Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 49
IX
TÊNÁCĐIÊ GIỞ THỦ ĐOẠN
Sáng hôm sau, còn đến ít ra là hai giờ đồng hồ nữa mới sáng rõ, đã thấy Tênácđiê ngồi ở bàn nơi phòng thấp dưới cửa hàng, bên ngọn nến, tay cầm bút; nó đang sáng chế cái đơn tiền trọ của ông khách áo vàng. Mụ vợ đứng cạnh khom khom cúi xuống nhìn chồng viết. Hai vợ chồng không nói với nhau một lời. Một đằng thì suy nghĩ trầm ngâm, một đằng thì chiêm ngưỡng một kỳ công của tài trí con người đang hình thành và ra ánh sáng. Trong nhà có tiếng động; Côdét đang quét cầu thang.
Sau mười lăm phút và mấy lần gạch xóa, Tênácđiê hoàn thành kiệt tác sau đây:
Đơn kê tiền trọ của ông khách buồng số 1:
Bữa ăn tối 3 phơrăng
Tiền buồng 10
Nến 5
Tiền củi sưởi 4
Hầu hạ 1
Cộng 23 phơrăng
Trong đơn, có nhiều lỗi chính tả.
Mụ vợ thấy thế thích chí reo lên, tuy còn ngài ngại:
- Hai mươi ba phơrăng!
Thằng chồng vẫn chưa được vừa ý, cũng như các bậc nghệ sĩ đại tài vậy. Nó “phừ” một tiếng.
Ấy, lúc ông Cátxtơnrít kê khoản đài thọ của nước Pháp ở hội nghị Viên,[98] ông cũng “phừ” như vậy.
[98] Hội nghị Viên, 1814-1815, sau cuộc bại trận của Napôlêông; Hội nghị này bắt nước Pháp phải bồi thường cho các nước liên minh.
Mụ vợ nghĩ đến con búp bê ông khách cho Côdét trước mặt hai đứa con gái mình. Mụ khẽ nói:
- Mình ạ, mình tính phải đấy, trả thế là phải. Đúng thì đúng nhưng sợ hơi nhiều. Chỉ sợ nó không chịu trả.
Tênácđiê lạnh lùng cười:
- Nó trả thôi!
Cái cười ấy là cái cười của kẻ cả, có uy thế tuyệt đối. Nó có ý nghĩa: cứ yên trí, đã nói sao thì được vậy. Mụ vợ không bàn thêm. Mụ đi thu dọn lại bàn ghế. Thằng chồng đi đi lại lại trong phòng. Một lát sau nó nói:
- Tao còn nợ một món nghìn rưỡi phơrăng kia mà.
Nó đến bên lò sưởi ngồi xuống, chân gác trên đống tro còn ấm, dáng nghĩ ngợi. Mụ vợ lại nói:
- À này, hôm nay là tôi tống cổ con Côdét đi đấy nhé. Con ôn! Nghĩ đến con búp bê là tôi lộn cả ruột. Thà rằng lấy vua Lui XVIII[99] còn hơn là phải chứa thêm nó một ngày trong nhà.
[99] Vua Lui XVIII béo, xấu, không được lòng dân.
Tênácđiê châm ống điếu hút, rồi phì cười mà bảo vợ:
- Chốc đưa cái giấy này cho người ta.
Xong, hắn đi ra.
Hắn vừa ra khỏi thì người khách bước vào.
Tênácđiê lập tức quay trở vào, theo sau lưng khách đứng yên chỗ ngoài cửa hé mở, chỉ có mụ vợ là trông thấy.
Người mặc áo vàng tay xách gậy và khăn gói. Mụ Tênácđiê nói:
- Ngài dậy sớm thế ạ? Ngài định đi ngay, không để chúng tôi hầu hạ nữa sao?
Vừa nói mụ vừa lúng túng mân mê cái đơn trả tiền, ngón tay gấp gấp tờ giấy. Nét mặt đanh đá của mụ có một vẻ khác thường, nửa như rụt rè, nửa như băn khoăn.
Hình như mụ thấy đưa một cái đơn tiền trọ như vậy cho một người có vẻ “kiết xác” thế kia, thì cũng khó chịu.
Khách hình như lơ đãng, óc còn bận nghĩ ngợi điều gì. Khách đáp:
- Thưa bà vâng, tôi đi bây giờ.
- Thế ngài không có việc gì ở Môngphécmây ạ?
- Không. Tôi chỉ qua đây. Thế thôi. Thưa bà, tôi phải trả bao nhiêu nhỉ?
Mụ Tênácđiê chìa tờ giấy ra, không nói gì.
Người kia mở giấy nhìn qua, tâm trí còn để tận đâu đâu.
- Thưa bà, nhà ta mở hàng ở đây có khá không?
Mụ Tênácđiê kinh ngạc thấy không bùng nổ ra chuyện gì cả, mụ đáp:
- Cũng nhì nhằng thôi ạ.
Rồi mụ đổi giọng nỉ non than vãn:
- Thưa ngài, thời buổi khó khăn quá! Vùng này lại ít nhà có của. Ngài xem, toàng hạng xuềnh xoàng cả. Giá một đôi khi không được những vị khách hào phóng, dư dật như ngài thì cũng… chúng tôi lại lắm gánh nặng. Đấy, như cái con bé ấy, thật đến róc tủy róc xương với nó.
- Con bé nào?
- Kìa, cái con ấy, con Côdét ấy ạ, con Sơn ca ấy mà, vùng này cứ quen gọi nó là con Sơn ca.
- À, à!
Mụ lại tiếp:
- Người nhà quê kể ngốc thật, không biết sao lại đặt nó là Sơn ca; trông nó như con dơi thì có. Thưa ngài, chúng tôi chẳng muốn ăn xin ai, nhưng chẳng có của đâu mà làm phúc cho ai được. Lời lãi chẳng có gì, mà đóng góp thì vô số. Nào môn bài, nào thuế nọ, thuế kia, thuế cửa lớn, thuế cửa sổ, thuế phụ thu. Chắc ngài cũng thừa biết nhà nước đang thu tiền khiếp lắm. Chúng tôi lại còn con cái nữa chứ. Hoài công mà nuôi con người.
Khách cố lấy giọng tự nhiên, nhưng vẫn có vẻ cảm động:
- Thế ngộ có ai rước nó đi thì bà nghĩ sao?
- Rước ai? Con Côdét ấy à?
- Vâng.
Cái mặt đỏ gay dữ tợn của mụ chủ quán bỗng rạng hẳn lên, trông ghê tởm:
- Trời ơi, thưa ngài, ngài phúc đức quá! Ngài vào mà nhận nó đi, ngài giữ lấy nó, dắt nó đi, mang nó theo, đem nó đi mà nâng niu, mà chiều chuộng nó. Đức mẹ Đồng trinh và thần thánh trên thiên đường phù hộ cho ngài!
- Được rồi.
- Thật ư? Ngài đem nó đi thật ư?
- Tôi đem nó đi.
- Đem ngay?
- Ngay bây giờ. Bà gọi con bé ra đây.
Mụ Tênácđiê gọi:
- Côdét!
- Bây giờ tôi hãy trả tiền bà đã. Hết bao nhiêu nhỉ!
Khách liếc qua tờ giấy, không khỏi lộ vẻ ngạc nhiên:
- Hai mươi ba phơrăng!
Ông ta nhìn mụ chủ quán, nhắc lại:
- Hai mươi ba phơrăng kia à?
Cùng một câu nói, nhưng câu trước thì tỏ vẻ ngạc nhiên, câu sau là một câu hỏi.
Mụ Tênácđiê đã có thời gian chuẩn bị đối phó. Mụ trả lời chắc nịch:
- Thưa ngài, vâng, đúng hai mươi ba phơrăng.
Khách đặt năm đồng năm phơrăng xuống bàn, nói:
- Tìm con bé cho tôi.
Vừa lúc ấy, Tênácđiê tiến vào giữa phòng, bảo:
- Thưa ngài, ngài chỉ phải trả hai mươi sáu xu thôi.
Mụ vợ kêu lên:
- Sao lại hai mươi sáu xu!
Tênácđiê lạnh lùng đáp:
- Tiền buồng hai mươi xu, bữa ăn tối sáu xu. Còn chuyện con bé thì tôi cần thưa với ông đây vài lời. Mình để mặc ông với tôi.
Mụ Tênácđiê lóa mắt vì thiên tài đã xuất hiện. Mụ biết là người diễn viên ưu tú đang lên sân khấu. Mụ đi ra, không cãi nửa lời.
Còn lại hai người, Tênácđiê đưa ghế mời khách ngồi. Khách ngồi xuống, còn nó, nó vẫn đứng, bộ mặt làm ra vẻ hiền lành, ngay thật. Nó nói:
- Thưa ngài, để tôi xin thưa chuyện. Tôi thì tôi quý con bé ấy lắm.
Khách nhìn nó chằm chằm:
- Con bé nào kia?
Nó vẫn nói:
- Cũng lạ thật. Hai bố con mến nhau đáo để. Tiền gì thế này? Ngài cất những đồng năm phơrăng này đi. Con bé, tôi quý nó lắm.
Khách lại hỏi:
- Ai cơ chứ?
- Kìa, con bé cháu Côdét ấy mà! Ngài chả định đem nó đi là gì? Đây, tôi xin nói thật. Ngài là người đứng đắn thế nào thì tôi nói cũng thật như thế; tôi không thuận để cho nó đi. Thiếu nó tôi không chịu được, tôi nuôi nó từ tấm bé. Đành rằng nuôi nó thì tốn kém thật. Đành rằng nó lắm tật xấu, đành rằng chúng tôi chẳng dư dật gì, đành rằng nó chỉ ốm một trận cũng đủ thuốc thang đến bốn trăm phơrăng. Nhưng ăn ở cũng phải cho phúc đức. Nó bồ côi, bồ cút, tôi đã nuôi nó. Tôi còn đủ cơm nuôi miệng tôi, nuôi miệng nó. Thật thế, tôi mến nó lắm. Ngài hiểu cho, bấy nhiêu lâu làm gì không quyến luyến nhau. Tôi quê mùa cứ nói thật, không lý luận gì cả. Con bé ấy, tôi quý nó lắm. Vợ tôi phải cái nóng nảy nhưng cũng thương cháu lắm. Ngài xem đấy hai vợ chồng chúng tôi coi cháu như con đẻ. Có nó thì vui cửa vui nhà.
Khách vẫn nhìn nó chằm chằm. Nó lại tiếp:
- Ngài thứ lỗi, nói thế này thì cũng có phần không phải. Ai lại đem con mà cho khách qua đường như thế. Nói thế có phải không ạ? Nhưng nghĩ lại, ngài thì giàu có, lại ra người phúc hậu, thôi cũng là hạnh phúc của cháu, có phải không ạ? Nhưng phải xem thế nào. Giả dụ tôi hy sinh mà cho cháu theo ngài, thì tôi cũng phải biết là cháu đi đâu chứ, tôi không thể để cho cháu biệt tăm biệt tích; tôi còn muốn biết cháu nó ở nhà ai để thỉnh thoảng còn đi lại thăm nom; cháu cũng cần biết bố nuôi cháu vẫn ở đây, lúc nào cũng chú ý đến cháu. Tóm lại không thể như thế được ạ. Ngay quý danh, tôi cũng chưa tường. Ngài mang nó đi rồi, tôi chỉ còn biết kêu: Con ơi, Sơn ca ơi, con đi đâu rồi? Ít ra cũng phải xem một mẩu giấy tờ lăng nhăng gì, một mẩu giấy thông hành chẳng hạn!
Khách vẫn giương mắt nhìn, cái nhìn như thấy suốt tận tâm can nó, rồi trả lời, giọng nghiêm nghị và dõng dạc:
- Ông Tênácđiê ạ, từ Pari đến đây có năm dặm, thì ai mà lấy giấy thông hành. Tôi có đem con Côdét đi là tôi cứ đem, thế thôi. Ông không được biết tên tôi, ông không được biết nơi tôi ở, ông không được biết nó sẽ ở đâu và ý tôi thì tôi muốn từ nay, suốt đời nó, nó sẽ đi khỏi cái nhà này. Ông có ưng thế không? Ưng hay không thì ông nói.
Ma quỷ, thần thánh chỉ cần thấy một vài dấu hiệu là nhận ngay ra được một bậc thượng đẳng thần; Tênácđiê cũng vậy, nó biết ngay là gặp một tay ghê gớm. Giống như một thứ trực giác vậy; vốn nó tinh nhạy, sắc sảo nên nó hiểu ngay. Hôm trước, lúc ngồi uống rượu với bọn phu xe, lúc hút thuốc, lúc hát nhảm nhí, nó không rời mắt nhìn người khách lạ suốt một buổi tối, rình người kia như mèo rình, nghiên cứu người kia như một nhà toán học. Nó vừa rình như thế vì quyền lợi riêng, vì nó ham thích như vậy và bản năng nó như vậy; nó vừa dò xét tuồng như được ăn tiền để mà dò xét. Nó không bỏ qua một cử chỉ, một dáng điệu nào của người khách mặc áo vàng. Ngay trước khi khách tỏ vẻ rõ rệt là đặc biệt chú ý đến con Côdét, nó đã đoán biết rồi. Nhiều lần nó bắt gặp con mắt sâu sắc của ông già nhìn con bé. Sao lại có cái cảm tình đặc biệt như vậy? Người này là ai? Tại sao trong bọc lắm của như vậy, lại ăn mặc bẩn thỉu thế kia? Biết bao nhiêu câu hỏi nó tự đặt ra, mà không tài nào trả lời được, nó càng thêm tức tối. Nó nghĩ ngợi suốt đêm. Tất không phải là bố con Côdét. Hay là ông nội, ông ngoại? Thế thì sao không xưng ra ngay có được không? Bao giờ người ta có quyền thì người ta cũng nói ngay chứ. Hẳn là người này không có quyền gì về con Côdét cả. Thế thì nó là ai? Tênácđiê nghĩ mãi đâm quẩn. Càng đoán càng mờ mịt. Mặc dù vậy, lúc mới nói câu chuyện, nó biết chắc là có sự gì bí ẩn, mà biết chắc là người kia muốn giữ kín tiếng, nó thấy nó ở thế mạnh. Nhưng nghe câu trả lời dứt khoát, cứng cỏi của khách, nó thấy người khách này bí mật chỉ là vì bí mật, thế thôi, lúc ấy, nó lại thấy nó ở thế yếu. Nó không ngờ câu chuyện lại xoay ra thế. Bao nhiêu điều ước đoán đều vứt đi cả. Nó bèn tập trung ý nghĩ lại. Nó cân nhắc chỉ trong nháy mắt. Tênácđiê là đứa chỉ cần liếc mắt đã nhận định được tình thế. Nó biết lúc này cần đi thẳng vào vấn đề và quyết định ngay. Cũng như những vị danh tướng cầm quân biết giờ phút nào quyết định vận mệnh của trận đánh. Tênácđiê liền nổ súng. Nó nói:
- Thưa ngài, phải đúng nghìn rưởi quan.
Khách móc cái túi bên, lấy ra một chiếc ví da đen đã cũ, mở ví rút ra ba tờ giấy bạc đặt lên bàn. Khách lấy ngón tay cái chặn lên mấy tờ giấy bạc, bảo tên chủ quán:
- Cho gọi con Côdét ra đây.
Lúc ấy, Côdét làm gì?
Côdét vừa dậy đã vội chạy ra tìm chiếc guốc. Nó thấy có đồng tiền vàng. Đây không phải là đồng vàng Napôlêông. Đây là một đồng vàng hai mươi phơrăng mới toanh, thời quân chủ phục hưng mà trên mặt khắc nổi một hình khác đã thay hình vòng nguyệt quế. Con bé hoa cả mắt. Nó như bắt đầu say sưa với thời vận. Nó chưa hề biết đồng tiền vàng ra thế nào, có bao giờ nó thấy đâu. Nó vội vàng giấu ngay vào túi như vừa đánh cắp ở đâu vậy. Song, nó cảm thấy đồng tiền này là của nó, nó đoán biết ai đã cho nó. Tuy nhiên nó mừng mà vẫn sợ. Nó sung sướng lắm. Nhưng nó kinh ngạc nhiều hơn.
Nó không dám tin là những cái tươi đẹp như thế lại có thật được. Thấy con búp bê, nó sợ: thấy đồng tiền vàng, nó cũng sợ. Thấy những vật mỹ lệ như thế, bụng nó run run thấp thỏm. Duy có ông khách là nó không sợ. Trái lại, nó thấy vững tâm. Từ tối hôm qua, qua bao chuyện lạ lùng, rồi cả trong giấc ngủ, lúc nào hình ảnh người kia cũng vẩn vơ trong khối óc bé nhỏ của nó; người ấy ra vẻ già nua, nghèo khổ, rầu rĩ, thế mà nhiều tiền, nhân đức đến thế. Từ lúc gặp ông già ấy ở trong rừng, nó thấy cuộc đời nó như biến đổi.
Côdét không được như con chim én bé nhỏ trên trời, nó chưa hề biết cái hạnh phúc được ẩn nấp dưới bóng mẹ, được ủ trong cánh mẹ. Từ năm năm nay, nghĩa là từ ngày nó bắt đầu nhớ được, khốn nạn, con bé chỉ rặt một màu những run cùng sợ. Đời nó như thể trần trụi trong cơn gió bấc cắt da của cảnh khổ ải; bây giờ thì nó như được tấm áo che thân. Xưa, tâm hồn nó giá lạnh, bây giờ, tâm hồn nó ấm áp. Nó không khiếp sợ mụ Tênácđiê như trước nữa. Nó không cô độc nữa; đã có ai ở bên mình.
Hôm ấy, vừa thức dậy nó đã tất tả làm mọi việc như mọi sáng. Đồng tiền vàng nằm trong cái túi áo tối hôm qua có đồng hào mười lăm xu rơi ra. Đồng vàng ấy đã cho nó nhiều phút lý thú. Nó không dám mó tới, nhưng cứ chốc chốc nó lại ngắm nghía, lưỡi thì cứ thè dài. Nó quét cầu thang, thỉnh thoảng lại ngừng tay, ngây người nhìn ngôi sao lấp lánh trong đáy túi, quên cả chổi và vũ trụ bên ngoài.
Đương lúc nó mải mê ngắm đồng tiền thì mụ Tênácđiê chợt vào. Có điều lạ lùng là mụ không phát nó cái nào mà cũng không chửi. Mụ lại có vẻ ngọt ngào bảo:
- Côdét, ra ngay đây nhé.
Một lát sau, Côdét ra cái phòng thấp bên ngoài.
Người khách cầm cái gói mở ra. Trong gói có một cái áo len dài trẻ con, một cái tạp dề, một cái áo vải bông, một cái váy, một cái khăn quàng, một đôi tất len, một đôi giày, đủ một bộ phận áo con gái lên tám. Toàn quần áo đen cả. Khách bảo con bé:
- Con mang quần áo này vào trong nhà mặc nhanh lên.
Lúc trời sáng rõ, các nhà ở Môngphécmây mở cửa sớm đều trông thấy ở phố Pari một ông già ăn mặc tồi tàn dắt một đứa bé gái mặc toàn đồ tang, tay ôm một con búp bê to màu hồng. Hai ông cháu đi về phía Livơry.
Hai người ấy là người khách trọ và Côdét.
Không ai quen biết người ấy cả; mà con Côdét không ăn mặc rách rưới nữa, nên nhiều người không nhận được nó.
Côdét ra đi. Với ai? Nó không biết! Đi đâu? Nó cũng chẳng hay. Chỉ biết một điều là nó đã thoát khỏi cái hàng ăn nhà Tênácđiê. Chẳng ai hơi đâu mà từ biệt nó mà nó cũng chẳng thiết từ biệt ai. Nó bước ra đi, rời khỏi cái nhà nó thù oán và cũng oán thù nó.
Đứa trẻ nhỏ đáng thương, lòng vẫn bị dồn ép từ trước tới giờ.
Nó đi nghiêm chỉnh lắm, hai mắt mở to nhìn trời. Nó đã bỏ đồng tiền vàng vào túi chiếc tạp dề mới. Thỉnh thoảng nó cúi nhìn đồng tiền rồi lại ngẩng nhìn ông già. Nó tưởng như nó ở bên cạnh Chúa Trời phúc hậu.
X
THAM THÌ THÂM
Mụ Tênácđiê vẫn theo thường lệ để mặc chồng giải quyết mọi việc. Mụ hy vọng sẽ có những biến cố lớn lao. Lúc người khách với Côdét đi khỏi, Tênácđiê ngồi yên đến mười lăm phút không nói gì, rồi mới gọi vợ ra một chỗ và chìa cho xem số tiền nghìn rưỡi phơrăng. Mụ bảo:
- Có thế thôi à?
Từ thuở lấy nhau, lần này là lần đầu mụ dám chê ông gia trưởng.
Quả là có hiệu lực. Thằng chồng nói:
- Ừ, mình nói phải. Thật ngốc quá. Đưa mũ đây…
Nó gấp ba tờ giấy bạc lại, nhét vào túi rồi vội vàng chạy đi. Nhưng lại đi lầm đường; thoạt đầu nó rẽ tay phải. Sau, hỏi thăm mấy người hàng phố mới biết con Sơn ca và người kia đi về phía Livơry. Nó theo lối ấy, vừa rảo cẳng vừa nói một mình:
- Người ấy chắc phải là một tay triệu phú, giả khoác cái áo vàng còn mình thì như một con lợn. Lúc đầu bỏ ra hai mươi xu, sau năm phơrăng, rồi năm mươi phơrăng, rồi đến nghìn rưởi mà lúc nào cũng dễ như bỡn. Nó có thể trả đến vạn rưởi phơrăng cũng nên. Nhưng thế nào cũng đuổi kịp.
Lại còn cái gói quần áo may sẵn cho con bé! Toàn là chuyện lạ lùng. Chắc là có chuyện gì bí mật lắm. Nắm được điều bí mật, ai lại thả ra bao giờ. Mà điều bí mật của bọn có của lại là những nắm bọt rong biển thấm đầy vàng; phải khôn khéo mà vắt. Những ý nghĩ ấy cứ quay cuồng trong đầu óc Tênácđiê. Nó nói một mình:
- Mình là con lợn.
Ra khỏi Môngphécmây, đến chỗ ngoặt sang con đường đi Livơry, ta thấy con đường chạy dài tăm tắp trước mặt trên cao nguyên. Đến đây, nó đinh ninh là sẽ trông thấy người kia và con bé. Nó phóng tầm mắt rõ xa, nhưng chẳng thấy gì. Nó lại phải hỏi thăm. Thành ra lại mất thêm thời giờ. Mấy người đi đường mách cho nó biết người khách và con bé đã đi vào khu rừng phía Ganhi. Nó chạy về nẻo ấy.
Tuy hai người có đi trước nó, nhưng đứa bé ắt đi chậm, còn nó thì đi nhanh. Và nó thuộc hết đường đất vùng này.
Chợt nó đứng dừng lại, tay đập vào trán như người quên một cái gì cần thiết và sẵn sàng quay trở lại. Nó tự bảo:
- Đáng lẽ mang súng!
Tênácđiê thuộc loại người lưỡng diện, lắm khi đi qua giữa chúng ta mà chúng ta không biết rõ, rồi biến mất đi chúng ta cũng không tường, bởi vì cuộc đời run rủi nó chỉ hiện ra trước mắt ta ở một phía. Số kiếp của nhiều người là như vậy đấy, là sống chìm ngập hết nửa người. Ở cảnh ngộ bình an, ổn định, Tênácđiê có đủ điều kiện để làm - chúng tôi không nói để là - một nhà buôn lương thiện, một anh tư sản đủ đỗi, theo quan niệm của người đời. Trong lúc ấy, khi có những sự kiện nào đó, khi xảy ra những biến động làm dậy bản chất của hắn thì hắn lại có đủ khả năng, để là một tay vô lại. Đó là một tay chủ quán có nuôi trọ trong người mình một con quỷ. Chắc Chúa quỷ Xa tăng đã nhiều lúc ngồi xổm ở một xó nào đó trong cái nhà hát của tên Tênácđiê và mơ màng nghĩ về cái công trình kiệt tác đó của mình.
Lưỡng lự một lát, nó nghĩ thầm:
- Chà! Thế thì chúng nó có đủ thì giờ thoát chết.
Thế là nó lại đi, rảo cẳng tiến lên phía trước, có vẻ chắc ăn; trông nó tinh ranh như con cáo đánh hơi thấy một đàn gà gô.
Quả nhiên, lúc nó vượt khỏi khu ao đầm và tắt ngang qua quãng rừng thưa ở bên phải con đường Benvuy và đến cái lối đi đầy cỏ mọc lượn quan đồi rồi vượt qua vòm con sông đào cũ gần nhà tu Senlơ, thì nó chợt nhìn thấy một cái mũ nhô lên khỏi một bụi rậm. Cái mũ ấy đã làm nó tốn công phu xây dựng bao nhiêu ước đoán. Mũ ấy là mũ của người khách. Bụi cây không cao lắm. Tênácđiê nhận ra người khách và Côdét đang ngồi nghỉ. Không nhìn thấy con bé vì nó bé quá, nhưng nhìn thấy cái đầu búp bê.
Tênácđiê không lầm. Người khách đã ngồi lại để cho Côdét nghỉ chân.
Tênácđiê đi vòng qua bụi rậm, đột nhiên xuất hiện trước mặt hai người. Nó vừa thở vừa nói:
- Thưa ngài, ngài tha lỗi cho, xin trả lại ngài nghìn rưởi quan của ngài.
Vừa nói thế, nó vừa chìa ra ba tờ giấy bạc. Người khách ngước mắt nhìn lên:
- Thế này là thế nào?
Tênácđiê lễ phép đáp:
- Là thế này, tôi xin bắt con Côdét lại, thưa ngài.
Côdét rùng mình, nép vào người ông già.
Ông ta nhìn thẳng vào mắt Tênácđiê, nói dằn từng tiếng:
- Ông - bắt - con - Côdét - lại?
- Thưa ngài, vâng, tôi bắt nó lại. Tôi xin nói rõ. Tôi đã nghĩ kỹ. Thực ra, tôi không có quyền giao nó cho ngài. Tôi là người đứng đắn, ngài xem. Con bé này có phải là con tôi đâu; nó còn mẹ nó. Mẹ nó gửi nó cho tôi, tôi chỉ được quyền trả lại cho mẹ nó mà thôi. Chắc ngài bảo: Mẹ nó chết rồi. Được. Thế thì tôi chỉ có thể giao nó cho người nào có giấy tờ của mẹ nó ký và bảo là phải giao nó cho người ấy. Rõ ràng là như thế.
Người khách chẳng nói chẳng rằng, lục tìm trong túi; Tênácđiê thấy ông ta lấy ra cái ví đựng tiền lúc nãy. Tên chủ quán mừng run lên. Nó nghĩ thầm:
- Được, phải vững vàng. Mình sắp được mua chuộc đây.
Trước khi mở ví, người khách còn đưa mắt nhìn chung quanh, nơi này vắng tanh vắng ngắt. Trong rừng, dưới lũng không một bóng người. Ông ta mở ví, lấy ra một mảnh giấy con, - chứ nào đâu có phải là nắm giấy bạc như Tênácđiê đang mong chờ! Ông ta mở to tờ giấy, đưa cho Tênácđiê rồi bảo:
- Ông nói phải. Đọc đi.
Tênácđiê cầm lấy đọc:
“Môngtơrơi Xuya Me, ngày 25 tháng 3, 1823.
Gửi ông Tênácđiê,
Ông giao Côdét cho người này. Bao nhiêu khoản chi phí lặt vặt, người này sẽ trả đủ cho ông.
Kính chào ông.
Phăngtin”
Người kia nói tiếp:
- Ông biết chữ ký này chứ?
Đích thực là chữ ký của Phăngtin. Tênácđiê nhận ra ngay.
Chẳng còn cãi vào đâu được nữa. Nó bị hai cái bẽ bàng: một là tưởng được đấm mõm lại hóa suông, hai là bị đuối lý. Người khách lại bảo:
- Ông cứ giữ lấy giấy này làm bằng.
Tênácđiê ngoan ngoãn thu quân. Nó lẩm bẩm:
- Chữ ký bắt chước kể cũng khéo. Thôi, được!
Nó đã tuyệt vọng, nhưng còn cố vớt vát:
- Thưa ngài, thế cũng được. Ngài là người ấy. Nhưng phải trả cho tôi các khoản chi phí lặt vặt. Khoản ấy cũng to.
Ông già đứng phắt dậy, lấy tay phủi bụi trên cái ống tay áo đã sờn, miệng nói:
- Ông Tênácđiê này, ngày tháng giêng, mẹ con bé tính còn thiếu ông một trăm hai mươi phơrăng, thế mà tháng hai, ông gửi giấy đòi năm trăm phơrăng; hồi cuối tháng hai ông đã nhận ba trăm phơrăng, đầu tháng ba lại ba trăm phơrăng nữa. Từ dạo ấy đến nay được chín tháng, mỗi tháng đã thỏa thuận là mười lăm phơrăng, vị chi là một trăm ba mươi phơrăng. Trước ông nhận dôi ra một trăm. Tính thế, còn phải trả ông ba mươi lăm phơrăng thôi. Thì vừa đây tôi đưa ông nghìn rưởi quan.
Tênácđiê có cảm giác như một con sói mắc cạm bị cái hàm thiếc cắn vào chân. Nó nghĩ bụng:
- Thằng quỷ này là thằng nào?
Rồi, làm như con chó sói, nó giãy một cái. Đã một lần nó liều mà hóa được. Nó vứt bỏ cái giọng lễ độ đi, sừng sộ nói:
- Này ông cha căng chú kiết kia ơi, một là tôi bắt lại con Côdét, hai là đưa ngay một nghìn ê quy đây.
Ông già bình tĩnh nói:
- Côdét, đi, con.
Rồi tay trái ông dắt đứa bé, tay phải ông nhặt cái gậy ở dưới đất.
Tênácđiê nhận thấy cái gậy quá to và quãng rừng vắng ngắt.
Ông già đi thẳng vào rừng sâu với con bé, để mặc tên chủ quán đứng ngây chỗ cũ.
Trong khi họ đi xa dần. Tênácđiê nhìn theo hai vai rộng còng còng và hai nắm tay to tướng của ông già.
Nó nhìn lại nó, hai cánh tay khẳng khiu, hai bàn tay còm nhom. Nó nghĩ bụng: - Đã đi săn lại quên mẹ nó cả súng. Quả ta là một thằng ngốc.
Song tên chủ quán vẫn chưa chịu buông mồi. Nó nói:
- Để xem nó đi đâu.
Rồi nó theo hút đằng sau, cách xa xa. Trong tay chỉ còn hai thứ, một trò chơi: tức là cái mảnh giấy nát có chữ ký Phăngtin và một niềm an ủi tức là nghìn rưởi quan.
Người khách dắt Côdét đi về nẻo Livơry vad Bôngdy. Ông ta đi thong thả, đầu cúi gằm, ra vẻ nghĩ ngợi, buồn rầu. Về mùa đông rừng thưa lá, nên tuy Tênácđiê đã cách khá xa mà vẫn nhìn thấy hút hai người. Thỉnh thoảng người khách lại quay lại nhìn xem có ai theo sau không. Chợt ông thấy Tênácđiê. Ông vội lôi Côdét đi vào một khu rừng rậm hơn, trong đó Tênácđiê dễ mất dấu họ.
- Chó quá!
Nói xong, Tênácđiê rảo cẳng tiến lên.
Rừng chỗ này rậm nên nó phải theo gần sát. Đến quãng rừng rậm nhất, ông già quay đầu lại. Nó cố núp vào chỗ cành cây nhưng vô hiệu, ông già đã trông thấy nó. Ông lo ngại nhìn nó rồi hất đầu một cái, lại đi. Tên chủ quán lại đi theo. Đi như thế, được độ hai ba trăm bước. Bỗng ông già quay lại lượt nữa. Vẫn thấy tên chủ quán. Lần này ông trừng mắt nhìn nó, nên nó thấy có theo nữa cũng “vô ích”. Tênácđiê bèn quay trở về.
XI
CON SỐ 9.430 LẠI XUẤT HIỆN, CÔDÉT TRÚNG SỐ ẤY
Giăng Vangiăng chưa chết.
Lúc ngã xuống biển, nói cho đúng, lúc nhảy xuống, thì như ta đã biết, Giăng Vangiăng không còn xiềng xích trên người nữa. Ông bơi giữa hai con nước, đến tận dưới lườn một cái tàu đậu bến; một chiếc thuyền con buộc bên cạnh tàu. Ông tìm cách núp trong thuyền đến tận tối. Vào đêm, ông lại nhảy xuống nước bơi vào bờ, chỗ gần mỏm Bơroong. Đến đây, tiền sẵn nên cũng dễ kiếm được quần áo. Quanh vùng Balaghiê có một cửa hàng chuyên bán quần áo cho bọn tù vượt ngục, nghề này kể cũng tươm. Giăng Vangiăng cũng như mọi kẻ đi trốn tránh đáng thương khác, phải tìm cách mà thoát khỏi con mắt cú vọ của luật pháp, thoát khỏi cái xã hội ác nghiệt, Giăng Vangiăng lần theo một hành trình tối tăm và lắt léo. Chặng thứ nhất thì nghỉ lại ở Pơrađô, gần Bốtxê. Rồi đi về phía Gơrăng Vila, gần Briăngxông, thuộc quân thương Anpơ. Thật là một cuộc trốn tránh mò mẫm, đầy lo âu; đường thì rặt những đường nhánh tối om, không biết đâu mà mò. Sau này, có tìm được một vài vết tích của Giăng Vangiăng ở vùng xứ Anh, thuộc địa phận Xivơriô, ở Accông, một nơi gọi là Grănggiơ đơ Đuméc, trong dãy núi Pirênê, gần thôn Savay. Rồi ở vùng lân cận xứ Pêrigơ, làng Bruyni tổng Sapen Gônaghe. Ông lên Pari. Vừa rồi ta gặp ông ở Môngphécmây.
Chúng ta vẫn nhớ rằng lần vượt ngục trước, ông ta đã bí mật đến đấy hay vùng chung quanh đấy và tòa án cũng đã có chút ít ánh sáng về hành trình đó.
Ai cũng tưởng ông chết rồi, vì thế hành tung càng thêm tối tăm, mù mịt. Ở Pari, có lần ông được xem tờ báo tường thuật việc ông ngã xuống biển. Ông cảm thấy bớt lo, gần như yên ổn, như là đã chết rồi thực.
Ông trở về đến Pari ngay tối hôm giành được Côdét khỏi nanh vuốt vợ chồng Tênácđiê. Ông cùng con bé đi lối cửa ô Môngxô mà vào Pari, lúc chập tối. Rồi lên xe độc mã, vào chỗ sân Thiên văn đài. Ông xuống trả tiền xe rồi lại dắt Côdét cứ thế mò mẫm trong đêm tối qua các phố vắng gần Uốcxin và La Glaxie rồi đến đường Nhà thương.
Ngày hôm ấy là ngày Côdét cảm thấy rất lạ và đầy những xúc động. Đến bữa thì ông già mua bánh và phó mát ở những quán hàng khuất nẻo rồi mang ra sau bụi cây hàng rào mà ăn; đi đường thì đổi xe luôn; chốc lại đi bộ một quãng. Nó mệt lắm nhưng không kêu ca gì. Ông già thấy tay nó cứ co trĩu xuống, biết là nó mệt, ông liền cõng nó. Côdét tay vẫn không rời Catơrin, ngả đầu trên vai Giăng Vangiăng, ngủ thiếp.
TÊNÁCĐIÊ GIỞ THỦ ĐOẠN
Sáng hôm sau, còn đến ít ra là hai giờ đồng hồ nữa mới sáng rõ, đã thấy Tênácđiê ngồi ở bàn nơi phòng thấp dưới cửa hàng, bên ngọn nến, tay cầm bút; nó đang sáng chế cái đơn tiền trọ của ông khách áo vàng. Mụ vợ đứng cạnh khom khom cúi xuống nhìn chồng viết. Hai vợ chồng không nói với nhau một lời. Một đằng thì suy nghĩ trầm ngâm, một đằng thì chiêm ngưỡng một kỳ công của tài trí con người đang hình thành và ra ánh sáng. Trong nhà có tiếng động; Côdét đang quét cầu thang.
Sau mười lăm phút và mấy lần gạch xóa, Tênácđiê hoàn thành kiệt tác sau đây:
Đơn kê tiền trọ của ông khách buồng số 1:
Bữa ăn tối 3 phơrăng
Tiền buồng 10
Nến 5
Tiền củi sưởi 4
Hầu hạ 1
Cộng 23 phơrăng
Trong đơn, có nhiều lỗi chính tả.
Mụ vợ thấy thế thích chí reo lên, tuy còn ngài ngại:
- Hai mươi ba phơrăng!
Thằng chồng vẫn chưa được vừa ý, cũng như các bậc nghệ sĩ đại tài vậy. Nó “phừ” một tiếng.
Ấy, lúc ông Cátxtơnrít kê khoản đài thọ của nước Pháp ở hội nghị Viên,[98] ông cũng “phừ” như vậy.
[98] Hội nghị Viên, 1814-1815, sau cuộc bại trận của Napôlêông; Hội nghị này bắt nước Pháp phải bồi thường cho các nước liên minh.
Mụ vợ nghĩ đến con búp bê ông khách cho Côdét trước mặt hai đứa con gái mình. Mụ khẽ nói:
- Mình ạ, mình tính phải đấy, trả thế là phải. Đúng thì đúng nhưng sợ hơi nhiều. Chỉ sợ nó không chịu trả.
Tênácđiê lạnh lùng cười:
- Nó trả thôi!
Cái cười ấy là cái cười của kẻ cả, có uy thế tuyệt đối. Nó có ý nghĩa: cứ yên trí, đã nói sao thì được vậy. Mụ vợ không bàn thêm. Mụ đi thu dọn lại bàn ghế. Thằng chồng đi đi lại lại trong phòng. Một lát sau nó nói:
- Tao còn nợ một món nghìn rưỡi phơrăng kia mà.
Nó đến bên lò sưởi ngồi xuống, chân gác trên đống tro còn ấm, dáng nghĩ ngợi. Mụ vợ lại nói:
- À này, hôm nay là tôi tống cổ con Côdét đi đấy nhé. Con ôn! Nghĩ đến con búp bê là tôi lộn cả ruột. Thà rằng lấy vua Lui XVIII[99] còn hơn là phải chứa thêm nó một ngày trong nhà.
[99] Vua Lui XVIII béo, xấu, không được lòng dân.
Tênácđiê châm ống điếu hút, rồi phì cười mà bảo vợ:
- Chốc đưa cái giấy này cho người ta.
Xong, hắn đi ra.
Hắn vừa ra khỏi thì người khách bước vào.
Tênácđiê lập tức quay trở vào, theo sau lưng khách đứng yên chỗ ngoài cửa hé mở, chỉ có mụ vợ là trông thấy.
Người mặc áo vàng tay xách gậy và khăn gói. Mụ Tênácđiê nói:
- Ngài dậy sớm thế ạ? Ngài định đi ngay, không để chúng tôi hầu hạ nữa sao?
Vừa nói mụ vừa lúng túng mân mê cái đơn trả tiền, ngón tay gấp gấp tờ giấy. Nét mặt đanh đá của mụ có một vẻ khác thường, nửa như rụt rè, nửa như băn khoăn.
Hình như mụ thấy đưa một cái đơn tiền trọ như vậy cho một người có vẻ “kiết xác” thế kia, thì cũng khó chịu.
Khách hình như lơ đãng, óc còn bận nghĩ ngợi điều gì. Khách đáp:
- Thưa bà vâng, tôi đi bây giờ.
- Thế ngài không có việc gì ở Môngphécmây ạ?
- Không. Tôi chỉ qua đây. Thế thôi. Thưa bà, tôi phải trả bao nhiêu nhỉ?
Mụ Tênácđiê chìa tờ giấy ra, không nói gì.
Người kia mở giấy nhìn qua, tâm trí còn để tận đâu đâu.
- Thưa bà, nhà ta mở hàng ở đây có khá không?
Mụ Tênácđiê kinh ngạc thấy không bùng nổ ra chuyện gì cả, mụ đáp:
- Cũng nhì nhằng thôi ạ.
Rồi mụ đổi giọng nỉ non than vãn:
- Thưa ngài, thời buổi khó khăn quá! Vùng này lại ít nhà có của. Ngài xem, toàng hạng xuềnh xoàng cả. Giá một đôi khi không được những vị khách hào phóng, dư dật như ngài thì cũng… chúng tôi lại lắm gánh nặng. Đấy, như cái con bé ấy, thật đến róc tủy róc xương với nó.
- Con bé nào?
- Kìa, cái con ấy, con Côdét ấy ạ, con Sơn ca ấy mà, vùng này cứ quen gọi nó là con Sơn ca.
- À, à!
Mụ lại tiếp:
- Người nhà quê kể ngốc thật, không biết sao lại đặt nó là Sơn ca; trông nó như con dơi thì có. Thưa ngài, chúng tôi chẳng muốn ăn xin ai, nhưng chẳng có của đâu mà làm phúc cho ai được. Lời lãi chẳng có gì, mà đóng góp thì vô số. Nào môn bài, nào thuế nọ, thuế kia, thuế cửa lớn, thuế cửa sổ, thuế phụ thu. Chắc ngài cũng thừa biết nhà nước đang thu tiền khiếp lắm. Chúng tôi lại còn con cái nữa chứ. Hoài công mà nuôi con người.
Khách cố lấy giọng tự nhiên, nhưng vẫn có vẻ cảm động:
- Thế ngộ có ai rước nó đi thì bà nghĩ sao?
- Rước ai? Con Côdét ấy à?
- Vâng.
Cái mặt đỏ gay dữ tợn của mụ chủ quán bỗng rạng hẳn lên, trông ghê tởm:
- Trời ơi, thưa ngài, ngài phúc đức quá! Ngài vào mà nhận nó đi, ngài giữ lấy nó, dắt nó đi, mang nó theo, đem nó đi mà nâng niu, mà chiều chuộng nó. Đức mẹ Đồng trinh và thần thánh trên thiên đường phù hộ cho ngài!
- Được rồi.
- Thật ư? Ngài đem nó đi thật ư?
- Tôi đem nó đi.
- Đem ngay?
- Ngay bây giờ. Bà gọi con bé ra đây.
Mụ Tênácđiê gọi:
- Côdét!
- Bây giờ tôi hãy trả tiền bà đã. Hết bao nhiêu nhỉ!
Khách liếc qua tờ giấy, không khỏi lộ vẻ ngạc nhiên:
- Hai mươi ba phơrăng!
Ông ta nhìn mụ chủ quán, nhắc lại:
- Hai mươi ba phơrăng kia à?
Cùng một câu nói, nhưng câu trước thì tỏ vẻ ngạc nhiên, câu sau là một câu hỏi.
Mụ Tênácđiê đã có thời gian chuẩn bị đối phó. Mụ trả lời chắc nịch:
- Thưa ngài, vâng, đúng hai mươi ba phơrăng.
Khách đặt năm đồng năm phơrăng xuống bàn, nói:
- Tìm con bé cho tôi.
Vừa lúc ấy, Tênácđiê tiến vào giữa phòng, bảo:
- Thưa ngài, ngài chỉ phải trả hai mươi sáu xu thôi.
Mụ vợ kêu lên:
- Sao lại hai mươi sáu xu!
Tênácđiê lạnh lùng đáp:
- Tiền buồng hai mươi xu, bữa ăn tối sáu xu. Còn chuyện con bé thì tôi cần thưa với ông đây vài lời. Mình để mặc ông với tôi.
Mụ Tênácđiê lóa mắt vì thiên tài đã xuất hiện. Mụ biết là người diễn viên ưu tú đang lên sân khấu. Mụ đi ra, không cãi nửa lời.
Còn lại hai người, Tênácđiê đưa ghế mời khách ngồi. Khách ngồi xuống, còn nó, nó vẫn đứng, bộ mặt làm ra vẻ hiền lành, ngay thật. Nó nói:
- Thưa ngài, để tôi xin thưa chuyện. Tôi thì tôi quý con bé ấy lắm.
Khách nhìn nó chằm chằm:
- Con bé nào kia?
Nó vẫn nói:
- Cũng lạ thật. Hai bố con mến nhau đáo để. Tiền gì thế này? Ngài cất những đồng năm phơrăng này đi. Con bé, tôi quý nó lắm.
Khách lại hỏi:
- Ai cơ chứ?
- Kìa, con bé cháu Côdét ấy mà! Ngài chả định đem nó đi là gì? Đây, tôi xin nói thật. Ngài là người đứng đắn thế nào thì tôi nói cũng thật như thế; tôi không thuận để cho nó đi. Thiếu nó tôi không chịu được, tôi nuôi nó từ tấm bé. Đành rằng nuôi nó thì tốn kém thật. Đành rằng nó lắm tật xấu, đành rằng chúng tôi chẳng dư dật gì, đành rằng nó chỉ ốm một trận cũng đủ thuốc thang đến bốn trăm phơrăng. Nhưng ăn ở cũng phải cho phúc đức. Nó bồ côi, bồ cút, tôi đã nuôi nó. Tôi còn đủ cơm nuôi miệng tôi, nuôi miệng nó. Thật thế, tôi mến nó lắm. Ngài hiểu cho, bấy nhiêu lâu làm gì không quyến luyến nhau. Tôi quê mùa cứ nói thật, không lý luận gì cả. Con bé ấy, tôi quý nó lắm. Vợ tôi phải cái nóng nảy nhưng cũng thương cháu lắm. Ngài xem đấy hai vợ chồng chúng tôi coi cháu như con đẻ. Có nó thì vui cửa vui nhà.
Khách vẫn nhìn nó chằm chằm. Nó lại tiếp:
- Ngài thứ lỗi, nói thế này thì cũng có phần không phải. Ai lại đem con mà cho khách qua đường như thế. Nói thế có phải không ạ? Nhưng nghĩ lại, ngài thì giàu có, lại ra người phúc hậu, thôi cũng là hạnh phúc của cháu, có phải không ạ? Nhưng phải xem thế nào. Giả dụ tôi hy sinh mà cho cháu theo ngài, thì tôi cũng phải biết là cháu đi đâu chứ, tôi không thể để cho cháu biệt tăm biệt tích; tôi còn muốn biết cháu nó ở nhà ai để thỉnh thoảng còn đi lại thăm nom; cháu cũng cần biết bố nuôi cháu vẫn ở đây, lúc nào cũng chú ý đến cháu. Tóm lại không thể như thế được ạ. Ngay quý danh, tôi cũng chưa tường. Ngài mang nó đi rồi, tôi chỉ còn biết kêu: Con ơi, Sơn ca ơi, con đi đâu rồi? Ít ra cũng phải xem một mẩu giấy tờ lăng nhăng gì, một mẩu giấy thông hành chẳng hạn!
Khách vẫn giương mắt nhìn, cái nhìn như thấy suốt tận tâm can nó, rồi trả lời, giọng nghiêm nghị và dõng dạc:
- Ông Tênácđiê ạ, từ Pari đến đây có năm dặm, thì ai mà lấy giấy thông hành. Tôi có đem con Côdét đi là tôi cứ đem, thế thôi. Ông không được biết tên tôi, ông không được biết nơi tôi ở, ông không được biết nó sẽ ở đâu và ý tôi thì tôi muốn từ nay, suốt đời nó, nó sẽ đi khỏi cái nhà này. Ông có ưng thế không? Ưng hay không thì ông nói.
Ma quỷ, thần thánh chỉ cần thấy một vài dấu hiệu là nhận ngay ra được một bậc thượng đẳng thần; Tênácđiê cũng vậy, nó biết ngay là gặp một tay ghê gớm. Giống như một thứ trực giác vậy; vốn nó tinh nhạy, sắc sảo nên nó hiểu ngay. Hôm trước, lúc ngồi uống rượu với bọn phu xe, lúc hút thuốc, lúc hát nhảm nhí, nó không rời mắt nhìn người khách lạ suốt một buổi tối, rình người kia như mèo rình, nghiên cứu người kia như một nhà toán học. Nó vừa rình như thế vì quyền lợi riêng, vì nó ham thích như vậy và bản năng nó như vậy; nó vừa dò xét tuồng như được ăn tiền để mà dò xét. Nó không bỏ qua một cử chỉ, một dáng điệu nào của người khách mặc áo vàng. Ngay trước khi khách tỏ vẻ rõ rệt là đặc biệt chú ý đến con Côdét, nó đã đoán biết rồi. Nhiều lần nó bắt gặp con mắt sâu sắc của ông già nhìn con bé. Sao lại có cái cảm tình đặc biệt như vậy? Người này là ai? Tại sao trong bọc lắm của như vậy, lại ăn mặc bẩn thỉu thế kia? Biết bao nhiêu câu hỏi nó tự đặt ra, mà không tài nào trả lời được, nó càng thêm tức tối. Nó nghĩ ngợi suốt đêm. Tất không phải là bố con Côdét. Hay là ông nội, ông ngoại? Thế thì sao không xưng ra ngay có được không? Bao giờ người ta có quyền thì người ta cũng nói ngay chứ. Hẳn là người này không có quyền gì về con Côdét cả. Thế thì nó là ai? Tênácđiê nghĩ mãi đâm quẩn. Càng đoán càng mờ mịt. Mặc dù vậy, lúc mới nói câu chuyện, nó biết chắc là có sự gì bí ẩn, mà biết chắc là người kia muốn giữ kín tiếng, nó thấy nó ở thế mạnh. Nhưng nghe câu trả lời dứt khoát, cứng cỏi của khách, nó thấy người khách này bí mật chỉ là vì bí mật, thế thôi, lúc ấy, nó lại thấy nó ở thế yếu. Nó không ngờ câu chuyện lại xoay ra thế. Bao nhiêu điều ước đoán đều vứt đi cả. Nó bèn tập trung ý nghĩ lại. Nó cân nhắc chỉ trong nháy mắt. Tênácđiê là đứa chỉ cần liếc mắt đã nhận định được tình thế. Nó biết lúc này cần đi thẳng vào vấn đề và quyết định ngay. Cũng như những vị danh tướng cầm quân biết giờ phút nào quyết định vận mệnh của trận đánh. Tênácđiê liền nổ súng. Nó nói:
- Thưa ngài, phải đúng nghìn rưởi quan.
Khách móc cái túi bên, lấy ra một chiếc ví da đen đã cũ, mở ví rút ra ba tờ giấy bạc đặt lên bàn. Khách lấy ngón tay cái chặn lên mấy tờ giấy bạc, bảo tên chủ quán:
- Cho gọi con Côdét ra đây.
Lúc ấy, Côdét làm gì?
Côdét vừa dậy đã vội chạy ra tìm chiếc guốc. Nó thấy có đồng tiền vàng. Đây không phải là đồng vàng Napôlêông. Đây là một đồng vàng hai mươi phơrăng mới toanh, thời quân chủ phục hưng mà trên mặt khắc nổi một hình khác đã thay hình vòng nguyệt quế. Con bé hoa cả mắt. Nó như bắt đầu say sưa với thời vận. Nó chưa hề biết đồng tiền vàng ra thế nào, có bao giờ nó thấy đâu. Nó vội vàng giấu ngay vào túi như vừa đánh cắp ở đâu vậy. Song, nó cảm thấy đồng tiền này là của nó, nó đoán biết ai đã cho nó. Tuy nhiên nó mừng mà vẫn sợ. Nó sung sướng lắm. Nhưng nó kinh ngạc nhiều hơn.
Nó không dám tin là những cái tươi đẹp như thế lại có thật được. Thấy con búp bê, nó sợ: thấy đồng tiền vàng, nó cũng sợ. Thấy những vật mỹ lệ như thế, bụng nó run run thấp thỏm. Duy có ông khách là nó không sợ. Trái lại, nó thấy vững tâm. Từ tối hôm qua, qua bao chuyện lạ lùng, rồi cả trong giấc ngủ, lúc nào hình ảnh người kia cũng vẩn vơ trong khối óc bé nhỏ của nó; người ấy ra vẻ già nua, nghèo khổ, rầu rĩ, thế mà nhiều tiền, nhân đức đến thế. Từ lúc gặp ông già ấy ở trong rừng, nó thấy cuộc đời nó như biến đổi.
Côdét không được như con chim én bé nhỏ trên trời, nó chưa hề biết cái hạnh phúc được ẩn nấp dưới bóng mẹ, được ủ trong cánh mẹ. Từ năm năm nay, nghĩa là từ ngày nó bắt đầu nhớ được, khốn nạn, con bé chỉ rặt một màu những run cùng sợ. Đời nó như thể trần trụi trong cơn gió bấc cắt da của cảnh khổ ải; bây giờ thì nó như được tấm áo che thân. Xưa, tâm hồn nó giá lạnh, bây giờ, tâm hồn nó ấm áp. Nó không khiếp sợ mụ Tênácđiê như trước nữa. Nó không cô độc nữa; đã có ai ở bên mình.
Hôm ấy, vừa thức dậy nó đã tất tả làm mọi việc như mọi sáng. Đồng tiền vàng nằm trong cái túi áo tối hôm qua có đồng hào mười lăm xu rơi ra. Đồng vàng ấy đã cho nó nhiều phút lý thú. Nó không dám mó tới, nhưng cứ chốc chốc nó lại ngắm nghía, lưỡi thì cứ thè dài. Nó quét cầu thang, thỉnh thoảng lại ngừng tay, ngây người nhìn ngôi sao lấp lánh trong đáy túi, quên cả chổi và vũ trụ bên ngoài.
Đương lúc nó mải mê ngắm đồng tiền thì mụ Tênácđiê chợt vào. Có điều lạ lùng là mụ không phát nó cái nào mà cũng không chửi. Mụ lại có vẻ ngọt ngào bảo:
- Côdét, ra ngay đây nhé.
Một lát sau, Côdét ra cái phòng thấp bên ngoài.
Người khách cầm cái gói mở ra. Trong gói có một cái áo len dài trẻ con, một cái tạp dề, một cái áo vải bông, một cái váy, một cái khăn quàng, một đôi tất len, một đôi giày, đủ một bộ phận áo con gái lên tám. Toàn quần áo đen cả. Khách bảo con bé:
- Con mang quần áo này vào trong nhà mặc nhanh lên.
Lúc trời sáng rõ, các nhà ở Môngphécmây mở cửa sớm đều trông thấy ở phố Pari một ông già ăn mặc tồi tàn dắt một đứa bé gái mặc toàn đồ tang, tay ôm một con búp bê to màu hồng. Hai ông cháu đi về phía Livơry.
Hai người ấy là người khách trọ và Côdét.
Không ai quen biết người ấy cả; mà con Côdét không ăn mặc rách rưới nữa, nên nhiều người không nhận được nó.
Côdét ra đi. Với ai? Nó không biết! Đi đâu? Nó cũng chẳng hay. Chỉ biết một điều là nó đã thoát khỏi cái hàng ăn nhà Tênácđiê. Chẳng ai hơi đâu mà từ biệt nó mà nó cũng chẳng thiết từ biệt ai. Nó bước ra đi, rời khỏi cái nhà nó thù oán và cũng oán thù nó.
Đứa trẻ nhỏ đáng thương, lòng vẫn bị dồn ép từ trước tới giờ.
Nó đi nghiêm chỉnh lắm, hai mắt mở to nhìn trời. Nó đã bỏ đồng tiền vàng vào túi chiếc tạp dề mới. Thỉnh thoảng nó cúi nhìn đồng tiền rồi lại ngẩng nhìn ông già. Nó tưởng như nó ở bên cạnh Chúa Trời phúc hậu.
X
THAM THÌ THÂM
Mụ Tênácđiê vẫn theo thường lệ để mặc chồng giải quyết mọi việc. Mụ hy vọng sẽ có những biến cố lớn lao. Lúc người khách với Côdét đi khỏi, Tênácđiê ngồi yên đến mười lăm phút không nói gì, rồi mới gọi vợ ra một chỗ và chìa cho xem số tiền nghìn rưỡi phơrăng. Mụ bảo:
- Có thế thôi à?
Từ thuở lấy nhau, lần này là lần đầu mụ dám chê ông gia trưởng.
Quả là có hiệu lực. Thằng chồng nói:
- Ừ, mình nói phải. Thật ngốc quá. Đưa mũ đây…
Nó gấp ba tờ giấy bạc lại, nhét vào túi rồi vội vàng chạy đi. Nhưng lại đi lầm đường; thoạt đầu nó rẽ tay phải. Sau, hỏi thăm mấy người hàng phố mới biết con Sơn ca và người kia đi về phía Livơry. Nó theo lối ấy, vừa rảo cẳng vừa nói một mình:
- Người ấy chắc phải là một tay triệu phú, giả khoác cái áo vàng còn mình thì như một con lợn. Lúc đầu bỏ ra hai mươi xu, sau năm phơrăng, rồi năm mươi phơrăng, rồi đến nghìn rưởi mà lúc nào cũng dễ như bỡn. Nó có thể trả đến vạn rưởi phơrăng cũng nên. Nhưng thế nào cũng đuổi kịp.
Lại còn cái gói quần áo may sẵn cho con bé! Toàn là chuyện lạ lùng. Chắc là có chuyện gì bí mật lắm. Nắm được điều bí mật, ai lại thả ra bao giờ. Mà điều bí mật của bọn có của lại là những nắm bọt rong biển thấm đầy vàng; phải khôn khéo mà vắt. Những ý nghĩ ấy cứ quay cuồng trong đầu óc Tênácđiê. Nó nói một mình:
- Mình là con lợn.
Ra khỏi Môngphécmây, đến chỗ ngoặt sang con đường đi Livơry, ta thấy con đường chạy dài tăm tắp trước mặt trên cao nguyên. Đến đây, nó đinh ninh là sẽ trông thấy người kia và con bé. Nó phóng tầm mắt rõ xa, nhưng chẳng thấy gì. Nó lại phải hỏi thăm. Thành ra lại mất thêm thời giờ. Mấy người đi đường mách cho nó biết người khách và con bé đã đi vào khu rừng phía Ganhi. Nó chạy về nẻo ấy.
Tuy hai người có đi trước nó, nhưng đứa bé ắt đi chậm, còn nó thì đi nhanh. Và nó thuộc hết đường đất vùng này.
Chợt nó đứng dừng lại, tay đập vào trán như người quên một cái gì cần thiết và sẵn sàng quay trở lại. Nó tự bảo:
- Đáng lẽ mang súng!
Tênácđiê thuộc loại người lưỡng diện, lắm khi đi qua giữa chúng ta mà chúng ta không biết rõ, rồi biến mất đi chúng ta cũng không tường, bởi vì cuộc đời run rủi nó chỉ hiện ra trước mắt ta ở một phía. Số kiếp của nhiều người là như vậy đấy, là sống chìm ngập hết nửa người. Ở cảnh ngộ bình an, ổn định, Tênácđiê có đủ điều kiện để làm - chúng tôi không nói để là - một nhà buôn lương thiện, một anh tư sản đủ đỗi, theo quan niệm của người đời. Trong lúc ấy, khi có những sự kiện nào đó, khi xảy ra những biến động làm dậy bản chất của hắn thì hắn lại có đủ khả năng, để là một tay vô lại. Đó là một tay chủ quán có nuôi trọ trong người mình một con quỷ. Chắc Chúa quỷ Xa tăng đã nhiều lúc ngồi xổm ở một xó nào đó trong cái nhà hát của tên Tênácđiê và mơ màng nghĩ về cái công trình kiệt tác đó của mình.
Lưỡng lự một lát, nó nghĩ thầm:
- Chà! Thế thì chúng nó có đủ thì giờ thoát chết.
Thế là nó lại đi, rảo cẳng tiến lên phía trước, có vẻ chắc ăn; trông nó tinh ranh như con cáo đánh hơi thấy một đàn gà gô.
Quả nhiên, lúc nó vượt khỏi khu ao đầm và tắt ngang qua quãng rừng thưa ở bên phải con đường Benvuy và đến cái lối đi đầy cỏ mọc lượn quan đồi rồi vượt qua vòm con sông đào cũ gần nhà tu Senlơ, thì nó chợt nhìn thấy một cái mũ nhô lên khỏi một bụi rậm. Cái mũ ấy đã làm nó tốn công phu xây dựng bao nhiêu ước đoán. Mũ ấy là mũ của người khách. Bụi cây không cao lắm. Tênácđiê nhận ra người khách và Côdét đang ngồi nghỉ. Không nhìn thấy con bé vì nó bé quá, nhưng nhìn thấy cái đầu búp bê.
Tênácđiê không lầm. Người khách đã ngồi lại để cho Côdét nghỉ chân.
Tênácđiê đi vòng qua bụi rậm, đột nhiên xuất hiện trước mặt hai người. Nó vừa thở vừa nói:
- Thưa ngài, ngài tha lỗi cho, xin trả lại ngài nghìn rưởi quan của ngài.
Vừa nói thế, nó vừa chìa ra ba tờ giấy bạc. Người khách ngước mắt nhìn lên:
- Thế này là thế nào?
Tênácđiê lễ phép đáp:
- Là thế này, tôi xin bắt con Côdét lại, thưa ngài.
Côdét rùng mình, nép vào người ông già.
Ông ta nhìn thẳng vào mắt Tênácđiê, nói dằn từng tiếng:
- Ông - bắt - con - Côdét - lại?
- Thưa ngài, vâng, tôi bắt nó lại. Tôi xin nói rõ. Tôi đã nghĩ kỹ. Thực ra, tôi không có quyền giao nó cho ngài. Tôi là người đứng đắn, ngài xem. Con bé này có phải là con tôi đâu; nó còn mẹ nó. Mẹ nó gửi nó cho tôi, tôi chỉ được quyền trả lại cho mẹ nó mà thôi. Chắc ngài bảo: Mẹ nó chết rồi. Được. Thế thì tôi chỉ có thể giao nó cho người nào có giấy tờ của mẹ nó ký và bảo là phải giao nó cho người ấy. Rõ ràng là như thế.
Người khách chẳng nói chẳng rằng, lục tìm trong túi; Tênácđiê thấy ông ta lấy ra cái ví đựng tiền lúc nãy. Tên chủ quán mừng run lên. Nó nghĩ thầm:
- Được, phải vững vàng. Mình sắp được mua chuộc đây.
Trước khi mở ví, người khách còn đưa mắt nhìn chung quanh, nơi này vắng tanh vắng ngắt. Trong rừng, dưới lũng không một bóng người. Ông ta mở ví, lấy ra một mảnh giấy con, - chứ nào đâu có phải là nắm giấy bạc như Tênácđiê đang mong chờ! Ông ta mở to tờ giấy, đưa cho Tênácđiê rồi bảo:
- Ông nói phải. Đọc đi.
Tênácđiê cầm lấy đọc:
“Môngtơrơi Xuya Me, ngày 25 tháng 3, 1823.
Gửi ông Tênácđiê,
Ông giao Côdét cho người này. Bao nhiêu khoản chi phí lặt vặt, người này sẽ trả đủ cho ông.
Kính chào ông.
Phăngtin”
Người kia nói tiếp:
- Ông biết chữ ký này chứ?
Đích thực là chữ ký của Phăngtin. Tênácđiê nhận ra ngay.
Chẳng còn cãi vào đâu được nữa. Nó bị hai cái bẽ bàng: một là tưởng được đấm mõm lại hóa suông, hai là bị đuối lý. Người khách lại bảo:
- Ông cứ giữ lấy giấy này làm bằng.
Tênácđiê ngoan ngoãn thu quân. Nó lẩm bẩm:
- Chữ ký bắt chước kể cũng khéo. Thôi, được!
Nó đã tuyệt vọng, nhưng còn cố vớt vát:
- Thưa ngài, thế cũng được. Ngài là người ấy. Nhưng phải trả cho tôi các khoản chi phí lặt vặt. Khoản ấy cũng to.
Ông già đứng phắt dậy, lấy tay phủi bụi trên cái ống tay áo đã sờn, miệng nói:
- Ông Tênácđiê này, ngày tháng giêng, mẹ con bé tính còn thiếu ông một trăm hai mươi phơrăng, thế mà tháng hai, ông gửi giấy đòi năm trăm phơrăng; hồi cuối tháng hai ông đã nhận ba trăm phơrăng, đầu tháng ba lại ba trăm phơrăng nữa. Từ dạo ấy đến nay được chín tháng, mỗi tháng đã thỏa thuận là mười lăm phơrăng, vị chi là một trăm ba mươi phơrăng. Trước ông nhận dôi ra một trăm. Tính thế, còn phải trả ông ba mươi lăm phơrăng thôi. Thì vừa đây tôi đưa ông nghìn rưởi quan.
Tênácđiê có cảm giác như một con sói mắc cạm bị cái hàm thiếc cắn vào chân. Nó nghĩ bụng:
- Thằng quỷ này là thằng nào?
Rồi, làm như con chó sói, nó giãy một cái. Đã một lần nó liều mà hóa được. Nó vứt bỏ cái giọng lễ độ đi, sừng sộ nói:
- Này ông cha căng chú kiết kia ơi, một là tôi bắt lại con Côdét, hai là đưa ngay một nghìn ê quy đây.
Ông già bình tĩnh nói:
- Côdét, đi, con.
Rồi tay trái ông dắt đứa bé, tay phải ông nhặt cái gậy ở dưới đất.
Tênácđiê nhận thấy cái gậy quá to và quãng rừng vắng ngắt.
Ông già đi thẳng vào rừng sâu với con bé, để mặc tên chủ quán đứng ngây chỗ cũ.
Trong khi họ đi xa dần. Tênácđiê nhìn theo hai vai rộng còng còng và hai nắm tay to tướng của ông già.
Nó nhìn lại nó, hai cánh tay khẳng khiu, hai bàn tay còm nhom. Nó nghĩ bụng: - Đã đi săn lại quên mẹ nó cả súng. Quả ta là một thằng ngốc.
Song tên chủ quán vẫn chưa chịu buông mồi. Nó nói:
- Để xem nó đi đâu.
Rồi nó theo hút đằng sau, cách xa xa. Trong tay chỉ còn hai thứ, một trò chơi: tức là cái mảnh giấy nát có chữ ký Phăngtin và một niềm an ủi tức là nghìn rưởi quan.
Người khách dắt Côdét đi về nẻo Livơry vad Bôngdy. Ông ta đi thong thả, đầu cúi gằm, ra vẻ nghĩ ngợi, buồn rầu. Về mùa đông rừng thưa lá, nên tuy Tênácđiê đã cách khá xa mà vẫn nhìn thấy hút hai người. Thỉnh thoảng người khách lại quay lại nhìn xem có ai theo sau không. Chợt ông thấy Tênácđiê. Ông vội lôi Côdét đi vào một khu rừng rậm hơn, trong đó Tênácđiê dễ mất dấu họ.
- Chó quá!
Nói xong, Tênácđiê rảo cẳng tiến lên.
Rừng chỗ này rậm nên nó phải theo gần sát. Đến quãng rừng rậm nhất, ông già quay đầu lại. Nó cố núp vào chỗ cành cây nhưng vô hiệu, ông già đã trông thấy nó. Ông lo ngại nhìn nó rồi hất đầu một cái, lại đi. Tên chủ quán lại đi theo. Đi như thế, được độ hai ba trăm bước. Bỗng ông già quay lại lượt nữa. Vẫn thấy tên chủ quán. Lần này ông trừng mắt nhìn nó, nên nó thấy có theo nữa cũng “vô ích”. Tênácđiê bèn quay trở về.
XI
CON SỐ 9.430 LẠI XUẤT HIỆN, CÔDÉT TRÚNG SỐ ẤY
Giăng Vangiăng chưa chết.
Lúc ngã xuống biển, nói cho đúng, lúc nhảy xuống, thì như ta đã biết, Giăng Vangiăng không còn xiềng xích trên người nữa. Ông bơi giữa hai con nước, đến tận dưới lườn một cái tàu đậu bến; một chiếc thuyền con buộc bên cạnh tàu. Ông tìm cách núp trong thuyền đến tận tối. Vào đêm, ông lại nhảy xuống nước bơi vào bờ, chỗ gần mỏm Bơroong. Đến đây, tiền sẵn nên cũng dễ kiếm được quần áo. Quanh vùng Balaghiê có một cửa hàng chuyên bán quần áo cho bọn tù vượt ngục, nghề này kể cũng tươm. Giăng Vangiăng cũng như mọi kẻ đi trốn tránh đáng thương khác, phải tìm cách mà thoát khỏi con mắt cú vọ của luật pháp, thoát khỏi cái xã hội ác nghiệt, Giăng Vangiăng lần theo một hành trình tối tăm và lắt léo. Chặng thứ nhất thì nghỉ lại ở Pơrađô, gần Bốtxê. Rồi đi về phía Gơrăng Vila, gần Briăngxông, thuộc quân thương Anpơ. Thật là một cuộc trốn tránh mò mẫm, đầy lo âu; đường thì rặt những đường nhánh tối om, không biết đâu mà mò. Sau này, có tìm được một vài vết tích của Giăng Vangiăng ở vùng xứ Anh, thuộc địa phận Xivơriô, ở Accông, một nơi gọi là Grănggiơ đơ Đuméc, trong dãy núi Pirênê, gần thôn Savay. Rồi ở vùng lân cận xứ Pêrigơ, làng Bruyni tổng Sapen Gônaghe. Ông lên Pari. Vừa rồi ta gặp ông ở Môngphécmây.
Chúng ta vẫn nhớ rằng lần vượt ngục trước, ông ta đã bí mật đến đấy hay vùng chung quanh đấy và tòa án cũng đã có chút ít ánh sáng về hành trình đó.
Ai cũng tưởng ông chết rồi, vì thế hành tung càng thêm tối tăm, mù mịt. Ở Pari, có lần ông được xem tờ báo tường thuật việc ông ngã xuống biển. Ông cảm thấy bớt lo, gần như yên ổn, như là đã chết rồi thực.
Ông trở về đến Pari ngay tối hôm giành được Côdét khỏi nanh vuốt vợ chồng Tênácđiê. Ông cùng con bé đi lối cửa ô Môngxô mà vào Pari, lúc chập tối. Rồi lên xe độc mã, vào chỗ sân Thiên văn đài. Ông xuống trả tiền xe rồi lại dắt Côdét cứ thế mò mẫm trong đêm tối qua các phố vắng gần Uốcxin và La Glaxie rồi đến đường Nhà thương.
Ngày hôm ấy là ngày Côdét cảm thấy rất lạ và đầy những xúc động. Đến bữa thì ông già mua bánh và phó mát ở những quán hàng khuất nẻo rồi mang ra sau bụi cây hàng rào mà ăn; đi đường thì đổi xe luôn; chốc lại đi bộ một quãng. Nó mệt lắm nhưng không kêu ca gì. Ông già thấy tay nó cứ co trĩu xuống, biết là nó mệt, ông liền cõng nó. Côdét tay vẫn không rời Catơrin, ngả đầu trên vai Giăng Vangiăng, ngủ thiếp.