Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 126
VI
TRONG KHI CHỜ ĐỢI
Trong những giờ phút chờ đợi đó, họ làm gì?
Chúng tôi thấy cần phải thuật lại vì đây là lịch sử. Trong lúc đàn ông làm đạn, thì phụ nữ làm băng, gạc, trong lúc một cái xoong to chứa đầy chì và thiếc chảy, để đổ ra khuôn đạn đang bốc khói trên bếp đỏ rực, trong lúc những người gác, súng cầm tay, đang đứng trên chiến lũy canh chừng, và Ănggiônrátx, không gì làm xao lãng, đang canh họ, thì Côngbơphe, Cuốcphêrắc, Giăng Pruve, Phơidi, Bốtxuyê, Giôli, Bahôren và mấy anh nữa tìm nhau, tập họp lại như những buổi hội đàm sinh viên thái bình nhất, và ở một góc quán biến thành chỗ nấp đạn, cách cái lô cốt hai bước, súng đã nạp đạn và khơi ngòi đặt tựa ghế, những chàng trai đẹp đẽ ấy bàn ngâm thơ tình.
Thơ như thế nào? Thì đây:
Em nhớ chăng quãng đời êm ái
Của đôi ta đang tuổi xuân đầu,
Thuở tim nhỏ nhỉ có hai mơ ước:
Đẹp áo quần và mê mệt vì nhau?
Thuở tuổi em và tuổi anh dồn lại
Tính làm sao cũng chỉ bốn mươi
Trong tổ ấm nhỏ nhoi khiêm tốn
Đời trong lành dù đông đến vẫn xuân tươi.
Bao ngày đẹp! Pari tham dự
Những tiệc thiêng. Manuyen[249] kiêu hãnh, thông minh.
Phôi[250] thét lửa. Và cái kim cài áo
[249] Manuel: chính khách Pháp đã chống đối kịch liệt các cuộc viễn chinh thời Quân chủ phục hưng.
[250] Foy: tướng Pháp đã chiến đấu anh dũng thời Đế chế và là dân biểu thuộc phái tự do thời Quân chủ phục hưng. Hùng hồn và nồng nhiệt, ông được nhân dân mến phục.
Ở ngực em khẽ nhói da anh.
Tất cả ngắm em. Luật sư không khách.
Anh đưa em đến quán ăn trưa,
Em đẹp đến hoa hồng quay lại
Để say nhìn kiều diễm dáng thiên nga.
Hoa thỏ thẻ: cô kia đẹp lạ!
Ngát hương thơ! Cuồn cuộn tóc như sông!
Chiếc áo khoác chắc có che đôi cánh
Và mũ kia như hàm tiếu nụ hồng.
Anh thơ thẩn, cắp tay em mềm mại,
Khách đi qua ngỡ có lẽ thần linh
Đêm tháng tư êm đềm và tháng năm rực rỡ
Phối hợp trong duyên thắm lứa đôi mình.
Ta sung sướng trốn người, đóng cửa
Ngốn tình yêu, quả cấm ngon thay!
Anh mở miệng chưa dứt câu em đã
Nghiêng lòng em tha thiết đáp lời ngay.
Trường Xoốcbôn biến thành cảnh mộng
Để yêu em từ tối đến bình minh.
Anh say đắm đem “bản đồ Tình ái”,[251]
Đặt bừa lên phố xá xóm Latinh.[252]
[251] Bản đồ Tình ái (Carte du Tendre): bản đồ tượng trưng quá trình phát triển của tình yêu (được biểu hiện bằng con sông mang tên Tendre là âu yếm) ra đời trong một phòng khách thế kỷ XVII.
[252] Hay khu Latin (Quartier latin): khu các trường đại học ở Pari.
Quảng trường Môbe, quảng trường Đôphin ơi hỡi!
Trong buồng con dịu mát ánh xuân tươi
Khi em kéo bít tất lên cổ chân thon nhỏ
Anh thấy đẩu tinh mọc ở cuối trời.
Anh mài miệt Platông nhưng chẳng nhớ.
Bao bậc hiền ca ngợi đấng cao minh,
Tặng cành hoa, em thuyết phục anh hơn tất cả
Về tấm lòng nhân ái cõi cao xanh.
Anh nghe em, em chiều anh chẳng kém
Ôi! Buồng nghèo mà rực rỡ vàng son,
Anh buộc dải áo em, ngắm em đi, lại,
Soi mặt hoa trong chiếc gương sờn.
Ai quên được thuở ban đầu nắng sớm
Và trời xanh và hoa lá, lụa là,
Dải buộc đẹp, tấm vân này gợi sóng,
Buổi tình yêu bập bẹ tiếng: hai ta?
Vườn chúng ta là một chậu hoa tuy-líp,
Váy em treo che kính cửa hành lang,
Anh dùng cái bát nung thô kệch
Và nhường em chiếc chén sứ Phù tang.
Ôi! Những đại họa khiến ta cười ngặt nghẽo.
Mất khăn quàng, bao tay ấm hỏa thiêu!
Và bức chân dung Sếchxpia thần thánh
Mà thiếu ăn ta đã bán một chiều!
Anh là kẻ ăn xin, em, nhà từ thiện,
Cướp thời cơ anh hôn chộp cánh tay tròn,
Đăngtơ[253] khổ lớn đem bàn tiệc
[253] Dante: nhà thơ lớn của Ý ở thế kỷ XIII-XIV. Nguyên văn: Dante in folie tức là “Dante khổ gấp đôi”, cách nói tắt thông dụng để chỉ cuốn Thần khúc in theo khổ giấy báo gấp đôi.
Hạt dẻ thơm ăn với tiếng cười giòn.
Trong ổ chật mà vui, khi anh đặt
Lên môi em rực lửa, cái hôn đầu,
Em ra đi, thẹn thùng, tóc sổ,
Tái tê người, anh tin có Chúa ở trên cao.
Nhớ chăng em những vô vàn hạnh phúc?
Những khăn em tơi tả bởi đùa nhau?
Ôi! Bao tiếng thở dài từ trong tim ấp ủ
Đã bay vào bốn hướng trời sâu!
Thời gian, khung cảnh, những hồi ức tuổi xuân cộng với mấy chấm sao vừa xuất hiện trên bầu trời, cảnh u tĩnh của mấy đường phố vắng vẻ và giờ phút kế cận của biến cố khốc liệt sắp xảy ra, tất cả những cái đó khiến cho bài thơ đọc thầm thì trong hoàng hôn có một vẻ hấp dẫn lâm ly. Những câu thơ đó do Giăng Pruve đọc, Giăng Pruve, chúng tôi đã nói, là một nhà thơ dịu dàng.
Trong khi đó, người ta đã thắp một đèn con ở chiến lũy nhỏ. Còn ở chiến lũy lớn thì một cây đuốc sáp, loại ta thấy trong ngày thứ ba béo cắm trước cái xe chở đầy mặt nạ đi đến Cuốcti. Những cây đuốc ấy lấy ở ngoại ô Xanh Ăngtoan, như chúng ta đã biết.
Cây đuốc cắm giữa một thứ lồng đá vây ba mặt để che gió và sắp xếp để tụ tất cả ánh sáng vào lá cờ. Đường phố vào chiến lũy vẫn chìm trong bóng tối, nên chỉ thấy độc một ngọn cờ đỏ uy nghi rực rỡ như được soi sáng bởi một chiếc đèn lồng kín.
Ánh sáng ấy nhuốm thêm cho màu đỏ của lá cờ một màu huyết dụ dữ dội.
VII
NGƯỜI MỚI TUYỂN Ở PHỐ BIDÉT
Đêm xuống hẳn, vẫn chưa xảy ra việc gì. Lắng nghe thấy ồn ào không rõ tiếng gì, chỉ thỉnh thoảng có tiếng súng đì đùng nhưng rời rạc và xa xôi. Nghỉ lâu và kéo dài như thế chứng tỏ chính phủ đang tranh thủ thời gian để tập trung lực lượng. Năm mươi người này đang chờ đợi để đương đầu với sáu vạn.
Ănggiônrátx cảm thấy nóng ruột như tất cả những người dũng cảm khi phải chờ đợi một sự việc hiểm nghèo. Chàng tìm Gavrốt, thấy nó đang lo chế đạn trong gian phòng thấp, dưới ánh đèn tù mù của hai ngọn nến đặt trên quầy hàng, thật xa để lửa khỏi bén vào thuốc súng trên bàn. Hai ngọn nến không chiếu tỏ ra ngoài. Nghĩa quân đã đề phòng không thắp gì trên các tầng gác.
Bấy giờ Gavrốt đang đăm chiêu suy nghĩ, không phải suy nghĩ về việc chế đạn.
Thằng cha gặp ở đường Bidét bước vào phòng. Hắn đến ngồi bên cạnh cái bàn tốt nhất. Hắn cắp vào đùi một khẩu súng trận lớn. Nãy giờ Gavrốt cứ nghĩ đến trăm ngàn trò thú vị nên không nhìn thấy hắn.
Lúc hắn bước vào, Gavrốt đưa mắt nhìn hắn một cách tự nhiên. Nó khen thầm khẩu súng. Đột nhiên khi hắn ta ngồi xuống, thì thằng bé đứng dậy. Giá có ai theo dõi hắn ta từ trước thì đã thấy hắn ta quan sát tất cả mọi việc trong chiến lũy và theo dõi nghĩa quân rất chăm chú. Nhưng từ khi hắn bước vào phòng thì hắn có vẻ như trầm ngâm không nhìn thấy gì ở xung quanh. Chú bé lại gần anh chàng tư lự kia, rón rén đi xung quanh như sợ đánh thức hắn dậy. Đồng thời trên khuôn mặt trẻ con của chú, cái bộ mặt vừa lấc cấc lại vừa đứng đắn, bộp chộp đồng thời sâu sắc, vui vẻ mà có lúc lại buồn não ruột, thấy xuất hiện những cái nhăn nhó của một ông già. Hình như chú đang tự hỏi: “Phải rồi! - Không thể thế được! - Mình đoán sai chăng! - Mình mê ngủ chăng! Hay chính là…? Không, không phải đâu! - Đúng rồi chứ gì nữa! - Không phải…” Gavrốt lắc lư con người, hai tay nắm chặt đút trong túi quần, cổ quay quay như cổ một con chim. Chú bĩu dài cái môi dưới ra vẻ thạo đời. Chú ngơ ngác hoài nghi, không chịu tin nhưng rồi lại như vỡ lẽ ra và cảm thấy bàng hoàng. Chú có cái vẻ mặt của một viên thái giám đã tìm ra được một giai nhân tuyệt thế cho nhà vua ở ngoài chợ bán nô lệ, giữa đám người sồ sề, hay một tay sành nghệ thuật đã tìm được một bức Raphaen trong mớ tranh tồi. Tất cả con người của chú đang làm việc, bản năng đang đánh hơi, óc đang suy tính. Rõ ràng Gavrốt gặp phải một biến cố gì đây.
Chính đang lúc chú băn khoăn cao độ như thế thì Ănggiônrátx đến gần nói:
- Chú nhỏ người, người ta không trông thấy chú. Chú hãy ra ngoài chiến lũy, men theo hai dãy phố xem thử có gì không, rồi về đây báo cáo cho tôi biết.
Gavrốt đứng rướn người lên:
- Thế ra trẻ con cũng được việc đấy nhỉ! May thế chứ! Em xin đi ngay. Nhân tiện nói cho anh biết, anh nên tin trẻ con chứ đừng nên tin người lớn…
Rồi Gavrốt ngẩng đầu lên và hạ thấp giọng trỏ thằng cha gặp ở phố Bidét.
- Anh thấy thằng cao lớn ấy chứ?
- Thế nào?
- Mật thám đấy!
- Chắc không?
- Thì mới mười lăm hôm trước đây, em hóng mát trên cầu Rôian bị nó xách tai.
Ănggiônrátx liền bỏ chú bé và nói thầm mấy tiếng với một công nhân bến rượu đang đứng đấy. Anh này ra khỏi phòng rồi lại vào ngay với ba người nữa. Tất cả bốn đều là phu khuân vác lực lưỡng. Họ lẳng lặng đến đứng sau cái bàn có thằng cha ở phố Bidét ngồi, không để cho hắn biết gì hết. Rõ ràng họ chỉ chực vồ lấy hắn.
Ănggiônrátx đến gần hắn, hỏi:
- Anh là ai?
Nghe câu hỏi đột ngột, hắn giật nảy mình. Hắn nhìn chòng chọc vào cặp mắt trong sáng trung trực của Ănggiônrátx và hình như đã đọc được ý nghĩ của chàng. Hắn mỉm cười, nụ cười khinh bỉ nhất trên đời nhưng cũng quả quyết nhất, cương nghị nhất và hắn trả lời đường hoàng:
- Ta biết rồi… phải đấy!
- Anh là mật thám phải không?
- Ta là nhân viên nhà nước.
- Tên anh là gì?
- Giave.
Ănggiônrátx ra hiệu cho bốn người kia. Chỉ trong chớp mắt, Giave chưa kịp quay lại, đã bị túm cổ, vật ngã xuống đất, trói gô lại và lục soát khắp người.
Trong người hắn có một cái thẻ tròn dán ép vào giữa hai miếng kính, một mặt in quốc huy nước Pháp dưới có hai chữ“Giám sát và cảnh giác", và bên kia “Giave, thanh tra cảnh sát, 52 tuổi" và chữ kí của thị trưởng cảnh sát bấy giờ là Gítkê.
Hắn lại có một cái đồng hồ và một túi tiền trong đó có mấy đồng tiền vàng. Người ta trả lại đồng hồ và tiền cho nó. Dưới cái đồng hồ, ở đáy túi con, họ lần ra được một tờ giấy bỏ trong phong bì. Ănggiônrátx mở ra. Có năm dòng chữ do chính tay thị trưởng cảnh sát viết:
Làm xong nhiệm vụ chính trị, thanh tra Giave sẽ đi thám thính đặc biệt, xem có đúng là có bọn gian phi hành động ở phía hữu ngạn sông Xen, gần cầu Iêna.
Khám xong, người ta dựng Giave dậy, trói giật cánh khuỷu, buộc vào cái cột ở giữa phòng thấp, cái cột đã cho quán cái tên hiện nay. Gavrốt vẫn nhìn từ nãy gật đầu tán thành. Chú đến gần Giave, nói:
- Chuột bắt mèo đấy nhé!
Công việc này hoàn thành nhanh chóng, khi xung quanh biết thì đã đâu vào đấy rồi. Giave không kêu một tiếng. Thấy hắn bị trói vào cột, Cuốcphêrắc, Bốtxuyê, Giôli, Côngbơphe và những người đứng tản mát ở hai chiến lũy chạy lại.
Giave tựa lưng vào cột và tuy bị trói chặt không cựa quậy được, vẫn ngẩng cao đầu với thái độ bình thản gan góc của con người không bao giờ nói dối. Ănggiônrátx nói:
- Một thằng mật thám!
Và quay về phía Giave:
- Mày sẽ bị bắn trước khi chiến lũy thất thủ hai phút!
Giave đáp, giọng hách dịch vô cùng:
- Làm ngay đi có được không?
- Còn phải tiết kiệm đạn chứ.
- Thế thì một nhát dao cho xong!
- Đồ mật thám! Chàng Ănggiônrátx đẹp trai nói. Chúng tao xử án mày chứ có phải ám sát mày đâu.
Rồi quay lại bảo Gavrốt:
- Còn chú, đi đi. Chú làm cái điều tôi dặn.
- Em đi đây.
Gavrốt trước khi đi còn dừng lại nói:
- Nhân tiện anh cho tôi khẩu súng của hắn.
Và nói thêm:
- Tôi giao ông nhạc sĩ cho anh đây, tôi chỉ xin cái kèn.
Chú bé chào quân sự rồi vui vẻ chui qua khe hở của chiến lũy lớn lách ra ngoài.
VIII
NHIỀU DẤU HỎI VỀ TÊN LƠ CABUÝC MÀ CÓ LẼ KHÔNG PHẢI TÊN LÀ LƠ CABUÝC
Bức tranh bi hùng mà tác giả đương vẽ sẽ không trọn vẹn, bạn đọc sẽ không thấy nổi bật lên những giờ phút lớn lao ấy, những giờ phút trở dạ của xã hội thai nghén cách mạng, những giờ phút mà xã hội vừa quằn quại, vừa cố sức vùng lên, nếu tác giả quên một sự việc trong bức phác họa đầu tiên này. Sự việc kinh khủng và hùng tráng ấy xảy ra ngay sau khi Gavrốt vừa đi khỏi.
Những đám tụ hội cũng như những quả cầu tuyết, càng di chuyển càng thu hút theo nó vô số người ồn ào. Những người khách qua đường ấy không hỏi nhau từ đâu lại. Trong số đã gia nhập vào đám đông do Ănggiônrátx, Côngphơbe và Cuốcphêrắc dẫn đầu, có một người mặc áo phu khuân vác sờn ở vai. Người ấy múa may, hò hét, như một tên say rượu hung hãn. Người ấy gọi là, hoặc được đặt tên là Lơ Cabuýc. Những kẻ bảo có quen với nó thật ra cũng không biết gì về tung tích của nó cả. Lơ Cabuýc say mềm - hoặc vờ như thế - cùng với mấy người nữa vào kéo một cái bàn ra trước quán, ngồi đánh chén với nhau. Hắn vừa chuốc rượu cho mấy người thù tạc với nó vừa ngắm nghía ra chiều nghĩ ngợi tòa nhà to ở tận cùng bên trong chiến lũy. Tòa nhà năm tầng ấy đứng lù lù trên đường phố, đối diện với phố Xanh Đơni. Bỗng Lơ Cabuýc kêu:
- Các đồng chí, các đồng chí có biết không? Phải đứng trong tòa nhà ấy mà bắn ra. Chúng mình mà nép ở các cửa sổ thì liệu hồn mấy thằng bén mảng tiến lên.
- Đúng, nhưng nhà đóng kín cả rồi - một anh đồng bàn đáp.
- Ta gõ cửa.
- Người ta không mở đâu.
- Thì ta phá cửa.
Lơ Cabuýc chạy đến cửa. Trên cửa có treo một cái búa khá nặng. Hắn lấy búa gõ. Cửa không mở. Hắn đập một lần nữa. Cũng không ai trả lời. Một tiếng thứ ba. Vẫn yên lặng. Lơ Cabuýc thét:
- Có ai ở trong này không?
Vẫn không thấy có gì động đậy.
Lơ Cabuýc bèn vớ một khẩu súng, trở báng bắt đầu đập thình thình. Cái cửa ấy là một thứ cửa chắn vườn kiểu xưa, có cuốn, thấp, hẹp, chắc chắn, làm toàn bằng gỗ sồi, phía trong bọc tôn có nẹp sắt. Nó chắc như một cửa ngục. Báng súng làm rung động cả ngôi nhà nhưng cửa vẫn không lay chuyển.
Tuy vậy tiếng báng súng cũng làm kinh động đến những người ở trong nhà, cho nên ở tầng gác ba, có một cái cửa sổ vuông nhỏ bừng sáng và mở ra. Từ trong cửa, một cây nến và một cái đầu nhô ra ngoài, cái đầu thì tóc hoa râm, mặt ngẩn ngơ hoảng hốt. Đó là ông già gác cổng.
Lơ Cabuýc ngừng đập cửa. Ông gác cổng hỏi:
- Thưa các ông, các ông cần gì?
- Mở cửa.
- Thưa các ông, không được ạ.
- Cứ mở.
- Không thể được, các ông ạ.
Lơ Cabuýc đưa súng lên vai, ngắm người gác cổng. Trời tối mà hắn lại đứng dưới thấp, nên ông già không nhìn thấy hắn.
- Mày có mở hay là không, nào?
- Thưa các ông không được ạ.
- Mày nhất định nói không đấy à?
- Không được, thưa quí…
Người gác cổng chưa nói hết câu, súng đã nổ, viên đạn tin vào dưới cằm, xuyên mạch cổ và chui ra phía sau gáy. Ông già ngã gục xuống, không kịp buông một tiếng thở dài. Cây nến rơi tắt phụt. Sau đó người ta chỉ thấy một cái đầu im ỉm gục trên bậu cửa và một ít khói trắng bay trên mái nhà.
Lơ Cabuýc thả rơi báng súng xuống nền phố, nói:
- Thế là xong.
Hắn vừa nói xong thì cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai hắn, nặng trịch như móng chim ưng, và một giọng nói ra hiệu lệnh:
- Quỳ xuống!
Tên sát nhân quay lại và nhận ra khuôn mặt trắng trẻo, lạnh lùng của Ănggiônrátx. Anh cầm súng lục.
Anh đã chạy đến đây khi nghe tiếng nổ.
Bàn tay trái của anh vừa tóm cổ, vừa áo choàng, áo sơ mi và dây đeo quần của Lơ Cabuýc. Anh lặp lại:
- Quỳ xuống!
Rồi bằng một miếng tuyệt luân, chàng thanh niên mảnh khảnh uốn người thằng du côn còn nở nang mạnh khỏe như uốn một cây lau và đè nó quỳ lên bùn.
Lơ Cabuýc cố cưỡng lại, nhưng cảm thấy cái bàn tay đương nắm nó là một bàn tay thần kỳ.
Mặt tái nhợt, cổ áo để hở, tóc bơ phờ, Ănggiônrátx với gương mặt thiếu phụ của chàng, lúc này giống như pho tượng của nữ thần Têmitx[254] đời xưa. Anh có nét mặt Hy Lạp đanh thép, mũi phập phồng, mắt nhìn xuống, tất cả cái ấy làm ra một diện mạo vừa phẫn nộ vừa đoan trang, theo con mắt người đời trước thì đúng là biểu tượng của công lý.
[254] Thémis: nữ thần coi về công lý và hình phạt, theo thần thoại Hy-La.
Tất cả các chiến lũy đã xô đến, nhưng rồi tất cả đều đứng dang ra, làm thành một vòng tròn. Ai cũng cảm thấy rằng trước sự việc sắp diễn ra, không thể nói lời gì được.
Lơ Cabuýc thua sức, không gắng gượng vùng vẫy nữa, tay chân hắn run cầm cập. Ănggiônrátx buông hắn ra, móc đồng hồ xem và nói:
- Mày hãy tĩnh tâm đi. Cầu nguyện hay suy nghĩ tùy ý. Cho mày một phút.
Thằng sát nhân van vỉ:
- Tha chết cho tôi.
Rồi hắn cúi đầu, nói lẩm nhẩm gì không rõ. Ănggiônrátx mắt vẫn không rời đồng hồ. Vừa đủ một phút, anh bỏ đồng hồ vào bọc. Lơ Cabuýc vừa rú lên vừa thu người áp vào đầu gối anh, anh nắm tóc hắn, dí miệng súng vào tai hắn. Những người đứng đấy toàn là những người đã dũng cảm bình tâm dấn thân vào cuộc bạo động phiêu lưu kinh khủng này, thế mà có nhiều người phải quay mặt.
Phát súng nổ, tên sát nhân ngã sấp mặt xuống đường, còn Ănggiônrátx thì đứng thẳng người lên, đưa mắt nhìn quanh, nghiêm nghị và tin tưởng.
Xong, anh lấy chân hất cái xác chết, bảo:
- Đem cái này vứt ra ngoài.
Ba nghĩa quân đến khiêng cái thân hãy còn có những co giật tự nhiên cuối cùng và đem vứt ra phía ngoài chiến lũy nhỏ ở phố Môngđêtua.
Ănggiônrátx vẫn đăm chiêu nghĩ ngợi. Trên dáng điềm tĩnh của anh, dường như có những gợn đen hùng vĩ từ từ tràn lên. Thình lình anh cất tiếng. Mọi người lắng nghe. Anh nói:
- Đồng bào, cái tội ác của thằng ấy thật là ghê rợn, mà việc tôi vừa làm kia thì lại đáng kinh tởm biết bao nhiêu. Nó giết người, vì vậy tôi phải giết nó. Tôi bắt buộc phải làm như thế, bởi vì muốn làm cách mạng cần phải nghiêm lệnh. Giết người ở đâu cũng là tội ác, ở chỗ này lại càng là một tội ác lớn. Chúng ta hành động dưới mắt của Cách mạng. Chúng ta là những giáo sĩ của đạo Cộng hòa, chúng ta là những người xả thân vì nghĩa vụ, không được để cho ai có cớ vu khống cuộc chiến đấu của chúng ta. Vì vậy tôi đã lên án và xử tử tên kia. Về phần tôi, bị bức bách phải làm việc ấy nhưng rất ghê tởm, tôi cũng đã luận tội tôi rồi, và lát nữa đồng bào sẽ thấy tôi xử tôi như thế nào.
Những người đứng nghe đều rùng mình, Côngbơphe thét lớn:
- Chúng tôi tự nguyện chịu chung một số phận với đồng chí.
- Vâng, thế cũng được, Ănggiônrátx đáp. Còn một điều này nữa, tôi xin nói nốt. Tôi xử lý tên kia là vì cần thiết, nhưng sự cần thiết đó là một thứ yêu quái của thế giới cũ, nó có tên là Định mệnh. Theo luật tiến hóa, thì yêu quái phải tiêu biến trước thiên thần, Định mệnh phải tiêu biến trước chủ nghĩa Bác ái. Lúc này không phải là lúc nói đến tình yêu. Mặc, tôi cứ gọi tên nó, tôi ca tụng nó. Tình yêu ơi, tương lai là của mày! Còn Thần chết kia, tao dùng mày nhưng tao rất ghét mày. Hỡi đồng bào, tương lai sẽ không còn bóng tối, không còn sấm sét, không còn sự tàn ác ngu dại, không còn có những hình phạt đẫm máu. Vì không còn Xatăng cho nên cũng không còn Misen.[255] Tương lai sẽ không còn có ai giết ai, mặt đất rực rỡ hào quang, con người chỉ còn biết yêu thương lẫn nhau. Cái ngày ấy sẽ đến, đồng bào ạ, cái ngày mà tất cả sẽ là hòa mục, là dịu dàng, là ánh sáng, là vui, là sống, cái ngày ấy không xa. Và chính vì muốn cho nó đến mà chúng ta sắp sửa hi sinh đây.
[255] Theo đạo Gia-tô, thiên thần Misen đã đánh gục quỷ vương Xatăng. Ý tác giả: vì không còn tội ác nên cũng không còn sự trừng phạt.
Ănggiônrátx vừa dứt lời. Cặp môi nữ đồng trinh của chàng khép lại, và chàng đứng yên ở chỗ chàng vừa giết người, nghiêm lặng như một pho tượng cẩm thạch. Cái nhìn trực thị của chàng làm cho chung quanh ai cũng phải hạ thấp giọng xuống mà nói chuyện.
Giăng Pruve và Côngbơphe lặng lẽ siết tay nhau. Họ đứng tựa vào nhau trong một hốc chiến lũy để ngắm chàng thanh niên khắc khổ vừa là người thánh tăng, vừa là vai đao phủ, chàng thanh niên mà chất người là ánh sáng và pha lê mà cũng là đá. Trong sự khâm phục của họ có lẫn niềm xót thương.
Thiết tưởng nên nói ngay rằng về sau, khi cuộc chiến đấu đã kết thúc, lúc mang xác chết về nhà xác và lục soát các tử thi, người ta tìm thấy trong người Lơ Cabuýc một cái thẻ nhân viên sở an ninh. Năm 1848, tác giả sách này có lấy được bản báo cáo đặc biệt gởi cho thị trưởng cảnh sát năm 1832 về vụ này.
Nên nói thêm rằng theo như trong giới cảnh sát người ta truyền ra - điều này lạ lùng nhưng chắc là có căn cứ - thì Lơ Cabuýc tức là Clacơxu. Sự thật thì từ khi Lơ Cabuýc chết đi, cũng không ai nói đến Clacơxu nữa. Clacơxu biến mất đi không để lại dấu vết, tựa hồ như hòa tan trong vô hình. Đời sống của nó tăm tối, phút cuối cùng của nó cũng là đêm dày.
Cả toán nghĩa quân xúc động về vụ án bi hùng thẩm xét nhanh kết thúc chóng ấy. Lúc bấy giờ Cuốcphêrắc mới nhìn thấy người thanh niên bé bỏng lúc sáng đã đến tìm Mariuytx ở nhà trọ của mình, người thanh niên cũng ở trong chiến lũy.
Người thanh niên có vẻ dạn dĩ vô tư ấy đã đến gia nhập nghĩa quân lúc chập tối.
TRONG KHI CHỜ ĐỢI
Trong những giờ phút chờ đợi đó, họ làm gì?
Chúng tôi thấy cần phải thuật lại vì đây là lịch sử. Trong lúc đàn ông làm đạn, thì phụ nữ làm băng, gạc, trong lúc một cái xoong to chứa đầy chì và thiếc chảy, để đổ ra khuôn đạn đang bốc khói trên bếp đỏ rực, trong lúc những người gác, súng cầm tay, đang đứng trên chiến lũy canh chừng, và Ănggiônrátx, không gì làm xao lãng, đang canh họ, thì Côngbơphe, Cuốcphêrắc, Giăng Pruve, Phơidi, Bốtxuyê, Giôli, Bahôren và mấy anh nữa tìm nhau, tập họp lại như những buổi hội đàm sinh viên thái bình nhất, và ở một góc quán biến thành chỗ nấp đạn, cách cái lô cốt hai bước, súng đã nạp đạn và khơi ngòi đặt tựa ghế, những chàng trai đẹp đẽ ấy bàn ngâm thơ tình.
Thơ như thế nào? Thì đây:
Em nhớ chăng quãng đời êm ái
Của đôi ta đang tuổi xuân đầu,
Thuở tim nhỏ nhỉ có hai mơ ước:
Đẹp áo quần và mê mệt vì nhau?
Thuở tuổi em và tuổi anh dồn lại
Tính làm sao cũng chỉ bốn mươi
Trong tổ ấm nhỏ nhoi khiêm tốn
Đời trong lành dù đông đến vẫn xuân tươi.
Bao ngày đẹp! Pari tham dự
Những tiệc thiêng. Manuyen[249] kiêu hãnh, thông minh.
Phôi[250] thét lửa. Và cái kim cài áo
[249] Manuel: chính khách Pháp đã chống đối kịch liệt các cuộc viễn chinh thời Quân chủ phục hưng.
[250] Foy: tướng Pháp đã chiến đấu anh dũng thời Đế chế và là dân biểu thuộc phái tự do thời Quân chủ phục hưng. Hùng hồn và nồng nhiệt, ông được nhân dân mến phục.
Ở ngực em khẽ nhói da anh.
Tất cả ngắm em. Luật sư không khách.
Anh đưa em đến quán ăn trưa,
Em đẹp đến hoa hồng quay lại
Để say nhìn kiều diễm dáng thiên nga.
Hoa thỏ thẻ: cô kia đẹp lạ!
Ngát hương thơ! Cuồn cuộn tóc như sông!
Chiếc áo khoác chắc có che đôi cánh
Và mũ kia như hàm tiếu nụ hồng.
Anh thơ thẩn, cắp tay em mềm mại,
Khách đi qua ngỡ có lẽ thần linh
Đêm tháng tư êm đềm và tháng năm rực rỡ
Phối hợp trong duyên thắm lứa đôi mình.
Ta sung sướng trốn người, đóng cửa
Ngốn tình yêu, quả cấm ngon thay!
Anh mở miệng chưa dứt câu em đã
Nghiêng lòng em tha thiết đáp lời ngay.
Trường Xoốcbôn biến thành cảnh mộng
Để yêu em từ tối đến bình minh.
Anh say đắm đem “bản đồ Tình ái”,[251]
Đặt bừa lên phố xá xóm Latinh.[252]
[251] Bản đồ Tình ái (Carte du Tendre): bản đồ tượng trưng quá trình phát triển của tình yêu (được biểu hiện bằng con sông mang tên Tendre là âu yếm) ra đời trong một phòng khách thế kỷ XVII.
[252] Hay khu Latin (Quartier latin): khu các trường đại học ở Pari.
Quảng trường Môbe, quảng trường Đôphin ơi hỡi!
Trong buồng con dịu mát ánh xuân tươi
Khi em kéo bít tất lên cổ chân thon nhỏ
Anh thấy đẩu tinh mọc ở cuối trời.
Anh mài miệt Platông nhưng chẳng nhớ.
Bao bậc hiền ca ngợi đấng cao minh,
Tặng cành hoa, em thuyết phục anh hơn tất cả
Về tấm lòng nhân ái cõi cao xanh.
Anh nghe em, em chiều anh chẳng kém
Ôi! Buồng nghèo mà rực rỡ vàng son,
Anh buộc dải áo em, ngắm em đi, lại,
Soi mặt hoa trong chiếc gương sờn.
Ai quên được thuở ban đầu nắng sớm
Và trời xanh và hoa lá, lụa là,
Dải buộc đẹp, tấm vân này gợi sóng,
Buổi tình yêu bập bẹ tiếng: hai ta?
Vườn chúng ta là một chậu hoa tuy-líp,
Váy em treo che kính cửa hành lang,
Anh dùng cái bát nung thô kệch
Và nhường em chiếc chén sứ Phù tang.
Ôi! Những đại họa khiến ta cười ngặt nghẽo.
Mất khăn quàng, bao tay ấm hỏa thiêu!
Và bức chân dung Sếchxpia thần thánh
Mà thiếu ăn ta đã bán một chiều!
Anh là kẻ ăn xin, em, nhà từ thiện,
Cướp thời cơ anh hôn chộp cánh tay tròn,
Đăngtơ[253] khổ lớn đem bàn tiệc
[253] Dante: nhà thơ lớn của Ý ở thế kỷ XIII-XIV. Nguyên văn: Dante in folie tức là “Dante khổ gấp đôi”, cách nói tắt thông dụng để chỉ cuốn Thần khúc in theo khổ giấy báo gấp đôi.
Hạt dẻ thơm ăn với tiếng cười giòn.
Trong ổ chật mà vui, khi anh đặt
Lên môi em rực lửa, cái hôn đầu,
Em ra đi, thẹn thùng, tóc sổ,
Tái tê người, anh tin có Chúa ở trên cao.
Nhớ chăng em những vô vàn hạnh phúc?
Những khăn em tơi tả bởi đùa nhau?
Ôi! Bao tiếng thở dài từ trong tim ấp ủ
Đã bay vào bốn hướng trời sâu!
Thời gian, khung cảnh, những hồi ức tuổi xuân cộng với mấy chấm sao vừa xuất hiện trên bầu trời, cảnh u tĩnh của mấy đường phố vắng vẻ và giờ phút kế cận của biến cố khốc liệt sắp xảy ra, tất cả những cái đó khiến cho bài thơ đọc thầm thì trong hoàng hôn có một vẻ hấp dẫn lâm ly. Những câu thơ đó do Giăng Pruve đọc, Giăng Pruve, chúng tôi đã nói, là một nhà thơ dịu dàng.
Trong khi đó, người ta đã thắp một đèn con ở chiến lũy nhỏ. Còn ở chiến lũy lớn thì một cây đuốc sáp, loại ta thấy trong ngày thứ ba béo cắm trước cái xe chở đầy mặt nạ đi đến Cuốcti. Những cây đuốc ấy lấy ở ngoại ô Xanh Ăngtoan, như chúng ta đã biết.
Cây đuốc cắm giữa một thứ lồng đá vây ba mặt để che gió và sắp xếp để tụ tất cả ánh sáng vào lá cờ. Đường phố vào chiến lũy vẫn chìm trong bóng tối, nên chỉ thấy độc một ngọn cờ đỏ uy nghi rực rỡ như được soi sáng bởi một chiếc đèn lồng kín.
Ánh sáng ấy nhuốm thêm cho màu đỏ của lá cờ một màu huyết dụ dữ dội.
VII
NGƯỜI MỚI TUYỂN Ở PHỐ BIDÉT
Đêm xuống hẳn, vẫn chưa xảy ra việc gì. Lắng nghe thấy ồn ào không rõ tiếng gì, chỉ thỉnh thoảng có tiếng súng đì đùng nhưng rời rạc và xa xôi. Nghỉ lâu và kéo dài như thế chứng tỏ chính phủ đang tranh thủ thời gian để tập trung lực lượng. Năm mươi người này đang chờ đợi để đương đầu với sáu vạn.
Ănggiônrátx cảm thấy nóng ruột như tất cả những người dũng cảm khi phải chờ đợi một sự việc hiểm nghèo. Chàng tìm Gavrốt, thấy nó đang lo chế đạn trong gian phòng thấp, dưới ánh đèn tù mù của hai ngọn nến đặt trên quầy hàng, thật xa để lửa khỏi bén vào thuốc súng trên bàn. Hai ngọn nến không chiếu tỏ ra ngoài. Nghĩa quân đã đề phòng không thắp gì trên các tầng gác.
Bấy giờ Gavrốt đang đăm chiêu suy nghĩ, không phải suy nghĩ về việc chế đạn.
Thằng cha gặp ở đường Bidét bước vào phòng. Hắn đến ngồi bên cạnh cái bàn tốt nhất. Hắn cắp vào đùi một khẩu súng trận lớn. Nãy giờ Gavrốt cứ nghĩ đến trăm ngàn trò thú vị nên không nhìn thấy hắn.
Lúc hắn bước vào, Gavrốt đưa mắt nhìn hắn một cách tự nhiên. Nó khen thầm khẩu súng. Đột nhiên khi hắn ta ngồi xuống, thì thằng bé đứng dậy. Giá có ai theo dõi hắn ta từ trước thì đã thấy hắn ta quan sát tất cả mọi việc trong chiến lũy và theo dõi nghĩa quân rất chăm chú. Nhưng từ khi hắn bước vào phòng thì hắn có vẻ như trầm ngâm không nhìn thấy gì ở xung quanh. Chú bé lại gần anh chàng tư lự kia, rón rén đi xung quanh như sợ đánh thức hắn dậy. Đồng thời trên khuôn mặt trẻ con của chú, cái bộ mặt vừa lấc cấc lại vừa đứng đắn, bộp chộp đồng thời sâu sắc, vui vẻ mà có lúc lại buồn não ruột, thấy xuất hiện những cái nhăn nhó của một ông già. Hình như chú đang tự hỏi: “Phải rồi! - Không thể thế được! - Mình đoán sai chăng! - Mình mê ngủ chăng! Hay chính là…? Không, không phải đâu! - Đúng rồi chứ gì nữa! - Không phải…” Gavrốt lắc lư con người, hai tay nắm chặt đút trong túi quần, cổ quay quay như cổ một con chim. Chú bĩu dài cái môi dưới ra vẻ thạo đời. Chú ngơ ngác hoài nghi, không chịu tin nhưng rồi lại như vỡ lẽ ra và cảm thấy bàng hoàng. Chú có cái vẻ mặt của một viên thái giám đã tìm ra được một giai nhân tuyệt thế cho nhà vua ở ngoài chợ bán nô lệ, giữa đám người sồ sề, hay một tay sành nghệ thuật đã tìm được một bức Raphaen trong mớ tranh tồi. Tất cả con người của chú đang làm việc, bản năng đang đánh hơi, óc đang suy tính. Rõ ràng Gavrốt gặp phải một biến cố gì đây.
Chính đang lúc chú băn khoăn cao độ như thế thì Ănggiônrátx đến gần nói:
- Chú nhỏ người, người ta không trông thấy chú. Chú hãy ra ngoài chiến lũy, men theo hai dãy phố xem thử có gì không, rồi về đây báo cáo cho tôi biết.
Gavrốt đứng rướn người lên:
- Thế ra trẻ con cũng được việc đấy nhỉ! May thế chứ! Em xin đi ngay. Nhân tiện nói cho anh biết, anh nên tin trẻ con chứ đừng nên tin người lớn…
Rồi Gavrốt ngẩng đầu lên và hạ thấp giọng trỏ thằng cha gặp ở phố Bidét.
- Anh thấy thằng cao lớn ấy chứ?
- Thế nào?
- Mật thám đấy!
- Chắc không?
- Thì mới mười lăm hôm trước đây, em hóng mát trên cầu Rôian bị nó xách tai.
Ănggiônrátx liền bỏ chú bé và nói thầm mấy tiếng với một công nhân bến rượu đang đứng đấy. Anh này ra khỏi phòng rồi lại vào ngay với ba người nữa. Tất cả bốn đều là phu khuân vác lực lưỡng. Họ lẳng lặng đến đứng sau cái bàn có thằng cha ở phố Bidét ngồi, không để cho hắn biết gì hết. Rõ ràng họ chỉ chực vồ lấy hắn.
Ănggiônrátx đến gần hắn, hỏi:
- Anh là ai?
Nghe câu hỏi đột ngột, hắn giật nảy mình. Hắn nhìn chòng chọc vào cặp mắt trong sáng trung trực của Ănggiônrátx và hình như đã đọc được ý nghĩ của chàng. Hắn mỉm cười, nụ cười khinh bỉ nhất trên đời nhưng cũng quả quyết nhất, cương nghị nhất và hắn trả lời đường hoàng:
- Ta biết rồi… phải đấy!
- Anh là mật thám phải không?
- Ta là nhân viên nhà nước.
- Tên anh là gì?
- Giave.
Ănggiônrátx ra hiệu cho bốn người kia. Chỉ trong chớp mắt, Giave chưa kịp quay lại, đã bị túm cổ, vật ngã xuống đất, trói gô lại và lục soát khắp người.
Trong người hắn có một cái thẻ tròn dán ép vào giữa hai miếng kính, một mặt in quốc huy nước Pháp dưới có hai chữ“Giám sát và cảnh giác", và bên kia “Giave, thanh tra cảnh sát, 52 tuổi" và chữ kí của thị trưởng cảnh sát bấy giờ là Gítkê.
Hắn lại có một cái đồng hồ và một túi tiền trong đó có mấy đồng tiền vàng. Người ta trả lại đồng hồ và tiền cho nó. Dưới cái đồng hồ, ở đáy túi con, họ lần ra được một tờ giấy bỏ trong phong bì. Ănggiônrátx mở ra. Có năm dòng chữ do chính tay thị trưởng cảnh sát viết:
Làm xong nhiệm vụ chính trị, thanh tra Giave sẽ đi thám thính đặc biệt, xem có đúng là có bọn gian phi hành động ở phía hữu ngạn sông Xen, gần cầu Iêna.
Khám xong, người ta dựng Giave dậy, trói giật cánh khuỷu, buộc vào cái cột ở giữa phòng thấp, cái cột đã cho quán cái tên hiện nay. Gavrốt vẫn nhìn từ nãy gật đầu tán thành. Chú đến gần Giave, nói:
- Chuột bắt mèo đấy nhé!
Công việc này hoàn thành nhanh chóng, khi xung quanh biết thì đã đâu vào đấy rồi. Giave không kêu một tiếng. Thấy hắn bị trói vào cột, Cuốcphêrắc, Bốtxuyê, Giôli, Côngbơphe và những người đứng tản mát ở hai chiến lũy chạy lại.
Giave tựa lưng vào cột và tuy bị trói chặt không cựa quậy được, vẫn ngẩng cao đầu với thái độ bình thản gan góc của con người không bao giờ nói dối. Ănggiônrátx nói:
- Một thằng mật thám!
Và quay về phía Giave:
- Mày sẽ bị bắn trước khi chiến lũy thất thủ hai phút!
Giave đáp, giọng hách dịch vô cùng:
- Làm ngay đi có được không?
- Còn phải tiết kiệm đạn chứ.
- Thế thì một nhát dao cho xong!
- Đồ mật thám! Chàng Ănggiônrátx đẹp trai nói. Chúng tao xử án mày chứ có phải ám sát mày đâu.
Rồi quay lại bảo Gavrốt:
- Còn chú, đi đi. Chú làm cái điều tôi dặn.
- Em đi đây.
Gavrốt trước khi đi còn dừng lại nói:
- Nhân tiện anh cho tôi khẩu súng của hắn.
Và nói thêm:
- Tôi giao ông nhạc sĩ cho anh đây, tôi chỉ xin cái kèn.
Chú bé chào quân sự rồi vui vẻ chui qua khe hở của chiến lũy lớn lách ra ngoài.
VIII
NHIỀU DẤU HỎI VỀ TÊN LƠ CABUÝC MÀ CÓ LẼ KHÔNG PHẢI TÊN LÀ LƠ CABUÝC
Bức tranh bi hùng mà tác giả đương vẽ sẽ không trọn vẹn, bạn đọc sẽ không thấy nổi bật lên những giờ phút lớn lao ấy, những giờ phút trở dạ của xã hội thai nghén cách mạng, những giờ phút mà xã hội vừa quằn quại, vừa cố sức vùng lên, nếu tác giả quên một sự việc trong bức phác họa đầu tiên này. Sự việc kinh khủng và hùng tráng ấy xảy ra ngay sau khi Gavrốt vừa đi khỏi.
Những đám tụ hội cũng như những quả cầu tuyết, càng di chuyển càng thu hút theo nó vô số người ồn ào. Những người khách qua đường ấy không hỏi nhau từ đâu lại. Trong số đã gia nhập vào đám đông do Ănggiônrátx, Côngphơbe và Cuốcphêrắc dẫn đầu, có một người mặc áo phu khuân vác sờn ở vai. Người ấy múa may, hò hét, như một tên say rượu hung hãn. Người ấy gọi là, hoặc được đặt tên là Lơ Cabuýc. Những kẻ bảo có quen với nó thật ra cũng không biết gì về tung tích của nó cả. Lơ Cabuýc say mềm - hoặc vờ như thế - cùng với mấy người nữa vào kéo một cái bàn ra trước quán, ngồi đánh chén với nhau. Hắn vừa chuốc rượu cho mấy người thù tạc với nó vừa ngắm nghía ra chiều nghĩ ngợi tòa nhà to ở tận cùng bên trong chiến lũy. Tòa nhà năm tầng ấy đứng lù lù trên đường phố, đối diện với phố Xanh Đơni. Bỗng Lơ Cabuýc kêu:
- Các đồng chí, các đồng chí có biết không? Phải đứng trong tòa nhà ấy mà bắn ra. Chúng mình mà nép ở các cửa sổ thì liệu hồn mấy thằng bén mảng tiến lên.
- Đúng, nhưng nhà đóng kín cả rồi - một anh đồng bàn đáp.
- Ta gõ cửa.
- Người ta không mở đâu.
- Thì ta phá cửa.
Lơ Cabuýc chạy đến cửa. Trên cửa có treo một cái búa khá nặng. Hắn lấy búa gõ. Cửa không mở. Hắn đập một lần nữa. Cũng không ai trả lời. Một tiếng thứ ba. Vẫn yên lặng. Lơ Cabuýc thét:
- Có ai ở trong này không?
Vẫn không thấy có gì động đậy.
Lơ Cabuýc bèn vớ một khẩu súng, trở báng bắt đầu đập thình thình. Cái cửa ấy là một thứ cửa chắn vườn kiểu xưa, có cuốn, thấp, hẹp, chắc chắn, làm toàn bằng gỗ sồi, phía trong bọc tôn có nẹp sắt. Nó chắc như một cửa ngục. Báng súng làm rung động cả ngôi nhà nhưng cửa vẫn không lay chuyển.
Tuy vậy tiếng báng súng cũng làm kinh động đến những người ở trong nhà, cho nên ở tầng gác ba, có một cái cửa sổ vuông nhỏ bừng sáng và mở ra. Từ trong cửa, một cây nến và một cái đầu nhô ra ngoài, cái đầu thì tóc hoa râm, mặt ngẩn ngơ hoảng hốt. Đó là ông già gác cổng.
Lơ Cabuýc ngừng đập cửa. Ông gác cổng hỏi:
- Thưa các ông, các ông cần gì?
- Mở cửa.
- Thưa các ông, không được ạ.
- Cứ mở.
- Không thể được, các ông ạ.
Lơ Cabuýc đưa súng lên vai, ngắm người gác cổng. Trời tối mà hắn lại đứng dưới thấp, nên ông già không nhìn thấy hắn.
- Mày có mở hay là không, nào?
- Thưa các ông không được ạ.
- Mày nhất định nói không đấy à?
- Không được, thưa quí…
Người gác cổng chưa nói hết câu, súng đã nổ, viên đạn tin vào dưới cằm, xuyên mạch cổ và chui ra phía sau gáy. Ông già ngã gục xuống, không kịp buông một tiếng thở dài. Cây nến rơi tắt phụt. Sau đó người ta chỉ thấy một cái đầu im ỉm gục trên bậu cửa và một ít khói trắng bay trên mái nhà.
Lơ Cabuýc thả rơi báng súng xuống nền phố, nói:
- Thế là xong.
Hắn vừa nói xong thì cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai hắn, nặng trịch như móng chim ưng, và một giọng nói ra hiệu lệnh:
- Quỳ xuống!
Tên sát nhân quay lại và nhận ra khuôn mặt trắng trẻo, lạnh lùng của Ănggiônrátx. Anh cầm súng lục.
Anh đã chạy đến đây khi nghe tiếng nổ.
Bàn tay trái của anh vừa tóm cổ, vừa áo choàng, áo sơ mi và dây đeo quần của Lơ Cabuýc. Anh lặp lại:
- Quỳ xuống!
Rồi bằng một miếng tuyệt luân, chàng thanh niên mảnh khảnh uốn người thằng du côn còn nở nang mạnh khỏe như uốn một cây lau và đè nó quỳ lên bùn.
Lơ Cabuýc cố cưỡng lại, nhưng cảm thấy cái bàn tay đương nắm nó là một bàn tay thần kỳ.
Mặt tái nhợt, cổ áo để hở, tóc bơ phờ, Ănggiônrátx với gương mặt thiếu phụ của chàng, lúc này giống như pho tượng của nữ thần Têmitx[254] đời xưa. Anh có nét mặt Hy Lạp đanh thép, mũi phập phồng, mắt nhìn xuống, tất cả cái ấy làm ra một diện mạo vừa phẫn nộ vừa đoan trang, theo con mắt người đời trước thì đúng là biểu tượng của công lý.
[254] Thémis: nữ thần coi về công lý và hình phạt, theo thần thoại Hy-La.
Tất cả các chiến lũy đã xô đến, nhưng rồi tất cả đều đứng dang ra, làm thành một vòng tròn. Ai cũng cảm thấy rằng trước sự việc sắp diễn ra, không thể nói lời gì được.
Lơ Cabuýc thua sức, không gắng gượng vùng vẫy nữa, tay chân hắn run cầm cập. Ănggiônrátx buông hắn ra, móc đồng hồ xem và nói:
- Mày hãy tĩnh tâm đi. Cầu nguyện hay suy nghĩ tùy ý. Cho mày một phút.
Thằng sát nhân van vỉ:
- Tha chết cho tôi.
Rồi hắn cúi đầu, nói lẩm nhẩm gì không rõ. Ănggiônrátx mắt vẫn không rời đồng hồ. Vừa đủ một phút, anh bỏ đồng hồ vào bọc. Lơ Cabuýc vừa rú lên vừa thu người áp vào đầu gối anh, anh nắm tóc hắn, dí miệng súng vào tai hắn. Những người đứng đấy toàn là những người đã dũng cảm bình tâm dấn thân vào cuộc bạo động phiêu lưu kinh khủng này, thế mà có nhiều người phải quay mặt.
Phát súng nổ, tên sát nhân ngã sấp mặt xuống đường, còn Ănggiônrátx thì đứng thẳng người lên, đưa mắt nhìn quanh, nghiêm nghị và tin tưởng.
Xong, anh lấy chân hất cái xác chết, bảo:
- Đem cái này vứt ra ngoài.
Ba nghĩa quân đến khiêng cái thân hãy còn có những co giật tự nhiên cuối cùng và đem vứt ra phía ngoài chiến lũy nhỏ ở phố Môngđêtua.
Ănggiônrátx vẫn đăm chiêu nghĩ ngợi. Trên dáng điềm tĩnh của anh, dường như có những gợn đen hùng vĩ từ từ tràn lên. Thình lình anh cất tiếng. Mọi người lắng nghe. Anh nói:
- Đồng bào, cái tội ác của thằng ấy thật là ghê rợn, mà việc tôi vừa làm kia thì lại đáng kinh tởm biết bao nhiêu. Nó giết người, vì vậy tôi phải giết nó. Tôi bắt buộc phải làm như thế, bởi vì muốn làm cách mạng cần phải nghiêm lệnh. Giết người ở đâu cũng là tội ác, ở chỗ này lại càng là một tội ác lớn. Chúng ta hành động dưới mắt của Cách mạng. Chúng ta là những giáo sĩ của đạo Cộng hòa, chúng ta là những người xả thân vì nghĩa vụ, không được để cho ai có cớ vu khống cuộc chiến đấu của chúng ta. Vì vậy tôi đã lên án và xử tử tên kia. Về phần tôi, bị bức bách phải làm việc ấy nhưng rất ghê tởm, tôi cũng đã luận tội tôi rồi, và lát nữa đồng bào sẽ thấy tôi xử tôi như thế nào.
Những người đứng nghe đều rùng mình, Côngbơphe thét lớn:
- Chúng tôi tự nguyện chịu chung một số phận với đồng chí.
- Vâng, thế cũng được, Ănggiônrátx đáp. Còn một điều này nữa, tôi xin nói nốt. Tôi xử lý tên kia là vì cần thiết, nhưng sự cần thiết đó là một thứ yêu quái của thế giới cũ, nó có tên là Định mệnh. Theo luật tiến hóa, thì yêu quái phải tiêu biến trước thiên thần, Định mệnh phải tiêu biến trước chủ nghĩa Bác ái. Lúc này không phải là lúc nói đến tình yêu. Mặc, tôi cứ gọi tên nó, tôi ca tụng nó. Tình yêu ơi, tương lai là của mày! Còn Thần chết kia, tao dùng mày nhưng tao rất ghét mày. Hỡi đồng bào, tương lai sẽ không còn bóng tối, không còn sấm sét, không còn sự tàn ác ngu dại, không còn có những hình phạt đẫm máu. Vì không còn Xatăng cho nên cũng không còn Misen.[255] Tương lai sẽ không còn có ai giết ai, mặt đất rực rỡ hào quang, con người chỉ còn biết yêu thương lẫn nhau. Cái ngày ấy sẽ đến, đồng bào ạ, cái ngày mà tất cả sẽ là hòa mục, là dịu dàng, là ánh sáng, là vui, là sống, cái ngày ấy không xa. Và chính vì muốn cho nó đến mà chúng ta sắp sửa hi sinh đây.
[255] Theo đạo Gia-tô, thiên thần Misen đã đánh gục quỷ vương Xatăng. Ý tác giả: vì không còn tội ác nên cũng không còn sự trừng phạt.
Ănggiônrátx vừa dứt lời. Cặp môi nữ đồng trinh của chàng khép lại, và chàng đứng yên ở chỗ chàng vừa giết người, nghiêm lặng như một pho tượng cẩm thạch. Cái nhìn trực thị của chàng làm cho chung quanh ai cũng phải hạ thấp giọng xuống mà nói chuyện.
Giăng Pruve và Côngbơphe lặng lẽ siết tay nhau. Họ đứng tựa vào nhau trong một hốc chiến lũy để ngắm chàng thanh niên khắc khổ vừa là người thánh tăng, vừa là vai đao phủ, chàng thanh niên mà chất người là ánh sáng và pha lê mà cũng là đá. Trong sự khâm phục của họ có lẫn niềm xót thương.
Thiết tưởng nên nói ngay rằng về sau, khi cuộc chiến đấu đã kết thúc, lúc mang xác chết về nhà xác và lục soát các tử thi, người ta tìm thấy trong người Lơ Cabuýc một cái thẻ nhân viên sở an ninh. Năm 1848, tác giả sách này có lấy được bản báo cáo đặc biệt gởi cho thị trưởng cảnh sát năm 1832 về vụ này.
Nên nói thêm rằng theo như trong giới cảnh sát người ta truyền ra - điều này lạ lùng nhưng chắc là có căn cứ - thì Lơ Cabuýc tức là Clacơxu. Sự thật thì từ khi Lơ Cabuýc chết đi, cũng không ai nói đến Clacơxu nữa. Clacơxu biến mất đi không để lại dấu vết, tựa hồ như hòa tan trong vô hình. Đời sống của nó tăm tối, phút cuối cùng của nó cũng là đêm dày.
Cả toán nghĩa quân xúc động về vụ án bi hùng thẩm xét nhanh kết thúc chóng ấy. Lúc bấy giờ Cuốcphêrắc mới nhìn thấy người thanh niên bé bỏng lúc sáng đã đến tìm Mariuytx ở nhà trọ của mình, người thanh niên cũng ở trong chiến lũy.
Người thanh niên có vẻ dạn dĩ vô tư ấy đã đến gia nhập nghĩa quân lúc chập tối.