Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 51
III
HAI BẤT HẠNH HỢP THÀNH HẠNH PHÚC
Hôm sau, tảng sáng, Giăng Vangiăng vẫn còn ngồi bên giường Côdét. Ông ngồi lặng yên, chờ con bé dậy.
Một cái gì mới lạ nảy nở trong tâm hồn Giăng Vangiăng.
Ông chưa từng biết yêu bao giờ. Hai mươi lăm năm nay, một thân ông trơ trọi trên đời. Ông chưa hề làm cha, làm người yêu, làm chồng, làm bạn. Trong tù thì xấu tính xấu nết, lầm lì, trai giới, dốt nát, dữ tợn. Tấm lòng người tù già ấy còn lắm điều trinh khiết. Người chị và mấy đứa cháu chỉ còn là những hình ảnh phai mờ, xa xôi, hầu như không còn gì nữa. Ông đã hết sức thăm dò tìm kiếm mà không thấy, nên rồi cũng quên mất. Con người vẫn thế. Những kỷ niệm êm đềm thời niên thiếu, nếu có đi nữa, cũng đã chìm trong vực thẳm.
Lúc thấy Côdét, lúc bắt nó mang về, lúc giải thoát được cho nó, ông thấy lòng mình bồi hồi xúc động.
Những tình cảm thiết tha, trìu mến thức dậy trong lòng, trút cả vào con bé. Ông lại gần giường nó ngủ, run run sung sướng. Ông thấy lòng quặn đau như lòng người mẹ, mà không biết nó là cái gì. Trái tim lúc bắt đầu yêu có những xúc động lớn lao, lạ lùng; thật là huyền bí, êm đềm.
Thương thay, tấm lòng già còn thơ dại.
Nhưng vì ông đã năm mươi lăm tuổi mà Côdét mới lên tám nên tất cả yêu đương mà trái tim ông suốt đời có thể chứa đựng được đã hòa tan thành một nguồn ánh sáng êm đềm không sao tả được.
Đây là lần thứ hai trong đời Giăng Vangiăng được thấy màu trắng hiển hiện. Trước kia, ông giám mục đã làm thức tỉnh đạo đức, rạng rỡ như buổi bình minh, bây giờ Côdét thức tỉnh tình yêu trong lòng ông, như buổi bình minh thứ hai.
Những ngày đầu trôi qua trong cảnh xán lạn đó.
Về phần Côdét cũng vậy, Côdét cũng biến đổi, nhưng tội nghiệp, nào nó có biết đâu. Nó xa mẹ từ ngày còn bé tí, nay không còn nhớ gì nữa. Côdét cũng như mọi trẻ khác, giống như cành nho con, gặp gì cũng quấn lấy, nó tìm để mà yêu. Nhưng nào có được. Ai ai cũng ruồng rẫy nó, từ vợ chồng Tênácđiê, đến hai đứa con, cả trẻ khác nữa. Nó mới yêu con chó thì con chó lăn ra chết. Chẳng ai thèm chơi với nó, cái gì cũng muốn xa nó. Như đã nói ở trên, mà nói ra thì thật là bi thảm, con bé mới tám tuổi đầu mà lòng đã nguội lạnh. Có phải lỗi ở nó đâu, đâu có phải con bé không biết yêu, song, có ai đâu để mà yêu chứ. Thành ra ngay từ hôm đầu, nó thương yêu ông già thắm thiết. Nó có một cảm giác lạ lùng chưa từng thấy bao giờ; lòng nó như bừng nở.
Mắt nó nom ông già không thấy già nua, nghèo khổ. Nó thấy Giăng Vangiăng đẹp tựa như nó thấy căn nhà này xinh vậy.
Đó là những ảo ảnh mà bình minh, ngày thơ ấu, tuổi thanh xuân, hạnh phúc đem lại. Cảnh vật mới mẻ, cuộc sống mới mẻ cũng có phần tác động nữa. Không có gì đẹp bằng những màu sắc long lanh của hạnh phúc trong một gian nhà tiều tụy. Trong quá khứ, chúng ta đều có một cái ổ xanh tươi.
Thiên nhiên, cái khoảng cách dài năm mươi năm đã đào một cái hố sâu giữa Giăng Vangiăng và Côdét. Cái hố ngăn cách ông đã được số mệnh lấp bằng. Số mệnh đã đột ngột gắn liền với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi, hai cuộc đời bật rễ, khác nhau về lứa tuổi mà giống nhau về tóc tang. Cuộc đời này bổ sung cho cuộc đời kia. Bản năng dẫn Côdét đi tìm một người cha, bản năng dẫn Giăng Vangiăng đi tìm một người con. Gặp nhau là đã tìm thấy nhau rồi. Khi hai cái bàn tay của họ chạm vào nhau thì tức khắc đã gắn liền với nhau, cùng trong một phút giây huyền bí. Khi hai tâm hồn ấy trông thấy nhau thì đã nhận ra nhau, người nọ nhận ra ở người kia con người mà họ đang cần; và họ đã ôm chặt lấy nhau.
Dùng danh từ với cái nghĩa dễ hiểu nhất và tuyệt vời nhất, ta có thể nói rằng, cách biệt với tất cả cuộc đời như giữa những bức tường của nhà mồ, Giăng Vangiăng là người đàn ông góa bụa, Côdét là đứa trẻ mồ côi. Trong hoàn cảnh ấy Giăng Vangiăng đã trở thành, một cách thiêng liêng, người cha của Côdét.
Thực ra cái cảm giác huyền bí mà Côdét thấy trong rừng sâu, khi bàn tay Giăng Vangiăng nắm tay em trong bóng tối, không phải là một ảo tưởng mà là một điều có thực. Giăng Vangiăng đến với em bé ấy tức là Chúa đã đến với em.
Giăng Vangiăng đã khéo chọn được nơi này mà ẩn náu. Hình như được hoàn toàn yên thân.
Căn buồng mà ông cùng với Côdét ở, có cửa sổ trông ra phố. Cả nhà chỉ có độc một cái cửa sổ này, nên không sợ có kẻ nào nhòm nom vào được, cả hai bên hay từ trước mặt cũng thế.
Tầng dưới ngôi nhà số 50-52 là một cái kho đổ nát, dùng làm nơi chứa xe của bọn hàng rau, nhà dưới không có lối nào lên tầng trên được. Sàn gác không đục cửa, không có cầu thang, thành thử tầng trên tầng dưới cách biệt hẳn nhau như có một cái màng ngăn vậy. Tầng trên có nhiều buồng và mấy gian gác xép, bà già giúp việc Giăng Vangiăng ở một gian, còn thì bỏ không cả.
Bà già này gọi là người thuê nhà chính cho đẹp, chứ thật ra chỉ có nhiệm vụ gác cổng. Bà ấy đã cho Giăng Vangiăng thuê lại cái buồng, đúng hôm lễ Giáng sinh. Ông tự xưng là một nhà tư sản bị khánh kiệt trong vụ quốc trái Tây Ban Nha, nên ông đến đây ở với đứa cháu gái. Ông trả tiền nhà trước sáu tháng và nhờ bà già sắm cho ít đồ đạc bày biện trong buồng như ta vừa thấy. Bà ấy đã chu đáo đốt lò và sửa soạn mọi thứ, tối hôm ấy ông đưa đứa nhỏ về.
Mấy tuần lễ qua. Hai con người ấy sống sung sướng trong căn nhà khốn khổ. Vừa bảnh mắt đã thấy Côdét cười, nói bi bô, ca hát. Trẻ đứa nào sáng dậy chả hát như chim hót. Đôi khi Giăng Vangiăng cầm cái bàn tay nhỏ tím bầm, nứt nẻ, và nâng lên môi hôn. Đứa trẻ xưa nay chỉ biết có roi vọt không hiểu gì cả và bẽn lẽn chạy ra.
Cũng có lúc em nghiêm nghị ngắm nhìn cái áo dài đen của em. Côdét không mặc áo rách nữa mà bận đồ tang. Em đã ra khỏi cảnh nghèo khổ và bước vào cảnh đời.
Giăng Vangiăng bắt đầu dạy chữ cho Côdét. Thỉnh thoảng khi dạy Côdét đánh vần, ông nhớ lại ông đã tập đọc ở nhà lao với ý định là để làm điều xấu, nay hóa ra để dạy một đứa trẻ học và người tù khổ sai mỉm cười cái nụ cười trầm tư của thiên thần.
Ông cảm thấy có sự xếp đặt trước của bề trên, một ý muốn không phải của người đời và ông đắm đuối trong mơ mộng. Những ý tốt lành cũng sâu thẳm như những mưu đồ xấu xa.
Bấy giờ hầu như tất cả cuộc đời của Giăng Vangiăng chỉ là để dạy Côdét học và cho Côdét chơi. Ông lại còn đem chuyện mẹ nó kể cho nó nghe và bảo nó cầu kinh.
Nó gọi Giăng Vangiăng là cha; nó không biết ông còn có tên gì khác.
Ông ngồi ngắm nó hết mặc áo rồi lại cởi áo cho búp bê, nghe nó nói rúc ra rúc rích hàng giờ không chán. Từ nay, ông thấy cuộc đời đầy ý nghĩa, người đời ai cũng tử tế, công bằng; trong thâm tâm ông không oán trách gì ai cả. Bây giờ, con bé ấy nó yêu mến ông, thì chẳng tội gì mà không sống rõ lâu nữa. Côdét như một luồng ánh sáng êm dịu rọi vào tương lai ông. Người ta tốt đến đâu cũng không tránh khỏi những ý ích kỷ. Đôi khi ông có ý mừng khi thấy Côdét sau này sẽ chẳng nhan sắc gì.
Sau đây chỉ là một ý kiến riêng. Để nói hết, thì chúng tôi nghĩ rằng từ khi Giăng Vangiăng đem lòng thương yêu Côdét như thế, thì mối tình ấy là khoản viện trợ giúp cho ông tiếp tục sống một đời sống nhân hậu. Ông vừa được thấy lòng độc ác của người đời, cái xã hội khốn nạn, dưới những khía cạnh mới; những khía cạnh này chưa đầy đủ và chỉ biểu hiện một mặt của sự thật: số phận người đàn bà trong hình ảnh Phăngtin, quyền lực của nhà nước trong nhân vật Giave. Ông lại phải vào tù, lần này vào tù vì một điều thiện. Cuộc đời lại tràn ngập những nỗi đắng cay. Ông lại chán nản, ngã lòng. Đôi khi, hình ảnh ông giám mục cũng bị che lấp, tuy sau này lại hiện lên rực rỡ, vinh quang; nhưng dù sao hình ảnh thiêng liêng ấy cũng mờ yếu dần. Biết đâu Giăng Vangiăng chẳng sắp nản lòng và sa ngã lượt nữa? Nhưng ông yêu, nên lòng thêm mạnh mẽ. Lúc bấy giờ than ôi, ông cũng đương bước cao bước thấp chẳng kém gì Côdét. Ông che chở cho Côdét, Côdét làm cho lòng ông thêm vững vàng. Ông dắt Côdét đi trên đường đời và nhờ Côdét, ông mạnh bước vào con đường đạo đức. Côdét nương tựa vào ông, còn ông, ông tựa vào Côdét mà sống. Số phận con người điều hòa như vậy, thật là bí ẩn huyền diệu vô cùng.
IV
NHỮNG NHẬN XÉT CỦA BÀ CHÁNH TRƯƠNG
Giăng Vangiăng cẩn thận không ra khỏi nhà ban ngày bao giờ. Chiều nào cũng đợi lúc nhá nhem tối ông mới đi chơi độ một, hai tiếng đồng hồ, đôi khi một mình, nhưng thường thì dắt Côdét đi theo; có đi cũng chọn những con đường phụ bên cạnh đại lộ, rất vắng vẻ hoặc vào các nhà thờ lúc tối mịt; ông ưa nhất vào nhà thờ Xanh Mêđa là nhà thờ gần nhất. Khi ông đi một mình thì Côdét ở nhà với bà già. Nó thích được đi chơi với ông hơn; ngay những lúc rủ rỉ rất lý thú với Catơrin nó cũng không thích bằng. Ông dắt tay nó, vừa đi vừa kể những câu chuyện vui vui.
Côdét sống những ngày vui vẻ.
Bà già thì làm việc nhà, nấu ăn và đi chợ.
Đời sống đạm bạc, như của người túng bấn, tuy trong nhà bao giờ cũng đốt ngọn lửa nhỏ trong lò sưởi. Đồ đạc vẫn y nguyên như ngày đầu; duy chỉ có cái cửa ngăn phòng Côdét bằng kính thì ông thay bằng cửa gỗ bịt kín.
Ông vẫn mặc cái áo khoác vàng, cái quần chẽ màu đen, vẫn đội cái mũ dạ cũ. Ra đường, ai cũng tưởng ông là kẻ nghèo khó. Có khi có những bà hảo tâm quay lại cho ông một xu. Giăng Vangiăng nhận tiền rồi kính cẩn vái chào. Cũng có khi ông gặp một người rách rưới đi ăn xin; thế là ông nhìn phía sau xem có ai trông thấy mình không, rồi rón rén đến gần, dúi cho một đồng tiền, thường là một đồng hào bạc, và rảo cẳng bước đi cho nhanh. Làm thế cũng có điều bất lợi. Trong xóm nhiều người bắt đầu biết ông và gọi ông là kẻ ăn mày hay bố thí.
Bà già thuê chung nhà, vốn là người quàu quạu, lúc nào cũng chỉ rình rình ghen tị kẻ khác; mụ thường dò xét Giăng Vangiăng luôn mà ông không hề biết. Mụ hơi nghễnh ngãng, nên lại càng bép xép tợn. Dĩ vãng còn để lại cho mụ hai cái răng, một cái ở hàm trên, một cái ở hàm dưới, lúc nào cũng cộc vào nhau. Mụ hỏi dò Côdét; con bé chẳng biết gì nên cũng chẳng nói được gì, ngoài cái chuyện nó ở Môngphécmây lên đây. Một buổi sáng, mụ thấy Giăng Vangiăng vào một căn buồng bỏ trống, coi có vẻ khác ý. Mụ vội rón rén đi theo như con mèo già; mụ nhòm qua khe cửa nhìn ông mà ông không biết. Ý chừng ông cũng đề phòng cẩn thận nên quay lưng ra phía cửa. Mụ thấy ông lục túi lấy ra một cái bao có cái kéo và sợi chỉ; ông tháo lần lót ở vạt bên cái áo khoác, lôi ra một mảnh giấy vàng vàng rồi mở ra. Mụ nhận ra là tờ giấy bạc một ngàn quan, mụ choáng váng cả người. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, lần này là lần thứ hai thứ ba gì đó mụ mới được trông thấy tờ giấy bạc một ngàn. Mụ hãi quá, chạy biến đi.
Một lát sau, Giăng Vangiăng tìm mụ nhờ đi đổi hộ tờ giấy bạc một ngàn, nói là tiền lời tiết kiệm mới lĩnh ngày hôm qua. Mụ nghĩ bụng: - Lĩnh ở đâu? Mãi sáu giờ tối lão ta mới đi, mà kho bạc nhà nước đâu có mở vào giờ đấy. Mụ đi đổi tờ giấy và cứ phỏng đoán thế này thế khác. Tờ giấy bạc một ngàn được bàn tán và nhân lên thành đầu đề của vô số những câu chuyện kinh ngạc trong đám đàn bà rỗi mồm ở phố Vinhơ Xanh Mácxen.
Mấy hôm sau, chợt có lần Giăng Vangiăng cởi áo khoác ra cửa gỗ ở ngoài hành lang. Mụ già thì quét dọn ở trong buồng có một mình; lúc ấy Côdét mải thích thú ngắm nhìn những mảnh gỗ vừa xẻ. Mụ thấy cái áo khoác mắc trên một cái đinh; mụ nhìn kỹ: chỗ lót đã khâu kín lại. Mụ già nắn rõ kỹ thì hình như thấy hai bên vạt áo và những chỗ lót cồm cộm những giấy. Thôi chắc là toàn giấy bạc một ngàn rồi!
Mụ còn thấy ở túi áo vô khối thứ: ngoài kéo, kim, chỉ đã nom thấy hôm nọ, còn có một cái ví lớn, một con dao to tướng và mấy bọ tóc giả các màu, cái đó mới đáng nghi. Mỗi túi áo ra vét là một cái cẩm nang để đề phòng những việc bất trắc.
Ngày qua tháng lại, chẳng mấy chốc mà mùa đông đã tàn.
V
MỘT ĐỒNG NĂM PHƠRĂNG RƠI XUỐNG ĐẤT KÊU THÀNH TIẾNG
Gần nhà thờ Xanh Mêđa, thường có một người nghèo khó ngồi co ro trên bờ giếng công cộng nay đã bỏ không; Giăng Vangiăng hay cho người ấy tiền, không mấy khi đi qua mà không cho vài xu. Đôi khi còn hỏi chuyện nữa. Những kẻ ghen ghét người ăn mày kia thường bảo lão ta là đồ mật thám. Trước kia lão ta quét dọn nhà thờ, nay đã bảy mươi lăm tuổi, lúc nào miệng cũng lẩm bẩm cầu kinh.
Một tối, Giăng Vangiăng đi qua chỗ ấy một mình không dắt theo Côdét; ông vẫn thấy người ăn mày ngồi chỗ cũ, dưới cột đèn vừa mới thắp. Cũng giống như mọi ngày, người lão lom khom xuống và hình như vẫn cầu kinh. Giăng Vangiăng đến gần, đưa tiền bố thí vào tận tay lão. Lão vụt ngước mắt lên, nhìn chòng chọc Giăng Vangiăng, rồi lại vội cúi đầu xuống. Thật nhanh như chớp. Giăng Vangiăng giật bắn mình. Dưới ánh đèn, hình như ông thoáng thấy một cái mặt ghê gớm, quen quen, chứ không phải cái mặt lờ đờ, ngớ ngẩn của lão quét dọn nhà thờ. Ông có cảm giác như người ở trong bóng tối bỗng chạm trán một con cọp. Ông hết vía lùi lại, người ngây đờ ra, không dám thở, không dám nói, đứng lại cũng không dám mà chạy trốn cũng không; ông nhìn kỹ người ăn mày đã cúi gằm xuống, đầu che một mảnh giẻ, làm như không biết có ông đứng đấy nữa. Giây phút lạ lùng ấy, linh tính, có lẽ là bản năng sinh tồn, xui ông không nên hé môi nói một lời. Người ăn mày, vẫn cái tầm vóc ấy, vẫn bộ quần áo tả tơi, vẫn hình dáng mọi ngày. Giăng Vangiăng tự bảo:
- Quái! Mình điên à! Mê ngủ rồi! Vô lý!
Hôm ấy, ông về nhà, lòng vô cũng bối rối.
Ông không dám quả quyết với mình rằng cái mặt ông vừa thoáng thấy là mặt thằng Giave.
Đêm ấy nghĩ ngợi mãi, ông tiếc sao không hỏi chuyện người kia để bắt nó phải ngẩng mặt lên lượt nữa.
Chập tối hôm sau, ông lại ra chỗ ấy. Người ăn mày vẫn ngồi nguyên chỗ cũ. Giăng Vangiăng cho lão một xu và quả quyết nói: “Chào ông lão”. Người ăn mày ngẩng đầu lên, rầu rĩ đáp: “Xin đa tạ ông”. Đúng là lão quét nhà thờ.
Giăng Vangiăng thấy hoàn toàn yên dạ. Ông cười một mình nghĩ thầm: thế quái nào hôm qua lại trông ra thằng Giave được? Không biết mình có quáng gà không đây. Rồi ông không nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Mấy hôm sau, lúc ấy khoảng tám giờ tối, ông đang ở trong buồng dạy Côdét tập đánh vần lên thành tiếng thì nghe thấy cửa dưới nhà mở ra rồi đóng lại. Ông lấy làm lạ. Nhà chỉ có độc một bà già; mụ cứ chập tối là đi ngủ để khỏi tốn nến. Ông ra hiệu cho Côdét im tiếng. Có tiếng người lên thang gác. Cùng lắm, có thể là mụ già giở giời làm sao mà đi mua thuốc về. Giăng Vangiăng lắng tai nghe. Tiếng chân bước nghe nặng nề, lộp cộp như chân đàn ông; nhưng mụ già vẫn đi thứ giày to và bước chân bà già thì rất giống với bước chân đàn ông. Tuy vậy, ông cũng vụt tắt cây nến.
Ông cho Côdét đi ngủ, khẽ dặn: - Con im lặng ngủ đi nhé. Lúc ông ôm hôn trán nó thì tiếng đi bên ngoài cũng ngừng lại. Ông ngồi yên, không nhúc nhích, không lay động chiếc ghế, lưng quay ra phía cửa, không dám thở mạnh. Được một lúc khá lâu, không thấy gì ông mới khẽ quay đầu nhìn ra phía cửa: ở lỗ khóa có ánh sáng, trông như một ngôi sao quái gở mọc giữa khoảng tối đen của cánh cửa và bức tường. Đích là có người cầm nến nghe ngóng ở bên ngoài.
Mấy phút sau, cái ánh sáng ấy bỏ đi chỗ khác. Nhưng tuyệt không nghe thấy tiếng động; tức là người đến nghe trộm ngoài cửa đã tháo giầy ra.
Giăng Vangiăng để nguyên cả quần áo vật mình nằm trên giường, suốt đêm không chợp mắt.
Lúc rạng sáng, ông mệt quá thiếp đi thì có tiếng kẹt cửa ở mãi căn buồng cuối hành lang; ông tỉnh dậy. Vẫn tiếng chân người lên cầu thang tối hôm qua. Tiếng chân tiến lại gần. Ông nhảy xuống đất, áp mắt vào lỗ khóa, cũng khá to, định bụng xem người ấy là ai mà đêm hôm lại vào nhà mình mà nghe trộm như thế. Quả nhiên thấy một người đàn ông đi qua, nhưng lần này thì không dừng lại ở trước cửa buồng nữa. Ngoài hành lang, lúc bấy giờ còn tối, không được rõ mặt. Nhưng khi người ấy đến đầu cầu thang thì có ánh sáng bên ngoài chiếu vào, làm nổi rõ cái bóng đen đang đi; Giăng Vangiăng nom rõ phía sau lưng. Người ấy cao lớn, mặc một cái áo khoác dài, nách cắp một cái dùi cui. Đích thị là cái thân hình vạm vỡ của Giave.
Giăng Vangiăng có thể ra cửa sổ trông ra đường, nhìn lại cho rõ. Nhưng lại phải mở cửa, ông không dám.
Tất nhiên người ấy phải có chìa khóa riêng nên mới ra vào tự nhiên như ở nhà mình như thế. Chìa khóa ấy ai cho? Thế này là thế nào?
Đến bảy giờ sáng, bà già vào buồng dọn dẹp; Giăng Vangiăng nhìn mụ như muốn thăm dò, nhưng không lên tiếng hỏi. Bà già vẫn bình thường như mọi ngày.
Vừa quét nhà mụ vừa bảo:
- Chắc đêm qua ông cũng nghe thấy có người vào nhà chứ?
Đến tuổi ấy mà lại ở cái phố ấy thì mới tám giờ tối cũng đã gọi là đêm sâu rồi. Ông cố lấy giọng điềm tĩnh trả lời:
- Ừ, có. Ai thế?
- Một người thuê nhà mới nữa.
- Tên là gì?
- Cũng chả nhớ. Cái ông Đuymông hay là Đômông gì đó, cũng chẳng biết. Đại khái như thế.
- Thế ông Đômông ấy làm gì?
Bà già ranh mãnh nhìn ông, đáp:
- Ấy, cũng sống về lợi tức tiết kiệm như ông đấy.
Có lẽ mụ chẳng có ác ý gì. Nhưng Giăng Vangiăng thì đem lòng ngờ vực.
Khi mụ ra khỏi cửa, ông mở tủ lấy ra số tiền một trăm phơrăng có trong tủ, cuộn lại rồi bỏ vào túi. Mặc dầu ông đã rất gượng nhẹ chân tay để người ngoài khỏi nghe thấy tiền xủng xẻng, một đồng một trăm xu cũng lọt tay rơi xuống rồi lăn leng keng trên sàn gạch.
Trời nhá nhem, ông xuống nhà nhìn tứ phía rất cẩn thận. Không một bóng người. Đường vắng tanh vắng ngắt. Duy chỉ sợ có người nào nấp sau cây.
Ông lại lên gác, bảo Côdét:
- Đi, con.
Ông dắt tay con bé, hai người bước ra đường.
HAI BẤT HẠNH HỢP THÀNH HẠNH PHÚC
Hôm sau, tảng sáng, Giăng Vangiăng vẫn còn ngồi bên giường Côdét. Ông ngồi lặng yên, chờ con bé dậy.
Một cái gì mới lạ nảy nở trong tâm hồn Giăng Vangiăng.
Ông chưa từng biết yêu bao giờ. Hai mươi lăm năm nay, một thân ông trơ trọi trên đời. Ông chưa hề làm cha, làm người yêu, làm chồng, làm bạn. Trong tù thì xấu tính xấu nết, lầm lì, trai giới, dốt nát, dữ tợn. Tấm lòng người tù già ấy còn lắm điều trinh khiết. Người chị và mấy đứa cháu chỉ còn là những hình ảnh phai mờ, xa xôi, hầu như không còn gì nữa. Ông đã hết sức thăm dò tìm kiếm mà không thấy, nên rồi cũng quên mất. Con người vẫn thế. Những kỷ niệm êm đềm thời niên thiếu, nếu có đi nữa, cũng đã chìm trong vực thẳm.
Lúc thấy Côdét, lúc bắt nó mang về, lúc giải thoát được cho nó, ông thấy lòng mình bồi hồi xúc động.
Những tình cảm thiết tha, trìu mến thức dậy trong lòng, trút cả vào con bé. Ông lại gần giường nó ngủ, run run sung sướng. Ông thấy lòng quặn đau như lòng người mẹ, mà không biết nó là cái gì. Trái tim lúc bắt đầu yêu có những xúc động lớn lao, lạ lùng; thật là huyền bí, êm đềm.
Thương thay, tấm lòng già còn thơ dại.
Nhưng vì ông đã năm mươi lăm tuổi mà Côdét mới lên tám nên tất cả yêu đương mà trái tim ông suốt đời có thể chứa đựng được đã hòa tan thành một nguồn ánh sáng êm đềm không sao tả được.
Đây là lần thứ hai trong đời Giăng Vangiăng được thấy màu trắng hiển hiện. Trước kia, ông giám mục đã làm thức tỉnh đạo đức, rạng rỡ như buổi bình minh, bây giờ Côdét thức tỉnh tình yêu trong lòng ông, như buổi bình minh thứ hai.
Những ngày đầu trôi qua trong cảnh xán lạn đó.
Về phần Côdét cũng vậy, Côdét cũng biến đổi, nhưng tội nghiệp, nào nó có biết đâu. Nó xa mẹ từ ngày còn bé tí, nay không còn nhớ gì nữa. Côdét cũng như mọi trẻ khác, giống như cành nho con, gặp gì cũng quấn lấy, nó tìm để mà yêu. Nhưng nào có được. Ai ai cũng ruồng rẫy nó, từ vợ chồng Tênácđiê, đến hai đứa con, cả trẻ khác nữa. Nó mới yêu con chó thì con chó lăn ra chết. Chẳng ai thèm chơi với nó, cái gì cũng muốn xa nó. Như đã nói ở trên, mà nói ra thì thật là bi thảm, con bé mới tám tuổi đầu mà lòng đã nguội lạnh. Có phải lỗi ở nó đâu, đâu có phải con bé không biết yêu, song, có ai đâu để mà yêu chứ. Thành ra ngay từ hôm đầu, nó thương yêu ông già thắm thiết. Nó có một cảm giác lạ lùng chưa từng thấy bao giờ; lòng nó như bừng nở.
Mắt nó nom ông già không thấy già nua, nghèo khổ. Nó thấy Giăng Vangiăng đẹp tựa như nó thấy căn nhà này xinh vậy.
Đó là những ảo ảnh mà bình minh, ngày thơ ấu, tuổi thanh xuân, hạnh phúc đem lại. Cảnh vật mới mẻ, cuộc sống mới mẻ cũng có phần tác động nữa. Không có gì đẹp bằng những màu sắc long lanh của hạnh phúc trong một gian nhà tiều tụy. Trong quá khứ, chúng ta đều có một cái ổ xanh tươi.
Thiên nhiên, cái khoảng cách dài năm mươi năm đã đào một cái hố sâu giữa Giăng Vangiăng và Côdét. Cái hố ngăn cách ông đã được số mệnh lấp bằng. Số mệnh đã đột ngột gắn liền với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi, hai cuộc đời bật rễ, khác nhau về lứa tuổi mà giống nhau về tóc tang. Cuộc đời này bổ sung cho cuộc đời kia. Bản năng dẫn Côdét đi tìm một người cha, bản năng dẫn Giăng Vangiăng đi tìm một người con. Gặp nhau là đã tìm thấy nhau rồi. Khi hai cái bàn tay của họ chạm vào nhau thì tức khắc đã gắn liền với nhau, cùng trong một phút giây huyền bí. Khi hai tâm hồn ấy trông thấy nhau thì đã nhận ra nhau, người nọ nhận ra ở người kia con người mà họ đang cần; và họ đã ôm chặt lấy nhau.
Dùng danh từ với cái nghĩa dễ hiểu nhất và tuyệt vời nhất, ta có thể nói rằng, cách biệt với tất cả cuộc đời như giữa những bức tường của nhà mồ, Giăng Vangiăng là người đàn ông góa bụa, Côdét là đứa trẻ mồ côi. Trong hoàn cảnh ấy Giăng Vangiăng đã trở thành, một cách thiêng liêng, người cha của Côdét.
Thực ra cái cảm giác huyền bí mà Côdét thấy trong rừng sâu, khi bàn tay Giăng Vangiăng nắm tay em trong bóng tối, không phải là một ảo tưởng mà là một điều có thực. Giăng Vangiăng đến với em bé ấy tức là Chúa đã đến với em.
Giăng Vangiăng đã khéo chọn được nơi này mà ẩn náu. Hình như được hoàn toàn yên thân.
Căn buồng mà ông cùng với Côdét ở, có cửa sổ trông ra phố. Cả nhà chỉ có độc một cái cửa sổ này, nên không sợ có kẻ nào nhòm nom vào được, cả hai bên hay từ trước mặt cũng thế.
Tầng dưới ngôi nhà số 50-52 là một cái kho đổ nát, dùng làm nơi chứa xe của bọn hàng rau, nhà dưới không có lối nào lên tầng trên được. Sàn gác không đục cửa, không có cầu thang, thành thử tầng trên tầng dưới cách biệt hẳn nhau như có một cái màng ngăn vậy. Tầng trên có nhiều buồng và mấy gian gác xép, bà già giúp việc Giăng Vangiăng ở một gian, còn thì bỏ không cả.
Bà già này gọi là người thuê nhà chính cho đẹp, chứ thật ra chỉ có nhiệm vụ gác cổng. Bà ấy đã cho Giăng Vangiăng thuê lại cái buồng, đúng hôm lễ Giáng sinh. Ông tự xưng là một nhà tư sản bị khánh kiệt trong vụ quốc trái Tây Ban Nha, nên ông đến đây ở với đứa cháu gái. Ông trả tiền nhà trước sáu tháng và nhờ bà già sắm cho ít đồ đạc bày biện trong buồng như ta vừa thấy. Bà ấy đã chu đáo đốt lò và sửa soạn mọi thứ, tối hôm ấy ông đưa đứa nhỏ về.
Mấy tuần lễ qua. Hai con người ấy sống sung sướng trong căn nhà khốn khổ. Vừa bảnh mắt đã thấy Côdét cười, nói bi bô, ca hát. Trẻ đứa nào sáng dậy chả hát như chim hót. Đôi khi Giăng Vangiăng cầm cái bàn tay nhỏ tím bầm, nứt nẻ, và nâng lên môi hôn. Đứa trẻ xưa nay chỉ biết có roi vọt không hiểu gì cả và bẽn lẽn chạy ra.
Cũng có lúc em nghiêm nghị ngắm nhìn cái áo dài đen của em. Côdét không mặc áo rách nữa mà bận đồ tang. Em đã ra khỏi cảnh nghèo khổ và bước vào cảnh đời.
Giăng Vangiăng bắt đầu dạy chữ cho Côdét. Thỉnh thoảng khi dạy Côdét đánh vần, ông nhớ lại ông đã tập đọc ở nhà lao với ý định là để làm điều xấu, nay hóa ra để dạy một đứa trẻ học và người tù khổ sai mỉm cười cái nụ cười trầm tư của thiên thần.
Ông cảm thấy có sự xếp đặt trước của bề trên, một ý muốn không phải của người đời và ông đắm đuối trong mơ mộng. Những ý tốt lành cũng sâu thẳm như những mưu đồ xấu xa.
Bấy giờ hầu như tất cả cuộc đời của Giăng Vangiăng chỉ là để dạy Côdét học và cho Côdét chơi. Ông lại còn đem chuyện mẹ nó kể cho nó nghe và bảo nó cầu kinh.
Nó gọi Giăng Vangiăng là cha; nó không biết ông còn có tên gì khác.
Ông ngồi ngắm nó hết mặc áo rồi lại cởi áo cho búp bê, nghe nó nói rúc ra rúc rích hàng giờ không chán. Từ nay, ông thấy cuộc đời đầy ý nghĩa, người đời ai cũng tử tế, công bằng; trong thâm tâm ông không oán trách gì ai cả. Bây giờ, con bé ấy nó yêu mến ông, thì chẳng tội gì mà không sống rõ lâu nữa. Côdét như một luồng ánh sáng êm dịu rọi vào tương lai ông. Người ta tốt đến đâu cũng không tránh khỏi những ý ích kỷ. Đôi khi ông có ý mừng khi thấy Côdét sau này sẽ chẳng nhan sắc gì.
Sau đây chỉ là một ý kiến riêng. Để nói hết, thì chúng tôi nghĩ rằng từ khi Giăng Vangiăng đem lòng thương yêu Côdét như thế, thì mối tình ấy là khoản viện trợ giúp cho ông tiếp tục sống một đời sống nhân hậu. Ông vừa được thấy lòng độc ác của người đời, cái xã hội khốn nạn, dưới những khía cạnh mới; những khía cạnh này chưa đầy đủ và chỉ biểu hiện một mặt của sự thật: số phận người đàn bà trong hình ảnh Phăngtin, quyền lực của nhà nước trong nhân vật Giave. Ông lại phải vào tù, lần này vào tù vì một điều thiện. Cuộc đời lại tràn ngập những nỗi đắng cay. Ông lại chán nản, ngã lòng. Đôi khi, hình ảnh ông giám mục cũng bị che lấp, tuy sau này lại hiện lên rực rỡ, vinh quang; nhưng dù sao hình ảnh thiêng liêng ấy cũng mờ yếu dần. Biết đâu Giăng Vangiăng chẳng sắp nản lòng và sa ngã lượt nữa? Nhưng ông yêu, nên lòng thêm mạnh mẽ. Lúc bấy giờ than ôi, ông cũng đương bước cao bước thấp chẳng kém gì Côdét. Ông che chở cho Côdét, Côdét làm cho lòng ông thêm vững vàng. Ông dắt Côdét đi trên đường đời và nhờ Côdét, ông mạnh bước vào con đường đạo đức. Côdét nương tựa vào ông, còn ông, ông tựa vào Côdét mà sống. Số phận con người điều hòa như vậy, thật là bí ẩn huyền diệu vô cùng.
IV
NHỮNG NHẬN XÉT CỦA BÀ CHÁNH TRƯƠNG
Giăng Vangiăng cẩn thận không ra khỏi nhà ban ngày bao giờ. Chiều nào cũng đợi lúc nhá nhem tối ông mới đi chơi độ một, hai tiếng đồng hồ, đôi khi một mình, nhưng thường thì dắt Côdét đi theo; có đi cũng chọn những con đường phụ bên cạnh đại lộ, rất vắng vẻ hoặc vào các nhà thờ lúc tối mịt; ông ưa nhất vào nhà thờ Xanh Mêđa là nhà thờ gần nhất. Khi ông đi một mình thì Côdét ở nhà với bà già. Nó thích được đi chơi với ông hơn; ngay những lúc rủ rỉ rất lý thú với Catơrin nó cũng không thích bằng. Ông dắt tay nó, vừa đi vừa kể những câu chuyện vui vui.
Côdét sống những ngày vui vẻ.
Bà già thì làm việc nhà, nấu ăn và đi chợ.
Đời sống đạm bạc, như của người túng bấn, tuy trong nhà bao giờ cũng đốt ngọn lửa nhỏ trong lò sưởi. Đồ đạc vẫn y nguyên như ngày đầu; duy chỉ có cái cửa ngăn phòng Côdét bằng kính thì ông thay bằng cửa gỗ bịt kín.
Ông vẫn mặc cái áo khoác vàng, cái quần chẽ màu đen, vẫn đội cái mũ dạ cũ. Ra đường, ai cũng tưởng ông là kẻ nghèo khó. Có khi có những bà hảo tâm quay lại cho ông một xu. Giăng Vangiăng nhận tiền rồi kính cẩn vái chào. Cũng có khi ông gặp một người rách rưới đi ăn xin; thế là ông nhìn phía sau xem có ai trông thấy mình không, rồi rón rén đến gần, dúi cho một đồng tiền, thường là một đồng hào bạc, và rảo cẳng bước đi cho nhanh. Làm thế cũng có điều bất lợi. Trong xóm nhiều người bắt đầu biết ông và gọi ông là kẻ ăn mày hay bố thí.
Bà già thuê chung nhà, vốn là người quàu quạu, lúc nào cũng chỉ rình rình ghen tị kẻ khác; mụ thường dò xét Giăng Vangiăng luôn mà ông không hề biết. Mụ hơi nghễnh ngãng, nên lại càng bép xép tợn. Dĩ vãng còn để lại cho mụ hai cái răng, một cái ở hàm trên, một cái ở hàm dưới, lúc nào cũng cộc vào nhau. Mụ hỏi dò Côdét; con bé chẳng biết gì nên cũng chẳng nói được gì, ngoài cái chuyện nó ở Môngphécmây lên đây. Một buổi sáng, mụ thấy Giăng Vangiăng vào một căn buồng bỏ trống, coi có vẻ khác ý. Mụ vội rón rén đi theo như con mèo già; mụ nhòm qua khe cửa nhìn ông mà ông không biết. Ý chừng ông cũng đề phòng cẩn thận nên quay lưng ra phía cửa. Mụ thấy ông lục túi lấy ra một cái bao có cái kéo và sợi chỉ; ông tháo lần lót ở vạt bên cái áo khoác, lôi ra một mảnh giấy vàng vàng rồi mở ra. Mụ nhận ra là tờ giấy bạc một ngàn quan, mụ choáng váng cả người. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, lần này là lần thứ hai thứ ba gì đó mụ mới được trông thấy tờ giấy bạc một ngàn. Mụ hãi quá, chạy biến đi.
Một lát sau, Giăng Vangiăng tìm mụ nhờ đi đổi hộ tờ giấy bạc một ngàn, nói là tiền lời tiết kiệm mới lĩnh ngày hôm qua. Mụ nghĩ bụng: - Lĩnh ở đâu? Mãi sáu giờ tối lão ta mới đi, mà kho bạc nhà nước đâu có mở vào giờ đấy. Mụ đi đổi tờ giấy và cứ phỏng đoán thế này thế khác. Tờ giấy bạc một ngàn được bàn tán và nhân lên thành đầu đề của vô số những câu chuyện kinh ngạc trong đám đàn bà rỗi mồm ở phố Vinhơ Xanh Mácxen.
Mấy hôm sau, chợt có lần Giăng Vangiăng cởi áo khoác ra cửa gỗ ở ngoài hành lang. Mụ già thì quét dọn ở trong buồng có một mình; lúc ấy Côdét mải thích thú ngắm nhìn những mảnh gỗ vừa xẻ. Mụ thấy cái áo khoác mắc trên một cái đinh; mụ nhìn kỹ: chỗ lót đã khâu kín lại. Mụ già nắn rõ kỹ thì hình như thấy hai bên vạt áo và những chỗ lót cồm cộm những giấy. Thôi chắc là toàn giấy bạc một ngàn rồi!
Mụ còn thấy ở túi áo vô khối thứ: ngoài kéo, kim, chỉ đã nom thấy hôm nọ, còn có một cái ví lớn, một con dao to tướng và mấy bọ tóc giả các màu, cái đó mới đáng nghi. Mỗi túi áo ra vét là một cái cẩm nang để đề phòng những việc bất trắc.
Ngày qua tháng lại, chẳng mấy chốc mà mùa đông đã tàn.
V
MỘT ĐỒNG NĂM PHƠRĂNG RƠI XUỐNG ĐẤT KÊU THÀNH TIẾNG
Gần nhà thờ Xanh Mêđa, thường có một người nghèo khó ngồi co ro trên bờ giếng công cộng nay đã bỏ không; Giăng Vangiăng hay cho người ấy tiền, không mấy khi đi qua mà không cho vài xu. Đôi khi còn hỏi chuyện nữa. Những kẻ ghen ghét người ăn mày kia thường bảo lão ta là đồ mật thám. Trước kia lão ta quét dọn nhà thờ, nay đã bảy mươi lăm tuổi, lúc nào miệng cũng lẩm bẩm cầu kinh.
Một tối, Giăng Vangiăng đi qua chỗ ấy một mình không dắt theo Côdét; ông vẫn thấy người ăn mày ngồi chỗ cũ, dưới cột đèn vừa mới thắp. Cũng giống như mọi ngày, người lão lom khom xuống và hình như vẫn cầu kinh. Giăng Vangiăng đến gần, đưa tiền bố thí vào tận tay lão. Lão vụt ngước mắt lên, nhìn chòng chọc Giăng Vangiăng, rồi lại vội cúi đầu xuống. Thật nhanh như chớp. Giăng Vangiăng giật bắn mình. Dưới ánh đèn, hình như ông thoáng thấy một cái mặt ghê gớm, quen quen, chứ không phải cái mặt lờ đờ, ngớ ngẩn của lão quét dọn nhà thờ. Ông có cảm giác như người ở trong bóng tối bỗng chạm trán một con cọp. Ông hết vía lùi lại, người ngây đờ ra, không dám thở, không dám nói, đứng lại cũng không dám mà chạy trốn cũng không; ông nhìn kỹ người ăn mày đã cúi gằm xuống, đầu che một mảnh giẻ, làm như không biết có ông đứng đấy nữa. Giây phút lạ lùng ấy, linh tính, có lẽ là bản năng sinh tồn, xui ông không nên hé môi nói một lời. Người ăn mày, vẫn cái tầm vóc ấy, vẫn bộ quần áo tả tơi, vẫn hình dáng mọi ngày. Giăng Vangiăng tự bảo:
- Quái! Mình điên à! Mê ngủ rồi! Vô lý!
Hôm ấy, ông về nhà, lòng vô cũng bối rối.
Ông không dám quả quyết với mình rằng cái mặt ông vừa thoáng thấy là mặt thằng Giave.
Đêm ấy nghĩ ngợi mãi, ông tiếc sao không hỏi chuyện người kia để bắt nó phải ngẩng mặt lên lượt nữa.
Chập tối hôm sau, ông lại ra chỗ ấy. Người ăn mày vẫn ngồi nguyên chỗ cũ. Giăng Vangiăng cho lão một xu và quả quyết nói: “Chào ông lão”. Người ăn mày ngẩng đầu lên, rầu rĩ đáp: “Xin đa tạ ông”. Đúng là lão quét nhà thờ.
Giăng Vangiăng thấy hoàn toàn yên dạ. Ông cười một mình nghĩ thầm: thế quái nào hôm qua lại trông ra thằng Giave được? Không biết mình có quáng gà không đây. Rồi ông không nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Mấy hôm sau, lúc ấy khoảng tám giờ tối, ông đang ở trong buồng dạy Côdét tập đánh vần lên thành tiếng thì nghe thấy cửa dưới nhà mở ra rồi đóng lại. Ông lấy làm lạ. Nhà chỉ có độc một bà già; mụ cứ chập tối là đi ngủ để khỏi tốn nến. Ông ra hiệu cho Côdét im tiếng. Có tiếng người lên thang gác. Cùng lắm, có thể là mụ già giở giời làm sao mà đi mua thuốc về. Giăng Vangiăng lắng tai nghe. Tiếng chân bước nghe nặng nề, lộp cộp như chân đàn ông; nhưng mụ già vẫn đi thứ giày to và bước chân bà già thì rất giống với bước chân đàn ông. Tuy vậy, ông cũng vụt tắt cây nến.
Ông cho Côdét đi ngủ, khẽ dặn: - Con im lặng ngủ đi nhé. Lúc ông ôm hôn trán nó thì tiếng đi bên ngoài cũng ngừng lại. Ông ngồi yên, không nhúc nhích, không lay động chiếc ghế, lưng quay ra phía cửa, không dám thở mạnh. Được một lúc khá lâu, không thấy gì ông mới khẽ quay đầu nhìn ra phía cửa: ở lỗ khóa có ánh sáng, trông như một ngôi sao quái gở mọc giữa khoảng tối đen của cánh cửa và bức tường. Đích là có người cầm nến nghe ngóng ở bên ngoài.
Mấy phút sau, cái ánh sáng ấy bỏ đi chỗ khác. Nhưng tuyệt không nghe thấy tiếng động; tức là người đến nghe trộm ngoài cửa đã tháo giầy ra.
Giăng Vangiăng để nguyên cả quần áo vật mình nằm trên giường, suốt đêm không chợp mắt.
Lúc rạng sáng, ông mệt quá thiếp đi thì có tiếng kẹt cửa ở mãi căn buồng cuối hành lang; ông tỉnh dậy. Vẫn tiếng chân người lên cầu thang tối hôm qua. Tiếng chân tiến lại gần. Ông nhảy xuống đất, áp mắt vào lỗ khóa, cũng khá to, định bụng xem người ấy là ai mà đêm hôm lại vào nhà mình mà nghe trộm như thế. Quả nhiên thấy một người đàn ông đi qua, nhưng lần này thì không dừng lại ở trước cửa buồng nữa. Ngoài hành lang, lúc bấy giờ còn tối, không được rõ mặt. Nhưng khi người ấy đến đầu cầu thang thì có ánh sáng bên ngoài chiếu vào, làm nổi rõ cái bóng đen đang đi; Giăng Vangiăng nom rõ phía sau lưng. Người ấy cao lớn, mặc một cái áo khoác dài, nách cắp một cái dùi cui. Đích thị là cái thân hình vạm vỡ của Giave.
Giăng Vangiăng có thể ra cửa sổ trông ra đường, nhìn lại cho rõ. Nhưng lại phải mở cửa, ông không dám.
Tất nhiên người ấy phải có chìa khóa riêng nên mới ra vào tự nhiên như ở nhà mình như thế. Chìa khóa ấy ai cho? Thế này là thế nào?
Đến bảy giờ sáng, bà già vào buồng dọn dẹp; Giăng Vangiăng nhìn mụ như muốn thăm dò, nhưng không lên tiếng hỏi. Bà già vẫn bình thường như mọi ngày.
Vừa quét nhà mụ vừa bảo:
- Chắc đêm qua ông cũng nghe thấy có người vào nhà chứ?
Đến tuổi ấy mà lại ở cái phố ấy thì mới tám giờ tối cũng đã gọi là đêm sâu rồi. Ông cố lấy giọng điềm tĩnh trả lời:
- Ừ, có. Ai thế?
- Một người thuê nhà mới nữa.
- Tên là gì?
- Cũng chả nhớ. Cái ông Đuymông hay là Đômông gì đó, cũng chẳng biết. Đại khái như thế.
- Thế ông Đômông ấy làm gì?
Bà già ranh mãnh nhìn ông, đáp:
- Ấy, cũng sống về lợi tức tiết kiệm như ông đấy.
Có lẽ mụ chẳng có ác ý gì. Nhưng Giăng Vangiăng thì đem lòng ngờ vực.
Khi mụ ra khỏi cửa, ông mở tủ lấy ra số tiền một trăm phơrăng có trong tủ, cuộn lại rồi bỏ vào túi. Mặc dầu ông đã rất gượng nhẹ chân tay để người ngoài khỏi nghe thấy tiền xủng xẻng, một đồng một trăm xu cũng lọt tay rơi xuống rồi lăn leng keng trên sàn gạch.
Trời nhá nhem, ông xuống nhà nhìn tứ phía rất cẩn thận. Không một bóng người. Đường vắng tanh vắng ngắt. Duy chỉ sợ có người nào nấp sau cây.
Ông lại lên gác, bảo Côdét:
- Đi, con.
Ông dắt tay con bé, hai người bước ra đường.