Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 22
VI
CỤ PHÔSƠLƠVĂNG
Sáng hôm ấy, ông Mađơlen đi qua một phố nhỏ không lát đá. Ông nghe tiếng ồn ào và thấy có đám đông. Đến nơi thì là một ông lão tên là Phôsơlơvăng bị cỗ xe đè lên người vì con ngựa kéo xe ngã quỵ.
Lão Phôsơlơvăng là một trong số rất ít người còn nuôi ác cảm với Mađơlen. Phôsơlơvăng nguyên là thư ký văn khố và là một nông dân biết chữ nghĩa. Lúc ông Mađơlen đến Môngtơrơi, lão đang kinh doanh buôn bán nhưng bắt đầu thua lỗ.
Thấy cái anh thợ quèn ở đâu đến ấy làm giàu vùn vụt còn lão, hạng chủ, lại cứ lụn bại dần, lão đâm ghét cay ghét đắng ông Mađơlen. Lão không bỏ lỡ một dịp nào có thể làm hại ông. Sau Phôsơlơvăng bị vỡ nợ, tuổi già, vợ con chẳng có ai, cơ nghiệp chỉ còn lại có cỗ xe và con ngựa, lão phải đánh xe chở thuê để nuôi thân.
Hôm ấy con ngựa bị gãy hai bên đùi không thể đứng dậy được. Lão bị chẹt dưới gầm xe giữa hai bánh. Khốn khổ lão ngã xuống thế nào mà cả cỗ xe đè lên ngực lão. Xe thì xếp đầy hàng nặng. Lão đương kêu rên thảm thiết. Mọi người đã thử kéo lão ra nhưng vô hiệu. Vả lại, chỉ chuyển sai một cái, xê dịch vụng về một tí hoặc đẩy không đúng chỗ là giết chết lão ngay. Muốn gỡ cho lão, chỉ còn mỗi một cách là nâng cái xe từ dưới lên. Giave cũng vừa đến đấy lúc xảy ra tai nạn; hắn đã sai người đi tìm một cái kích.
Ông Mađơlen đến, mọi người kính cẩn dạt ra. Lão Phôsơlơvăng vẫn kêu:
- Ai cứu tôi với. Ai là người tốt bụng làm phúc cứu gìa này.
Ông Mađơlen hỏi các người đứng quanh đó:
- Có kích không?
Một người nông dân đáp:
- Đã có đi mượn rồi.
- Phải chờ bao lâu?
- Chỗ gần nhất là ở phố Phơlasô, có anh thợ đóng móng ngựa. Nhưng thế nào cũng phải mất mười lăm phút là ít.
Ông Mađơlen kêu lên:
- Mười lăm phút ư!
Hôm trước trời vừa mưa, đường đất lầy nhão, nên cái xe cứ lún dần xuống và ép ngực ông già. Trong năm phút nữa chắc chắn là lão sẽ gãy hết xương sườn.
Ông Mađơlen quay lại:
- Không thể đợi mười lăm phút được đâu!
- Cũng phải đợi chứ biết làm thế nào?
- Đợi thì không kịp mất! Các bác không trông thấy xe mỗi lúc một lún sâu xuống đấy à?
- Có thấy chứ ạ!
- Thế này nhé. Ở dưới gầm xe còn vừa đủ chỗ cho một người chui vào lấy lưng nảy xe lên. Chỉ cần nửa phút thôi đủ kéo ông lão ra. Ở đây ai có lòng thương người và có sức khỏe? Tôi xin biếu đồng năm lu-i vàng.
Không ai nhúc nhích.
- Mười đồng.
Mọi người cúi mặt. Có ai lầm bầm:
- Phải là người khỏe ghê gớm lắm mới làm nổi.
- Không khéo lại chết bẹp theo nữa!
Ông Mađơlen lại bảo:
- Thế nào? Hai mươi đồng vàng đấy!
Vẫn im lặng. Có ai nói:
- Không phải là người ta không có bụng tốt.
Ông Mađơlen quay lại, trông thấy Giave. Lúc mới đến, ông không trông thấy hắn, Giave nói tiếp:
- Chỉ thiếu sức khỏe thôi. Lấy lưng mà nâng một cái xe nặng thế này, phi người nào có sức khỏe ghê gớm thì ai làm nổi.
Rồi hắn nhìn chòng chọc vào mặt ông Mađơlen và nhấn từng tiếng:
- Thưa ông Mađơlen, bình sinh tôi chỉ biết có mỗi một người có thể làm nổi cái việc ông nói đó.
Ông Mađơlen giật mình.
Giave thản nhiên nói tiếp, mắt không rời ông Mađơlen:
- Đó là một tên tù khổ sai.
- Thế à?
- Ở nhà lao Tu-lông.
Ông Mađơlen tái mặt.
Cỗ xe từ từ lún xuống. Lão Phôsơlơvăng vừa rên vừa rú:
- Tôi chết chẹt mất! Tôi gãy xương ức rồi! Cho cái kích! Hay gì cũng được… Trời ôi!
Ông Mađơlen nhìn quanh lượt nữa:
- Không có ai muốn lấy hai mươi đồng vàng và cứu sống ông lão tội nghiệp này ư?
Không một ai cựa quậy. Giave lại nói:
- Suốt đời tôi chỉ biết có một người thay nổi cái kích. Đó là tên khổ sai kia.
Ông lão ở dưới xe kêu lên:
- Trời ơi! Nó nghiến bẹp tôi rồi!
Ông Mađơlen ngẩng đầu gặp con mắt vọ của Giave chòng chọc nhìn mình. Ông quay nhìn những người nông dân im ỉm và ông mỉm cười buồn bã. Rồi chẳng nói chẳng rằng, ông quỳ sụp xuống. Mọi người chưa kịp kêu lên lấy một tiếng thì ông đã luồn người vào dưới gầm xe. Phút chờ đợi lặng lẽ và khủng khiếp.
Người ta thấy ông Mađơlen nằm rạp người sát đất ở dưới cỗ xe nặng. Hai lần ông lấy hết sức nhổm hai khuỷu tay và hai đầu gối sát nhau nhưng vô hiệu. Ở ngoài người ta kêu ầm lên: “Bác Mađơlen! Chui ra thôi!” Lão Phôsơlơvăng cũng bảo: “Ông Mađơlen, ông ra đi! Trời bắt tôi chết, ông thấy đó, để mặc tôi! Kẻo lại chết bẹp cả đôi bây giờ!” Ông Mađơlen không trả lời.
Công chúng phập phồng lo ngại. Đôi bánh xe cứ lún dần mãi xuống. Đã đến lúc ông Mađơlen có muốn chui ra cũng không được nữa.
Bỗng nhiên cỗ xe to lớn chuyển mình rồi nhích lên từ từ, nâng đôi bánh lên khỏi hố lầy được non nửa. Có tiếng người hổn hển kêu: “Mau lên! Hộ một tay!” Đó là ông Mađơlen đang cố sức lần cuối.
Ai nấy xô lại. Một người tận tâm đã làm mọi người thấy khỏe lên và hóa ra can đảm. Hai mươi cánh tay lực lưỡng bốc hẳn cỗ xe lên.
Lão Phôsơlơvăng thoát chết.
Ông Mađơlen đứng dậy, mặt tái mét, mồ hôi nhễ nhại, quần áo rách tơi và bê bét những bùn. Người ta cảm động rơi nước mắt. Lão Phôsơlơvăng ôm gối mà hôn và gọi ông là đức Chúa lòng lành. Còn ông Mađơlen thì nét mặt thật là khó tả; vừa đau đớn vừa lộ một vẻ thoải mái cao cả. Cặp mắt của ông bình tĩnh nhìn lại mắt Giave từ trước vẫn đăm đăm trên người ông.
VII
PHÔSƠLƠVĂNG THÀNH NGƯỜI LÀM VƯỜN Ở PARI
Lão Phôsơlơvăng ngã bị sai mất một bên bánh chè. Ông Mađơlen sai người vực lão về bệnh xá dành riêng cho thợ. Bệnh xá nằm ngay trong nhà máy, có hai bà phước phụ trách. Hôm sau, khi thức dậy, lão thấy trên đầu giường có một tờ bạc một nghìn phơrăng và mấy chữ của ông Mađơlen: “Tôi mua lại ông cỗ xe và con ngựa”. Cỗ xe thì gãy nát và con ngựa đã chết.
Phôsơlơvăng khỏi bệnh nhưng đầu gối thành tật. Ông Mađơlen nhờ các bà sơ và cha xứ giới thiệu và thu xếp cho lão vào làm vườn ở một tu viện nữ ở khu Xanh Antoan tại Pari.
Sau đó ít lâu, ông Mađơlen được cử làm thị trưởng. Lần đầu tiên Giave thấy ông mang phù hiệu của người đứng đầu chính quyền địa phương, hắn như một con chó dữ đánh thấy hơi sói trong người ông chủ mình. Từ đấy hắn cố tránh mặt ông. Khi nào công việc quá cần thiết đòi hỏi hắn gặp ông, hắn tỏ ra rất tôn kính.
Đất Môngtơrơi được phồn thịnh là nhờ có ông Mađơlen. Ngoài những dấu hiệu phồn thịnh bên ngoài ai cũng trông thấy, còn có một điểm khó thấy nhưng không kém ý nghĩa. Đó là một dấu hiệu rất chắc chắn. Lúc nhân dân chật vật, công ăn việc làm thiếu thốn, sự buôn bán đình trệ, thì thuế má thu khó khăn, vì người ta không có tiền đóng nên dây dưa và chi phí của nhà nước về việc thu thuế rất lớn. Khi có công ăn việc làm, mọi người no đủ, thì thuế má thu được dễ dàng và phí tổn ít. Có thể nói phí tổn thu thuế là cái nhiệt biểu để lấy độ thịnh suy của nền kinh tế ở một vùng. Trong bảy năm, các khoản kinh phí thu thuế ở Môngtơrơi giảm đi được ba phần tư. Vì thế Vilen, Bộ trưởng Bộ tài chính, thường nêu Môngtơrơi làm gương cho các tỉnh khác.
Đó là tình hình trong xứ khi Phăngtin trở về quê cũ. Không ai còn nhớ đến chị. May thay, cánh cổng xưởng ông Mađơlen lại như một tấm lòng bạn. Khi chị đến xin việc thì được nhận ngay vào làm ở khu phụ nữ. Công việc chưa quen, chị làm tất nhiên không khéo, vì thế đồng lưong công nhật cũng không là bao nhiêu. Tuy vậy cũng tạm đủ sống, thế là được rồi.
VIII
MỤ VITUYẾCNIÊNG TIÊU BA MƯƠI LĂM PHƠRĂNG VỀ KHOẢN ĐẠO ĐỨC
Phăngtin thấy có việc làm ăn thì cũng vui được một độ. Sống lương thiện bằng hai bàn tay lao động, đó quả là một ân huệ trời ban. Lòng ham thích lao động trở lại với chị. Chị sắm một cái gương và sung sướng ngắm cái vẻ tươi trẻ, mái tóc óng ả, hàm răng xinh đẹp của mình. Chị quên nhiều nỗi cay cực trước đây, chị chỉ còn nghĩ đến con Côdét của chị và tương lại hứa hẹn. Chị thấy sung sướng rồi. Chị thuê một căn phòng, mua chịu một ít đồ đạc, hẹn lĩnh công trả dần, đó cũng là một tí tàn tích còn sót lại của cách sống bừa bãi trước kia.
Không thể nói là mình đã có chồng, chị cũng không dám nói là có con.
Những tháng đầu, chị gửi tiền về trả vợ chồng nhà Tênácđiê sòng phẳng. Vốn chỉ biết ký mấy chữ tên, chị phải thuê người viết thư hộ.
Chị thuê viết thư luôn, làm nhiều người để ý. Ở bên xưởng đàn bà người ta bắt đầu xì xào rằng Phăngtin “hay gửi thư” và “có vẻ khả nghi”.
Thiên hạ càng hay thóc mách những chuyện không can dự đến họ.
- Tại sao ông kia lại cứ tối tối mới lần mò đến nhỉ? Sao ông nọ cứ thứ năm thì không móc chìa khóa ở chỗ mọi bữa? Và ông ta lại cứ chọn phố nhỏ mà đi? Sao bà này lúc nào cũng xuống xe trước khi về đến nhà? Sao cô kia còn khối giấy viết thư đã mua thêm cặp nữa?… Có người vì muốn khám phá những loại bí mật như trên, những việc hoàn toàn không dính dấp đến họ, đã tiêu phí nhiều tiền của, thời giờ, công sức hơn là làm mười việc từ thiện. Họ tò mò không vì gì cả, tò mò cho vui, tò mò chỉ vì thích tò mò thôi. Họ theo dõi cậu kia, cô nọ hàng ngày, đứng rình hàng giờ ở góc phố, xó tường, mặc đêm tối, mặc mưa phùn, gió rét. Họ cho tiền những đứa đem thư, đãi rượu anh xe, người ở, mua chuộc cô sen, bà vú, lấy lòng những người coi cổng. Để làm gì? Chẳng làm gì cả. Chỉ do cuồng ý muốn trông, muốn biết, muốn thông tỏ việc người. Chỉ do cái ngứa ngáy của tật mách lẻo. Nhiều khi biết được điều bí mật của người ta, thóc mách nói đi nói lại, phơi trần nó ra ánh sáng là đưa người ta tới đổ vỡ, đấu gươm, phá sản, gia đình tan nát, thân thể điêu linh. Gây họa như thế chỉ để khoái bụng là đã khám phá ra được mọi việc. Hại người ta vì tật thóc mách chẳng vì lợi ích gì! Thật đáng buồn.
Có những kẻ chỉ vì ngứa miệng ba hoa mà hóa ra độc ác. Họ tán gẫu trong phòng khách, họ thóc mách ở hành lang. Chuyện của họ giống như những lò sưởi xấu, phải bỏ vào rất nhiều củi. Củi ở đây là người khác, người chung quanh.
Thế là bọn ấy có Phăngtin.
Đã vậy, Phăngtin lại bị chúng ghen ghét vì chị có mớ tóc vàng, hàm răng trắng.
Họ nhận ra rằng, ở xưởng, đang làm với các chị em Phăngtin thường quay mặt đi gạt thầm một giọt nước mắt. Những lúc ấy chị nhớ đến con và biết đâu lại không nhớ cả đến tình xưa người cũ.
Thì ra cắt đứt với dĩ vãng đen tối là một việc vô cùng khó khăn và đau đớn.
Họ nhận thấy rằng chị gửi thư ít nhất mỗi tháng hai lần, gửi mãi cho một người và thư có dán tem. Họ lần mò tìm biết được địa chỉ: “Ông Tênácđiê, chủ quán ở Môngphécmây”. Họ đưa người viết mướn đến quán rượu gợi chuyện, lão già viết mướn ấy cứ “tửu nhập là ngôn xuất”. Do đấy họ biết Phăngtin có con. “Cũng lại phường mèo mã gà đồng thôi”. Họ bảo với nhau thế. Có một con mụ lắm chuyện thân hành đi đến tận Môngphécmây, thăm hỏi vợ chồng Tênácđiê, rồi trở về khoe: “Tôi mất ba mươi lăm quan, nhưng từ nay thì yên trí. Tôi đã trông thấy đứa bé!”
Con mụ ấy là một con yêu quái. Tên nó là mụ Vituyếcniêng. Nó là người canh cổng đức hạnh cho mọi người. Tuổi đã năm mươi sáu vừa già vừa xấu. Giọng nói the thé, tính tình đồng bóng. Điều lạ là mụ cũng có thời son trẻ. Hồi ấy, ngay năm 93, mụ lấy một thầy tu bỏ tu đi theo cách mạng. Người mụ khô, cứng, gai góc, sắc nhọn, gần như độc ác, mặc dù mụ rất thương nhớ ông chồng thầy tu đã để mụ góa bụa và đã nghe lời ông mà tu tỉnh sửa chữa đi rất nhiều. Có thể nói mụ như cây gai tua tủa mà chiếc áo cứng của ông thầy tu đã chà xát qua lại làm gãy bớt đi nhiều. Đến thời Quân chủ phục hưng, mụ dốc tâm đóng vai một mụ già ngoan đạo, quyết chí đến mức các cha cố cũng phải bỏ qua cho mụ.
Chính mụ Vituyếcniêng này đã đi Môngphécmây về và nói: “Tôi đã trông thấy đứa bé!”
Công việc rõ là thóc mách ấy cũng phải mất nhiều thì giờ. Phăngtin vào xưởng làm được một năm thì một buổi sáng, người nữ giám thị đưa cho chị năm mươi phơrăng nói là của ông thị trưởng biếu chị. Người giám thị cho chị biết là chị không được làm ở xưởng nữa và theo lời dặn của ông thị trưởng khuyên chị nên đi xứ khác.
Lúc ấy cũng là lúc mà vợ chồng Tênácđiê trước đã tăng tiền tháng từ sáu lên mười hai phơrăng, nay lại đòi lên mười lăm phơrăng.
Phăngtin nghe thấy thế cũng bằng sét đánh. Chị không thể bỏ đi đâu được vì còn nợ tiền nhà, tiền bàn ghế. Năm mươi phơrăng không đủ để trả món nợ ấy. Chị lúng búng nói mấy câu van nài. Người giám thị bắt chị phải ra ngay khỏi xưởng. Vả lại Phăngtin cũng chỉ là một người thợ tầm thường thôi. Xấu hổ còn nhiều hơn là thất vọng, chị từ giã xưởng làm việc, đi về nhà. Vậy ra cái việc xấu của chị bây giờ ai cũng biết!
Chị thấy không còn đủ sức nói một lời gì nữa. Có người khuyên chị tìm đến ông thị trưởng mà van xin; chị không dám đi. Ông ta cho chị năm mươi phơrăng vì ông là người tốt, còn ông ta đuổi chị ra khỏi xưởng vì ông là người chính trực. Chị cúi đầu trước cái lệnh ấy.
IX
MỤ VITUYẾCNIÊNG THÀNH CÔNG
Cái mụ góa của ông thầy tu ấy mà được việc. Thật ra ông Mađơlen không biết gì về chuyện đó cả.
Những chuyện như thế thường thấy trong đời, do bao nhiêu sự việc chồng chéo nhau mà sinh ra.
Ông Mađơlen vốn không mấy khi lui tới chỗ phân xưởng phụ nữ. Ông giao bộ phận này cho một bà cao tuổi mà không chồng, do cha xứ giới thiệu. Ông tin cậy người nữ giám thị ấy và bà này cũng là người đứng đắn, cương quyết, công bằng, liêm chính, giàu lòng từ thiện. Nhưng lòng từ thiện của bà ấy là thứ từ thiện chỉ biết bố thí mà không biết thông cảm cảnh ngộ và dung thứ lỗi lầm. Ông Mađơlen giao cho bà ta định đoạt mọi việc. Những người tốt nhất cũng nhiều khi bắt buộc phải ủy một phần quyền hành của mình cho người khác. Cũng vì sẵn có quyền tối cao đó và tin tưởng là mình làm đúng, cho nên bà giám thị đã thẩm tra, xét xử, lên án và thi hành bản án Phăngtin.
Còn như số tiền năm mươi phơrăng thì bà ta trích ở quỹ ông Mađơlen giao cho để giúp đỡ các chị công nhân, không phải báo cáo lại.
Phăngtin đi xin ở mướn. Chị đi hết nhà này qua nhà khác mà chẳng có ai chịu mướn. Chị không thể bỏ đi đâu được. Lão lái đã bán chịu đồ đạc cho chị, - mà đồ đạc đâu có ra hồn đồ đạc - dọa chị là hễ chị bước ra khỏi đất ấy, thì lão sẽ đi thưa chị là người ăn cắp. Lão chủ nhà mà chị còn nợ tiền buồng bảo: “Chị vừa trẻ lại vừa đẹp làm gì mà không trả được nợ?” Chị đem số năm mươi phơrăng chia ra trả cho hai bên ấy và hoàn lại ba phần tư đồ đạc. Chị chỉ giữ vài thứ quá cần thiết. Thất nghiệp, tay không, chị chỉ còn độc một chiếc giường và mang nợ quãng một trăm phơrăng.
Chị nhận khâu thuê sơ mi lính bằng vải thô kiến được mười hai xu một ngày. Thế mà mỗi một khoản con chị cũng đã phải chi mất mười xu rồi. Đây là thời kỳ gửi tiền trả cho nhà Tênácđiê thất thường.
May sao cái bà già thường ngày vẫn đốt đèn cho chị lúc chị về khuya, lại dạy cho chị cách sống trong nghèo khổ. Biến lối sống với rất ít tiền, còn lối sống không có một trinh, một chữ. Đó là hai cái buồng: một buồng mập mờ, một buồng tối om.
Mùa đông Phăngtin tập bỏ hẳn lò sưởi. Phăngtin dứt được với con chim nuôi chơi, nó ăn hai ngày một trinh hạt kê, chị học cách lấy váy làm chăn và lấy chăn làm váy, cách ghé cửa sổ để ăn cơm dưới ánh đèn hàng xóm cho đỡ tốn nến nhà mình. Có ai biết với một xu, những con người yếu hèn sống già đời trong cảnh khốn cùng và lương thiện, đã tiêu dùng được những việc gì. Phải biết là tài tình! Thật là tài tình. Phăngtin đã học được cái tài đó, vì thế chị cũng bớt thất vọng phần nào.
Dạo ấy, chị nói với một bà láng giềng: - “Chà! Tôi nghĩ rằng cứ ngày ngủ năm giờ, còn thì ngồi mà khâu may, chẳng gì cũng kiếm được tạm đủ cơm ăn. Vả lại, đã buồn cả ruột thì ăn cũng chẳng là bao. Ôi chao! Những sự đau đớn và lo âu phiền muộn cộng với ít bánh mì, thế cũng đủ sống rồi”.
Trong cảnh cùng quẫn ấy, nếu có con bé bên cạnh thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Chị nghĩ đến việc đưa con về. Nhưng về thế nào được! Về để cùng nhịn đói nhịn khát ư? Vả lại, còn thiếu tiền của Tênácđiê thì sao? Lấy gì mà trả? Còn tiền ăn đường đào đâu ra?
Bà già dìu dắt Phăngtin trong cảnh nghèo nàn đó là một bà già nhân hậu, tên là Mácgơrít. Bà một lòng ngoan đạo, thờ Chúa, bà nghèo nhưng hảo tâm với người khốn khổ và cả với người giàu sang. Bà chỉ biết viết một chữ tên và tin Chúa, đó mới thực là tri thức chân chính.
Có rất nhiều những người đạo đức như thế ở các bậc thang thấp nhất trong xã hội. Một ngày kia họ sẽ lên trên, lên trời. Đời sống như thế ắt phải có hậu.
Những ngày đầu mất việc, Phăngtin xấu hổ quá không dám đi đâu cả. Mỗi khi ra phố, chị cảm thấy ai cũng trông theo chị mà chỉ trỏ. Ai cũng giương mắt nhìn chị mà không thèm chào hỏi: sự khinh bỉ chua chát, lạnh lùng của kẻ qua đường xoáy vào thịt da, tâm hồn chị, buốt như ngọn gió bấc.
Ở tỉnh nhỏ, người đàn bà xấu số thấy như mình đứng trần truồng trước những lời chế giễu và con mắt tò mò của mọi người. Ở Pari còn được một điều là chẳng ai biết đến ai; sự vô danh che thân ta như là quần áo. Chao ôi! Chị ao ước được về Pari biết bao! Nhưng không có cách.
Rồi chị cũng phải quen với sự khinh bỉ cũng như đã quen với cảnh túng đói. Lâu dần chị cũng dứt khoát. Hai ba tháng sau, chị rũ bỏ sự hổ thẹn, đi lại ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra. Chị thầm bảo: “Cóc cần!” Và chị đi lại, đầu ngẩng cao, nụ cười ngao ngán. Chị cảm thấy mình đương hóa ra trâng tráo.
Đôi khi mụ Vituyếcniêng tựa cửa nhìn chị đi qua. Mụ nhận thấy cảnh cùng đồ của chị. Mụ lấy làm khoái chí vì đã làm cho ngữ ấy không thể lộn sòng được. Cái khoái chí của lũ độc ác sao mà đen tối thế!
Phăngtin lao lực quá nên suy yếu đi, bệnh ho khan càng tăng. Chị thường bảo bà Mácgơrít:
- Bà thử sờ xem, tay tôi nóng chửa!
Tuy thế, mỗi buổi sáng, khi chiếc lược sún chải vào mớ tóc vàng buông xõa óng như tơ, thì trong giây phút chị lại cảm thấy vui vui, vì đẹp.
CỤ PHÔSƠLƠVĂNG
Sáng hôm ấy, ông Mađơlen đi qua một phố nhỏ không lát đá. Ông nghe tiếng ồn ào và thấy có đám đông. Đến nơi thì là một ông lão tên là Phôsơlơvăng bị cỗ xe đè lên người vì con ngựa kéo xe ngã quỵ.
Lão Phôsơlơvăng là một trong số rất ít người còn nuôi ác cảm với Mađơlen. Phôsơlơvăng nguyên là thư ký văn khố và là một nông dân biết chữ nghĩa. Lúc ông Mađơlen đến Môngtơrơi, lão đang kinh doanh buôn bán nhưng bắt đầu thua lỗ.
Thấy cái anh thợ quèn ở đâu đến ấy làm giàu vùn vụt còn lão, hạng chủ, lại cứ lụn bại dần, lão đâm ghét cay ghét đắng ông Mađơlen. Lão không bỏ lỡ một dịp nào có thể làm hại ông. Sau Phôsơlơvăng bị vỡ nợ, tuổi già, vợ con chẳng có ai, cơ nghiệp chỉ còn lại có cỗ xe và con ngựa, lão phải đánh xe chở thuê để nuôi thân.
Hôm ấy con ngựa bị gãy hai bên đùi không thể đứng dậy được. Lão bị chẹt dưới gầm xe giữa hai bánh. Khốn khổ lão ngã xuống thế nào mà cả cỗ xe đè lên ngực lão. Xe thì xếp đầy hàng nặng. Lão đương kêu rên thảm thiết. Mọi người đã thử kéo lão ra nhưng vô hiệu. Vả lại, chỉ chuyển sai một cái, xê dịch vụng về một tí hoặc đẩy không đúng chỗ là giết chết lão ngay. Muốn gỡ cho lão, chỉ còn mỗi một cách là nâng cái xe từ dưới lên. Giave cũng vừa đến đấy lúc xảy ra tai nạn; hắn đã sai người đi tìm một cái kích.
Ông Mađơlen đến, mọi người kính cẩn dạt ra. Lão Phôsơlơvăng vẫn kêu:
- Ai cứu tôi với. Ai là người tốt bụng làm phúc cứu gìa này.
Ông Mađơlen hỏi các người đứng quanh đó:
- Có kích không?
Một người nông dân đáp:
- Đã có đi mượn rồi.
- Phải chờ bao lâu?
- Chỗ gần nhất là ở phố Phơlasô, có anh thợ đóng móng ngựa. Nhưng thế nào cũng phải mất mười lăm phút là ít.
Ông Mađơlen kêu lên:
- Mười lăm phút ư!
Hôm trước trời vừa mưa, đường đất lầy nhão, nên cái xe cứ lún dần xuống và ép ngực ông già. Trong năm phút nữa chắc chắn là lão sẽ gãy hết xương sườn.
Ông Mađơlen quay lại:
- Không thể đợi mười lăm phút được đâu!
- Cũng phải đợi chứ biết làm thế nào?
- Đợi thì không kịp mất! Các bác không trông thấy xe mỗi lúc một lún sâu xuống đấy à?
- Có thấy chứ ạ!
- Thế này nhé. Ở dưới gầm xe còn vừa đủ chỗ cho một người chui vào lấy lưng nảy xe lên. Chỉ cần nửa phút thôi đủ kéo ông lão ra. Ở đây ai có lòng thương người và có sức khỏe? Tôi xin biếu đồng năm lu-i vàng.
Không ai nhúc nhích.
- Mười đồng.
Mọi người cúi mặt. Có ai lầm bầm:
- Phải là người khỏe ghê gớm lắm mới làm nổi.
- Không khéo lại chết bẹp theo nữa!
Ông Mađơlen lại bảo:
- Thế nào? Hai mươi đồng vàng đấy!
Vẫn im lặng. Có ai nói:
- Không phải là người ta không có bụng tốt.
Ông Mađơlen quay lại, trông thấy Giave. Lúc mới đến, ông không trông thấy hắn, Giave nói tiếp:
- Chỉ thiếu sức khỏe thôi. Lấy lưng mà nâng một cái xe nặng thế này, phi người nào có sức khỏe ghê gớm thì ai làm nổi.
Rồi hắn nhìn chòng chọc vào mặt ông Mađơlen và nhấn từng tiếng:
- Thưa ông Mađơlen, bình sinh tôi chỉ biết có mỗi một người có thể làm nổi cái việc ông nói đó.
Ông Mađơlen giật mình.
Giave thản nhiên nói tiếp, mắt không rời ông Mađơlen:
- Đó là một tên tù khổ sai.
- Thế à?
- Ở nhà lao Tu-lông.
Ông Mađơlen tái mặt.
Cỗ xe từ từ lún xuống. Lão Phôsơlơvăng vừa rên vừa rú:
- Tôi chết chẹt mất! Tôi gãy xương ức rồi! Cho cái kích! Hay gì cũng được… Trời ôi!
Ông Mađơlen nhìn quanh lượt nữa:
- Không có ai muốn lấy hai mươi đồng vàng và cứu sống ông lão tội nghiệp này ư?
Không một ai cựa quậy. Giave lại nói:
- Suốt đời tôi chỉ biết có một người thay nổi cái kích. Đó là tên khổ sai kia.
Ông lão ở dưới xe kêu lên:
- Trời ơi! Nó nghiến bẹp tôi rồi!
Ông Mađơlen ngẩng đầu gặp con mắt vọ của Giave chòng chọc nhìn mình. Ông quay nhìn những người nông dân im ỉm và ông mỉm cười buồn bã. Rồi chẳng nói chẳng rằng, ông quỳ sụp xuống. Mọi người chưa kịp kêu lên lấy một tiếng thì ông đã luồn người vào dưới gầm xe. Phút chờ đợi lặng lẽ và khủng khiếp.
Người ta thấy ông Mađơlen nằm rạp người sát đất ở dưới cỗ xe nặng. Hai lần ông lấy hết sức nhổm hai khuỷu tay và hai đầu gối sát nhau nhưng vô hiệu. Ở ngoài người ta kêu ầm lên: “Bác Mađơlen! Chui ra thôi!” Lão Phôsơlơvăng cũng bảo: “Ông Mađơlen, ông ra đi! Trời bắt tôi chết, ông thấy đó, để mặc tôi! Kẻo lại chết bẹp cả đôi bây giờ!” Ông Mađơlen không trả lời.
Công chúng phập phồng lo ngại. Đôi bánh xe cứ lún dần mãi xuống. Đã đến lúc ông Mađơlen có muốn chui ra cũng không được nữa.
Bỗng nhiên cỗ xe to lớn chuyển mình rồi nhích lên từ từ, nâng đôi bánh lên khỏi hố lầy được non nửa. Có tiếng người hổn hển kêu: “Mau lên! Hộ một tay!” Đó là ông Mađơlen đang cố sức lần cuối.
Ai nấy xô lại. Một người tận tâm đã làm mọi người thấy khỏe lên và hóa ra can đảm. Hai mươi cánh tay lực lưỡng bốc hẳn cỗ xe lên.
Lão Phôsơlơvăng thoát chết.
Ông Mađơlen đứng dậy, mặt tái mét, mồ hôi nhễ nhại, quần áo rách tơi và bê bét những bùn. Người ta cảm động rơi nước mắt. Lão Phôsơlơvăng ôm gối mà hôn và gọi ông là đức Chúa lòng lành. Còn ông Mađơlen thì nét mặt thật là khó tả; vừa đau đớn vừa lộ một vẻ thoải mái cao cả. Cặp mắt của ông bình tĩnh nhìn lại mắt Giave từ trước vẫn đăm đăm trên người ông.
VII
PHÔSƠLƠVĂNG THÀNH NGƯỜI LÀM VƯỜN Ở PARI
Lão Phôsơlơvăng ngã bị sai mất một bên bánh chè. Ông Mađơlen sai người vực lão về bệnh xá dành riêng cho thợ. Bệnh xá nằm ngay trong nhà máy, có hai bà phước phụ trách. Hôm sau, khi thức dậy, lão thấy trên đầu giường có một tờ bạc một nghìn phơrăng và mấy chữ của ông Mađơlen: “Tôi mua lại ông cỗ xe và con ngựa”. Cỗ xe thì gãy nát và con ngựa đã chết.
Phôsơlơvăng khỏi bệnh nhưng đầu gối thành tật. Ông Mađơlen nhờ các bà sơ và cha xứ giới thiệu và thu xếp cho lão vào làm vườn ở một tu viện nữ ở khu Xanh Antoan tại Pari.
Sau đó ít lâu, ông Mađơlen được cử làm thị trưởng. Lần đầu tiên Giave thấy ông mang phù hiệu của người đứng đầu chính quyền địa phương, hắn như một con chó dữ đánh thấy hơi sói trong người ông chủ mình. Từ đấy hắn cố tránh mặt ông. Khi nào công việc quá cần thiết đòi hỏi hắn gặp ông, hắn tỏ ra rất tôn kính.
Đất Môngtơrơi được phồn thịnh là nhờ có ông Mađơlen. Ngoài những dấu hiệu phồn thịnh bên ngoài ai cũng trông thấy, còn có một điểm khó thấy nhưng không kém ý nghĩa. Đó là một dấu hiệu rất chắc chắn. Lúc nhân dân chật vật, công ăn việc làm thiếu thốn, sự buôn bán đình trệ, thì thuế má thu khó khăn, vì người ta không có tiền đóng nên dây dưa và chi phí của nhà nước về việc thu thuế rất lớn. Khi có công ăn việc làm, mọi người no đủ, thì thuế má thu được dễ dàng và phí tổn ít. Có thể nói phí tổn thu thuế là cái nhiệt biểu để lấy độ thịnh suy của nền kinh tế ở một vùng. Trong bảy năm, các khoản kinh phí thu thuế ở Môngtơrơi giảm đi được ba phần tư. Vì thế Vilen, Bộ trưởng Bộ tài chính, thường nêu Môngtơrơi làm gương cho các tỉnh khác.
Đó là tình hình trong xứ khi Phăngtin trở về quê cũ. Không ai còn nhớ đến chị. May thay, cánh cổng xưởng ông Mađơlen lại như một tấm lòng bạn. Khi chị đến xin việc thì được nhận ngay vào làm ở khu phụ nữ. Công việc chưa quen, chị làm tất nhiên không khéo, vì thế đồng lưong công nhật cũng không là bao nhiêu. Tuy vậy cũng tạm đủ sống, thế là được rồi.
VIII
MỤ VITUYẾCNIÊNG TIÊU BA MƯƠI LĂM PHƠRĂNG VỀ KHOẢN ĐẠO ĐỨC
Phăngtin thấy có việc làm ăn thì cũng vui được một độ. Sống lương thiện bằng hai bàn tay lao động, đó quả là một ân huệ trời ban. Lòng ham thích lao động trở lại với chị. Chị sắm một cái gương và sung sướng ngắm cái vẻ tươi trẻ, mái tóc óng ả, hàm răng xinh đẹp của mình. Chị quên nhiều nỗi cay cực trước đây, chị chỉ còn nghĩ đến con Côdét của chị và tương lại hứa hẹn. Chị thấy sung sướng rồi. Chị thuê một căn phòng, mua chịu một ít đồ đạc, hẹn lĩnh công trả dần, đó cũng là một tí tàn tích còn sót lại của cách sống bừa bãi trước kia.
Không thể nói là mình đã có chồng, chị cũng không dám nói là có con.
Những tháng đầu, chị gửi tiền về trả vợ chồng nhà Tênácđiê sòng phẳng. Vốn chỉ biết ký mấy chữ tên, chị phải thuê người viết thư hộ.
Chị thuê viết thư luôn, làm nhiều người để ý. Ở bên xưởng đàn bà người ta bắt đầu xì xào rằng Phăngtin “hay gửi thư” và “có vẻ khả nghi”.
Thiên hạ càng hay thóc mách những chuyện không can dự đến họ.
- Tại sao ông kia lại cứ tối tối mới lần mò đến nhỉ? Sao ông nọ cứ thứ năm thì không móc chìa khóa ở chỗ mọi bữa? Và ông ta lại cứ chọn phố nhỏ mà đi? Sao bà này lúc nào cũng xuống xe trước khi về đến nhà? Sao cô kia còn khối giấy viết thư đã mua thêm cặp nữa?… Có người vì muốn khám phá những loại bí mật như trên, những việc hoàn toàn không dính dấp đến họ, đã tiêu phí nhiều tiền của, thời giờ, công sức hơn là làm mười việc từ thiện. Họ tò mò không vì gì cả, tò mò cho vui, tò mò chỉ vì thích tò mò thôi. Họ theo dõi cậu kia, cô nọ hàng ngày, đứng rình hàng giờ ở góc phố, xó tường, mặc đêm tối, mặc mưa phùn, gió rét. Họ cho tiền những đứa đem thư, đãi rượu anh xe, người ở, mua chuộc cô sen, bà vú, lấy lòng những người coi cổng. Để làm gì? Chẳng làm gì cả. Chỉ do cuồng ý muốn trông, muốn biết, muốn thông tỏ việc người. Chỉ do cái ngứa ngáy của tật mách lẻo. Nhiều khi biết được điều bí mật của người ta, thóc mách nói đi nói lại, phơi trần nó ra ánh sáng là đưa người ta tới đổ vỡ, đấu gươm, phá sản, gia đình tan nát, thân thể điêu linh. Gây họa như thế chỉ để khoái bụng là đã khám phá ra được mọi việc. Hại người ta vì tật thóc mách chẳng vì lợi ích gì! Thật đáng buồn.
Có những kẻ chỉ vì ngứa miệng ba hoa mà hóa ra độc ác. Họ tán gẫu trong phòng khách, họ thóc mách ở hành lang. Chuyện của họ giống như những lò sưởi xấu, phải bỏ vào rất nhiều củi. Củi ở đây là người khác, người chung quanh.
Thế là bọn ấy có Phăngtin.
Đã vậy, Phăngtin lại bị chúng ghen ghét vì chị có mớ tóc vàng, hàm răng trắng.
Họ nhận ra rằng, ở xưởng, đang làm với các chị em Phăngtin thường quay mặt đi gạt thầm một giọt nước mắt. Những lúc ấy chị nhớ đến con và biết đâu lại không nhớ cả đến tình xưa người cũ.
Thì ra cắt đứt với dĩ vãng đen tối là một việc vô cùng khó khăn và đau đớn.
Họ nhận thấy rằng chị gửi thư ít nhất mỗi tháng hai lần, gửi mãi cho một người và thư có dán tem. Họ lần mò tìm biết được địa chỉ: “Ông Tênácđiê, chủ quán ở Môngphécmây”. Họ đưa người viết mướn đến quán rượu gợi chuyện, lão già viết mướn ấy cứ “tửu nhập là ngôn xuất”. Do đấy họ biết Phăngtin có con. “Cũng lại phường mèo mã gà đồng thôi”. Họ bảo với nhau thế. Có một con mụ lắm chuyện thân hành đi đến tận Môngphécmây, thăm hỏi vợ chồng Tênácđiê, rồi trở về khoe: “Tôi mất ba mươi lăm quan, nhưng từ nay thì yên trí. Tôi đã trông thấy đứa bé!”
Con mụ ấy là một con yêu quái. Tên nó là mụ Vituyếcniêng. Nó là người canh cổng đức hạnh cho mọi người. Tuổi đã năm mươi sáu vừa già vừa xấu. Giọng nói the thé, tính tình đồng bóng. Điều lạ là mụ cũng có thời son trẻ. Hồi ấy, ngay năm 93, mụ lấy một thầy tu bỏ tu đi theo cách mạng. Người mụ khô, cứng, gai góc, sắc nhọn, gần như độc ác, mặc dù mụ rất thương nhớ ông chồng thầy tu đã để mụ góa bụa và đã nghe lời ông mà tu tỉnh sửa chữa đi rất nhiều. Có thể nói mụ như cây gai tua tủa mà chiếc áo cứng của ông thầy tu đã chà xát qua lại làm gãy bớt đi nhiều. Đến thời Quân chủ phục hưng, mụ dốc tâm đóng vai một mụ già ngoan đạo, quyết chí đến mức các cha cố cũng phải bỏ qua cho mụ.
Chính mụ Vituyếcniêng này đã đi Môngphécmây về và nói: “Tôi đã trông thấy đứa bé!”
Công việc rõ là thóc mách ấy cũng phải mất nhiều thì giờ. Phăngtin vào xưởng làm được một năm thì một buổi sáng, người nữ giám thị đưa cho chị năm mươi phơrăng nói là của ông thị trưởng biếu chị. Người giám thị cho chị biết là chị không được làm ở xưởng nữa và theo lời dặn của ông thị trưởng khuyên chị nên đi xứ khác.
Lúc ấy cũng là lúc mà vợ chồng Tênácđiê trước đã tăng tiền tháng từ sáu lên mười hai phơrăng, nay lại đòi lên mười lăm phơrăng.
Phăngtin nghe thấy thế cũng bằng sét đánh. Chị không thể bỏ đi đâu được vì còn nợ tiền nhà, tiền bàn ghế. Năm mươi phơrăng không đủ để trả món nợ ấy. Chị lúng búng nói mấy câu van nài. Người giám thị bắt chị phải ra ngay khỏi xưởng. Vả lại Phăngtin cũng chỉ là một người thợ tầm thường thôi. Xấu hổ còn nhiều hơn là thất vọng, chị từ giã xưởng làm việc, đi về nhà. Vậy ra cái việc xấu của chị bây giờ ai cũng biết!
Chị thấy không còn đủ sức nói một lời gì nữa. Có người khuyên chị tìm đến ông thị trưởng mà van xin; chị không dám đi. Ông ta cho chị năm mươi phơrăng vì ông là người tốt, còn ông ta đuổi chị ra khỏi xưởng vì ông là người chính trực. Chị cúi đầu trước cái lệnh ấy.
IX
MỤ VITUYẾCNIÊNG THÀNH CÔNG
Cái mụ góa của ông thầy tu ấy mà được việc. Thật ra ông Mađơlen không biết gì về chuyện đó cả.
Những chuyện như thế thường thấy trong đời, do bao nhiêu sự việc chồng chéo nhau mà sinh ra.
Ông Mađơlen vốn không mấy khi lui tới chỗ phân xưởng phụ nữ. Ông giao bộ phận này cho một bà cao tuổi mà không chồng, do cha xứ giới thiệu. Ông tin cậy người nữ giám thị ấy và bà này cũng là người đứng đắn, cương quyết, công bằng, liêm chính, giàu lòng từ thiện. Nhưng lòng từ thiện của bà ấy là thứ từ thiện chỉ biết bố thí mà không biết thông cảm cảnh ngộ và dung thứ lỗi lầm. Ông Mađơlen giao cho bà ta định đoạt mọi việc. Những người tốt nhất cũng nhiều khi bắt buộc phải ủy một phần quyền hành của mình cho người khác. Cũng vì sẵn có quyền tối cao đó và tin tưởng là mình làm đúng, cho nên bà giám thị đã thẩm tra, xét xử, lên án và thi hành bản án Phăngtin.
Còn như số tiền năm mươi phơrăng thì bà ta trích ở quỹ ông Mađơlen giao cho để giúp đỡ các chị công nhân, không phải báo cáo lại.
Phăngtin đi xin ở mướn. Chị đi hết nhà này qua nhà khác mà chẳng có ai chịu mướn. Chị không thể bỏ đi đâu được. Lão lái đã bán chịu đồ đạc cho chị, - mà đồ đạc đâu có ra hồn đồ đạc - dọa chị là hễ chị bước ra khỏi đất ấy, thì lão sẽ đi thưa chị là người ăn cắp. Lão chủ nhà mà chị còn nợ tiền buồng bảo: “Chị vừa trẻ lại vừa đẹp làm gì mà không trả được nợ?” Chị đem số năm mươi phơrăng chia ra trả cho hai bên ấy và hoàn lại ba phần tư đồ đạc. Chị chỉ giữ vài thứ quá cần thiết. Thất nghiệp, tay không, chị chỉ còn độc một chiếc giường và mang nợ quãng một trăm phơrăng.
Chị nhận khâu thuê sơ mi lính bằng vải thô kiến được mười hai xu một ngày. Thế mà mỗi một khoản con chị cũng đã phải chi mất mười xu rồi. Đây là thời kỳ gửi tiền trả cho nhà Tênácđiê thất thường.
May sao cái bà già thường ngày vẫn đốt đèn cho chị lúc chị về khuya, lại dạy cho chị cách sống trong nghèo khổ. Biến lối sống với rất ít tiền, còn lối sống không có một trinh, một chữ. Đó là hai cái buồng: một buồng mập mờ, một buồng tối om.
Mùa đông Phăngtin tập bỏ hẳn lò sưởi. Phăngtin dứt được với con chim nuôi chơi, nó ăn hai ngày một trinh hạt kê, chị học cách lấy váy làm chăn và lấy chăn làm váy, cách ghé cửa sổ để ăn cơm dưới ánh đèn hàng xóm cho đỡ tốn nến nhà mình. Có ai biết với một xu, những con người yếu hèn sống già đời trong cảnh khốn cùng và lương thiện, đã tiêu dùng được những việc gì. Phải biết là tài tình! Thật là tài tình. Phăngtin đã học được cái tài đó, vì thế chị cũng bớt thất vọng phần nào.
Dạo ấy, chị nói với một bà láng giềng: - “Chà! Tôi nghĩ rằng cứ ngày ngủ năm giờ, còn thì ngồi mà khâu may, chẳng gì cũng kiếm được tạm đủ cơm ăn. Vả lại, đã buồn cả ruột thì ăn cũng chẳng là bao. Ôi chao! Những sự đau đớn và lo âu phiền muộn cộng với ít bánh mì, thế cũng đủ sống rồi”.
Trong cảnh cùng quẫn ấy, nếu có con bé bên cạnh thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Chị nghĩ đến việc đưa con về. Nhưng về thế nào được! Về để cùng nhịn đói nhịn khát ư? Vả lại, còn thiếu tiền của Tênácđiê thì sao? Lấy gì mà trả? Còn tiền ăn đường đào đâu ra?
Bà già dìu dắt Phăngtin trong cảnh nghèo nàn đó là một bà già nhân hậu, tên là Mácgơrít. Bà một lòng ngoan đạo, thờ Chúa, bà nghèo nhưng hảo tâm với người khốn khổ và cả với người giàu sang. Bà chỉ biết viết một chữ tên và tin Chúa, đó mới thực là tri thức chân chính.
Có rất nhiều những người đạo đức như thế ở các bậc thang thấp nhất trong xã hội. Một ngày kia họ sẽ lên trên, lên trời. Đời sống như thế ắt phải có hậu.
Những ngày đầu mất việc, Phăngtin xấu hổ quá không dám đi đâu cả. Mỗi khi ra phố, chị cảm thấy ai cũng trông theo chị mà chỉ trỏ. Ai cũng giương mắt nhìn chị mà không thèm chào hỏi: sự khinh bỉ chua chát, lạnh lùng của kẻ qua đường xoáy vào thịt da, tâm hồn chị, buốt như ngọn gió bấc.
Ở tỉnh nhỏ, người đàn bà xấu số thấy như mình đứng trần truồng trước những lời chế giễu và con mắt tò mò của mọi người. Ở Pari còn được một điều là chẳng ai biết đến ai; sự vô danh che thân ta như là quần áo. Chao ôi! Chị ao ước được về Pari biết bao! Nhưng không có cách.
Rồi chị cũng phải quen với sự khinh bỉ cũng như đã quen với cảnh túng đói. Lâu dần chị cũng dứt khoát. Hai ba tháng sau, chị rũ bỏ sự hổ thẹn, đi lại ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra. Chị thầm bảo: “Cóc cần!” Và chị đi lại, đầu ngẩng cao, nụ cười ngao ngán. Chị cảm thấy mình đương hóa ra trâng tráo.
Đôi khi mụ Vituyếcniêng tựa cửa nhìn chị đi qua. Mụ nhận thấy cảnh cùng đồ của chị. Mụ lấy làm khoái chí vì đã làm cho ngữ ấy không thể lộn sòng được. Cái khoái chí của lũ độc ác sao mà đen tối thế!
Phăngtin lao lực quá nên suy yếu đi, bệnh ho khan càng tăng. Chị thường bảo bà Mácgơrít:
- Bà thử sờ xem, tay tôi nóng chửa!
Tuy thế, mỗi buổi sáng, khi chiếc lược sún chải vào mớ tóc vàng buông xõa óng như tơ, thì trong giây phút chị lại cảm thấy vui vui, vì đẹp.