Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 144
QUYỂN III: BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
I
NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ DƯỚI CỐNG
Giăng Vangiăng đang ở dưới cống ngầm Pari. Xuống đấy, càng thấy Pari giống như một biển cả. Hụp lặn trong đó cũng như trong biển có thể biến mất như chơi.
Kể cái việc di chuyển ấy cũng kỳ lạ. Giăng Vangiăng vừa ở giữa thành phố vừa là đã ra ngoài thành phố. Chỉ một nháy mắt, vừa đủ để mở cái vung lên rồi đậy ngay lại, Giăng Vangiăng đã từ một nơi đầy ánh sáng bước vào một nơi tối đen như mực, từ giữa trưa bước vào nửa đêm, từ náo động bước vào tĩnh mịch, từ nơi sấm sét dồn dập bước vào cảnh tĩnh tại trong mồ. Cuộc biến đổi còn kỳ diệu gấp mấy cuộc biến đổi trên phố Pôlôngxơ, Giăng Vangiăng bước từ một nơi vô cùng nguy hiểm đến một nơi tuyệt đối an toàn.
Rơi tõm một cái vào một cái hầm: bỗng chốc mất hút dưới lãnh cung thành Pari, rời một đường phố đầy rẫy chết chóc xuống một hầm mộ có sự sống. Phút ấy thật kỳ lạ. Giăng Vangiăng choáng váng mấy giây đồng hồ, người như mất hồn. Cái bẫy cứu người vừa mới mở dưới chân ông. Lòng Trời dường như lừa gạt dúi ông vào đấy. Cạm bẫy của Chúa mới phúc đức làm sao!
Tuy nhiên người bị thương vẫn im lìm, không động đậy. Giăng Vangiăng không biết là mình vác trên vai một xác chết hay một người còn sống.
Thoạt tiên ông thấy như mù cả hai mắt. Bỗng dưng chẳng trông thấy gì. Trong khoảnh khắc, ông lại cảm thấy như điếc cả hai tai nữa, không nghe thấy gì hết. Cuộc chém giết như một cơn bão táp điên cuồng đang diễn ra ở trên đầu ông, cách mấy thước, chỉ còn là tiếng động đùng đục, mơ hồ, vì cách một lớp đất dày, giống như tiếng rầm rì ở một nơi sâu thẳm. Ông cảm thấy dưới chân ông, có cái gì rắn chắc, chỉ thế thôi; nhưng như thế cũng đủ. Ông quờ một tay lên, rồi quờ tay kia; hai tay chạm phải vách tường ở hai bên, nhờ thế ông biết rằng con đường hầm này hẹp. Ông thấy đường trơn, biết là đá lát ướt sũng nước. Ông thận trọng đưa chân sờ soạng, sợ có hố, có giếng chứa bẩn hay vực thẳm. Ông nhận thấy đá lát còn kéo dài. Một mùi hôi thối bốc lên, ông đoán biết ông ở đâu.
Chỉ một lát sau, ông thấy mắt không mù nữa. Có một chút ánh sáng chiếu qua cửa hầm ông vừa tụt xuống, và ông cũng đã quen với bóng tối trong hầm. Ông nom lờ mờ được rồi. Ở cái hành lang mà ông vùi mình - phải nói như vậy mới đúng cảnh - phía đằng sau ông, có một bức tường bưng kín; chỗ ông đứng nấp là một cái ngách cụt mà ngôn ngữ chuyên môn gọi là chi nhánh. Đằng trước cũng là một thứ tường khác: đó là đêm dày thăm thẳm. Ánh sáng đục mờ lọt vào chỉ soi được mươi, mười hai bước trước mặt Giăng Vangiăng và yếu ớt chiếu vào thành tường ẩm ướt trong vòng mấy mét. Quá khoảng ấy thì bóng tối dày đặc, dấn mình vào đấy thì thật khủng khiếp tưởng như rơi vào vực thẳm. Tuy thế vẫn có thể xông vào bức tường mù mịt ấy, cần phải xông vào đấy; hơn thế phải mau xông vào nữa kia. Giăng Vangiăng nghĩ rằng bọn lính có thể trông thấy, như ông, tấm vỉ sắt dưới đống gạch lúc nãy, họ cũng có thể xuống cống và sục sạo, sự ngẫu nhiên ấy quyết định tất cả. Không được chậm một phút. Lúc nãy ông đã đặt Mariuytx xuống đất, bây giờ ông nhặt lên, tiếng này cũng dùng đúng - vác trên vai mà lần đi. Ông cương quyết bước vào đêm tối.
Giăng Vangiăng tưởng hai người đã thoát nạn, nhưng sự thật thì chưa thoát được. Những nguy hiểm kiểu khác, nhưng không kém nghiêm trọng có lẽ đang chờ đợi họ. Sau cuộc chiến đấu dữ dội như sấm sét, là một cái hang đầy uế khí, đầy cạm bẫy. Qua một nơi chiến trường hỗn độn lại đến một cống nhớp nhúa. Giăng Vangiăng rơi từ vòng địa ngục này vào vòng địa ngục khác.
Đi được năm mươi bước thì phải dừng lại. Phải giải quyết một vấn đề. Con đường hầm gặp một hầm khác xuyên ngang. Giăng Vangiăng đứng trước hai con đường. Biết đi đường nào! Rẽ tay trái hay tay phải? Biết phương hướng nào mà mò đi trong cái khoảng tối tăm rắc rối này? Nhưng như ta đã nói, những con đường chằng chịt ấy vẫn có một lối ra tức là lối xuôi theo chiều dốc; cứ xuôi theo chiều dốc mà đi tất ra phía bờ sông.
Giăng Vangiăng hiểu ngay tức khắc.
Ông tự bảo chắc là đang ở dưới cống khu chợ, nếu rẽ sang tay trái, rồi theo con đường dốc, chắc chưa đầy mười lăm phút là sẽ ra đến miệng cống ở bờ sông Xen, quãng giữa cầu Pôngtôsăng và cầu Pôngnớp, tức là ra một nơi đông đúc nhất Pari, giữa ban ngày ban mặt. Có khi lại đâm ra một ngã tư nào. Người qua đường sẽ kinh hoàng thấy hai người máu me be bét chui từ dưới chân họ lên. Cảnh binh đến, đồn lính bên cạnh động binh. Như thế thì chưa kịp chui ra đã bị bắt rồi. Thà rằng cứ giấu vào cái mê đồ trận chằng chịt này, cứ phó thân cho cái cảnh đen ngòm này, rồi thượng đế dắt dẫn đến đâu thì đến.
Ông rẽ phải, đi ngược chiều dốc.
Khi ông quặt khỏi cống chính, chút ánh sáng mờ mờ nơi cửa hầm tắt hẳn, bức màn đêm lại buông xuống trước mặt; ông lại như mù mắt. Ông cứ đi, cố hết sức đi nhanh. Hai cánh tay Mariuytx choàng qua cổ ông, hai chân buông thõng đằng sau. Một tay ông nắm giữ hai tay Mariuytx, tay kia ông sờ soạng dọc tường. Má Mariuytx đẫm máu, dính vào má ông. Ông thấy dòng máu nong nóng của Mariuytx chảy lên người ông và thấm dưới lần áo. Nhưng miệng Mariuytx kề sát tai ông, vẫn có một hơi ấm ươn ướt, dấu hiệu của hơi thở, tức là của sự sống. Cái cống này rộng hơn cống trước. Giăng Vangiăng nặng nề lê bước. Những trận mưa hôm qua chưa tháo hết nước; một dòng nước vẫn chảy giữa móng lòng cống ngầm. Ông phải ép người vào sát vách mà đi, để khỏi đẫm nước. Cứ thế ông mò mẫm đi, giống như con vật ăn đêm lần mò trong khoảng mờ mịt và lạc lối trên những con đường của bóng tối ở trong lòng đất.
Nhưng dần dần, hoặc là nhờ có những cửa hầm xa tít le lói một thứ ánh sáng chập chờn trong khoảng sương mù đùng đục, hoặc là nhờ hai mắt đã quen bóng tối, ông trông đã hơi rõ. Ông phảng phất đoán thấy đây là bức tường ông chạm phải, kia là cái vòm hầm ông chui qua. Con người trong đôi mắt mở căng ra trong đêm tối, và cuối cùng thấy được ánh sáng, cũng như tâm hồn người ta mở căng ra trong cảnh khôn cùng, và rồi thấy được Thượng đế.
Định hướng mà tiến không phải là dễ.
Có thể nói đường lối ở cống ngầm phản ánh đường phố bên trên. Thuở ấy, Pari có hai nghìn hai trăm phố. Thử tưởng tượng ở dưới này, cái mà người ta gọi là cống ngầm đó như một rừng rậm rạp những cành nhánh ngang dọc đen ngòm. Cái hệ thống cống ngầm dạo ấy, cứ đem đặt nối nhau, phải dài đến mười một dặm.
Chúng tôi đã nói ở trên là nhờ sự nỗ lực đặc biệt ba mươi năm gần đây, hệ thống cống ngầm ngày nay dài không kém sáu mươi dặm.
Thoạt đầu, Giăng Vangiăng nhầm lẫn. Ông tưởng đang ở dưới phố Xanh Đơni, nhưng đáng tiếc là không phải. Ở dưới phố Xanh Đơni có một cái cống cũ bằng đá, xây từ thời Luy XIII, cống ấy đưa thẳng đến cống cái, mà người ta gọi là Cống lớn, chỉ qua một khuỷu và một chi nhánh thôi; khuỷu nằm bên phải, ngang tầm quảng trường Miraclơ, còn chi nhánh là cống Xanh Máctanh, cắt nhau thành hình chữ thập. Còn cống Pơtit Tơruyăngđơri mà cửa nằm cạnh quán Côranh thì chẳng có lúc nào mở thông với cống Xanh Đơni; nó đưa đến cống Môngmác, nơi mà Ciăng Vangiăng đã đi vào. Vào đây thì có nhiều cơ thất lạc lắm vì cống Môngmác là một trong những cống rối rắm nhất. Cũng may Giăng Vangiăng đã đi qua cống khu chợ mà bố cục giống như một rừng cột buồm với dây, đòn xoắn nhau; nhưng ông vẫn gặp những lúng túng khó nghĩ và nhiều góc phố - đúng là những đường phố - hiện ra trong tăm tối như những chấm hỏi: thứ nhất là ở bên trái cái cống rộng Platơrie, như một trò chơi rối óc, chăng mớ hầm chữ đinh chữ chi hỗn độn của nó ở dưới lâu đài Bưu điện và dưới cái vựa chứa tròn ở chợ Gạo, và đến sông Xen thì chấm dứt theo hình chữ Y; thứ hai, ở bên phải, cái hành lang cong phố Cađrăng với ba ngõ cụt, như ba chiếc răng; ở bên trái nhánh phố Mai, thoạt vào đã rẽ ra thành một chĩa hai và cứ quanh co nhiều bận để dẫn đến cái hầm thoát lớn của điện Luvrơ, hầm này ngăn thành từng đoạn và đâm nhánh khắp các hướng; cuối cùng, ở bên phải, cái cống cụt phố Giơnơ; đó là không tính những ngách nhỏ đó đây trước khi đi đến cống bọc vành. Chỉ có cống này có thể đưa ông đến một lối thoát xa chiến trường, do đó an toàn.
Giá Giăng Vangiăng hiểu biết ít nhiều về những điều nói trên đây, tất ông đã nhanh chóng nhận thấy mình không phải ở dưới cống ngầm phố Xanh Đơni, dù chỉ sờ vách không cũng đủ biết vậy. Vì cống Xanh Đơni xây bằng thứ đá đẽo ngày xưa, với lối kiến trúc cũ kiêu kỳ và vương giả đến cả trong cống, với móng và nền bằng đá hoa cương và vôi béo, kiểu kiến trúc này tốn bốn trăm đồng một mét; ông không sờ phải những thứ đó, dưới tay ông chỉ có lối kiến thiết rẻ tiền ngày nay với nguyên liệu thông dụng, vôi chịu nước và đá cối trên một lớp bêtông, lối kiến thiết này chỉ tốn hai trăm mỗi mét; đó là lối xây cất tư sản với vật liệu nhỏ. Nhưng ông chẳng biết gì về những điều đó.
Tuy ông lo ngại nhưng ông cứ bình tĩnh đi lên; ông không trông thấy gì, không hiểu gì, ông dấn thân vào nơi may rủi, tức là chìm lỉm trong thiên mệnh vậy.
Phải nói rằng mỗi lúc ông thấy rùng rợn thêm. Bóng tối bên ngoài nhập dần vào tâm hồn ông. Ông bước đi trong bí hiểm. Cái cống nước nhớp nhúa này thật đáng sợ; nó chằng chịt đến choáng váng. Lạc giữa thành phố Pari đen ngòm này thật là bi đát. Giăng Vangiăng phải tìm lấy lối, hầu như phải tự tạo ra đường lối để mò mẫm đi. Trong khoảng lạ lùng này, mỗi bước đi có thể là bước cuối cùng trên đời. Làm thế nào mà thoát ra được? Ông có tìm được lối ra không? Mà có tìm ra kịp thời không? Cái tấm rong khổng lồ có lỗ đá này có đi vào, có xuyên qua được không? Hay phải gặp một gút mắc tối mò nào? Hoặc phải đến chỗ cùng kế, không gỡ ra, không vượt khỏi? Mariuytx có vì ra máu nhiều mà chết ở đây không? Ông có chết đói không? Cả hai người có bỏ xác nơi này mà thành hai bộ xương chỏng chơ một xó trong cái khoảng đêm này không? Biết làm sao được! Ông tự hỏi như vậy mà không thể trả lời. Gan ruột Pari là một vực thẳm. Ông đang ở giữa bụng một con quái vật như nhà tiên tri kia.
Bỗng, ông hết sức ngạc nhiên. Ông đang cứ thẳng đường mà tiến mãi thì bất ngờ, ông thấy đường không dốc lên nữa. Nước ở dưới lòng cống không phải chảy ngược đầu ngón chân mà lại thúc đằng sau gót. Cống cứ dốc dần xuống! Tại sao vậy? Sắp sửa ra đến sông Xen rồi hay sao? Ra thì nguy hiểm, mà quay trở lại càng nguy hiểm hơn. Ông cứ tiến lên.
Đi như vậy không phải ra sông Xen. Đất Pari ở hữu ngạn sông Xen làm thành một thứ lưng lừa mà một bên đổ xuôi về sông Xen, còn bên kia đổ về Cống lớn. Cái đỉnh của lưng lừa đó, cũng là đường phân lưu, uốn lượn hết sức bất ngờ. Chỗ cao nhất chia các dòng nước thành hai triền nằm ở cống Xanhtơ Avoa, quá phố Hầu tước Misen, ở cống Lơ Luyrơ, gần các đại lộ và ở cống Môngmác gần khu chợ. Đỉnh cao đó là nơi Giăng Vangiăng đã đến. Ông đang đi về phía Cống lớn bao quanh Pari. Ông đi đúng hướng rồi. Nhưng ông không hề biết.
Mỗi khi gặp một cống nhánh, ông sờ soạng các góc xem cống ấy to hay nhỏ; nếu nhỏ hơn các cống ông đang đi thì ông không vào, cứ đi thẳng; bởi vì cống nhỏ tất là cống cụt, càng đi càng xa đích, tức là càng xa lối thoát. Cách ấy đã giúp ông thoát khỏi bốn cái mê đồ trận chăng bẫy trong bóng tối.
Có lúc ông nhận thấy rằng ông ra khỏi vùng Pari tê liệt trong cuộc bạo động, ở đấy các lũy chướng ngại vật chặn đứng mọi sự giao thông, và ông đã bước đến dưới vùng thành phố Pari bình thường, sống động. Bất chợt ông như nghe thấy tiếng sấm ở trên kia, xa xôi nhưng không ngớt. Tiếng ấy là tiếng xe cộ đi lại.
Theo ông tính trong bụng thì ông đi được nửa giờ rồi, nhưng ông không nghĩ đến nghỉ ngơi; ông chỉ đổi tay đỡ Mariuytx. Tối om om, nhưng bóng tối khiến ông yên lòng.
Bất thình lình, ông thấy bóng ông ngả trước mặt. Bóng in trên một vùng ánh sáng đỏ lờ mờ nhuộm thắm cả lòng cống dưới chân ông và vòm cống trên đầu ông, và lướt ở hai bên trên mặt tường ươn ướt. Ông sửng sốt quay đầu lại.
Phía sau, trong cái hành lang ông vừa đi qua, hình như mãi đằng xa tắp, cái gì như một ngôi sao đỏ rực ghê rợn chọc thủng đêm dày, đang nhìn ông.
Đó là ngôi sao ảm đạm của cảnh sát vừa mọc lên dưới cống ngầm.
Đằng sau ngôi sao, chín mười cái bóng lờ mờ lay động, những cái bóng đen, cứng nhắc, mập mờ, ghê gớm.
II
GIẢI THÍCH
Ngày 6 tháng sáu, có lệnh lùng quét cống ngầm Pari. Người ta sợ những người bại trận trốn vào cống ngầm. Thế là quận trưởng cảnh sát Gítxkê phải lục soát thành phố Pari bí mật, còn tướng Bugiô thì càn quét thành phố Pari công khai. Đó là hai chiến dịch phối hợp, cần có hai chiến lược bên trên là của quân đội, bên dưới là của cảnh binh. Ba toán gồm cảnh binh và thợ cống chia nhau thám sát hệ thống đường ngầm dưới Pari, toán thứ nhất ở cống hữu ngạn, toán thứ hai, cống tả ngạn, toán thứ ba, cống đảo Xitê.
Cảnh binh vũ trang bằng cácbin, chùy, gươm, dao găm.
Ngọn đèn đang chiếu thẳng về phía Giăng Vangiăng là đèn của toán tuần hành hữu ngạn.
Bọn họ vừa khám phá cái cống vòng và ba cống cụt ở dưới phố Cađrăng. Lúc họ đang soi đèn lồng trong đáy các cống cụt thì Giăng Vangiăng gặp một miệng cống, thấy nhỏ hơn cống chính nên không vào. Ông bỏ qua. Bọn cảnh binh vừa ra khỏi cống Cađrăng thì như nghe thấy tiếng chân ai bước ở phía cống cái. Viên trung sĩ đội trưởng giơ đèn lên, cả tiểu đội nhìn dồn vào đám sương mờ, phía có tiếng động.
Cái phút ấy đối với Giăng Vangiăng thật là khó tả.
Cũng may, Giăng Vangiăng trông rõ đèn, mà đèn thì không trông rõ ông. Đèn tỏa ánh sáng còn ông chỉ là một cái bóng đen. Ông ở cách rất xa lại lẫn trong bóng tối om om. Ông nép vào bức vách, dừng lại.
Ông cũng chẳng biết cái gì đang động đậy ở đây, ở đằng sau ông. Mất ngủ, nhịn đói từ lâu, lại thêm xúc động, nên ông cũng trở thành như người chiêm bao. Ông trông thấy một đống lửa cháy, và chung quanh đống lửa, những cái gì như những con bọ ngọ ngoạy. Cái gì thế? Ông không biết.
Giăng Vangiăng đứng lại, nên tiếng động cũng bặt.
Bọn tuần tra lắng tai nghe nhưng chẳng nghe thấy gì, họ có nhìn nhưng chẳng trông thấy gì. Họ hỏi ý kiến nhau.
Thuở ấy cống ngầm Môngmác cổ như một ngã tư ở nơi này gọi là ngã tư phụ; về sau người ta phá hủy nó đi vì hễ có mưa giông thì nước mưa tuôn vào làm thành một hố ngầm nhỏ. Đội tuần tra túm tụm ở chỗ đó.
Giăng Vangiăng thấy những bóng họ ấy quây lại thành một vòng tròn. Những cái đầu chó săn ấy chụm lại và thầm thì.
Bọn chó săn bàn xong, kết luận rằng chúng đã nghe lầm, chẳng có tiếng động nào cả, chẳng có gì hết; không cần chui vào cống cái mất thì giờ vô ích. Phải mau mau đi về phía Xanh Meri; có việc gì đáng làm hoặc có bọn “cách mạng” nào để phát hiện thì cũng chỉ ở phía ấy mà thôi.
Lâu lâu các đảng phái lại thay tiếng cho những lời thóa mạ của họ. Năm 1832, tiếng “bọn cách mạng” là tiếng dùng quá độ giữa các danh từ “tụi cộng hòa” đã mòn và “lũ mị dân” hồi đó hầu như chưa dùng, về sau rất đắc dụng.
Viên đội trưởng hạ lệnh rẽ trái theo cái triền đổ về phía sông Xen. Nếu bọn chúng có ý định chia làm hai tốp, đi theo hai hướng, tất Giăng Vangiăng bị bắt. Thật là hú vía! Có lẽ sở cảnh sát đã chỉ thị cấm đội tuần tra không được phân tán, sợ xảy ra một cuộc chiến đấu mà phía người bạo động quá đông. Đội tuần tra bỏ đi, để Giăng Vangiăng ở lại đằng sau. Giăng Vangiăng chẳng nhìn thấy gì hết, chỉ thấy bỗng nhiên ngọn đèn quay đi rồi biến mất.
Trước khi quay đi, viên đội trưởng còn bắn một phát súng về hướng họ không đi, cho lương tâm cảnh sát của y khỏi day dứt. Tiếng nổ dội từ cống này sang cống khác, tưởng như tiếng sôi bụng trong khúc ruột khổng lồ. Một mảnh vôi rơi xuống rãnh nước kêu lõm bõm cách Giăng Vangiăng vài bước, báo cho ông biết viên đạn bắn trúng vòm cống trên đầu.
Những bước đi từ từ, thận trọng bì bõm trong rãnh nước còn vang lại một lát, rồi càng xa càng lắng dần. Những bóng đen ấy đi vào bóng tối, ánh sáng chiếc đèn làm thành một vòng tròn chập chờn trên vòm cống càng mờ nhạt dần rồi mất hẳn; bây giờ lại im lặng hoàn toàn, tối đen như mực; trong bóng tối lại chỉ là mù với điếc. Giăng Vangiăng chưa dám động đậy, cứ nép vào trong tường rất lâu, tai nghe ngóng, mắt căng ra nhìn theo những bóng ma tuần hành tan dần trong bóng tối.
III
NGƯỜI BỊ THEO DÕI
Nói cho đúng, thời ấy đội cảnh binh, ngay trong những hoàn cảnh nghiêm trọng nhất, bao giờ cũng nghiêm chỉnh làm đầy đủ nhiệm vụ kiểm soát giữ gìn đường sá, theo dõi gian phi, không hề nao núng. Một cuộc bạo động không phải là một cớ để người cảnh binh có thể thả lỏng cho bọn gian phi muốn làm gì thì làm, và để bỏ mặc xã hội muốn ra sao thì ra vì lý do là chính phủ đang lâm nguy. Công việc bình thường tiến hành song song với công việc đột biến, không hề sai lạc hay lúng túng. Giữa một cuộc biến động chính trị lớn lao vừa chớm nở, với sự đe dọa của một cuộc cách mạng, một viên cảnh sát vẫn “theo hút” một tên kẻ cắp, không hề bị cuộc cách mạng và chiến lũy ngăn trở.
Ấy, việc đó đã xảy ra chiều ngày 6 tháng sáu trên bờ sông Xen, phía bãi bên phải, qua cầu Anhvalít một chút.
Bây giờ thì ở đó không còn bãi nữa. Cảnh tượng nay đã thay đổi.
Trên bờ sông có hai người ở cách nhau một quãng, hình như đang rình nhau, người nọ muốn lẩn tránh người kia. Người đi trước cố tách đi cho xa, người đi sau lại gắng sức tiến đến sát gần.
Thật giống như một ván cờ chơi im lặng, đứng xa nhau mà tính nước. Không ai có vẻ vội vàng; cả hai người cùng đi chậm rãi, hình như mỗi người đều sợ mình đi nhanh sẽ làm cho đối thủ càng đi nhanh hơn.
Trông cảnh tượng ấy, người ta tưởng như nhìn một con thú đói đang đuổi mồi mà làm như không đuổi gì cả. Con mồi thì lại xảo trá, lúc nào cũng đề phòng.
Họ giữ khoảng cách giữa con chó săn và con chồn bị đuổi. Kẻ cố thoát bé người, dáng yếu; kẻ cố bắt cao lớn, dáng khỏe bạo, đụng chạm với nó một lần cũng mệt lắm.
Kẻ bị săn, biết mình yếu hơn, cố tránh kẻ đi săn; hắn tránh mà lòng đầy căm giận. Có ai chú ý nhìn hắn, sẽ thấy trong mắt hắn hằn lên mối hận thù phải đi trốn và vẻ hăm dọa mặc dù sợ sệt.
Lúc ấy bờ sông vắng tanh; không một bóng người qua lại; ngay trên các xà lan đậu đó đây, cũng không có bóng thủy thủ hay phu bốc hàng.
Chỉ đứng trên bến tàu trước mặt mới nhìn được rõ hai người ấy. Đứng như thế mà nhìn, sẽ thấy người đi trước có vẻ bơ phờ, rách rưới và gian giảo; và người đi sau là một viên chức nhà nước chính cống, mặc một cái áo dài viên chức cài khuy đến tận cổ.
Nếu các bạn nhìn gần họ, có lẽ cũng nhận được là ai.
Người đi đằng sau muốn gì?
Hẳn là muốn cho anh chàng kia được mặc ấm hơn.
Khi một người bận quần áo nhà nước mà đuổi theo một người ăn mặc rách rưới, tất cũng chỉ vì muốn cho anh ta mặc bộ quần áo nhà nước. Nhưng cái quan trọng là bận quần áo màu nào. Bận đồ xanh thì vinh dự biết mấy, nhưng bận đồ đỏ[335]thì đến bực mình.
[335] Đồ đỏ: quần áo tù
Có thứ màu đỏ của hạ tầng.
Chắc hẳn anh chàng kia đang muốn tránh thứ màu đỏ ấy và một việc bực mình gì đây.
Người đi sau cứ để cho anh ta cứ việc đi trước, chưa bắt vội, chắc là còn mong tóm anh ta ở một nơi hẹn hò nào đầy ý nghĩa, hay tóm được ngon ơ cả một bọn. Cái công việc tế nhị ấy gọi là “theo dõi”.
Điều ức đoán trên rất có thể đúng vì người mặc áo cài khuy thấy trên bến có một cái xe ngựa đi không, liền ra hiệu cho bác đánh xe. Bác này hiểu ngay; tất nhiên, bác biết người gọi xe kia là ai, nên bác quay xe lại cho ngựa đi bước một trên bến, theo hai người. Việc này, người ăn mặc rách rưới, có vẻ ám muội kia không hề biết!
Cái xe đi dọc theo hàng cây đường Săng Êlidê. Nửa người bác đánh xe nhô lên trên bao lơn bờ sông, tay cầm cái roi.
Một chỉ thị mật của sở cảnh sát gởi cho nhân viên, có ghi khoản này: “Bao giờ cũng phải dự bị sẵn một cái xe phòng khi dùng đến”.
Hai người, mỗi người dùng một chiến lược riêng rất tài tình, để tiến đến gần cái dốc xây đá chạy thoai thoải từ trên xuống bờ sông; cái dốc này vẫn dùng cho các bác đánh xe từ Pátxi tới dắt ngựa xuống sông uống nước, sau này bị phá đi cho cân đối; ngày nay ngựa chết vì khát nhưng phong cảnh trông vừa mắt hơn.
Hình như người mặc áo bờ lu sắp sửa trèo lên dốc để chạy trốn vào quảng trường Săng Êlidê; nơi này nhiều cây thật, những cũng rất sẵn cảnh binh, người đuổi theo sẽ được trợ lực dễ dàng.
Nơi này ở bờ sông gần bên ngôi nhà mà đại tá Brắc đem từ More về Pari năm 1824, gọi là nhà vua Francois đệ nhất. Một bốt gác nằm cạnh đó.
Người bị đuổi không trèo lên dốc, người kia hết sức sửng sốt; hắn ta cứ dọc theo bến mà đi dưới bờ sông.
Tình trạng hắn ta nguy ngập trông thấy.
Nếu không nhảy xuống sông Xen, hắn còn có cách nào khác?
Không còn cách nào lên bến được; lan can không, bậc cũng không, chỉ còn một thôi nữa là đến sông Xen ngoặt rẽ về phía cầu Iêna, tức là nơi bãi sông càng thu hẹp lại, rồi chỉ còn là một dải đất mong manh, rồi lẩn xuống mặt nước. Đến đó, hắn ta sẽ bị bao vây giữa một bức tường dựng đứng ở bên phải, trước mặt và bên trái là con sông, đại diện nhà nước ở ngay sau gót.
Thật ra còn lù lù một đống vôi gạch vụn che khuất nơi cuối bãi, cao độ hơn vài mét, không biết từ sự phá hoại nào mà ra. Có lẽ hắn ta mong còn cách lẩn sau đống gạch vụn cỏn con ấy chăng? Cái kế cùng ấy khờ khạo quá. Tất hắn không nghĩ thế. Bọn kẻ cắp đời nào lại ngây thơ đến nước ấy.
Đống gạch làm thành một cái ụ thoai thoải xuôi xuống đến bức tường như một cái mỏm nhọn.
Người bị đuổi đến nơi ấy liền đi vòng cái mỏm kia thành thử người đuổi không nhìn thấy hắn nữa.
Người đuổi sau không thấy người đằng trước, nên người đằng trước cũng chẳng thấy được anh ta. Anh ta liền thừa cơ rảo cẳng bước vội lên, không cần giấu giếm gì nữa. Chỉ một chốc là anh đến ụ gạch, vội vòng ụ tiến lên. Anh bỗng dừng lại, sững sờ cả người. Người kia không còn đấy nữa. Người mặc áo bờ lu đã biến đâu mất hút.
Kể từ đống gạch, bãi chỉ còn chưa đầy ba mươi bước thì chìm dưới làn nước, sông đập thẳng vào chân tường bờ.
Hắn không thể nhảy xuống sông Xen hay leo lên dốc mà anh chàng đuổi sau lại không trông thấy! Hắn đi đằng nào?
Người mặc áo dài cài khuy đi đến tận cuối bãi, và đứng đờ ra suy nghĩ, tay nắm chặt run run, mắt xoi mói nhìn khắp chỗ. Bỗng anh ta vỗ trán. Anh vừa thấy ở nơi tiếp giáp mỏm đất với mặt nước, một cái cửa song sắt khá rộng và thấp, hình bán nguyệt, có một cái khóa dày dặn và ba cái bản lề to tướng. Cái cửa ấy là một thứ cửa đục ở dưới bục con đường dọc sông, mở thông ra sông và thông ra bãi. Một dòng nước ngầu đen chảy phía dưới cửa đổ vào sông Xen.
Phía bên kia những chấn song sắt nặng nề đã rỉ, là một con đường hầm vòm cuốn, tối om om.
Anh ta khoanh tay và nhìn tấm cửa, có vẻ trách móc.
Nhìn không đủ, anh lấy tay đẩy thử, anh lay lay. Cửa rất vững. Hắn là người vừa mở cửa; kể cũng lạ, cửa rỉ thế mà không nghe thấy một tiếng động. Nhưng có điều chắc chắn là cửa vừa khóa lại. Rõ ràng là người vừa qua cửa này không dùng một cái móc, mà có một cái chìa khóa.
Anh bừng thấy sự thật hiển nhiên ấy khi anh ra sức đẩy cái cửa sắt. Anh ta thốt một lời kết luận chua chát bất bình:
- Hừ, gớm thật! Có cả chìa khóa của nhà nước!
Rồi anh ta chợt dịu đi và diễn tả cả một thế giới tư tưởng bằng một hồi những tiếng gióng một, nói có vẻ mỉa mai:
- Chà! Chà! Chà! Chà!
Nói xong, không biết anh ta mong đợi cái gì - chắc là đợi người kia trở ra hay đợi có bọn khác chui vào - mà anh ta đứng rình ở đằng sau ụ gạch, như một con chó săn hung dữ, kiên nhẫn.
Còn cái xe ngựa tiến thoái theo anh ta thì đã đỗ ở trên bến bên cạnh bao lơn. Bác đánh xe đoán là phải đợi lâu, nên dúi mõm ngựa vào túi đựng thóc treo bên dưới xe, thứ túi mà người Pari thường trông thấy, và đôi lúc chính phủ cũng dúi họ vào. Một vài người trên cầu Iêna trước khi đi còn ngoái lại nhìn hai chi tiết cảnh ấy, một người đứng trên bãi sông và cái xe trên bến.
I
NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ DƯỚI CỐNG
Giăng Vangiăng đang ở dưới cống ngầm Pari. Xuống đấy, càng thấy Pari giống như một biển cả. Hụp lặn trong đó cũng như trong biển có thể biến mất như chơi.
Kể cái việc di chuyển ấy cũng kỳ lạ. Giăng Vangiăng vừa ở giữa thành phố vừa là đã ra ngoài thành phố. Chỉ một nháy mắt, vừa đủ để mở cái vung lên rồi đậy ngay lại, Giăng Vangiăng đã từ một nơi đầy ánh sáng bước vào một nơi tối đen như mực, từ giữa trưa bước vào nửa đêm, từ náo động bước vào tĩnh mịch, từ nơi sấm sét dồn dập bước vào cảnh tĩnh tại trong mồ. Cuộc biến đổi còn kỳ diệu gấp mấy cuộc biến đổi trên phố Pôlôngxơ, Giăng Vangiăng bước từ một nơi vô cùng nguy hiểm đến một nơi tuyệt đối an toàn.
Rơi tõm một cái vào một cái hầm: bỗng chốc mất hút dưới lãnh cung thành Pari, rời một đường phố đầy rẫy chết chóc xuống một hầm mộ có sự sống. Phút ấy thật kỳ lạ. Giăng Vangiăng choáng váng mấy giây đồng hồ, người như mất hồn. Cái bẫy cứu người vừa mới mở dưới chân ông. Lòng Trời dường như lừa gạt dúi ông vào đấy. Cạm bẫy của Chúa mới phúc đức làm sao!
Tuy nhiên người bị thương vẫn im lìm, không động đậy. Giăng Vangiăng không biết là mình vác trên vai một xác chết hay một người còn sống.
Thoạt tiên ông thấy như mù cả hai mắt. Bỗng dưng chẳng trông thấy gì. Trong khoảnh khắc, ông lại cảm thấy như điếc cả hai tai nữa, không nghe thấy gì hết. Cuộc chém giết như một cơn bão táp điên cuồng đang diễn ra ở trên đầu ông, cách mấy thước, chỉ còn là tiếng động đùng đục, mơ hồ, vì cách một lớp đất dày, giống như tiếng rầm rì ở một nơi sâu thẳm. Ông cảm thấy dưới chân ông, có cái gì rắn chắc, chỉ thế thôi; nhưng như thế cũng đủ. Ông quờ một tay lên, rồi quờ tay kia; hai tay chạm phải vách tường ở hai bên, nhờ thế ông biết rằng con đường hầm này hẹp. Ông thấy đường trơn, biết là đá lát ướt sũng nước. Ông thận trọng đưa chân sờ soạng, sợ có hố, có giếng chứa bẩn hay vực thẳm. Ông nhận thấy đá lát còn kéo dài. Một mùi hôi thối bốc lên, ông đoán biết ông ở đâu.
Chỉ một lát sau, ông thấy mắt không mù nữa. Có một chút ánh sáng chiếu qua cửa hầm ông vừa tụt xuống, và ông cũng đã quen với bóng tối trong hầm. Ông nom lờ mờ được rồi. Ở cái hành lang mà ông vùi mình - phải nói như vậy mới đúng cảnh - phía đằng sau ông, có một bức tường bưng kín; chỗ ông đứng nấp là một cái ngách cụt mà ngôn ngữ chuyên môn gọi là chi nhánh. Đằng trước cũng là một thứ tường khác: đó là đêm dày thăm thẳm. Ánh sáng đục mờ lọt vào chỉ soi được mươi, mười hai bước trước mặt Giăng Vangiăng và yếu ớt chiếu vào thành tường ẩm ướt trong vòng mấy mét. Quá khoảng ấy thì bóng tối dày đặc, dấn mình vào đấy thì thật khủng khiếp tưởng như rơi vào vực thẳm. Tuy thế vẫn có thể xông vào bức tường mù mịt ấy, cần phải xông vào đấy; hơn thế phải mau xông vào nữa kia. Giăng Vangiăng nghĩ rằng bọn lính có thể trông thấy, như ông, tấm vỉ sắt dưới đống gạch lúc nãy, họ cũng có thể xuống cống và sục sạo, sự ngẫu nhiên ấy quyết định tất cả. Không được chậm một phút. Lúc nãy ông đã đặt Mariuytx xuống đất, bây giờ ông nhặt lên, tiếng này cũng dùng đúng - vác trên vai mà lần đi. Ông cương quyết bước vào đêm tối.
Giăng Vangiăng tưởng hai người đã thoát nạn, nhưng sự thật thì chưa thoát được. Những nguy hiểm kiểu khác, nhưng không kém nghiêm trọng có lẽ đang chờ đợi họ. Sau cuộc chiến đấu dữ dội như sấm sét, là một cái hang đầy uế khí, đầy cạm bẫy. Qua một nơi chiến trường hỗn độn lại đến một cống nhớp nhúa. Giăng Vangiăng rơi từ vòng địa ngục này vào vòng địa ngục khác.
Đi được năm mươi bước thì phải dừng lại. Phải giải quyết một vấn đề. Con đường hầm gặp một hầm khác xuyên ngang. Giăng Vangiăng đứng trước hai con đường. Biết đi đường nào! Rẽ tay trái hay tay phải? Biết phương hướng nào mà mò đi trong cái khoảng tối tăm rắc rối này? Nhưng như ta đã nói, những con đường chằng chịt ấy vẫn có một lối ra tức là lối xuôi theo chiều dốc; cứ xuôi theo chiều dốc mà đi tất ra phía bờ sông.
Giăng Vangiăng hiểu ngay tức khắc.
Ông tự bảo chắc là đang ở dưới cống khu chợ, nếu rẽ sang tay trái, rồi theo con đường dốc, chắc chưa đầy mười lăm phút là sẽ ra đến miệng cống ở bờ sông Xen, quãng giữa cầu Pôngtôsăng và cầu Pôngnớp, tức là ra một nơi đông đúc nhất Pari, giữa ban ngày ban mặt. Có khi lại đâm ra một ngã tư nào. Người qua đường sẽ kinh hoàng thấy hai người máu me be bét chui từ dưới chân họ lên. Cảnh binh đến, đồn lính bên cạnh động binh. Như thế thì chưa kịp chui ra đã bị bắt rồi. Thà rằng cứ giấu vào cái mê đồ trận chằng chịt này, cứ phó thân cho cái cảnh đen ngòm này, rồi thượng đế dắt dẫn đến đâu thì đến.
Ông rẽ phải, đi ngược chiều dốc.
Khi ông quặt khỏi cống chính, chút ánh sáng mờ mờ nơi cửa hầm tắt hẳn, bức màn đêm lại buông xuống trước mặt; ông lại như mù mắt. Ông cứ đi, cố hết sức đi nhanh. Hai cánh tay Mariuytx choàng qua cổ ông, hai chân buông thõng đằng sau. Một tay ông nắm giữ hai tay Mariuytx, tay kia ông sờ soạng dọc tường. Má Mariuytx đẫm máu, dính vào má ông. Ông thấy dòng máu nong nóng của Mariuytx chảy lên người ông và thấm dưới lần áo. Nhưng miệng Mariuytx kề sát tai ông, vẫn có một hơi ấm ươn ướt, dấu hiệu của hơi thở, tức là của sự sống. Cái cống này rộng hơn cống trước. Giăng Vangiăng nặng nề lê bước. Những trận mưa hôm qua chưa tháo hết nước; một dòng nước vẫn chảy giữa móng lòng cống ngầm. Ông phải ép người vào sát vách mà đi, để khỏi đẫm nước. Cứ thế ông mò mẫm đi, giống như con vật ăn đêm lần mò trong khoảng mờ mịt và lạc lối trên những con đường của bóng tối ở trong lòng đất.
Nhưng dần dần, hoặc là nhờ có những cửa hầm xa tít le lói một thứ ánh sáng chập chờn trong khoảng sương mù đùng đục, hoặc là nhờ hai mắt đã quen bóng tối, ông trông đã hơi rõ. Ông phảng phất đoán thấy đây là bức tường ông chạm phải, kia là cái vòm hầm ông chui qua. Con người trong đôi mắt mở căng ra trong đêm tối, và cuối cùng thấy được ánh sáng, cũng như tâm hồn người ta mở căng ra trong cảnh khôn cùng, và rồi thấy được Thượng đế.
Định hướng mà tiến không phải là dễ.
Có thể nói đường lối ở cống ngầm phản ánh đường phố bên trên. Thuở ấy, Pari có hai nghìn hai trăm phố. Thử tưởng tượng ở dưới này, cái mà người ta gọi là cống ngầm đó như một rừng rậm rạp những cành nhánh ngang dọc đen ngòm. Cái hệ thống cống ngầm dạo ấy, cứ đem đặt nối nhau, phải dài đến mười một dặm.
Chúng tôi đã nói ở trên là nhờ sự nỗ lực đặc biệt ba mươi năm gần đây, hệ thống cống ngầm ngày nay dài không kém sáu mươi dặm.
Thoạt đầu, Giăng Vangiăng nhầm lẫn. Ông tưởng đang ở dưới phố Xanh Đơni, nhưng đáng tiếc là không phải. Ở dưới phố Xanh Đơni có một cái cống cũ bằng đá, xây từ thời Luy XIII, cống ấy đưa thẳng đến cống cái, mà người ta gọi là Cống lớn, chỉ qua một khuỷu và một chi nhánh thôi; khuỷu nằm bên phải, ngang tầm quảng trường Miraclơ, còn chi nhánh là cống Xanh Máctanh, cắt nhau thành hình chữ thập. Còn cống Pơtit Tơruyăngđơri mà cửa nằm cạnh quán Côranh thì chẳng có lúc nào mở thông với cống Xanh Đơni; nó đưa đến cống Môngmác, nơi mà Ciăng Vangiăng đã đi vào. Vào đây thì có nhiều cơ thất lạc lắm vì cống Môngmác là một trong những cống rối rắm nhất. Cũng may Giăng Vangiăng đã đi qua cống khu chợ mà bố cục giống như một rừng cột buồm với dây, đòn xoắn nhau; nhưng ông vẫn gặp những lúng túng khó nghĩ và nhiều góc phố - đúng là những đường phố - hiện ra trong tăm tối như những chấm hỏi: thứ nhất là ở bên trái cái cống rộng Platơrie, như một trò chơi rối óc, chăng mớ hầm chữ đinh chữ chi hỗn độn của nó ở dưới lâu đài Bưu điện và dưới cái vựa chứa tròn ở chợ Gạo, và đến sông Xen thì chấm dứt theo hình chữ Y; thứ hai, ở bên phải, cái hành lang cong phố Cađrăng với ba ngõ cụt, như ba chiếc răng; ở bên trái nhánh phố Mai, thoạt vào đã rẽ ra thành một chĩa hai và cứ quanh co nhiều bận để dẫn đến cái hầm thoát lớn của điện Luvrơ, hầm này ngăn thành từng đoạn và đâm nhánh khắp các hướng; cuối cùng, ở bên phải, cái cống cụt phố Giơnơ; đó là không tính những ngách nhỏ đó đây trước khi đi đến cống bọc vành. Chỉ có cống này có thể đưa ông đến một lối thoát xa chiến trường, do đó an toàn.
Giá Giăng Vangiăng hiểu biết ít nhiều về những điều nói trên đây, tất ông đã nhanh chóng nhận thấy mình không phải ở dưới cống ngầm phố Xanh Đơni, dù chỉ sờ vách không cũng đủ biết vậy. Vì cống Xanh Đơni xây bằng thứ đá đẽo ngày xưa, với lối kiến trúc cũ kiêu kỳ và vương giả đến cả trong cống, với móng và nền bằng đá hoa cương và vôi béo, kiểu kiến trúc này tốn bốn trăm đồng một mét; ông không sờ phải những thứ đó, dưới tay ông chỉ có lối kiến thiết rẻ tiền ngày nay với nguyên liệu thông dụng, vôi chịu nước và đá cối trên một lớp bêtông, lối kiến thiết này chỉ tốn hai trăm mỗi mét; đó là lối xây cất tư sản với vật liệu nhỏ. Nhưng ông chẳng biết gì về những điều đó.
Tuy ông lo ngại nhưng ông cứ bình tĩnh đi lên; ông không trông thấy gì, không hiểu gì, ông dấn thân vào nơi may rủi, tức là chìm lỉm trong thiên mệnh vậy.
Phải nói rằng mỗi lúc ông thấy rùng rợn thêm. Bóng tối bên ngoài nhập dần vào tâm hồn ông. Ông bước đi trong bí hiểm. Cái cống nước nhớp nhúa này thật đáng sợ; nó chằng chịt đến choáng váng. Lạc giữa thành phố Pari đen ngòm này thật là bi đát. Giăng Vangiăng phải tìm lấy lối, hầu như phải tự tạo ra đường lối để mò mẫm đi. Trong khoảng lạ lùng này, mỗi bước đi có thể là bước cuối cùng trên đời. Làm thế nào mà thoát ra được? Ông có tìm được lối ra không? Mà có tìm ra kịp thời không? Cái tấm rong khổng lồ có lỗ đá này có đi vào, có xuyên qua được không? Hay phải gặp một gút mắc tối mò nào? Hoặc phải đến chỗ cùng kế, không gỡ ra, không vượt khỏi? Mariuytx có vì ra máu nhiều mà chết ở đây không? Ông có chết đói không? Cả hai người có bỏ xác nơi này mà thành hai bộ xương chỏng chơ một xó trong cái khoảng đêm này không? Biết làm sao được! Ông tự hỏi như vậy mà không thể trả lời. Gan ruột Pari là một vực thẳm. Ông đang ở giữa bụng một con quái vật như nhà tiên tri kia.
Bỗng, ông hết sức ngạc nhiên. Ông đang cứ thẳng đường mà tiến mãi thì bất ngờ, ông thấy đường không dốc lên nữa. Nước ở dưới lòng cống không phải chảy ngược đầu ngón chân mà lại thúc đằng sau gót. Cống cứ dốc dần xuống! Tại sao vậy? Sắp sửa ra đến sông Xen rồi hay sao? Ra thì nguy hiểm, mà quay trở lại càng nguy hiểm hơn. Ông cứ tiến lên.
Đi như vậy không phải ra sông Xen. Đất Pari ở hữu ngạn sông Xen làm thành một thứ lưng lừa mà một bên đổ xuôi về sông Xen, còn bên kia đổ về Cống lớn. Cái đỉnh của lưng lừa đó, cũng là đường phân lưu, uốn lượn hết sức bất ngờ. Chỗ cao nhất chia các dòng nước thành hai triền nằm ở cống Xanhtơ Avoa, quá phố Hầu tước Misen, ở cống Lơ Luyrơ, gần các đại lộ và ở cống Môngmác gần khu chợ. Đỉnh cao đó là nơi Giăng Vangiăng đã đến. Ông đang đi về phía Cống lớn bao quanh Pari. Ông đi đúng hướng rồi. Nhưng ông không hề biết.
Mỗi khi gặp một cống nhánh, ông sờ soạng các góc xem cống ấy to hay nhỏ; nếu nhỏ hơn các cống ông đang đi thì ông không vào, cứ đi thẳng; bởi vì cống nhỏ tất là cống cụt, càng đi càng xa đích, tức là càng xa lối thoát. Cách ấy đã giúp ông thoát khỏi bốn cái mê đồ trận chăng bẫy trong bóng tối.
Có lúc ông nhận thấy rằng ông ra khỏi vùng Pari tê liệt trong cuộc bạo động, ở đấy các lũy chướng ngại vật chặn đứng mọi sự giao thông, và ông đã bước đến dưới vùng thành phố Pari bình thường, sống động. Bất chợt ông như nghe thấy tiếng sấm ở trên kia, xa xôi nhưng không ngớt. Tiếng ấy là tiếng xe cộ đi lại.
Theo ông tính trong bụng thì ông đi được nửa giờ rồi, nhưng ông không nghĩ đến nghỉ ngơi; ông chỉ đổi tay đỡ Mariuytx. Tối om om, nhưng bóng tối khiến ông yên lòng.
Bất thình lình, ông thấy bóng ông ngả trước mặt. Bóng in trên một vùng ánh sáng đỏ lờ mờ nhuộm thắm cả lòng cống dưới chân ông và vòm cống trên đầu ông, và lướt ở hai bên trên mặt tường ươn ướt. Ông sửng sốt quay đầu lại.
Phía sau, trong cái hành lang ông vừa đi qua, hình như mãi đằng xa tắp, cái gì như một ngôi sao đỏ rực ghê rợn chọc thủng đêm dày, đang nhìn ông.
Đó là ngôi sao ảm đạm của cảnh sát vừa mọc lên dưới cống ngầm.
Đằng sau ngôi sao, chín mười cái bóng lờ mờ lay động, những cái bóng đen, cứng nhắc, mập mờ, ghê gớm.
II
GIẢI THÍCH
Ngày 6 tháng sáu, có lệnh lùng quét cống ngầm Pari. Người ta sợ những người bại trận trốn vào cống ngầm. Thế là quận trưởng cảnh sát Gítxkê phải lục soát thành phố Pari bí mật, còn tướng Bugiô thì càn quét thành phố Pari công khai. Đó là hai chiến dịch phối hợp, cần có hai chiến lược bên trên là của quân đội, bên dưới là của cảnh binh. Ba toán gồm cảnh binh và thợ cống chia nhau thám sát hệ thống đường ngầm dưới Pari, toán thứ nhất ở cống hữu ngạn, toán thứ hai, cống tả ngạn, toán thứ ba, cống đảo Xitê.
Cảnh binh vũ trang bằng cácbin, chùy, gươm, dao găm.
Ngọn đèn đang chiếu thẳng về phía Giăng Vangiăng là đèn của toán tuần hành hữu ngạn.
Bọn họ vừa khám phá cái cống vòng và ba cống cụt ở dưới phố Cađrăng. Lúc họ đang soi đèn lồng trong đáy các cống cụt thì Giăng Vangiăng gặp một miệng cống, thấy nhỏ hơn cống chính nên không vào. Ông bỏ qua. Bọn cảnh binh vừa ra khỏi cống Cađrăng thì như nghe thấy tiếng chân ai bước ở phía cống cái. Viên trung sĩ đội trưởng giơ đèn lên, cả tiểu đội nhìn dồn vào đám sương mờ, phía có tiếng động.
Cái phút ấy đối với Giăng Vangiăng thật là khó tả.
Cũng may, Giăng Vangiăng trông rõ đèn, mà đèn thì không trông rõ ông. Đèn tỏa ánh sáng còn ông chỉ là một cái bóng đen. Ông ở cách rất xa lại lẫn trong bóng tối om om. Ông nép vào bức vách, dừng lại.
Ông cũng chẳng biết cái gì đang động đậy ở đây, ở đằng sau ông. Mất ngủ, nhịn đói từ lâu, lại thêm xúc động, nên ông cũng trở thành như người chiêm bao. Ông trông thấy một đống lửa cháy, và chung quanh đống lửa, những cái gì như những con bọ ngọ ngoạy. Cái gì thế? Ông không biết.
Giăng Vangiăng đứng lại, nên tiếng động cũng bặt.
Bọn tuần tra lắng tai nghe nhưng chẳng nghe thấy gì, họ có nhìn nhưng chẳng trông thấy gì. Họ hỏi ý kiến nhau.
Thuở ấy cống ngầm Môngmác cổ như một ngã tư ở nơi này gọi là ngã tư phụ; về sau người ta phá hủy nó đi vì hễ có mưa giông thì nước mưa tuôn vào làm thành một hố ngầm nhỏ. Đội tuần tra túm tụm ở chỗ đó.
Giăng Vangiăng thấy những bóng họ ấy quây lại thành một vòng tròn. Những cái đầu chó săn ấy chụm lại và thầm thì.
Bọn chó săn bàn xong, kết luận rằng chúng đã nghe lầm, chẳng có tiếng động nào cả, chẳng có gì hết; không cần chui vào cống cái mất thì giờ vô ích. Phải mau mau đi về phía Xanh Meri; có việc gì đáng làm hoặc có bọn “cách mạng” nào để phát hiện thì cũng chỉ ở phía ấy mà thôi.
Lâu lâu các đảng phái lại thay tiếng cho những lời thóa mạ của họ. Năm 1832, tiếng “bọn cách mạng” là tiếng dùng quá độ giữa các danh từ “tụi cộng hòa” đã mòn và “lũ mị dân” hồi đó hầu như chưa dùng, về sau rất đắc dụng.
Viên đội trưởng hạ lệnh rẽ trái theo cái triền đổ về phía sông Xen. Nếu bọn chúng có ý định chia làm hai tốp, đi theo hai hướng, tất Giăng Vangiăng bị bắt. Thật là hú vía! Có lẽ sở cảnh sát đã chỉ thị cấm đội tuần tra không được phân tán, sợ xảy ra một cuộc chiến đấu mà phía người bạo động quá đông. Đội tuần tra bỏ đi, để Giăng Vangiăng ở lại đằng sau. Giăng Vangiăng chẳng nhìn thấy gì hết, chỉ thấy bỗng nhiên ngọn đèn quay đi rồi biến mất.
Trước khi quay đi, viên đội trưởng còn bắn một phát súng về hướng họ không đi, cho lương tâm cảnh sát của y khỏi day dứt. Tiếng nổ dội từ cống này sang cống khác, tưởng như tiếng sôi bụng trong khúc ruột khổng lồ. Một mảnh vôi rơi xuống rãnh nước kêu lõm bõm cách Giăng Vangiăng vài bước, báo cho ông biết viên đạn bắn trúng vòm cống trên đầu.
Những bước đi từ từ, thận trọng bì bõm trong rãnh nước còn vang lại một lát, rồi càng xa càng lắng dần. Những bóng đen ấy đi vào bóng tối, ánh sáng chiếc đèn làm thành một vòng tròn chập chờn trên vòm cống càng mờ nhạt dần rồi mất hẳn; bây giờ lại im lặng hoàn toàn, tối đen như mực; trong bóng tối lại chỉ là mù với điếc. Giăng Vangiăng chưa dám động đậy, cứ nép vào trong tường rất lâu, tai nghe ngóng, mắt căng ra nhìn theo những bóng ma tuần hành tan dần trong bóng tối.
III
NGƯỜI BỊ THEO DÕI
Nói cho đúng, thời ấy đội cảnh binh, ngay trong những hoàn cảnh nghiêm trọng nhất, bao giờ cũng nghiêm chỉnh làm đầy đủ nhiệm vụ kiểm soát giữ gìn đường sá, theo dõi gian phi, không hề nao núng. Một cuộc bạo động không phải là một cớ để người cảnh binh có thể thả lỏng cho bọn gian phi muốn làm gì thì làm, và để bỏ mặc xã hội muốn ra sao thì ra vì lý do là chính phủ đang lâm nguy. Công việc bình thường tiến hành song song với công việc đột biến, không hề sai lạc hay lúng túng. Giữa một cuộc biến động chính trị lớn lao vừa chớm nở, với sự đe dọa của một cuộc cách mạng, một viên cảnh sát vẫn “theo hút” một tên kẻ cắp, không hề bị cuộc cách mạng và chiến lũy ngăn trở.
Ấy, việc đó đã xảy ra chiều ngày 6 tháng sáu trên bờ sông Xen, phía bãi bên phải, qua cầu Anhvalít một chút.
Bây giờ thì ở đó không còn bãi nữa. Cảnh tượng nay đã thay đổi.
Trên bờ sông có hai người ở cách nhau một quãng, hình như đang rình nhau, người nọ muốn lẩn tránh người kia. Người đi trước cố tách đi cho xa, người đi sau lại gắng sức tiến đến sát gần.
Thật giống như một ván cờ chơi im lặng, đứng xa nhau mà tính nước. Không ai có vẻ vội vàng; cả hai người cùng đi chậm rãi, hình như mỗi người đều sợ mình đi nhanh sẽ làm cho đối thủ càng đi nhanh hơn.
Trông cảnh tượng ấy, người ta tưởng như nhìn một con thú đói đang đuổi mồi mà làm như không đuổi gì cả. Con mồi thì lại xảo trá, lúc nào cũng đề phòng.
Họ giữ khoảng cách giữa con chó săn và con chồn bị đuổi. Kẻ cố thoát bé người, dáng yếu; kẻ cố bắt cao lớn, dáng khỏe bạo, đụng chạm với nó một lần cũng mệt lắm.
Kẻ bị săn, biết mình yếu hơn, cố tránh kẻ đi săn; hắn tránh mà lòng đầy căm giận. Có ai chú ý nhìn hắn, sẽ thấy trong mắt hắn hằn lên mối hận thù phải đi trốn và vẻ hăm dọa mặc dù sợ sệt.
Lúc ấy bờ sông vắng tanh; không một bóng người qua lại; ngay trên các xà lan đậu đó đây, cũng không có bóng thủy thủ hay phu bốc hàng.
Chỉ đứng trên bến tàu trước mặt mới nhìn được rõ hai người ấy. Đứng như thế mà nhìn, sẽ thấy người đi trước có vẻ bơ phờ, rách rưới và gian giảo; và người đi sau là một viên chức nhà nước chính cống, mặc một cái áo dài viên chức cài khuy đến tận cổ.
Nếu các bạn nhìn gần họ, có lẽ cũng nhận được là ai.
Người đi đằng sau muốn gì?
Hẳn là muốn cho anh chàng kia được mặc ấm hơn.
Khi một người bận quần áo nhà nước mà đuổi theo một người ăn mặc rách rưới, tất cũng chỉ vì muốn cho anh ta mặc bộ quần áo nhà nước. Nhưng cái quan trọng là bận quần áo màu nào. Bận đồ xanh thì vinh dự biết mấy, nhưng bận đồ đỏ[335]thì đến bực mình.
[335] Đồ đỏ: quần áo tù
Có thứ màu đỏ của hạ tầng.
Chắc hẳn anh chàng kia đang muốn tránh thứ màu đỏ ấy và một việc bực mình gì đây.
Người đi sau cứ để cho anh ta cứ việc đi trước, chưa bắt vội, chắc là còn mong tóm anh ta ở một nơi hẹn hò nào đầy ý nghĩa, hay tóm được ngon ơ cả một bọn. Cái công việc tế nhị ấy gọi là “theo dõi”.
Điều ức đoán trên rất có thể đúng vì người mặc áo cài khuy thấy trên bến có một cái xe ngựa đi không, liền ra hiệu cho bác đánh xe. Bác này hiểu ngay; tất nhiên, bác biết người gọi xe kia là ai, nên bác quay xe lại cho ngựa đi bước một trên bến, theo hai người. Việc này, người ăn mặc rách rưới, có vẻ ám muội kia không hề biết!
Cái xe đi dọc theo hàng cây đường Săng Êlidê. Nửa người bác đánh xe nhô lên trên bao lơn bờ sông, tay cầm cái roi.
Một chỉ thị mật của sở cảnh sát gởi cho nhân viên, có ghi khoản này: “Bao giờ cũng phải dự bị sẵn một cái xe phòng khi dùng đến”.
Hai người, mỗi người dùng một chiến lược riêng rất tài tình, để tiến đến gần cái dốc xây đá chạy thoai thoải từ trên xuống bờ sông; cái dốc này vẫn dùng cho các bác đánh xe từ Pátxi tới dắt ngựa xuống sông uống nước, sau này bị phá đi cho cân đối; ngày nay ngựa chết vì khát nhưng phong cảnh trông vừa mắt hơn.
Hình như người mặc áo bờ lu sắp sửa trèo lên dốc để chạy trốn vào quảng trường Săng Êlidê; nơi này nhiều cây thật, những cũng rất sẵn cảnh binh, người đuổi theo sẽ được trợ lực dễ dàng.
Nơi này ở bờ sông gần bên ngôi nhà mà đại tá Brắc đem từ More về Pari năm 1824, gọi là nhà vua Francois đệ nhất. Một bốt gác nằm cạnh đó.
Người bị đuổi không trèo lên dốc, người kia hết sức sửng sốt; hắn ta cứ dọc theo bến mà đi dưới bờ sông.
Tình trạng hắn ta nguy ngập trông thấy.
Nếu không nhảy xuống sông Xen, hắn còn có cách nào khác?
Không còn cách nào lên bến được; lan can không, bậc cũng không, chỉ còn một thôi nữa là đến sông Xen ngoặt rẽ về phía cầu Iêna, tức là nơi bãi sông càng thu hẹp lại, rồi chỉ còn là một dải đất mong manh, rồi lẩn xuống mặt nước. Đến đó, hắn ta sẽ bị bao vây giữa một bức tường dựng đứng ở bên phải, trước mặt và bên trái là con sông, đại diện nhà nước ở ngay sau gót.
Thật ra còn lù lù một đống vôi gạch vụn che khuất nơi cuối bãi, cao độ hơn vài mét, không biết từ sự phá hoại nào mà ra. Có lẽ hắn ta mong còn cách lẩn sau đống gạch vụn cỏn con ấy chăng? Cái kế cùng ấy khờ khạo quá. Tất hắn không nghĩ thế. Bọn kẻ cắp đời nào lại ngây thơ đến nước ấy.
Đống gạch làm thành một cái ụ thoai thoải xuôi xuống đến bức tường như một cái mỏm nhọn.
Người bị đuổi đến nơi ấy liền đi vòng cái mỏm kia thành thử người đuổi không nhìn thấy hắn nữa.
Người đuổi sau không thấy người đằng trước, nên người đằng trước cũng chẳng thấy được anh ta. Anh ta liền thừa cơ rảo cẳng bước vội lên, không cần giấu giếm gì nữa. Chỉ một chốc là anh đến ụ gạch, vội vòng ụ tiến lên. Anh bỗng dừng lại, sững sờ cả người. Người kia không còn đấy nữa. Người mặc áo bờ lu đã biến đâu mất hút.
Kể từ đống gạch, bãi chỉ còn chưa đầy ba mươi bước thì chìm dưới làn nước, sông đập thẳng vào chân tường bờ.
Hắn không thể nhảy xuống sông Xen hay leo lên dốc mà anh chàng đuổi sau lại không trông thấy! Hắn đi đằng nào?
Người mặc áo dài cài khuy đi đến tận cuối bãi, và đứng đờ ra suy nghĩ, tay nắm chặt run run, mắt xoi mói nhìn khắp chỗ. Bỗng anh ta vỗ trán. Anh vừa thấy ở nơi tiếp giáp mỏm đất với mặt nước, một cái cửa song sắt khá rộng và thấp, hình bán nguyệt, có một cái khóa dày dặn và ba cái bản lề to tướng. Cái cửa ấy là một thứ cửa đục ở dưới bục con đường dọc sông, mở thông ra sông và thông ra bãi. Một dòng nước ngầu đen chảy phía dưới cửa đổ vào sông Xen.
Phía bên kia những chấn song sắt nặng nề đã rỉ, là một con đường hầm vòm cuốn, tối om om.
Anh ta khoanh tay và nhìn tấm cửa, có vẻ trách móc.
Nhìn không đủ, anh lấy tay đẩy thử, anh lay lay. Cửa rất vững. Hắn là người vừa mở cửa; kể cũng lạ, cửa rỉ thế mà không nghe thấy một tiếng động. Nhưng có điều chắc chắn là cửa vừa khóa lại. Rõ ràng là người vừa qua cửa này không dùng một cái móc, mà có một cái chìa khóa.
Anh bừng thấy sự thật hiển nhiên ấy khi anh ra sức đẩy cái cửa sắt. Anh ta thốt một lời kết luận chua chát bất bình:
- Hừ, gớm thật! Có cả chìa khóa của nhà nước!
Rồi anh ta chợt dịu đi và diễn tả cả một thế giới tư tưởng bằng một hồi những tiếng gióng một, nói có vẻ mỉa mai:
- Chà! Chà! Chà! Chà!
Nói xong, không biết anh ta mong đợi cái gì - chắc là đợi người kia trở ra hay đợi có bọn khác chui vào - mà anh ta đứng rình ở đằng sau ụ gạch, như một con chó săn hung dữ, kiên nhẫn.
Còn cái xe ngựa tiến thoái theo anh ta thì đã đỗ ở trên bến bên cạnh bao lơn. Bác đánh xe đoán là phải đợi lâu, nên dúi mõm ngựa vào túi đựng thóc treo bên dưới xe, thứ túi mà người Pari thường trông thấy, và đôi lúc chính phủ cũng dúi họ vào. Một vài người trên cầu Iêna trước khi đi còn ngoái lại nhìn hai chi tiết cảnh ấy, một người đứng trên bãi sông và cái xe trên bến.