Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 160
QUYỂN VIII: BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN
I
GIAN BUỒNG BÊN DƯỚI
Ngày hôm sau, lúc trời bắt đầu tối, Giăng Vangiăng đến gõ cái cổng lớn nhà lão Gilơnócmăng. Bátxcơ ra đón ông. Lúc ấy Bátxcơ đang ở trong sân, hình như được lệnh đợi sẵn. Có khi người ta dặn người ở: anh chờ ông ấy, đợi ông ấy đến nhé.
Bátxcơ không để Giăng Vangiăng đến hỏi, hắn tiến về phía ông nói:
- Ngài nam tước dặn tôi hỏi ông muốn lên gác hay ở dưới nhà.
- Ở dưới nhà - Giăng Vangiăng trả lời.
Bátxcơ vẫn rất lễ phép, mở cửa buồng dưới và nói:
- Tôi lên báo với bà tôi.
Cái buồng Giăng Vangiăng vào ở tầng dưới, xây tò vò, ẩm thấp, khi cần thì dùng để chứa rượu; buồng trông ra phố, lát gạch đỏ, chỉ có một cái cửa sổ có chấn song sắt để lọt ánh sáng lờ mờ.
Cả gian buồng, trên trần, trên tường cũng như dưới sàn gạch không hề được lau quét bao giờ. Nhện không lo ai vào đây tiêu diệt chúng, một cái mạng nhện giăng rộng, đen ngòm, lốm đốm xác ruồi chết, phơi bày trên một mảnh kính cửa sổ.
Gian buồng hẹp và thấp đầy những vỏ chai chất đống ở một góc. Tường quét màu vàng lở từng mảng. Cuối buồng có một cái lò sưởi gỗ sơn đen với một cái mặt bệ hẹp. Lò sưởi có đốt lửa, điều ấy chứng tỏ là chủ nhân cũng đã đoán trước câu trả lời của Giăng Vangiăng: ở dưới nhà.
Hai chiếc ghế dựa sẵn hai bên lò sưởi. Giữa hai chiếc ghế một mảnh tải để chân giường đã nát, giơ cả sợi thừng, đặt đấy thay thảm, cả gian buồng chỉ có cánh cửa lò sưởi và bóng hoàng hôn ngoài cửa sổ chiếu vào.
Giăng Vangiăng dáng mệt mỏi. Đã mấy hôm nay ông mất ăn, mất ngủ. Ông ngồi vật mình xuống một chiếc ghế.
Bátxcơ trở vào, đặt lên lò sưởi một cây nến đang cháy rồi trở lại. Giăng Vangiăng đầu gục xuống, cằm ngả xuống ngực, không nhìn thấy Bátxcơ, cũng không nhìn thấy ánh nến sáng.
Bỗng nhiên ông giật nảy mình đứng dậy. Côdét đứng sau lưng.
Giăng Vangiăng không trông thấy Côdét vào, nhưng ông có cảm giác nàng đã vào. Ông ngoảnh lại nhìn nàng chăm chú. Nàng đẹp và rất dễ thương. Nhưng con mắt sâu thẳm của ông không ngắm vẻ đẹp mà ngắm tâm hồn nàng. Côdét kêu to:
- À ra thế! Thật là kỳ quặc, cha này, con biết tính cha vẫn lạ lùng như vậy, nhưng chẳng bao giờ con lại ngờ có chuyện thế này, Mariuytx bảo con là chính cha muốn con tiếp cha ở đây.
- Phải rồi, chính ý tôi đấy.
- Con thừa biết cha trả lời thế rồi, nhưng coi chừng đấy, con báo trước là con sẽ làm cho cha một trận. Nhưng hãy cứ chuyện nào đi chuyện ấy. Cha hôn con đi.
Nàng giơ má ra.
Giăng Vangiăng vẫn đứng im.
- Cha đứng ì ra đấy à? Được rồi, con xác nhận rồi: đứng im là nhận tội. Nhưng không sao, con tha lỗi cho cha. Chúa Giêsu đã nói: Đưa má kia ra, thì đây này.
Nàng đưa má kia cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng vẫn không cử động, hình như hai chân ông đóng đanh xuống sàn.
Côdét nói:
- Thế này thì thành nghiêm trọng rồi. Con đã làm gì cha? Con giận cha rồi đấy. Cha phải làm lành với con đi, cha ăn tối với chúng con.
- Tôi ăn rồi.
- Không phải, con sẽ bảo ông Gilơnócmăng gắt cha cho mà xem, các bậc ông, trời sinh ra để gắt các bậc cha. Nào! Lên phòng khách với con. Lên ngay bây giờ.
- Không thể được.
Côdét chùn bước! Nàng không ra lệnh cho Giăng Vangiăng nữa mà chuyển sang hỏi từng câu.
- Làm sao không thể được? Sao cha lại chọn cái buồng xấu xí nhất nhà này để gặp con? Ở đây kinh lắm.
- Con biết…
Giăng Vangiăng ngừng và nói chữa lại:
- Thưa bà, bà biết đấy, tính tôi vẫn kỳ khôi, tôi có những thời kỳ quặc riêng.
Côdét vỗ hai bàn tay xinh xắn vào nhau:
- Thưa bà, bà biết đấy! Lại chuyện lạ nữa!… Thế nghĩa lý gì?
Giăng Vangiăng nhìn nàng, nở một nụ cười phiền muộn; lúc bí, một đôi khi ông cầu cứu nụ cười ấy.
- Cô muốn làm bà, nay cô được là bà rồi.
- Không làm bà với cha.
- Xin đừng gọi tôi là cha nữa.
- Sao thế?
- Bây giờ tôi là ông Giăng, hay Giăng không cũng được.
- Cha không là cha nữa? Con không là Côdét nữa ư? Lại ông Giăng? Thế là nghĩa lý gì! Thế là cách mạng à? Chuyện ra làm sao chứ? Cha hãy nhìn thẳng vào mặt con xem nào. Cha lại không muốn ở đây với các con. Cha không muốn đến ở cái buồng con xếp đặt. Con đã làm gì cha? Con đã làm gì cha mới được chứ? Có chuyện gì thế cha?
- Không có chuyện gì cả.
- Thế thì sao lại thế?
- Cũng như mọi ngày thôi.
- Sao cha lại đổi tên?
- Bà chẳng đổi tên là gì?
Ông lại cười rầu rĩ như lúc nãy và nói thêm:
- Bà là bà Pôngmécxi được thì tôi cũng là ông Giăng được chứ!
- Con chẳng hiểu đâu vào đâu cả. Thật là ngớ ngẩn. Con sẽ hỏi chồng con xem có bằng lòng cho cha là ông Giăng không? Con chắc chồng con không bằng lòng đâu. Cha làm con phiền quá. Người ta có những cái kỳ quặc riêng, nhưng người ta không làm cho con Côdét của người ta phiền muộn. Không tốt đâu. Cha không có quyền độc ác thế, cha xưa nay vẫn tốt kia mà.
Ông không đáp.
Nàng giật lấy hai bàn tay ông và nắm chặt đưa lên mặt nàng, ép vào cổ nàng, dưới cằm nàng, đó là một cử chỉ hết sức âu yếm. Nàng nói:
- Cha ơi! Cha tốt nhé!
Rồi nàng lại tiếp:
- Tôi là thế này, đến ở đây với con này, lại đi dạo chơi với con này; ở đây cũng có chim ca hát ríu rít như ở phố Pơluymê. Ở đây với chúng con, bỏ cái xó nhà ở phố Lomácmê đi, đừng có đặt câu đố để cho chúng con đoán nữa, làm như mọi người, ăn sáng với chúng con, ăn tối với chúng con, làm cha của con.
Ông gỡ hai bàn tay ra:
- Bà không cần có cha nữa. Bà đã có chồng rồi.
Côdét nổi giận.
- Con không cần cha nữa à? Chuyện thế này thì còn lý lẽ gì nữa? Chả còn hiểu ra sao cả.
Như con người yếu thế muốn dựa vào thế kẻ khác, muốn bám lấy bất cứ cành cây nào, Giăng Vangiăng nói:
- Nếu có bà Tútxanh ở đây thì bà ấy sẽ đồng ý ngay là tôi vẫn có những tật của tôi, chẳng có gì lạ cả, tôi vẫn ưa ở cái xó tối của tôi.
- Chao, ở đây lạnh quá. Tối mò mò ấy! Cứ muốn làm ông Giăng thì chẳng ưa được. Con không bằng lòng cha gọi con là bà đâu.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Lúc nãy trên đường đi đến đây, tôi thấy ở phố Xanh Luy, trong một cửa hàng đồ gỗ có một cái bàn rất đẹp, tôi mà là một người đàn bà đẹp thì tôi sắm ngay cái bàn ấy, một cái bàn phấn kiểu mới nhất bằng thứ gỗ vẫn gọi là gỗ xoan đào thì phải. Cái bàn lại khảm, có một tấm gương khá lớn với mấy ô kéo. Xinh lắm.
- Ôi! Ông bố xấu của tôi ơi! - Côdét nói.
Rồi mơn trớn, nũng nịu tuyệt vời, nghiến đôi hàm răng, chìa đôi môi thổi phù vào Giăng Vangiăng.
Đúng là một tiên nga giả làm con mèo.
- Con giận lắm đấy - Nàng nói. Từ hôm qua đến nay các người làm tôi phát khùng, tôi cáu lắm, tôi không hiểu gì cả. Cha chẳng bênh vực con đối với Mariuytx. Mariuytx cũng chẳng bênh con đối với cha. Cả hai người bỏ tôi một mình. Con đã thu xếp một gian buồng ngộ nghĩnh lắm. Giá con mời Trời xuống được, con cũng xếp vào ở đấy. Thế mà người ta chẳng thèm, người ta để cho con ôm lấy cái buồng, người khách trọ lừa gạt con. Con bảo Nicôlét làm bữa cơm ngon thân mật. Thưa bà, người ta không thèm ăn. Ông Phôsơlơvăng, cha tôi, lại bắt tôi gọi là ông Giăng và bắt tôi tiếp ông trong cái hầm cổ lỗ xấu xí ghê tởm, mốc meo, tường mọc râu, mọc ria, đồ pha lê thì chỉ là vỏ chai vỏ lọ, rèm màu thì toàn là mạng nhện. Cha gàn tính gàn nết cũng được, đó là điệu của cha, nhưng chúng con vừa mới cưới xong, cũng phải tạm hoãn chiến cho người ta nhờ với chứ. Có đâu lại xoay trở lại cái trò gàn liền tay như thế? Cha lại về cái xó phố Lomácmê ghê tởm ấy thì sướng lắm đấy. Con ở đấy thật là chán mớ đời. Cha có thú gì con hở cha? Cha làm con khổ lắm cha ạ. Gớm!
Rồi bỗng nhiên nàng nghiêm nét mặt, nhìn đăm đăm vào Giăng Vangiăng, nói thêm một câu:
- Cha thấy con sung sướng cha không bằng lòng phải không?
Lời nói vô tình có khi làm cho người ta xốn xang đến gan ruột. Câu hỏi đơn giản đối với Côdét lại rất thấm thía đối với Giăng Vangiăng.
Côdét chỉ muốn nói cạnh một tý, không ngờ lời nàng lại xé ruột Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tái mặt. Ông đứng lặng một hồi không trả lời, rồi khe khẽ nói thầm, giọng buồn không tả được.
- Hạnh phúc của nó là mục đích cả một đời ta. Bây giờ Chúa có thể cho ta về rồi đây. Côdét, con đã được sung sướng, đời cha thế là xong.
Côdét hớn hở kêu:
- À! Cha đã gọi con là con rồi.
Nói xong nàng ôm choàng lấy cổ Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng ngây ngất, bàng hoàng ôm ghì Côdét vào ngực, hình như người đã mất nay lại lấy lại được.
- Cảm ơn cha! - Côdét nói.
Sự cám dỗ hầu như sắp trở thành xót xa đối với Giăng Vangiăng. Ông nhẹ nhàng luồn ra khỏi tay Côdét và cầm mũ.
- Sao thế? - Côdét hỏi.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Thưa bà, tôi xin về, người ta đợi bà.
Ra đến ngưỡng cửa ông nói thêm:
- Tôi đã gọi bà là con. Bà nói với ông rằng tôi sẽ không bao giờ làm thế nữa. Bà miễn tội cho tôi.
Giăng Vangiăng ra về, để Côdét lại với nỗi kinh ngạc khôn cùng vì cách chào đi khó hiểu ấy.
II
LẠI NHỮNG BƯỚC THOÁI LUI NỮA
Ngày hôm sau cũng vào giờ ấy Giăng Vangiăng lại đến. Côdét không hỏi gì, cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên, không kêu lạnh, không nhắc đến phòng khách; nàng tránh không gọi cha, cũng không gọi bằng ông Giăng. Nàng cũng để yên Giăng Vangiăng gọi mình là bà, nhưng xem vẻ nàng kém vui, nhưng nàng không buồn vì nàng không thể buồn được thôi.
Có lẽ nàng và Mariuytx đã nói chuyện với nhau, chuyện của người chồng yêu muốn nói sao vợ cũng ừ, chẳng cần giải thích gì, người vợ yêu vẫn cứ thỏa mãn. Trai gái yêu nhau chẳng nghĩ gì xa xôi hơn chuyện yêu nhau.
Cái buồng dưới đã được dọn dẹp đôi chút. Bátxcơ đã thu vỏ chai đi. Nicôlét đã khua hết mạng nhện.
Những ngày sau, cứ đúng giờ ấy, Giăng Vangiăng lại đến. Ông đến chẳng sót ngày nào, ông cứ làm y theo lời lẽ Mariuytx nói ra miệng, chứ không có gan buộc mình hiểu sâu hơn. Mariuytx thì cố tìm cách vắng mặt lúc Giăng Vangiăng đến. Người nhà cũng quen dần lối đi lại của ông Phôsơlơvăng. Tútxanh còn nói hộ vào:
- Ông ấy xưa nay vẫn thế.
Ông ngoại thì tuyên bố dõng dạc:
- Ông ấy là người độc đáo.
Thế là yên chuyện, vả lại khi đã chín mươi tuổi rồi, thì người ta chẳng còn biết kết thân bè bạn với ai được, chỉ có ghép với nhau mà thôi. Một người lạ mặt là một điều khó chịu. Hết chỗ rồi, mọi thói quen đã thành tựu rồi. Ông Phôsơlơvăng hay ông Tơrăngsơlơvăng cũng thế thôi, lão chỉ muốn được miễn có “cái ông ấy”. Lão nói thêm:
- Những con người độc đáo ấy lại rất bình thường, họ làm lắm chuyện kỳ khôi, mà chẳng có lý lẽ gì cả. Hầu tước Đờ Canapơlơ còn tệ hơn nữa. Ông ấy tậu một cái lâu đài để ở trên một xó gác áp mái. Người đời thường có những cái bề ngoài kỳ quặc như vậy.
Không ai hiểu được câu chuyện bi đát bên trong. Ai mà đoán được chuyện ấy?
Có những đầm nước như vậy ở Ấn Độ: nước ở đấy có vẻ dị thường, khó hiểu, rung rinh dù không có gió, xao sóng ở chỗ đáng yên tĩnh. Người ta nhìn trên mặt nước sự sôi sục vô cớ đó; người ta không thấy con quái xà phục dưới đáy nước.
Nhiều người cũng có một quái vật bí ẩn như vậy, một căn bệnh họ nuôi dưỡng, một con giao long gặm nhấm họ, một nỗi thất vọng choán cả đêm thâu. Người kia giống muôn nghìn kẻ khác, cũng đi, cũng lại. Không ai biết rằng ở trong người anh ta có một nỗi đau ghê gớm, nó như một ký sinh trùng có nghìn răng sống trong cơ thể anh ta. Và anh ta chết vì nó. Không ai biết anh ta là một cái vực, vực nước không chảy nhưng rất sâu. Đôi lúc có sự xao động trên mặt, mà người ta không hiểu đâu vào đâu cả. Một nếp gợn huyền bí nhô lên, rồi lặng đi, rồi lại hiện ra nữa; một bóng không khí trồi lên rồi vỡ đi. Không có gì lắm kinh khủng đấy. Đó là hơi thở của con quái bí mật.
Có những thói quen kỳ lạ: đến vào lúc người ta đi, thu hình lại trong khi người ta phô trương, lúc nào cũng mang cái mà người ta có thể gọi là cái áo khoác màu tường, tìm con đường vắng vẻ mà đi, ưa phố vắng không chuyện vãn, tránh đám đông và các lễ hội, có vẻ như có của nhưng lại sống nghèo nàn, giàu mà không có người ở, chìa khóa cứ bỏ túi, đèn gửi người gác cổng, đi vào qua cửa nhỏ, đi lên bằng chiếc thang gác phía sau. Những thói kỳ quặc nhỏ vô nghĩa đó, những gợn, những bóng hơi, những lằn nếp thoáng ẩn, thoáng hiện đỏ nhiều khi từ một đáy vực dữ dội ngoi lên.
Đã mấy tuần như vậy. Cuộc sống mới dần dần choán cả tâm tư Côdét, những bạn bè mới, những việc đi lại thăm hỏi, việc trông nom trong nhà, những lúc vui chơi của Côdét cũng chẳng mất gì; tựu trung nàng chỉ có một lối vui chơi là bên cạnh Mariuytx. Đi chơi với Mariuytx, ở nhà cũng với Mariuytx, đấy là việc đại sự trong đời Côdét. Lúc nào họ cũng thấy một niềm vui mới lạ ở việc khoác tay nhau giữa thanh thiên bạch nhật, giữa phố giữa đường không phải lén lút ai, nhìn mặt tất cả mọi người. Cả hai người, lẻ loi chỉ có hai người. Côdét cũng có một điều không vừa ý. Bà Tútxanh và Nicôlét không chịu nhau, hai mụ gái già thì thân với nhau thế nào được! Tútxanh bỏ đi. Ông ngoại vẫn mạnh khỏe như thường. Mariuytx thỉnh thoảng biện hộ một đôi vụ ở tòa án. Dì Gilơnócmăng vẫn thản nhiên sống bên lề cặp vợ chồng mới, bà chẳng cần gì hơn. Giăng Vangiăng thì ngày ngày vẫn đến.
Hết cha cha con con rồi, chỉ còn “thưa bà” và “ông Giăng”, tất cả những cái đó làm cho Giăng Vangiăng cũng khác đi đối với Côdét. Giăng Vangiăng đã thành công trong việc làm Côdét xa dần ông. Nàng ngày càng thêm vui và ngày càng bớt âu yếm. Tuy vậy, nàng vẫn yêu quý Giăng Vangiăng, ông cũng cảm thấy thế.
Một hôm bỗng nhiên nàng bảo ông: “Là cha rồi lại không là cha, là bác rồi lại không là bác, là ông Phôsơlơvăng rồi lại là ông Giăng. Thế thì là ai? Tôi chẳng thích những cái đó một tí nào. Nếu tôi không biết trước kia ông tốt thế thì bây giờ tôi cũng đến khiếp ông”.
Giăng Vangiăng vẫn ở phố Lomácmê. Ông không thể dời xa cái khu phố Côdét ở.
Buổi đầu ông chỉ đến thăm Côdét vài phút rồi đi. Dần dần ông ở lại lâu hơn. Hình như cái ngày mùa xuân dài hơn đã cho phép ông làm như thế. Ông đến sớm và về muộn.
Một hôm Côdét buột mồm nói: Cha! Một tia hạnh phúc sáng lên trên bộ mặt già nua âm thầm của Giăng Vangiăng. Ông nhắc nàng: gọi Giăng. Côdét bật cười trả lời: À phải nhỉ, thưa ông Giăng. Giăng Vangiăng đáp: Tốt lắm! Rồi ông ngoảnh mặt đi để Côdét khỏi trông thấy ông lau nước mắt.
I
GIAN BUỒNG BÊN DƯỚI
Ngày hôm sau, lúc trời bắt đầu tối, Giăng Vangiăng đến gõ cái cổng lớn nhà lão Gilơnócmăng. Bátxcơ ra đón ông. Lúc ấy Bátxcơ đang ở trong sân, hình như được lệnh đợi sẵn. Có khi người ta dặn người ở: anh chờ ông ấy, đợi ông ấy đến nhé.
Bátxcơ không để Giăng Vangiăng đến hỏi, hắn tiến về phía ông nói:
- Ngài nam tước dặn tôi hỏi ông muốn lên gác hay ở dưới nhà.
- Ở dưới nhà - Giăng Vangiăng trả lời.
Bátxcơ vẫn rất lễ phép, mở cửa buồng dưới và nói:
- Tôi lên báo với bà tôi.
Cái buồng Giăng Vangiăng vào ở tầng dưới, xây tò vò, ẩm thấp, khi cần thì dùng để chứa rượu; buồng trông ra phố, lát gạch đỏ, chỉ có một cái cửa sổ có chấn song sắt để lọt ánh sáng lờ mờ.
Cả gian buồng, trên trần, trên tường cũng như dưới sàn gạch không hề được lau quét bao giờ. Nhện không lo ai vào đây tiêu diệt chúng, một cái mạng nhện giăng rộng, đen ngòm, lốm đốm xác ruồi chết, phơi bày trên một mảnh kính cửa sổ.
Gian buồng hẹp và thấp đầy những vỏ chai chất đống ở một góc. Tường quét màu vàng lở từng mảng. Cuối buồng có một cái lò sưởi gỗ sơn đen với một cái mặt bệ hẹp. Lò sưởi có đốt lửa, điều ấy chứng tỏ là chủ nhân cũng đã đoán trước câu trả lời của Giăng Vangiăng: ở dưới nhà.
Hai chiếc ghế dựa sẵn hai bên lò sưởi. Giữa hai chiếc ghế một mảnh tải để chân giường đã nát, giơ cả sợi thừng, đặt đấy thay thảm, cả gian buồng chỉ có cánh cửa lò sưởi và bóng hoàng hôn ngoài cửa sổ chiếu vào.
Giăng Vangiăng dáng mệt mỏi. Đã mấy hôm nay ông mất ăn, mất ngủ. Ông ngồi vật mình xuống một chiếc ghế.
Bátxcơ trở vào, đặt lên lò sưởi một cây nến đang cháy rồi trở lại. Giăng Vangiăng đầu gục xuống, cằm ngả xuống ngực, không nhìn thấy Bátxcơ, cũng không nhìn thấy ánh nến sáng.
Bỗng nhiên ông giật nảy mình đứng dậy. Côdét đứng sau lưng.
Giăng Vangiăng không trông thấy Côdét vào, nhưng ông có cảm giác nàng đã vào. Ông ngoảnh lại nhìn nàng chăm chú. Nàng đẹp và rất dễ thương. Nhưng con mắt sâu thẳm của ông không ngắm vẻ đẹp mà ngắm tâm hồn nàng. Côdét kêu to:
- À ra thế! Thật là kỳ quặc, cha này, con biết tính cha vẫn lạ lùng như vậy, nhưng chẳng bao giờ con lại ngờ có chuyện thế này, Mariuytx bảo con là chính cha muốn con tiếp cha ở đây.
- Phải rồi, chính ý tôi đấy.
- Con thừa biết cha trả lời thế rồi, nhưng coi chừng đấy, con báo trước là con sẽ làm cho cha một trận. Nhưng hãy cứ chuyện nào đi chuyện ấy. Cha hôn con đi.
Nàng giơ má ra.
Giăng Vangiăng vẫn đứng im.
- Cha đứng ì ra đấy à? Được rồi, con xác nhận rồi: đứng im là nhận tội. Nhưng không sao, con tha lỗi cho cha. Chúa Giêsu đã nói: Đưa má kia ra, thì đây này.
Nàng đưa má kia cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng vẫn không cử động, hình như hai chân ông đóng đanh xuống sàn.
Côdét nói:
- Thế này thì thành nghiêm trọng rồi. Con đã làm gì cha? Con giận cha rồi đấy. Cha phải làm lành với con đi, cha ăn tối với chúng con.
- Tôi ăn rồi.
- Không phải, con sẽ bảo ông Gilơnócmăng gắt cha cho mà xem, các bậc ông, trời sinh ra để gắt các bậc cha. Nào! Lên phòng khách với con. Lên ngay bây giờ.
- Không thể được.
Côdét chùn bước! Nàng không ra lệnh cho Giăng Vangiăng nữa mà chuyển sang hỏi từng câu.
- Làm sao không thể được? Sao cha lại chọn cái buồng xấu xí nhất nhà này để gặp con? Ở đây kinh lắm.
- Con biết…
Giăng Vangiăng ngừng và nói chữa lại:
- Thưa bà, bà biết đấy, tính tôi vẫn kỳ khôi, tôi có những thời kỳ quặc riêng.
Côdét vỗ hai bàn tay xinh xắn vào nhau:
- Thưa bà, bà biết đấy! Lại chuyện lạ nữa!… Thế nghĩa lý gì?
Giăng Vangiăng nhìn nàng, nở một nụ cười phiền muộn; lúc bí, một đôi khi ông cầu cứu nụ cười ấy.
- Cô muốn làm bà, nay cô được là bà rồi.
- Không làm bà với cha.
- Xin đừng gọi tôi là cha nữa.
- Sao thế?
- Bây giờ tôi là ông Giăng, hay Giăng không cũng được.
- Cha không là cha nữa? Con không là Côdét nữa ư? Lại ông Giăng? Thế là nghĩa lý gì! Thế là cách mạng à? Chuyện ra làm sao chứ? Cha hãy nhìn thẳng vào mặt con xem nào. Cha lại không muốn ở đây với các con. Cha không muốn đến ở cái buồng con xếp đặt. Con đã làm gì cha? Con đã làm gì cha mới được chứ? Có chuyện gì thế cha?
- Không có chuyện gì cả.
- Thế thì sao lại thế?
- Cũng như mọi ngày thôi.
- Sao cha lại đổi tên?
- Bà chẳng đổi tên là gì?
Ông lại cười rầu rĩ như lúc nãy và nói thêm:
- Bà là bà Pôngmécxi được thì tôi cũng là ông Giăng được chứ!
- Con chẳng hiểu đâu vào đâu cả. Thật là ngớ ngẩn. Con sẽ hỏi chồng con xem có bằng lòng cho cha là ông Giăng không? Con chắc chồng con không bằng lòng đâu. Cha làm con phiền quá. Người ta có những cái kỳ quặc riêng, nhưng người ta không làm cho con Côdét của người ta phiền muộn. Không tốt đâu. Cha không có quyền độc ác thế, cha xưa nay vẫn tốt kia mà.
Ông không đáp.
Nàng giật lấy hai bàn tay ông và nắm chặt đưa lên mặt nàng, ép vào cổ nàng, dưới cằm nàng, đó là một cử chỉ hết sức âu yếm. Nàng nói:
- Cha ơi! Cha tốt nhé!
Rồi nàng lại tiếp:
- Tôi là thế này, đến ở đây với con này, lại đi dạo chơi với con này; ở đây cũng có chim ca hát ríu rít như ở phố Pơluymê. Ở đây với chúng con, bỏ cái xó nhà ở phố Lomácmê đi, đừng có đặt câu đố để cho chúng con đoán nữa, làm như mọi người, ăn sáng với chúng con, ăn tối với chúng con, làm cha của con.
Ông gỡ hai bàn tay ra:
- Bà không cần có cha nữa. Bà đã có chồng rồi.
Côdét nổi giận.
- Con không cần cha nữa à? Chuyện thế này thì còn lý lẽ gì nữa? Chả còn hiểu ra sao cả.
Như con người yếu thế muốn dựa vào thế kẻ khác, muốn bám lấy bất cứ cành cây nào, Giăng Vangiăng nói:
- Nếu có bà Tútxanh ở đây thì bà ấy sẽ đồng ý ngay là tôi vẫn có những tật của tôi, chẳng có gì lạ cả, tôi vẫn ưa ở cái xó tối của tôi.
- Chao, ở đây lạnh quá. Tối mò mò ấy! Cứ muốn làm ông Giăng thì chẳng ưa được. Con không bằng lòng cha gọi con là bà đâu.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Lúc nãy trên đường đi đến đây, tôi thấy ở phố Xanh Luy, trong một cửa hàng đồ gỗ có một cái bàn rất đẹp, tôi mà là một người đàn bà đẹp thì tôi sắm ngay cái bàn ấy, một cái bàn phấn kiểu mới nhất bằng thứ gỗ vẫn gọi là gỗ xoan đào thì phải. Cái bàn lại khảm, có một tấm gương khá lớn với mấy ô kéo. Xinh lắm.
- Ôi! Ông bố xấu của tôi ơi! - Côdét nói.
Rồi mơn trớn, nũng nịu tuyệt vời, nghiến đôi hàm răng, chìa đôi môi thổi phù vào Giăng Vangiăng.
Đúng là một tiên nga giả làm con mèo.
- Con giận lắm đấy - Nàng nói. Từ hôm qua đến nay các người làm tôi phát khùng, tôi cáu lắm, tôi không hiểu gì cả. Cha chẳng bênh vực con đối với Mariuytx. Mariuytx cũng chẳng bênh con đối với cha. Cả hai người bỏ tôi một mình. Con đã thu xếp một gian buồng ngộ nghĩnh lắm. Giá con mời Trời xuống được, con cũng xếp vào ở đấy. Thế mà người ta chẳng thèm, người ta để cho con ôm lấy cái buồng, người khách trọ lừa gạt con. Con bảo Nicôlét làm bữa cơm ngon thân mật. Thưa bà, người ta không thèm ăn. Ông Phôsơlơvăng, cha tôi, lại bắt tôi gọi là ông Giăng và bắt tôi tiếp ông trong cái hầm cổ lỗ xấu xí ghê tởm, mốc meo, tường mọc râu, mọc ria, đồ pha lê thì chỉ là vỏ chai vỏ lọ, rèm màu thì toàn là mạng nhện. Cha gàn tính gàn nết cũng được, đó là điệu của cha, nhưng chúng con vừa mới cưới xong, cũng phải tạm hoãn chiến cho người ta nhờ với chứ. Có đâu lại xoay trở lại cái trò gàn liền tay như thế? Cha lại về cái xó phố Lomácmê ghê tởm ấy thì sướng lắm đấy. Con ở đấy thật là chán mớ đời. Cha có thú gì con hở cha? Cha làm con khổ lắm cha ạ. Gớm!
Rồi bỗng nhiên nàng nghiêm nét mặt, nhìn đăm đăm vào Giăng Vangiăng, nói thêm một câu:
- Cha thấy con sung sướng cha không bằng lòng phải không?
Lời nói vô tình có khi làm cho người ta xốn xang đến gan ruột. Câu hỏi đơn giản đối với Côdét lại rất thấm thía đối với Giăng Vangiăng.
Côdét chỉ muốn nói cạnh một tý, không ngờ lời nàng lại xé ruột Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tái mặt. Ông đứng lặng một hồi không trả lời, rồi khe khẽ nói thầm, giọng buồn không tả được.
- Hạnh phúc của nó là mục đích cả một đời ta. Bây giờ Chúa có thể cho ta về rồi đây. Côdét, con đã được sung sướng, đời cha thế là xong.
Côdét hớn hở kêu:
- À! Cha đã gọi con là con rồi.
Nói xong nàng ôm choàng lấy cổ Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng ngây ngất, bàng hoàng ôm ghì Côdét vào ngực, hình như người đã mất nay lại lấy lại được.
- Cảm ơn cha! - Côdét nói.
Sự cám dỗ hầu như sắp trở thành xót xa đối với Giăng Vangiăng. Ông nhẹ nhàng luồn ra khỏi tay Côdét và cầm mũ.
- Sao thế? - Côdét hỏi.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Thưa bà, tôi xin về, người ta đợi bà.
Ra đến ngưỡng cửa ông nói thêm:
- Tôi đã gọi bà là con. Bà nói với ông rằng tôi sẽ không bao giờ làm thế nữa. Bà miễn tội cho tôi.
Giăng Vangiăng ra về, để Côdét lại với nỗi kinh ngạc khôn cùng vì cách chào đi khó hiểu ấy.
II
LẠI NHỮNG BƯỚC THOÁI LUI NỮA
Ngày hôm sau cũng vào giờ ấy Giăng Vangiăng lại đến. Côdét không hỏi gì, cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên, không kêu lạnh, không nhắc đến phòng khách; nàng tránh không gọi cha, cũng không gọi bằng ông Giăng. Nàng cũng để yên Giăng Vangiăng gọi mình là bà, nhưng xem vẻ nàng kém vui, nhưng nàng không buồn vì nàng không thể buồn được thôi.
Có lẽ nàng và Mariuytx đã nói chuyện với nhau, chuyện của người chồng yêu muốn nói sao vợ cũng ừ, chẳng cần giải thích gì, người vợ yêu vẫn cứ thỏa mãn. Trai gái yêu nhau chẳng nghĩ gì xa xôi hơn chuyện yêu nhau.
Cái buồng dưới đã được dọn dẹp đôi chút. Bátxcơ đã thu vỏ chai đi. Nicôlét đã khua hết mạng nhện.
Những ngày sau, cứ đúng giờ ấy, Giăng Vangiăng lại đến. Ông đến chẳng sót ngày nào, ông cứ làm y theo lời lẽ Mariuytx nói ra miệng, chứ không có gan buộc mình hiểu sâu hơn. Mariuytx thì cố tìm cách vắng mặt lúc Giăng Vangiăng đến. Người nhà cũng quen dần lối đi lại của ông Phôsơlơvăng. Tútxanh còn nói hộ vào:
- Ông ấy xưa nay vẫn thế.
Ông ngoại thì tuyên bố dõng dạc:
- Ông ấy là người độc đáo.
Thế là yên chuyện, vả lại khi đã chín mươi tuổi rồi, thì người ta chẳng còn biết kết thân bè bạn với ai được, chỉ có ghép với nhau mà thôi. Một người lạ mặt là một điều khó chịu. Hết chỗ rồi, mọi thói quen đã thành tựu rồi. Ông Phôsơlơvăng hay ông Tơrăngsơlơvăng cũng thế thôi, lão chỉ muốn được miễn có “cái ông ấy”. Lão nói thêm:
- Những con người độc đáo ấy lại rất bình thường, họ làm lắm chuyện kỳ khôi, mà chẳng có lý lẽ gì cả. Hầu tước Đờ Canapơlơ còn tệ hơn nữa. Ông ấy tậu một cái lâu đài để ở trên một xó gác áp mái. Người đời thường có những cái bề ngoài kỳ quặc như vậy.
Không ai hiểu được câu chuyện bi đát bên trong. Ai mà đoán được chuyện ấy?
Có những đầm nước như vậy ở Ấn Độ: nước ở đấy có vẻ dị thường, khó hiểu, rung rinh dù không có gió, xao sóng ở chỗ đáng yên tĩnh. Người ta nhìn trên mặt nước sự sôi sục vô cớ đó; người ta không thấy con quái xà phục dưới đáy nước.
Nhiều người cũng có một quái vật bí ẩn như vậy, một căn bệnh họ nuôi dưỡng, một con giao long gặm nhấm họ, một nỗi thất vọng choán cả đêm thâu. Người kia giống muôn nghìn kẻ khác, cũng đi, cũng lại. Không ai biết rằng ở trong người anh ta có một nỗi đau ghê gớm, nó như một ký sinh trùng có nghìn răng sống trong cơ thể anh ta. Và anh ta chết vì nó. Không ai biết anh ta là một cái vực, vực nước không chảy nhưng rất sâu. Đôi lúc có sự xao động trên mặt, mà người ta không hiểu đâu vào đâu cả. Một nếp gợn huyền bí nhô lên, rồi lặng đi, rồi lại hiện ra nữa; một bóng không khí trồi lên rồi vỡ đi. Không có gì lắm kinh khủng đấy. Đó là hơi thở của con quái bí mật.
Có những thói quen kỳ lạ: đến vào lúc người ta đi, thu hình lại trong khi người ta phô trương, lúc nào cũng mang cái mà người ta có thể gọi là cái áo khoác màu tường, tìm con đường vắng vẻ mà đi, ưa phố vắng không chuyện vãn, tránh đám đông và các lễ hội, có vẻ như có của nhưng lại sống nghèo nàn, giàu mà không có người ở, chìa khóa cứ bỏ túi, đèn gửi người gác cổng, đi vào qua cửa nhỏ, đi lên bằng chiếc thang gác phía sau. Những thói kỳ quặc nhỏ vô nghĩa đó, những gợn, những bóng hơi, những lằn nếp thoáng ẩn, thoáng hiện đỏ nhiều khi từ một đáy vực dữ dội ngoi lên.
Đã mấy tuần như vậy. Cuộc sống mới dần dần choán cả tâm tư Côdét, những bạn bè mới, những việc đi lại thăm hỏi, việc trông nom trong nhà, những lúc vui chơi của Côdét cũng chẳng mất gì; tựu trung nàng chỉ có một lối vui chơi là bên cạnh Mariuytx. Đi chơi với Mariuytx, ở nhà cũng với Mariuytx, đấy là việc đại sự trong đời Côdét. Lúc nào họ cũng thấy một niềm vui mới lạ ở việc khoác tay nhau giữa thanh thiên bạch nhật, giữa phố giữa đường không phải lén lút ai, nhìn mặt tất cả mọi người. Cả hai người, lẻ loi chỉ có hai người. Côdét cũng có một điều không vừa ý. Bà Tútxanh và Nicôlét không chịu nhau, hai mụ gái già thì thân với nhau thế nào được! Tútxanh bỏ đi. Ông ngoại vẫn mạnh khỏe như thường. Mariuytx thỉnh thoảng biện hộ một đôi vụ ở tòa án. Dì Gilơnócmăng vẫn thản nhiên sống bên lề cặp vợ chồng mới, bà chẳng cần gì hơn. Giăng Vangiăng thì ngày ngày vẫn đến.
Hết cha cha con con rồi, chỉ còn “thưa bà” và “ông Giăng”, tất cả những cái đó làm cho Giăng Vangiăng cũng khác đi đối với Côdét. Giăng Vangiăng đã thành công trong việc làm Côdét xa dần ông. Nàng ngày càng thêm vui và ngày càng bớt âu yếm. Tuy vậy, nàng vẫn yêu quý Giăng Vangiăng, ông cũng cảm thấy thế.
Một hôm bỗng nhiên nàng bảo ông: “Là cha rồi lại không là cha, là bác rồi lại không là bác, là ông Phôsơlơvăng rồi lại là ông Giăng. Thế thì là ai? Tôi chẳng thích những cái đó một tí nào. Nếu tôi không biết trước kia ông tốt thế thì bây giờ tôi cũng đến khiếp ông”.
Giăng Vangiăng vẫn ở phố Lomácmê. Ông không thể dời xa cái khu phố Côdét ở.
Buổi đầu ông chỉ đến thăm Côdét vài phút rồi đi. Dần dần ông ở lại lâu hơn. Hình như cái ngày mùa xuân dài hơn đã cho phép ông làm như thế. Ông đến sớm và về muộn.
Một hôm Côdét buột mồm nói: Cha! Một tia hạnh phúc sáng lên trên bộ mặt già nua âm thầm của Giăng Vangiăng. Ông nhắc nàng: gọi Giăng. Côdét bật cười trả lời: À phải nhỉ, thưa ông Giăng. Giăng Vangiăng đáp: Tốt lắm! Rồi ông ngoảnh mặt đi để Côdét khỏi trông thấy ông lau nước mắt.