Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 156
III
NGƯỜI TRI KỶ
Còn Giăng Vangiăng thì ra sao?
Ngay sau khi cười theo lời yêu cầu nhí nhảnh của Côdét, thừa lúc chẳng ai thấy, Giăng Vangiăng đứng dậy và lẩn ra chái ngoài; tám tháng trước ông đã vào đúng cái buồng này, người đầy bùn, máu và thuốc súng, để đem trả đứa cháu cho người ông. Khung gỗ trong buồng cũng kết hoa kết lá. Nhạc công ngồi trên cái trường kỷ ông đã đặt Mariuytx trước kia. Bátxcơ vận áo dài đen, quần chẽn tất trắng, bao tay trắng đang đặt những vành hoa hồng xung quanh các món ăn sẽ đem dọn. Giăng Vangiăng giơ cánh tay đau cho hắn xem, nhờ hắn xin kiếu hộ và đi ra.
Cửa sổ phòng ăn nhìn xuống đường, Giăng Vangiăng đứng lặng yên mấy phút trong bóng tối, dưới những cửa sổ sáng trưng ấy. Ông lắng tai nghe tiếng ồn ào trong phòng tiệc vẳng đến tai ông: ông nghe thấy giọng nói dõng dạc và vang to của người ông, tiếng vĩ cầm, tiếng cốc đĩa chạm nhau, tiếng cười giòn; giọng nói êm vui của Côdét nổi bật hẳn giữa những tiếng cười nói ồn ào vui vẻ ấy.
Giăng Vangiăng rời phố Phiơ đuy Canve trở về phố Lomácmê.
Ông đi theo phố Xanh Luy, phố Quyntuya Xanh Catơrin và phố Bơlăng Măngtô. Đường ấy xa hơn một chút, nhưng ba tháng nay, hàng ngày ông vẫn đi con đường ấy với Côdét từ phố Lomácmê đến phố Phiơ đuy Canve, tránh phố Viây đuy Tăngpơlơ bùn lầy và đông đúc. Côdét đã đi con đường này, ông không thể đi con đường khác được.
Giăng Vangiăng về đến nhà thắp đèn rồi đi lên gác. Gian buồng trống rỗng; bà Tútxanh cũng vắng. Tiếng chân ông đi trong buồng âm vang hơn mọi ngày. Tủ nào cũng mở toang. Ông vào phòng Côdét, giường không trải vải lót, chiếc gối vải chéo, không áo, không viền ren, nằm trên đống chăn gấp cuối bức nệm trơ vải. Từ nay không còn ai nằm trên nệm ấy nữa. Những thứ đồ dùng nhỏ bé thân mật của phụ nữ mà Côdét vẫn ưa thích đều đã mang đi cả. Chỉ còn những đồ gỗ lớn và bốn bức tường, giường của bà Tútxanh cũng đã lột cả chăn gối. Chỉ còn một chiếc giường sắp sẵn cho người nằm: giường của Giăng Vangiăng. Ông nhìn bốn bức tường, đóng mấy cánh cửa tủ và đi lại trên phòng này sang phòng khác. Ông đã bỏ miếng vải treo tay và lại cử động bàn tay phải của ông như thường không đau đớn gì.
Ông lại gần giường, vô tình hay hữu ý, mắt ông dừng lại chỗ cái hòm con, cái hòm tri kỷ mà Côdét đã phải ghen.
Ngày 4 tháng sáu khi đến nhà phố Lomácmê ông đã để cái hòm ấy trên cái kỷ cạnh đầu giường. Ông bước mạnh về phía cái kỷ ấy, móc túi lấy một cái chìa khóa và mở ra.
Ông lấy ra những quần áo mà Côdét mặc khi ở Môngphécmây ra đi mười năm về trước; trước hết cái áo dài đen, những chiếc giầy trẻ con to sù sụ mà bây giờ có lẽ Côdét đi còn vừa chân vì chân nàng nhỏ bé, chiếc áo cộc vải bóng dày, cái tạp dề có túi, và đôi tất len. Những chiếc tất không dài hơn bàn tay của Giăng Vangiăng hãy còn giữ nếp hình cẳng chân xinh của Côdét. Tất cả những quần áo ấy đều một màu đen. Giăng Vangiăng đã mang những quần áo ấy đến Môngphécmây cho Côdét. Lấy các thứ đó ở chiếc hòm ra, ông lần lượt đặt trên mặt giường, ông suy nghĩ và nhớ lại. Ông nhớ rõ lúc ấy là mùa đông, tháng chạp trời lạnh lắm. Côdét quần áo rách rưới hở cả da thịt, rét run cầm cập, hai bàn chân con đi guốc rét tím bầm. Giăng Vangiăng đã lột quần áo tã ấy và cho Côdét mặc bộ quần áo tang này. Người mẹ dưới mồ chắc phải vui lòng thấy con để tang mình, nhất là thấy con có quần áo, thấy con được ấm. Ông nhớ lại khu rừng Môngphécmây, ông và Côdét đi qua khu rừng ấy, ông nhớ lại trời đất ngày hôm ấy; cây khô trụi lá, rừng quanh không chim, trời u ám, thế mà trời đất ngày hôm ấy thật xinh đẹp. Ông bày những quần áo xinh xắn ấy lên giường, cái khăn quàng bên cạnh cái váy ngắn, bít tất bên cạnh đôi giầy, chiếc áo cộc bên cạnh chiếc áo dài, ông nhìn lần lượt từng thứ một: Côdét mới cao như thế này thôi, nó ôm con búp bê lớn, nó để đồng tiền vàng trong túi tạp dề, nó cười, nó cùng đi với Giăng Vangiăng, tay cầm tay, Côdét chỉ có một mình ông trên đời thôi.
Ông gục cái đầu tóc bạc phơ đáng kính xuống giường, mặt vùi vào đống quần áo của Côdét, trái tim già dày dạn khổ đau kia như tan vỡ. Nếu ai đi ngoài cầu thang lúc bấy giờ sẽ nghe thấy những tiếng nấc khủng khiếp.
IV
ĐAU KHỔ BẤT DIỆT[360]
[360] Nguyên văn latinh: “Immortale Jecur”
Cuộc chiến đấu dữ dội mà chúng ta đã chứng kiến mấy hiệp, nay lại tiếp diễn.
Giacốp[361] chỉ phải chiến đấu với thiên thần một đêm.
[361] Lão trượng Do Thái, một trong những ông thủy tổ của người Do Thái theo chuyện kể trong thánh kinh của đạo Giatô.
Còn Giăng Vangiăng, than ôi! Ta đã thấy bao nhiêu lần Giăng Vangiăng phải vật lộn với lương tâm trong bóng tối, phải đấu tranh quyết liệt với nó.
Cuộc chiến đấu vô tiền khoáng hậu. Có những lúc trượt chân, có những khi đất sụt. Bao nhiêu lần cái lương tâm thiết tha làm điều thiện ấy đã bóp nghẹt ông, đè nặng lên ông. Bao nhiêu lần chân lý nghiêm khắc đã tì đầu gối lên ngực ông. Bao nhiêu lần bị ánh sáng chói lọi đánh ngã xuống, ông đã kêu xin tha. Bao nhiêu lần cái ánh sáng khắc nghiệt mà ông Giám mục đã đốt lên trong lương tâm ông, bắt buộc ông phải mở mắt ra khi ông muốn mù! Bao nhiêu lần ông đã vùng dậy, bám lấy vách đá, tựa vào ngụy biện, lê lết trong đất bụi, khi thì đánh đổ lương tâm xuống, khi thì bị lương tâm quật ngã. Bao nhiêu lần mập mờ, lẫn lộn, để cho tiếng nói của vị kỷ lừa gạt, ông đã nghe thấy lương tâm phẫn nộ thét vào tai: đồ chơi xấu, đồ khốn nạn! Bao nhiêu lần tư tưởng ngoan cố của ông đã rên siết, quằn quại trước cái nhiệm vụ hiển nhiên! Chống lại Chúa! Đổ thứ mồ hôi lạnh tử khí! Bao nhiêu vết thương âm thầm, rỉ máu mà chỉ mình ông cảm thấy! Bao nhiêu sây sát trong cuộc đời thảm hại của ông! Bao nhiêu lần ông đã trở dậy, đầm đìa máu, đau đớn, rã rời, nhưng sáng tỏ, trái tim thất vọng nhưng tâm hồn thanh thản êm ả, thua trận mà cảm thấy như thắng trận. Khi đã xâu xé kìm kẹp làm ông rã rời rồi, lương tâm ông dữ dội, chói lòa ánh sáng, đứng thẳng lên trên ông, bình thản bảo ông: bây giờ ngươi có thể sống bình an!
Nhưng sau một cuộc chiến đấu đen tối như thế, cái bình an đó mới thảm đạm làm sao! Tuy nhiên đêm nay Giăng Vangiăng cảm thấy đây là một cuộc chiến đấu cuối cùng.
Một vấn đề đặt ra bi đát…
Số kiếp tiền định không phải bao giờ cũng thẳng băng. Nó không triển khai thành một đại lộ thẳng tắp trước mặt đương sự. Nó có những hẻm, những eo, những khúc ngoặt tối tăm, những ngã tư dễ sợ bày ra nhiều ngả đường. Chính lúc này Giăng Vangiăng đang đứng ở các ngã tư nguy hiểm nhất.
Ông đã đến giao điểm cuối cùng của thiện và ác. Giao điểm tối tăm đã ở dưới mắt. Lần này nữa, cũng như bao nhiêu lần đau đớn trước đây, có hai con đường mở ra trước mắt ông; một đường rất cám dỗ, một đường đầy kinh hoàng. Đi theo đường nào?
Con đường kinh hoàng là con đường mà ngón tay hướng đạo khuyên đi, ngón tay đó mọi người đều nhìn thấy mỗi khi họ trông thẳng vào bóng tối.
Một lần nữa Giăng Vangiăng lại phải chọn: cập cái bến rùng rợn hay sa vào cạm bẫy quyến rũ. Có phải thật thế không? Tâm hồn có thể bình phục, nhưnng mệnh số thì không.
Ghê gớm thay! Cái định mệnh nan y.
Vấn đề đặt ra là thế này:
Trước hạnh phúc của Côdét và Mariuytx, Giăng Vangiăng phải xử trí ra sao?
Cái hạnh phúc đó chính ông đã muốn có, chính ông đã tạo ra. Ông đã thọc nó vào ruột gan mình. Bây giờ nhìn cảnh hạnh phúc đó, ông có thể đắc ý như một bác thợ rèn khi nhận ra dấu hiệu của mình trên con dao nóng hổi máu vừa rút ra khỏi ngực mình.
Côdét được Mariuytx, Mariuytx được Côdét. Họ được tất cả, cả của cải nữa. Giăng Vangiăng đã làm nên tất cả cái đó.
Cái hạnh phúc ấy bây giờ đã đến, đã sờ sờ trước mắt, Giăng Vangiăng sẽ xử trí với nó thế nào? Có bắt ép nó phải gắn bó với mình không? Có coi nó là của mình không? Côdét đã đành là của người khác rồi, nhưng Giăng Vangiăng có nên giữ lại cái gì có thể giữ ở nàng không? Ông có vẫn là người cha rất kính mến tuy là mơ hồ của Côdét không? Ông có thể cứ tự nhiên, bình thản vào trong gia đình của Côdét không? Ông có thể cứ lặng thing mang cái quá khứ của ông nhập vào cái tương lai kia không? Ông có coi là mình có quyền được vào đấy, được đem cuộc đời mờ ám của mình vào giữa cái tổ tươi sáng kia không? Ông có thể tươi cười nắm những bàn tay trong trắng ấy trong bàn tay thảm khốc của ông không? Ông có thể đặt lên cái giá sắt lò sưởi hiền lành trong phòng khách của lão Gilơnócmăng hai bàn chân còn kéo lê theo sau cái bóng đen nhục nhã của người phạm pháp không? Ông có cùng chia những may mắn của cuộc đời với Côdét và Mariuytx không? Ông có làm cho dày đặc thêm bóng tối trên trán ông và mây mù trên trán họ không? Ông có thể góp cái thảm hại của cuộc đời ông vào cái hạnh phúc của đời họ không? Ông có im lặng nữa không? Nói tóm lại, bên cạnh hai con người sung sướng ấy, ông có vẫn là cái hình câm ghê rợn của định mệnh không?
Phải quen với định mệnh và những cuộc gặp gỡ với nó mới dám ngước mắt lên khi những vần đề nào đó được phơi bày trần trụi. Thiện hay ác đều ở sau dấu hỏi nghiêm khắc đó. Con nhân sư hỏi: anh định làm thế nào?
Giăng Vangiăng đã quen với thử thách. Ông nhìn trực diện vào con nhân sư.
Ông xem xét tất cả mọi khía cạnh của vấn đề khắc nghiệt ấy. Ông như người sắp chết đuối.
Cuộc đời tươi đẹp của Côdét là cái bè cho ông bám lấy. Làm gì đây? Bám chắc hay buông tay?
Bám lấy thì thoát khỏi tai nạn khủng khiếp, lại thấy ánh sáng mặt trời sẽ rũ hết nước đắng đẫm trên đầu tóc, trên quần áo mình, sẽ thoát, sẽ sống.
Buông tay thì là vực thẳm.
Ông đau xót bàn luận với tâm tư. Nói đúng ra ông chiến đấu, ông lao vào, hung dữ, khốn khổ trong đáy lòng ông, khi thì chống lại ý chí của ông, khi thì vật lộn với tin tưởng của ông.
Ông đã khóc được, thật là sung sướng. Những dòng nước mắt ấy có lẽ đã làm cho ông sáng ra. Nhưng lúc đầu thật là dữ dội. Một trận bão táp nổi lên trong lòng ông, ghê gớm hơn trận bão táp ngày trước đã thổi ông đến thành phố Arát. Quá khứ trở lại đối diện với hiện tại. Ông so sánh và ông khóc.
Khi đập lệ đã mở thì kẻ thất vọng quằn quại.
Giăng Vangiăng cảm thấy mình đã bị tóm.
Than ôi! Trong cuộc đánh vật một còn một mất giữa lòng ích kỉ và nhiệm vụ, khi ta lùi từng bước trước cái lý tưởng bất di dịch, khi ta điên đầu, hăng tiết, tức tối vì phải lùi, khi ta giành giữ từng tấc đất, hy vọng có thể chạy trốn, để ý tìm một lối thoát, mà đột nhiên lại thấy bị dồn vào chân tường, thì cái chân tường ấy là một trở ngại bất ngờ và hắc ám làm sao!
Cảm thấy bóng thiêng liêng trở thành chướng ngại vật! Cái nghiệt ngã vô hình ám ảnh mới ghê gớm làm sao!
Thế là chẳng bao giờ có thể nói: “xong rồi” với lương tâm cả. Anh quyết định đi, Bruytuyt. Anh quyết định đi, Catông. Lương tâm không có đáy, bởi vì là Thượng đế. Người ta ném vào cái giếng ấy tất cả sự nghiệp của một đời người ta, người ta ném gia tài, của cải, thành tích của người ta vào đó, người ta ném tự do của người ta, hoặc là tổ quốc của người ta vào, người ta ném hạnh phúc, yên ổn, vui tươi của người ta vào đó. Nữa! Nữa! Nữa! Dốc lọ vào! Nghiêng bình xuống! Chung cuộc phải vứt cả quả tim vào.
Ở đâu đây trong cõi sa mù của các địa ngục xưa, có một cái thùng chứa như thế đấy.
Nếu chung cuộc mà từ chối thì cũng có thể lượng thứ được chứ? Cái vô tận chắc cũng có quyền chứ? Có phải là những dây xích dài vô tận ở trên sức chịu đựng của con người hay không? Ai nỡ chê trách Xidiphơ và Giăng Vangiăng nếu họ nói: thôi, đủ rồi!
Nặng tính của vật chất bị giới hạn bởi sự ma sát. Sự vâng chịu ngoan ngoãn của tâm hồn phải chăng cũng có một giới hạn? Nếu sự vận động bất tuyệt không thể có thì làm sao đòi sự xả thân bất tuyệt.
Bước đầu tiên chẳng nghĩa lý gì, bước cuối cùng mới khổ. Vụ án SăngMáchiơ đáng kể gì bên cạnh đám cưới Côdét và tất cả kết quả nó mang theo? Trở lại nhà lao có nghĩa lý gì so với đi vào hư vô?
Xuống bậc đầu, mờ mịt thay! Xuống bậc thứ hai, đen tối thay!
Lần này tránh sao khỏi ngoảnh mặt đi?
Chết vì đạo là một trạng thái bốc hơi làm cháy mòn da thịt. Đó là một cực hình phong thánh cho con người. Người ta có thể vui lòng chịu trong giờ đầu; người ta ngồi trên ngai sắt nung đỏ, người ta đặt lên trán cái vành miện sắt đỏ, người ta nhận quả cầu sắt đỏ, người ta cầm cây vương trượng sắt đỏ; nhưng còn việc khoác tấm áo bào lửa chẳng lẽ không có một giây phút nào da thịt khốn nạn nổi lên phản kháng, và người ta từ chối hành hình sao?
Cuối cùng Giăng Vangiăng lại yên tĩnh vì rã rời kiệt sức.
Ông cân nhắc, ông suy nghĩ, ông nhìn cái cán cân ánh sáng và bóng tối bí mật đang lên xuống chập chờn.
Đem cái lao tù của ông đặt trước cuộc đời tươi sáng của đôi trẻ, hay tự mình dìm đắm hẳn vĩnh viễn cuộc đời mình. Một bên là hy sinh Côdét, một bên là tự hy sinh.
Theo giải pháp nào? Quyết định thế nào? Trong thâm tâm ông trả lời thế nào câu hỏi khắc nghiệt của định mệnh? Định mở cánh cửa nào? Định đóng cánh cửa nào của đời ông? Đứng giữa những vực sâu thăm thẳm ấy, chọn đường nào? Chọn cái cực đoan nào. Nhìn xuống cái vực thẳm nào?
Cả một đêm suy nghĩ, choáng váng.
Ông ngồi đấy đến tận sáng, ngồi yên, gấp đôi người trên chiếc giường, quỳ gối dưới số mệnh kinh khủng như bị đè bẹp, bàn tay nắm chặt, cánh tay vuông thước thợ như một người bị đóng đanh trên thập tự giá được tháo đanh và vứt sấp mặt xuống đất. Mười hai giờ liền, mười hai giờ một đêm mùa đông lạnh giá, ông ngồi yên như một xác chết, không ngửng đầu, không nói một tiếng, tâm tư khi thì quằn quại dưới đất như con mãng xà, khi thì bay bổng lên trời như con chim ưng. Nhìn ông yên lặng người ta ngờ là ông chết. Bỗng nhiên người ông run lên từng hồi và miệng ông áp vào đống quần áo của Côdét, hôn quần áo ấy. Bây giờ người ta mới biết là ông còn sống.
Người ta? Người ta là ai? Chỉ có một mình Giăng Vangiăng trong phòng kia mà?
Người ta đó là Người ở trong đêm tối.
NGƯỜI TRI KỶ
Còn Giăng Vangiăng thì ra sao?
Ngay sau khi cười theo lời yêu cầu nhí nhảnh của Côdét, thừa lúc chẳng ai thấy, Giăng Vangiăng đứng dậy và lẩn ra chái ngoài; tám tháng trước ông đã vào đúng cái buồng này, người đầy bùn, máu và thuốc súng, để đem trả đứa cháu cho người ông. Khung gỗ trong buồng cũng kết hoa kết lá. Nhạc công ngồi trên cái trường kỷ ông đã đặt Mariuytx trước kia. Bátxcơ vận áo dài đen, quần chẽn tất trắng, bao tay trắng đang đặt những vành hoa hồng xung quanh các món ăn sẽ đem dọn. Giăng Vangiăng giơ cánh tay đau cho hắn xem, nhờ hắn xin kiếu hộ và đi ra.
Cửa sổ phòng ăn nhìn xuống đường, Giăng Vangiăng đứng lặng yên mấy phút trong bóng tối, dưới những cửa sổ sáng trưng ấy. Ông lắng tai nghe tiếng ồn ào trong phòng tiệc vẳng đến tai ông: ông nghe thấy giọng nói dõng dạc và vang to của người ông, tiếng vĩ cầm, tiếng cốc đĩa chạm nhau, tiếng cười giòn; giọng nói êm vui của Côdét nổi bật hẳn giữa những tiếng cười nói ồn ào vui vẻ ấy.
Giăng Vangiăng rời phố Phiơ đuy Canve trở về phố Lomácmê.
Ông đi theo phố Xanh Luy, phố Quyntuya Xanh Catơrin và phố Bơlăng Măngtô. Đường ấy xa hơn một chút, nhưng ba tháng nay, hàng ngày ông vẫn đi con đường ấy với Côdét từ phố Lomácmê đến phố Phiơ đuy Canve, tránh phố Viây đuy Tăngpơlơ bùn lầy và đông đúc. Côdét đã đi con đường này, ông không thể đi con đường khác được.
Giăng Vangiăng về đến nhà thắp đèn rồi đi lên gác. Gian buồng trống rỗng; bà Tútxanh cũng vắng. Tiếng chân ông đi trong buồng âm vang hơn mọi ngày. Tủ nào cũng mở toang. Ông vào phòng Côdét, giường không trải vải lót, chiếc gối vải chéo, không áo, không viền ren, nằm trên đống chăn gấp cuối bức nệm trơ vải. Từ nay không còn ai nằm trên nệm ấy nữa. Những thứ đồ dùng nhỏ bé thân mật của phụ nữ mà Côdét vẫn ưa thích đều đã mang đi cả. Chỉ còn những đồ gỗ lớn và bốn bức tường, giường của bà Tútxanh cũng đã lột cả chăn gối. Chỉ còn một chiếc giường sắp sẵn cho người nằm: giường của Giăng Vangiăng. Ông nhìn bốn bức tường, đóng mấy cánh cửa tủ và đi lại trên phòng này sang phòng khác. Ông đã bỏ miếng vải treo tay và lại cử động bàn tay phải của ông như thường không đau đớn gì.
Ông lại gần giường, vô tình hay hữu ý, mắt ông dừng lại chỗ cái hòm con, cái hòm tri kỷ mà Côdét đã phải ghen.
Ngày 4 tháng sáu khi đến nhà phố Lomácmê ông đã để cái hòm ấy trên cái kỷ cạnh đầu giường. Ông bước mạnh về phía cái kỷ ấy, móc túi lấy một cái chìa khóa và mở ra.
Ông lấy ra những quần áo mà Côdét mặc khi ở Môngphécmây ra đi mười năm về trước; trước hết cái áo dài đen, những chiếc giầy trẻ con to sù sụ mà bây giờ có lẽ Côdét đi còn vừa chân vì chân nàng nhỏ bé, chiếc áo cộc vải bóng dày, cái tạp dề có túi, và đôi tất len. Những chiếc tất không dài hơn bàn tay của Giăng Vangiăng hãy còn giữ nếp hình cẳng chân xinh của Côdét. Tất cả những quần áo ấy đều một màu đen. Giăng Vangiăng đã mang những quần áo ấy đến Môngphécmây cho Côdét. Lấy các thứ đó ở chiếc hòm ra, ông lần lượt đặt trên mặt giường, ông suy nghĩ và nhớ lại. Ông nhớ rõ lúc ấy là mùa đông, tháng chạp trời lạnh lắm. Côdét quần áo rách rưới hở cả da thịt, rét run cầm cập, hai bàn chân con đi guốc rét tím bầm. Giăng Vangiăng đã lột quần áo tã ấy và cho Côdét mặc bộ quần áo tang này. Người mẹ dưới mồ chắc phải vui lòng thấy con để tang mình, nhất là thấy con có quần áo, thấy con được ấm. Ông nhớ lại khu rừng Môngphécmây, ông và Côdét đi qua khu rừng ấy, ông nhớ lại trời đất ngày hôm ấy; cây khô trụi lá, rừng quanh không chim, trời u ám, thế mà trời đất ngày hôm ấy thật xinh đẹp. Ông bày những quần áo xinh xắn ấy lên giường, cái khăn quàng bên cạnh cái váy ngắn, bít tất bên cạnh đôi giầy, chiếc áo cộc bên cạnh chiếc áo dài, ông nhìn lần lượt từng thứ một: Côdét mới cao như thế này thôi, nó ôm con búp bê lớn, nó để đồng tiền vàng trong túi tạp dề, nó cười, nó cùng đi với Giăng Vangiăng, tay cầm tay, Côdét chỉ có một mình ông trên đời thôi.
Ông gục cái đầu tóc bạc phơ đáng kính xuống giường, mặt vùi vào đống quần áo của Côdét, trái tim già dày dạn khổ đau kia như tan vỡ. Nếu ai đi ngoài cầu thang lúc bấy giờ sẽ nghe thấy những tiếng nấc khủng khiếp.
IV
ĐAU KHỔ BẤT DIỆT[360]
[360] Nguyên văn latinh: “Immortale Jecur”
Cuộc chiến đấu dữ dội mà chúng ta đã chứng kiến mấy hiệp, nay lại tiếp diễn.
Giacốp[361] chỉ phải chiến đấu với thiên thần một đêm.
[361] Lão trượng Do Thái, một trong những ông thủy tổ của người Do Thái theo chuyện kể trong thánh kinh của đạo Giatô.
Còn Giăng Vangiăng, than ôi! Ta đã thấy bao nhiêu lần Giăng Vangiăng phải vật lộn với lương tâm trong bóng tối, phải đấu tranh quyết liệt với nó.
Cuộc chiến đấu vô tiền khoáng hậu. Có những lúc trượt chân, có những khi đất sụt. Bao nhiêu lần cái lương tâm thiết tha làm điều thiện ấy đã bóp nghẹt ông, đè nặng lên ông. Bao nhiêu lần chân lý nghiêm khắc đã tì đầu gối lên ngực ông. Bao nhiêu lần bị ánh sáng chói lọi đánh ngã xuống, ông đã kêu xin tha. Bao nhiêu lần cái ánh sáng khắc nghiệt mà ông Giám mục đã đốt lên trong lương tâm ông, bắt buộc ông phải mở mắt ra khi ông muốn mù! Bao nhiêu lần ông đã vùng dậy, bám lấy vách đá, tựa vào ngụy biện, lê lết trong đất bụi, khi thì đánh đổ lương tâm xuống, khi thì bị lương tâm quật ngã. Bao nhiêu lần mập mờ, lẫn lộn, để cho tiếng nói của vị kỷ lừa gạt, ông đã nghe thấy lương tâm phẫn nộ thét vào tai: đồ chơi xấu, đồ khốn nạn! Bao nhiêu lần tư tưởng ngoan cố của ông đã rên siết, quằn quại trước cái nhiệm vụ hiển nhiên! Chống lại Chúa! Đổ thứ mồ hôi lạnh tử khí! Bao nhiêu vết thương âm thầm, rỉ máu mà chỉ mình ông cảm thấy! Bao nhiêu sây sát trong cuộc đời thảm hại của ông! Bao nhiêu lần ông đã trở dậy, đầm đìa máu, đau đớn, rã rời, nhưng sáng tỏ, trái tim thất vọng nhưng tâm hồn thanh thản êm ả, thua trận mà cảm thấy như thắng trận. Khi đã xâu xé kìm kẹp làm ông rã rời rồi, lương tâm ông dữ dội, chói lòa ánh sáng, đứng thẳng lên trên ông, bình thản bảo ông: bây giờ ngươi có thể sống bình an!
Nhưng sau một cuộc chiến đấu đen tối như thế, cái bình an đó mới thảm đạm làm sao! Tuy nhiên đêm nay Giăng Vangiăng cảm thấy đây là một cuộc chiến đấu cuối cùng.
Một vấn đề đặt ra bi đát…
Số kiếp tiền định không phải bao giờ cũng thẳng băng. Nó không triển khai thành một đại lộ thẳng tắp trước mặt đương sự. Nó có những hẻm, những eo, những khúc ngoặt tối tăm, những ngã tư dễ sợ bày ra nhiều ngả đường. Chính lúc này Giăng Vangiăng đang đứng ở các ngã tư nguy hiểm nhất.
Ông đã đến giao điểm cuối cùng của thiện và ác. Giao điểm tối tăm đã ở dưới mắt. Lần này nữa, cũng như bao nhiêu lần đau đớn trước đây, có hai con đường mở ra trước mắt ông; một đường rất cám dỗ, một đường đầy kinh hoàng. Đi theo đường nào?
Con đường kinh hoàng là con đường mà ngón tay hướng đạo khuyên đi, ngón tay đó mọi người đều nhìn thấy mỗi khi họ trông thẳng vào bóng tối.
Một lần nữa Giăng Vangiăng lại phải chọn: cập cái bến rùng rợn hay sa vào cạm bẫy quyến rũ. Có phải thật thế không? Tâm hồn có thể bình phục, nhưnng mệnh số thì không.
Ghê gớm thay! Cái định mệnh nan y.
Vấn đề đặt ra là thế này:
Trước hạnh phúc của Côdét và Mariuytx, Giăng Vangiăng phải xử trí ra sao?
Cái hạnh phúc đó chính ông đã muốn có, chính ông đã tạo ra. Ông đã thọc nó vào ruột gan mình. Bây giờ nhìn cảnh hạnh phúc đó, ông có thể đắc ý như một bác thợ rèn khi nhận ra dấu hiệu của mình trên con dao nóng hổi máu vừa rút ra khỏi ngực mình.
Côdét được Mariuytx, Mariuytx được Côdét. Họ được tất cả, cả của cải nữa. Giăng Vangiăng đã làm nên tất cả cái đó.
Cái hạnh phúc ấy bây giờ đã đến, đã sờ sờ trước mắt, Giăng Vangiăng sẽ xử trí với nó thế nào? Có bắt ép nó phải gắn bó với mình không? Có coi nó là của mình không? Côdét đã đành là của người khác rồi, nhưng Giăng Vangiăng có nên giữ lại cái gì có thể giữ ở nàng không? Ông có vẫn là người cha rất kính mến tuy là mơ hồ của Côdét không? Ông có thể cứ tự nhiên, bình thản vào trong gia đình của Côdét không? Ông có thể cứ lặng thing mang cái quá khứ của ông nhập vào cái tương lai kia không? Ông có coi là mình có quyền được vào đấy, được đem cuộc đời mờ ám của mình vào giữa cái tổ tươi sáng kia không? Ông có thể tươi cười nắm những bàn tay trong trắng ấy trong bàn tay thảm khốc của ông không? Ông có thể đặt lên cái giá sắt lò sưởi hiền lành trong phòng khách của lão Gilơnócmăng hai bàn chân còn kéo lê theo sau cái bóng đen nhục nhã của người phạm pháp không? Ông có cùng chia những may mắn của cuộc đời với Côdét và Mariuytx không? Ông có làm cho dày đặc thêm bóng tối trên trán ông và mây mù trên trán họ không? Ông có thể góp cái thảm hại của cuộc đời ông vào cái hạnh phúc của đời họ không? Ông có im lặng nữa không? Nói tóm lại, bên cạnh hai con người sung sướng ấy, ông có vẫn là cái hình câm ghê rợn của định mệnh không?
Phải quen với định mệnh và những cuộc gặp gỡ với nó mới dám ngước mắt lên khi những vần đề nào đó được phơi bày trần trụi. Thiện hay ác đều ở sau dấu hỏi nghiêm khắc đó. Con nhân sư hỏi: anh định làm thế nào?
Giăng Vangiăng đã quen với thử thách. Ông nhìn trực diện vào con nhân sư.
Ông xem xét tất cả mọi khía cạnh của vấn đề khắc nghiệt ấy. Ông như người sắp chết đuối.
Cuộc đời tươi đẹp của Côdét là cái bè cho ông bám lấy. Làm gì đây? Bám chắc hay buông tay?
Bám lấy thì thoát khỏi tai nạn khủng khiếp, lại thấy ánh sáng mặt trời sẽ rũ hết nước đắng đẫm trên đầu tóc, trên quần áo mình, sẽ thoát, sẽ sống.
Buông tay thì là vực thẳm.
Ông đau xót bàn luận với tâm tư. Nói đúng ra ông chiến đấu, ông lao vào, hung dữ, khốn khổ trong đáy lòng ông, khi thì chống lại ý chí của ông, khi thì vật lộn với tin tưởng của ông.
Ông đã khóc được, thật là sung sướng. Những dòng nước mắt ấy có lẽ đã làm cho ông sáng ra. Nhưng lúc đầu thật là dữ dội. Một trận bão táp nổi lên trong lòng ông, ghê gớm hơn trận bão táp ngày trước đã thổi ông đến thành phố Arát. Quá khứ trở lại đối diện với hiện tại. Ông so sánh và ông khóc.
Khi đập lệ đã mở thì kẻ thất vọng quằn quại.
Giăng Vangiăng cảm thấy mình đã bị tóm.
Than ôi! Trong cuộc đánh vật một còn một mất giữa lòng ích kỉ và nhiệm vụ, khi ta lùi từng bước trước cái lý tưởng bất di dịch, khi ta điên đầu, hăng tiết, tức tối vì phải lùi, khi ta giành giữ từng tấc đất, hy vọng có thể chạy trốn, để ý tìm một lối thoát, mà đột nhiên lại thấy bị dồn vào chân tường, thì cái chân tường ấy là một trở ngại bất ngờ và hắc ám làm sao!
Cảm thấy bóng thiêng liêng trở thành chướng ngại vật! Cái nghiệt ngã vô hình ám ảnh mới ghê gớm làm sao!
Thế là chẳng bao giờ có thể nói: “xong rồi” với lương tâm cả. Anh quyết định đi, Bruytuyt. Anh quyết định đi, Catông. Lương tâm không có đáy, bởi vì là Thượng đế. Người ta ném vào cái giếng ấy tất cả sự nghiệp của một đời người ta, người ta ném gia tài, của cải, thành tích của người ta vào đó, người ta ném tự do của người ta, hoặc là tổ quốc của người ta vào, người ta ném hạnh phúc, yên ổn, vui tươi của người ta vào đó. Nữa! Nữa! Nữa! Dốc lọ vào! Nghiêng bình xuống! Chung cuộc phải vứt cả quả tim vào.
Ở đâu đây trong cõi sa mù của các địa ngục xưa, có một cái thùng chứa như thế đấy.
Nếu chung cuộc mà từ chối thì cũng có thể lượng thứ được chứ? Cái vô tận chắc cũng có quyền chứ? Có phải là những dây xích dài vô tận ở trên sức chịu đựng của con người hay không? Ai nỡ chê trách Xidiphơ và Giăng Vangiăng nếu họ nói: thôi, đủ rồi!
Nặng tính của vật chất bị giới hạn bởi sự ma sát. Sự vâng chịu ngoan ngoãn của tâm hồn phải chăng cũng có một giới hạn? Nếu sự vận động bất tuyệt không thể có thì làm sao đòi sự xả thân bất tuyệt.
Bước đầu tiên chẳng nghĩa lý gì, bước cuối cùng mới khổ. Vụ án SăngMáchiơ đáng kể gì bên cạnh đám cưới Côdét và tất cả kết quả nó mang theo? Trở lại nhà lao có nghĩa lý gì so với đi vào hư vô?
Xuống bậc đầu, mờ mịt thay! Xuống bậc thứ hai, đen tối thay!
Lần này tránh sao khỏi ngoảnh mặt đi?
Chết vì đạo là một trạng thái bốc hơi làm cháy mòn da thịt. Đó là một cực hình phong thánh cho con người. Người ta có thể vui lòng chịu trong giờ đầu; người ta ngồi trên ngai sắt nung đỏ, người ta đặt lên trán cái vành miện sắt đỏ, người ta nhận quả cầu sắt đỏ, người ta cầm cây vương trượng sắt đỏ; nhưng còn việc khoác tấm áo bào lửa chẳng lẽ không có một giây phút nào da thịt khốn nạn nổi lên phản kháng, và người ta từ chối hành hình sao?
Cuối cùng Giăng Vangiăng lại yên tĩnh vì rã rời kiệt sức.
Ông cân nhắc, ông suy nghĩ, ông nhìn cái cán cân ánh sáng và bóng tối bí mật đang lên xuống chập chờn.
Đem cái lao tù của ông đặt trước cuộc đời tươi sáng của đôi trẻ, hay tự mình dìm đắm hẳn vĩnh viễn cuộc đời mình. Một bên là hy sinh Côdét, một bên là tự hy sinh.
Theo giải pháp nào? Quyết định thế nào? Trong thâm tâm ông trả lời thế nào câu hỏi khắc nghiệt của định mệnh? Định mở cánh cửa nào? Định đóng cánh cửa nào của đời ông? Đứng giữa những vực sâu thăm thẳm ấy, chọn đường nào? Chọn cái cực đoan nào. Nhìn xuống cái vực thẳm nào?
Cả một đêm suy nghĩ, choáng váng.
Ông ngồi đấy đến tận sáng, ngồi yên, gấp đôi người trên chiếc giường, quỳ gối dưới số mệnh kinh khủng như bị đè bẹp, bàn tay nắm chặt, cánh tay vuông thước thợ như một người bị đóng đanh trên thập tự giá được tháo đanh và vứt sấp mặt xuống đất. Mười hai giờ liền, mười hai giờ một đêm mùa đông lạnh giá, ông ngồi yên như một xác chết, không ngửng đầu, không nói một tiếng, tâm tư khi thì quằn quại dưới đất như con mãng xà, khi thì bay bổng lên trời như con chim ưng. Nhìn ông yên lặng người ta ngờ là ông chết. Bỗng nhiên người ông run lên từng hồi và miệng ông áp vào đống quần áo của Côdét, hôn quần áo ấy. Bây giờ người ta mới biết là ông còn sống.
Người ta? Người ta là ai? Chỉ có một mình Giăng Vangiăng trong phòng kia mà?
Người ta đó là Người ở trong đêm tối.