Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 133
III
HÈ SÁNG RỒl TỐI SẦM
Ănggiônrátx đi quan sát tình hình. Anh theo ngõ Môngđêtua đi ra ngoài, quanh quất men theo các dãy nhà.
Phải nói rằng bấy giờ nghĩa quân lòng đầy hy vọng. Cái cách họ đã đánh lui cuộc tấn công ban đêm làm cho họ hầu như coi thường cuộc tấn công lúc sắp tảng sáng. Họ chờ đợi và họ cười cợt. Họ chẳng hề hoài nghi chút nào về sự thắng lợi cũng như không nghi ngờ chính nghĩa của mình. Vả lại nhất định viện binh sẽ đến với họ. Họ tin tưởng vào đó lắm. Người Pháp khi chiến đấu thường có lối tiên đoán tình hình một cách dễ dãi và đầy lạc quan, làm cho họ có thêm sức mạnh. Với lối đoán trước ấy, nghĩa quân chia cái ngày sắp đến ra làm ba giai đoạn chắc chắn: sáu giờ sáng thì một trung đoàn “mà họ đã vận động” sẽ quay súng, đến trưa thì toàn thể Pari nhất tề đứng dậy, mặt trời lặn thì cách mạng bùng nổ.
Từ tối hôm trước, tiếng chuông báo động ở nhà thờ phố Xanh Meri không hề ngừng một phút. Điều ấy chứng tỏ là chiến lũy kia, cái chiến lũy lớn nhất, chiến lũy của Gian, vẫn còn đứng vững. Tất cả những mối hy vọng ấy, nhóm này chuyển cho nhóm kia trong tiếng xì xào vui vẻ và đáng sợ như tiếng vo ve của đàn ong sắp xung trận.
Ănggiônrátx trở về. Như con chim ưng, anh vừa âm thầm dạo quanh một vòng trong vùng bóng tối ngoài chiến lũy. Hai tay khoanh lại, một bàn tay đặt trên miệng, anh lắng nghe trong chốc lát nỗi vui vẻ của anh em. Trong ánh bình minh mỗi lúc một sáng tỏ, nét mặt anh hiện ra tươi tắn và ửng hồng. Chàng nói:
- Toàn bộ quân đội Pari tấn công. Một phần ba đội quân ấy đè lên cái chiến lũy của các đồng chí đấy. Ngoài ra còn có quốc dân quân. Tôi trông rõ mũ giát lông của trung đoàn xung kích số năm và cờ xí của đoàn cảnh vệ quân số sáu. Một giờ nữa các đồng chí sẽ bị tấn công. Còn dân chúng thì hôm qua sôi sục, nhưng sáng nay im lìm. Không còn mong đợi gì nữa, chẳng còn hy vọng vào đâu được. Không một ngoại ô nào, cũng không có một trung đoàn nào hưởng ứng. Các đồng chí bị bỏ rơi rồi.
Các lời nói ấy rơi vào giữa tiếng xì xào của các nhóm nghĩa quân và có tác dụng như giọt mưa giông đầu tiên rơi vào giữa tổ ong. Mọi người đều câm bặt. Một phút im lặng khó tả. Người ta có cảm tưởng như nghe thấy thần chết bay qua.
Nhưng chỉ trong giây lát.
Từ chỗ tối nhất trong đám đông, một tiếng người cất lên nói to với Ănggiônrátx:
- Đành vậy! Xây chiến lũy lên cao bảy thước và anh em ta ở cả đấy. Các đồng chí, hãy lấy xác chúng ta mà phản kháng. Phải tỏ ra rằng nếu dân chúng bỏ rơi những người cộng hòa thì người cộng hòa vẫn không bỏ rơi dân chúng.
Lời nói ấy xé tan đám mây nặng nề của những người lo lắng cá nhân, làm cho trí óc mọi người như được giải thoát. Một tràng pháo tay hoan nghênh nó nhiệt liệt.
Mãi sau cũng không ai biết được tên người đã nói. Có lẽ là một người thợ nào đó không ai để ý tới, một người vô danh, một người bị quên lãng, một người qua đường anh hùng. Kiểu người vô danh vĩ đại ấy bao giờ cũng có mặt trong những biến động của loài người, những cơn thai nghén của xã hội. Và đến một giờ phút nhất định, họ nói lên cái lời cuối cùng quyết định, rồi tan biến ngay trong bóng tối, sau khi đã thay mặt cho nhân dân và Chúa một phút trong ánh chớp sáng lòa.
Không khí chung ngày mồng 6 tháng sáu năm 1832 là không khí của sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Cho nên cũng vào giờ ấy, ở chiến lũy Xanh Meri, nghĩa quân cũng đồng thanh hô to: “Có viện trợ hay không viện trợ, mặc! Chúng ta quyết tử đến người cuối cùng ở đây.” Câu nói ấy thành một câu nói lịch sử và có ghi trong hồ sơ các vụ khởi nghĩa năm ấy.
Như thế, độc giả thấy rõ, mặc dù cách biệt với nhau về mặt vật chất, hai chiến lũy vẫn cảm thông với nhau.
IV
BỚT NĂM, THÊM MỘT
Khi người vô danh nào đó ban bố cái quyết nghị “lấy xác mà phản kháng” và đem lại cho mọi người cái phương thức thống nhất ý chí, thống nhất tâm hồn như thế đã dứt lời, thì từ khắp cửa miệng đều vọt lên một tiếng hô thoải mái và rùng rợn. Tiếng hô ấy, về ý nghĩa thì buồn thật nhưng trong giọng hô thì lại đầy khí thế chiến thắng.
- Tinh thần quyết tử muôn năm! Tất cả ở lại.
- Tại sao lại tất cả? Ănggiônrátx hỏi.
- Tất cả! Tất cả!
Ănggiônrátx tiếp:
- Địa thế ở đây thuận lợi, chiến lũy lại kiên cố. Ba mươi người cũng đủ. Sao lại đi hy sinh những bốn mươi người? Mọi người đáp:
- Bởi vì chẳng một ai chịu bỏ đi cả.
Ănggiônrátx nói to, giọng nói rung vang gần như gắt gỏng:
- Các đồng chí, nền cộng hòa không có thừa người đâu mà đem phung phí vô ích. Khoa trương là xa xỉ. Nếu có đôi người có nhiệm vụ phải lánh đi thì nhiệm vụ ấy cũng phải được thi hành như mọi nhiệm vụ khác.
Ănggiônrátx là người nguyên tắc. Đối với các đồng chí anh có một thứ uy lực vô thượng, gần như tuyệt đối.
Mặc dù thế, lần này người ta vẫn xì xào.
Là người có khiếu chỉ huy từ trong mạch máu, Ănggiônrátx thấy có tiếng xì xào nên nhấn mạnh thêm. Anh cất giọng nghiêm nghị nói:
- Ai sợ chỉ có ba mươi là không đủ thì cho biết.
Tiếng xì xào tăng lên gấp bội. Có tiếng người trong một nhóm nào đó nhận xét:
- Lánh đi ư? Nói nghe dễ lắm, nhưng chiến lũy bị bao vây cả rồi.
- Phía chợ chưa bị bao vây, Ănggiônrátx nói. Con đường Môngđêtua còn tự do, từ đó đi qua phố Prêsơ thì có thể đến chợ Inôxăng.
Có tiếng khác trong đám đông nói:
- Đến đó sẽ lại bị bắt thôi. Sẽ lại rơi vào một đội canh gác nào của quân đội hay quốc dân quân ngoại ô thôi. Thấy có người bận bơ-lu đội cát-két đi qua, chúng sẽ lập tức gọi: “Thằng kia, mày ở đâu đến đây? Hay là mày ở chiến lũy”. Thế rồi chúng nó khám tay. “Tay mày có mùi thuốc súng”. Thế là bị bắn.
Ănggiônrátx không đáp, để tay lên vai Côngbơphe. Cả hai bước vào gian phòng thấp.
Một lát sau họ trở ra. Ănggiônrátx hai tay rộng mở ôm ra bốn bộ quân phục chàng cho để riêng một nơi. Côngbơphe theo sau mang các mảnh yếm da và mũ giắt lông.
- Với các bộ quân phục này, Ănggiônrátx nói - có thể trà trộn vào hàng ngũ quân đội rồi trốn thoát. Hãy được cho bốn người đấy.
Và anh ném bốn bộ quần áo xuống mặt đường đã cạy hết đá.
Đám thính giả can trường không hề nhúc nhích. Côngbơphe lên tiếng:
- Nào, phải có chút lòng thương xót mới được. Các đồng chí có biết vấn đề ở đây là gì không? Vấn đề phụ nữ đó. Đây này. Tôi hỏi này: ở nhà chúng ta có đàn bà hay không nào? Có trẻ con hay không nào? Có phải có những người phụ nữ đã có hàng đống con vây quanh, mà còn phải lấy chân đưa nôi nữa hay không nào? Trong số các đồng chí, ai chưa từng thấy đàn bà vạch vú nuôi con, hãy giơ tay lên xem. À, các đồng chí muốn đem thân mình hy sinh, tôi nói có các đồng chí đây, tôi cũng rất mong như thế, nhưng tôi không muốn cảm thấy có những bóng ma phụ nữ vật vã chung quanh tôi. Các đồng chí cứ hy sinh, được lắm, nhưng các đồng chí không nên làm cho kẻ khác phải chết. Những cuộc quyết tử như cuộc quyết tử sắp diễn ra đây thật là cao cả, nhưng diện quyết tử phải rất hẹp, nó không cần mở rộng ra đâu, và khi nó chạm đến bà con cật ruột của các đồng chí, nó lại trở thành chuyện sát nhân.
Các đồng chí hãy nghĩ đến các trẻ đầu xanh và các cụ đầu bạc. Các đồng chí nghe đây này: Ănggiônrátx vừa mới nói với tôi rằng ban nãy anh có thấy ở nơi góc phố Thiên nga trên gác năm, có một cái cửa sổ còn chong đèn, và trên nền kính có bóng một đầu người run run. Đó là bóng một bà cụ già hình như đã thức suốt đêm để chờ đợi. Có lẽ là mẹ của một trong các đồng chí. Thế thì, đồng chí đó hãy đi, đi cho mau để về với mẹ: thưa mẹ, con đã về! Đồng chí đó hãy yên tâm, số anh em còn ở lại đây sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Khi chúng ta phải làm việc để giúp đỡ gia đình, chúng ta không có quyền được hy sinh tính mạng. Hy sinh tính mạng là trốn nhiệm vụ gia đình đó. Còn những đồng chí có em gái, có em gái nữa! Các đồng chí có nghĩ đến không? Các đồng chí quyết định chết và các đồng chí sẽ chết, được lắm, nhưng mai đây thì sao? Thiếu nữ mà không có cơm ăn, điều ấy đáng sợ lắm. Đàn ông thì ngửa tay ăn xin, còn đàn bà thì đem thân đi bán. Chao ôi! Những con người duyên dáng, dịu ngọt, những con người đầu cài hoa, mồm ca miệng nói líu lo, làm cho trong nhà tràn đầy không khí đoan trinh, những con người hiện thân của hương thơm, những con người chứng minh rằng trên trời có thiên thần và dưới đất có trinh nữ, những cô Gian, cô Lidơ, cô Mimi, những con người hiền lành, đáng yêu làm cho các đồng chí lấy làm tự hào và hạnh phúc, trời ơi! Những cô ấy sắp phải đói khát! Các đồng chí muốn tôi nói gì với các đồng chí? Có một cái chợ bán thịt người đấy và những bàn tay ma của các đồng chí run rẩy chung quanh người các cô em ấy không thể ngăn cản họ bước vào đấy! Các đồng chí hãy nghĩ đến đường phố, đến mặt đường đầy người qua lại, các đồng chí hãy nghĩ đến các cửa hiệu có những người đàn bà bận áo hở ngực đi qua, đi lại chân giẫm trong bùn. Những người đàn bà ấy trước kia cũng trong trắng. Các đồng chí có em hãy nghĩ đến các cô em gái của mình. Cùng khổ, mãi dâm, cảnh sát, nhà tù, đó là nơi các cô con gái thơ ngây xinh đẹp ấy sẽ rơi vào, là nơi các tấm thân bồ liễu, các tâm hồn băng tuyết, các áng hương trời sắc nước còn tươi mát hơn cả hoa đinh hương mùa xuân ấy, sẽ rơi vào! À, các đồng chí quyết hy sinh! Các đồng chí sẽ không còn nữa! Tốt lắm, các đồng chí muốn cứu dân ra khỏi ách quân chủ, nhưng các đồng chí lại đem trao con gái các đồng chí cho cảnh sát. Các đồng chí thân mến, hãy coi chừng, hãy biết thương xót. Người ta có thói quen ít nghĩ đến đàn bà, đến những người đàn bà khổ sở. Người ta ỷ lại vào chỗ người phụ nữ không được giáo dục như đàn ông. Người ta ngăn cản không cho họ đọc sách, không cho họ suy nghĩ, không cho họ tham gia chính trị. Còn các đồng chí, các đồng chí có thể ngăn cản họ tối nay đến nhà xác để nhận mặt các đồng chí hay không?
Nào, các đồng chí có gia đình, các đồng chí hãy biết điều, các đồng chí hãy bắt tay anh em và đi đi, để mặc bọn chúng tôi ở đây làm nhiệm vụ. Tôi biết rằng phải can đảm mới bỏ đi được. Khó đấy, nhưng càng khó càng có giá trị. Có đồng chí nói: tôi có súng, tôi đang ở trong chiến lũy, mặc kệ, tôi cứ ở lại. Mặc kệ, nói như thế cũng dễ thôi. Các đồng chí, đời còn có ngày mai, ngày mai các đồng chí sẽ không có mặt nữa, nhưng gia đình các đồng chí lại sẽ còn. Với bao nhiêu là đau khổ! Này nhé, một đứa bé con xinh xắn, bụ bẫm, má phính như quả táo, nó bập bẹ, nó bi bô, nó reo cười luôn miệng, hôn vào da thịt nó bao giờ cũng thấy mát rượi, các bạn có biết nó sẽ ra sao nếu bị vứt bỏ không? Tôi có thấy một em, bé tí xíu, cao độ ngần này. Bố nó chết. Một nhà nghèo nhặt nó về nuôi làm phúc, nhưng họ cũng không có lấy cái ăn phần họ. Cho nên thằng bé luôn luôn phải đói khát. Bấy giờ đang mùa đông. Nó không khóc. Người ta thấy nó đi lại bên cái lò than. Lò chẳng bao giờ đốt lửa. Còn cái ống khói thì các bạn biết cho rằng những kẽ hở đều nhét đất sét cho kín. Thằng bé lấy mấy ngón tay tí hon gõ chút ít đất sét ấy bỏ vào mồm ăn. Hơi thở nó khò khè, mặt mày nó nhợt nhạt, chân nó đi không vững, bụng nó ỏng to. Nó chẳng nói chẳng rằng. Hỏi nó, nó không ừ hử. Rồi nó chết. Người ta đã đem nó đến viện tế bần Néckơ để nó chết ở đấy. Bấy giờ tôi là sinh viên nội trú làm việc ở đấy nên tôi thấy.
Giờ đây, nếu các đồng chí có ai đã có con, có ai đã có hạnh phúc ngày chủ nhật dắt con đi chơi, cầm trong bàn tay hiền từ khỏe mạnh của mình cái bàn tay bé xíu của con mình, thì các đồng chí đó hãy tưởng tượng rằng em bé tôi vừa kể chính là con mình. Em bé ấy, tôi còn nhớ, tôi có cảm giác như đang nhìn thấy nó. Khi nó nằm trần truồng trên bàn mổ, thì xương sườn nó nhô lên, da thịt nó sụp xuống chẳng khác gì những nấm mộ dưới cỏ trong nghĩa địa. Người ta đã tìm thấy một thứ bùn trong dạ dày nó. Trong kẽ răng nó có dính tro. Thôi, chúng ta hãy nên dò lại bụng mình, hãy hỏi lấy lòng mình. Các bản thống kê đều nhận thấy rằng trẻ con còn vô thừa nhận, tỉ lệ chết đến năm mươi lăm phần trăm. Tôi xin nhắc lại, đây là vấn đề phụ nữ, vấn đề các bà mẹ, vấn đề các cô thiếu nữ, vấn đề các cháu bé. Có phải là nói về các đồng chí đâu! Các đồng chí là người thế nào, ai cũng biết. Người ta đều biết rằng các đồng chí là người can đảm mà! Người ta đều biết rằng các đồng chí đều lấy làm vui sướng và vinh dự được đem thân mình hy sinh cho nghĩa lớn, người ta đều biết rằng các đồng chí tự thấy có diễm phúc được hy sinh một cách huy hoàng và hữu ích, vì thế các đồng chí quyết giữ phần vinh dự ấy. Thật là hay. Nhưng các đồng chí không phải một thân một mình trên đời này. Còn có nhiều kẻ khác mà các đồng chí phải nghĩ đến. Chúng ta không nên ích kỷ.
Mọi người cúi đầu trầm lặng.
Những giờ phút cao cả, quả tim con người có những mâu thuẫn lạ lùng làm sao! Côngbơphe nói như thế nhưng bản thân anh có phải là không cha, không mẹ đâu. Anh nhớ đến mẹ già của kẻ khác mà anh quên mất mẹ già của anh. Anh nhất định hy sinh. Anh là một người “ích kỷ”.
Mariuytx bụng trống, người nóng bừng. Chàng đã lần lượt mất hết các nguồn hy vọng. Chìm đắm trong đau khổ - một cảnh chìm đắm não nùng nhất - tràn ứ những xúc động mãnh liệt, và cảm thấy giờ phút cuối cùng đã đến, chàng càng ngập sâu trong trạng thái bàng hoàng mộng mị. Trạng thái đó thường diễn ra khi giờ phút tự nguyện hy sinh sắp đến.
Một nhà sinh lý học có thể nghiên cứu nơi chàng những triệu chứng mỗi lúc càng tăng của trạng thái cảm sốt hấp dẫn đó, trạng thái này đã được khoa học phát hiện và xếp loại, đối với sự đau khổ nó cũng có vị trí tương đương như nhục cảm đối với thú vui.
Thất vọng cũng có độ ngây ngất của nó. Mariuytx đang ở trong tâm trạng ấy. Chàng chứng kiến mọi việc như người ngoài cuộc. Như chúng tôi đã nói, mọi việc xảy ra trước mắt đối với chàng hình như đều xa xôi, chàng trông thấy cái đại thể nhưng chẳng nhìn rõ chi tiết nào. Kẻ qua người lại, chàng đều thấy chập chờn như trong ánh lửa. Tiếng người nói, chàng nghe như từ đáy vực sâu vọng lại.
Thế mà cảnh này làm chàng xúc động. Quang cảnh ấy như có mũi nhọn nào xuyên thẳng tới chàng làm chàng thức tỉnh. Trong trí chàng chỉ có một ý nghĩ là chết, và chàng không muốn phút nào xao lãng việc đó. Nhưng mặc dù tâm thần nửa mê nửa tỉnh, chàng cũng mơ màng nghĩ rằng trong khi mình chết, chẳng có ai cấm mình cứu một người khác. Chàng cất tiếng nói:
- Ănggiônrátx và Côngbơphe nói đúng. Không nên có sự hy sinh vô ích. Tôi tán thành ý kiến hai đồng chí ấy. Chúng ta hãy nhanh lên. Côngbơphe đã nói những lời quyết định. Trong số các đồng chí có người có gia đình, có mẹ già, có em gái, có vợ, có con, các người ấy hãy bước ra.
Không một ai nhúc nhích. Mariuytx lặp lại:
- Những người có vợ con và có gánh nặng gia đình, bước ra khỏi hàng ngũ.
Mariuytx có uy tín lớn. Ănggiônrátx vẫn là người chỉ huy chiến lũy, nhưng Mariuytx là cứu tinh. Ănggiônrátx thét:
- Tôi ra lệnh!
Mariuytx nói:
- Tôi van các đồng chí!
Lời nói của Côngbơphe làm cho họ nao nao, lệnh của Ănggiônrátx khiến họ lung lay, và câu van xin của Mariuytx khiến họ xúc động. Thế là đám người anh dũng ấy bắt đầu tố cáo nhau. Một thanh niên nói với một người đứng tuổi: - Đúng đấy. Anh có vợ có con. Anh đi đi. Người kia đáp: - Chính chú mới nên đi, chú còn phải nuôi những hai đứa em gái kia mà! - Và cuộc đấu tranh hiếm có nổ ra. Đấu tranh để khỏi bị ẩy ra ngoài cõi chết.
Cuốcphêrắc giục:
- Mau lên thôi, mười lăm phút nữa thì trễ mất.
- Các đồng chí, Ănggiônrátx tiếp, ở đây là chế độ cộng hòa, và phổ thông đầu phiếu là nguyên tắc cao nhất. Các đồng chí hãy chỉ định lấy những người phải đi ra.
Mọi người tuân theo. Mấy phút sau, năm người được đồng thanh chỉ định bước ra khỏi đám đông. Mariuyt kêu lên:
- Những năm người.
Chỉ có bốn bộ quân phục.
Cả năm đáp:
- Thế thì một người phải ở lại.
Cuộc cãi vã đầy tinh thần vị tha lại diễn ra lần nữa. Lại phải tìm ra ai được ở lại, phải tìm ra đủ lý lẽ để cho những người kia phải đi.
- Cậu, cậu có một cô vợ rất yêu cậu. - Cậu, cậu còn bà cụ. - Cậu, cậu không cha không mẹ, nếu mất cậu, ba em cậu sẽ thế nào? - Cậu, cậu có những năm con. - Cậu, cậu có quyền được sống, mười bảy tuổi thì sớm quá.
Các chiến lũy lớn của quân cách mạng là nơi gặp gỡ của những anh dũng. Cái có vẻ như phi lý, ở đây lại là chuyện thường tình. Bọn người kia chẳng ai ngạc nhiên vì cử chỉ của nhau. Cuốcphêrắc nhắc lại:
- Nhanh lên.
Các nhóm gọi Mariuytx:
- Đồng chí chỉ định hộ cho người nào phải ở lại.
- Phải đấy, cả năm đồng thanh, yêu cầu đồng chí chọn đi. Chúng tôi xin nghe theo đồng chí.
Mariuytx không tin rằng mình còn có thể xúc động được. Thế mà thoáng nghĩ đến việc phải chọn một người đi chết, chàng cảm thấy như tất cả máu trong người đều dồn về quả tim. Người chàng đã xanh mét rồi, nếu không, người ta đã thấy chàng tái mặt.
Chàng tiến đến chỗ năm người kia đang mỉm cười nhìn chàng. Cả năm, người nào khóe mắt cũng ngời lên cái ánh lửa vĩ đại mà người ta nhìn thấy trong quá khứ xa vời của lịch sử, ở đèo Técmôpin,[267] người nào cũng gọi chàng:
- Tôi! Tôi! Tôi!
[267] Thời cổ đại, ba trăm thanh niên Spáctơ đã hy sinh ở đèo Técmôpin (cổ Hy Lạp) để chặn một vạn quân Ba-tư.
Mariuytx ngơ ngác đếm từng người. Đếm đi đếm lại vẫn con số năm! Rồi mắt chàng cúi nhìn xuống bốn bộ quân phục.
Vừa lúc ấy, một bộ thứ năm như đâu từ trên trời rơi xuống chồng lên bốn bộ kia.
Người thứ năm được cứu thoát.
Mariuytx ngước mắt nhìn lên và nhận ra ông Phôsơlơvăng, Giăng Vangiăng vừa vào trong chiến lũy.
Không biết vì dò hỏi được, hay vì bản năng, vì ngẫu nhiên thế nào mà ông đã theo đường Môngđêtua tìm đến đó. Nhờ bộ quân phục quốc dân quân, ông đã đi qua dễ dàng.
Người lính gác của nghĩa quân ở phố Môngđêtua không ra hiệu báo động làm gì vì chỉ thấy có một quốc dân quân đi lẻ một mình. Anh ta đã để cho người ấy đi tự nhiên vào ngõ phố. Anh ta nghĩ bụng: chắc là một người đến tăng cường lực lượng cho ta, cùng đi nữa, nếu là kẻ địch thì chắc chắn cũng sẽ thành một tù binh thôi. Giờ phút vô cùng nghiêm trọng, người lính gác không thể xao nhãng nhiệm vụ và rời xa vị trí quan sát của mình.
Khi Giăng Vangiăng bước vào trong chiến lũy, chẳng ai nhìn thấy cả, mọi con mắt đang đổ dồn vào năm người được chọn ra và bốn bộ quân phục. Ông thì trông thấy và nghe rõ hết. Ông lặng lẽ cởi bộ quân phục ra và ném vào đống quần áo kia.
Cảm xúc thật khó tả. Bốtxuyê hỏi:
- Người này là ai thế?
Côngbơphe đáp:
- Một người ra tay cứu kẻ khác.
Mariuytx, giọng nghiêm chỉnh, tiếp:
- Tôi biết ông ấy.
Sự bảo đảm của Mariuytx đủ làm cho mọi người thỏa mãn.
Ănggiônrátx quay về phía Giăng Vangiăng:
- Đồng chí, kính chào đồng chí.
Và chàng nói thêm:
- Đồng chí biết chúng ta sắp chết chứ.
Giăng Vangiăng không đáp, im lặng giúp người nghĩa quân được ông cứu thoát bận bộ quân phục vào mình.
HÈ SÁNG RỒl TỐI SẦM
Ănggiônrátx đi quan sát tình hình. Anh theo ngõ Môngđêtua đi ra ngoài, quanh quất men theo các dãy nhà.
Phải nói rằng bấy giờ nghĩa quân lòng đầy hy vọng. Cái cách họ đã đánh lui cuộc tấn công ban đêm làm cho họ hầu như coi thường cuộc tấn công lúc sắp tảng sáng. Họ chờ đợi và họ cười cợt. Họ chẳng hề hoài nghi chút nào về sự thắng lợi cũng như không nghi ngờ chính nghĩa của mình. Vả lại nhất định viện binh sẽ đến với họ. Họ tin tưởng vào đó lắm. Người Pháp khi chiến đấu thường có lối tiên đoán tình hình một cách dễ dãi và đầy lạc quan, làm cho họ có thêm sức mạnh. Với lối đoán trước ấy, nghĩa quân chia cái ngày sắp đến ra làm ba giai đoạn chắc chắn: sáu giờ sáng thì một trung đoàn “mà họ đã vận động” sẽ quay súng, đến trưa thì toàn thể Pari nhất tề đứng dậy, mặt trời lặn thì cách mạng bùng nổ.
Từ tối hôm trước, tiếng chuông báo động ở nhà thờ phố Xanh Meri không hề ngừng một phút. Điều ấy chứng tỏ là chiến lũy kia, cái chiến lũy lớn nhất, chiến lũy của Gian, vẫn còn đứng vững. Tất cả những mối hy vọng ấy, nhóm này chuyển cho nhóm kia trong tiếng xì xào vui vẻ và đáng sợ như tiếng vo ve của đàn ong sắp xung trận.
Ănggiônrátx trở về. Như con chim ưng, anh vừa âm thầm dạo quanh một vòng trong vùng bóng tối ngoài chiến lũy. Hai tay khoanh lại, một bàn tay đặt trên miệng, anh lắng nghe trong chốc lát nỗi vui vẻ của anh em. Trong ánh bình minh mỗi lúc một sáng tỏ, nét mặt anh hiện ra tươi tắn và ửng hồng. Chàng nói:
- Toàn bộ quân đội Pari tấn công. Một phần ba đội quân ấy đè lên cái chiến lũy của các đồng chí đấy. Ngoài ra còn có quốc dân quân. Tôi trông rõ mũ giát lông của trung đoàn xung kích số năm và cờ xí của đoàn cảnh vệ quân số sáu. Một giờ nữa các đồng chí sẽ bị tấn công. Còn dân chúng thì hôm qua sôi sục, nhưng sáng nay im lìm. Không còn mong đợi gì nữa, chẳng còn hy vọng vào đâu được. Không một ngoại ô nào, cũng không có một trung đoàn nào hưởng ứng. Các đồng chí bị bỏ rơi rồi.
Các lời nói ấy rơi vào giữa tiếng xì xào của các nhóm nghĩa quân và có tác dụng như giọt mưa giông đầu tiên rơi vào giữa tổ ong. Mọi người đều câm bặt. Một phút im lặng khó tả. Người ta có cảm tưởng như nghe thấy thần chết bay qua.
Nhưng chỉ trong giây lát.
Từ chỗ tối nhất trong đám đông, một tiếng người cất lên nói to với Ănggiônrátx:
- Đành vậy! Xây chiến lũy lên cao bảy thước và anh em ta ở cả đấy. Các đồng chí, hãy lấy xác chúng ta mà phản kháng. Phải tỏ ra rằng nếu dân chúng bỏ rơi những người cộng hòa thì người cộng hòa vẫn không bỏ rơi dân chúng.
Lời nói ấy xé tan đám mây nặng nề của những người lo lắng cá nhân, làm cho trí óc mọi người như được giải thoát. Một tràng pháo tay hoan nghênh nó nhiệt liệt.
Mãi sau cũng không ai biết được tên người đã nói. Có lẽ là một người thợ nào đó không ai để ý tới, một người vô danh, một người bị quên lãng, một người qua đường anh hùng. Kiểu người vô danh vĩ đại ấy bao giờ cũng có mặt trong những biến động của loài người, những cơn thai nghén của xã hội. Và đến một giờ phút nhất định, họ nói lên cái lời cuối cùng quyết định, rồi tan biến ngay trong bóng tối, sau khi đã thay mặt cho nhân dân và Chúa một phút trong ánh chớp sáng lòa.
Không khí chung ngày mồng 6 tháng sáu năm 1832 là không khí của sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Cho nên cũng vào giờ ấy, ở chiến lũy Xanh Meri, nghĩa quân cũng đồng thanh hô to: “Có viện trợ hay không viện trợ, mặc! Chúng ta quyết tử đến người cuối cùng ở đây.” Câu nói ấy thành một câu nói lịch sử và có ghi trong hồ sơ các vụ khởi nghĩa năm ấy.
Như thế, độc giả thấy rõ, mặc dù cách biệt với nhau về mặt vật chất, hai chiến lũy vẫn cảm thông với nhau.
IV
BỚT NĂM, THÊM MỘT
Khi người vô danh nào đó ban bố cái quyết nghị “lấy xác mà phản kháng” và đem lại cho mọi người cái phương thức thống nhất ý chí, thống nhất tâm hồn như thế đã dứt lời, thì từ khắp cửa miệng đều vọt lên một tiếng hô thoải mái và rùng rợn. Tiếng hô ấy, về ý nghĩa thì buồn thật nhưng trong giọng hô thì lại đầy khí thế chiến thắng.
- Tinh thần quyết tử muôn năm! Tất cả ở lại.
- Tại sao lại tất cả? Ănggiônrátx hỏi.
- Tất cả! Tất cả!
Ănggiônrátx tiếp:
- Địa thế ở đây thuận lợi, chiến lũy lại kiên cố. Ba mươi người cũng đủ. Sao lại đi hy sinh những bốn mươi người? Mọi người đáp:
- Bởi vì chẳng một ai chịu bỏ đi cả.
Ănggiônrátx nói to, giọng nói rung vang gần như gắt gỏng:
- Các đồng chí, nền cộng hòa không có thừa người đâu mà đem phung phí vô ích. Khoa trương là xa xỉ. Nếu có đôi người có nhiệm vụ phải lánh đi thì nhiệm vụ ấy cũng phải được thi hành như mọi nhiệm vụ khác.
Ănggiônrátx là người nguyên tắc. Đối với các đồng chí anh có một thứ uy lực vô thượng, gần như tuyệt đối.
Mặc dù thế, lần này người ta vẫn xì xào.
Là người có khiếu chỉ huy từ trong mạch máu, Ănggiônrátx thấy có tiếng xì xào nên nhấn mạnh thêm. Anh cất giọng nghiêm nghị nói:
- Ai sợ chỉ có ba mươi là không đủ thì cho biết.
Tiếng xì xào tăng lên gấp bội. Có tiếng người trong một nhóm nào đó nhận xét:
- Lánh đi ư? Nói nghe dễ lắm, nhưng chiến lũy bị bao vây cả rồi.
- Phía chợ chưa bị bao vây, Ănggiônrátx nói. Con đường Môngđêtua còn tự do, từ đó đi qua phố Prêsơ thì có thể đến chợ Inôxăng.
Có tiếng khác trong đám đông nói:
- Đến đó sẽ lại bị bắt thôi. Sẽ lại rơi vào một đội canh gác nào của quân đội hay quốc dân quân ngoại ô thôi. Thấy có người bận bơ-lu đội cát-két đi qua, chúng sẽ lập tức gọi: “Thằng kia, mày ở đâu đến đây? Hay là mày ở chiến lũy”. Thế rồi chúng nó khám tay. “Tay mày có mùi thuốc súng”. Thế là bị bắn.
Ănggiônrátx không đáp, để tay lên vai Côngbơphe. Cả hai bước vào gian phòng thấp.
Một lát sau họ trở ra. Ănggiônrátx hai tay rộng mở ôm ra bốn bộ quân phục chàng cho để riêng một nơi. Côngbơphe theo sau mang các mảnh yếm da và mũ giắt lông.
- Với các bộ quân phục này, Ănggiônrátx nói - có thể trà trộn vào hàng ngũ quân đội rồi trốn thoát. Hãy được cho bốn người đấy.
Và anh ném bốn bộ quần áo xuống mặt đường đã cạy hết đá.
Đám thính giả can trường không hề nhúc nhích. Côngbơphe lên tiếng:
- Nào, phải có chút lòng thương xót mới được. Các đồng chí có biết vấn đề ở đây là gì không? Vấn đề phụ nữ đó. Đây này. Tôi hỏi này: ở nhà chúng ta có đàn bà hay không nào? Có trẻ con hay không nào? Có phải có những người phụ nữ đã có hàng đống con vây quanh, mà còn phải lấy chân đưa nôi nữa hay không nào? Trong số các đồng chí, ai chưa từng thấy đàn bà vạch vú nuôi con, hãy giơ tay lên xem. À, các đồng chí muốn đem thân mình hy sinh, tôi nói có các đồng chí đây, tôi cũng rất mong như thế, nhưng tôi không muốn cảm thấy có những bóng ma phụ nữ vật vã chung quanh tôi. Các đồng chí cứ hy sinh, được lắm, nhưng các đồng chí không nên làm cho kẻ khác phải chết. Những cuộc quyết tử như cuộc quyết tử sắp diễn ra đây thật là cao cả, nhưng diện quyết tử phải rất hẹp, nó không cần mở rộng ra đâu, và khi nó chạm đến bà con cật ruột của các đồng chí, nó lại trở thành chuyện sát nhân.
Các đồng chí hãy nghĩ đến các trẻ đầu xanh và các cụ đầu bạc. Các đồng chí nghe đây này: Ănggiônrátx vừa mới nói với tôi rằng ban nãy anh có thấy ở nơi góc phố Thiên nga trên gác năm, có một cái cửa sổ còn chong đèn, và trên nền kính có bóng một đầu người run run. Đó là bóng một bà cụ già hình như đã thức suốt đêm để chờ đợi. Có lẽ là mẹ của một trong các đồng chí. Thế thì, đồng chí đó hãy đi, đi cho mau để về với mẹ: thưa mẹ, con đã về! Đồng chí đó hãy yên tâm, số anh em còn ở lại đây sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Khi chúng ta phải làm việc để giúp đỡ gia đình, chúng ta không có quyền được hy sinh tính mạng. Hy sinh tính mạng là trốn nhiệm vụ gia đình đó. Còn những đồng chí có em gái, có em gái nữa! Các đồng chí có nghĩ đến không? Các đồng chí quyết định chết và các đồng chí sẽ chết, được lắm, nhưng mai đây thì sao? Thiếu nữ mà không có cơm ăn, điều ấy đáng sợ lắm. Đàn ông thì ngửa tay ăn xin, còn đàn bà thì đem thân đi bán. Chao ôi! Những con người duyên dáng, dịu ngọt, những con người đầu cài hoa, mồm ca miệng nói líu lo, làm cho trong nhà tràn đầy không khí đoan trinh, những con người hiện thân của hương thơm, những con người chứng minh rằng trên trời có thiên thần và dưới đất có trinh nữ, những cô Gian, cô Lidơ, cô Mimi, những con người hiền lành, đáng yêu làm cho các đồng chí lấy làm tự hào và hạnh phúc, trời ơi! Những cô ấy sắp phải đói khát! Các đồng chí muốn tôi nói gì với các đồng chí? Có một cái chợ bán thịt người đấy và những bàn tay ma của các đồng chí run rẩy chung quanh người các cô em ấy không thể ngăn cản họ bước vào đấy! Các đồng chí hãy nghĩ đến đường phố, đến mặt đường đầy người qua lại, các đồng chí hãy nghĩ đến các cửa hiệu có những người đàn bà bận áo hở ngực đi qua, đi lại chân giẫm trong bùn. Những người đàn bà ấy trước kia cũng trong trắng. Các đồng chí có em hãy nghĩ đến các cô em gái của mình. Cùng khổ, mãi dâm, cảnh sát, nhà tù, đó là nơi các cô con gái thơ ngây xinh đẹp ấy sẽ rơi vào, là nơi các tấm thân bồ liễu, các tâm hồn băng tuyết, các áng hương trời sắc nước còn tươi mát hơn cả hoa đinh hương mùa xuân ấy, sẽ rơi vào! À, các đồng chí quyết hy sinh! Các đồng chí sẽ không còn nữa! Tốt lắm, các đồng chí muốn cứu dân ra khỏi ách quân chủ, nhưng các đồng chí lại đem trao con gái các đồng chí cho cảnh sát. Các đồng chí thân mến, hãy coi chừng, hãy biết thương xót. Người ta có thói quen ít nghĩ đến đàn bà, đến những người đàn bà khổ sở. Người ta ỷ lại vào chỗ người phụ nữ không được giáo dục như đàn ông. Người ta ngăn cản không cho họ đọc sách, không cho họ suy nghĩ, không cho họ tham gia chính trị. Còn các đồng chí, các đồng chí có thể ngăn cản họ tối nay đến nhà xác để nhận mặt các đồng chí hay không?
Nào, các đồng chí có gia đình, các đồng chí hãy biết điều, các đồng chí hãy bắt tay anh em và đi đi, để mặc bọn chúng tôi ở đây làm nhiệm vụ. Tôi biết rằng phải can đảm mới bỏ đi được. Khó đấy, nhưng càng khó càng có giá trị. Có đồng chí nói: tôi có súng, tôi đang ở trong chiến lũy, mặc kệ, tôi cứ ở lại. Mặc kệ, nói như thế cũng dễ thôi. Các đồng chí, đời còn có ngày mai, ngày mai các đồng chí sẽ không có mặt nữa, nhưng gia đình các đồng chí lại sẽ còn. Với bao nhiêu là đau khổ! Này nhé, một đứa bé con xinh xắn, bụ bẫm, má phính như quả táo, nó bập bẹ, nó bi bô, nó reo cười luôn miệng, hôn vào da thịt nó bao giờ cũng thấy mát rượi, các bạn có biết nó sẽ ra sao nếu bị vứt bỏ không? Tôi có thấy một em, bé tí xíu, cao độ ngần này. Bố nó chết. Một nhà nghèo nhặt nó về nuôi làm phúc, nhưng họ cũng không có lấy cái ăn phần họ. Cho nên thằng bé luôn luôn phải đói khát. Bấy giờ đang mùa đông. Nó không khóc. Người ta thấy nó đi lại bên cái lò than. Lò chẳng bao giờ đốt lửa. Còn cái ống khói thì các bạn biết cho rằng những kẽ hở đều nhét đất sét cho kín. Thằng bé lấy mấy ngón tay tí hon gõ chút ít đất sét ấy bỏ vào mồm ăn. Hơi thở nó khò khè, mặt mày nó nhợt nhạt, chân nó đi không vững, bụng nó ỏng to. Nó chẳng nói chẳng rằng. Hỏi nó, nó không ừ hử. Rồi nó chết. Người ta đã đem nó đến viện tế bần Néckơ để nó chết ở đấy. Bấy giờ tôi là sinh viên nội trú làm việc ở đấy nên tôi thấy.
Giờ đây, nếu các đồng chí có ai đã có con, có ai đã có hạnh phúc ngày chủ nhật dắt con đi chơi, cầm trong bàn tay hiền từ khỏe mạnh của mình cái bàn tay bé xíu của con mình, thì các đồng chí đó hãy tưởng tượng rằng em bé tôi vừa kể chính là con mình. Em bé ấy, tôi còn nhớ, tôi có cảm giác như đang nhìn thấy nó. Khi nó nằm trần truồng trên bàn mổ, thì xương sườn nó nhô lên, da thịt nó sụp xuống chẳng khác gì những nấm mộ dưới cỏ trong nghĩa địa. Người ta đã tìm thấy một thứ bùn trong dạ dày nó. Trong kẽ răng nó có dính tro. Thôi, chúng ta hãy nên dò lại bụng mình, hãy hỏi lấy lòng mình. Các bản thống kê đều nhận thấy rằng trẻ con còn vô thừa nhận, tỉ lệ chết đến năm mươi lăm phần trăm. Tôi xin nhắc lại, đây là vấn đề phụ nữ, vấn đề các bà mẹ, vấn đề các cô thiếu nữ, vấn đề các cháu bé. Có phải là nói về các đồng chí đâu! Các đồng chí là người thế nào, ai cũng biết. Người ta đều biết rằng các đồng chí là người can đảm mà! Người ta đều biết rằng các đồng chí đều lấy làm vui sướng và vinh dự được đem thân mình hy sinh cho nghĩa lớn, người ta đều biết rằng các đồng chí tự thấy có diễm phúc được hy sinh một cách huy hoàng và hữu ích, vì thế các đồng chí quyết giữ phần vinh dự ấy. Thật là hay. Nhưng các đồng chí không phải một thân một mình trên đời này. Còn có nhiều kẻ khác mà các đồng chí phải nghĩ đến. Chúng ta không nên ích kỷ.
Mọi người cúi đầu trầm lặng.
Những giờ phút cao cả, quả tim con người có những mâu thuẫn lạ lùng làm sao! Côngbơphe nói như thế nhưng bản thân anh có phải là không cha, không mẹ đâu. Anh nhớ đến mẹ già của kẻ khác mà anh quên mất mẹ già của anh. Anh nhất định hy sinh. Anh là một người “ích kỷ”.
Mariuytx bụng trống, người nóng bừng. Chàng đã lần lượt mất hết các nguồn hy vọng. Chìm đắm trong đau khổ - một cảnh chìm đắm não nùng nhất - tràn ứ những xúc động mãnh liệt, và cảm thấy giờ phút cuối cùng đã đến, chàng càng ngập sâu trong trạng thái bàng hoàng mộng mị. Trạng thái đó thường diễn ra khi giờ phút tự nguyện hy sinh sắp đến.
Một nhà sinh lý học có thể nghiên cứu nơi chàng những triệu chứng mỗi lúc càng tăng của trạng thái cảm sốt hấp dẫn đó, trạng thái này đã được khoa học phát hiện và xếp loại, đối với sự đau khổ nó cũng có vị trí tương đương như nhục cảm đối với thú vui.
Thất vọng cũng có độ ngây ngất của nó. Mariuytx đang ở trong tâm trạng ấy. Chàng chứng kiến mọi việc như người ngoài cuộc. Như chúng tôi đã nói, mọi việc xảy ra trước mắt đối với chàng hình như đều xa xôi, chàng trông thấy cái đại thể nhưng chẳng nhìn rõ chi tiết nào. Kẻ qua người lại, chàng đều thấy chập chờn như trong ánh lửa. Tiếng người nói, chàng nghe như từ đáy vực sâu vọng lại.
Thế mà cảnh này làm chàng xúc động. Quang cảnh ấy như có mũi nhọn nào xuyên thẳng tới chàng làm chàng thức tỉnh. Trong trí chàng chỉ có một ý nghĩ là chết, và chàng không muốn phút nào xao lãng việc đó. Nhưng mặc dù tâm thần nửa mê nửa tỉnh, chàng cũng mơ màng nghĩ rằng trong khi mình chết, chẳng có ai cấm mình cứu một người khác. Chàng cất tiếng nói:
- Ănggiônrátx và Côngbơphe nói đúng. Không nên có sự hy sinh vô ích. Tôi tán thành ý kiến hai đồng chí ấy. Chúng ta hãy nhanh lên. Côngbơphe đã nói những lời quyết định. Trong số các đồng chí có người có gia đình, có mẹ già, có em gái, có vợ, có con, các người ấy hãy bước ra.
Không một ai nhúc nhích. Mariuytx lặp lại:
- Những người có vợ con và có gánh nặng gia đình, bước ra khỏi hàng ngũ.
Mariuytx có uy tín lớn. Ănggiônrátx vẫn là người chỉ huy chiến lũy, nhưng Mariuytx là cứu tinh. Ănggiônrátx thét:
- Tôi ra lệnh!
Mariuytx nói:
- Tôi van các đồng chí!
Lời nói của Côngbơphe làm cho họ nao nao, lệnh của Ănggiônrátx khiến họ lung lay, và câu van xin của Mariuytx khiến họ xúc động. Thế là đám người anh dũng ấy bắt đầu tố cáo nhau. Một thanh niên nói với một người đứng tuổi: - Đúng đấy. Anh có vợ có con. Anh đi đi. Người kia đáp: - Chính chú mới nên đi, chú còn phải nuôi những hai đứa em gái kia mà! - Và cuộc đấu tranh hiếm có nổ ra. Đấu tranh để khỏi bị ẩy ra ngoài cõi chết.
Cuốcphêrắc giục:
- Mau lên thôi, mười lăm phút nữa thì trễ mất.
- Các đồng chí, Ănggiônrátx tiếp, ở đây là chế độ cộng hòa, và phổ thông đầu phiếu là nguyên tắc cao nhất. Các đồng chí hãy chỉ định lấy những người phải đi ra.
Mọi người tuân theo. Mấy phút sau, năm người được đồng thanh chỉ định bước ra khỏi đám đông. Mariuyt kêu lên:
- Những năm người.
Chỉ có bốn bộ quân phục.
Cả năm đáp:
- Thế thì một người phải ở lại.
Cuộc cãi vã đầy tinh thần vị tha lại diễn ra lần nữa. Lại phải tìm ra ai được ở lại, phải tìm ra đủ lý lẽ để cho những người kia phải đi.
- Cậu, cậu có một cô vợ rất yêu cậu. - Cậu, cậu còn bà cụ. - Cậu, cậu không cha không mẹ, nếu mất cậu, ba em cậu sẽ thế nào? - Cậu, cậu có những năm con. - Cậu, cậu có quyền được sống, mười bảy tuổi thì sớm quá.
Các chiến lũy lớn của quân cách mạng là nơi gặp gỡ của những anh dũng. Cái có vẻ như phi lý, ở đây lại là chuyện thường tình. Bọn người kia chẳng ai ngạc nhiên vì cử chỉ của nhau. Cuốcphêrắc nhắc lại:
- Nhanh lên.
Các nhóm gọi Mariuytx:
- Đồng chí chỉ định hộ cho người nào phải ở lại.
- Phải đấy, cả năm đồng thanh, yêu cầu đồng chí chọn đi. Chúng tôi xin nghe theo đồng chí.
Mariuytx không tin rằng mình còn có thể xúc động được. Thế mà thoáng nghĩ đến việc phải chọn một người đi chết, chàng cảm thấy như tất cả máu trong người đều dồn về quả tim. Người chàng đã xanh mét rồi, nếu không, người ta đã thấy chàng tái mặt.
Chàng tiến đến chỗ năm người kia đang mỉm cười nhìn chàng. Cả năm, người nào khóe mắt cũng ngời lên cái ánh lửa vĩ đại mà người ta nhìn thấy trong quá khứ xa vời của lịch sử, ở đèo Técmôpin,[267] người nào cũng gọi chàng:
- Tôi! Tôi! Tôi!
[267] Thời cổ đại, ba trăm thanh niên Spáctơ đã hy sinh ở đèo Técmôpin (cổ Hy Lạp) để chặn một vạn quân Ba-tư.
Mariuytx ngơ ngác đếm từng người. Đếm đi đếm lại vẫn con số năm! Rồi mắt chàng cúi nhìn xuống bốn bộ quân phục.
Vừa lúc ấy, một bộ thứ năm như đâu từ trên trời rơi xuống chồng lên bốn bộ kia.
Người thứ năm được cứu thoát.
Mariuytx ngước mắt nhìn lên và nhận ra ông Phôsơlơvăng, Giăng Vangiăng vừa vào trong chiến lũy.
Không biết vì dò hỏi được, hay vì bản năng, vì ngẫu nhiên thế nào mà ông đã theo đường Môngđêtua tìm đến đó. Nhờ bộ quân phục quốc dân quân, ông đã đi qua dễ dàng.
Người lính gác của nghĩa quân ở phố Môngđêtua không ra hiệu báo động làm gì vì chỉ thấy có một quốc dân quân đi lẻ một mình. Anh ta đã để cho người ấy đi tự nhiên vào ngõ phố. Anh ta nghĩ bụng: chắc là một người đến tăng cường lực lượng cho ta, cùng đi nữa, nếu là kẻ địch thì chắc chắn cũng sẽ thành một tù binh thôi. Giờ phút vô cùng nghiêm trọng, người lính gác không thể xao nhãng nhiệm vụ và rời xa vị trí quan sát của mình.
Khi Giăng Vangiăng bước vào trong chiến lũy, chẳng ai nhìn thấy cả, mọi con mắt đang đổ dồn vào năm người được chọn ra và bốn bộ quân phục. Ông thì trông thấy và nghe rõ hết. Ông lặng lẽ cởi bộ quân phục ra và ném vào đống quần áo kia.
Cảm xúc thật khó tả. Bốtxuyê hỏi:
- Người này là ai thế?
Côngbơphe đáp:
- Một người ra tay cứu kẻ khác.
Mariuytx, giọng nghiêm chỉnh, tiếp:
- Tôi biết ông ấy.
Sự bảo đảm của Mariuytx đủ làm cho mọi người thỏa mãn.
Ănggiônrátx quay về phía Giăng Vangiăng:
- Đồng chí, kính chào đồng chí.
Và chàng nói thêm:
- Đồng chí biết chúng ta sắp chết chứ.
Giăng Vangiăng không đáp, im lặng giúp người nghĩa quân được ông cứu thoát bận bộ quân phục vào mình.