Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 163
IV
CHAI MỰC CHỈ LÀM TRẮNG THÊM
Cũng ngày hôm ấy, hay nói cho đúng cũng chiều hôm ấy, Mariuytx vừa ăn xong, và vào phòng làm việc nghiên cứu một tập hồ sơ thì Bátxcơ mang vào cho chàng một bức thư và nói: “Người viết thư đợi ở chái ngoài”.
Côdét đã cắp tay ông ngoại đi dạo chơi một vòng ngoài vườn.
Một bức thư cũng có khi có vẻ khó coi như một người. Giấy xấu, phong bì thô, có những bức thư chỉ mới trông bề ngoài thôi cũng thấy khó ưa rồi. Bức thư Bátxcơ mang vào thuộc loại ấy.
Mariuytx cầm bức thư nồng nặc mùi thuốc lá. Chẳng cái gì thức tỉnh ký ức bằng mùi vị. Mariuytx nhận ra mùi thuốc lá ấy. Chàng nhìn dòng chữ ngoài bì:
Kính gửi ông, ông nam tước Pôngmécxi, tại dinh thự ông.
Nhớ lại mùi thuốc lá, Mariuytx nhớ lại cả dạng chữ viết. Sự ngạc nhiên có khi rọi sáng như tia chớp, Mariuytx như được tia chớp ấy soi sáng. Khứu giác hỗ trợ trí nhớ một cách huyền bí, vừa gợi lại trong đầu Mariuytx cả một thế giới. Đúng thứ giấy ấy, cách gấp bì ấy, màu mực nhợt ấy, đúng dạng chữ ấy, và nhất là đúng thứ thuốc lá ấy. Cả hai ổ quỷ Giôngđơrét hiện ra.
Thật là một sự tình cờ lạ kỳ! Một trong hai dấu vết lâu nay chàng bỏ bao nhiêu công phu tìm kiếm, gần đây chàng còn mất bao nhiêu công phu theo dõi, mà chàng tưởng là hoàn toàn mất tích rồi, tự nhiên lại tự xuất hiện ra trước mắt chàng.
Chàng vội vàng bóc lá thư và đọc:[368]
[368] Bức thư này cũng như những bức thư trước của Tênácđiê đầy rẫy những lỗi chính tả, chúng tôi không đem vào khi dịch ra tiếng Việt.
“Kính thưa ngài nam tước,
Nếu Đức Thượng đế ban cho tôi đủ tài năng, tôi cũng có thể là nam tước Tênác, viện sĩ (viện khoa học) nhưng, tôi không phải là nam tước Tênác. Tôi chỉ trùng tên với ngài ấy thôi. Tôi rất mong cái chuyện nam tước Tênác ấy làm ngài chiếu cố đến tôi. Tôi sẽ đền ngài cái ơn ngài sắp ban cho tôi.
Tôi nắm được bí mật của một con người. Con người ấy có quan hệ với ngài. Tôi rất mong có thể giúp ích ngài được, điều bí mật ấy tôi sẵn lòng nói hầu ngài. Tôi sẽ giúp ngài cách đơn giản đuổi khỏi gia đình danh giá của ngài cái con người không có quyền được ở ấy! Nam tước phu nhân là dòng dõi cao quý kia. Đạo đức không thể ở chung với tội ác lâu hơn nữa, mà không thoái vị.
Tôi xin đợi lệnh của ngài nam tước ở chái ngoài.
Kính thư”.
Bức thư ký tên “Tênác”.
Chữ ký đó không phải chữ ký giả, nó chỉ bị cắt một đoạn nhỏ thôi.
Vả chăng lời thư lôi thôi và những lỗi chính tả càng xác nhận đầy đủ hơn nguồn gốc bức thư. Không còn có thể nghi ngờ gì nữa.
Mariuytx rất xúc động. Sau một lúc ngạc nhiên, chàng thấy vui sướng. Bây giờ chỉ cần tìm được người kia nữa, người đã cứu sống chàng. Thì là chẳng còn ước mong gì. Chàng rút một cái ô kéo tủ con của chàng, lấy mấy tờ giấy bạc, đút vào túi, đóng cửa tủ và bấm chuông.
Bátxcơ mở hé cửa, Mariuytx bảo:
- Đưa người ta vào.
Bátxcơ đưa vào và bảo:
- Ông Tênác.
Một người đàn ông bước vào.
Một điều ngạc nhiên khác cho Mariuytx: người mới vào, chàng không hề biết mặt bao giờ.
Con người ấy đã già rồi, mũi to, cằm ngập trong chiếc ca-vát, mang kính xanh có hai lần vải viền mỏng, tóc vuốt thẳng và bẹp xuống trán đến tận gần lông mày như bộ tóc giả của những người đánh xe ngựa ở cả nhà quý tộc Anh. Tóc đã hoa râm. Quần áo thì toàn một màu đen, từ đầu đến chân, bạc màu, nhưng trông vẫn sạch sẽ: một mớ dây đồng hồ ở trong túi có đồng hồ: tay cầm một cái mũ cũ. Dáng đi lom khom, khi hắn cúi rạp xuống chào, trông lại càng còng lưng hơn nữa. Điều đáng chú ý ngay lúc đầu là chiếc áo dài quá rộng, tay đã cài khuy cẩn thận, hình như không phải áo của hắn.
Đến đây cần phải nói ra ngoài đề một chút.
Ở Pari hồi đó, trong một gian nhà nhỏ cũ kỹ, chỉ có độc một cái cửa ở phố Botơrâyi, gần xưởng đóng tàu, có một người Do Thái lanh lợi làm cái nghề biến một tên lưu manh thành một người lương thiện. Biến tạm thời, vì để lâu thì tên lưu manh chắc cũng lấy làm khó chịu. Biến đổi ngay trước mắt, trong một hai ngày, mỗi ngày giá ba mươi xu, bằng một bộ quần áo giống cái vẻ lương thiện của mọi người. Người cho thuê quần áo ấy tên là Lơ Sănggiơ,[369] bọn lưu manh ở Pari đã đặt cho hắn cái tên ấy, và chỉ gọi hắn là thế thôi. Hắn có một lô quần áo khá đầy đủ. Có những loại riêng, những thứ riêng, mỗi một cái đanh trong cửa hàng hắn treo một địa vị xã hội đã cũ, đã nát: đây là cái áo thẩm phán, đây là cái áo mục sư, đây là cái áo ngân hàng, trong góc kia là cái áo nhà binh về hưu, đằng kia áo nhà văn, xa nữa cái áo chính khách. Chủ hiệu ấy là người phụ trách trang phục cho vở trò rộng lớn của bọn vô lại ở Pari. Cái buồng nát của hắn là hậu trường để cho bịp bợm lẩn vào và trộm cướp chui ra. Một tên vô lại rách rưới đến cái buồng mắc áo đó, bỏ ra ba mươi xu rồi chọn chiếc áo thích hợp để đóng vai trò nó định đóng hôm đó và khi đi xuống thang gác tên vô lại đã là ông kia ông nọ. Hôm sau quần áo được mang lại không sai sót. Và Lơ Sănggiơ chẳng hề mất gì mặc dù giao cả cho bọn trộm cắp.
[369] Tiếng Pháp Le Changeur là người đổi tiền, đây là đổi quần áo.
Những áo quần ấy cũng có một sự bất tiện là mặc không vừa: không phải đo may cho những người ấy, cho nên đối với kẻ này thì nó bó sát quá, đối với kẻ kia thì nó xùng xình quá, chẳng vừa vặn với một ai. Tên ăn cắp nào ở trên hoặc ở dưới tầm cao trung bình của con người đều thấy không thoải mái trong y phục của lão Lơ Sănggiơ. Không nên béo quá cũng như gầy quá. Lão Lơ Sănggiơ chỉ dự kiến cho những người bình thường. Hắn cho may đo trên người tên kiết xác đầu tiên nào tìm đến hắn, tên này không to béo, không khẳng khiu, không cao, không thấp. Do đó khách hàng của hắn gặp nhiều khó khăn trong việc mượn lốt và phải cố gắng xoay xở được chừng nào hay chừng ấy. Mặc những ngoại lệ! Chẳng hạn áo quần của chính khách, đen từ trên xuống dưới, nghĩa là đúng cách đấy, nhưng ví như Pít mặc thì quá rộng mà Caxtenxicala thì quá chật. Trong bản giới thiệu của Lơ Sănggiơ, y phục chính khách được nêu ra như sau, y nguyên văn: “Một áo dạ đen, một quần dạ len đen, một gi-lê lụa, ủng và áo quần lót”. Ngoài lề ghi: Cựu sứ thần. Có một đoạn bị chú mà chúng tôi cũng chép ra đây: "Trong một hộp riêng, có một bộ tóc giả phi dê đàng hoàng, một cặp mục kỉnh xanh, một bộ dây chuyền và hai ống lông chim dài ba phân, bọc bông vải”. Tất cả những thứ đó thuộc về vị chính khách sứ thần. Cả bộ quần áo này có thể nói là cũng mệt nhoài: các đường chỉ may đã bạc màu, ở khuỷu tay có một vệt hở; ngoài ra ở ngực áo mất một chiếc cúc; nhưng đó chỉ là một chi tiết không đáng kể: đã là chính khách thì bàn tay phải luồn vào ve áo mà đặt lên tim và có nhiệm vụ che giấu chỗ mất cúc.
Nếu Mariuytx quen thuộc chút ít với những cơ sở bí mật ấy ở Pari thì chàng đã nhận ngay ra được trên mình người khách mà Bátxcơ mới đưa vào, chiếc áo chính khách mượn ở cái mắc áo của Lơ Sănggiơ.
Khi thấy không phải là người mà mình đoán, Mariuytx không vừa ý, xoay ra bực mình với người mới đến. Chàng nhìn người ấy từ đầu đến chân, trong khi người lạ cúi chào sát đất. Chàng hỏi người ấy giọng cộc lốc:
- Ông muốn gì?
Người lạ trả lời với một nụ cười niềm nở, chẳng khác gì nụ cười mơn trớn của con cá sấu, nếu cá sấu cười:
- Tôi tin chắc rằng đã có lần hân hạnh được gặp ngài nam tước trong giới thượng lưu chúng ta. Tôi nhớ lắm, cách đây mấy năm, đã gặp ngài ở nhà bà lớn hoàng thân Bagơraxiông và ở phòng khách của ngài tử tước Đăngbơray, huân lão nước Pháp.
Đây vẫn là chiến thuật quen thuộc của bọn xỏ lá làm ra vẻ nhận ra một nhân vật mà kỳ thực là không tên tuổi.
Mariuytx để ý đến cách nói năng của người ấy, chàng chú ý nghe giọng nói, nhìn cử chỉ của hắn, nhưng chàng lại càng thêm thất vọng: một thứ giọng mũi, không giống cái giọng chua chua và cụt chàng tưởng. Chàng hoàn toàn lạc hướng. Chàng bảo:
- Tôi không quen với bà Bagơraxiông mà cũng chẳng biết ông Đăngbơray, tôi chưa đặt chân vào nhà bà ấy hoặc ông kia bao giờ.
Câu trả lời thật cộc cằn. Nhưng người lạ vẫn niềm nở nói thêm:
- Thế thì hẳn là tôi được gặp ngài ở nhà Satôbơriăng.[370]Tôi quen với Satôbơriăng lắm, ông ấy rất ân cần. Thường khi ông ấy bảo tôi: ông bạn Tênác tôi ơi! Ông có nhắp với tôi một cút rượu không?
[370] Nhà văn lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp, thế kỷ XIX.
Mặt Mariuytx mỗi lúc một thêm nghiêm nghị.
- Tôi chưa bao giờ có hân hạnh được ông Satôbơriăng tiếp. Ta rút gọn thôi: ông cần gì?
Trước giọng nói gay gắt của Mariuytx, người lạ lại càng cúi rạp xuống:
- Thưa ngài nam tước, xin ngài hạ cố nghe tôi. Bên Mỹ châu, trong một xứ về phía nước Panama, có một cái làng gọi là Giôiya, một làng mà chỉ có độc một nhà. Một cái nhà to, vuông, ba tầng, xây bằng gạch nung ngoài nắng, mỗi cạnh vuông dài trên hai trăm bước, mỗi tầng lui vào sáu bảy bước đối với tầng dưới để chừa ra một thứ sân gác bao quanh nhà. Giữa nhà có một cái sân trong để lương thực và đạn dược; không có cái cửa sổ nào, chỉ những lỗ châu mai, không có cái cửa ra vào nào, chỉ ra vào bằng thang, thang lên tầng thứ nhất, thang lên tầng thứ hai, thang lên tầng thứ ba, thang để xuống sân trong: buồng nào cũng không có cửa, chỉ có cái nắp đậy, không có cầu thang chỉ có thang; buổi tối đậy nắp buồng, rút thang lên, chĩa súng ra lỗ châu mai, không có lối nào vào được, một cái nhà ở ban ngày, một cái pháo đài ban đêm, tám trăm con người, đấy cái làng như thế đấy. Sao phải phòng ngừa như vậy? Vì xứ ấy nguy hiểm, đầy giống ăn thịt người. Thế mà có người đến xứ ấy, vì là một xứ kỳ diệu: ở đấy có vàng.
Mariuytx lúc nãy mới thất vọng, bây giờ đâm sốt ruột; chàng ngắt lời người lạ:
- Ông muốn đưa đến chuyện gì?
- Đến thế này ạ, thưa ngài nam tước. Tôi nguyên là một nhà ngoại giao hoạt động đã nhiều, nay mệt mỏi. Cái nền văn minh cổ kính này tôi đã chán lắm, tôi muốn thử chơi với cái bọn dã man kia.
- Thế rồi sao nữa?
- Thưa ngài nam tước, ích kỷ là quy luật của thế giới, mụ nông dân vô sản làm công nhật khi thấy một cái xe chở khách đi qua thì quay lại nhìn, mụ nông dân chủ đất, làm lụng ở ngay ruộng của mụ thì không ngoảnh lại. Con chó nhà nghèo thì sủa anh giàu, con chó nhà giàu thì sủa thằng nghèo. Ai cũng chỉ biết mình. Lợi lộc là mục đích của mọi người. Vàng là nam châm.
- Sao nữa? Kết luận đi chứ.
- Tôi muốn đến lập nghiệp ở Giôiya. Gia đình tôi có ba người, tôi, nhà tôi và con bé cháu; đứa con gái tôi đẹp lắm. Hành trình thì xa, lộ phí nhiều. Tôi cần một ít tiền.
Mariuytx hỏi:
- Thế thì can gì đến tôi?
Người lạ nhô cái cổ ra ngoài chiếc ca-vát như con kên kên thường làm và đáp lại, tươi cười hơn:
- Thế thưa ngài nam tước, ngài không đọc cái thư của tôi ư?
Cũng gần đúng như vậy thật. Nội dung bức thư chẳng đi vào trí Mariuytx, và chàng chỉ nhìn dáng chữ chứ không đọc hẳn bức thư. Chàng chẳng nhớ gì mấy. Vừa rồi đây chàng để ý thấy một điểm: “nhà tôi và con bé cháu”. Chàng nhìn chòng chọc vào mặt người lạ. Một ông biện lý cũng chẳng nhìn xoi mói hơn thế. Hình như chàng rình chộp hắn. Chàng trả lời gọn lỏn:
- Ông nói rõ đi.
Người lạ thọc hai bàn tay vào hai cái túi con, ngẩng đầu lên nhưng vẫn đứng khom lưng, hắn cũng nhìn chòng chọc Mariuytx qua đôi kính xanh của hắn:
- Được rồi, thưa ngài nam tước, tôi xin nói rõ. Tôi có một điều bí mật muốn bán lại cho ngài.
- Một điều bí mật?
- Vâng, một điều bí mật.
- Có liên quan đến tôi?
- Cũng ít nhiều.
- Bí mật gì?
Mariuytx vừa nghe vừa quan sát người lạ kỹ hơn.
- Xin biếu không ngài khúc đầu, hắn nói. Ngài sẽ thấy câu chuyện của tôi rất lý thú.
- Ông nói đi.
- Thưa ngài nam tước, trong nhà ngài có một thằng ăn cắp, một thằng sát nhân.
Mariuytx giật mình, chàng bảo:
- Trong nhà tôi? Không.
Người lạ vẫn thản nhiên như không, lấy khuỷu tay áo chùi cái mũ rồi nói tiếp:
- Sát nhân và ăn cắp. Thưa ngài nam tước, xin ngài chú ý cho, tôi không nói đến sự việc cũ, lạc hậu rồi, cũ kỹ rồi, đã được xóa đi, và đủ thời gian miễn tố[371] trước pháp luật, vì người phạm tội đã hối hận trước Chúa trời. Tôi nói đến sự việc mới mẻ, đến sự việc hiện tại, sự việc mà công lý đến giờ này còn chưa hay. Tôi xin nói tiếp. Người ấy đã len lỏi đoạt sự tín nhiệm của ngài, len lỏi hẳn vào trong gia đình ngài, đội một tên giả. Tôi sẽ nói thật tên của hắn để ngài biết, mà vẫn không lấy ngài đồng tiền nào.
[371] Theo luật pháp, một tội lỗi xảy ra trong một thời hạn bao nhiêu năm (tùy theo loại tội danh) mà chưa bị phát giác thì sau đó có bị phát giác cũng không bị truy tố. Ở Pháp thời hạn miễn tố đối với tội đại hình là 20 năm.
- Tôi nghe đây.
- Tên hắn là Giăng Vangiăng.
- Tôi biết rồi.
- Tôi sẽ nói với ngài hắn là ai mà cũng không lấy của ngài đồng nào.
- Nói đi.
- Hắn nguyên là một tên tù khổ sai.
- Tôi biết rồi.
- Ngài biết từ khi tôi hân hạnh nói điều ấy với ngài.
- Không, tôi biết từ trước.
Giọng nói lạnh lùng của Mariuytx, câu tôi biết rồi nhắc lại hai lần, lối trả lời cộc lốc như không muốn tiếp chuyện, gợi trong lòng người lạ mặt một mối căm giận âm ỉ. Hắn liếc trộm Mariuytx với con mắt nảy lửa, nhưng lại dập tắt ngay. Tuy hắn chỉ nhìn trộm một giây thôi nhưng cái cách nhìn ấy, ai đã trông thấy một lần cũng nhận ra được ngay. Nó không lọt qua mắt Mariuytx. Cái lối nhìn nảy lửa như vậy chỉ có thể là của những con người thế nào đấy. Con ngươi, cửa sổ của tâm hồn, cũng long lên cùng với tâm hồn, cặp mắt kính chẳng che được gì, khác đâu lấy tấm kính mà che địa ngục.
Người lạ mỉm cười nói tiếp:
- Tôi không dám cải chính ngài nam tước, nhưng dù sao ngài cũng phải nhận là tôi biết rạch ròi. Bây giờ điều tôi sắp nói với ngài, chỉ có mình tôi biết thôi. Đây là về cái gia tài của nam tước phu nhân. Một điều bí mật lạ kỳ. Bí mật này đáng tiền lắm. Tôi xin dành ngài ưu tiên. Rẻ thôi, hai mươi nghìn phơrăng.
Mariuytx nói:
- Bí mật này tôi cũng biết, như các bí mật khác.
Người lạ thấy còn phải hạ giá xuống ít nhiều.
- Thưa ngài nam tước, thôi thì mười nghìn phơrăng vậy! Tôi nói đây.
- Tôi nhắc lại ông là ông sẽ không cho tôi biết được cái gì cả. Ông định nói điều gì tôi đều biết cả rồi.
Mắt người lạ lại thoáng một tia chớp nữa. Hắn kêu lên:
- Nhưng hôm nay tôi cũng cần phải ăn tối. Một điều bí mật lạ lùng lắm, tôi cam đoan với ngài thế. Thưa ngài nam tước, tôi xin nói. Tôi nói đây. Chỉ xin ngài hai mươi phơrăng thôi.
Mariuytx nhìn chòng chọc vào mặt hắn:
- Tôi biết cái bí mật lạ lùng của ông, cũng như tôi đã biết tên họ của Giăng Vangiăng, cũng như tôi biết tên ông.
- Tên tôi?
- Phải.
- Làm gì mà chẳng biết thưa ngài nam tước, tôi đã có hân hạnh tự giới thiệu trong bức thư trình ngài: Tênác.
- Điê.
- Hử?
- Tênácđiê.
- Ai thế?
CHAI MỰC CHỈ LÀM TRẮNG THÊM
Cũng ngày hôm ấy, hay nói cho đúng cũng chiều hôm ấy, Mariuytx vừa ăn xong, và vào phòng làm việc nghiên cứu một tập hồ sơ thì Bátxcơ mang vào cho chàng một bức thư và nói: “Người viết thư đợi ở chái ngoài”.
Côdét đã cắp tay ông ngoại đi dạo chơi một vòng ngoài vườn.
Một bức thư cũng có khi có vẻ khó coi như một người. Giấy xấu, phong bì thô, có những bức thư chỉ mới trông bề ngoài thôi cũng thấy khó ưa rồi. Bức thư Bátxcơ mang vào thuộc loại ấy.
Mariuytx cầm bức thư nồng nặc mùi thuốc lá. Chẳng cái gì thức tỉnh ký ức bằng mùi vị. Mariuytx nhận ra mùi thuốc lá ấy. Chàng nhìn dòng chữ ngoài bì:
Kính gửi ông, ông nam tước Pôngmécxi, tại dinh thự ông.
Nhớ lại mùi thuốc lá, Mariuytx nhớ lại cả dạng chữ viết. Sự ngạc nhiên có khi rọi sáng như tia chớp, Mariuytx như được tia chớp ấy soi sáng. Khứu giác hỗ trợ trí nhớ một cách huyền bí, vừa gợi lại trong đầu Mariuytx cả một thế giới. Đúng thứ giấy ấy, cách gấp bì ấy, màu mực nhợt ấy, đúng dạng chữ ấy, và nhất là đúng thứ thuốc lá ấy. Cả hai ổ quỷ Giôngđơrét hiện ra.
Thật là một sự tình cờ lạ kỳ! Một trong hai dấu vết lâu nay chàng bỏ bao nhiêu công phu tìm kiếm, gần đây chàng còn mất bao nhiêu công phu theo dõi, mà chàng tưởng là hoàn toàn mất tích rồi, tự nhiên lại tự xuất hiện ra trước mắt chàng.
Chàng vội vàng bóc lá thư và đọc:[368]
[368] Bức thư này cũng như những bức thư trước của Tênácđiê đầy rẫy những lỗi chính tả, chúng tôi không đem vào khi dịch ra tiếng Việt.
“Kính thưa ngài nam tước,
Nếu Đức Thượng đế ban cho tôi đủ tài năng, tôi cũng có thể là nam tước Tênác, viện sĩ (viện khoa học) nhưng, tôi không phải là nam tước Tênác. Tôi chỉ trùng tên với ngài ấy thôi. Tôi rất mong cái chuyện nam tước Tênác ấy làm ngài chiếu cố đến tôi. Tôi sẽ đền ngài cái ơn ngài sắp ban cho tôi.
Tôi nắm được bí mật của một con người. Con người ấy có quan hệ với ngài. Tôi rất mong có thể giúp ích ngài được, điều bí mật ấy tôi sẵn lòng nói hầu ngài. Tôi sẽ giúp ngài cách đơn giản đuổi khỏi gia đình danh giá của ngài cái con người không có quyền được ở ấy! Nam tước phu nhân là dòng dõi cao quý kia. Đạo đức không thể ở chung với tội ác lâu hơn nữa, mà không thoái vị.
Tôi xin đợi lệnh của ngài nam tước ở chái ngoài.
Kính thư”.
Bức thư ký tên “Tênác”.
Chữ ký đó không phải chữ ký giả, nó chỉ bị cắt một đoạn nhỏ thôi.
Vả chăng lời thư lôi thôi và những lỗi chính tả càng xác nhận đầy đủ hơn nguồn gốc bức thư. Không còn có thể nghi ngờ gì nữa.
Mariuytx rất xúc động. Sau một lúc ngạc nhiên, chàng thấy vui sướng. Bây giờ chỉ cần tìm được người kia nữa, người đã cứu sống chàng. Thì là chẳng còn ước mong gì. Chàng rút một cái ô kéo tủ con của chàng, lấy mấy tờ giấy bạc, đút vào túi, đóng cửa tủ và bấm chuông.
Bátxcơ mở hé cửa, Mariuytx bảo:
- Đưa người ta vào.
Bátxcơ đưa vào và bảo:
- Ông Tênác.
Một người đàn ông bước vào.
Một điều ngạc nhiên khác cho Mariuytx: người mới vào, chàng không hề biết mặt bao giờ.
Con người ấy đã già rồi, mũi to, cằm ngập trong chiếc ca-vát, mang kính xanh có hai lần vải viền mỏng, tóc vuốt thẳng và bẹp xuống trán đến tận gần lông mày như bộ tóc giả của những người đánh xe ngựa ở cả nhà quý tộc Anh. Tóc đã hoa râm. Quần áo thì toàn một màu đen, từ đầu đến chân, bạc màu, nhưng trông vẫn sạch sẽ: một mớ dây đồng hồ ở trong túi có đồng hồ: tay cầm một cái mũ cũ. Dáng đi lom khom, khi hắn cúi rạp xuống chào, trông lại càng còng lưng hơn nữa. Điều đáng chú ý ngay lúc đầu là chiếc áo dài quá rộng, tay đã cài khuy cẩn thận, hình như không phải áo của hắn.
Đến đây cần phải nói ra ngoài đề một chút.
Ở Pari hồi đó, trong một gian nhà nhỏ cũ kỹ, chỉ có độc một cái cửa ở phố Botơrâyi, gần xưởng đóng tàu, có một người Do Thái lanh lợi làm cái nghề biến một tên lưu manh thành một người lương thiện. Biến tạm thời, vì để lâu thì tên lưu manh chắc cũng lấy làm khó chịu. Biến đổi ngay trước mắt, trong một hai ngày, mỗi ngày giá ba mươi xu, bằng một bộ quần áo giống cái vẻ lương thiện của mọi người. Người cho thuê quần áo ấy tên là Lơ Sănggiơ,[369] bọn lưu manh ở Pari đã đặt cho hắn cái tên ấy, và chỉ gọi hắn là thế thôi. Hắn có một lô quần áo khá đầy đủ. Có những loại riêng, những thứ riêng, mỗi một cái đanh trong cửa hàng hắn treo một địa vị xã hội đã cũ, đã nát: đây là cái áo thẩm phán, đây là cái áo mục sư, đây là cái áo ngân hàng, trong góc kia là cái áo nhà binh về hưu, đằng kia áo nhà văn, xa nữa cái áo chính khách. Chủ hiệu ấy là người phụ trách trang phục cho vở trò rộng lớn của bọn vô lại ở Pari. Cái buồng nát của hắn là hậu trường để cho bịp bợm lẩn vào và trộm cướp chui ra. Một tên vô lại rách rưới đến cái buồng mắc áo đó, bỏ ra ba mươi xu rồi chọn chiếc áo thích hợp để đóng vai trò nó định đóng hôm đó và khi đi xuống thang gác tên vô lại đã là ông kia ông nọ. Hôm sau quần áo được mang lại không sai sót. Và Lơ Sănggiơ chẳng hề mất gì mặc dù giao cả cho bọn trộm cắp.
[369] Tiếng Pháp Le Changeur là người đổi tiền, đây là đổi quần áo.
Những áo quần ấy cũng có một sự bất tiện là mặc không vừa: không phải đo may cho những người ấy, cho nên đối với kẻ này thì nó bó sát quá, đối với kẻ kia thì nó xùng xình quá, chẳng vừa vặn với một ai. Tên ăn cắp nào ở trên hoặc ở dưới tầm cao trung bình của con người đều thấy không thoải mái trong y phục của lão Lơ Sănggiơ. Không nên béo quá cũng như gầy quá. Lão Lơ Sănggiơ chỉ dự kiến cho những người bình thường. Hắn cho may đo trên người tên kiết xác đầu tiên nào tìm đến hắn, tên này không to béo, không khẳng khiu, không cao, không thấp. Do đó khách hàng của hắn gặp nhiều khó khăn trong việc mượn lốt và phải cố gắng xoay xở được chừng nào hay chừng ấy. Mặc những ngoại lệ! Chẳng hạn áo quần của chính khách, đen từ trên xuống dưới, nghĩa là đúng cách đấy, nhưng ví như Pít mặc thì quá rộng mà Caxtenxicala thì quá chật. Trong bản giới thiệu của Lơ Sănggiơ, y phục chính khách được nêu ra như sau, y nguyên văn: “Một áo dạ đen, một quần dạ len đen, một gi-lê lụa, ủng và áo quần lót”. Ngoài lề ghi: Cựu sứ thần. Có một đoạn bị chú mà chúng tôi cũng chép ra đây: "Trong một hộp riêng, có một bộ tóc giả phi dê đàng hoàng, một cặp mục kỉnh xanh, một bộ dây chuyền và hai ống lông chim dài ba phân, bọc bông vải”. Tất cả những thứ đó thuộc về vị chính khách sứ thần. Cả bộ quần áo này có thể nói là cũng mệt nhoài: các đường chỉ may đã bạc màu, ở khuỷu tay có một vệt hở; ngoài ra ở ngực áo mất một chiếc cúc; nhưng đó chỉ là một chi tiết không đáng kể: đã là chính khách thì bàn tay phải luồn vào ve áo mà đặt lên tim và có nhiệm vụ che giấu chỗ mất cúc.
Nếu Mariuytx quen thuộc chút ít với những cơ sở bí mật ấy ở Pari thì chàng đã nhận ngay ra được trên mình người khách mà Bátxcơ mới đưa vào, chiếc áo chính khách mượn ở cái mắc áo của Lơ Sănggiơ.
Khi thấy không phải là người mà mình đoán, Mariuytx không vừa ý, xoay ra bực mình với người mới đến. Chàng nhìn người ấy từ đầu đến chân, trong khi người lạ cúi chào sát đất. Chàng hỏi người ấy giọng cộc lốc:
- Ông muốn gì?
Người lạ trả lời với một nụ cười niềm nở, chẳng khác gì nụ cười mơn trớn của con cá sấu, nếu cá sấu cười:
- Tôi tin chắc rằng đã có lần hân hạnh được gặp ngài nam tước trong giới thượng lưu chúng ta. Tôi nhớ lắm, cách đây mấy năm, đã gặp ngài ở nhà bà lớn hoàng thân Bagơraxiông và ở phòng khách của ngài tử tước Đăngbơray, huân lão nước Pháp.
Đây vẫn là chiến thuật quen thuộc của bọn xỏ lá làm ra vẻ nhận ra một nhân vật mà kỳ thực là không tên tuổi.
Mariuytx để ý đến cách nói năng của người ấy, chàng chú ý nghe giọng nói, nhìn cử chỉ của hắn, nhưng chàng lại càng thêm thất vọng: một thứ giọng mũi, không giống cái giọng chua chua và cụt chàng tưởng. Chàng hoàn toàn lạc hướng. Chàng bảo:
- Tôi không quen với bà Bagơraxiông mà cũng chẳng biết ông Đăngbơray, tôi chưa đặt chân vào nhà bà ấy hoặc ông kia bao giờ.
Câu trả lời thật cộc cằn. Nhưng người lạ vẫn niềm nở nói thêm:
- Thế thì hẳn là tôi được gặp ngài ở nhà Satôbơriăng.[370]Tôi quen với Satôbơriăng lắm, ông ấy rất ân cần. Thường khi ông ấy bảo tôi: ông bạn Tênác tôi ơi! Ông có nhắp với tôi một cút rượu không?
[370] Nhà văn lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp, thế kỷ XIX.
Mặt Mariuytx mỗi lúc một thêm nghiêm nghị.
- Tôi chưa bao giờ có hân hạnh được ông Satôbơriăng tiếp. Ta rút gọn thôi: ông cần gì?
Trước giọng nói gay gắt của Mariuytx, người lạ lại càng cúi rạp xuống:
- Thưa ngài nam tước, xin ngài hạ cố nghe tôi. Bên Mỹ châu, trong một xứ về phía nước Panama, có một cái làng gọi là Giôiya, một làng mà chỉ có độc một nhà. Một cái nhà to, vuông, ba tầng, xây bằng gạch nung ngoài nắng, mỗi cạnh vuông dài trên hai trăm bước, mỗi tầng lui vào sáu bảy bước đối với tầng dưới để chừa ra một thứ sân gác bao quanh nhà. Giữa nhà có một cái sân trong để lương thực và đạn dược; không có cái cửa sổ nào, chỉ những lỗ châu mai, không có cái cửa ra vào nào, chỉ ra vào bằng thang, thang lên tầng thứ nhất, thang lên tầng thứ hai, thang lên tầng thứ ba, thang để xuống sân trong: buồng nào cũng không có cửa, chỉ có cái nắp đậy, không có cầu thang chỉ có thang; buổi tối đậy nắp buồng, rút thang lên, chĩa súng ra lỗ châu mai, không có lối nào vào được, một cái nhà ở ban ngày, một cái pháo đài ban đêm, tám trăm con người, đấy cái làng như thế đấy. Sao phải phòng ngừa như vậy? Vì xứ ấy nguy hiểm, đầy giống ăn thịt người. Thế mà có người đến xứ ấy, vì là một xứ kỳ diệu: ở đấy có vàng.
Mariuytx lúc nãy mới thất vọng, bây giờ đâm sốt ruột; chàng ngắt lời người lạ:
- Ông muốn đưa đến chuyện gì?
- Đến thế này ạ, thưa ngài nam tước. Tôi nguyên là một nhà ngoại giao hoạt động đã nhiều, nay mệt mỏi. Cái nền văn minh cổ kính này tôi đã chán lắm, tôi muốn thử chơi với cái bọn dã man kia.
- Thế rồi sao nữa?
- Thưa ngài nam tước, ích kỷ là quy luật của thế giới, mụ nông dân vô sản làm công nhật khi thấy một cái xe chở khách đi qua thì quay lại nhìn, mụ nông dân chủ đất, làm lụng ở ngay ruộng của mụ thì không ngoảnh lại. Con chó nhà nghèo thì sủa anh giàu, con chó nhà giàu thì sủa thằng nghèo. Ai cũng chỉ biết mình. Lợi lộc là mục đích của mọi người. Vàng là nam châm.
- Sao nữa? Kết luận đi chứ.
- Tôi muốn đến lập nghiệp ở Giôiya. Gia đình tôi có ba người, tôi, nhà tôi và con bé cháu; đứa con gái tôi đẹp lắm. Hành trình thì xa, lộ phí nhiều. Tôi cần một ít tiền.
Mariuytx hỏi:
- Thế thì can gì đến tôi?
Người lạ nhô cái cổ ra ngoài chiếc ca-vát như con kên kên thường làm và đáp lại, tươi cười hơn:
- Thế thưa ngài nam tước, ngài không đọc cái thư của tôi ư?
Cũng gần đúng như vậy thật. Nội dung bức thư chẳng đi vào trí Mariuytx, và chàng chỉ nhìn dáng chữ chứ không đọc hẳn bức thư. Chàng chẳng nhớ gì mấy. Vừa rồi đây chàng để ý thấy một điểm: “nhà tôi và con bé cháu”. Chàng nhìn chòng chọc vào mặt người lạ. Một ông biện lý cũng chẳng nhìn xoi mói hơn thế. Hình như chàng rình chộp hắn. Chàng trả lời gọn lỏn:
- Ông nói rõ đi.
Người lạ thọc hai bàn tay vào hai cái túi con, ngẩng đầu lên nhưng vẫn đứng khom lưng, hắn cũng nhìn chòng chọc Mariuytx qua đôi kính xanh của hắn:
- Được rồi, thưa ngài nam tước, tôi xin nói rõ. Tôi có một điều bí mật muốn bán lại cho ngài.
- Một điều bí mật?
- Vâng, một điều bí mật.
- Có liên quan đến tôi?
- Cũng ít nhiều.
- Bí mật gì?
Mariuytx vừa nghe vừa quan sát người lạ kỹ hơn.
- Xin biếu không ngài khúc đầu, hắn nói. Ngài sẽ thấy câu chuyện của tôi rất lý thú.
- Ông nói đi.
- Thưa ngài nam tước, trong nhà ngài có một thằng ăn cắp, một thằng sát nhân.
Mariuytx giật mình, chàng bảo:
- Trong nhà tôi? Không.
Người lạ vẫn thản nhiên như không, lấy khuỷu tay áo chùi cái mũ rồi nói tiếp:
- Sát nhân và ăn cắp. Thưa ngài nam tước, xin ngài chú ý cho, tôi không nói đến sự việc cũ, lạc hậu rồi, cũ kỹ rồi, đã được xóa đi, và đủ thời gian miễn tố[371] trước pháp luật, vì người phạm tội đã hối hận trước Chúa trời. Tôi nói đến sự việc mới mẻ, đến sự việc hiện tại, sự việc mà công lý đến giờ này còn chưa hay. Tôi xin nói tiếp. Người ấy đã len lỏi đoạt sự tín nhiệm của ngài, len lỏi hẳn vào trong gia đình ngài, đội một tên giả. Tôi sẽ nói thật tên của hắn để ngài biết, mà vẫn không lấy ngài đồng tiền nào.
[371] Theo luật pháp, một tội lỗi xảy ra trong một thời hạn bao nhiêu năm (tùy theo loại tội danh) mà chưa bị phát giác thì sau đó có bị phát giác cũng không bị truy tố. Ở Pháp thời hạn miễn tố đối với tội đại hình là 20 năm.
- Tôi nghe đây.
- Tên hắn là Giăng Vangiăng.
- Tôi biết rồi.
- Tôi sẽ nói với ngài hắn là ai mà cũng không lấy của ngài đồng nào.
- Nói đi.
- Hắn nguyên là một tên tù khổ sai.
- Tôi biết rồi.
- Ngài biết từ khi tôi hân hạnh nói điều ấy với ngài.
- Không, tôi biết từ trước.
Giọng nói lạnh lùng của Mariuytx, câu tôi biết rồi nhắc lại hai lần, lối trả lời cộc lốc như không muốn tiếp chuyện, gợi trong lòng người lạ mặt một mối căm giận âm ỉ. Hắn liếc trộm Mariuytx với con mắt nảy lửa, nhưng lại dập tắt ngay. Tuy hắn chỉ nhìn trộm một giây thôi nhưng cái cách nhìn ấy, ai đã trông thấy một lần cũng nhận ra được ngay. Nó không lọt qua mắt Mariuytx. Cái lối nhìn nảy lửa như vậy chỉ có thể là của những con người thế nào đấy. Con ngươi, cửa sổ của tâm hồn, cũng long lên cùng với tâm hồn, cặp mắt kính chẳng che được gì, khác đâu lấy tấm kính mà che địa ngục.
Người lạ mỉm cười nói tiếp:
- Tôi không dám cải chính ngài nam tước, nhưng dù sao ngài cũng phải nhận là tôi biết rạch ròi. Bây giờ điều tôi sắp nói với ngài, chỉ có mình tôi biết thôi. Đây là về cái gia tài của nam tước phu nhân. Một điều bí mật lạ kỳ. Bí mật này đáng tiền lắm. Tôi xin dành ngài ưu tiên. Rẻ thôi, hai mươi nghìn phơrăng.
Mariuytx nói:
- Bí mật này tôi cũng biết, như các bí mật khác.
Người lạ thấy còn phải hạ giá xuống ít nhiều.
- Thưa ngài nam tước, thôi thì mười nghìn phơrăng vậy! Tôi nói đây.
- Tôi nhắc lại ông là ông sẽ không cho tôi biết được cái gì cả. Ông định nói điều gì tôi đều biết cả rồi.
Mắt người lạ lại thoáng một tia chớp nữa. Hắn kêu lên:
- Nhưng hôm nay tôi cũng cần phải ăn tối. Một điều bí mật lạ lùng lắm, tôi cam đoan với ngài thế. Thưa ngài nam tước, tôi xin nói. Tôi nói đây. Chỉ xin ngài hai mươi phơrăng thôi.
Mariuytx nhìn chòng chọc vào mặt hắn:
- Tôi biết cái bí mật lạ lùng của ông, cũng như tôi đã biết tên họ của Giăng Vangiăng, cũng như tôi biết tên ông.
- Tên tôi?
- Phải.
- Làm gì mà chẳng biết thưa ngài nam tước, tôi đã có hân hạnh tự giới thiệu trong bức thư trình ngài: Tênác.
- Điê.
- Hử?
- Tênácđiê.
- Ai thế?