Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 20
QUYỂN V: XUỐNG DỐC
I
QUÁ TRÌNH CẢI TIẾN NGHỀ LÀM THỦY TINH ĐEN
Cái người đàn bà bỏ con đó, theo lời bàn tán của người phố Môngphécmây, hiện bây giờ ra sao? Ở đâu? Làm gì?
Phăngtin đem Côdét gửi vợ chồng Tênácđiê rồi lại lên đường đến Môngtơrơi.
Người ta vẫn còn nhớ là lúc ấy vào năm 1818.
Phăngtin rời bỏ tỉnh nhà ra đi đã được mười năm: Môngtơrơi đã thay đổi nhiều. Nàng thì hết vận hạn này đến vận hạn khác ngày một lụn bại, nhưng tỉnh quê của nàng thì cứ thịnh vượng dần mãi lên.
Nguyên do là hai năm trước, ở đây đã có một biến chuyển công nghiệp, một sự kiện quan trọng ở tỉnh nhỏ.
Chi tiết này quan trọng, chúng tôi thấy cần phải nói rõ, có khi phải nhấn mạnh nữa.
Từ lâu đời, đất Môngtơrơi vẫn có nghề riêng là làm huyền Ănglê giả và đồ thủy tinh đen như của Đức. Công nghệ đó sống vất vưởng vì nguyên liệu đắt đỏ ảnh hưởng đến nhân công. Vào khoảng Phăngtin trở về quê nhà, nghề làm đồ huyền và thủy tinh đen tự nhiên biến đổi một cách kỳ diệu. Số là khoảng cuối năm 1815 có người không biết từ đâu đến Môngtơrơi tìm cách làm ăn. Người ấy nghĩ ra được một phương pháp mới, lấy cánh kiến thay cho nhựa làm nguyên liệu và trong cách làm vòng đeo tay đã dùng cốt bằng tôn kháp lại chứ không phải hàn liền. Thay đổi nhỏ ấy đã có giá trị như một cuộc cách mạng.
Thật thế, sự thay đổi nhỏ nhặt ấy đã làm cho giá nguyên liệu giảm xuống phi thường. Do đó, một là tiền công thợ được tăng, lợi cho dân tỉnh, hai là phương pháp chế tạo cải tiến, lợi cho người tiêu thụ, ba là đã rất rẻ mà tiền lãi còn gấp ba trước, lợi cho chủ xưởng.
Như thế là một sáng kiến đã đem lại ba kết quả.
Chưa đầy ba năm, người phát minh kia trở nên giàu có, đó là một điều hay, anh lại còn làm cho mọi người chung quanh mình cũng được giàu có, điều đó lại càng hay hơn. Người ấy không phải là dân bản hạt. Chẳng ai biết quê quán anh ta ở đâu. Cũng chẳng ai biết lúc thiếu thời anh ta sinh sống như thế nào.
Nghe nói lúc mới đến Môngtơrơi, lưng vốn anh ta chẳng là bao, chỉ độ mấy trăm phơrăng là cùng.
Lưng vốn chỉ có thế nhưng anh ta khai thác được sáng kiến ấy, lại làm ăn có ngăn nắp và có suy nghĩ nên không bao lâu anh đã làm giàu cho mình, lại làm giàu cho cả xứ.
Lúc anh ta mới đến, anh ăn mặc, đi đứng, nói năng như một dân thợ.
Nghe đâu anh ta lủi thủi vào thị xã Môngtơrơi nhỏ bé này một buổi chiều tối tháng chạp, lưng đeo ba lô, tay cầm một chiếc gậy gai. Giữa lúc ấy thì một đám cháy lớn xảy ra ở ngay hội đồng thị chính. Chẳng quản nguy hiểm, anh ta đã lăn xả vào đám cháy cứu được hai đứa trẻ. Hai trẻ lại chính là con viên đại úy cảnh sát trưởng. Thành ra không ai nghĩ đến việc xét giấy thông hành của anh ta. Sau đó người ta biết tên anh ta. Người ta gọi là bác Mađơlen.
II
ÔNG MAĐƠLEN
Bác Mađơlen là một người tuổi độ năm mươi, có vẻ đăm chiêu và lại hảo tâm. Người ta chỉ biết có thế.
Nhờ người ấy chấn chỉnh công nghệ làm nghề huyền nên nghề ấy phát triển nhanh chóng. Đất Môngtơrơi trở thành một trung tâm thương mại phồn thịnh. Người Tây Ban Nha tiêu thụ nhiều huyền, hàng năm đặt mua một số hàng rất lớn. Môngtơrơi hầu như cạnh tranh cả với Luân Đôn và Béclin về xuất khẩu huyền. Số tiền lời của bác Mađơlen lên nhanh đến nỗi chỉ mới năm sau, bác ta đã dựng được một nhà máy khá lớn, ngăn làm hai xưởng rộng cho đàn ông và đàn bà làm riêng. Ai túng đói cứ tìm đến đó, chắc chắn sẽ có việc làm và có cơm ăn. Bác Mađơlen chỉ đòi hỏi đàn ông phải lương thiện, có chí, đàn bà phải nết na đứng đắn và mọi người đều phải ngay thẳng thật thà.
Bác cho đàn ông đàn bà làm việc riêng cũng là cho đàn bà con gái có thể giữ được đức hạnh. Về khoản này, không ai lay chuyển được bác. Có lẽ đó là điểm độc nhất của bác có phần cố chấp. Bác nghiêm khắc như vậy rất có lý, vì ở Môngtơrơi có nhiều trại lính, cơ hội hư hỏng thật chẳng thiếu gì. Tóm lại, đối với người dân Môngtơrơi, bác trước là một ân nhân sau là một vị cứu tinh. Trước kia, ở đây đời sống tẻ ngắt, nay thì chỗ nào cũng làm ăn nhộn nhịp, không khí vui tươi lành mạnh. Một sự giao lưu tấp nập thổi nhiệt tình và thâm nhập khắp nơi. Không còn cảnh thất nghiệp, nghèo đói nữa. Không có cái túi áo xấu xí nào là không xủng xoảng ít tiền, không có nhà tranh tồi tàn nào là không có tiếng cười vui.
Bác thu dụng tất cả mọi người. Bác chỉ yêu cầu một điều: đàn ông phải lương thiện, đàn bà phải đứng đắn.
Bác Mađơlen làm nên giàu có giữa cảnh lao động tấp nập mà bác đã tạo ra và hiện đứng làm trụ cột. Nhưng có một điều lạ là bác không lấy việc làm ra tiền làm mục đích chính như tất cả những người kinh doanh khác. Hình như bác ta nghĩ đến người khác nhiều hơn. Người ta biết rằng đến năm 1820 bác ta đã để ra được một món tiền là sáu mươi ba vạn phơrăng gửi ở ngân hàng Laphít. Nhưng trước lúc để ra số tiền đó thì bác đã chi cho dân trong thành phố và những người nghèo khó đến hơn một triệu rồi.
Nhà thương trước kia thiếu thốn, bác ta quyên thêm cho mười giường bệnh nữa. Tỉnh Môngtơrơi có hai khu: khu thượng và khu hạ, là chỗ bác ta ở, chỉ có một nhà trường đặt trong một căn nhà nát sắp đổ, bác dựng hai trường mới: một trường con gái và một trường con trai. Hai thầy giáo ở đây được bác trả thêm một khoản phụ cấp gấp đôi số lương ít ỏi của chính phủ. Có người lấy làm ngạc nhiên thì bác bảo: “Hai hạng công chức quan trọng nhất của nhà nước là vú nuôi trẻ và thầy dạy học”. Bác còn bỏ tiền ra lập một nhà phúc, có lẽ khắp nước Pháp chưa đâu có và một quỹ cứu tế cho thợ già yếu và tàn tật.
Xưởng công nghệ của bác trở thành một trung tâm, chung quanh đó mọc lên một khu phố của những người nghèo khổ quây quần lấy bác. Bác tổ chức ở đây một phòng phát thuốc làm phúc.
Buổi đầu, thấy bác bắt tay vào việc, những kẻ tử tế nói: “Tay này định làm giàu đây”. Đến khi thấy bác lo làm giàu cho cả xứ trước rồi mới nghĩ đến mình sau, những người ấy lại nói: “Anh này muốn địa vị”. Điều này càng có vẻ có lý khi người ta thấy bác cũng đi dạo và chủ nhật nào bác cũng đi lễ đều đặn. Chừng nào đó bác còn là người ngoan đạo nữa, mà hồi này người ta trọng người ngoan lắm. Tình hình này làm ông dân biểu trong hạt quen nhìn đâu cũng thấy kình địch, chả mấy chốc đâm lo. Ông ta trước kia có chân trong viện lập pháp của đế chế và cùng một quan niệm về tôn giáo với một nhà tu hành bấy giờ được phong quận công là Fusê,[61] ông này vừa là bạn vừa là kẻ tác thành cho ông ta. Trong chỗ bạn bè kín miệng với nhau, ai nói đến Chúa Trời thì ông ta cười khảy một cách nhẹ nhàng. Nhưng khi thấy nhà công nghiệp giàu có Mađơlen theo mọi người đi đọc kinh sớm, ông ta lại đánh hơi ông này có thể nay mai ra tranh cử với mình nên quyết tâm cho hơn hẳn. Ông ta mời riêng một linh mục dòng Tên làm cha xưng tội, ông ta lại đi nhà thờ dự lễ thật sớm và luôn cả lễ chiều. Thời bấy giờ tham vọng biểu hiện bằng cuộc chạy đua đi lễ. Thành thử vì ông ta hoảng hốt mà kẻ nghèo và Chúa lại được nhờ, bởi vì ông dân biểu đáng kính nhà ta bỏ tiền đặt thêm hai giường nữa ở bệnh viện, vị chi mười hai giường.
[61] Fouché: nguyên là linh mục theo cách mạng Pháp, rồi đế chế, được cử làm Bộ trưởng an ninh và phong công tước. Khi thấy Napôlêông suy, hắn giao thiệp với giặc ngoài, nổi tiếng vì xảo quyệt, tàn bạo, tham lam, cơ hội và phản phúc.
Năm 1819, một sáng nọ có dư luận là ông tỉnh trưởng đã tiến cử bác Mađơlen làm thị trưởng thành phố Môngtơrơi, để tưởng lệ công lao của bác và nhà vua cũng sắp bổ nhiệm bác. Những người trước kia cho bác là một “tay địa vị” chộp ngay lấy cơ hội và reo lên mừng rỡ: “Đó thấy chưa? Nói có đúng không?” tiếng đồn ầm cả thành phố. Miệng người thế mà có căn cứ. Vài ngày sau thì chỉ dụ bổ nhiệm đăng lên công báo. Nhưng hôm sau, bác Mađơlen từ chối.
Cũng năm ấy, những mặt hàng sản xuất theo phương pháp do bác sáng chế được đem trưng bày ở cuộc triển lãm công nghiệp. Căn cứ vào báo cáo của hội đồng giám khảo, nhà vua tặng thưởng bác huân chương bắc đẩu bội tinh. Lại một phen đồn đại. Coi nhé! Huân chương anh ta mới thích cơ! Nhưng bác lại từ chối.
Quả thật bác là người khó hiểu. Những kẻ hiền lành bí quá, phán liều: “Dẫu sao thì cũng là một loại giang hồ bạt tử thôi”.
Cả tỉnh được nhờ bác ta nhiều, những người nghèo đói hoàn toàn nhờ bác ta mà được no ấm. Công đức như thế nên dù thế nào mặc lòng, cuối cùng người ta cũng phải kính nể. Hiền như thế thì dù thế nào người ta cũng đem lòng yêu. Nhất là thợ thuyền làm trong xưởng thì thật quý mến bác ta: Bác ta nhận sự quý mến của họ một cách trang trọng nhưng trong sự trang trọng ấy có phảng phất vẻ u hoài.
Khi ai nấy đều biết rằng bác giàu rồi thì đám tai mắt hàng tỉnh vồn vã chào hỏi bác và gọi: “Ông Mađơlen”. Thợ thuyền và trẻ con cứ gọi ông là bác Mađơlen, điều ấy mới thật sự làm ông vui sướng. “Xã hội” vẫy tay kêu gọi ông. Những phòng khách kiểu cách ở đất Môngtơrơi có lẽ không đời nào tiếp anh thợ lúc ban đầu, thì bây giờ mở toang cửa để chờ đón nhà triệu phú. Người ta săn đón ông bằng đủ mọi cách. Ông vẫn lảng tránh.
Lần này, những kẻ hiền lành không tiếc lời: “Tay ấy là dân hạ đẳng ngu dốt. Chẳng biết là con cái nhà ai. Chẳng biết cách giao thiệp trong giới thượng lưu đâu. Và hình như mù chữ thì phải”.
Trước kia, thấy ông làm ra tiền, họ bảo ông là một chú lái buôn. Khi thấy ông đem tiền ra rắc vãi thì họ bảo ông là một thằng địa vị. Khi thấy ông từ chối địa vị thì họ bảo là một đứa giang hồ bạt tử. Bây giờ thấy ông lảng tránh các xã hội thượng lưu thì họ bảo là một thằng thất phu.
Đến năm 1820, nghĩa là năm năm sau khi ông đến Môngtơrơi, công đức của ông ở đất đó to lớn quá, nguyện vọng của nhân dân nhất trí quá, nên triều đình một lần nữa lại cử ông làm thị trưởng thành phố. Lần này ông cũng lại từ chối. Viên tỉnh trưởng nhất định không chịu, hàng thân hào yêu cầu ông, nhân dân van xin ông ngay giữa phố, sự yêu cầu khẩn khoản quá nên cuối cùng ông phải nhận. Có người thấy một bà già dân nghèo đứng ngay giữa cửa mà quát ông một cách gần như giận dữ: “Một ông thị trưởng tốt là lợi cho dân lắm chứ. Có dịp làm điều hay cho dân chúng sao bác lại từ chối hở?” Hình như câu nói ấy đã làm cho ông dứt khoát nhận lời.
Ông lên bậc thang danh vọng thế là lần thứ ba. Bác Mađơlen đã thành ông Mađơlen. Ông Mađơlen nay thành ông thị trưởng.
III
TIỀN GỬI NGÂN HÀNG LAPHIT
Bao giờ ông Mađơlen cũng giữ tác phong giản dị như những ngày mới đến. Mắt nghiêm chỉnh, tóc hoa râm, da rám nắng như một người thợ nhưng vẻ mặt thì đăm chiêu như một triết gia. Thường ngày ông đội mũ rộng vành, mặc áo phủ ngoài bằng dạ thô, gài cúc lên đến cổ, ông giữ chức thị trưởng song ngoài giờ làm việc công, ông ở riêng một mình, không hay vui chuyện. Ông lẩn tránh sự vồ vập của kẻ khác, gặp ai ông chào qua, rồi tháo ngay. Ông mỉm cười để khỏi phải nói chuyện và giúp đỡ để khỏi phải mỉm cười. Đám phụ nữ gọi ông là “một con gấu lành”. Ông chỉ thích đi dạo chơi ở ngoài đồng.
Ông ăn cơm một mình, mắt không rời quyển sách lúc nào cũng để trước mặt. Ông có một tủ sách khá đầy đủ. Ông rất ưa đọc sách; sách là những người bạn ít chuyện, tin cậy được. Càng giàu thì càng nhàn, ông dùng thì giờ nhàn rỗi để học tập. Người ta thấy rằng mỗi năm, cách ăn nói của ông mỗi thêm lịch sự, tinh tế và dễ ưa.
Khi đi dạo chơi, ông thường mang theo một khẩu súng nhưng ít khi dùng đến. Thảng có bắn một phát thì ông bắn nhất định trúng, ai cũng khiếp ông bắn cừ. Chẳng bao giờ ông giết một con vật vô hại, chẳng bao giờ ông bắn một con chim nhỏ.
Ông đã luống tuổi mà người ta đồn ông khỏe lắm. Ai cần đến việc gì ông cũng sẵn sàng giúp một tay; nâng một con ngựa quỳ lên, đẩy một chiếc xe sa lầy, nắm sừng giữ lại một con bò đực sổng. Ở nhà ra đi, túi ông đầy tiền hào, lúc quay về thì hết nhẵn. Ông đi qua thôn nào lũ trẻ con rách rưới cũng vui mừng chạy theo và quấn lấy ông như một đàn ruồi.
Người ta đoán là trước kia ông đã làm nghề nông, cho nên mới có nhiều những kinh nghiệm quý để mách bảo cho người làm ruộng như thế. Ông bày cho họ rưới nước muối lên ván kho để trừ sâu lúa mì, treo hoa oóc vi ô trên tường và trên mái nhà để trừ mọt. Ông có những bí quyết để trừ tiệt nhiều giống cỏ làm hại lúa. Ông biết cách nhốt một con chuột chù trong chuồng thỏ để chuột cống thấy hôi phải lảng tránh, không vào ăn thỏ con.
Một hôm thấy người ta bận rộn nhổ dền gai, ông nhìn đống cây nhổ đã héo khô mà bảo:
- Hỏng rồi! Ấy, cây này nên biết cách thì cũng dùng được. Lá dền gai non là một thứ rau rất tốt. Thân cây già có thể tước sợi như gai hay đay, vải dền cũng tốt như vải gai đấy. Cây dền bằm đi gà vịt thích ăn, xay dập thì bò dê lại càng ưa lắm. Hạt dền rắc vào cỏ khô, đem cho thú vật ăn thêm mượt lông. Đun rễ dền pha với muối thì thành một nước nhuộm màu vàng trông rất đẹp đấy. Dền còn là một thức lương khô tốt cho súc vật, có thể cắt hai bận. Thế mà dền có đòi hỏi công phu gì mấy? Một ít đây thôi, chứ không phải trồng trọt, không phải chăm nom. Chỉ có điều là hạt chín đến đâu rơi rụng đến đó nên khó hái. Thế thôi, chịu mất công một chút thì dền gai sẽ có ích. Người ta đã bỏ phế nó, cho nên nó hóa ra cỏ dại. Rồi người ta buộc phải giết nó. Bao nhiêu con người cũng giống như thứ dền gai ấy.
Ông ngừng một lát rồi nói thêm:
- Các bác ạ, các bác nên nhớ lấy điều này, là không có cỏ dại, cũng như không có người xấu. Chỉ có những người không biết trồng trọt chăm nom mà thôi.
Trẻ con thích ông vì ông biết lấy cọng rơm và sọ dừa làm ra các thứ đồ chơi xinh xinh.
Thiên hạ thích đi xem rửa tội, còn ông, ông hay đến viếng các đám tang. Cho nên, đi qua nhà thờ, hễ thấy trước cửa có treo vải đen là ông đi vào ngay. Cảnh góa bụa đau thương của kẻ khác cuốn hút ông vì ông có lòng thương người đằm thắm. Ông đến, ông hòa mình với bạn bè, thân quyến đang đau buồn, với các nhà tu hành đang cầu kinh rầu rầu, thảm thiết. Những bài ca điếu vong ấy, chứa đầy viễn ảnh về một thế giới nào khác. Dường như ông muốn lấy những bài ca ấy làm cơ sở để suy tưởng. Mắt nhìn lên cao, tâm trí như theo cõi vô biên huyền bí, ông lắng nghe những giọng buồn buồn kia đang như réo rắt trên bờ vực sâu của cõi chết tối tăm.
Ông làm vô khối việc thiện mà giấu giếm như người ta làm việc ác. Đợi nhá nhem tối ông mới lẻn vào nhà người ta, rón rén trèo lên thang gác. Có anh kiết xác đi cả ngày, tối chui về ổ, ngạc nhiên thấy cửa ngõ nhiều khi bị ẩy ra, trong lúc đi vắng. Tưởng có trộm, anh tức tối. Khi vào trong nhà, anh trông thấy một đống tiền vàng ai bỏ quên trên bàn. Tên kẻ trộm lẻn vào nhà đó là bác Mađơlen.
Tính ông ân cần nhưng sao buồn buồn thế nào ấy. Dân chúng bảo: “Ông này quả là một người giàu mà không kiêu, một người sung sướng mà không vui”.
Đôi người nói liều rằng ông ta là một nhân vật bí hiểm và quả quyết rằng chẳng ai được vào phòng ông bao giờ, phòng ông đúng là một chỗ ở của đạo sĩ, có bình cát chắp cánh và trang hoàng bằng những ống xương chân bắt chéo và những cái đầu lâu. Người ta truyền nhau điều này dữ quá, đến nỗi có mấy thiếu phụ sang trọng và láu lỉnh, một hôm phải kéo nhau đến nhà ông, đòi xem: “Thưa ông thị trưởng, xin ông cho chúng tôi xem phòng ở của ông, người ta bảo nó là một cái hang”. Ông mỉm cười và ngay lập tức đưa các bà vào “cái hang ấy”. Các bà tò mò nhà ta thật đã được một mẻ hẫng. “Cái hang” chỉ là một căn buồng bàn ghế hẳn hoi có điều là loại bàn ghế gỗ xấu xí và chung quanh tường đều phủ bằng thứ giấy rẻ tiền. Các bà nhà ta xoi mói mãi chỉ để ý thấy có một cặp chân đèn hình dáng rất cổ đặt trên lò sưởi và có vẻ là bằng bạc.
Mặc dù vậy, người ta vẫn cứ tiếp tục truyền nhau là chẳng ai được vào căn phòng ấy và nó chẳng khác gì một cái động ẩn sĩ, một cái gác mơ mòng, một hang tối, một ngôi mộ.
Thiên hạ còn thì thầm với nhau rằng ông có những món tiền rất lớn gửi ở ngân hàng Laphit với điều kiện là muốn lấy ra lúc nào cũng được. Với điều kiện ấy, bất kỳ lúc nào ông cũng có thể đến nhà ngân hàng, ký một tờ giấy biên nhận, thế là rút ra ngay hai, ba triệu, công việc làm xong trong mười phút. Thực ra, số tiền hai, ba triệu người ta đồn ấy chỉ là sáu mươi ba hoặc sáu mươi tư vạn phơrăng mà thôi.
I
QUÁ TRÌNH CẢI TIẾN NGHỀ LÀM THỦY TINH ĐEN
Cái người đàn bà bỏ con đó, theo lời bàn tán của người phố Môngphécmây, hiện bây giờ ra sao? Ở đâu? Làm gì?
Phăngtin đem Côdét gửi vợ chồng Tênácđiê rồi lại lên đường đến Môngtơrơi.
Người ta vẫn còn nhớ là lúc ấy vào năm 1818.
Phăngtin rời bỏ tỉnh nhà ra đi đã được mười năm: Môngtơrơi đã thay đổi nhiều. Nàng thì hết vận hạn này đến vận hạn khác ngày một lụn bại, nhưng tỉnh quê của nàng thì cứ thịnh vượng dần mãi lên.
Nguyên do là hai năm trước, ở đây đã có một biến chuyển công nghiệp, một sự kiện quan trọng ở tỉnh nhỏ.
Chi tiết này quan trọng, chúng tôi thấy cần phải nói rõ, có khi phải nhấn mạnh nữa.
Từ lâu đời, đất Môngtơrơi vẫn có nghề riêng là làm huyền Ănglê giả và đồ thủy tinh đen như của Đức. Công nghệ đó sống vất vưởng vì nguyên liệu đắt đỏ ảnh hưởng đến nhân công. Vào khoảng Phăngtin trở về quê nhà, nghề làm đồ huyền và thủy tinh đen tự nhiên biến đổi một cách kỳ diệu. Số là khoảng cuối năm 1815 có người không biết từ đâu đến Môngtơrơi tìm cách làm ăn. Người ấy nghĩ ra được một phương pháp mới, lấy cánh kiến thay cho nhựa làm nguyên liệu và trong cách làm vòng đeo tay đã dùng cốt bằng tôn kháp lại chứ không phải hàn liền. Thay đổi nhỏ ấy đã có giá trị như một cuộc cách mạng.
Thật thế, sự thay đổi nhỏ nhặt ấy đã làm cho giá nguyên liệu giảm xuống phi thường. Do đó, một là tiền công thợ được tăng, lợi cho dân tỉnh, hai là phương pháp chế tạo cải tiến, lợi cho người tiêu thụ, ba là đã rất rẻ mà tiền lãi còn gấp ba trước, lợi cho chủ xưởng.
Như thế là một sáng kiến đã đem lại ba kết quả.
Chưa đầy ba năm, người phát minh kia trở nên giàu có, đó là một điều hay, anh lại còn làm cho mọi người chung quanh mình cũng được giàu có, điều đó lại càng hay hơn. Người ấy không phải là dân bản hạt. Chẳng ai biết quê quán anh ta ở đâu. Cũng chẳng ai biết lúc thiếu thời anh ta sinh sống như thế nào.
Nghe nói lúc mới đến Môngtơrơi, lưng vốn anh ta chẳng là bao, chỉ độ mấy trăm phơrăng là cùng.
Lưng vốn chỉ có thế nhưng anh ta khai thác được sáng kiến ấy, lại làm ăn có ngăn nắp và có suy nghĩ nên không bao lâu anh đã làm giàu cho mình, lại làm giàu cho cả xứ.
Lúc anh ta mới đến, anh ăn mặc, đi đứng, nói năng như một dân thợ.
Nghe đâu anh ta lủi thủi vào thị xã Môngtơrơi nhỏ bé này một buổi chiều tối tháng chạp, lưng đeo ba lô, tay cầm một chiếc gậy gai. Giữa lúc ấy thì một đám cháy lớn xảy ra ở ngay hội đồng thị chính. Chẳng quản nguy hiểm, anh ta đã lăn xả vào đám cháy cứu được hai đứa trẻ. Hai trẻ lại chính là con viên đại úy cảnh sát trưởng. Thành ra không ai nghĩ đến việc xét giấy thông hành của anh ta. Sau đó người ta biết tên anh ta. Người ta gọi là bác Mađơlen.
II
ÔNG MAĐƠLEN
Bác Mađơlen là một người tuổi độ năm mươi, có vẻ đăm chiêu và lại hảo tâm. Người ta chỉ biết có thế.
Nhờ người ấy chấn chỉnh công nghệ làm nghề huyền nên nghề ấy phát triển nhanh chóng. Đất Môngtơrơi trở thành một trung tâm thương mại phồn thịnh. Người Tây Ban Nha tiêu thụ nhiều huyền, hàng năm đặt mua một số hàng rất lớn. Môngtơrơi hầu như cạnh tranh cả với Luân Đôn và Béclin về xuất khẩu huyền. Số tiền lời của bác Mađơlen lên nhanh đến nỗi chỉ mới năm sau, bác ta đã dựng được một nhà máy khá lớn, ngăn làm hai xưởng rộng cho đàn ông và đàn bà làm riêng. Ai túng đói cứ tìm đến đó, chắc chắn sẽ có việc làm và có cơm ăn. Bác Mađơlen chỉ đòi hỏi đàn ông phải lương thiện, có chí, đàn bà phải nết na đứng đắn và mọi người đều phải ngay thẳng thật thà.
Bác cho đàn ông đàn bà làm việc riêng cũng là cho đàn bà con gái có thể giữ được đức hạnh. Về khoản này, không ai lay chuyển được bác. Có lẽ đó là điểm độc nhất của bác có phần cố chấp. Bác nghiêm khắc như vậy rất có lý, vì ở Môngtơrơi có nhiều trại lính, cơ hội hư hỏng thật chẳng thiếu gì. Tóm lại, đối với người dân Môngtơrơi, bác trước là một ân nhân sau là một vị cứu tinh. Trước kia, ở đây đời sống tẻ ngắt, nay thì chỗ nào cũng làm ăn nhộn nhịp, không khí vui tươi lành mạnh. Một sự giao lưu tấp nập thổi nhiệt tình và thâm nhập khắp nơi. Không còn cảnh thất nghiệp, nghèo đói nữa. Không có cái túi áo xấu xí nào là không xủng xoảng ít tiền, không có nhà tranh tồi tàn nào là không có tiếng cười vui.
Bác thu dụng tất cả mọi người. Bác chỉ yêu cầu một điều: đàn ông phải lương thiện, đàn bà phải đứng đắn.
Bác Mađơlen làm nên giàu có giữa cảnh lao động tấp nập mà bác đã tạo ra và hiện đứng làm trụ cột. Nhưng có một điều lạ là bác không lấy việc làm ra tiền làm mục đích chính như tất cả những người kinh doanh khác. Hình như bác ta nghĩ đến người khác nhiều hơn. Người ta biết rằng đến năm 1820 bác ta đã để ra được một món tiền là sáu mươi ba vạn phơrăng gửi ở ngân hàng Laphít. Nhưng trước lúc để ra số tiền đó thì bác đã chi cho dân trong thành phố và những người nghèo khó đến hơn một triệu rồi.
Nhà thương trước kia thiếu thốn, bác ta quyên thêm cho mười giường bệnh nữa. Tỉnh Môngtơrơi có hai khu: khu thượng và khu hạ, là chỗ bác ta ở, chỉ có một nhà trường đặt trong một căn nhà nát sắp đổ, bác dựng hai trường mới: một trường con gái và một trường con trai. Hai thầy giáo ở đây được bác trả thêm một khoản phụ cấp gấp đôi số lương ít ỏi của chính phủ. Có người lấy làm ngạc nhiên thì bác bảo: “Hai hạng công chức quan trọng nhất của nhà nước là vú nuôi trẻ và thầy dạy học”. Bác còn bỏ tiền ra lập một nhà phúc, có lẽ khắp nước Pháp chưa đâu có và một quỹ cứu tế cho thợ già yếu và tàn tật.
Xưởng công nghệ của bác trở thành một trung tâm, chung quanh đó mọc lên một khu phố của những người nghèo khổ quây quần lấy bác. Bác tổ chức ở đây một phòng phát thuốc làm phúc.
Buổi đầu, thấy bác bắt tay vào việc, những kẻ tử tế nói: “Tay này định làm giàu đây”. Đến khi thấy bác lo làm giàu cho cả xứ trước rồi mới nghĩ đến mình sau, những người ấy lại nói: “Anh này muốn địa vị”. Điều này càng có vẻ có lý khi người ta thấy bác cũng đi dạo và chủ nhật nào bác cũng đi lễ đều đặn. Chừng nào đó bác còn là người ngoan đạo nữa, mà hồi này người ta trọng người ngoan lắm. Tình hình này làm ông dân biểu trong hạt quen nhìn đâu cũng thấy kình địch, chả mấy chốc đâm lo. Ông ta trước kia có chân trong viện lập pháp của đế chế và cùng một quan niệm về tôn giáo với một nhà tu hành bấy giờ được phong quận công là Fusê,[61] ông này vừa là bạn vừa là kẻ tác thành cho ông ta. Trong chỗ bạn bè kín miệng với nhau, ai nói đến Chúa Trời thì ông ta cười khảy một cách nhẹ nhàng. Nhưng khi thấy nhà công nghiệp giàu có Mađơlen theo mọi người đi đọc kinh sớm, ông ta lại đánh hơi ông này có thể nay mai ra tranh cử với mình nên quyết tâm cho hơn hẳn. Ông ta mời riêng một linh mục dòng Tên làm cha xưng tội, ông ta lại đi nhà thờ dự lễ thật sớm và luôn cả lễ chiều. Thời bấy giờ tham vọng biểu hiện bằng cuộc chạy đua đi lễ. Thành thử vì ông ta hoảng hốt mà kẻ nghèo và Chúa lại được nhờ, bởi vì ông dân biểu đáng kính nhà ta bỏ tiền đặt thêm hai giường nữa ở bệnh viện, vị chi mười hai giường.
[61] Fouché: nguyên là linh mục theo cách mạng Pháp, rồi đế chế, được cử làm Bộ trưởng an ninh và phong công tước. Khi thấy Napôlêông suy, hắn giao thiệp với giặc ngoài, nổi tiếng vì xảo quyệt, tàn bạo, tham lam, cơ hội và phản phúc.
Năm 1819, một sáng nọ có dư luận là ông tỉnh trưởng đã tiến cử bác Mađơlen làm thị trưởng thành phố Môngtơrơi, để tưởng lệ công lao của bác và nhà vua cũng sắp bổ nhiệm bác. Những người trước kia cho bác là một “tay địa vị” chộp ngay lấy cơ hội và reo lên mừng rỡ: “Đó thấy chưa? Nói có đúng không?” tiếng đồn ầm cả thành phố. Miệng người thế mà có căn cứ. Vài ngày sau thì chỉ dụ bổ nhiệm đăng lên công báo. Nhưng hôm sau, bác Mađơlen từ chối.
Cũng năm ấy, những mặt hàng sản xuất theo phương pháp do bác sáng chế được đem trưng bày ở cuộc triển lãm công nghiệp. Căn cứ vào báo cáo của hội đồng giám khảo, nhà vua tặng thưởng bác huân chương bắc đẩu bội tinh. Lại một phen đồn đại. Coi nhé! Huân chương anh ta mới thích cơ! Nhưng bác lại từ chối.
Quả thật bác là người khó hiểu. Những kẻ hiền lành bí quá, phán liều: “Dẫu sao thì cũng là một loại giang hồ bạt tử thôi”.
Cả tỉnh được nhờ bác ta nhiều, những người nghèo đói hoàn toàn nhờ bác ta mà được no ấm. Công đức như thế nên dù thế nào mặc lòng, cuối cùng người ta cũng phải kính nể. Hiền như thế thì dù thế nào người ta cũng đem lòng yêu. Nhất là thợ thuyền làm trong xưởng thì thật quý mến bác ta: Bác ta nhận sự quý mến của họ một cách trang trọng nhưng trong sự trang trọng ấy có phảng phất vẻ u hoài.
Khi ai nấy đều biết rằng bác giàu rồi thì đám tai mắt hàng tỉnh vồn vã chào hỏi bác và gọi: “Ông Mađơlen”. Thợ thuyền và trẻ con cứ gọi ông là bác Mađơlen, điều ấy mới thật sự làm ông vui sướng. “Xã hội” vẫy tay kêu gọi ông. Những phòng khách kiểu cách ở đất Môngtơrơi có lẽ không đời nào tiếp anh thợ lúc ban đầu, thì bây giờ mở toang cửa để chờ đón nhà triệu phú. Người ta săn đón ông bằng đủ mọi cách. Ông vẫn lảng tránh.
Lần này, những kẻ hiền lành không tiếc lời: “Tay ấy là dân hạ đẳng ngu dốt. Chẳng biết là con cái nhà ai. Chẳng biết cách giao thiệp trong giới thượng lưu đâu. Và hình như mù chữ thì phải”.
Trước kia, thấy ông làm ra tiền, họ bảo ông là một chú lái buôn. Khi thấy ông đem tiền ra rắc vãi thì họ bảo ông là một thằng địa vị. Khi thấy ông từ chối địa vị thì họ bảo là một đứa giang hồ bạt tử. Bây giờ thấy ông lảng tránh các xã hội thượng lưu thì họ bảo là một thằng thất phu.
Đến năm 1820, nghĩa là năm năm sau khi ông đến Môngtơrơi, công đức của ông ở đất đó to lớn quá, nguyện vọng của nhân dân nhất trí quá, nên triều đình một lần nữa lại cử ông làm thị trưởng thành phố. Lần này ông cũng lại từ chối. Viên tỉnh trưởng nhất định không chịu, hàng thân hào yêu cầu ông, nhân dân van xin ông ngay giữa phố, sự yêu cầu khẩn khoản quá nên cuối cùng ông phải nhận. Có người thấy một bà già dân nghèo đứng ngay giữa cửa mà quát ông một cách gần như giận dữ: “Một ông thị trưởng tốt là lợi cho dân lắm chứ. Có dịp làm điều hay cho dân chúng sao bác lại từ chối hở?” Hình như câu nói ấy đã làm cho ông dứt khoát nhận lời.
Ông lên bậc thang danh vọng thế là lần thứ ba. Bác Mađơlen đã thành ông Mađơlen. Ông Mađơlen nay thành ông thị trưởng.
III
TIỀN GỬI NGÂN HÀNG LAPHIT
Bao giờ ông Mađơlen cũng giữ tác phong giản dị như những ngày mới đến. Mắt nghiêm chỉnh, tóc hoa râm, da rám nắng như một người thợ nhưng vẻ mặt thì đăm chiêu như một triết gia. Thường ngày ông đội mũ rộng vành, mặc áo phủ ngoài bằng dạ thô, gài cúc lên đến cổ, ông giữ chức thị trưởng song ngoài giờ làm việc công, ông ở riêng một mình, không hay vui chuyện. Ông lẩn tránh sự vồ vập của kẻ khác, gặp ai ông chào qua, rồi tháo ngay. Ông mỉm cười để khỏi phải nói chuyện và giúp đỡ để khỏi phải mỉm cười. Đám phụ nữ gọi ông là “một con gấu lành”. Ông chỉ thích đi dạo chơi ở ngoài đồng.
Ông ăn cơm một mình, mắt không rời quyển sách lúc nào cũng để trước mặt. Ông có một tủ sách khá đầy đủ. Ông rất ưa đọc sách; sách là những người bạn ít chuyện, tin cậy được. Càng giàu thì càng nhàn, ông dùng thì giờ nhàn rỗi để học tập. Người ta thấy rằng mỗi năm, cách ăn nói của ông mỗi thêm lịch sự, tinh tế và dễ ưa.
Khi đi dạo chơi, ông thường mang theo một khẩu súng nhưng ít khi dùng đến. Thảng có bắn một phát thì ông bắn nhất định trúng, ai cũng khiếp ông bắn cừ. Chẳng bao giờ ông giết một con vật vô hại, chẳng bao giờ ông bắn một con chim nhỏ.
Ông đã luống tuổi mà người ta đồn ông khỏe lắm. Ai cần đến việc gì ông cũng sẵn sàng giúp một tay; nâng một con ngựa quỳ lên, đẩy một chiếc xe sa lầy, nắm sừng giữ lại một con bò đực sổng. Ở nhà ra đi, túi ông đầy tiền hào, lúc quay về thì hết nhẵn. Ông đi qua thôn nào lũ trẻ con rách rưới cũng vui mừng chạy theo và quấn lấy ông như một đàn ruồi.
Người ta đoán là trước kia ông đã làm nghề nông, cho nên mới có nhiều những kinh nghiệm quý để mách bảo cho người làm ruộng như thế. Ông bày cho họ rưới nước muối lên ván kho để trừ sâu lúa mì, treo hoa oóc vi ô trên tường và trên mái nhà để trừ mọt. Ông có những bí quyết để trừ tiệt nhiều giống cỏ làm hại lúa. Ông biết cách nhốt một con chuột chù trong chuồng thỏ để chuột cống thấy hôi phải lảng tránh, không vào ăn thỏ con.
Một hôm thấy người ta bận rộn nhổ dền gai, ông nhìn đống cây nhổ đã héo khô mà bảo:
- Hỏng rồi! Ấy, cây này nên biết cách thì cũng dùng được. Lá dền gai non là một thứ rau rất tốt. Thân cây già có thể tước sợi như gai hay đay, vải dền cũng tốt như vải gai đấy. Cây dền bằm đi gà vịt thích ăn, xay dập thì bò dê lại càng ưa lắm. Hạt dền rắc vào cỏ khô, đem cho thú vật ăn thêm mượt lông. Đun rễ dền pha với muối thì thành một nước nhuộm màu vàng trông rất đẹp đấy. Dền còn là một thức lương khô tốt cho súc vật, có thể cắt hai bận. Thế mà dền có đòi hỏi công phu gì mấy? Một ít đây thôi, chứ không phải trồng trọt, không phải chăm nom. Chỉ có điều là hạt chín đến đâu rơi rụng đến đó nên khó hái. Thế thôi, chịu mất công một chút thì dền gai sẽ có ích. Người ta đã bỏ phế nó, cho nên nó hóa ra cỏ dại. Rồi người ta buộc phải giết nó. Bao nhiêu con người cũng giống như thứ dền gai ấy.
Ông ngừng một lát rồi nói thêm:
- Các bác ạ, các bác nên nhớ lấy điều này, là không có cỏ dại, cũng như không có người xấu. Chỉ có những người không biết trồng trọt chăm nom mà thôi.
Trẻ con thích ông vì ông biết lấy cọng rơm và sọ dừa làm ra các thứ đồ chơi xinh xinh.
Thiên hạ thích đi xem rửa tội, còn ông, ông hay đến viếng các đám tang. Cho nên, đi qua nhà thờ, hễ thấy trước cửa có treo vải đen là ông đi vào ngay. Cảnh góa bụa đau thương của kẻ khác cuốn hút ông vì ông có lòng thương người đằm thắm. Ông đến, ông hòa mình với bạn bè, thân quyến đang đau buồn, với các nhà tu hành đang cầu kinh rầu rầu, thảm thiết. Những bài ca điếu vong ấy, chứa đầy viễn ảnh về một thế giới nào khác. Dường như ông muốn lấy những bài ca ấy làm cơ sở để suy tưởng. Mắt nhìn lên cao, tâm trí như theo cõi vô biên huyền bí, ông lắng nghe những giọng buồn buồn kia đang như réo rắt trên bờ vực sâu của cõi chết tối tăm.
Ông làm vô khối việc thiện mà giấu giếm như người ta làm việc ác. Đợi nhá nhem tối ông mới lẻn vào nhà người ta, rón rén trèo lên thang gác. Có anh kiết xác đi cả ngày, tối chui về ổ, ngạc nhiên thấy cửa ngõ nhiều khi bị ẩy ra, trong lúc đi vắng. Tưởng có trộm, anh tức tối. Khi vào trong nhà, anh trông thấy một đống tiền vàng ai bỏ quên trên bàn. Tên kẻ trộm lẻn vào nhà đó là bác Mađơlen.
Tính ông ân cần nhưng sao buồn buồn thế nào ấy. Dân chúng bảo: “Ông này quả là một người giàu mà không kiêu, một người sung sướng mà không vui”.
Đôi người nói liều rằng ông ta là một nhân vật bí hiểm và quả quyết rằng chẳng ai được vào phòng ông bao giờ, phòng ông đúng là một chỗ ở của đạo sĩ, có bình cát chắp cánh và trang hoàng bằng những ống xương chân bắt chéo và những cái đầu lâu. Người ta truyền nhau điều này dữ quá, đến nỗi có mấy thiếu phụ sang trọng và láu lỉnh, một hôm phải kéo nhau đến nhà ông, đòi xem: “Thưa ông thị trưởng, xin ông cho chúng tôi xem phòng ở của ông, người ta bảo nó là một cái hang”. Ông mỉm cười và ngay lập tức đưa các bà vào “cái hang ấy”. Các bà tò mò nhà ta thật đã được một mẻ hẫng. “Cái hang” chỉ là một căn buồng bàn ghế hẳn hoi có điều là loại bàn ghế gỗ xấu xí và chung quanh tường đều phủ bằng thứ giấy rẻ tiền. Các bà nhà ta xoi mói mãi chỉ để ý thấy có một cặp chân đèn hình dáng rất cổ đặt trên lò sưởi và có vẻ là bằng bạc.
Mặc dù vậy, người ta vẫn cứ tiếp tục truyền nhau là chẳng ai được vào căn phòng ấy và nó chẳng khác gì một cái động ẩn sĩ, một cái gác mơ mòng, một hang tối, một ngôi mộ.
Thiên hạ còn thì thầm với nhau rằng ông có những món tiền rất lớn gửi ở ngân hàng Laphit với điều kiện là muốn lấy ra lúc nào cũng được. Với điều kiện ấy, bất kỳ lúc nào ông cũng có thể đến nhà ngân hàng, ký một tờ giấy biên nhận, thế là rút ra ngay hai, ba triệu, công việc làm xong trong mười phút. Thực ra, số tiền hai, ba triệu người ta đồn ấy chỉ là sáu mươi ba hoặc sáu mươi tư vạn phơrăng mà thôi.