà đạp Vacxôvi, nước Áo xâm lược Vơnidơ, những sự xâm phạm bức hiếp ấy làm anh tức tối không chịu được. Trong tất cả những việc đó hành động bạo lực lớn năm 1772 làm anh phẫn nộ tột bậc. Không có cái gì hùng hồn hơn là sự công phẫn đúng đắn. Cái hùng hồn của anh là loại hùng hồn ấy, anh không bao giờ ngừng nói đến cái niên đại nhục nhã ghê tởm ấy: 1772; về cái dân tộc cao quý và anh dũng đã bị thủ tiêu vì phản bội, cái tội ác tay ba ấy, cái vụ phục kích khổng lồ ấy, điển hình và mẫu mực của tất cả những vụ thủ tiêu một quốc gia. Từ ngày đó nhiệm vụ khác đã xảy ra đối với nhiều dân tộc cao quý, xóa mất giấy khai sinh của các dân tộc ấy. Tất cả những vụ hành hung, sát hại dân tộc ngày nay đều xuất phát từ vụ chia chiếm nước Ba Lan. Vụ chia chiếm nước Ba Lan là một định lý mà các vụ xâm phạm chính trị ngày nay là những hệ luận. Từ gần một thế kỷ nay, không có một tên độc tài, một tên phản bội nào không thông qua, phê chuẩn, dự ý, không sai một chữ (Tiếng Latinh trong nguyên bản: nevarietur) cái văn bản phân chia nước Ba Lan. Khi người ta nghiên cứu hồ sơ cái vụ phản bội hiện đại, vụ phản bội này là vụ đầu tiên. Hội nghị Viênnơ tham khảo cái tội ác này trước khi hoàn tất cái tội ác của nó. 1772 là tiếng kèn xua chó săn, 1815 là tiệc bầy chó chia ruột thú. Đó là bài nói thường xuyên của Phơidi. Người công dân nghèo ấy tự nhận là người đỡ đầu của Công lý và Công lý đã cho anh cái phần thưởng là làm cho anh trở nên cao cả. Ấy cũng bởi là trong pháp quyền có cái phần vĩnh cửu. Vacxôvi không thể là tác-ta, cũng như Vơnidơ không thể là Đức. Các vua chúa muốn làm cho được như vậy chỉ mất công và mất danh dự. Sớm hay muộn Tổ quốc bị dìm xuống dưới nước sẽ bị nổi và hiện lên mặt nước. Hy Lạp vẫn trở lại là Hy Lạp, Ý trở lại là Ý. Sự phản kháng của pháp quyền chống hành động xúc phạm tồn tại mãi mãi? Tội cướp đoạt một quốc gia không có kỳ hạn miễn tố. Những vụ cướp bóc lừa đảo cao cấp không có tương lai. Người ta không thể xóa dấu ấn của một quốc gia như cái nhãn hiệu của một chiếc khăn tay.
Cuốcphêrắc có một người cha mà mọi người gọi là ông Đơ Cuốcphêrắc. Một trong những tư tưởng sai lầm của giai cấp tư sản dưới thời quân chủ phục hưng về vấn đề thế gia và quý tộc là tin vào giá trị của cái từ “đơ”. Người ta biết rằng cái từ “đơ” ấy không có ý nghĩa gì: nhưng những tư sản thời báo La Minecvơ đề cao cái từ “đơ” ấy, đề cao quá đến nỗi người ta tự thấy bắt buộc phải gạt bỏ nó đi. Ông Đơ Sôvơlanh bảo người ta gọi ông là ông Sôvơlanh, ông Đơ Cômáctanh là ông Cômáctanh, ông Căngxtăng đơ RơBécơ là ông Bengiamanh Căngxtăng, ông Đơ La Đơphayetơ là ông La Phayetơ. Cuốcphêrắc không muốn đi chậm đằng sau và tự gọi mình gọn lỏn là Cuốcphêrắc.
Về Cuốcphêrắc chúng tôi hầu như có thể nói thế thôi, còn về các mặt khác thì chỉ cần nói rằng: Cuốcphêrắc à? Thì xem Têlômiét là đủ.
Thật vậy, Cuốcphêrắc có cái ngôn ngữ của tuổi trẻ mà người ta có thể gọi là cái đẹp của ma quái trí tuệ. Về sau thì cái xinh đẹp ấy mất đi như cái xinh đẹp của hai chân, sẽ trở thành anh tư sản và trên bốn chân sẽ trở thành con miu miu.
Cái thứ trí tuệ ấy, những thế hệ thanh niên của cái trường học, những lớp trẻ tiếp nhau lớn lên, truyền lại cho nhau, trao tay cho nhau, gần như là ý nguyện, cho nên như chúng tôi vừa nói, một người lạ mới đến năm 1828, nếu nghe Cuốcphêrắc tưởng là nghe Têlômiét năm 1817. Chỉ khác Cuốcphêrắc là một thanh niên trung thực. Dưới cái vẻ ngoài giống nhau của trí tuệ trên bề mặt, sự khác nhau giữa Têlômiét và Cuốcphêrắc rất lớn. Con người tiềm tàng bên trong rất khác nhau giữa anh thứ nhất và anh thứ hai. Ở Têlômiét có một viên biện lý và ở Cuốcphêrắc có một hiệp sĩ.
Ănggiônrátx là người cầm đầu, Côngbơpherơ là người hướng đạo, Cuốcphêrắc là trung tâm. Những người khác thì cho nhiều ánh sáng, Cuốcphêrắc thì tỏa nhiều nhiệt lượng. Thực tế thì anh có tất cả tính chất của một trung tâm: sự tròn trịa và tính tỏa nhiệt.
Baoren có mặt trong cuộc hành động đổ máu hồi tháng 6 năm 1822, nhân dịp đám tang của anh thanh niên Lalơmăng.
Baoren là một con người vui tính nhưng lại khó chơi, dũng cảm, tiêu pha vô độ, hoang phí và có khi rộng rãi, ba hoa và có khi hùng hồn, bạo dạn và có khi trâng tráo. Một bản chất quỷ quái nhất có thể có được. Anh có những chiếc áo gi-lê táo bạo và những quan điểm đỏ chót: thích huyên náo to nghĩa là thích gây gổ, càng thích hơn nữa là nổi loạn và trên nổi loạn là cách mạng. Lúc nào anh cũng sẵn sàng đập một miếng kính, rồi nạy một viên đá lát đường, rồi lật đổ một chính phủ để xem hiệu quả ra sao. Sinh viên năm thứ 11. Anh đánh hơi ngành luật, nhưng không học luật. Châm ngôn của anh là: Thầy kiện ư? Không bao giờ, và gia trưng là: một cái bàn con trên đó có mũ vuông. Mỗi khi anh đi qua trường luật, ít khi anh đi như thế lắm, anh cài kín cái áo cổ ngoài của anh, thời đó chưa có áo khoác và anh đề phòng lây bệnh. Nhìn cái cổng trường luật anh bảo: Đẹp lão quá! Thấy ông khoa trưởng, ông Đenvanhcua, anh kêu: Chao ôi! Cái di tích đồ sộ nhỉ! Những bài giảng trong trường đối với anh là đề mục để làm những bài ca chế giễu và các giáo sư là những mẫu để biếm họa tốt. Anh chẳng làm gì, chỉ ngồi không ăn một món lợi tức khá to là 3000 phơrăng. Bố mẹ anh là những nông dân mà anh đã tập cho biết kính trọng con mình.
Anh nói về bố mẹ anh: các cụ là nông dân chứ không phải tư sản, vì thế các cụ có trí thông minh.
Baoren vốn tính phù phiếm. Sống tản mạn ở mấy tiệm cà phê; bạn khác thường đến đâu thì quen đến đó, anh thì không có thói quen. Anh thơ thẩn khắp nơi. Lang thang là tính người, thơ thẩn là tính người Pari. Thực chất anh sâu sắc và anh suy nghĩ lắm chứ không như cái vẻ ngoài mà người ta thấy. Anh giữ mối liên lạc giữa nhóm bạn của ABC và các nhóm khác chưa thành hình rõ rệt, nhưng sau này sẽ hiện rõ.
Trong cái hội nghị của các đầu trẻ này có một hội viên đầu hói.
Hầu tước Đavơray, mà vua Lui XVIII đã phong công tước vì đã đỡ cho ngài trèo lên một chiếc xe độc mã ngày vua bỏ nước, kể chuyện rằng năm 1814, khi vua Lui XVIII về nước và lên bộ ở Cale, một người đến trình với vua một lá đơn. Vua hỏi: Ngươi muốn xin gì? - Tâu bệ hạ, một chức trưởng trạm. - Tên ngươi là gì? - L’Aigle.[155]
[155] L’aigle: chim phượng hoàng, cũng có người gọi ó hay ưng. Chim phượng hoàng là quốc huy thời Đế chế. Nhà thơ và triều thần cũng thường gọi Napôlêông là chim phượng hoàng. Ở dưới có tên Lesgle đọc cũng như L’aigle.
Vua cau mày nhìn chữ ký trên lá đơn và thấy tên viết thế này: Lesgle. Cách viết không thân Bônapác ấy làm vua cảm động và ngài bắt đầu mỉm cười. Người đưa đơn nói tiếp: - Tâu bệ hạ, tổ tiên của hạ thần là một quan hầu trông coi chó săn được người ta mệnh danh là Lesgueules (viết liền hai từ Les gueules: những cái mõm). Cái tên hiệu ấy đã thành tên của hạ thần. Hạ thần tên là Lesgueules, giảm âm tiết đi thành Lesgle và thoái hóa thành L’Aigle. Câu chuyện ấy làm cho vua cười. Sau này vua ban cho người ấy cái trạm Meaux (Maueaux, đọc là Mô. Nhà văn, nhà hùng biện Bốtxuyê được mệnh danh là chim phượng thành Mô vì ông là giám mục địa phận Maueaux) không biết cố ý hay vô tình.
Hội viên đầu hói của nhóm là con của ông Lesglơ và ký tên là Lesglơ (đơ Mô). Các bạn của anh đã gọi tắt anh là Bốtxuyê. Bốtxuyê là một thanh niên vui tính nhưng thường không gặp may. Sở trường của anh là không bao giờ thành công trong bất cứ việc gì. Nhưng trái lại cái gì anh cũng cười cợt. Hai mươi nhăm tuổi, đầu anh đã hói. Cha anh cuối cùng đã tậu được một cái nhà và một cánh đồng, nhưng đứa con ấy đã vội vã làm mất tong cánh đồng và ngôi nhà ấy trong một vụ kinh doanh thất bại. Anh mất hết chẳng còn gì. Anh có kiến thức và thông minh nhưng anh thua non mãi. Cái gì cũng bỏ anh, cái gì cũng lừa anh. Cái anh xây dựng lên đổ sập xuống đầu anh. Nếu anh bổ củi thì anh đứt tay. Nếu anh có một cô nhân tình thì anh thấy mình bỗng nhiên cũng có một người bạn trai. Lúc nào cũng có một đau khổ xảy ra cho anh, vì thế mà anh hóa ra vui. Anh bảo tôi ở dưới một mái nhà mà ngói luôn luôn rơi. Anh không ngạc nhiên vì đối với anh, tai nạn là điều dự kiến. Anh nhìn một cách thanh thản những cái không may xảy đến và mỉm cười với những trớ trêu của số phận như một người quen nghe những điều đùa rỡn. Anh nghèo nhưng cái túi vui tính của anh thì bao giờ cũng vợi. Anh thường phải tiêu đến đồng cuối cùng. Khi khổ nghèo đến nhà anh, anh chào hỏi một cách thân mật người bạn quen ấy, anh vỗ vào bụng các thảm họa. Anh quen thân với Vận hạn đến mức gọi nó với cái tên cúng cơm của nó: chào anh! Anh Ghinhông!
Những giày vò của số phận đã làm cho anh hóa thêm tháo vát, đầy sáng kiến. Anh rất nhiều mưu mẹo. Anh không có tiền, nhưng anh vẫn có cách, khi anh muốn “tiêu phá giời” một chuyến. Một lần anh đã tiêu trong một đêm một trăm phơrăng trong một bữa cơm đãi một cô gái tầm thường; khiến cho anh trong giữa cuộc truy hoan ấy nói lên một câu đáng ghi nhớ: “Hỡi cô gái năm đồng vàng, hãy cởi giầy cho ta!” (Nguyên văn: Fille de cinq louis, nghĩa như đã dịch những có sự chơi chữ không dịch được. Cinq Louis đồng âm với Saint Louis, thánh Louis, mỹ hiệu của một vua hiền nước Pháp ngày xưa. Câu của Bốtxuyê hàm nghĩa khoác lác là bắt một công chúa - con gái vua Saint Louis cởi giầy cho mình; đồng vàng gọi là louis vì có khắc hình vua).
Bốtxuyê không vội vàng, anh chậm rãi tiến tới cái nghề luật sư của anh. Anh đã học theo kiểu Baoren. Ít khi Bốtxuyê có ở nhà, nhiều khi anh sống lang thang, khi ở nhà bạn này, khi ở nhà bạn khác, thường là ở nhà Giôli. Giôli học thuốc và kém Bốtxuyê hai tuổi.
Giôli là anh bệnh tưởng trẻ. Ở trường y, anh học làm bệnh nhân có kết quả hơn là làm thầy thuốc. Mới 23 tuổi mà anh tưởng là đã già họm và cả ngày anh chỉ thè lưỡi soi trong gương. Anh khẳng định rằng con người cũng nam châm hóa như một cái kim và trong buồng anh, anh đặt cái giường anh nằm đầu quay về phương nam và chân về phương bắc, để cho ban đêm sự tuần hoàn của máu anh không bị cản trở bởi luồng từ trường lớn của trái đất. Khi có dông, anh bấm tay xem mạch đập. Tuy vậy anh vui nhộn hơn tất cả. Tất cả những điều rắc rối trái ngược ấy: trẻ trung, gàn dở mảnh khảnh, vui nhộn, sống chung với nhau một cách hòa thuận, tạo nên một con người kỳ quặc mà dễ ưa mà những bạn anh, rất phung phí những phụ âm có cánh, gọi là Gio-lllli - Giăng Pơruve bảo anh: mày có thể bay lên với bốn L đấy (L: đồng âm với aile: cánh).
Giôli có thói quen lấy đầu gậy gãi mũi: triệu chứng của một trí tuệ tinh tường.
Tất cả những thanh niên rất khác nhau ấy - mà chúng ta phải nói đến một cách nghiêm túc, đều có chung một tín ngưỡng: sự tiến bộ.
Tất cả đều là con của cách mạng Pháp. Những người vô tâm nhất trong bọn họ, khi nhắc đến năm 89 cũng trở nên trịnh trọng. Cha đẻ của họ trước có xu hướng ôn hòa, hoặc bảo hoàng, hoặc tự do tín điều; không hề chi, cái đó đã qua rồi, họ mới lớn lên, không dính dáng gì đến họ. Nguyên lý cách mạng thuần túy chảy trong mạch máu họ.
Họ gắn với Nhân quyền bất khả xúc phạm và Nhiệm vụ tuyệt đối, không có màu sắc quá độ nào.
Giữa những tâm hồn say mê ấy, đầy tin tưởng ấy, có một kẻ hoài nghi. Sao hắn lại ở trong đám người ấy được? Do liên hệ. Người hoài nghi ấy là Gơrăngte. Hắn thường ký theo R, theo kiểu chơi chữ (R: ta gọi là R hoa, Pháp gọi là grand R (R lên), cũng đọc như Grastalre). Gơrăngte không tin gì cả. Nhưng anh là một trong những sinh viên đã học được nhiều nhất ở Pari. Anh biết cà phê ngon nhất là ở hiệu cà phê Lămblanh, bàn bi-a tốt nhất ở hiệu cà phê Vônte, bánh ngon gái đẹp ở quán Ecmita, đại lộ Đuymen, gà mái ghẹ nấu ngon nhất ở hàng mụ Xaghê, cá ngon nhất ở cửa ổ Quynét và rượu vang trắng ở cửa ô Côngba khá lắm. Tóm lại, anh biết tất cả những chốn ăn chơi. Ngoài chuyện đấm đá, nhậu nhẹt, anh còn biết vài điệu vũ và mê đánh gậy. Trên hết là nát rượu. Người anh rất xấu trai. Cô thợ giầy đẹp nhất thời ấy, Iêcma Boácxy, bất bình về sự xấu xí của anh, đã phán: Gơrăngte là một sự vô lý. Nhưng vốn khoác lác, Gơrăngte không lấy thế làm điều. Anh nhìn đăm đăm và âu yếm tất cả những phụ nữ anh gặp, với vẻ như nói: “Nếu ta muốn thì được ngay”; anh tìm cách làm cho bạn bè tin rằng anh được đông đảo phụ nữ ham muốn.
Tất cả những danh từ dân quyền, nhân quyền, khế ước xã hội, cách mạng Pháp, cộng hòa, dân chủ, nhân đạo, văn minh, tín ngưỡng, tiến hóa đối với Gơrăngte hình như không có nghĩa lý gì, chỉ làm cho anh mỉm cười. Hoài nghi là thứ bệnh còi của trí tuệ, hoài nghi không để cho một ý niệm nào nguyên vẹn trong đầu óc anh. Anh mỉa mai cuộc sống. Châm ngôn của anh là: không có cái gì là chân lý ngoài cốc rượu đầy của ta. Anh cười cợt tất cả những hy sinh trong tất cả những đảng phái, cười người anh cũng như cười người cha, cười Rôbetxpie em cũng như Loadơrôn. Anh kêu: “Họ chết thì được gì chứ!” Anh nói về cây thánh giá: “Đó là một cái giá treo được việc!” - Đi đêm, chơi bời, phá giới, thường say sưa, anh thường làm cho những chàng hay nghĩ ngợi kia khó chịu với câu hát luôn luôn lặp lại: Ta say gái đẹp, ta thích rượu ngon. Theo điệu: Hăngri đệ tứ muôn năm.
Nhưng người hoài nghi ấy lại có một cuồng tín, anh không cuồng tín ở một lý tưởng, một giáo lý, một nghệ thuật, một khoa học; anh cuồng tín một con người; con người ấy Ănggiônrátx. Gơrăngte phục, yêu, sùng bái Ănggiônrátx. Người hoài nghi, vô tổ chức ấy gắn bó cực đoan nhất. Ănggiônrátx cám dỗ Gơrăngte bằng cái gì? Bằng lý luận chăng? Không! Bằng tính tình. Cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Cũng như quy luật màu sắc bổ sung. Cái gì ta thiếu ắt ta thèm. Ai yêu mê ánh sáng bằng người mù. Cô gái lùn mê anh quân nhạc trưởng cao lênh khênh. Con cóc lúc nào cũng ngước mắt nhìn trời cao; để làm gì? Để nhìn con chim bay. Hoài nghi bò lết trong người Gơrăngte cho nên Gơrăngte thích nhìn đức tin bay lên cao vút ở Ănggiônrátx. Anh thấy không thể thiếu Ănggiônrátx được. Anh không nhận thấy rõ - và cũng không cần tìm hiểu vì sao - con người trong trắng, lành mạnh cương quyết, thẳng thắn, cứng rắn, ngây thơ ấy đã làm anh say mê. Tự nhiên anh mến phục con người trái ngược với anh. Những tư tưởng mềm yếu, nghiêng ngã, rã rời, ốm o, vô hình của anh bám lấy Ănggiônrátx như bám vào một cái xương sống, dựa vào cái xương sống ấy. Đứng cạnh Ănggiônrátx thì Gơrăngte lại trở thành một con người, một cá tính. Tâm hồn của anh cũng có hai nhân tố có vẻ mâu thuẫn: vừa mỉa mai vừa thân ái. Trong cái vẻ lạnh nhạt của anh có bao nhiêu tình cảm thiết tha. Lý trí của anh không cần tin tưởng, nhưng tâm hồn anh không thể thiếu tình bạn. Thật là một sự trái ngược lớn, vì tình yêu lại là tin tưởng. Bản tính của Gơrăngte là như vậy. Có những con người bẩm sinh là trang sau, là phía sau, là mặt trái của một cái gì chính; như Pôluych, Patơrôcơlơ, Niduyt, Ơdamiđat, Ephetiông, Pechmêgia (Tên những nhân vật của một số anh hùng trong thần thoại hoặc truyện cổ Hy-La). Họ cần phải dựa vào một kẻ khác mới sống được. Tên họ đi theo với một tên khác, tên họ đằng trước có một chữ và họ không có một cuộc đời riêng. Đời họ là mặt trái của một cuộc đời khác. Gơrăngte thuộc loại người ấy. Anh là mặt trái của Ănggiônrátx.
Hầu như có thể nói rằng những mối tương đắc bắt đầu từ những chữ cái. Trong bảng chữ cái, O và P không tách rời nhau được. Ta có thể tùy ý đọc O và P hay Oret và Pilat (đôi bạn thân nổi tiếng trong lịch sử cổ đại Hy Lạp).
Gơrăngte như là một vệ tinh của Ănggiônrátx. Anh ở cùng với nhóm thanh niên ấy. Anh sống ở đấy và chỉ ưa sống ở đấy; anh theo họ bất cứ ở đâu. Thích thú của anh là luôn luôn nhìn thấy hình bóng họ đi lại trong cảnh trời quay tít cung thang. Người ta cũng chịu đựng anh vì anh vui tính.
Ănggiônrátx, con người đầy tin tưởng, khinh anh chàng hoài nghi ấy; Ănggiônrátx, con người thanh đạm, khinh anh chàng say rượu ấy. Đối với Gơrăngte, Ănggiônrátx chỉ dành một chút tình thương ban ơn. Gơrăngte như một Pilát ép uổng. Lúc nào cũng bị Ănggiônrátx xua đuổi, gắt gỏng. Bị xua đi, anh vẫn trở lại; lúc nào anh cũng tấm tắc ca ngợi Ănggiônrátx: chao! Pho tượng cẩm thạch, đẹp làm sao!
Cuốcphêrắc có một người cha mà mọi người gọi là ông Đơ Cuốcphêrắc. Một trong những tư tưởng sai lầm của giai cấp tư sản dưới thời quân chủ phục hưng về vấn đề thế gia và quý tộc là tin vào giá trị của cái từ “đơ”. Người ta biết rằng cái từ “đơ” ấy không có ý nghĩa gì: nhưng những tư sản thời báo La Minecvơ đề cao cái từ “đơ” ấy, đề cao quá đến nỗi người ta tự thấy bắt buộc phải gạt bỏ nó đi. Ông Đơ Sôvơlanh bảo người ta gọi ông là ông Sôvơlanh, ông Đơ Cômáctanh là ông Cômáctanh, ông Căngxtăng đơ RơBécơ là ông Bengiamanh Căngxtăng, ông Đơ La Đơphayetơ là ông La Phayetơ. Cuốcphêrắc không muốn đi chậm đằng sau và tự gọi mình gọn lỏn là Cuốcphêrắc.
Về Cuốcphêrắc chúng tôi hầu như có thể nói thế thôi, còn về các mặt khác thì chỉ cần nói rằng: Cuốcphêrắc à? Thì xem Têlômiét là đủ.
Thật vậy, Cuốcphêrắc có cái ngôn ngữ của tuổi trẻ mà người ta có thể gọi là cái đẹp của ma quái trí tuệ. Về sau thì cái xinh đẹp ấy mất đi như cái xinh đẹp của hai chân, sẽ trở thành anh tư sản và trên bốn chân sẽ trở thành con miu miu.
Cái thứ trí tuệ ấy, những thế hệ thanh niên của cái trường học, những lớp trẻ tiếp nhau lớn lên, truyền lại cho nhau, trao tay cho nhau, gần như là ý nguyện, cho nên như chúng tôi vừa nói, một người lạ mới đến năm 1828, nếu nghe Cuốcphêrắc tưởng là nghe Têlômiét năm 1817. Chỉ khác Cuốcphêrắc là một thanh niên trung thực. Dưới cái vẻ ngoài giống nhau của trí tuệ trên bề mặt, sự khác nhau giữa Têlômiét và Cuốcphêrắc rất lớn. Con người tiềm tàng bên trong rất khác nhau giữa anh thứ nhất và anh thứ hai. Ở Têlômiét có một viên biện lý và ở Cuốcphêrắc có một hiệp sĩ.
Ănggiônrátx là người cầm đầu, Côngbơpherơ là người hướng đạo, Cuốcphêrắc là trung tâm. Những người khác thì cho nhiều ánh sáng, Cuốcphêrắc thì tỏa nhiều nhiệt lượng. Thực tế thì anh có tất cả tính chất của một trung tâm: sự tròn trịa và tính tỏa nhiệt.
Baoren có mặt trong cuộc hành động đổ máu hồi tháng 6 năm 1822, nhân dịp đám tang của anh thanh niên Lalơmăng.
Baoren là một con người vui tính nhưng lại khó chơi, dũng cảm, tiêu pha vô độ, hoang phí và có khi rộng rãi, ba hoa và có khi hùng hồn, bạo dạn và có khi trâng tráo. Một bản chất quỷ quái nhất có thể có được. Anh có những chiếc áo gi-lê táo bạo và những quan điểm đỏ chót: thích huyên náo to nghĩa là thích gây gổ, càng thích hơn nữa là nổi loạn và trên nổi loạn là cách mạng. Lúc nào anh cũng sẵn sàng đập một miếng kính, rồi nạy một viên đá lát đường, rồi lật đổ một chính phủ để xem hiệu quả ra sao. Sinh viên năm thứ 11. Anh đánh hơi ngành luật, nhưng không học luật. Châm ngôn của anh là: Thầy kiện ư? Không bao giờ, và gia trưng là: một cái bàn con trên đó có mũ vuông. Mỗi khi anh đi qua trường luật, ít khi anh đi như thế lắm, anh cài kín cái áo cổ ngoài của anh, thời đó chưa có áo khoác và anh đề phòng lây bệnh. Nhìn cái cổng trường luật anh bảo: Đẹp lão quá! Thấy ông khoa trưởng, ông Đenvanhcua, anh kêu: Chao ôi! Cái di tích đồ sộ nhỉ! Những bài giảng trong trường đối với anh là đề mục để làm những bài ca chế giễu và các giáo sư là những mẫu để biếm họa tốt. Anh chẳng làm gì, chỉ ngồi không ăn một món lợi tức khá to là 3000 phơrăng. Bố mẹ anh là những nông dân mà anh đã tập cho biết kính trọng con mình.
Anh nói về bố mẹ anh: các cụ là nông dân chứ không phải tư sản, vì thế các cụ có trí thông minh.
Baoren vốn tính phù phiếm. Sống tản mạn ở mấy tiệm cà phê; bạn khác thường đến đâu thì quen đến đó, anh thì không có thói quen. Anh thơ thẩn khắp nơi. Lang thang là tính người, thơ thẩn là tính người Pari. Thực chất anh sâu sắc và anh suy nghĩ lắm chứ không như cái vẻ ngoài mà người ta thấy. Anh giữ mối liên lạc giữa nhóm bạn của ABC và các nhóm khác chưa thành hình rõ rệt, nhưng sau này sẽ hiện rõ.
Trong cái hội nghị của các đầu trẻ này có một hội viên đầu hói.
Hầu tước Đavơray, mà vua Lui XVIII đã phong công tước vì đã đỡ cho ngài trèo lên một chiếc xe độc mã ngày vua bỏ nước, kể chuyện rằng năm 1814, khi vua Lui XVIII về nước và lên bộ ở Cale, một người đến trình với vua một lá đơn. Vua hỏi: Ngươi muốn xin gì? - Tâu bệ hạ, một chức trưởng trạm. - Tên ngươi là gì? - L’Aigle.[155]
[155] L’aigle: chim phượng hoàng, cũng có người gọi ó hay ưng. Chim phượng hoàng là quốc huy thời Đế chế. Nhà thơ và triều thần cũng thường gọi Napôlêông là chim phượng hoàng. Ở dưới có tên Lesgle đọc cũng như L’aigle.
Vua cau mày nhìn chữ ký trên lá đơn và thấy tên viết thế này: Lesgle. Cách viết không thân Bônapác ấy làm vua cảm động và ngài bắt đầu mỉm cười. Người đưa đơn nói tiếp: - Tâu bệ hạ, tổ tiên của hạ thần là một quan hầu trông coi chó săn được người ta mệnh danh là Lesgueules (viết liền hai từ Les gueules: những cái mõm). Cái tên hiệu ấy đã thành tên của hạ thần. Hạ thần tên là Lesgueules, giảm âm tiết đi thành Lesgle và thoái hóa thành L’Aigle. Câu chuyện ấy làm cho vua cười. Sau này vua ban cho người ấy cái trạm Meaux (Maueaux, đọc là Mô. Nhà văn, nhà hùng biện Bốtxuyê được mệnh danh là chim phượng thành Mô vì ông là giám mục địa phận Maueaux) không biết cố ý hay vô tình.
Hội viên đầu hói của nhóm là con của ông Lesglơ và ký tên là Lesglơ (đơ Mô). Các bạn của anh đã gọi tắt anh là Bốtxuyê. Bốtxuyê là một thanh niên vui tính nhưng thường không gặp may. Sở trường của anh là không bao giờ thành công trong bất cứ việc gì. Nhưng trái lại cái gì anh cũng cười cợt. Hai mươi nhăm tuổi, đầu anh đã hói. Cha anh cuối cùng đã tậu được một cái nhà và một cánh đồng, nhưng đứa con ấy đã vội vã làm mất tong cánh đồng và ngôi nhà ấy trong một vụ kinh doanh thất bại. Anh mất hết chẳng còn gì. Anh có kiến thức và thông minh nhưng anh thua non mãi. Cái gì cũng bỏ anh, cái gì cũng lừa anh. Cái anh xây dựng lên đổ sập xuống đầu anh. Nếu anh bổ củi thì anh đứt tay. Nếu anh có một cô nhân tình thì anh thấy mình bỗng nhiên cũng có một người bạn trai. Lúc nào cũng có một đau khổ xảy ra cho anh, vì thế mà anh hóa ra vui. Anh bảo tôi ở dưới một mái nhà mà ngói luôn luôn rơi. Anh không ngạc nhiên vì đối với anh, tai nạn là điều dự kiến. Anh nhìn một cách thanh thản những cái không may xảy đến và mỉm cười với những trớ trêu của số phận như một người quen nghe những điều đùa rỡn. Anh nghèo nhưng cái túi vui tính của anh thì bao giờ cũng vợi. Anh thường phải tiêu đến đồng cuối cùng. Khi khổ nghèo đến nhà anh, anh chào hỏi một cách thân mật người bạn quen ấy, anh vỗ vào bụng các thảm họa. Anh quen thân với Vận hạn đến mức gọi nó với cái tên cúng cơm của nó: chào anh! Anh Ghinhông!
Những giày vò của số phận đã làm cho anh hóa thêm tháo vát, đầy sáng kiến. Anh rất nhiều mưu mẹo. Anh không có tiền, nhưng anh vẫn có cách, khi anh muốn “tiêu phá giời” một chuyến. Một lần anh đã tiêu trong một đêm một trăm phơrăng trong một bữa cơm đãi một cô gái tầm thường; khiến cho anh trong giữa cuộc truy hoan ấy nói lên một câu đáng ghi nhớ: “Hỡi cô gái năm đồng vàng, hãy cởi giầy cho ta!” (Nguyên văn: Fille de cinq louis, nghĩa như đã dịch những có sự chơi chữ không dịch được. Cinq Louis đồng âm với Saint Louis, thánh Louis, mỹ hiệu của một vua hiền nước Pháp ngày xưa. Câu của Bốtxuyê hàm nghĩa khoác lác là bắt một công chúa - con gái vua Saint Louis cởi giầy cho mình; đồng vàng gọi là louis vì có khắc hình vua).
Bốtxuyê không vội vàng, anh chậm rãi tiến tới cái nghề luật sư của anh. Anh đã học theo kiểu Baoren. Ít khi Bốtxuyê có ở nhà, nhiều khi anh sống lang thang, khi ở nhà bạn này, khi ở nhà bạn khác, thường là ở nhà Giôli. Giôli học thuốc và kém Bốtxuyê hai tuổi.
Giôli là anh bệnh tưởng trẻ. Ở trường y, anh học làm bệnh nhân có kết quả hơn là làm thầy thuốc. Mới 23 tuổi mà anh tưởng là đã già họm và cả ngày anh chỉ thè lưỡi soi trong gương. Anh khẳng định rằng con người cũng nam châm hóa như một cái kim và trong buồng anh, anh đặt cái giường anh nằm đầu quay về phương nam và chân về phương bắc, để cho ban đêm sự tuần hoàn của máu anh không bị cản trở bởi luồng từ trường lớn của trái đất. Khi có dông, anh bấm tay xem mạch đập. Tuy vậy anh vui nhộn hơn tất cả. Tất cả những điều rắc rối trái ngược ấy: trẻ trung, gàn dở mảnh khảnh, vui nhộn, sống chung với nhau một cách hòa thuận, tạo nên một con người kỳ quặc mà dễ ưa mà những bạn anh, rất phung phí những phụ âm có cánh, gọi là Gio-lllli - Giăng Pơruve bảo anh: mày có thể bay lên với bốn L đấy (L: đồng âm với aile: cánh).
Giôli có thói quen lấy đầu gậy gãi mũi: triệu chứng của một trí tuệ tinh tường.
Tất cả những thanh niên rất khác nhau ấy - mà chúng ta phải nói đến một cách nghiêm túc, đều có chung một tín ngưỡng: sự tiến bộ.
Tất cả đều là con của cách mạng Pháp. Những người vô tâm nhất trong bọn họ, khi nhắc đến năm 89 cũng trở nên trịnh trọng. Cha đẻ của họ trước có xu hướng ôn hòa, hoặc bảo hoàng, hoặc tự do tín điều; không hề chi, cái đó đã qua rồi, họ mới lớn lên, không dính dáng gì đến họ. Nguyên lý cách mạng thuần túy chảy trong mạch máu họ.
Họ gắn với Nhân quyền bất khả xúc phạm và Nhiệm vụ tuyệt đối, không có màu sắc quá độ nào.
Giữa những tâm hồn say mê ấy, đầy tin tưởng ấy, có một kẻ hoài nghi. Sao hắn lại ở trong đám người ấy được? Do liên hệ. Người hoài nghi ấy là Gơrăngte. Hắn thường ký theo R, theo kiểu chơi chữ (R: ta gọi là R hoa, Pháp gọi là grand R (R lên), cũng đọc như Grastalre). Gơrăngte không tin gì cả. Nhưng anh là một trong những sinh viên đã học được nhiều nhất ở Pari. Anh biết cà phê ngon nhất là ở hiệu cà phê Lămblanh, bàn bi-a tốt nhất ở hiệu cà phê Vônte, bánh ngon gái đẹp ở quán Ecmita, đại lộ Đuymen, gà mái ghẹ nấu ngon nhất ở hàng mụ Xaghê, cá ngon nhất ở cửa ổ Quynét và rượu vang trắng ở cửa ô Côngba khá lắm. Tóm lại, anh biết tất cả những chốn ăn chơi. Ngoài chuyện đấm đá, nhậu nhẹt, anh còn biết vài điệu vũ và mê đánh gậy. Trên hết là nát rượu. Người anh rất xấu trai. Cô thợ giầy đẹp nhất thời ấy, Iêcma Boácxy, bất bình về sự xấu xí của anh, đã phán: Gơrăngte là một sự vô lý. Nhưng vốn khoác lác, Gơrăngte không lấy thế làm điều. Anh nhìn đăm đăm và âu yếm tất cả những phụ nữ anh gặp, với vẻ như nói: “Nếu ta muốn thì được ngay”; anh tìm cách làm cho bạn bè tin rằng anh được đông đảo phụ nữ ham muốn.
Tất cả những danh từ dân quyền, nhân quyền, khế ước xã hội, cách mạng Pháp, cộng hòa, dân chủ, nhân đạo, văn minh, tín ngưỡng, tiến hóa đối với Gơrăngte hình như không có nghĩa lý gì, chỉ làm cho anh mỉm cười. Hoài nghi là thứ bệnh còi của trí tuệ, hoài nghi không để cho một ý niệm nào nguyên vẹn trong đầu óc anh. Anh mỉa mai cuộc sống. Châm ngôn của anh là: không có cái gì là chân lý ngoài cốc rượu đầy của ta. Anh cười cợt tất cả những hy sinh trong tất cả những đảng phái, cười người anh cũng như cười người cha, cười Rôbetxpie em cũng như Loadơrôn. Anh kêu: “Họ chết thì được gì chứ!” Anh nói về cây thánh giá: “Đó là một cái giá treo được việc!” - Đi đêm, chơi bời, phá giới, thường say sưa, anh thường làm cho những chàng hay nghĩ ngợi kia khó chịu với câu hát luôn luôn lặp lại: Ta say gái đẹp, ta thích rượu ngon. Theo điệu: Hăngri đệ tứ muôn năm.
Nhưng người hoài nghi ấy lại có một cuồng tín, anh không cuồng tín ở một lý tưởng, một giáo lý, một nghệ thuật, một khoa học; anh cuồng tín một con người; con người ấy Ănggiônrátx. Gơrăngte phục, yêu, sùng bái Ănggiônrátx. Người hoài nghi, vô tổ chức ấy gắn bó cực đoan nhất. Ănggiônrátx cám dỗ Gơrăngte bằng cái gì? Bằng lý luận chăng? Không! Bằng tính tình. Cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Cũng như quy luật màu sắc bổ sung. Cái gì ta thiếu ắt ta thèm. Ai yêu mê ánh sáng bằng người mù. Cô gái lùn mê anh quân nhạc trưởng cao lênh khênh. Con cóc lúc nào cũng ngước mắt nhìn trời cao; để làm gì? Để nhìn con chim bay. Hoài nghi bò lết trong người Gơrăngte cho nên Gơrăngte thích nhìn đức tin bay lên cao vút ở Ănggiônrátx. Anh thấy không thể thiếu Ănggiônrátx được. Anh không nhận thấy rõ - và cũng không cần tìm hiểu vì sao - con người trong trắng, lành mạnh cương quyết, thẳng thắn, cứng rắn, ngây thơ ấy đã làm anh say mê. Tự nhiên anh mến phục con người trái ngược với anh. Những tư tưởng mềm yếu, nghiêng ngã, rã rời, ốm o, vô hình của anh bám lấy Ănggiônrátx như bám vào một cái xương sống, dựa vào cái xương sống ấy. Đứng cạnh Ănggiônrátx thì Gơrăngte lại trở thành một con người, một cá tính. Tâm hồn của anh cũng có hai nhân tố có vẻ mâu thuẫn: vừa mỉa mai vừa thân ái. Trong cái vẻ lạnh nhạt của anh có bao nhiêu tình cảm thiết tha. Lý trí của anh không cần tin tưởng, nhưng tâm hồn anh không thể thiếu tình bạn. Thật là một sự trái ngược lớn, vì tình yêu lại là tin tưởng. Bản tính của Gơrăngte là như vậy. Có những con người bẩm sinh là trang sau, là phía sau, là mặt trái của một cái gì chính; như Pôluych, Patơrôcơlơ, Niduyt, Ơdamiđat, Ephetiông, Pechmêgia (Tên những nhân vật của một số anh hùng trong thần thoại hoặc truyện cổ Hy-La). Họ cần phải dựa vào một kẻ khác mới sống được. Tên họ đi theo với một tên khác, tên họ đằng trước có một chữ và họ không có một cuộc đời riêng. Đời họ là mặt trái của một cuộc đời khác. Gơrăngte thuộc loại người ấy. Anh là mặt trái của Ănggiônrátx.
Hầu như có thể nói rằng những mối tương đắc bắt đầu từ những chữ cái. Trong bảng chữ cái, O và P không tách rời nhau được. Ta có thể tùy ý đọc O và P hay Oret và Pilat (đôi bạn thân nổi tiếng trong lịch sử cổ đại Hy Lạp).
Gơrăngte như là một vệ tinh của Ănggiônrátx. Anh ở cùng với nhóm thanh niên ấy. Anh sống ở đấy và chỉ ưa sống ở đấy; anh theo họ bất cứ ở đâu. Thích thú của anh là luôn luôn nhìn thấy hình bóng họ đi lại trong cảnh trời quay tít cung thang. Người ta cũng chịu đựng anh vì anh vui tính.
Ănggiônrátx, con người đầy tin tưởng, khinh anh chàng hoài nghi ấy; Ănggiônrátx, con người thanh đạm, khinh anh chàng say rượu ấy. Đối với Gơrăngte, Ănggiônrátx chỉ dành một chút tình thương ban ơn. Gơrăngte như một Pilát ép uổng. Lúc nào cũng bị Ănggiônrátx xua đuổi, gắt gỏng. Bị xua đi, anh vẫn trở lại; lúc nào anh cũng tấm tắc ca ngợi Ănggiônrátx: chao! Pho tượng cẩm thạch, đẹp làm sao!