Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 118
QUYỂN IX: HỌ ĐI ĐÂU?
I
GIĂNG VANGIĂNG
Cũng hôm ấy vào khoảng bốn giờ chiều, Giăng Vangiăng ngồi một mình bên cái bờ đất vắng nhất trong thao trường Săngđơ Mácxơ. Có lẽ vì bản tính cẩn thận, có lẽ vì muốn suy nghĩ một mình hay chỉ vì trong đời người ta, tập quán cũng dần dần thay đổi, độ này ít khi ông cùng Côdét ra phố. Ông mặc áo công nhân, quần vải xám, đầu đội mũ có lưỡi trai dài che kín cả mặt. Nay ông đã yên tâm và toại nguyện về phần Côdét rồi. Những điều khiến ông băn khoăn và sợ hãi cũng đều mất. Nhưng trong vài tuần lễ nay lại có những mối lo ngại khác xảy ra. Một hôm đi chơi ngoài phố, ông chợt thấy Tênácđiê. Cũng may, ông mặc trá hình nên hắn không nhận được. Nhưng từ hôm ấy ông lại thấy hắn mấy lần và ông biết chắc hắn đang lảng vảng trong xóm mình. Riêng điều này cũng đủ khiến ông phải có một giải pháp kiên quyết. Có hắn đấy là có đủ mọi điều nguy hiểm.
Hơn nữa, Pari không được yên. Những lộn xộn về chính trị bất lợi cho người muốn sống lẩn lút. Bởi vì, nếu cảnh sát đã thành đa nghi, lo ngại, thì nhiều khi muốn bắt một thằng cha loại Pêpanh hay Morê, họ lại phát hiện được một người như Giăng Vangiăng.
Ông rất lo ngại về tất cả những quan điểm này.
Cuối cùng, lại xảy ra một việc nóng hổi, rất khó hiểu càng làm cho ông thêm cảnh giác. Vừa sáng hôm ấy, ông dậy trước cả nhà, đi thơ thẩn ngoài vườn trước khi Côdét mở cửa sổ buồng ngủ. Đột nhiên, ông thấy một hàng chữ khắc trên tường, hình như có ai lấy đanh vạch vào đấy:
16 phố Verơri
Việc này vừa mới xảy ra thôi. Nét chữ trên tường vôi đen vẫn còn trắng, cây gai mọc bên tường vẫn còn lấm chấm bụi vôi. Chắc đêm qua có ai viết. Cái gì đây? Phải chăng là một địa chỉ? Hay một dấu báo hiệu cho kẻ khác? Hay một lời cảnh cáo ta? Thế nào đi nữa, rõ ràng có kẻ đã lẻn vào vườn, có những người lạ mặt đã vào đây. Ông sực nhớ đến những việc kỳ dị đã xảy ra trước đây làm cả nhà lo sợ. Ông suy nghĩ miên man. Nhưng ông không nói cho Côdét biết hàng chữ viết bằng đanh ở trên tường, sợ nàng kinh hãi.
Giăng Vangiăng suy đi tính lại, rồi quyết định rời khỏi Pari, rời bỏ nước Pháp để sang Anh. Ông đã báo trước cho Côdét biết. Ông muốn nội trong bảy, tám ngày nữa là ra đi. Ông ngồi ở bờ đất trong thao trường nghĩ vẩn nghĩ vơ: Nào thằng Tênácđiê, nào anh cảnh sát, nào hàng chữ kỳ lạ trên tường, nào cuộc viễn du, những khó khăn trong việc lấy hộ chiếu. Đang nghĩ ngợi, băn khoăn như thế, ông chợt thấy có bóng ai in trên cỏ, người ấy vừa đến đứng trên bờ đất ngay sau lưng mình. Ông quay lại thì một tờ giấy gập làm tư rơi trên đầu gối, hình như có bàn tay ai ném qua đầu mình, ông cầm tờ giấy mở ra, xem thấy mấy chữ lớn viết bằng bút chì:
Dọn nhà đi!
Giăng Vangiăng đứng phắt dậy. Trên bờ đất không có ai. Nhìn quanh chỉ thấy một người, gọi là con nít thì lớn quá, gọi là người lớn thì bé quá, mặc áo khoác xám và quần nhung vải màu đất, đang bước qua gờ thành rồi tụt xuống dưới hào của thao trường. Giăng Vangiăng bèn về nhà, trong lòng suy nghĩ miên man.
II
MARIUYTX
Mariuytx ở nhà lão Gilơnoócmăng ra, trong lòng ngao ngán.
Lúc đi vào, chàng chỉ có một hy vọng nhỏ. Chàng ra đi với một nỗi thất vọng mênh mông.
Ai để ý đến lòng những người mới yêu đều hiểu khi thấy chàng không băn khoăn nghĩ ngợi mảy may về câu chuyện tay Têôđuyn, trung úy kỵ binh, cái thằng ngốc cháu họ của chàng đó. Nhà viết kịch thơ có thể hy vọng câu chuyện người ông ngoại đột nhiên tiết lộ cho cháu nghe sẽ gây thêm những tình tiết ly kỳ. Nhưng đó chỉ là hay về kịch thôi chứ vẫn không phải là sự thực. Mariuytx đang ở vào tuổi không tin vào cái xấu. Sau này sẽ đến cái tuổi bạ cái gì cũng tin.
Lòng nghi ngờ âu cũng như những nếp nhăn trên mặt thôi.
Người thanh niên mới lớn lên vốn không có nếp nhăn. Cái làm điên đầu Ôtenlô[204] lại không bám được vào Căngdít.[205]
[204] Othello: nhân vật trong một vở bi kịch nổi tiếng của Sếchxpia, đứng tuổi, giết vợ vì nghi vợ ngoại tình.
[205] Candide: nhân vật trong quyển tiểu thuyết Căngdít của Vonte, điển hình là người thanh niên lạc quan. Candide, tính từ, có nghĩa là ngây thơ, trong trắng.
Ngờ vực Côdét ư? Chàng có thể phạm nhiều tội ác khác một cách dễ dàng chứ không phạm tội đó.
Chàng lang thang ngoài đường, lang thang là cách giải buồn của những người đau khổ. Chàng có nhớ ra điều gì cũng không nghĩ ngợi về điều đó được. Hai giờ sáng, chàng mới về nhà Cuốcphêrắc và cứ nguyên quần áo lăn đùng ra nệm. Trời nắng đã to, chàng mới thiếp ngủ, một giấc ngủ kinh hoàng, nặng nhọc, chập chờn trong nghĩ ngợi. Khi tỉnh dậy, chàng thấy Cuốcphêrắc, Ăngiônrát, Phơiđi, Côngbơphe đứng trong phòng, đầu đội mũ, chực đi ra, có vẻ tất tả.
- Cậu có đi đưa đám tướng Lamác[206] không?
[206] Võ quan và chính khách Pháp thuộc phe chống đối chính phủ ở hạ nghị viện Pháp thời vua Luy Philip.
Chàng không hiểu Cuốcphêrắc nói gì.
Họ đi được một lát, chàng cũng ra đi. Chàng nhét vào túi áo hai khẩu súng ngắn mà Giave đã trao cho chàng trong vụ ngày mồng ba tháng Hai. Những khẩu súng này hãy còn nạp đạn. Khi mang nó đi khó lòng mà nói chàng có những tư tưởng ám muội gì.
Suốt ngày hôm ấy, chàng lảng vảng ở những nơi nào chàng cũng không biết. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng chàng không để ý. Chàng vào hàng bánh mì mua cái bánh ống sáo một xu để ăn trưa, nhưng nhét bánh vào túi rồi lại quên phắt. Hình như chàng có xuống sông Xen tắm nhưng chàng cũng không biết rằng mình đã tắm. Có lúc đầu người ra như bốc lửa. Chính Mariuytx đang ở trong cảnh ấy. Chàng không còn hy vọng gì nữa, không còn sợ hãi gì nữa. Hôm qua chàng đã trải qua mọi thử thách rồi. Chàng nóng ruột nóng gan chờ cho đêm đến. Trong óc chàng chỉ có một ý nghĩ sáng sủa: chín giờ tối sẽ gặp Côdét. Cái hạnh phúc cuối cùng này bây giờ là tất cả tương lai của chàng, còn sau đó sẽ là bóng tối. Đi lang thang trên những đường phố vắng nhất, thỉnh thoảng chàng nghe hình như trong thành phố đang có những tiếng động kỳ lạ. Chàng tỉnh cơn mơ trong chốc lát, tự hỏi: Đánh nhau sao? Vào chập tối, đúng chín giờ, như đã hứa với Côdét, chàng đến phố Pơluymê. Bước đến gần hàng rào sắt, bao nhiêu nỗi ưu phiền đều tiêu tan. Đã hai ngày hai đêm, chàng không thấy Côdét. Giờ chàng sẽ gặp mặt nàng. Bao ý nghĩ khác đều mờ hẳn đi nhường chỗ cho một niềm vui sâu xa và vô tận. Những giây phút trong đó người ta sống hàng thế kỷ đều kỳ lạ và thiêng liêng ở chỗ nó đến là tràn ngập cả tâm hồn chúng ta. Mariuytx đẩy song sắt nhảy vào vườn. Đến chỗ hẹn hò mọi ngày thì không thấy Côdét. Chàng đi qua đám cây rậm rạp vào đến chỗ khuất gần thềm. Chàng nghĩ bụng: chắc nàng chờ ta ở đây. Đến đây vẫn không thấy Côdét. Chàng đi một vòng trong vườn: Vườn vắng lạnh. Chàng trở lại cạnh nhà như si như dại, hoảng hốt, lo âu, lòng đau như cắt. Như một người chủ nhà đi chơi về trễ giờ, chàng gõ cửa. Chàng cứ gõ, gõ đi gõ lại, không nghĩ đến việc cửa sổ sẽ mở và bộ mặt dễ sợ của ông cha sẽ hiện ra, hỏi: Ông muốn gì? Nếu như thế cũng không thấm gì với điều chàng đang dự đoán. Gõ cửa chán, chàng lại lớn tiếng gọi Côdét. Chàng hét: Côdét. Chàng gọi lần nữa giọng cương quyết: Côdét! Không ai trả lời. Thôi thế là xong! Ngoài vườn vắng ngắt. Trong nhà im bặt tăm hơi.
Mariuytx đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn cái nhà buồn thảm kia cũng đen tối, cũng vắng lặng, lại còn trống trải hơn một nấm mồ nữa. Chàng nhìn cái ghế đá, nơi chàng đã sống bao phút thần tiên cạnh Côdét. Chàng ngồi xuống bậc thềm, lòng thấy êm dịu và kiên quyết, chàng thầm cảm tạ cuộc tình duyên của mình và tự nhủ nay Côdét đã đi rồi, chàng chỉ còn chết nữa mà thôi.
Đột nhiên, có tiếng ai từ ngoài đường gọi qua lùm cây:
- Ông Mariuytx!
Chàng chồm dậy:
- Gì thế?
- Có ông Mariuytx ở đấy không?
- Có.
- Ông Mariuytx! Người kia nói tiếp. Các bạn ông đang chờ ông ở chiến lũy phố Săngvrơri đấy!
Giọng nói không xa lạ đối với chàng. Nó cũng ồ ồ và khàn như giọng Êpônin. Mariuytx chạy đến hàng rào sắt, đẩy cái chấn song lỏng lẻo, thò đầu ra ngoài và thấy một người giống như một thanh niên đang chạy biến vào trong bóng tối.
III
CỤ MABỚP
Túi bạc của Giăng Vangiăng không giúp được gì cho cụ Mabớp hết. Bản tính liêm chính khắc khổ một cách trẻ con, cụ không chịu nhận thứ của trời cho đó. Cụ không chấp nhận một ngôi sao từ trên trời rơi xuống lại có thể biến thành những đồng tiền vàng như thế. Cụ không đoán được rằng cái vật trên trời rơi xuống này là do bàn tay của chú Gavrốt. Cụ đã đem túi bạc lên sở cảnh sát khu phố ký thác nói là mình bắt được, để ai mất của thì đến mà lấy. Rồi túi bạc bị mất thật. Chả cần phải nói, chẳng có ma nào xin về, túi bạc chẳng cứu giúp cụ được gì.
Thế rồi cụ cứ xuống dốc tiếp.
Việc trồng chàm thí nghiệm ở vườn bách thảo cũng chẳng hơn gì trong vườn của cụ ở xóm Auxtéclít. Năm trước, cụ thiếu công mụ ở. Năm nay, chúng ta đã thấy, cụ mắc nợ tiền thuê nhà. Quá hạn mười ba tháng, hiệu cầm đồ đem bán những bản khắc đồng của bộ sách Hoa quả xứ Côtơrê của cụ. Mấy hàng sanh chảo đã đem nó đúc xoong rồi. Những bản đồ khắc đồng mất đi, không còn cách gì bổ sung bộ sách Hoa quả xứ Côtơrêbị thiếu trang, cụ cũng đem bán tống cả tranh lẫn sách cho một hàng sách cũ, coi như bản tin thừa. Tất cả sự nghiệp một đời của cụ nay không còn lại gì nữa. Cụ ăn vào món tiền bán những bản sách đó. Khi số tiền mọn kia đã hết, cụ không trồng trọt nữa và bỏ vườn hoang. Từ lâu cụ đã bỏ cái lệ ăn mỗi ngày hai quả trứng và thỉnh thoảng một miếng thịt bò. Cụ chỉ ăn bánh mì với khoai tây. Cụ đã bán hết những đồ gỗ cuối cùng, rồi đến tất cả những đồ dùng mà cụ có hai cái, bất cứ giường chõng, chăn màn, quần áo. Sau đó cụ bán các tập cây cỏ ép, các bức tranh khắc. Nhưng cụ vẫn còn giữ những bộ sách quý nhất, trong đó có những bộ hết sức hiếm, chẳng hạn bộ Những bài thơ tứ tuyệt vịnh sử trong Thánh kinh, xuất bản năm 1560, bộ Các sách Thánh kinh đối chiếu của Pie đờ Bexơ, Những hoa Mácgơrít của Mácgơrít của Giăng đơla Hay có lời đề tặng hoàng hậu xứ Nava, cuốn sách Chức vụ và quyền uy của người sứ thần của Vilie Hôtmăng, một cuốn Thi tuyển Do thái xuất bản năm 1644, một bản Tibyyn 1567 với câu mào đầu rực rỡ: Venetiis, in aedibus Manutianis. Cuối cùng là một bản sách của Điôgien Laecxơ in ở Lyông năm 1644 trong đó có những ghi chú khảo dị nổi tiếng rút từ bản chép tay 411, thế kỷ XIII, của tòa thánh Vaticăng, và những khảo dị lấy ở hai bản chép tay của thành Vơnidơ, bản 393 và bản 394, các bản này đã được Hăngri Êchiên tham cứu có kết quả lớn, trong cuốn Laecxơ nói trên còn có những đoạn bằng thổ ngữ xứ Đoridơ chỉ ghi trong bản chép tay thế kỷ XII lừng danh của thư viện thành phố Napơlơ.
Cụ Mabớp không bao giờ đốt lửa trong phòng ngủ. Cứ đến tối là cụ đi ngủ ngay để đỡ tốn tiền mua nến. Hình như cụ chẳng còn người láng giềng nào. Khi cụ ra khỏi nhà thì họ lánh mặt, và bản thân cụ cũng biết thế. Trẻ con nghèo khổ được các bà mẹ chú ý, chàng thanh niên nghèo khổ còn có các cô thiếu nữ thương hại, chứ ông già mà đói khổ thì chẳng có ai đoái hoài. Trong mọi cảnh quẫn bách, đây là cảnh quẫn bách lạnh lẽo nhất. Tuy vậy, cụ Mabớp vẫn chưa hoàn toàn mất hẳn bản tính hồn nhiên trong sáng trẻ con của mình. Nhìn vào những quyển sách của mình, mặt cụ còn đôi chút sinh khí, và cụ mỉm cười mỗi khi ngắm cuốn Điôgien Laecxơ là quyển chỉ mình cụ có. Ngoài những đồ dùng hết sức cần thiết, cụ chỉ còn giữ mỗi cái tủ kính.
Một hôm bà Pơkuytác nói:
- Tôi không có tiền mua sắm bữa tối.
Bữa ăn tối bà ta nói là một cái bánh mì với bốn năm củ khoai tây.
- Thì mua chịu vậy, cụ Mabớp buông gọn.
- Cụ cũng biết! Ai còn dám bán chịu cho tôi nữa!
Cụ bèn mở tủ sách ra nhìn khắp một lượt hết quyển này đến quyển kia, tần ngần dai dẳng chẳng khác gì một người cha vì bắt buộc phải hy sinh một đứa con của mình nên nhìn các con trước khi chọn. Hai giờ sau, cụ trở về dưới nách không cắp sách nữa. Cụ đặt ba mươi xu lên bàn và nói:
- Đem đi mua đồ ăn.
Từ hôm ấy trở đi, bà Pơluytác thấy một tấm màn u ám phủ lên vẻ mặt hồn nhiên của ông già, và không bao giờ kéo lên nữa.
Hôm sau, hôm sau nữa, rồi hôm nào cũng thế, lại cứ phải diễn lại cái trò ấy: Ông cụ ra đi với một quyển sách và trở về với ít tiền. Bọn buôn sách cũ thấy cụ túng bấn phải bán, nên chỉ trả hai mươi xu quyển sách cụ mua những hai chục phơrăng. Đôi khi người mua lại chính là người đã bán. Và cứ từng quyển một như vậy, lần lượt tất cả tủ sách biến đi. Đôi khi cụ nói: ta đã tám mươi tuổi rồi. Hình như trong thâm tâm cụ thầm ước được sống hết ngày trời trước khi bán hết sách trong tủ. Nỗi buồn ngày càng tăng. Chỉ có một lần cụ vui.
Hôm ấy cụ ra đường với quyển sách của Sôbe Êchiên, bán được ba mươi lăm xu ở bờ sông Maiake, và cụ trở về với một quyển sách của Andơ giá bốn mươi xu cụ vừa mua ở đường Gơre. Cụ hớn hở khoe với bà Pơluytác:
- Hôm nay tôi nợ năm xu.
Hôm ấy cụ nhịn đói.
Cụ vốn có chân trong Hội trồng cây. Trong hội, người ta biết cụ túng thiếu. Chủ tịch của hội đến thăm cụ, hứa sẽ trình bày với bộ trưởng bộ Nông thương nghiệp, và đã trình bày thật. Ông bộ trưởng kêu: "Lẽ nào lại để như vậy! Tôi biết chứ. Một nhà bác học lão thành, một nhà thực vật học, một ông già hiền lành. Ta phải giúp ông ta mới được!" Hôm sau, cụ nhận được thiếp mời dự tiệc tại nhà bộ trưởng. Cụ mừng quá, vừa khoe tờ thiếp với bà Pơluytác, vừa run:
- Chúng ta thoát nạn rồi!
Đến ngày hẹn, cụ tới dinh bộ trưởng. Cụ nhận thấy cái cà vạt nhàu nát, bộ quần áo cũ kỹ và đôi giầy đánh bóng bằng lòng trắng trứng của mình làm bọn lính hầu ngạc nhiên.
Không ai hỏi cụ, kể cả bộ trưởng. Đến khoảng mười giờ tối, trong khi vẫn chờ đợi một lời hỏi thăm, cụ nghe tiếng bà bộ trưởng, một người đàn bà xinh đẹp mặc áo hở cổ mà cụ không dám đến gần. Bà ta nói:
- Cụ già kia là ai vậy?
Nửa đêm, cụ đi bộ về nhà dưới trời mưa tầm tã. Lúc đi dự tiệc, cụ phải bán một cuốn Endêvia để trả tiền xe ngựa.
Đêm nào, trước khi đi ngủ, cụ cũng quen đọc vài trang cuốn Điôgien Laecxơ của cụ. Cụ khá sành tiếng Hy Lạp, đủ để thưởng thức những điểm đặc biệt trong văn bản sách đó. Cụ không còn thú vui nào khác. Mấy tuần trôi qua. Đột nhiên bà Pơluytác lăn ra ốm. Không có tiền mua bánh mì đã buồn lắm rồi, không có tiền mua thuốc lại càng buồn hơn. Một tối, thầy thuốc kê một thứ thuốc đắt tiền quá. Rồi thì bệnh tình trở nặng cần phải có người săn sóc. Cụ Mabớp mở tủ sách. Không còn gì nữa. Quyển sách cuối cùng đã bán rồi, chỉ còn độc quyển Điôgien Laecxơ.
Cụ cắp cuốn sách độc bản đi ra. Đó là hôm mồng 4 tháng Sáu năm 1832. Cụ đến cửa Xanh Giắc, vào hàng sách Rôion, nay người khác kế nghiệp và trở về với một trăm phơrăng. Cụ đặt cọc bạc gồm hai mươi đồng năm phơrăng lên cái bàn ở đầu giường bà ở già rồi về phòng riêng, không nói một lời. Sáng hôm sau, từ rạng đông cụ đã ra vườn ngồi trên cái trụ đổ. Đứng ngoài đường, nhìn qua hàng rào, người ta có thể thấy cụ ngồi cúi mặt suốt cả buổi sáng, đôi mắt thẫn thờ nhìn những luống hoa khô héo. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng hình như cụ không biết. Đến xế, nghe có những tiếng kỳ lạ vang dội trong thành Pari. Hình như có tiếng súng và có đông người hét. Cụ ngẩng đầu lên thấy một người làm vườn đi qua bèn hỏi:
- Cái gì thế?
Người làm vườn vai vác mai trả lời điềm nhiên.
- Khởi nghĩa.
- Thế nào? Khởi nghĩa à?
- Phải. Người ta đánh nhau.
- Tại sao người ta đánh nhau?
- Chao! Nào ai biết!
- Ở đâu thế?
- Phía xưởng quân khí.
Cụ Mabớp vào nhà cầm mũ. Quen như mọi hôm, cụ cũng tìm một quyển sách để cắp đi, nhưng không còn quyển nào nữa. Cụ nói: Ừ nhỉ? Rồi vẻ nhớn nhơ nhớn nhác, cụ ra đường.
I
GIĂNG VANGIĂNG
Cũng hôm ấy vào khoảng bốn giờ chiều, Giăng Vangiăng ngồi một mình bên cái bờ đất vắng nhất trong thao trường Săngđơ Mácxơ. Có lẽ vì bản tính cẩn thận, có lẽ vì muốn suy nghĩ một mình hay chỉ vì trong đời người ta, tập quán cũng dần dần thay đổi, độ này ít khi ông cùng Côdét ra phố. Ông mặc áo công nhân, quần vải xám, đầu đội mũ có lưỡi trai dài che kín cả mặt. Nay ông đã yên tâm và toại nguyện về phần Côdét rồi. Những điều khiến ông băn khoăn và sợ hãi cũng đều mất. Nhưng trong vài tuần lễ nay lại có những mối lo ngại khác xảy ra. Một hôm đi chơi ngoài phố, ông chợt thấy Tênácđiê. Cũng may, ông mặc trá hình nên hắn không nhận được. Nhưng từ hôm ấy ông lại thấy hắn mấy lần và ông biết chắc hắn đang lảng vảng trong xóm mình. Riêng điều này cũng đủ khiến ông phải có một giải pháp kiên quyết. Có hắn đấy là có đủ mọi điều nguy hiểm.
Hơn nữa, Pari không được yên. Những lộn xộn về chính trị bất lợi cho người muốn sống lẩn lút. Bởi vì, nếu cảnh sát đã thành đa nghi, lo ngại, thì nhiều khi muốn bắt một thằng cha loại Pêpanh hay Morê, họ lại phát hiện được một người như Giăng Vangiăng.
Ông rất lo ngại về tất cả những quan điểm này.
Cuối cùng, lại xảy ra một việc nóng hổi, rất khó hiểu càng làm cho ông thêm cảnh giác. Vừa sáng hôm ấy, ông dậy trước cả nhà, đi thơ thẩn ngoài vườn trước khi Côdét mở cửa sổ buồng ngủ. Đột nhiên, ông thấy một hàng chữ khắc trên tường, hình như có ai lấy đanh vạch vào đấy:
16 phố Verơri
Việc này vừa mới xảy ra thôi. Nét chữ trên tường vôi đen vẫn còn trắng, cây gai mọc bên tường vẫn còn lấm chấm bụi vôi. Chắc đêm qua có ai viết. Cái gì đây? Phải chăng là một địa chỉ? Hay một dấu báo hiệu cho kẻ khác? Hay một lời cảnh cáo ta? Thế nào đi nữa, rõ ràng có kẻ đã lẻn vào vườn, có những người lạ mặt đã vào đây. Ông sực nhớ đến những việc kỳ dị đã xảy ra trước đây làm cả nhà lo sợ. Ông suy nghĩ miên man. Nhưng ông không nói cho Côdét biết hàng chữ viết bằng đanh ở trên tường, sợ nàng kinh hãi.
Giăng Vangiăng suy đi tính lại, rồi quyết định rời khỏi Pari, rời bỏ nước Pháp để sang Anh. Ông đã báo trước cho Côdét biết. Ông muốn nội trong bảy, tám ngày nữa là ra đi. Ông ngồi ở bờ đất trong thao trường nghĩ vẩn nghĩ vơ: Nào thằng Tênácđiê, nào anh cảnh sát, nào hàng chữ kỳ lạ trên tường, nào cuộc viễn du, những khó khăn trong việc lấy hộ chiếu. Đang nghĩ ngợi, băn khoăn như thế, ông chợt thấy có bóng ai in trên cỏ, người ấy vừa đến đứng trên bờ đất ngay sau lưng mình. Ông quay lại thì một tờ giấy gập làm tư rơi trên đầu gối, hình như có bàn tay ai ném qua đầu mình, ông cầm tờ giấy mở ra, xem thấy mấy chữ lớn viết bằng bút chì:
Dọn nhà đi!
Giăng Vangiăng đứng phắt dậy. Trên bờ đất không có ai. Nhìn quanh chỉ thấy một người, gọi là con nít thì lớn quá, gọi là người lớn thì bé quá, mặc áo khoác xám và quần nhung vải màu đất, đang bước qua gờ thành rồi tụt xuống dưới hào của thao trường. Giăng Vangiăng bèn về nhà, trong lòng suy nghĩ miên man.
II
MARIUYTX
Mariuytx ở nhà lão Gilơnoócmăng ra, trong lòng ngao ngán.
Lúc đi vào, chàng chỉ có một hy vọng nhỏ. Chàng ra đi với một nỗi thất vọng mênh mông.
Ai để ý đến lòng những người mới yêu đều hiểu khi thấy chàng không băn khoăn nghĩ ngợi mảy may về câu chuyện tay Têôđuyn, trung úy kỵ binh, cái thằng ngốc cháu họ của chàng đó. Nhà viết kịch thơ có thể hy vọng câu chuyện người ông ngoại đột nhiên tiết lộ cho cháu nghe sẽ gây thêm những tình tiết ly kỳ. Nhưng đó chỉ là hay về kịch thôi chứ vẫn không phải là sự thực. Mariuytx đang ở vào tuổi không tin vào cái xấu. Sau này sẽ đến cái tuổi bạ cái gì cũng tin.
Lòng nghi ngờ âu cũng như những nếp nhăn trên mặt thôi.
Người thanh niên mới lớn lên vốn không có nếp nhăn. Cái làm điên đầu Ôtenlô[204] lại không bám được vào Căngdít.[205]
[204] Othello: nhân vật trong một vở bi kịch nổi tiếng của Sếchxpia, đứng tuổi, giết vợ vì nghi vợ ngoại tình.
[205] Candide: nhân vật trong quyển tiểu thuyết Căngdít của Vonte, điển hình là người thanh niên lạc quan. Candide, tính từ, có nghĩa là ngây thơ, trong trắng.
Ngờ vực Côdét ư? Chàng có thể phạm nhiều tội ác khác một cách dễ dàng chứ không phạm tội đó.
Chàng lang thang ngoài đường, lang thang là cách giải buồn của những người đau khổ. Chàng có nhớ ra điều gì cũng không nghĩ ngợi về điều đó được. Hai giờ sáng, chàng mới về nhà Cuốcphêrắc và cứ nguyên quần áo lăn đùng ra nệm. Trời nắng đã to, chàng mới thiếp ngủ, một giấc ngủ kinh hoàng, nặng nhọc, chập chờn trong nghĩ ngợi. Khi tỉnh dậy, chàng thấy Cuốcphêrắc, Ăngiônrát, Phơiđi, Côngbơphe đứng trong phòng, đầu đội mũ, chực đi ra, có vẻ tất tả.
- Cậu có đi đưa đám tướng Lamác[206] không?
[206] Võ quan và chính khách Pháp thuộc phe chống đối chính phủ ở hạ nghị viện Pháp thời vua Luy Philip.
Chàng không hiểu Cuốcphêrắc nói gì.
Họ đi được một lát, chàng cũng ra đi. Chàng nhét vào túi áo hai khẩu súng ngắn mà Giave đã trao cho chàng trong vụ ngày mồng ba tháng Hai. Những khẩu súng này hãy còn nạp đạn. Khi mang nó đi khó lòng mà nói chàng có những tư tưởng ám muội gì.
Suốt ngày hôm ấy, chàng lảng vảng ở những nơi nào chàng cũng không biết. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng chàng không để ý. Chàng vào hàng bánh mì mua cái bánh ống sáo một xu để ăn trưa, nhưng nhét bánh vào túi rồi lại quên phắt. Hình như chàng có xuống sông Xen tắm nhưng chàng cũng không biết rằng mình đã tắm. Có lúc đầu người ra như bốc lửa. Chính Mariuytx đang ở trong cảnh ấy. Chàng không còn hy vọng gì nữa, không còn sợ hãi gì nữa. Hôm qua chàng đã trải qua mọi thử thách rồi. Chàng nóng ruột nóng gan chờ cho đêm đến. Trong óc chàng chỉ có một ý nghĩ sáng sủa: chín giờ tối sẽ gặp Côdét. Cái hạnh phúc cuối cùng này bây giờ là tất cả tương lai của chàng, còn sau đó sẽ là bóng tối. Đi lang thang trên những đường phố vắng nhất, thỉnh thoảng chàng nghe hình như trong thành phố đang có những tiếng động kỳ lạ. Chàng tỉnh cơn mơ trong chốc lát, tự hỏi: Đánh nhau sao? Vào chập tối, đúng chín giờ, như đã hứa với Côdét, chàng đến phố Pơluymê. Bước đến gần hàng rào sắt, bao nhiêu nỗi ưu phiền đều tiêu tan. Đã hai ngày hai đêm, chàng không thấy Côdét. Giờ chàng sẽ gặp mặt nàng. Bao ý nghĩ khác đều mờ hẳn đi nhường chỗ cho một niềm vui sâu xa và vô tận. Những giây phút trong đó người ta sống hàng thế kỷ đều kỳ lạ và thiêng liêng ở chỗ nó đến là tràn ngập cả tâm hồn chúng ta. Mariuytx đẩy song sắt nhảy vào vườn. Đến chỗ hẹn hò mọi ngày thì không thấy Côdét. Chàng đi qua đám cây rậm rạp vào đến chỗ khuất gần thềm. Chàng nghĩ bụng: chắc nàng chờ ta ở đây. Đến đây vẫn không thấy Côdét. Chàng đi một vòng trong vườn: Vườn vắng lạnh. Chàng trở lại cạnh nhà như si như dại, hoảng hốt, lo âu, lòng đau như cắt. Như một người chủ nhà đi chơi về trễ giờ, chàng gõ cửa. Chàng cứ gõ, gõ đi gõ lại, không nghĩ đến việc cửa sổ sẽ mở và bộ mặt dễ sợ của ông cha sẽ hiện ra, hỏi: Ông muốn gì? Nếu như thế cũng không thấm gì với điều chàng đang dự đoán. Gõ cửa chán, chàng lại lớn tiếng gọi Côdét. Chàng hét: Côdét. Chàng gọi lần nữa giọng cương quyết: Côdét! Không ai trả lời. Thôi thế là xong! Ngoài vườn vắng ngắt. Trong nhà im bặt tăm hơi.
Mariuytx đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn cái nhà buồn thảm kia cũng đen tối, cũng vắng lặng, lại còn trống trải hơn một nấm mồ nữa. Chàng nhìn cái ghế đá, nơi chàng đã sống bao phút thần tiên cạnh Côdét. Chàng ngồi xuống bậc thềm, lòng thấy êm dịu và kiên quyết, chàng thầm cảm tạ cuộc tình duyên của mình và tự nhủ nay Côdét đã đi rồi, chàng chỉ còn chết nữa mà thôi.
Đột nhiên, có tiếng ai từ ngoài đường gọi qua lùm cây:
- Ông Mariuytx!
Chàng chồm dậy:
- Gì thế?
- Có ông Mariuytx ở đấy không?
- Có.
- Ông Mariuytx! Người kia nói tiếp. Các bạn ông đang chờ ông ở chiến lũy phố Săngvrơri đấy!
Giọng nói không xa lạ đối với chàng. Nó cũng ồ ồ và khàn như giọng Êpônin. Mariuytx chạy đến hàng rào sắt, đẩy cái chấn song lỏng lẻo, thò đầu ra ngoài và thấy một người giống như một thanh niên đang chạy biến vào trong bóng tối.
III
CỤ MABỚP
Túi bạc của Giăng Vangiăng không giúp được gì cho cụ Mabớp hết. Bản tính liêm chính khắc khổ một cách trẻ con, cụ không chịu nhận thứ của trời cho đó. Cụ không chấp nhận một ngôi sao từ trên trời rơi xuống lại có thể biến thành những đồng tiền vàng như thế. Cụ không đoán được rằng cái vật trên trời rơi xuống này là do bàn tay của chú Gavrốt. Cụ đã đem túi bạc lên sở cảnh sát khu phố ký thác nói là mình bắt được, để ai mất của thì đến mà lấy. Rồi túi bạc bị mất thật. Chả cần phải nói, chẳng có ma nào xin về, túi bạc chẳng cứu giúp cụ được gì.
Thế rồi cụ cứ xuống dốc tiếp.
Việc trồng chàm thí nghiệm ở vườn bách thảo cũng chẳng hơn gì trong vườn của cụ ở xóm Auxtéclít. Năm trước, cụ thiếu công mụ ở. Năm nay, chúng ta đã thấy, cụ mắc nợ tiền thuê nhà. Quá hạn mười ba tháng, hiệu cầm đồ đem bán những bản khắc đồng của bộ sách Hoa quả xứ Côtơrê của cụ. Mấy hàng sanh chảo đã đem nó đúc xoong rồi. Những bản đồ khắc đồng mất đi, không còn cách gì bổ sung bộ sách Hoa quả xứ Côtơrêbị thiếu trang, cụ cũng đem bán tống cả tranh lẫn sách cho một hàng sách cũ, coi như bản tin thừa. Tất cả sự nghiệp một đời của cụ nay không còn lại gì nữa. Cụ ăn vào món tiền bán những bản sách đó. Khi số tiền mọn kia đã hết, cụ không trồng trọt nữa và bỏ vườn hoang. Từ lâu cụ đã bỏ cái lệ ăn mỗi ngày hai quả trứng và thỉnh thoảng một miếng thịt bò. Cụ chỉ ăn bánh mì với khoai tây. Cụ đã bán hết những đồ gỗ cuối cùng, rồi đến tất cả những đồ dùng mà cụ có hai cái, bất cứ giường chõng, chăn màn, quần áo. Sau đó cụ bán các tập cây cỏ ép, các bức tranh khắc. Nhưng cụ vẫn còn giữ những bộ sách quý nhất, trong đó có những bộ hết sức hiếm, chẳng hạn bộ Những bài thơ tứ tuyệt vịnh sử trong Thánh kinh, xuất bản năm 1560, bộ Các sách Thánh kinh đối chiếu của Pie đờ Bexơ, Những hoa Mácgơrít của Mácgơrít của Giăng đơla Hay có lời đề tặng hoàng hậu xứ Nava, cuốn sách Chức vụ và quyền uy của người sứ thần của Vilie Hôtmăng, một cuốn Thi tuyển Do thái xuất bản năm 1644, một bản Tibyyn 1567 với câu mào đầu rực rỡ: Venetiis, in aedibus Manutianis. Cuối cùng là một bản sách của Điôgien Laecxơ in ở Lyông năm 1644 trong đó có những ghi chú khảo dị nổi tiếng rút từ bản chép tay 411, thế kỷ XIII, của tòa thánh Vaticăng, và những khảo dị lấy ở hai bản chép tay của thành Vơnidơ, bản 393 và bản 394, các bản này đã được Hăngri Êchiên tham cứu có kết quả lớn, trong cuốn Laecxơ nói trên còn có những đoạn bằng thổ ngữ xứ Đoridơ chỉ ghi trong bản chép tay thế kỷ XII lừng danh của thư viện thành phố Napơlơ.
Cụ Mabớp không bao giờ đốt lửa trong phòng ngủ. Cứ đến tối là cụ đi ngủ ngay để đỡ tốn tiền mua nến. Hình như cụ chẳng còn người láng giềng nào. Khi cụ ra khỏi nhà thì họ lánh mặt, và bản thân cụ cũng biết thế. Trẻ con nghèo khổ được các bà mẹ chú ý, chàng thanh niên nghèo khổ còn có các cô thiếu nữ thương hại, chứ ông già mà đói khổ thì chẳng có ai đoái hoài. Trong mọi cảnh quẫn bách, đây là cảnh quẫn bách lạnh lẽo nhất. Tuy vậy, cụ Mabớp vẫn chưa hoàn toàn mất hẳn bản tính hồn nhiên trong sáng trẻ con của mình. Nhìn vào những quyển sách của mình, mặt cụ còn đôi chút sinh khí, và cụ mỉm cười mỗi khi ngắm cuốn Điôgien Laecxơ là quyển chỉ mình cụ có. Ngoài những đồ dùng hết sức cần thiết, cụ chỉ còn giữ mỗi cái tủ kính.
Một hôm bà Pơkuytác nói:
- Tôi không có tiền mua sắm bữa tối.
Bữa ăn tối bà ta nói là một cái bánh mì với bốn năm củ khoai tây.
- Thì mua chịu vậy, cụ Mabớp buông gọn.
- Cụ cũng biết! Ai còn dám bán chịu cho tôi nữa!
Cụ bèn mở tủ sách ra nhìn khắp một lượt hết quyển này đến quyển kia, tần ngần dai dẳng chẳng khác gì một người cha vì bắt buộc phải hy sinh một đứa con của mình nên nhìn các con trước khi chọn. Hai giờ sau, cụ trở về dưới nách không cắp sách nữa. Cụ đặt ba mươi xu lên bàn và nói:
- Đem đi mua đồ ăn.
Từ hôm ấy trở đi, bà Pơluytác thấy một tấm màn u ám phủ lên vẻ mặt hồn nhiên của ông già, và không bao giờ kéo lên nữa.
Hôm sau, hôm sau nữa, rồi hôm nào cũng thế, lại cứ phải diễn lại cái trò ấy: Ông cụ ra đi với một quyển sách và trở về với ít tiền. Bọn buôn sách cũ thấy cụ túng bấn phải bán, nên chỉ trả hai mươi xu quyển sách cụ mua những hai chục phơrăng. Đôi khi người mua lại chính là người đã bán. Và cứ từng quyển một như vậy, lần lượt tất cả tủ sách biến đi. Đôi khi cụ nói: ta đã tám mươi tuổi rồi. Hình như trong thâm tâm cụ thầm ước được sống hết ngày trời trước khi bán hết sách trong tủ. Nỗi buồn ngày càng tăng. Chỉ có một lần cụ vui.
Hôm ấy cụ ra đường với quyển sách của Sôbe Êchiên, bán được ba mươi lăm xu ở bờ sông Maiake, và cụ trở về với một quyển sách của Andơ giá bốn mươi xu cụ vừa mua ở đường Gơre. Cụ hớn hở khoe với bà Pơluytác:
- Hôm nay tôi nợ năm xu.
Hôm ấy cụ nhịn đói.
Cụ vốn có chân trong Hội trồng cây. Trong hội, người ta biết cụ túng thiếu. Chủ tịch của hội đến thăm cụ, hứa sẽ trình bày với bộ trưởng bộ Nông thương nghiệp, và đã trình bày thật. Ông bộ trưởng kêu: "Lẽ nào lại để như vậy! Tôi biết chứ. Một nhà bác học lão thành, một nhà thực vật học, một ông già hiền lành. Ta phải giúp ông ta mới được!" Hôm sau, cụ nhận được thiếp mời dự tiệc tại nhà bộ trưởng. Cụ mừng quá, vừa khoe tờ thiếp với bà Pơluytác, vừa run:
- Chúng ta thoát nạn rồi!
Đến ngày hẹn, cụ tới dinh bộ trưởng. Cụ nhận thấy cái cà vạt nhàu nát, bộ quần áo cũ kỹ và đôi giầy đánh bóng bằng lòng trắng trứng của mình làm bọn lính hầu ngạc nhiên.
Không ai hỏi cụ, kể cả bộ trưởng. Đến khoảng mười giờ tối, trong khi vẫn chờ đợi một lời hỏi thăm, cụ nghe tiếng bà bộ trưởng, một người đàn bà xinh đẹp mặc áo hở cổ mà cụ không dám đến gần. Bà ta nói:
- Cụ già kia là ai vậy?
Nửa đêm, cụ đi bộ về nhà dưới trời mưa tầm tã. Lúc đi dự tiệc, cụ phải bán một cuốn Endêvia để trả tiền xe ngựa.
Đêm nào, trước khi đi ngủ, cụ cũng quen đọc vài trang cuốn Điôgien Laecxơ của cụ. Cụ khá sành tiếng Hy Lạp, đủ để thưởng thức những điểm đặc biệt trong văn bản sách đó. Cụ không còn thú vui nào khác. Mấy tuần trôi qua. Đột nhiên bà Pơluytác lăn ra ốm. Không có tiền mua bánh mì đã buồn lắm rồi, không có tiền mua thuốc lại càng buồn hơn. Một tối, thầy thuốc kê một thứ thuốc đắt tiền quá. Rồi thì bệnh tình trở nặng cần phải có người săn sóc. Cụ Mabớp mở tủ sách. Không còn gì nữa. Quyển sách cuối cùng đã bán rồi, chỉ còn độc quyển Điôgien Laecxơ.
Cụ cắp cuốn sách độc bản đi ra. Đó là hôm mồng 4 tháng Sáu năm 1832. Cụ đến cửa Xanh Giắc, vào hàng sách Rôion, nay người khác kế nghiệp và trở về với một trăm phơrăng. Cụ đặt cọc bạc gồm hai mươi đồng năm phơrăng lên cái bàn ở đầu giường bà ở già rồi về phòng riêng, không nói một lời. Sáng hôm sau, từ rạng đông cụ đã ra vườn ngồi trên cái trụ đổ. Đứng ngoài đường, nhìn qua hàng rào, người ta có thể thấy cụ ngồi cúi mặt suốt cả buổi sáng, đôi mắt thẫn thờ nhìn những luống hoa khô héo. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng hình như cụ không biết. Đến xế, nghe có những tiếng kỳ lạ vang dội trong thành Pari. Hình như có tiếng súng và có đông người hét. Cụ ngẩng đầu lên thấy một người làm vườn đi qua bèn hỏi:
- Cái gì thế?
Người làm vườn vai vác mai trả lời điềm nhiên.
- Khởi nghĩa.
- Thế nào? Khởi nghĩa à?
- Phải. Người ta đánh nhau.
- Tại sao người ta đánh nhau?
- Chao! Nào ai biết!
- Ở đâu thế?
- Phía xưởng quân khí.
Cụ Mabớp vào nhà cầm mũ. Quen như mọi hôm, cụ cũng tìm một quyển sách để cắp đi, nhưng không còn quyển nào nữa. Cụ nói: Ừ nhỉ? Rồi vẻ nhớn nhơ nhớn nhác, cụ ra đường.