• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Hot MA THỔI ĐÈN (3 Viewers)

  • Quyển 8 - Chương 19: Quan tài ẩn sĩ

Mặc dù tôi thấy cái xác cổ kia cũng ra dáng tiên phong đạo cốt, nhưng vẫn hơi nghi ngờ lời nói của giáo sư Tôn, với nhân lực của Mô Kim hiệu úy như tôi đây, cũng khó mà nhận ra ngay được thân phận của xác cổ, sao lão ta có thể vừa mở mồm đã khẳng định luôn là "ẩn sĩ thượng cổ"? Thế này chính là suy đoán chủ quan bắt nguồn từ sự "thiếu kiến thức, si tâm vọng tưởng" chứ còn gì nữa, nghĩ đoạn, tôi liền hỏi lão ta tại sao lại nói thế?


Giáo sư Tôn vênh mặt đáp: "Các cô các cậu thấy tôi nói xàm bao giờ chưa? Thế này chẳng rõ quá rồi còn gì... vỏ tùng làm quan quách, búi tóc bằng dây gai, đây chính là hình thức mai táng của những nhân sĩ ẩn dật thời cổ, trong sử sách có ghi lại rõ ràng, chắc chắn không sai được."


Quan tài treo táng trên vách đá ở vùng Ba Thục này đều là của cổ nhân để lại, hầu hết đểu có đến mấy nghìn năm lịch sử, theo địa phương chí các đời ghi chép, ngoài người Ba cổ, rất nhiều ẩn sĩ tu tiên cầu đạo cũng ưa thích hình thức mai táng này. Sau khi qua đời, họ đều được táng ở các vách đá cheo leo trong chốn thâm sơn cùng cốc, lấy cổ tùng làm quan quách, đồ bồi táng cung cực kỳ đơn giản, chỉ có mấy thứ "sách thẻ tre, mai rùa, kiếm đồng" đa phần là những thứ minh khí mà bọn trộm mộ thời cổ cũng chẳng thèm để mắt. Ở khu vực cách Vu Sơn không xa có những địa danh kiểu như "khe Binh Thư, khe Bảo Kiếm" chính là được đặc tên dựa theo những thứ minh khí phát hiện trong quan tài treo. Nhưng những thứ "binh thư, bảo kiếm" kia rốt cuộc là gì, thì đến nay đã không thể khảo chứng được nữa.


Bọn tôi từng thấy một mảng dày đặc những quan tài treo trong hẻm núi Quan Tài, toàn bộ đều là dạng đóng cọc, tức là đục mấy lỗ trên vách đá, cắm cọc gỗ vào, rồi đặt quan tài gỗ lên trên. Còn quan tài treo của vị ẩn sĩ bên dưới hang ổ lũ chim yến này, lại được giấu trong kẽ nứt trên vách núi, kẽ nứt rất chật hẹp, người ở bên trong khó mà đứng nổi, cái xác cổ ngồi trong quan tài đã gần cụng đầu vào nham thạch phía trên rồi.


Giáo sư Tôn thấy huyệt mộ toàn vẹn như thế, lại càng tin chắc vào phán đoán của mình, cái xác cổ này dẫu không phải ẩn sĩ lánh đời thì quá nửa cũng là bậc cao nhân thông hiểu Hà đồ Lạc thư, biết được lẽ nhiệm màu của tạo hóa, đáng tiếc ngôi mộ này đã bị trộm ghé thăm, bằng không thi thể trong quan tài sao có thể tự ngồi dậy được? Hẳn là bị kẻ trộm mộ dùng dây thừng kéo dựng lên rồi.


Tuyền béo sốt ruột chẳng muốn nghe giáo sư Tôn kể chuyện ẩn sĩ gì nữa, nằm rạp ở đâu bên kia cây xà gỗ luôn miệng lải nhải hỏi tôi: "Nhất à, trong quan tài có minh khí gì không? Chúng ta có mang được chút đổ lưu niệm về không hả?"


Tôi lấy đèn pin gạt đám dây mây chằng chịt, thò nửa người vào huyệt mộ trong khe đá, nhìn khắp lượt trên dưới trái phải, trong mộ ngoài "một xác, một quan tài, một kiếm" ra, còn có vài mảnh gạch ngói vỡ, trên vách đá khắc mấy hình vẽ Bắc Đẩu Thất Tinh đơn giản, có thể thấy chủ mộ này lúc sinh tiên rất có thể là người thông hiểu các dị thuật "thiên văn, huyền học".


Tôi lại xem xét kỹ lưỡng cỗ quan tài bằng gỗ tùng thêm một lượt, nắp quan đã bị cậy sang mộc bên, hư tổn tương đối nghiêm trọng, trên cổ cái xác ngồi trong quan tài có đeo một sợi dây thừng, quả nhiên từng bị trộm mộ ghé qua. Những chuyện này giáo sư Tôn đều đoán trúng hết, sau khi xem kỹ, tôi cũng không khỏi thầm khâm phục nhãn lực của lão ta, quay đầu lại nói với mấy người trên cây xà gỗ: "Mộ này rõ ràng đã bị trộm, vả lại tôi thấy thủ pháp đổ đấu rất chuyên nghiệp, chắc tác phẩm của dân nhà nghề." Nói đoạn, tôi thử rút lấy cây kiếm cổ bằng đồng xanh mà cái xác ôm chặt trong lòng, nhưng nó vẫn nằm im trong vỏ không nhúc nhích, tựa hồ người chết vẫn còn thần trí, trải qua mấy nghìn năm vẫn không chịu buông thanh kiếm đồng bồi táng ra.


Bọn tôi có việc nên mới vào hẻm núi Quan Tài, cũng không hứng thú gì với thanh kiếm cổ kia, chỉ lấy làm tò mò tại sao kẻ trộm ngôi mộ này lại không mang nó đi ? Chẳng lẽ khi ấy bọn họ trộm được thứ gì quan trọng hơn hay sao ? Tôi thầm suy đoán một lúc, lại muốn thử xem cái xác cổ có bị khô cứng hay không, hòng nhận thức cụ thể thêm về long khí phong thủy ở hẻm núi Quan Tài, bèn đeo găng tay, toan nhè nhẹ đặt cái xác tiên phong đạo cốt ấy trở vào trong quan tài. Không ngờ, vừa chạm vào, cái xác đã ngã vật xuống, thân thể chẳng cứng chút nào.


Tôn Cửu gia thắc mắc: "Hồ Bát Nhất, cậu đụng vào cái xác cổ đó làm gì? Nhìn là được rồi, chớ nên đụng vào, trong quan tài treo không có món bồi táng nào hợp nhãn các cậu đâu, thà trở về báo cáo phát hiện này lên cấp trên, công lao của cậu chắc chắn không nhỏ."


Tôi còn chưa kịp trả lời, Út ở phía sau đã nói: "Người chết cũng phải nằm mới đúng chứ." Tôi cười cười đáp: "Đúng thế, ý của anh chính là vậy, ngồi không bằng nằm, đám trộm mộ lúc trước làm việc không có quy củ chút nào, sau khi đổ đấu vẫn để mặc cho xác chết ngổi đấy, anh nhìn mà cũng thấy mệt thay cho vị ẩn sĩ này."


Tôn Cửu gia lại nói tiếp: "Tôi vẫn thấy bảo trì nguyên trạng là hơn, lỡ như khiến cái xác mấy nghìn năm không thối rữa này hư tổn thì không biện minh được đâu, lúc trước ở Hà Nam, tôi từng thấy người ta dào được một cỗ cương thi tại một mảnh ruộng. Cái xác đó còn được bảo tồn tốt hơn cả cái xác này, có điều dạo đó các điều kiện thiết bị và kỹ thuật đều rất lạc hậu, nhất thời cũng không làm tốt công tác bảo hộ hiện trường khai quật, mà dân bản địa lại kéo đến rất đông, đúng là gặp mưa rào cũng không tản đi, bị gió thổi cũng không náo loạn, chen nhau dày đặc như nêm, cũng không biết là ai khơi mào, mọi người đều ồ ạt tràn lên sờ mó cái xác, tới khi xe tới để vận chuyển thì cái xác đã bị bẹp mất mấy chỗ, y phục mủn nát cả ra, cuối cùng... việc này liền bị quy trách nhiệm lên đầu tôi, tôi không cách nào biện minh được đó."


Tôi biết với tính cách của Tôn Cửu gia, chỉ cần nhắc đến quá khứ là ông ta có thể mở một cuộc "tọa đàm tố khổ" bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu, không dốc hết bầu tâm sự chất chứa trong bụng ra thì không ngừng lại. Thực ra, những bất hạnh ấy của lão ta quá nửa là do tự mình chuốc lấy, giờ bọn tôi đã rơi vào giữa hai vách núi dưới hang ổ bọn chim yến, còn chưa biết bị vây khốn ở đây bao lâu, vốn không phải lúc để nói mấy chuyện này. nghĩ vậy, tôi vội chuyển chủ đề câu chuyện: "Khe núi này mây mù mờ mịt, vị trí của ngôi mộ lại cực kỳ ẩn mật, bọn trộm mộ bình thưòng không thể dễ dàng tìm ra được, mười phần chắc đến tám chín là hành vi của Quan Sơn thái bảo rồi."


Giáo sư Tôn nghe tôi nói thế, liền đứng dậy nhìn kẽ nứt giấu quan tài trên vách đá, lắc đầu nói: "Từ xưa bọn trộm mộ nhiều như lông trâu, những ngôi mộ bị đào trộm không biết bao nhiêu mà kể, ở đây lại không có chứng cứ gì, khó nói... khó nói lắm."


Shirley Dương lại đồng ý với cách nhìn của tôi: "Trong quan tài treo không có vàng bạc châu báu, đám trộm mộ rất hiếm khi nhắm vào, Quan Sơn thái bảo tinh thông dị thuật thời thượng cổ, chúng ta đều đã tận mắt chứng kiến cây cầu chim yến và lũ 'kim giáp mao tiên' có thể sinh sôi liên tục trong hang núi kia, xcm chừng truyền thuyết này không phải là giả. Trong quan tài treo táng trên vách đá có rất nhiều thư tịch cổ, mai rùa... có lẽ nhưng kỳ môn dị thuật của Quan Sơn thái bảo đều học được từ đây cũng không chừng."


Giáo sư Tôn nhíu mày trầm ngâm, cũng chẳng ừ hữ gì nữa, phỏng chừng đã ngầm thừa nhận mà không chịu nói ra miệng. Chỉ nghe lão ta bảo: "Cũng trùng hợp nhỉ, sao cây xa gỗ này kẹt ở đâu không kẹt, lại kẹt đúng vào chỗ khe nứt giấu quan tai chứ?"


Shirley Dương nói: "Chỉ sợ không đơn thuần là trùng hợp đâu, mọi người nhìn quanh mà xem..." Nói đoạn, cô quét đèn pin lên vách đá, bọn tôi đưa mắt nhìn theo, chỉ thấy trong màn khói sương thấp thoáng, còn rất nhiều khe nứt khác, bên trong tháp thoáng toàn quan tài bằng gỗ tùng. Thì ra, bên dưới hang ổ của lũ yến, lại là một quần thể quan tài treo rất lớn.


Có điều, trong khe núi mây mù che phủ, chỉ thấy lờ mờ trên hai vách đá đều có khá nhiều quan tài, chứ phạm vi phân bó số lượng đều khó lòng phán đoán, phỏng chừng quy mô cũng không nhỏ. Chúng tôi bám vào cây xà gỗ màu đen lăn xuống nơi này, vừa hay bị kẹt vào một khe nứt trên vách núi, bên trong khe nứt chính là cái xác cổ ôm thanh kiếm đồng. Nhưng đây chỉ là một huyệt mộ trong cả quần thể quan tài treo, cũng không có gì đặc biệt so với những huyệt mộ ở xung quanh.


Cả bọn đều lấy làm nghi hoặc, nếu như trong mộ đúnglà ẩn sĩ nơi sơn lâm tu tiên cầu đạo, hẳn đều phải là nhân vật cao ngạo cô độc, không thể có cả một quần thể quan tài treo tập trung đông đúc thế này được. Vậy những người táng ở nơi này rốt cuộc là nhân vật như thế nào ?


Tôi ngồi trên cây xà gỗ màu đen ngẫm nghĩ hồi lâu, đột nhiên một tia sáng lóe lên trong óc, rốt cuộc cũng tìm ra một vài đầu mối. Tôi vỗ lên cây xà gỗ, nói với cả bọn: "Cây xà gỗ này chính là đáp án..."


Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật tuy rằng lấy "hình, thế, lý, khí" làm chủ thể, nhưng những thuật phong thủy bao hàm trong đó đều thoát thai từ phép cổ mà ra. Theo những truyền thuyết dân gian ở vùng Thanh Khê, khu vực hẻm núi Quan Tài thần bí này không chỉ có rất nhiều đường hầm khai thác muối khoáng bị bỏ hoang từ thời cổ đại, mà còn từng là di chỉ công trình xẻ núi khơi dòng vĩ đại của Ô Dương vương.


Từ lúc chúng tôi vào núi, trước tiên đã trông thấy một mảng quan tài treo dày đặc như sao trên trời, cơ hồ phải đến hàng vạn. Theo như ghi chép trên bia đá chỗ tượng ngọc của Ô Dương vương, những người đó đều là nô lệ thợ thuyền tử vong trong quá trình mở núi, còn mộ Ô Dương vương, cũng chính là Di Sơn Vu Lăng vương, thì chôn giấu tại một mạch khoáng cổ ở hẻm núi Quan Tài.


Vùng Vu Sơn này ngoài mộ của Vu Hàm thời thượng có và Di Sơn Vu Lăng vương ra, không có lăng mộ lớn nổi danh nào khác. Mộ Vu Hàm gần như là một truyền thuyết, còn mộ Di Sơn Vu Lăng vương mặc dù củng tương đối thần bí, nhưng dẫu sao vẫn còn tìm được vài di tích trong núi, vả lại theo như nửa đoạn "Quan Sơn chỉ mê phú" của trung đoàn trưởng Phong để lại thì mộ cổ Địa Tiên của Quan Sơn thái bảo chín mươi chín phần trăm được xây trong lăng mộ Vu Lăng vương ấy.


Địa mạch đất Ba Sơn này là thể quần long, mây sớm mưa chiều, long khí vấn vít. Vu Lăng vương đã có thể khơi dòng nước lũ, chắc chắn củng hiểu được thuật m dương, bởi vậy xung quanh mộ ông ta có rất nhiều bố trí để khóa giữ long mạch, khiến sinh khí tụ mà không tan. Cả vạn cỗ quan tài treo xếp thành hình người không đầu, có thế chân đạp núi sông; trăm nghìn đoạn điểu đạo đẽo trên vách núi dựng đứng, cũng được thiết kế theo phép "cửu chuyển triển long" rất cao minh; còn nơi tàng phong tụ khí ở chỗ cầu tiên vô ảnh kia, hẳn chính là trung tâm của cả khu vực lăng mộ lớn.


Những người được táng ở quần thể quan tài treo bên dưới hang ổ của lũ chim yến này, có lẽ không phải nô lệ thợ thuyền bình thường, mà hình như là quý tộc hay cận thần gì đó. Suy đoán theo quy chế xây lăng mộ và bố cục của khu vực bồi táng, địa cung của mộ Vu Lăng vương hẳn được giấu trong bốn khe núi xung quanh mắt gió, tuyệt đối khống thể vượt ra ngoài phạm vi đó được.


Tôi đoán trước khi Quan Sơn thái bảo quật mộ Vu Lăng vương, trên đỉnh núi này chắc hẳn còn có một ngôi miếu thờ để tế bái quần thể quan tài treo, nói không chừng bên trong còn có cả rùa đá đội bia mộ cũng nên.


Trong mắt những Mô Kim hiệu úy hiểu được bí thuật phong thủy, điện đường dùng để tế bái người chét trong mộ phân ra làm hai loại, hiển lộ và ẩn tàng. Đã ẩn tàng đi thì chẳng có giá trị gì nhưng điện đường tế bái hiển lộ, trong ngành đổ đấu còn được gọi là "mắt mộ", thường thấy ở các lăng mộ thuộc những triều đại xa xưa. Ví sau người xây mộ biết dược mắt mộ là mối họa, liền không giư lại nữa, dù có cũng chỉ là thứ giả hiệu. Chỉ cần mộ cổ có mắt mộ thật, để người ta tìm dược, thì lo gì không phát hiện ra lối vào?


Tuy rằng thủ đoạn của Mô Kim hiệu úy bị mây mù trong hẻm núi Quan Tài ngăn trở, không thể thi triển thuật Phân kim định huyệt, nhưng chỉ cần tìm thấy mộ nhãn tại di chỉ của diện đường trên đỉnh núi, ắt có thể lần theo dấu vết tìm thấy địa cung, vậy coi như đã tìm được một nửa mộ cổ Địa Tiên rồi.


Nhưng thằng cha Quan Sơn thái bảo kia cũng quả không hổ là dân đào mồ quật mả chuyên nghiệp, lại còn tinh thông thuật phong thủy cổ đại. Y quá rõ những ngón nghề này, nên đã ra tay trước, hủy đi mắt mộ đặt ở nơi hiển lộ. Nếu không phải có cây xà gỗ còn sót lại bị kẹt giữa khe núi, tôi cũng không thể nghĩ ra khả năng này nhanh đến vậy. Xem ra, trên đời này không có việc gì là kín kẽ hoàn toàn, không chút manh mối cả, đến một ngày nào đó nhất định cũng sẽ bị người ta phát hiện.


Mấy người hội giáo sư Tôn nghe tôi nói, đều vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, cho đến thời điểm này, đây có thể nói là đầu mối quan trọng nhắt rồi. Vậy vị trí của mộ cổ Địa Tiên, rốt cuộc là ở đâu?


Tôi cười khó nói với cả bọn: "Đừng nôn nóng thế, vẫn còn chưa nói hết mà, giờ đây cộc mốc quan trọng này chỉ còn lại có một cây xà gãy, vả lại cũng bị phá hoại đến gần như chẳng còn ra hình thù gì nữa, càng không có cách nào tìm ra được vị trí và phương hướng ban đầu của kiến trúc ấy. Muốn dựa vào đó để suy đoán ra vị trí mộ đạo không đơn giản như mọi người tưởng tượng đâu. Trước mắt, chỉ có thể đoán định mộ cổ Địa Tiên ở một trong hai ngọn núi chỗ đài Hách Hồn này, có thể ở mé có hang động chúng ta đi vào, mà cũng có thể ở mé có Long môn không chừng."


Shirley Dương nói: "Hai ngọn núi này đều cheo leo hiểm trở, phạm vi trải dài cả mấy dặm mà còn cao đến hơn nghìn thước, dù mộ cổ ở mé bên nào thì cũng không dễ mà tìm thấy được. Thời gian và trang bị cấp dưỡng của chúng ta rất có hạn, cứ mò kim đáy biển mãi cũng không phải là cách, có phương pháp nào hay hơn không?"


Cả bọn lại thương lượng một hồi. Bí thuật trộm mộ xưa nay đều dùng các phép "vọng, văn, vấn, thiết", gọi chung là tứ môn bát pháp, tuy nhiên địa hình địa thế của khu vực hẻm núi Quan Tài trước mắt chúng tôi đây không phải tầm thường, rất nhiều thủ đoạn đổ đấu cao siêu không thể dùng được. Nghĩ đi nghĩ lại, cũng chỉ còn thuật "vấn thiên" là khả thi, đành phải khởi động "kế hoạch dự phòng", dùng kính cổ Quy Khư chiêm đoán ra vị trí của địa cung mộ cổ thôi vậy.


Giáo sư Tôn tuy rằng xưa nay vẫn luôn nói mình theo thuyết Nhất nguyên duy vật11, nhưng lại cực kỳ tin tưởng vào chuyện "đốt nến bói quẻ". Điểu này có lẽ bắt nguồn từ việc ông ta nghiên cứu quẻ tượng long cốt nhiều năm, rồi đắm chìm trong đó. Kỳ thực, thuyết Nhất nguyên duy vật chỉ coi trọng sự thay đổi về mặt vật lý, mà vẫn luôn xem nhẹ lĩnh vực tinh thần của sinh linh trên thế gian này, đây cũng là một điểm mù mà khoa học hiện đại khó thể chạm tới. Nhưng ở Trung Quốc, từ triều nhà Thương mấy nghìn năm trước, người ta đã bắt đầu sử dụng quẻ số Chu Thiên hòng thăm dò tìm tòi sự vi diệu nhiệm màu của những thứ nằm ngoài nguyên tố vật chất rồi.


Chỉ là, nếu phải nói đến quẻ tượng chu thiên ảo diệu ấy tôi thực sự cũng không chắc mình hiểu được ý tứ thực sự. Có điều, tình hình trước mắt đành gặp chuyện rồi mới ôm chân Phật, dọc đường đã vòng qua quành lại bao nhiêu lượt mà vấn không tìm thấy lối vào mộ cổ Địa Tiên, nếu còn không bịa ra được mấy câu gì hay ho mang tính chỉ đạo để khích lệ sĩ khí, chỉ sợ lòng người sẽ tan tác mất thôi.


Nếu thật sự có thể dùng thủ đoạn trộm mộ cổ xưa để chiêm đoán ra kết quả thì quá tốt, có điều phép chữ "vấn" lợi dụng sự tương ứng của long khí núi sông với hải khí trong tấm gương cổ này, liệu có hiệu quả hay không? Hình như cả nghìn năm nay chưa có ai thực hiện. Phương pháp đổ đấu "hỏi trời bóc quẻ" tựa như một truyền thuyết xa xôi vô căn cứ trong giới trộm mộ, ai dám đảm bảo nó linh nghiệm? Ngộ nhỡ không ra được kết quả, không thể giải thích được thì phải xử lý thế nào?


Tôi thầm nhủ, đằng nào thì miệng cũng mọc trên mặt mình, đến lúc ấy lấp liếm bằng mấy câu "Tầm long vô kỳ quyết" cũng được, chẳng có cái quái gì mà phải ngại. Nghĩ đoạn, bèn thò tay vào ba lô lấy gương cổ Quy Khư, cùng hai lá bùa không mắt hình cá và rồng ra, rạp người trên cây xà gỗ sắp xếp: "Hôm nay có cơ hội trời ban, để tôi thử xem quyết chữ 'vấn' này có linh nghiệm không, mấy người đợi mà mở rộng tầm mắt đi...


Giáo sư Tôn đột nhiên ngăn tôi lại: "Gương cổ Quy do cậu vớt được ở Nam Hải thật, nhưng thứ này là quốc bảo vô giá đấy, rốt cuộc cậu có biết đùng không ? Không biết dùng thì chớ nên làm loạn, nếu đặt sai vị trí quẻ phù, hải khí trong gương sẽ tiêu tan mất. Tôi thấy hay là cứ để tôi nghiên cứu trước đã dẫu sao thì lão tướng ra trận, một người địch hai.,,"


Tôi lắc đầu: "Cửu gia à Cửu gia, ông không biết dùng quẻ kính thì cúng không cho phép người ta biết dùng à ? Tôi xem qua cuốn sổ ghi chép của ông rồi, thực ra sự lý giải của ông đối với quẻ kính và quẻ phù về cơ bản không sai. Bốn miếng quẻ phù lần lượt là: ngư, long, nhân, quỷ. Trong quẻ phù đích thực có ẩn chứa huyền cơ, có điều ông không giải được câu đố ấy, thì không thể sử dụng chúng để suy diễn quẻ tượng được. Kỳ thực, tôi cũng nhờ mới được cao nhân chi điểm cách đây không lâu, nên biết được sự ảo diệu bên trong mà thôi. Ông nói xem, bốn mảnh bùa ngư, long, nhân, quỷ này, tại sao đều không có mắt? Bên trong rốt cuộc ngầm ám chỉ đạo lý gì của trời đất ? Nếu ông có thể giải thích được, tôi sẽ không nói thêm lời nào nữa, xin được hai tay dâng lên. Còn như không giải thích được rõ ràng, thì ông cứ đứng bên cạnh trợ uy là đủ rồi, để đấy tôi trổ tài cho ông xem."


Giáo sư Tôn bị tôi hỏi đến nỗi mắt trợn tròn miệng há hốc: "Phải rồi, tại sao bốn mảnh bùa ngư, long, nhân, quỷ đều... đều không có mắt ? Lẽ nào người xưa đã giấu huyền cơ của quẻ cổ Chu Thiên vào trong đó hay sao?"
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom