Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 52
QUYỂN V: ĐÀN CHÓ PHẢI THẦM LẶNG TRONG CUỘC SĂN ĐUỔI TỐI TĂM
I
CHIẾN LƯỢC QUANH CO
Bạn đọc nên chú ý một điểm trước khi đọc những trang tới và nhiều trang về sau nữa.
Tác giả rất tiếc là phải nói đến bản thân mình, nhưng thấy cần phải nói. Đã bao năm nay, tác giả xa Pari. Từ độ ấy, Pari có nhiều thay đổi. Pari ngày nay là một thành phố mới, đối với tác giả hầu như xa lạ. Tác giả không cần nói mình yêu Pari, Pari đã là quê hương tinh thần của tác giả. Pari đã qua bao nhiêu sự phá hoại, bao nhiêu sự kiến thiết, cái thành phố Pari thời tươi trẻ của mình, cái thành phố Pari mà mình kính cẩn mang hình ảnh bên lòng, Pari ấy bây giờ đây là một Pari của dĩ vãng. Bạn đọc hãy cho phép tác giả nói đến cái Pari xưa ấy như là nó đương còn hiện tại. Có khi tác giả đưa bạn đến một khu vực nào đó và nói: “ở con đường phố ấy có ngôi nhà thế kia” thì ngày nay phố chẳng có, mà nhà cũng không. Bạn đọc sẽ soát lại xem nơi kia nơi nọ có còn như cũ không, nếu chịu mất công. Riêng về phần tác giả, tác giả không quen thuộc với Pari mới. Tác giả viết truyện này với ảo ảnh của Pari ngày xưa trước mắt, một ảo ảnh muôn phần đáng quý. Thật dễ chịu biết bao nhiêu khi tác giả mơ tưởng là giờ đây, vẫn còn dấu vết của những sự vật mình đã trông qua trong những ngày còn ở quê cha đất tổ, là không phải mọi vật đều đã tan biến như mây khói. Ngày nào còn đi đi lại lại ở quê hương thì anh còn tưởng rằng những con đường phố ấy, những mái nhà, những cánh cửa ấy chẳng dính dáng gì đến anh, những cây cối ấy giống như muôn nghìn cây cối khác, những ngôi nhà anh không bước chân vào ấy chẳng có ích lợi gì cho anh, những phiến đá lát đường anh giẫm chân lên chỉ là những phiến đá. Đến khi anh xa quê hương, anh mới nhận thấy những con đường kia là thân thiết, anh nhớ những mái nhà, những cánh cửa ấy, anh thấy những bức tường kia cần cho đời anh, những cây cối kia là bạn lòng của anh; những ngôi nhà anh không đặt chân đến, bây giờ anh thấy thật ra anh đã vào ra hàng ngày và những phiến đá lát đường, anh đã trải ruột gan, anh đã dội máu nóng của con tim anh lên trên ấy. Đối với hình ảnh những nơi ấy mà anh không đến nữa, - có lẽ không bao giờ anh còn được đến lại nữa, - đối với những hình ảnh ấy say mê một cách xót xa. Những hình ảnh ấy đã đến mãi với anh, rầu rầu như một bóng mơ, nó làm cho quê hương thiêng liêng hiển hiện trước mắt. Có thể nói đó là hình dung của nước Pháp, anh yêu những hình ảnh ấy, anh gợi nó lên nguyên hình, như hệt ngày xưa, anh bám chặt lấy nó, anh không muốn thay đổi một tí gì cả, bởi vì anh quý chuộng vẻ mặt tổ quốc cũng như vẻ mặt mẹ anh.
Bởi thế tác giả xin được phép nói về sự vật quá khứ như còn hiện tại, bạn đọc nhớ cho và cho phép tác giả kể tiếp.
Giăng Vangiăng rời bỏ ngay đại lộ và đi vào các đường phố. Ông cố rẽ ngoặt rất nhiều bận, một đôi khi ông quay trở lại một quãng, đột ngột, để xem cho chắc là không ai đuổi theo mình.
Đó là mánh khóe của con nai bị săn đuổi. Cách ấy có nhiều cái lợi, cái thứ nhất là nó đánh lừa người đi săn và chó săn bằng những vết chân chồng dấu ở những chỗ đất mềm. Gặp trường hợp như thế, trong đạo săn bắn, người ta gọi lóng là con nai đã trườn.
Đêm hôm ấy là một đêm trăng tròn. Giăng Vangiăng thấy như thế rất lợi bởi vì mặt trăng còn thấp, trong các đường phố bóng tối và ánh sáng in thành hai mảng Vangiăng có thể tiến men theo các dãy phố, bên phía bóng tối và nhìn rõ ra phía sáng trăng. Ông quen nghĩ rằng như thế thì ông cũng chẳng thấy gì bên phía bóng tối. Và ông tin chắc rằng không có ai lần mò theo ông trong các ngõ ngách quanh phố Pôlivô.
Côdét không hỏi một câu nào cả, lặng lẽ di theo. Sáu năm đau khổ trong tuổi thơ ấu đã rèn luyện cho nó một tâm hồn cam chịu. Vả lại nó đã làm quen với tính kỳ quặc của Vangiăng, nó cũng quen thấy những cái bất ngờ của số mệnh. Hơn thế, có Vangiăng, thì Côdét chẳng thấy có gì đáng sợ nữa.
Giăng Vangiăng cũng không hơn gì Côdét, ông không biết mình đi đâu. Ông tin cậy Chúa cũng như Côdét tin cậy ông. Ông cảm thấy bàn tay ông cũng đương ở trong tay một người lớn hơn, một người vô hình, người ấy đương dắt dẫn ông đi. Ông không có ý định, không có chương trình, không dự tính. Ông cũng chưa tin chắc rằng đó là Giave. Mà nếu có Giave thì chắc gì Giave đã nhận ra Giăng Vangiăng? Ông không cải trang là gì? Người ta cho là ông đã chết rồi kia mà! Những mấy ngày gần đây có những hiện tượng không thường. Thế là đủ cho Giăng Vangiăng quyết định không trở về nhà Goócbô nữa. Ông tìm một cái hốc để trốn tạm như một con thú bị đuổi khỏi hang, trong khi chưa tìm ra một xó nào để ở.
Giăng Vangiăng qua lại lui tới quanh có trong khu phố Muphơta. Hàng phố ngủ sớm cả, im lìm, như còn đương sống trong pháp chế trung cổ với cái luật giới nghiêm khắc nghiệt. Ông qua lại nhiều đường phố chằng chịt, theo những chiến thuật cao kỳ. Có những nhà trọ đây đó nhưng ông không vào vì nhà trọ không thích hợp với ông. Ông tin chắc rằng nếu vạn nhất có gười nào theo dấu ông thì người ấy cũng chưa mất dấu đâu.
Ông đi qua phố Pôngtoa, ngang đồn cảnh sát ở số nhà 14, khi đồng hồ nhà thờ Đuymông đổ mười một tiếng. Mấy phút sau vẫn theo linh tính ông quay mặt lại. Nhờ ánh đèn trước cửa đồn cảnh sát, ông trông thấy rõ ràng có ba người theo chân ông, lần lượt đi qua dưới ánh đèn, về phía bóng tối của đường phố. Một người trong bọn đi vào cổng đồn. Người đi đầu trông dáng rất khả nghi. Ông bảo với Côdét:
- Đi đây con.
Rồi ông vội vã rời bỏ phố Pôngtoa.
Ông mở một con đường cung đi vòng cổng Patơriắc đã đóng, bước sải qua phố Êpê Đơ Boa và phố Ácbalét và tiến vào phố Pốt.
Ở chỗ ấy có một ngã tư ngày nay có trường Rônlanh. Phố mới Xanhtơ Giơnơvievơ bắt đầu từ ngã tư này. (Chẳng cần phải nói là phố mới Xanhtơ Giơnơvievơ là một phố cổ và đến mười năm cũng không có một chuyến xe trạm qua phố Pốt. Cái phố Pốt này hồi thế kỷ 13 con người làm đồ gốm và chính tên của nó là phố Pô).[104]
[104] Pot (pô) tiếng Pháp chỉ các thứ bình, lọ, vại bằng đất nung hay bằng sắt. Postes (pốt) tiếng Pháp nghĩa là trạm bưu điện.
Trăng rằm dội ánh vằng vặc xuống ngã tư. Vangiăng nấp vào một cái cửa. Ông đồ rằng nếu như bọn chúng còn theo dõi ông thì khi chúng đi qua dưới ánh trăng, ông sẽ trông thấy chúng rõ mồn một.
Đúng như ông đoán, không đầy ba phút sau, bọn ấy hiện ra, bây giờ là bốn người chứ không phải ba nữa. Tên nào cũng cao lớn, cũng mặc áo khoác đen dài, đầu đội mũ tròn, tay cầm gậy lớn. Hình vóc cao lớn và bàn tay hộ pháp của chúng trông cũng dễ sợ như dáng đi hắc ám của chúng, chúng có vẻ là bốn con ma hóa trang làm người thành thị.
Chúng dừng lại giữa ngã tư và chụm đầu như thể hội ý. Chúng có vẻ do dự. Cái tên ra dáng cầm đầu quay lại và chỉ rất nhanh về hướng Vangiăng đi. Một tên khác có vẻ nhất quyết chỉ hướng ngược lại. Khi tên thứ nhất quay lại thì ánh trăng rọi vào ngay mặt nó. Giăng Vangiăng nhận ra quả thị là Giave.
II
MAY MÀ CẦU AUXTÉCLÍT CÓ XE CỘ ĐI LẠI
Giăng Vangiăng không còn phân vân gì nữa. Nhưng cũng may chính bọn chúng còn đương do dự. Vangiăng lợi dụng sự do dự của chúng. Những phút chúng mất đi vì do dự như thế lại rất có lợi cho ông. Ông ra khỏi chỗ nấp và tiến sâu vào phố Pốt, hướng về khu vườn Bách thảo mà đi. Côdét bắt đầu đuối sức, ông phải ẵm nó trong tay và cứ thế đi. Ngoài đường không một bóng người qua lại. Trời sáng trăng, người ta cũng không đốt đèn phố.
Vangiăng rảo bước đi lên.
Chỉ mấy sải chân ông đã đến trước xưởng gốm Gôbơlê. Ánh trăng chiếu rõ những câu chiêu hàng từ xưa khắc ở trước cửa xưởng:
Đây là xưởng gốm
Của Gôbơlê con,
Hãy đến mua cong.
Chậu, bô và hũ.
Cái gì cũng đủ:
Ống máng, gạch hoa…
Khách hàng gần xa,
Đều tiếp niềm nở.
Ông đi qua phố Cơlê, đi khỏi giếng may Xanh Vichto, theo những phố thấp dọc vườn Bách thảo và đến bờ sông. Đến đây ông dừng lại, quay đầu trông. Bờ sông vắng vẻ, phố xá không bóng người. Đằng sau ông không có ai cả, ông thở ra nhẹ nhõm.
Ông tiến đến cầu Auxtéclít.
Thuở ấy thuế cầu chưa bỏ.
Ông đến buồng người thương binh thu thuế, đưa một xu.
Người ấy bảo:
- Phải hai xu mới được. Ông bế một đứa bé đi dạo nên cứ phải trả hai xuất.
Ông trả ngay hai xu và lấy một bực dọc vì có người để ý.
Đã đi trốn thì phải trót lọt, trơn tru, không va vấp vào đâu.
Một cỗ xe tải to đi qua cầu sông Xen một lần với vài người và cũng đi sang bờ bên phải. Cái đó có lợi cho ông, ông lẩn trong bóng xe mà đi qua cầu.
Đến giữa cầu Côdét thấy tê chân, đòi xuống đi. Ông để nó xuống và cầm tay nó dắt. Ông vượt khỏi cầu thì thấy về bên phải có mấy công trường. Ông nhằm hướng đó mà đi. Muốn đến khu vực công trường, phải liều lĩnh đi qua một khoảng trống sáng ngời ánh trăng, nhưng ông không ngần ngại. Bọn người đuổi theo ông chắc chắn là mất dấu rồi. Ông cho là đã thoát nạn. Ông tin là chúng nó sục tìm, nhưng không theo dõi được nữa.
Một đường phố nhỏ là phố Sơmanh Ve Xanh Ăngtoan chạy dài giữa hai công trường bọc vách. Phố ấy hẹp và tối tăm, tuồng như xây dựng sẵn để chờ ông. Trước khi tiến vào, ông ngoái nhìn lại đằng sau.
Ở vị trí ông có thể trông rõ suốt chiều dài cầu Auxtéclít. Ông thấy có bốn bóng đen vừa đi lên cầu. Bốn bóng đen ấy quay lưng về phía vườn Bách thảo và đi sang bờ phải.
Bốn bóng đen ấy chính là bốn tên đã đuổi theo ông, Giăng Vangiăng rùng mình kinh hãi y như con thú chạy sổng vừa bị bắt gặp lại.
Ông còn một hy vọng là lúc ông dắt tay Côdét đi qua khoảng đất trống vằng vặc ánh trăng, có lẽ bọn ấy chưa lên cầu và như thế thì vẫn chưa nhìn thấy ông. Trong trường hợp ấy, nếu ông đi vào con đường phố nhỏ trước mặt, nếu ông đến được khu vực công trường rồi vùng ao đầm, vườn tược và những khoảnh đất chưa có nhà thì ông thoát nạn.
Ông cảm thấy đi vào cái phố nhỏ lặng lẽ ấy có thể yên thân được. Ông đi vào phố.
III
XEM BẢN ĐỒ PARI NĂM 1727
Đi độ ba trăm bước, Giăng Vangiăng đến một chỗ rẽ. Đường phố chia làm hai, một chệch về bên trái, một chệch về bên phải như hai nhánh của một chữ Y. Chọn đường nào?
Ông không do dự, rẽ về bên phải.
Tại sao vậy?
Là vì nhánh trái đi về ngả ngoại ô, tức là khu vực có người, còn nhánh phải đưa về cánh đồng vắng.
Vangiăng và Côdét không đi nhanh được nữa. Bước đi của Côdét làm chậm chân Vangiăng. Ông lại ẵm nó. Nó gục đầu vào vai ông không nói một tiếng.
Chốc chốc ông ngoái cổ nhìn lại: ông vẫn chú ý đi về mé bóng tối. Đằng sau ông, con đường phố thẳng tuột, mấy lần nhìn lại, ông vẫn không thấy bóng dáng ai. Vẫn yên tĩnh hoàn toàn, ông cũng có phần yên dạ. Nhưng khi ngoảnh lại lần sau cùng, thình lình ông thấy như có vật gì động đậy ở đằng xa trong bóng tối. Ông không đi nữa, ông lao mình lên phía trước. Ông hy vọng tìm thấy một lối ngang để lẩn vào và làm cho săn người phải lạc hướng một lần nữa.
Cuối phố, ông gặp một bức tường.
Nhưng bức tường không chắn lối đi lên của ông. Bức tường ấy nằm dọc theo một ngõ phố ngang ở cuối con đường phố ông vừa đi qua.
Đến đây cũng phải dứt khoát chọn đường một lần nữa: đi bên phải hay bên trái?
Ông nhìn về bên phải. Ngõ phố chạy dài một đoạn giữa những nhà xe và vựa một lúc rồi hết lối. Ông nhìn thấy rõ ràng bức tường trắng nằm cuối ngõ.
Ông nhìn sang bên trái. Ngõ phố bên ấy thông. Cách chỗ ông đứng chừng vài trăm bước, nó đổ ra một phố to như một chi lưu đổ về sông cái. Lối thoát là ở phía ấy.
Vangiăng vừa định rẽ sang bên trái để cố đi đến con đường phố lớn lờ mờ đầu kia thì cũng vừa thấy ở góc phố ấy một vật gì lù lù như một pho tượng đen không nhúc nhích.
Đó hẳn là một người nào người ta vừa cắt ra gác ở đấy. Người ấy đón lối đi và chờ Giăng Vangiăng tới.
Giăng Vangiăng lùi lại. Cái nơi mà Giăng Vangiăng đang đứng, giữa ô Xanh Ăngtoan và khu La Rapê là một khu vực Pari bị đảo lộn hoàn toàn trong những cuộc xây dựng mới, người thì cho là xấu đi, người thì cho là đẹp hẳn lên.
Đất trồng trọt, xưởng gỗ đá, những ngôi nhà cũ đã biến hết. Bây giờ là những phố lớn mới, những rạp hát ngoài trời, rạp xiếc, trường đua ngựa, những ga xe lửa, một cái nhà tù Mada. Bộ mặt của tiến bộ như ta thấy đấy, cùng với món vạ của nó.
Cách đây nửa thế kỷ, trong ngôn ngữ bình dân thông dụng, người ta cứ nhất định gọi Viện khoa học là “Nhà tứ lộc”, Nhạc hí viện là Viện Phâyđô, thì cái nơi mà Giăng Vangiăng vừa tới thì được gọi là Pơti Pichpuýt. Cổng Xanh Liacơ, cổng Pari, cửa ô Xecgiăng, Lê Poócsơrông, La Galiôtơ, Lơ Xêlextanh, Lê Capuyxanh, Lơ Mêla, La Buốcbơ, Lácbơtơ đơ Cơracôvi, La Pơtitơ Pôlônhơ, Lơ Pơti Pichpuýt. Đó là những tên của Pari cổ, nổi lềnh bềnh trên Pari mới. Ký ức của nhân dân còn bám vào những tàn tích của thời xưa.
Khu phố Pơti Pichpuýt thực ra cũng chưa bao giờ thành hình hẳn hoi. Nó có cái vẻ mặt tu viện của một thành phố Tây Ban Nha. Đường ít lát đá, phố xá lơ thơ. Ngoài hai ba phố mà chúng tôi sẽ nói đến, toàn là tường cao và bãi vắng. Không có cửa hàng, không có xe cộ, lác đác một ngọn đèn trong khung cửa sổ. Đèn lửa tắt hết từ mười giờ đêm. Vườn tược, tu viện, xưởng gỗ đá, đầm, đìa, một vài cái nhà thấp, rất hiếm và những bức tường lớn cao bằng nhà.
Đó là bộ mặt của khu phố ấy một thế kỷ trước. Cách mạng đã bạc đãi nó, viên chức cộng hòa của thành phố đã phá hủy, chọc chỗ này, đục chỗ kia. Gạch ngói, vôi vữa phá hủy dồn đống đây đó.
Cách đây nửa thế kỷ, khu phố cũ không còn gì mấy dưới những đường vạch ngang dọc của nhà cửa mới. Ngày nay thì nó đã được xóa hẳn. Những bản đồ mới bây giờ không còn ghi dấu vết của khu Pơti Pichpuýt, nhưng bản đồ năm 1727 của nhà xuất bản Đơni Chiery ở Pari, phố Xanh Liacơ, đối diện với phố Đuy Pơlatơrơ và bản đồ của nhà xuất bản Giăng Giranh ở Lyông, phố Mecxierơ, ở La Pơruyđăngxơ, vẫn còn ghi rõ rệt khu phố này. Khu Pơti Pichpuýt như chúng tôi đã nói có một phố chữ Y, gồm phố Sơmanh và Xanh Ăngtoanơ, tách ra thành hai nhánh, nhánh trái tên là phố nhỏ Pichpuýt, nhánh phải là phố Pôlôngxô. Hai cái nhánh chữ Y ấy nối với nhau trên ngọn bằng một cái gạch ngang, ấy là phố Đơroamuyrơ. Phố Pôlôngxô đến đây thì hết, còn phố nhỏ Pichpuýt thì đi xa hơn nữa, ngược lên chợ Lơnoa. Người đi từ bờ sông Xenơ tới đầu phố Pôlôngxô sẽ thấy phố Đơroamuyrơ ở bên tay trái; và đi ngoặt thước thợ sẽ thấy bức tường dài của phố ấy trước mặt và bên phải thêm một khúc cụt của phố Đơroamuyrơ, không có lối thoát, gọi là ngõ cụt Giăngrô.
Giăng Vangiăng đang ở chỗ ấy.
Như chúng tôi vừa nói ở trên, khi nhìn thấy cái bóng đứng gác ở góc phố Đơroamuyrơ và phố nhỏ Pichpuýt. Giăng Vangiăng lùi lại. Chắc chắn là cái bóng đen ấy đang rình ông.
Làm thế nào bây giờ?
Quay trở lại thì không kịp nữa. Cái vật động đậy trong bóng tối ở đằng sau ông mấy phút trước đây, bây giờ ông đoán ra là Giave và đồng đội. Khi Vangiăng đến đầu này đường phố, có lẽ Giave đã vào đầu kia. Cứ như thế thì chắc Giave rất thuộc cái khu phố mắc cửi này và hắn đã cắt người chắn lối thoát rồi. Những điều ước đoán chắc nịch ấy quay cuồng trong đầu óc khổ sở của Vangiăng, như một nắm bụi tung trong gió lốc. Ông nhìn kỹ ngách Giăngrô; ngách bị nghẽn thật sự. Bóng sẫm của người canh nằm sóng sượt trên mặt đường giãi ánh trăng. Đi lên tức là sa vào người ấy. Quay trở lại sẽ rơi vào tay Giave. Giăng Vangiăng thấy mình như sa vào một cái lưới đương từ từ thắt lại.
Thất vọng, ông ngẩng lên nhìn trời.
IV
MÒ MẪM ĐỂ TRỐN
Để hiểu những điều xảy ra sau này, phải hình dung một cách chính xác cái ngõ Đơroamuyrơ và đặc biệt cái góc tường ở bên tay trái. Khi người ta đi từ phố Pôlôngxô để vào cái ngõ này. Ngõ Đơroamuyrơ bên tay phải, cho đến cái phố nhỏ Pichpuýt, hoàn toàn chỉ có những ngôi nhà trông có vẻ nghèo, xấu, bên tay trái thì chỉ có một ngôi nhà trông nghiêm nghị, gồm nhiều nhà ở, cứ cao dần lên, một hai tầng gác cho đến phố nhỏ Pichpuýt, như thế là ngôi nhà này rất cao về phía phố nhỏ Pichpuýt, còn về phía phố Pôlôngxô thì lại khá thấp và đến chỗ ấy, chỗ cái góc tường mà chúng tôi đã nói đến, nó hạ thấp đến mức chỉ còn có một bức tường. Bức tường này không chạy thẳng ra phố, nó thành một cái vách lùi vào trong mà hai góc tường nhô ra, cho nó khuất đi, khiến cho hai người quan sát ở phố Pôlôngxô và ở phố Đơroamuyrơ không trông thấy nó được.
Từ hai góc tường này, bức tường kéo dài ra phố Pôlôngxô đến ngôi nhà số 48 và ra phố Đơroamuyrơ, những đoạn tường này ngắn hơn nhiều, đến một ngôi nhà tối tăm mà chúng tôi đã nói đến, ở một đầu hồi của nhà này, thành ra lại có một góc tường lõm vào ở đây. Cái đầu hồi này trông u ám, chỉ có một cái cửa sổ, hay nói đúng hơn, hai cánh cửa sổ bọc một tấm kẽm và lúc nào cũng đóng kín.
Tình hình những địa điểm mà chúng tôi mô tả ở đây hoàn toàn chính xác và chắc chắn phải gợi cho những người đã ở khu này trước kia một kỷ niệm rất rõ rệt.
Toàn bộ bức vách lùi vào kia bị che bởi một cái gì như một cánh cổng lớn tiều tụy. Đó là những tấm ván ghép vuông góc một cách thô sơ không ra hình thù gì, ván phía trên rộng hơn ván phía dưới, bằng những nẹp sắt ngang. Bên cạnh có một cái cổng cho xe ra vào, kích thước bình thường; mới đục ra, chắc chưa quá năm mươi năm.
Một cây bồ đề xòe cành lá trên vách tường và phía phố Pôlôngxô lại có cây leo phủ kín.
Trong giây phút nguy hiểm đang đe dọa Giăng Vangiăng, ngôi nhà tối tăm có vẻ hoang vắng này hấp dẫn ông. Ông nhìn thoáng tất cả ngôi nhà và tự bảo, nếu vào được ngôi nhà này thì có thể thoát nạn. Ông vụt nghĩ như vậy và hy vọng. Lưng chừng bề mặt ngôi nhà quay ra phố Đơroamuyrơ này, ở tất cả các cửa sổ các tầng gác, đều có những chậu hình phẫu bằng chì. Một cái ống chính chia thành nhiều nhánh dẫn đến những chậu kia, như hình một cái cây. Những ống ấy với hàng trăm nhánh cong queo của nó giống như những cành nho già trụi lá quằn quèo trước cửa những vườn trại cũ.
Cái cây kỳ quặc mọc trên tường ấy với những cành bằng tôn và bằng sắt là vật liệu đập vào mắt Giăng Vangiăng. Ông đặt Côdét dựa vào một cái trụ bên đường, dặn em bé ngồi im lặng và chạy tới chỗ cái ống sà xuống sát mặt đất. May ra có thể leo lên từ đó và trèo vào trong nhà. Nhưng cái ống đã nát không dùng được nữa và gắn rất lỏng lẻo vào tường. Vả lại tất cả những cửa sổ của ngôi nhà im lặng này đều bịt gióng sắt dày, cả những cửa sổ sát mái cũng vậy và ánh trăng đang dọi vào mặt này của ngôi nhà ấy, người theo dõi ở đầu phố đàng kia có thể nhìn thấy Giăng Vangiăng trèo lên đấy. Rồi con Côdét thì làm sao? Làm thế nào đẩy Côdét lên một mái nhà gác ba tầng?
Giăng Vangiăng đành bỏ ý định leo lên theo cái ống kia và ông đi men theo tường để trở về phố Pôlôngxô.
Khi tới cái vách tường lùi vào, nơi ông đã đặt Côdét, ông nhận ra rằng ở đó không ai có thể nhìn thấy ông. Như chúng tôi đã giải thích ở trên, ở chỗ này không ai có thể nhìn thấy Giăng Vangiăng, dù người ấy đứng ở đâu. Thêm vào đó ông ta lại đang ở trong bóng tối. Và ở đó có hai cái cửa, may ra có thể xô hai cái cửa ấy mà vào. Bức tường trên có cây bồ đề và cây leo chắc là giáp với một cái vườn mà ông có thể ẩn mình được, tuy rằng lúc này cây chưa có lá và ông có thể ở đấy cho đến hết đêm.
Thời gian trôi qua, cần phải hành động nhanh. Ông đẩy thử cái cổng xe và nhận ra ngay là nó bị chặn ở cả hai phía trong và phía ngoài. Ông lại gần cổng lớn với nhiều hy vọng hơn. Cái cổng đã mục nát, rất tồi tàn và vì nó rộng quá cho nên lại càng không chắc, các tấm ván đã mục, các nẹp sắt - chỉ có ba nẹp thôi - đã rỉ hoen cả. Ông tin là có thể chọc thủng cái cổng mọt ấy. Nhưng xem kỹ ông thấy cái cổng ấy không phải là một cái cổng. Không có chốt, không có nẹp sắt, không có khóa, không có kẽ hở ở giữa. Những nẹp sắt chạy ngang cả mặt cổng, không có chỗ nào đứt quãng. Qua những lỗ hổng của những tấm ván ấy, nhìn thấy những viên đá to, đá nhỏ gắn xi măng một cách xơ sài mà người qua đường cách đây mười năm còn trông thấy. Cuối cùng ông kinh hoàng nhận ra rằng cái hình thức cổng ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài bằng gỗ của một bức tường xây. Có thể dễ dàng dứt đi một tấm ván, nhưng người ta sẽ chạm trán với một bức tường.
I
CHIẾN LƯỢC QUANH CO
Bạn đọc nên chú ý một điểm trước khi đọc những trang tới và nhiều trang về sau nữa.
Tác giả rất tiếc là phải nói đến bản thân mình, nhưng thấy cần phải nói. Đã bao năm nay, tác giả xa Pari. Từ độ ấy, Pari có nhiều thay đổi. Pari ngày nay là một thành phố mới, đối với tác giả hầu như xa lạ. Tác giả không cần nói mình yêu Pari, Pari đã là quê hương tinh thần của tác giả. Pari đã qua bao nhiêu sự phá hoại, bao nhiêu sự kiến thiết, cái thành phố Pari thời tươi trẻ của mình, cái thành phố Pari mà mình kính cẩn mang hình ảnh bên lòng, Pari ấy bây giờ đây là một Pari của dĩ vãng. Bạn đọc hãy cho phép tác giả nói đến cái Pari xưa ấy như là nó đương còn hiện tại. Có khi tác giả đưa bạn đến một khu vực nào đó và nói: “ở con đường phố ấy có ngôi nhà thế kia” thì ngày nay phố chẳng có, mà nhà cũng không. Bạn đọc sẽ soát lại xem nơi kia nơi nọ có còn như cũ không, nếu chịu mất công. Riêng về phần tác giả, tác giả không quen thuộc với Pari mới. Tác giả viết truyện này với ảo ảnh của Pari ngày xưa trước mắt, một ảo ảnh muôn phần đáng quý. Thật dễ chịu biết bao nhiêu khi tác giả mơ tưởng là giờ đây, vẫn còn dấu vết của những sự vật mình đã trông qua trong những ngày còn ở quê cha đất tổ, là không phải mọi vật đều đã tan biến như mây khói. Ngày nào còn đi đi lại lại ở quê hương thì anh còn tưởng rằng những con đường phố ấy, những mái nhà, những cánh cửa ấy chẳng dính dáng gì đến anh, những cây cối ấy giống như muôn nghìn cây cối khác, những ngôi nhà anh không bước chân vào ấy chẳng có ích lợi gì cho anh, những phiến đá lát đường anh giẫm chân lên chỉ là những phiến đá. Đến khi anh xa quê hương, anh mới nhận thấy những con đường kia là thân thiết, anh nhớ những mái nhà, những cánh cửa ấy, anh thấy những bức tường kia cần cho đời anh, những cây cối kia là bạn lòng của anh; những ngôi nhà anh không đặt chân đến, bây giờ anh thấy thật ra anh đã vào ra hàng ngày và những phiến đá lát đường, anh đã trải ruột gan, anh đã dội máu nóng của con tim anh lên trên ấy. Đối với hình ảnh những nơi ấy mà anh không đến nữa, - có lẽ không bao giờ anh còn được đến lại nữa, - đối với những hình ảnh ấy say mê một cách xót xa. Những hình ảnh ấy đã đến mãi với anh, rầu rầu như một bóng mơ, nó làm cho quê hương thiêng liêng hiển hiện trước mắt. Có thể nói đó là hình dung của nước Pháp, anh yêu những hình ảnh ấy, anh gợi nó lên nguyên hình, như hệt ngày xưa, anh bám chặt lấy nó, anh không muốn thay đổi một tí gì cả, bởi vì anh quý chuộng vẻ mặt tổ quốc cũng như vẻ mặt mẹ anh.
Bởi thế tác giả xin được phép nói về sự vật quá khứ như còn hiện tại, bạn đọc nhớ cho và cho phép tác giả kể tiếp.
Giăng Vangiăng rời bỏ ngay đại lộ và đi vào các đường phố. Ông cố rẽ ngoặt rất nhiều bận, một đôi khi ông quay trở lại một quãng, đột ngột, để xem cho chắc là không ai đuổi theo mình.
Đó là mánh khóe của con nai bị săn đuổi. Cách ấy có nhiều cái lợi, cái thứ nhất là nó đánh lừa người đi săn và chó săn bằng những vết chân chồng dấu ở những chỗ đất mềm. Gặp trường hợp như thế, trong đạo săn bắn, người ta gọi lóng là con nai đã trườn.
Đêm hôm ấy là một đêm trăng tròn. Giăng Vangiăng thấy như thế rất lợi bởi vì mặt trăng còn thấp, trong các đường phố bóng tối và ánh sáng in thành hai mảng Vangiăng có thể tiến men theo các dãy phố, bên phía bóng tối và nhìn rõ ra phía sáng trăng. Ông quen nghĩ rằng như thế thì ông cũng chẳng thấy gì bên phía bóng tối. Và ông tin chắc rằng không có ai lần mò theo ông trong các ngõ ngách quanh phố Pôlivô.
Côdét không hỏi một câu nào cả, lặng lẽ di theo. Sáu năm đau khổ trong tuổi thơ ấu đã rèn luyện cho nó một tâm hồn cam chịu. Vả lại nó đã làm quen với tính kỳ quặc của Vangiăng, nó cũng quen thấy những cái bất ngờ của số mệnh. Hơn thế, có Vangiăng, thì Côdét chẳng thấy có gì đáng sợ nữa.
Giăng Vangiăng cũng không hơn gì Côdét, ông không biết mình đi đâu. Ông tin cậy Chúa cũng như Côdét tin cậy ông. Ông cảm thấy bàn tay ông cũng đương ở trong tay một người lớn hơn, một người vô hình, người ấy đương dắt dẫn ông đi. Ông không có ý định, không có chương trình, không dự tính. Ông cũng chưa tin chắc rằng đó là Giave. Mà nếu có Giave thì chắc gì Giave đã nhận ra Giăng Vangiăng? Ông không cải trang là gì? Người ta cho là ông đã chết rồi kia mà! Những mấy ngày gần đây có những hiện tượng không thường. Thế là đủ cho Giăng Vangiăng quyết định không trở về nhà Goócbô nữa. Ông tìm một cái hốc để trốn tạm như một con thú bị đuổi khỏi hang, trong khi chưa tìm ra một xó nào để ở.
Giăng Vangiăng qua lại lui tới quanh có trong khu phố Muphơta. Hàng phố ngủ sớm cả, im lìm, như còn đương sống trong pháp chế trung cổ với cái luật giới nghiêm khắc nghiệt. Ông qua lại nhiều đường phố chằng chịt, theo những chiến thuật cao kỳ. Có những nhà trọ đây đó nhưng ông không vào vì nhà trọ không thích hợp với ông. Ông tin chắc rằng nếu vạn nhất có gười nào theo dấu ông thì người ấy cũng chưa mất dấu đâu.
Ông đi qua phố Pôngtoa, ngang đồn cảnh sát ở số nhà 14, khi đồng hồ nhà thờ Đuymông đổ mười một tiếng. Mấy phút sau vẫn theo linh tính ông quay mặt lại. Nhờ ánh đèn trước cửa đồn cảnh sát, ông trông thấy rõ ràng có ba người theo chân ông, lần lượt đi qua dưới ánh đèn, về phía bóng tối của đường phố. Một người trong bọn đi vào cổng đồn. Người đi đầu trông dáng rất khả nghi. Ông bảo với Côdét:
- Đi đây con.
Rồi ông vội vã rời bỏ phố Pôngtoa.
Ông mở một con đường cung đi vòng cổng Patơriắc đã đóng, bước sải qua phố Êpê Đơ Boa và phố Ácbalét và tiến vào phố Pốt.
Ở chỗ ấy có một ngã tư ngày nay có trường Rônlanh. Phố mới Xanhtơ Giơnơvievơ bắt đầu từ ngã tư này. (Chẳng cần phải nói là phố mới Xanhtơ Giơnơvievơ là một phố cổ và đến mười năm cũng không có một chuyến xe trạm qua phố Pốt. Cái phố Pốt này hồi thế kỷ 13 con người làm đồ gốm và chính tên của nó là phố Pô).[104]
[104] Pot (pô) tiếng Pháp chỉ các thứ bình, lọ, vại bằng đất nung hay bằng sắt. Postes (pốt) tiếng Pháp nghĩa là trạm bưu điện.
Trăng rằm dội ánh vằng vặc xuống ngã tư. Vangiăng nấp vào một cái cửa. Ông đồ rằng nếu như bọn chúng còn theo dõi ông thì khi chúng đi qua dưới ánh trăng, ông sẽ trông thấy chúng rõ mồn một.
Đúng như ông đoán, không đầy ba phút sau, bọn ấy hiện ra, bây giờ là bốn người chứ không phải ba nữa. Tên nào cũng cao lớn, cũng mặc áo khoác đen dài, đầu đội mũ tròn, tay cầm gậy lớn. Hình vóc cao lớn và bàn tay hộ pháp của chúng trông cũng dễ sợ như dáng đi hắc ám của chúng, chúng có vẻ là bốn con ma hóa trang làm người thành thị.
Chúng dừng lại giữa ngã tư và chụm đầu như thể hội ý. Chúng có vẻ do dự. Cái tên ra dáng cầm đầu quay lại và chỉ rất nhanh về hướng Vangiăng đi. Một tên khác có vẻ nhất quyết chỉ hướng ngược lại. Khi tên thứ nhất quay lại thì ánh trăng rọi vào ngay mặt nó. Giăng Vangiăng nhận ra quả thị là Giave.
II
MAY MÀ CẦU AUXTÉCLÍT CÓ XE CỘ ĐI LẠI
Giăng Vangiăng không còn phân vân gì nữa. Nhưng cũng may chính bọn chúng còn đương do dự. Vangiăng lợi dụng sự do dự của chúng. Những phút chúng mất đi vì do dự như thế lại rất có lợi cho ông. Ông ra khỏi chỗ nấp và tiến sâu vào phố Pốt, hướng về khu vườn Bách thảo mà đi. Côdét bắt đầu đuối sức, ông phải ẵm nó trong tay và cứ thế đi. Ngoài đường không một bóng người qua lại. Trời sáng trăng, người ta cũng không đốt đèn phố.
Vangiăng rảo bước đi lên.
Chỉ mấy sải chân ông đã đến trước xưởng gốm Gôbơlê. Ánh trăng chiếu rõ những câu chiêu hàng từ xưa khắc ở trước cửa xưởng:
Đây là xưởng gốm
Của Gôbơlê con,
Hãy đến mua cong.
Chậu, bô và hũ.
Cái gì cũng đủ:
Ống máng, gạch hoa…
Khách hàng gần xa,
Đều tiếp niềm nở.
Ông đi qua phố Cơlê, đi khỏi giếng may Xanh Vichto, theo những phố thấp dọc vườn Bách thảo và đến bờ sông. Đến đây ông dừng lại, quay đầu trông. Bờ sông vắng vẻ, phố xá không bóng người. Đằng sau ông không có ai cả, ông thở ra nhẹ nhõm.
Ông tiến đến cầu Auxtéclít.
Thuở ấy thuế cầu chưa bỏ.
Ông đến buồng người thương binh thu thuế, đưa một xu.
Người ấy bảo:
- Phải hai xu mới được. Ông bế một đứa bé đi dạo nên cứ phải trả hai xuất.
Ông trả ngay hai xu và lấy một bực dọc vì có người để ý.
Đã đi trốn thì phải trót lọt, trơn tru, không va vấp vào đâu.
Một cỗ xe tải to đi qua cầu sông Xen một lần với vài người và cũng đi sang bờ bên phải. Cái đó có lợi cho ông, ông lẩn trong bóng xe mà đi qua cầu.
Đến giữa cầu Côdét thấy tê chân, đòi xuống đi. Ông để nó xuống và cầm tay nó dắt. Ông vượt khỏi cầu thì thấy về bên phải có mấy công trường. Ông nhằm hướng đó mà đi. Muốn đến khu vực công trường, phải liều lĩnh đi qua một khoảng trống sáng ngời ánh trăng, nhưng ông không ngần ngại. Bọn người đuổi theo ông chắc chắn là mất dấu rồi. Ông cho là đã thoát nạn. Ông tin là chúng nó sục tìm, nhưng không theo dõi được nữa.
Một đường phố nhỏ là phố Sơmanh Ve Xanh Ăngtoan chạy dài giữa hai công trường bọc vách. Phố ấy hẹp và tối tăm, tuồng như xây dựng sẵn để chờ ông. Trước khi tiến vào, ông ngoái nhìn lại đằng sau.
Ở vị trí ông có thể trông rõ suốt chiều dài cầu Auxtéclít. Ông thấy có bốn bóng đen vừa đi lên cầu. Bốn bóng đen ấy quay lưng về phía vườn Bách thảo và đi sang bờ phải.
Bốn bóng đen ấy chính là bốn tên đã đuổi theo ông, Giăng Vangiăng rùng mình kinh hãi y như con thú chạy sổng vừa bị bắt gặp lại.
Ông còn một hy vọng là lúc ông dắt tay Côdét đi qua khoảng đất trống vằng vặc ánh trăng, có lẽ bọn ấy chưa lên cầu và như thế thì vẫn chưa nhìn thấy ông. Trong trường hợp ấy, nếu ông đi vào con đường phố nhỏ trước mặt, nếu ông đến được khu vực công trường rồi vùng ao đầm, vườn tược và những khoảnh đất chưa có nhà thì ông thoát nạn.
Ông cảm thấy đi vào cái phố nhỏ lặng lẽ ấy có thể yên thân được. Ông đi vào phố.
III
XEM BẢN ĐỒ PARI NĂM 1727
Đi độ ba trăm bước, Giăng Vangiăng đến một chỗ rẽ. Đường phố chia làm hai, một chệch về bên trái, một chệch về bên phải như hai nhánh của một chữ Y. Chọn đường nào?
Ông không do dự, rẽ về bên phải.
Tại sao vậy?
Là vì nhánh trái đi về ngả ngoại ô, tức là khu vực có người, còn nhánh phải đưa về cánh đồng vắng.
Vangiăng và Côdét không đi nhanh được nữa. Bước đi của Côdét làm chậm chân Vangiăng. Ông lại ẵm nó. Nó gục đầu vào vai ông không nói một tiếng.
Chốc chốc ông ngoái cổ nhìn lại: ông vẫn chú ý đi về mé bóng tối. Đằng sau ông, con đường phố thẳng tuột, mấy lần nhìn lại, ông vẫn không thấy bóng dáng ai. Vẫn yên tĩnh hoàn toàn, ông cũng có phần yên dạ. Nhưng khi ngoảnh lại lần sau cùng, thình lình ông thấy như có vật gì động đậy ở đằng xa trong bóng tối. Ông không đi nữa, ông lao mình lên phía trước. Ông hy vọng tìm thấy một lối ngang để lẩn vào và làm cho săn người phải lạc hướng một lần nữa.
Cuối phố, ông gặp một bức tường.
Nhưng bức tường không chắn lối đi lên của ông. Bức tường ấy nằm dọc theo một ngõ phố ngang ở cuối con đường phố ông vừa đi qua.
Đến đây cũng phải dứt khoát chọn đường một lần nữa: đi bên phải hay bên trái?
Ông nhìn về bên phải. Ngõ phố chạy dài một đoạn giữa những nhà xe và vựa một lúc rồi hết lối. Ông nhìn thấy rõ ràng bức tường trắng nằm cuối ngõ.
Ông nhìn sang bên trái. Ngõ phố bên ấy thông. Cách chỗ ông đứng chừng vài trăm bước, nó đổ ra một phố to như một chi lưu đổ về sông cái. Lối thoát là ở phía ấy.
Vangiăng vừa định rẽ sang bên trái để cố đi đến con đường phố lớn lờ mờ đầu kia thì cũng vừa thấy ở góc phố ấy một vật gì lù lù như một pho tượng đen không nhúc nhích.
Đó hẳn là một người nào người ta vừa cắt ra gác ở đấy. Người ấy đón lối đi và chờ Giăng Vangiăng tới.
Giăng Vangiăng lùi lại. Cái nơi mà Giăng Vangiăng đang đứng, giữa ô Xanh Ăngtoan và khu La Rapê là một khu vực Pari bị đảo lộn hoàn toàn trong những cuộc xây dựng mới, người thì cho là xấu đi, người thì cho là đẹp hẳn lên.
Đất trồng trọt, xưởng gỗ đá, những ngôi nhà cũ đã biến hết. Bây giờ là những phố lớn mới, những rạp hát ngoài trời, rạp xiếc, trường đua ngựa, những ga xe lửa, một cái nhà tù Mada. Bộ mặt của tiến bộ như ta thấy đấy, cùng với món vạ của nó.
Cách đây nửa thế kỷ, trong ngôn ngữ bình dân thông dụng, người ta cứ nhất định gọi Viện khoa học là “Nhà tứ lộc”, Nhạc hí viện là Viện Phâyđô, thì cái nơi mà Giăng Vangiăng vừa tới thì được gọi là Pơti Pichpuýt. Cổng Xanh Liacơ, cổng Pari, cửa ô Xecgiăng, Lê Poócsơrông, La Galiôtơ, Lơ Xêlextanh, Lê Capuyxanh, Lơ Mêla, La Buốcbơ, Lácbơtơ đơ Cơracôvi, La Pơtitơ Pôlônhơ, Lơ Pơti Pichpuýt. Đó là những tên của Pari cổ, nổi lềnh bềnh trên Pari mới. Ký ức của nhân dân còn bám vào những tàn tích của thời xưa.
Khu phố Pơti Pichpuýt thực ra cũng chưa bao giờ thành hình hẳn hoi. Nó có cái vẻ mặt tu viện của một thành phố Tây Ban Nha. Đường ít lát đá, phố xá lơ thơ. Ngoài hai ba phố mà chúng tôi sẽ nói đến, toàn là tường cao và bãi vắng. Không có cửa hàng, không có xe cộ, lác đác một ngọn đèn trong khung cửa sổ. Đèn lửa tắt hết từ mười giờ đêm. Vườn tược, tu viện, xưởng gỗ đá, đầm, đìa, một vài cái nhà thấp, rất hiếm và những bức tường lớn cao bằng nhà.
Đó là bộ mặt của khu phố ấy một thế kỷ trước. Cách mạng đã bạc đãi nó, viên chức cộng hòa của thành phố đã phá hủy, chọc chỗ này, đục chỗ kia. Gạch ngói, vôi vữa phá hủy dồn đống đây đó.
Cách đây nửa thế kỷ, khu phố cũ không còn gì mấy dưới những đường vạch ngang dọc của nhà cửa mới. Ngày nay thì nó đã được xóa hẳn. Những bản đồ mới bây giờ không còn ghi dấu vết của khu Pơti Pichpuýt, nhưng bản đồ năm 1727 của nhà xuất bản Đơni Chiery ở Pari, phố Xanh Liacơ, đối diện với phố Đuy Pơlatơrơ và bản đồ của nhà xuất bản Giăng Giranh ở Lyông, phố Mecxierơ, ở La Pơruyđăngxơ, vẫn còn ghi rõ rệt khu phố này. Khu Pơti Pichpuýt như chúng tôi đã nói có một phố chữ Y, gồm phố Sơmanh và Xanh Ăngtoanơ, tách ra thành hai nhánh, nhánh trái tên là phố nhỏ Pichpuýt, nhánh phải là phố Pôlôngxô. Hai cái nhánh chữ Y ấy nối với nhau trên ngọn bằng một cái gạch ngang, ấy là phố Đơroamuyrơ. Phố Pôlôngxô đến đây thì hết, còn phố nhỏ Pichpuýt thì đi xa hơn nữa, ngược lên chợ Lơnoa. Người đi từ bờ sông Xenơ tới đầu phố Pôlôngxô sẽ thấy phố Đơroamuyrơ ở bên tay trái; và đi ngoặt thước thợ sẽ thấy bức tường dài của phố ấy trước mặt và bên phải thêm một khúc cụt của phố Đơroamuyrơ, không có lối thoát, gọi là ngõ cụt Giăngrô.
Giăng Vangiăng đang ở chỗ ấy.
Như chúng tôi vừa nói ở trên, khi nhìn thấy cái bóng đứng gác ở góc phố Đơroamuyrơ và phố nhỏ Pichpuýt. Giăng Vangiăng lùi lại. Chắc chắn là cái bóng đen ấy đang rình ông.
Làm thế nào bây giờ?
Quay trở lại thì không kịp nữa. Cái vật động đậy trong bóng tối ở đằng sau ông mấy phút trước đây, bây giờ ông đoán ra là Giave và đồng đội. Khi Vangiăng đến đầu này đường phố, có lẽ Giave đã vào đầu kia. Cứ như thế thì chắc Giave rất thuộc cái khu phố mắc cửi này và hắn đã cắt người chắn lối thoát rồi. Những điều ước đoán chắc nịch ấy quay cuồng trong đầu óc khổ sở của Vangiăng, như một nắm bụi tung trong gió lốc. Ông nhìn kỹ ngách Giăngrô; ngách bị nghẽn thật sự. Bóng sẫm của người canh nằm sóng sượt trên mặt đường giãi ánh trăng. Đi lên tức là sa vào người ấy. Quay trở lại sẽ rơi vào tay Giave. Giăng Vangiăng thấy mình như sa vào một cái lưới đương từ từ thắt lại.
Thất vọng, ông ngẩng lên nhìn trời.
IV
MÒ MẪM ĐỂ TRỐN
Để hiểu những điều xảy ra sau này, phải hình dung một cách chính xác cái ngõ Đơroamuyrơ và đặc biệt cái góc tường ở bên tay trái. Khi người ta đi từ phố Pôlôngxô để vào cái ngõ này. Ngõ Đơroamuyrơ bên tay phải, cho đến cái phố nhỏ Pichpuýt, hoàn toàn chỉ có những ngôi nhà trông có vẻ nghèo, xấu, bên tay trái thì chỉ có một ngôi nhà trông nghiêm nghị, gồm nhiều nhà ở, cứ cao dần lên, một hai tầng gác cho đến phố nhỏ Pichpuýt, như thế là ngôi nhà này rất cao về phía phố nhỏ Pichpuýt, còn về phía phố Pôlôngxô thì lại khá thấp và đến chỗ ấy, chỗ cái góc tường mà chúng tôi đã nói đến, nó hạ thấp đến mức chỉ còn có một bức tường. Bức tường này không chạy thẳng ra phố, nó thành một cái vách lùi vào trong mà hai góc tường nhô ra, cho nó khuất đi, khiến cho hai người quan sát ở phố Pôlôngxô và ở phố Đơroamuyrơ không trông thấy nó được.
Từ hai góc tường này, bức tường kéo dài ra phố Pôlôngxô đến ngôi nhà số 48 và ra phố Đơroamuyrơ, những đoạn tường này ngắn hơn nhiều, đến một ngôi nhà tối tăm mà chúng tôi đã nói đến, ở một đầu hồi của nhà này, thành ra lại có một góc tường lõm vào ở đây. Cái đầu hồi này trông u ám, chỉ có một cái cửa sổ, hay nói đúng hơn, hai cánh cửa sổ bọc một tấm kẽm và lúc nào cũng đóng kín.
Tình hình những địa điểm mà chúng tôi mô tả ở đây hoàn toàn chính xác và chắc chắn phải gợi cho những người đã ở khu này trước kia một kỷ niệm rất rõ rệt.
Toàn bộ bức vách lùi vào kia bị che bởi một cái gì như một cánh cổng lớn tiều tụy. Đó là những tấm ván ghép vuông góc một cách thô sơ không ra hình thù gì, ván phía trên rộng hơn ván phía dưới, bằng những nẹp sắt ngang. Bên cạnh có một cái cổng cho xe ra vào, kích thước bình thường; mới đục ra, chắc chưa quá năm mươi năm.
Một cây bồ đề xòe cành lá trên vách tường và phía phố Pôlôngxô lại có cây leo phủ kín.
Trong giây phút nguy hiểm đang đe dọa Giăng Vangiăng, ngôi nhà tối tăm có vẻ hoang vắng này hấp dẫn ông. Ông nhìn thoáng tất cả ngôi nhà và tự bảo, nếu vào được ngôi nhà này thì có thể thoát nạn. Ông vụt nghĩ như vậy và hy vọng. Lưng chừng bề mặt ngôi nhà quay ra phố Đơroamuyrơ này, ở tất cả các cửa sổ các tầng gác, đều có những chậu hình phẫu bằng chì. Một cái ống chính chia thành nhiều nhánh dẫn đến những chậu kia, như hình một cái cây. Những ống ấy với hàng trăm nhánh cong queo của nó giống như những cành nho già trụi lá quằn quèo trước cửa những vườn trại cũ.
Cái cây kỳ quặc mọc trên tường ấy với những cành bằng tôn và bằng sắt là vật liệu đập vào mắt Giăng Vangiăng. Ông đặt Côdét dựa vào một cái trụ bên đường, dặn em bé ngồi im lặng và chạy tới chỗ cái ống sà xuống sát mặt đất. May ra có thể leo lên từ đó và trèo vào trong nhà. Nhưng cái ống đã nát không dùng được nữa và gắn rất lỏng lẻo vào tường. Vả lại tất cả những cửa sổ của ngôi nhà im lặng này đều bịt gióng sắt dày, cả những cửa sổ sát mái cũng vậy và ánh trăng đang dọi vào mặt này của ngôi nhà ấy, người theo dõi ở đầu phố đàng kia có thể nhìn thấy Giăng Vangiăng trèo lên đấy. Rồi con Côdét thì làm sao? Làm thế nào đẩy Côdét lên một mái nhà gác ba tầng?
Giăng Vangiăng đành bỏ ý định leo lên theo cái ống kia và ông đi men theo tường để trở về phố Pôlôngxô.
Khi tới cái vách tường lùi vào, nơi ông đã đặt Côdét, ông nhận ra rằng ở đó không ai có thể nhìn thấy ông. Như chúng tôi đã giải thích ở trên, ở chỗ này không ai có thể nhìn thấy Giăng Vangiăng, dù người ấy đứng ở đâu. Thêm vào đó ông ta lại đang ở trong bóng tối. Và ở đó có hai cái cửa, may ra có thể xô hai cái cửa ấy mà vào. Bức tường trên có cây bồ đề và cây leo chắc là giáp với một cái vườn mà ông có thể ẩn mình được, tuy rằng lúc này cây chưa có lá và ông có thể ở đấy cho đến hết đêm.
Thời gian trôi qua, cần phải hành động nhanh. Ông đẩy thử cái cổng xe và nhận ra ngay là nó bị chặn ở cả hai phía trong và phía ngoài. Ông lại gần cổng lớn với nhiều hy vọng hơn. Cái cổng đã mục nát, rất tồi tàn và vì nó rộng quá cho nên lại càng không chắc, các tấm ván đã mục, các nẹp sắt - chỉ có ba nẹp thôi - đã rỉ hoen cả. Ông tin là có thể chọc thủng cái cổng mọt ấy. Nhưng xem kỹ ông thấy cái cổng ấy không phải là một cái cổng. Không có chốt, không có nẹp sắt, không có khóa, không có kẽ hở ở giữa. Những nẹp sắt chạy ngang cả mặt cổng, không có chỗ nào đứt quãng. Qua những lỗ hổng của những tấm ván ấy, nhìn thấy những viên đá to, đá nhỏ gắn xi măng một cách xơ sài mà người qua đường cách đây mười năm còn trông thấy. Cuối cùng ông kinh hoàng nhận ra rằng cái hình thức cổng ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài bằng gỗ của một bức tường xây. Có thể dễ dàng dứt đi một tấm ván, nhưng người ta sẽ chạm trán với một bức tường.