Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-3
Chương 3: Hồi Sinh Từ Hiểm Cảnh
Chương 3 : Hồi sinh từ hiểm cảnh
Lúc này truyền đến tiếng hò hét, ban đầu còn xa, giờ càng lúc càng gần lại, âm thanh đinh tai nhức óc vang khắp nơi. Cứu tinh đã tới, thân mình căng thẳng của Lâm Nhữ thoáng thả lỏng.
"Bẩm thứ sử, bên ngoài có rất nhiều điêu dân, la hét nói ngài lạm dụng chức quyền làm khó lương dân vô tội. Chúng tiểu nhân không chặn được, họ đang xông vào!" Một tên quan sai hoang mang rối loạn chạy nhanh vào.
Lỗ Huyền đứng phắt dậy, mặt mày vặn vẹo, hét lớn: "Điêu dân kém cỏi trở ngại người thi hành công vụ, bắt hết cho ta."
"Đông... quá..." Quan sai nói lắp bắp. Tiếng người ồn ào, trong khoảnh khắc đến ngoài gian Ngọc Lan, họ khua tay múa chân, số người đông như kiến. Họ lớn tiếng kêu gào, yêu cầu cho mọi người một câu trả lời thỏa đáng. Quan sai giơ gậy dài canh cửa sảnh không để cho người vọt vào trong phòng. Biển người dậy sóng, mãnh liệt chèn ép, thành một đám lộn xộn.
"Điêu dân!" Lỗ Huyền tức giận mắng, mới nói liền dừng lại, mắt nhìn Lâm Nguyên.
"Lỗ công bớt giận." Lâm Nguyên vội la lên, không ngừng chớp mắt với Lỗ Huyền.
Lâm Nhữ đứng yên, không nhìn bọn họ nháy mắt với nhau. Luật pháp không cho quở trách dân chúng, nhiều người như vậy mà bị bắt lại sẽ kích động dân tình phẫn nộ, đương nhiên không phải chuyện đùa. Huống chi Lỗ Huyền hành sự không đứng đắn, làm chuyện không chịu cân nhắc, dù có thể một tay che trời, cũng phải sợ ánh mắt soi xét của quần chúng. Nhà họ Phương không phải hạng vô danh tiểu tốt, mà là gia tộc chế tạo quạt lớn nhất thành Nhuận Châu, đột ngột xảy ra chuyện dù dễ dàng bắt trói phụ thân y, nhưng rất khó khăn trong việc không bằng chứng đã vội tra xét tài sản.
Lỗ Huyền cắn răng, rít ra từng chữ: "Đi nói với bọn họ, bản thứ sử làm theo phép công, nên phải dẫn người đi."
Quan sai thoáng chốc rút lui không còn bóng dáng tăm hơi. Đám người thấy bất bình mà đến là Lâm Nhữ sai Hà Lịch cùng Phương Hiếu đi kích động. Một phần là người làm công trong phường quạt của họ Phương, một phần là muôn dân thành Nhuận Châu từ sáng sớm đã đến để chờ được ngắm mỹ nhân quạt hợp hoan của họ Phương, một số là người buôn quạt từ xa tới. Hà Lịch cùng Phương Thành, Phương Hiếu trấn an mọi người mấy câu, bọn họ liền đi.
Phương phủ ồn ào đã yên tĩnh trở lại. Gian Ngọc Lan giống như bị bão quét qua. Tủ án nghiêng đảo, giường gỗ lim trong phòng ngủ bị lật lên hết, gạch vuông lát dưới chân đều bị cạy ra, bùn cát vương vãi đầy đất. Vạc có hoa văn rắn cuộn có từ thời Xuân Thu mà Phương Đức Thanh luôn cẩn thận cất giữ đều bị đập nát, tập "Thảo thư thập bát thiếp" của Vương Hy Chi bị ném xuống đất, để lại vô số dấu chân dẫm lên. Mấy nghìn xâu tiền cất trong tủ phòng sách không thấy đâu. Phương Khương thị đưa mắt nhìn quanh, từ trước đến giờ chưa từng bị kinh sợ như vậy, trước khi xuất giá được mẫu thân thương yêu, sau khi xuất giá thì phu thê ân ái, cuộc sống giàu sang, lại nghĩ tới Phương Đức Thanh bị bắt không biết sống chết thế nào, bà đau lòng khóc lóc, mãi cho đến khi gần như ngất xỉu.
Cổ họng Lâm Nhữ trào lên vị tanh ngọt, miễn cưỡng nuốt xuống. Sau khi kiểm tra một lần, tay chân y lạnh như băng, trong lòng càng ưu sầu. Không thấy bảo vật gia truyền của họ Phương - quạt hợp hoan mỹ nhân.
Nhuận Châu sản xuất nhiều trúc tía, vì trúc tía là vật liệu thường dùng để chế tạo quạt hợp hoan nhất. Thành Nhuận Châu nhà nhà làm quạt, trong thành thế gia tổ truyền làm quạt vô số, nhưng không nhà nào nổi tiếng thiên hạ như họ Phương. Quạt của họ Phương vô cùng tinh xảo, kỳ diệu nhất là ở chỗ, họ Phương giống như được thần quạt chỉ định, có một chiếc quạt hợp hoan mỹ nhân trời ban. Chiếc quạt hợp hoan mỹ nhân này lớn gấp ba lần so với chiếc quạt bình thường khác. Sợi trúc tía chọn lựa cẩn thận làm khung, tơ trúc nhỏ như lông, xen kẽ nghiêm chỉnh chặt chẽ. Băng tàm ti đan thành tơ lụa trắng nõn làm mặt quạt, lông chim tước hiếm có dệt thành túi gấm, chuôi trúc tía sáng loáng. Chuôi quạt bằng ngọc bội hình trăng khuyết được khắc bằng dương chi bạch ngọc, kèm những sợi tơ rũ màu xanh. Cây quạt được chế tác vô cùng tinh xảo, tranh diễm với hóa công, hiếm thấy trên đời. Có điều, mỹ nhân trên mặt quạt mới là thứ làm người khác trầm trồ không dứt. Hễ ai thấy qua mỹ nhân trên mặt chiếc quạt báu của họ Phương cũng đều thần hồn điên đảo, như si như cuồng, trăm lời như một, xem mỹ nhân trên mặt quạt chính là nữ nhân đẹp nhất thiên hạ. Mỹ nhân trên mặt quạt họ Phương mỗi năm đổi một lần, thanh nhã xuất trần như gió thổi tuyết bay, hay thơm như hương lan cùng khiến đào mận ái mộ, ngày thu sương phủ u buồn, hay ráng chiều ánh lên trời quang, đều là nhân gian khó gặp, thiên hạ vô song.
Quạt hợp hoan mỹ nhân chỉ được mang ra khi gia chủ kế vị nhậm chức cùng với mỗi dịp đặt hàng quạt hằng năm vào Lập Hạ. Trong ngày đặt hàng quạt, gia chủ sẽ cho lấy quạt quý ra, các phía thương buôn đã đặt hàng quạt có thể lên đài để được nhìn kĩ hơn, những người khác thì chỉ có thể thèm thuồng nhón chân ở dưới đài. Vì để xem được quạt quý, các vị buôn quạt cũng liều mạng đặt hàng, cho nên quạt hợp hoan của họ Phương vào mỗi dịp Lập Hạ hằng năm này ít nhất cũng đến triệu chiếc quạt. Cả thành Nhuận Châu, thậm chí là cả Đại Đường cũng không có phường quạt nào có lượng tiêu thụ khổng lồ đến vậy.
Lúc Lỗ Huyền dẫn các quan sai rời khỏi không thấy cầm theo quạt hợp hoan mỹ nhân, giờ sao lại không thấy quạt quý đâu? Chẳng lẽ là kế giương đông kích tây, không đi cửa chính, mà từ phía hông cửa sổ người họ Phương không thấy liền lén lút trộm đi? Lâm Nhữ vô cùng tự trách, âm thầm hối hận bản thân đã sơ sẩy, không sai người canh giữ nghiêm ngặt mọi vị trí. Việc cấp bách bây giờ là cứu được phụ thân, Lâm Nhữ an ủi Phương Khương thị qua loa mấy câu, lệnh cho hạ nhân cẩn thận dọn dẹp rồi ra khỏi gian Ngọc Lan.
Ngoài cửa, Phương đại lang Phương Du Phong - con của Phương Đức Thanh với thiếp thất Liễu thị - đứng rụt cổ run rẩy, áo dài trên người nhăn nhúm, vạt áo dính đầy bùn dơ, không biết dính lúc trốn ở đâu. Thấy Lâm Nhữ, Phương Du Phong liền nghiêm khuôn mặt trắng nhợt mà hỏi: "Nhữ lang, làm thế nào bây giờ? Có cần thu dọn đồ đạc bỏ trốn không?"
Trốn đi đâu, họ Phương là gia tộc làm quạt trăm năm, nếu rời khỏi Nhuận Châu biết lấy gì làm kế sinh nhai? Nếu vì tham sống sợ chết mà sống tằn tiện qua ngày, còn chẳng bằng treo cổ chết cho xong. Lâm Nhữ cau mày, phất tay nói: "Chớ nói mấy lời gở ấy, trước cùng đệ đến chỗ thứ sử đòi một câu giài thích thỏa đáng, rồi vào đại lao xem tình hình sức khỏe của phụ thân." Cho hạ nhân dắt ngựa chờ sẵn ngoài phủ, y vừa nói vừa nhìn Uyển Sơ đã đến, dùng mắt ra hiệu với nàng, rồi bước nhanh ra ngoài.
"Lúc này mà đi thăm phụ thân được sao? Lỡ bị liên lụy thì làm thế nào?" Phương Du Phong bĩu môi. Tuy gã không thấp như Lâm Nhữ, bước chân lại không mau lẹ như y, nhưng đi lảo đảo như muốn té.
Liên lụy? Quan hệ phụ tử phải rạch ròi vậy sao? Mà dù có thể phủ nhận đi nữa, sao có thể vì lo cho bản thân mà phủ nhận? Lâm Nhữ cắn răng không đáp, chỉ xem như không nghe thấy.
Biển người buổi sáng ở ngoài phủ xem như đã giải tán hết bảy tám phần, chỉ còn hơn trăm người, đều là dân buôn quạt từ khắp chốn, nhìn thấy Lâm Nhữ liền đồng loạt xông tới, luôn miệng hỏi: "Phương nhị Lang, chuyện thế nào rồi?"; "Có lẽ là hiểu lầm thôi, cậu đến phủ nha đi, vào ngày đặt quạt lại xảy ra chuyện như vậy thì mọi người chẳng ai còn tâm trí nữa."
Lâm Nhữ cười áy náy, chắp tay cảm tạ mọi người, lại nói: "Vừa nãy đa tạ mọi người đã hết lòng giúp đỡ."
"Tiện thể mà thôi, không đáng chi." Mọi người khách sáo, thấy thần sắc của Lâm Nhữ nhàn nhã, không kinh hoảng không hấp tấp, nên cũng an tâm hơn. Có người nói: "Ta không đi đâu cả, chờ Phương gia chủ về rồi đặt hàng." Những người khác thoáng chần chừ, cũng bày tỏ phải đợi Phương Đức Thanh được thả ra rồi đặt hàng quạt họ Phương.
Lâm Nhữ nói lời cảm tạ, hạ nô cũng phối hợp chuẩn bị xong yên ngựa, Lâm Nhữ tung người lên ngựa. Uyển Sơ từ bên trong bước vội ra, đưa một chiếc túi nhỏ cho Lâm Nhữ. Y nhận lấy, túi tuy nhỏ nhưng khá nặng. Uyển Sơ nhỏ giọng nói: "Kim phật (1) được không?"
(1) Kim phật: tượng Phật bằng vàng.
"Rất tốt!" Lâm Nhữ cười khen ngợi. Đây là quà dự trù để đưa cho Lỗ Huyền. Gian Ngọc Lan bị lục soát, đồ cổ hay tranh chữ đều còn nguyên, chỉ mất có mấy nghìn quan tiền. Như vậy có thể thấy rõ Lỗ Huyền chỉ thích tiền chứ không sành đồ cổ, đưa kim phật cho gã chẳng phải ưng ý nhất sao.
Chương 3 : Hồi sinh từ hiểm cảnh
Lúc này truyền đến tiếng hò hét, ban đầu còn xa, giờ càng lúc càng gần lại, âm thanh đinh tai nhức óc vang khắp nơi. Cứu tinh đã tới, thân mình căng thẳng của Lâm Nhữ thoáng thả lỏng.
"Bẩm thứ sử, bên ngoài có rất nhiều điêu dân, la hét nói ngài lạm dụng chức quyền làm khó lương dân vô tội. Chúng tiểu nhân không chặn được, họ đang xông vào!" Một tên quan sai hoang mang rối loạn chạy nhanh vào.
Lỗ Huyền đứng phắt dậy, mặt mày vặn vẹo, hét lớn: "Điêu dân kém cỏi trở ngại người thi hành công vụ, bắt hết cho ta."
"Đông... quá..." Quan sai nói lắp bắp. Tiếng người ồn ào, trong khoảnh khắc đến ngoài gian Ngọc Lan, họ khua tay múa chân, số người đông như kiến. Họ lớn tiếng kêu gào, yêu cầu cho mọi người một câu trả lời thỏa đáng. Quan sai giơ gậy dài canh cửa sảnh không để cho người vọt vào trong phòng. Biển người dậy sóng, mãnh liệt chèn ép, thành một đám lộn xộn.
"Điêu dân!" Lỗ Huyền tức giận mắng, mới nói liền dừng lại, mắt nhìn Lâm Nguyên.
"Lỗ công bớt giận." Lâm Nguyên vội la lên, không ngừng chớp mắt với Lỗ Huyền.
Lâm Nhữ đứng yên, không nhìn bọn họ nháy mắt với nhau. Luật pháp không cho quở trách dân chúng, nhiều người như vậy mà bị bắt lại sẽ kích động dân tình phẫn nộ, đương nhiên không phải chuyện đùa. Huống chi Lỗ Huyền hành sự không đứng đắn, làm chuyện không chịu cân nhắc, dù có thể một tay che trời, cũng phải sợ ánh mắt soi xét của quần chúng. Nhà họ Phương không phải hạng vô danh tiểu tốt, mà là gia tộc chế tạo quạt lớn nhất thành Nhuận Châu, đột ngột xảy ra chuyện dù dễ dàng bắt trói phụ thân y, nhưng rất khó khăn trong việc không bằng chứng đã vội tra xét tài sản.
Lỗ Huyền cắn răng, rít ra từng chữ: "Đi nói với bọn họ, bản thứ sử làm theo phép công, nên phải dẫn người đi."
Quan sai thoáng chốc rút lui không còn bóng dáng tăm hơi. Đám người thấy bất bình mà đến là Lâm Nhữ sai Hà Lịch cùng Phương Hiếu đi kích động. Một phần là người làm công trong phường quạt của họ Phương, một phần là muôn dân thành Nhuận Châu từ sáng sớm đã đến để chờ được ngắm mỹ nhân quạt hợp hoan của họ Phương, một số là người buôn quạt từ xa tới. Hà Lịch cùng Phương Thành, Phương Hiếu trấn an mọi người mấy câu, bọn họ liền đi.
Phương phủ ồn ào đã yên tĩnh trở lại. Gian Ngọc Lan giống như bị bão quét qua. Tủ án nghiêng đảo, giường gỗ lim trong phòng ngủ bị lật lên hết, gạch vuông lát dưới chân đều bị cạy ra, bùn cát vương vãi đầy đất. Vạc có hoa văn rắn cuộn có từ thời Xuân Thu mà Phương Đức Thanh luôn cẩn thận cất giữ đều bị đập nát, tập "Thảo thư thập bát thiếp" của Vương Hy Chi bị ném xuống đất, để lại vô số dấu chân dẫm lên. Mấy nghìn xâu tiền cất trong tủ phòng sách không thấy đâu. Phương Khương thị đưa mắt nhìn quanh, từ trước đến giờ chưa từng bị kinh sợ như vậy, trước khi xuất giá được mẫu thân thương yêu, sau khi xuất giá thì phu thê ân ái, cuộc sống giàu sang, lại nghĩ tới Phương Đức Thanh bị bắt không biết sống chết thế nào, bà đau lòng khóc lóc, mãi cho đến khi gần như ngất xỉu.
Cổ họng Lâm Nhữ trào lên vị tanh ngọt, miễn cưỡng nuốt xuống. Sau khi kiểm tra một lần, tay chân y lạnh như băng, trong lòng càng ưu sầu. Không thấy bảo vật gia truyền của họ Phương - quạt hợp hoan mỹ nhân.
Nhuận Châu sản xuất nhiều trúc tía, vì trúc tía là vật liệu thường dùng để chế tạo quạt hợp hoan nhất. Thành Nhuận Châu nhà nhà làm quạt, trong thành thế gia tổ truyền làm quạt vô số, nhưng không nhà nào nổi tiếng thiên hạ như họ Phương. Quạt của họ Phương vô cùng tinh xảo, kỳ diệu nhất là ở chỗ, họ Phương giống như được thần quạt chỉ định, có một chiếc quạt hợp hoan mỹ nhân trời ban. Chiếc quạt hợp hoan mỹ nhân này lớn gấp ba lần so với chiếc quạt bình thường khác. Sợi trúc tía chọn lựa cẩn thận làm khung, tơ trúc nhỏ như lông, xen kẽ nghiêm chỉnh chặt chẽ. Băng tàm ti đan thành tơ lụa trắng nõn làm mặt quạt, lông chim tước hiếm có dệt thành túi gấm, chuôi trúc tía sáng loáng. Chuôi quạt bằng ngọc bội hình trăng khuyết được khắc bằng dương chi bạch ngọc, kèm những sợi tơ rũ màu xanh. Cây quạt được chế tác vô cùng tinh xảo, tranh diễm với hóa công, hiếm thấy trên đời. Có điều, mỹ nhân trên mặt quạt mới là thứ làm người khác trầm trồ không dứt. Hễ ai thấy qua mỹ nhân trên mặt chiếc quạt báu của họ Phương cũng đều thần hồn điên đảo, như si như cuồng, trăm lời như một, xem mỹ nhân trên mặt quạt chính là nữ nhân đẹp nhất thiên hạ. Mỹ nhân trên mặt quạt họ Phương mỗi năm đổi một lần, thanh nhã xuất trần như gió thổi tuyết bay, hay thơm như hương lan cùng khiến đào mận ái mộ, ngày thu sương phủ u buồn, hay ráng chiều ánh lên trời quang, đều là nhân gian khó gặp, thiên hạ vô song.
Quạt hợp hoan mỹ nhân chỉ được mang ra khi gia chủ kế vị nhậm chức cùng với mỗi dịp đặt hàng quạt hằng năm vào Lập Hạ. Trong ngày đặt hàng quạt, gia chủ sẽ cho lấy quạt quý ra, các phía thương buôn đã đặt hàng quạt có thể lên đài để được nhìn kĩ hơn, những người khác thì chỉ có thể thèm thuồng nhón chân ở dưới đài. Vì để xem được quạt quý, các vị buôn quạt cũng liều mạng đặt hàng, cho nên quạt hợp hoan của họ Phương vào mỗi dịp Lập Hạ hằng năm này ít nhất cũng đến triệu chiếc quạt. Cả thành Nhuận Châu, thậm chí là cả Đại Đường cũng không có phường quạt nào có lượng tiêu thụ khổng lồ đến vậy.
Lúc Lỗ Huyền dẫn các quan sai rời khỏi không thấy cầm theo quạt hợp hoan mỹ nhân, giờ sao lại không thấy quạt quý đâu? Chẳng lẽ là kế giương đông kích tây, không đi cửa chính, mà từ phía hông cửa sổ người họ Phương không thấy liền lén lút trộm đi? Lâm Nhữ vô cùng tự trách, âm thầm hối hận bản thân đã sơ sẩy, không sai người canh giữ nghiêm ngặt mọi vị trí. Việc cấp bách bây giờ là cứu được phụ thân, Lâm Nhữ an ủi Phương Khương thị qua loa mấy câu, lệnh cho hạ nhân cẩn thận dọn dẹp rồi ra khỏi gian Ngọc Lan.
Ngoài cửa, Phương đại lang Phương Du Phong - con của Phương Đức Thanh với thiếp thất Liễu thị - đứng rụt cổ run rẩy, áo dài trên người nhăn nhúm, vạt áo dính đầy bùn dơ, không biết dính lúc trốn ở đâu. Thấy Lâm Nhữ, Phương Du Phong liền nghiêm khuôn mặt trắng nhợt mà hỏi: "Nhữ lang, làm thế nào bây giờ? Có cần thu dọn đồ đạc bỏ trốn không?"
Trốn đi đâu, họ Phương là gia tộc làm quạt trăm năm, nếu rời khỏi Nhuận Châu biết lấy gì làm kế sinh nhai? Nếu vì tham sống sợ chết mà sống tằn tiện qua ngày, còn chẳng bằng treo cổ chết cho xong. Lâm Nhữ cau mày, phất tay nói: "Chớ nói mấy lời gở ấy, trước cùng đệ đến chỗ thứ sử đòi một câu giài thích thỏa đáng, rồi vào đại lao xem tình hình sức khỏe của phụ thân." Cho hạ nhân dắt ngựa chờ sẵn ngoài phủ, y vừa nói vừa nhìn Uyển Sơ đã đến, dùng mắt ra hiệu với nàng, rồi bước nhanh ra ngoài.
"Lúc này mà đi thăm phụ thân được sao? Lỡ bị liên lụy thì làm thế nào?" Phương Du Phong bĩu môi. Tuy gã không thấp như Lâm Nhữ, bước chân lại không mau lẹ như y, nhưng đi lảo đảo như muốn té.
Liên lụy? Quan hệ phụ tử phải rạch ròi vậy sao? Mà dù có thể phủ nhận đi nữa, sao có thể vì lo cho bản thân mà phủ nhận? Lâm Nhữ cắn răng không đáp, chỉ xem như không nghe thấy.
Biển người buổi sáng ở ngoài phủ xem như đã giải tán hết bảy tám phần, chỉ còn hơn trăm người, đều là dân buôn quạt từ khắp chốn, nhìn thấy Lâm Nhữ liền đồng loạt xông tới, luôn miệng hỏi: "Phương nhị Lang, chuyện thế nào rồi?"; "Có lẽ là hiểu lầm thôi, cậu đến phủ nha đi, vào ngày đặt quạt lại xảy ra chuyện như vậy thì mọi người chẳng ai còn tâm trí nữa."
Lâm Nhữ cười áy náy, chắp tay cảm tạ mọi người, lại nói: "Vừa nãy đa tạ mọi người đã hết lòng giúp đỡ."
"Tiện thể mà thôi, không đáng chi." Mọi người khách sáo, thấy thần sắc của Lâm Nhữ nhàn nhã, không kinh hoảng không hấp tấp, nên cũng an tâm hơn. Có người nói: "Ta không đi đâu cả, chờ Phương gia chủ về rồi đặt hàng." Những người khác thoáng chần chừ, cũng bày tỏ phải đợi Phương Đức Thanh được thả ra rồi đặt hàng quạt họ Phương.
Lâm Nhữ nói lời cảm tạ, hạ nô cũng phối hợp chuẩn bị xong yên ngựa, Lâm Nhữ tung người lên ngựa. Uyển Sơ từ bên trong bước vội ra, đưa một chiếc túi nhỏ cho Lâm Nhữ. Y nhận lấy, túi tuy nhỏ nhưng khá nặng. Uyển Sơ nhỏ giọng nói: "Kim phật (1) được không?"
(1) Kim phật: tượng Phật bằng vàng.
"Rất tốt!" Lâm Nhữ cười khen ngợi. Đây là quà dự trù để đưa cho Lỗ Huyền. Gian Ngọc Lan bị lục soát, đồ cổ hay tranh chữ đều còn nguyên, chỉ mất có mấy nghìn quan tiền. Như vậy có thể thấy rõ Lỗ Huyền chỉ thích tiền chứ không sành đồ cổ, đưa kim phật cho gã chẳng phải ưng ý nhất sao.
Bình luận facebook