• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Hot MA THỔI ĐÈN (3 Viewers)

  • Quyển 2 - Chương 5: Dốc bàn Xà

Long Lĩnh nói rộng ra là một dư mạch của dãy Tần Lĩnh, kỳ thực chính là một dải đồi núi chằng chịt. Đồi đất này nối tiếp đồi đất khác, độ nhấp nhô lên xuống rất lớn, khoảng giữa những gò đồi bị mưa và gió lớn xói mòn tan tác, hình thành vô số rãnh sâu, còn có chỗ nhìn bên ngoài cứ ngỡ là đụn đất, nhưng chỉ cần dẫm lên là sụt, bên dưới sụt xuống hang sâu. Nhìn khoảng cách giữa hai bả núi theo đường chim bay thì thấy rất gần nhưng muốn đi từ bên này sang bên kia, cũng phải vòng vèo đến cả ngày trời.



Địa danh này không thấy chép trong sách vở, thậm chí cả một cái tên thống nhất cũng không có,người dân ở huyện thành Cổ Lam gọi là Long Lĩnh, nhưng những người dân nông thôn cư trú quanh đây, thì gọi là dốc bàn Xà.



Đương nhiên tên dốc bàn Xà không có khí thế như Long Lĩnh, nhưng nếu dùng để miêu tả địa danh địa mạo, thì cái tên đầu trực quan hình tượng hơn cái tên sau nhiều.



Đúng chin giờ sáng, ba chúng tôi rời khỏi huyện thành Cổ Lam, đoạn nào xe đi được thì chúng tôi bắt xe đi, xe không đi được thì đi xe số 11(đi bộ ý mà), vừa đi vừa mò mẫm hỏi đường, đến được Long Lĩnh thì trời đã nhá nhem tối.



Dưới chân dãy Long Lĩnh có một ngôi làng nhỏ, cả làng ước chừng trên dưới hai chục hộ dân. Giờ cũng đã muộn, muốn tìm đến Ngư Cốt miếu thật chẳng phải chuyện dễ, đường núi hiểm trở, bất cẩn rời xuống rãnh sâu, chưa nóng nước đã đỏ gọng thì nhục lắm, chi bằng cứ tá túc trong làng một đêm, có gì thì sớm mai tính tiếp.



Chúng tôi liền gõ của ngôi nhà ở ngay đầu làng, nói rõ ý định với chủ nhà, bảo bọn tôi đi ngang qua đây, giờ đã qua muộn mà trước chẳng thấy làng sau chẳng thấy tiệm, chúng tôi không ở chùa mà sẽ trả một ít tiền gọi là.



Chủ nhà là một cặp cợ chồng già, thấy chúng tôi tay sách nách mang gói lớn gói nhỏ, lại địu theo một đôi ngỗng trắng đang nhẩy choi choi trong lồng, cũng hơi ngờ vực, không hiểu bọn tôi làm cái trò gì.



Thấy vậy Tuyền béo vội toét miệng cười với hai ông bà: “Dạ thưa, tụi cháu đi thăm lại đồng đội cùng đơn vị ngày trước, ngang qua đây thì trời sập tối. Hai bác trông bọn cháu đường xa tới đây cũng chẳng dễ gì, ai đi xa mà chẳng vác hết đồ đạc của căn nhà đi theo, hai bác rủ lòng thương, cho ba anh em chúng cháu một cái chỗ qua đêm, hai mươi tệ này hai bác cứ nhận lấy đi ạ!”



Nói xong, cũng chảng cần biết xem chủ nhà có chịu nhận hay không, đã rút tiền ra nhét vào tay hai ông bà già.



Đôi vợ chồng già thấy chúng tôi không có vẻ gì giống quân trộm cướp, nên vui vẻ đồng ý, thu xếp cho chúng tôi một căn buồng, bên trong dường như đã mấy năm không có người ở.



Tuyền béo thấy trong sân có thùng nước và đòn gánh, bèn nói với tôi: “Nhất ơi mau đi gánh đầy hai thùng nước lại đây.”



Tôi ngạc nhiên hỏi: “Múc nước làm gì, trong bình cậu không phải vẫn còn đầy nước đó sao?”



Tuyền béo giải thích: “Quân giải phóng các cậu vào ở nhờ nhà dân, chảng phải đều gánh nước đổ đầy chum, lại còn quét sân, rồi lợp lại mái nhà cho bà con hay sao?”



Tôi đáp lại: “Mẹ cha cậu chỉ được cái lắm chuyện, tôi có thông thuộc gì vùng này đâu, làm sao biết được giếng nước ở chỗ nào, với lại trời tối thế này tôi đi lạc đường không quay trở lại được thì sao? Còn nữa một lát tôi sẽ đến gặp người ta hỏi han tình hình quanh đây. Đến lúc ấy cậu đừng có lắm lời đấy, bớt được câu nào thì bớt mẹ nó câu đó đi, hương năng thắp năng khói, người năng nói năng lỗi, đừng có mà quên đấy!”



Đang lúc nói chuyện, hai vợ chồng già rán cho chúng tôi mấy quả trứng, nướng hai cái bánh mạch, đem vào trong phòng. Tôi rối rít cảm ơn, vừa ăn vừa lân la trò hỏi chuyện, hỏi xem căn phòng này trước đây ai ở?



Không ngờ mới hỏi được một câu hai ông bà đã nước mắt lưng tròng. Căn phòng này vốn là phòng của đưa con trai độc nhất của hai người, năm trước con trai ông bà đi vào dốc Bàn Xà tìm con cừu lạc của nhà, cho đến giờ vẫn không thấy trở ra. Người trong làng tìm kiếm suốt mấy hôm trời, đến cái xác cũng không ai tìm được, hẳn là đã dẫm phải đụn đất thụt xuống hố sâu, rơi vào mê động trong núi rồi, đứa con trai duy nhất vậy là xong đời. Cả chỗ dựa tuổi già, người đưa tiễn lúc qua đời cũng không còn nữa, bấy nhiêu năm nay hai ông bà đều nhờ vào bà con làng xóm giúp đỡ mà sống gắng gượng qua ngày.



Chúng tôi nghe kể đều cảm thấy xót thương, lại biếu ông bà thêm chút tiền, hai ông bà cứ cảm ơn mãi không ngớt suýt xoa mình gặp phải người tốt.



Tôi lại hỏi thăm một số chuyện khác, hai ông bà đều nói dốc bàn Xà chảng có mộ thời Đường nào cả, chỉ nghe người đời trước nhắc đến một ngôi mộ cổ lớn từ thời Tây chu, hơn nữa ngôi mộ này có nhiều ma quỷ ghê gớm lắm, thậm chí giữa thanh thiên bạch nhật còn có người thấy ma dựng tường trên dốc, rồi cứ thế đi lạc, nếu may mắn gặp người nào thì còn cứu được, còn đen đủi chỉ còn nước chết mục trong đó.



Dân trong vùng này gọi nơi đây là “Bàn Xà”(con rắn cuộn tròn) chính là chỉ đường đi quanh co phức tạp dễ bị lạc đường, còn mê động Long Lĩnh thì để chỉ hang động nằm trong núi, trăm đường nghìn lối, dọc ngang chẳng khác nào một mê cung tự nhiên cả.



Còn như Ngư Cốt miếu, đích thực là vẫn còn, có điều đã bỏ hoang mấy chục năm rồi, ra khỏi làng vòng qua hai ngọn núi sẽ tới một hẻm núi sâu. Ngư Cốt miếu nằm ở tận cùng hẻm núi ấy, năm xưa khi xây Ngư Cốt miếu, gã thương nhân quyên tiền nói rằng nơi đó là huyệt vị phong thủy, dựng miếu Long Vương ở đó sẽ được mưa thuận gió hòa, Nào ngờ miếu xây xong, mọi sự chẳng có gì thay đổi, ông trời muốn làm mưa thì làm mưa, không muốn làm mưa thì cho hạn hán ròng rã mấy năm, có thắp hương thờ cúng cũng vô tác dụng, thế nên hương hỏa trong miếu cũng ngừng luôn, chẳng còn có ai tới đó nữa.



Tôi nói: “Lúc qua sông Hoàng Hà, chúng cháu suýt nữa bị Long Vương đầu sắt làm cho lật thuyền, cho nên cũng tò mò muốn đến Ngư Cốt miếu xem cái đầu con Long Vuong đầu sắt ấy ra làm sao.”



Hai ông bà bảo chúng tôi đến xem Ngư Cốt miếu thì được nhưng chớ có dại đi sâu vào dốc bàn Xà, ngay đến dân bản địa còn dễ bị lạc đường trong đó, huống chi ba kẻ từ phương xa đến như chúng tôi.



Tôi gật đầu cảm ơn, bấy giờ ăn uống đã hòm hòm, liền đứng dậy dọn dẹp chén đĩa bê ra ngoài, ra đến sân Răng Vàng bỗng thì thầm vào tai tôi: “Anh Nhất à, vườn nhà này có món hời đấy!”



Tôi quay lại nhìn, Răng Vàng chỉ tay vào tảng đá lớn nằm trong sân: “Đây là một tấm bia, cũng có tuổi rồi đấy!”



Tôi không nói gì, chỉ gật đầu ra hiệu đã hiểu, sau đấy tiếp tục phụ giúp dọn dẹp bát đĩa cho xong. Chờ đến khi hai ông bà già đi vào phòng ngủ, ba thằng mới tụ tập ngoài sân giả vờ hút thuốc tán gẫu, rồi ngấm ngầm quan sát tấm bia đá mà Răng Vàng nói tới.



Nếu không phải Răng Vàng mắt cú vọ, thì chúng tôi chẳng thể nào phát hiện ra được, tấm bia đá hình chữ nhật này bị mài mòn hư tổn nghiêm trọng, ở giữa có khắc rãnh rất sâu xem chừng để cột gia súc.



Tấm bia chỉ còn một nửa, trên đỉnh vẫn còn sót lại nửa cái đầu thú sứt mẻ, văn tự và hoa văn trang trí trên bia đã mờ hết, thật chẳng thể nom ra được đây lại là một tấm bia đá.



Tuyền béo hỏi Răng Vàng: “Đây là món hời mà ông anh nói tới đấy hả? Tôi thấy ngày xưa có lẽ còn đáng giá, chứ bây giờ cũng chỉ là tảng đá thường thôi, hai người nhìn xem, mấy thứ bên trên đều bị mài nhẵn hết cả rồi, chả biết đã dùng được bao nhiêu năm rồi nữa.”



Răng Vàng rít một hơi thuốc nói: “Anh Tuyền, tôi có bảo tấm bia này đáng tiền không nhỉ, tấm bia sứt mẻ thế này chắc chắn chẳng được bao nhiêu, chỉ còn lại mỗi nủa cái đầu thú, cả chút giá trị nghiên cứu cũng không còn nữa, kể hơi tiếc thật! Nhưng các anh đừng quên ông nội nhà tôi cũng làm nghề đổ đấu này đấy, tôi nói tấm bia này là món hời cũng có lý của nó, dựa vào nửa cái đầu trên tấm bia thú này, tôi dám chắc ở Long Lĩnh nhất định có mộ cổ thời Đường, còn về vị trí cụ thể thế nào, mai chúng ta phải xem anh Nhất ra tay rồi.”



Tôi đưa tay sờ lên đầu thú trên bia đá, đoạn hỏi Răng Vàng: “Ông anh bảo đây là một tấm bia mộ?”



Răng Vàng đáp: “Cứ coi là bia mộ đi, tuy phần đầu thú ko còn nguyên vẹn, nhưng tôi vẫn nhận ra được, con vật này có tên là Nhạc Lị. Thời Đường đất nước phồn vinh, vua chúa đều cho xây dựng lăng tẩm trong núi, xẻ núi làm mộ, trên mặt đất cũng có những kiến trúc nhỏ tương ứng, thế nên người ta dựng một số tượng đá, bia đá như tượng lạc đà, tương truyền nó là linh thú ở Tây Thiên, tiếng kêu truyền cảm như tiếng nhạc cõi tiên, từ đó mà suy ra, nội dung bia đá hẳn là ca ngợi công đức gì đó. Trước làng mười lăm dặm, cứ cách một dặm lại có một đôi bia, bia có hình con Nhạc Lị là đôi đứng thứ hai.” Truyện "Ma Thổi Đèn "



Tôi trầm trồ: “Anh Răng Vàng ạ, bác không hiểu thuật phong thủy thật, nhưng kiến thức về lịch sử văn hóa cổ đại của ông anh, thì tôi đây xin cúi đầu bái phục thôi. Mà chúng ta cũng đừng đứng ở đây nữa, vào trong nhà bàn tiếp đi.”



Chúng tôi về phòng lại tiếp tục tính toán, giờ coi như đã đến được địa phận Long Lĩnh, từ những đầu mối có được lúc này, có thể kết luận ở đây chắc chắn có cổ mộ, nhưng ngôi mộ này rốt cuộc là của thời Đường hay Tây Chu thì xem ra có hơi mâu thuẫn.



Nếu dựa vào tấm bia thì ngôi mộ chắc chắn là ngôi mộ thời Đường, điều này cũng trùng khớp với những điều ông Lưu trong nhà nghỉ ở huyện Cổ Lam nói, thế nhưng người dân trong làng sao lại bảo đấy là ngôi mộ cổ có từ thời Tây Chu nhỉ? Truyện "Ma Thổi Đèn "



Răng Vàng bỗng hỏi tôi: “Anh xem liệu có khả năng trên cùng một mảnh đất phong thủy đẹp, có thể có nhiều huyệt vị dựng lăng hay không?”



Tôi nói: “Chuyện này cũng không phải là không có, nhưng cả một địa mạch không phải chỗ nào cũng đều tốt, các huyệt vị cũng có sự phân biệt cao thấp quý hèn, vị trí tốt nhất thường chỉ đủ để xây một ngôi mộ mà thôi, có điều cũng không thể loại trừ trường hợp cổ mộ của hai triều đại khác nhau cùng nằm trên một huyệt vị được.”



Tôi bảo Tuyền béo và Răng Vàng tối nay nghỉ ngơi cho lại sức, rạng sáng hôm sau, kệ xác là Long Lĩnh hay dốc Bàn Xà gì đi nữa, cứ đến tận nơi xem cho biết. Ngoài ra trong làng này không chừng còn khá nhiều cổ vật chưa bị ai phát hiện, lúc nào quay lại nhất định phải chịu khó vào nhà người dân thăm thú
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom