Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 3
Tập 3.
Bấy giờ mới có dịp cùng nhìn lại, thấy tiểu thư nọ vẫn cứ cười, khuôn mặt vui tươi đẹp như hoa như ngọc, Chiến thấy đê mê ngây ngất trong lòng, liền hỏi:
- Tiểu thư tên họ là chi, chẳng biết có tiện nói không?
Cô hầu nói:
- Tiểu thư nhà em bị chứng bệnh trầm cảm, thường ngày ít khi nói năng, lúc nào mặt cũng buồn rượi, hôm nay được ngày đẹp, tiểu thư cứ muốn xuống phố chơi thăm thú, đó cũng là việc tốt lợi cho sức khỏe nên cho đi ra. Em là hầu gái, họ Ngũ, tên Thu Linh, còn tiểu thư họ Trần, danh tính khuê nữ chưa chồng, chẳng tiện nói ra.
Trịnh Chiến nghe xong thì thôi chẳng hỏi nữa…Lại thêm một người quyền quý có họ nhà Đế Vương, thực ở kinh thành gặp những người họ Vua chẳng ít.
Dương Hát thấy tiểu thư họ Trần cười mãi chẳng dứt, liền nói:
- Tiểu thư xem chừng vui lắm, bị bệnh trầm tư thực là nên cho đi xuống phố nhiều hơn.
Thu Linh đáp:
- Dạ chính thế, em cũng lấy làm lạ lắm, thường ngày chủ em chẳng cười bao giờ.
Đoạn khấu đầu lạy tạ, rồi cảm ơn lần nữa, nắm lấy tay tiểu thư định đưa đi thì chợt tiểu thư ngoái nhìn Trịnh Chiến mà nói:
- Phu quân chàng ơi, em tên là An Tư, chàng chớ quên tên em nhé.
Nói rồi lại che miệng khúc khích mà cười. Thu Linh giật mình, vội nói:
- Tiểu thư ơi phường khách xem hoa đi rồi, chẳng cần giả vờ nữa đâu ạ.
Đoạn lại cúi lạy xin lỗi Trịnh Chiến liên tục, nói:
- Chủ em chẳng làm chủ được lời nói, lớn rồi cũng chỉ như đứa con nít lên ba lên năm, mong công tử chớ chấp.
Nói rồi kéo luôn Trần tiểu thư đi.
Trịnh Chiến nghe tiểu thư gọi như thế, chợt lòng bồi hồi xuyến xao, tiểu thư đi rồi, cứ đứng ngây ra mà nhìn theo, mãi cho tới khi hai người con gái hòa cùng đám người trên phố mất dạng.
Phú Quý lay gọi, nói:
- Thiếu chủ sao vậy? Thích người ta thì sao chẳng hỏi cho ra nơi chốn? Lại để người ta đi mất, người ta đã đi rồi còn nhìn chi nữa?
Đoạn hai tên bộ hạ cùng phá cười lên, Trịnh Chiến đỏ mặt nói:
- Các người đừng nói hồ đồ, ta mà bức ép nữ nhân, há chẳng bằng cái thằng ban nãy sao? Người quân tử ai làm như thế?
Nói đoạn thẹn người bỏ đi, hai gia nhân nhìn nhau mà cười.
Thiếu chủ thực vẫn còn trẻ con lắm…
Thế rồi cả ba cùng về lại phủ, Chiến chẳng quên mua tặng cho Trịnh phu nhân một túi gấm màu đỏ thật đẹp làm quà ngày đầu tiên đi tới kinh thành…
…
Tối đó Trịnh Chiến về phủ, thấy trong phủ bày tiệc cỗ la liệt, khách khứa chen chúc nhau đông vui náo nhiệt, hóa ra các quan lại thuộc, các bạn hữu của Trịnh Minh cùng đến mà mừng việc nhậm chức của ông.
Trịnh Chiến vốn không thích việc tiệc tùng đông đúc, liền lẩn ra sau nhà, thì gặp ngay Hồ Văn Binh đang đứng phía sau, mắt hướng lên trời ngắm sao, Chiến lại mà hỏi:
- Sao thầy chẳng vào chung vui với phủ mà lại ra đây thế này?
Binh nhìn thấy Chiến, vội chắp tay xá chào nói:
- Thiếu chủ lại ra đây đấy à? Nay là ngày có việc lớn của phủ, thiếu chủ là đại công tử trong phủ thì nên ra mà tiếp khách, còn có lợi cho việc quan trường về sau, tôi già rồi, lại chỉ là hàng tôi tớ, ra mà làm gì nữa.
Trịnh Chiến nói:
- Thầy đang xem thiên văn đó sao? Có vui lòng chỉ bảo cho học trò không?
Binh cười mà đáp:
- Thiên văn là đạo Huyền Cơ, ai có mệnh huyền thì xem mới hay, thiếu chủ là người mang mệnh tướng, chưa nên biết tới.
Trịnh Chiến hỏi:
- Thế sao năm xưa bên tàu có ông Gia Cát Lượng*, ông Tư Mã Ý* đều là tướng mà lại đều biết xem thiên văn thế?
(*Gia Cát Lượng: tể tướng nước Thục, thời Tam Quốc, Trung Hoa.*Tư Mã Ý: tướng nước Ngụy thời Tam Quốc, Trung Hoa.)
Binh cười mà rằng:
- Họ nào đâu phải tướng, họ đều là soái chỉ huy các tướng, đã là chủ soái trong quân lại cần phải biết, chừng nào thiếu chủ làm được soái, tôi dạy lại phép ấy cho ngay, nhưng trước tiên hãy cứ nên biết đạo làm tướng là đủ.
Chiến hỏi:
- Đạo làm tướng ấy ra sao?
Thầy Binh liền nhân đó giảng cho Trịnh công tử nghe về đạo làm tướng, đại lược như sau:
- Thứ nhất, kẻ làm tướng làm việc phải cẩn mật. Biến động là nguồn gốc của kỳ chính, gặp việc chẳng hé môi, dùng binh chẳng nói năng. Cho nên khi có việc, không gì hơn được trước, khi động không gì hơn kín lặng, khi dùng không gì hơn bất ngờ, khi lập mưu không gì bằng đừng cho ai biết.
- Thứ hai, kẻ làm tướng phải biến hóa hư thực. Kẻ thắng trước thì trước hết tỏ ra mình yếu hơn địch cho nên sĩ số chỉ bằng nửa mà sức đánh gấp bội địch.
Cho nên chưa thấy thắng mà đã đánh, dầu đông quân cũng sẽ thất bại. Kẻ đánh giỏi ở yên thì không lộn xộn, thấy thắng được thì dấy binh đánh, thấy không thắng được thì dừng lại. Ngày xưa kẻ giỏi dùng binh trong lòng muốn như thế nhưng tỏ ra ngoài rằng mình không muốn như thế, khiến cho địch ngờ rằng mình không muốn như thế, để thi hành ý muốn của mình đúng như thế, đó là phép Vi Diệu, để phá quân, bắt tướng, hàng thành, phục ấp. Bây giờ nếu ý muốn chẳng phải thế, thì làm ra vẻ muốn như thế, khiến cho địch ngờ rằng mình muốn như thế, để mà thi hành ý muốn riêng của mình, đó là phép Vi Diệu để phá quân, bắt tướng, hàng thành, phục ấp. Cho nên việc bày ra ngoài là ảnh. Cho nên làm ra cho người thấy, nhưng không có ý ấy, thì trong ảnh lại có ảnh hiện ra. Hai gương cùng treo soi nhau, đã sâu kín lại càng sâu kín. Địch sắp đặt mưu kế mà ta phá hoại được, địch toan đoạt lợi ta mà ta ngăn chặn được, ắt là cơ trí của địch phải thất bại. Chúng giả vờ khêu chọc ta để đánh úp ta, ta phá được. Chúng giả phô trương, ta phá được. Chúng giả đánh, ta phá lực lượng của chúng. Chúng dẫn dụ lừa dối ta, ta phá hỏng mưu mô của chúng. Hoặc ta dùng cách giả trá để phá chúng, hoặc ta dùng cách tín thực để phá chúng. Hư thì không thực, giả trá thì không tạo công. Thực thì không hư, thành việc thì được kết quả. Vận hành ở đất không có, lay chuyển ở mối đầu đứng yên. Sâu kín tối tăm. Địch muốn làm nhưng chẳng lo toan được. Địch muốn mưu đồ nhưng chẳng có tâm trí để làm việc ấy, đó là sự thần diệu của cách biến hóa hư không vậy.
Thứ ba, kẻ làm tướng phải biết thuật xử thế. Bỏ mình để báo ơn Chúa mà không khiến được sĩ tốt đồng lòng cùng chết, như thế chẳng phải là tướng giỏi thành công. Cùng sĩ tốt ăn uống mà về sau quên lúc đói khát trên ngựa. Cùng sĩ tốt hưởng bổng lộc mà về sau quên việc xông pha nguy hiểm. Cùng sĩ tốt thức ngủ nhưng về sau quên việc đánh dẹp gian lao. Lo điều lo của sĩ tốt, cùng chịu điều khổ của sĩ tốt, những về sau quên vết thương tên bắn. Việc đã xong thì tình phải tròn. Cho nên chiến đấu là điều trọng yếu, chịu thương tích chết chóc là phận sự, xông pha gươm dáo, tranh đi trước người là nhiệm vụ, nhưng nếu không biết đường lối thì đó là việc nguy hiểm. Kẻ quên mình ở hoàn cảnh nguy hiểm mà lại vui vẻ được, kẻ ấy sẽ ăn vật độc như ăn kẹo.
- Thứ tư, kẻ làm tướng phải thông chiến lược. Đem binh uy hiếp chỗ mà thiên hạ không biết, chế ngự chỗ mà thiên hạ không dám cựa, đánh vào chỗ mà thiên hạ không thể giữ, trấn giữ chỗ mà thiên hạ không dám đánh, chạy vào chỗ mà thiên hạ không thể chống cự, rời bỏ chỗ mà thiên hạ sẽ không đến. Ta trấn nhiếp chỗ nào thì thị uy ở chỗ ấy khiến cho địch chưa dùng binh mà đã sợ ta. Đến khi dùng binh mà địch không chống nổi ta thì bởi chúng đã một lần sợ ta rồi nên ngàn năm chúng cũng sẽ sợ tài của ta.
- Thứ năm, kẻ làm tướng phải biết dành dược thế chủ động. Tới lui đánh giữ đều do nơi ta, đó là có cơ đánh thắng. Do ta thì ta chế ngự được địch, do địch thì bị địch chế ngự. Ta muốn chế ngự địch mà dầu địch không muốn cũng không cưỡng lại được, đó là do ta sắp đặt khiến cho phải được như thế.
- Thứ sáu, kẻ làm tướng phải hiểu được tính tự nhiên. Tự tánh thì chẳng có gì mà chẳng chứa đựng. Quen làm một việc lâu ngày ắt là đem dùng được tự nhiên. Cho nên kẻ giỏi dùng binh thì chẳng thấy gì ngoài việc binh, chẳng luận đàm gì ngoài mưu lược, chẳng trị chỗ nào mà không biến hóa xen trộn. Đó là khi thấy việc biến xẩy tới thì chẳng cần chờ an bài bèn tính toán so đo để trong mọi việc kinh dinh chẳng có điều gì mà không hoà hợp, ổn thỏa. Trời tự nhiên mà vận hành, đất tự nhiên mà ngưng tụ. Việc binh thi hành tự nhiên cho nên chẳng bao giờ mà không thắng.
- Thứ bảy, kẻ làm tướng phải hiểu được thánh đạo. Dùng mưu trí để hàng phục thiên hạ mà thiên hạ chịu khuất phục mưu trí của mình thì mưu trí ấy cũng chưa phải là tối thắng. Dáng hình pháp để chế ngự thiên hạ, mà thiên hạ chịu theo hình pháp thì hình pháp ấy cùng chẳng có gì hay. Dưới mưu trí hay hình pháp đều chẳng phải là điều hay nhứt trong những điều hay. Ngày xưa Thánh Võ giữ thế mà chẳng vây thành, chẳng đánh lũy chẳng bày trận, đó là nhờ nương náu ở chỗ hư không và dựa vào chỗ ít ỏi, hun đúc trong thế không tranh mà được vậy.
Trịnh Chiến nghe xong, cúi đầu lĩnh ý tạ ơn thầy. Thầy Binh vội đỡ lấy tay, ngay khi tay vừa chạm vào tay công tử, chợt thầy rụt lại ngay, ánh mắt biến đổi mơ hồ, cứ nhìn công tử chăm chăm.
Trịnh Chiến ngạc nhiên hỏi:
- Có việc gì thế thầy?
Thầy Binh nói:
Thật là,
Đạo làm tướng, thường sâu xa khó đoán
Dạy tướng giỏi, thầy pháp thuyết cao ngôn.
Bấy giờ mới có dịp cùng nhìn lại, thấy tiểu thư nọ vẫn cứ cười, khuôn mặt vui tươi đẹp như hoa như ngọc, Chiến thấy đê mê ngây ngất trong lòng, liền hỏi:
- Tiểu thư tên họ là chi, chẳng biết có tiện nói không?
Cô hầu nói:
- Tiểu thư nhà em bị chứng bệnh trầm cảm, thường ngày ít khi nói năng, lúc nào mặt cũng buồn rượi, hôm nay được ngày đẹp, tiểu thư cứ muốn xuống phố chơi thăm thú, đó cũng là việc tốt lợi cho sức khỏe nên cho đi ra. Em là hầu gái, họ Ngũ, tên Thu Linh, còn tiểu thư họ Trần, danh tính khuê nữ chưa chồng, chẳng tiện nói ra.
Trịnh Chiến nghe xong thì thôi chẳng hỏi nữa…Lại thêm một người quyền quý có họ nhà Đế Vương, thực ở kinh thành gặp những người họ Vua chẳng ít.
Dương Hát thấy tiểu thư họ Trần cười mãi chẳng dứt, liền nói:
- Tiểu thư xem chừng vui lắm, bị bệnh trầm tư thực là nên cho đi xuống phố nhiều hơn.
Thu Linh đáp:
- Dạ chính thế, em cũng lấy làm lạ lắm, thường ngày chủ em chẳng cười bao giờ.
Đoạn khấu đầu lạy tạ, rồi cảm ơn lần nữa, nắm lấy tay tiểu thư định đưa đi thì chợt tiểu thư ngoái nhìn Trịnh Chiến mà nói:
- Phu quân chàng ơi, em tên là An Tư, chàng chớ quên tên em nhé.
Nói rồi lại che miệng khúc khích mà cười. Thu Linh giật mình, vội nói:
- Tiểu thư ơi phường khách xem hoa đi rồi, chẳng cần giả vờ nữa đâu ạ.
Đoạn lại cúi lạy xin lỗi Trịnh Chiến liên tục, nói:
- Chủ em chẳng làm chủ được lời nói, lớn rồi cũng chỉ như đứa con nít lên ba lên năm, mong công tử chớ chấp.
Nói rồi kéo luôn Trần tiểu thư đi.
Trịnh Chiến nghe tiểu thư gọi như thế, chợt lòng bồi hồi xuyến xao, tiểu thư đi rồi, cứ đứng ngây ra mà nhìn theo, mãi cho tới khi hai người con gái hòa cùng đám người trên phố mất dạng.
Phú Quý lay gọi, nói:
- Thiếu chủ sao vậy? Thích người ta thì sao chẳng hỏi cho ra nơi chốn? Lại để người ta đi mất, người ta đã đi rồi còn nhìn chi nữa?
Đoạn hai tên bộ hạ cùng phá cười lên, Trịnh Chiến đỏ mặt nói:
- Các người đừng nói hồ đồ, ta mà bức ép nữ nhân, há chẳng bằng cái thằng ban nãy sao? Người quân tử ai làm như thế?
Nói đoạn thẹn người bỏ đi, hai gia nhân nhìn nhau mà cười.
Thiếu chủ thực vẫn còn trẻ con lắm…
Thế rồi cả ba cùng về lại phủ, Chiến chẳng quên mua tặng cho Trịnh phu nhân một túi gấm màu đỏ thật đẹp làm quà ngày đầu tiên đi tới kinh thành…
…
Tối đó Trịnh Chiến về phủ, thấy trong phủ bày tiệc cỗ la liệt, khách khứa chen chúc nhau đông vui náo nhiệt, hóa ra các quan lại thuộc, các bạn hữu của Trịnh Minh cùng đến mà mừng việc nhậm chức của ông.
Trịnh Chiến vốn không thích việc tiệc tùng đông đúc, liền lẩn ra sau nhà, thì gặp ngay Hồ Văn Binh đang đứng phía sau, mắt hướng lên trời ngắm sao, Chiến lại mà hỏi:
- Sao thầy chẳng vào chung vui với phủ mà lại ra đây thế này?
Binh nhìn thấy Chiến, vội chắp tay xá chào nói:
- Thiếu chủ lại ra đây đấy à? Nay là ngày có việc lớn của phủ, thiếu chủ là đại công tử trong phủ thì nên ra mà tiếp khách, còn có lợi cho việc quan trường về sau, tôi già rồi, lại chỉ là hàng tôi tớ, ra mà làm gì nữa.
Trịnh Chiến nói:
- Thầy đang xem thiên văn đó sao? Có vui lòng chỉ bảo cho học trò không?
Binh cười mà đáp:
- Thiên văn là đạo Huyền Cơ, ai có mệnh huyền thì xem mới hay, thiếu chủ là người mang mệnh tướng, chưa nên biết tới.
Trịnh Chiến hỏi:
- Thế sao năm xưa bên tàu có ông Gia Cát Lượng*, ông Tư Mã Ý* đều là tướng mà lại đều biết xem thiên văn thế?
(*Gia Cát Lượng: tể tướng nước Thục, thời Tam Quốc, Trung Hoa.*Tư Mã Ý: tướng nước Ngụy thời Tam Quốc, Trung Hoa.)
Binh cười mà rằng:
- Họ nào đâu phải tướng, họ đều là soái chỉ huy các tướng, đã là chủ soái trong quân lại cần phải biết, chừng nào thiếu chủ làm được soái, tôi dạy lại phép ấy cho ngay, nhưng trước tiên hãy cứ nên biết đạo làm tướng là đủ.
Chiến hỏi:
- Đạo làm tướng ấy ra sao?
Thầy Binh liền nhân đó giảng cho Trịnh công tử nghe về đạo làm tướng, đại lược như sau:
- Thứ nhất, kẻ làm tướng làm việc phải cẩn mật. Biến động là nguồn gốc của kỳ chính, gặp việc chẳng hé môi, dùng binh chẳng nói năng. Cho nên khi có việc, không gì hơn được trước, khi động không gì hơn kín lặng, khi dùng không gì hơn bất ngờ, khi lập mưu không gì bằng đừng cho ai biết.
- Thứ hai, kẻ làm tướng phải biến hóa hư thực. Kẻ thắng trước thì trước hết tỏ ra mình yếu hơn địch cho nên sĩ số chỉ bằng nửa mà sức đánh gấp bội địch.
Cho nên chưa thấy thắng mà đã đánh, dầu đông quân cũng sẽ thất bại. Kẻ đánh giỏi ở yên thì không lộn xộn, thấy thắng được thì dấy binh đánh, thấy không thắng được thì dừng lại. Ngày xưa kẻ giỏi dùng binh trong lòng muốn như thế nhưng tỏ ra ngoài rằng mình không muốn như thế, khiến cho địch ngờ rằng mình không muốn như thế, để thi hành ý muốn của mình đúng như thế, đó là phép Vi Diệu, để phá quân, bắt tướng, hàng thành, phục ấp. Bây giờ nếu ý muốn chẳng phải thế, thì làm ra vẻ muốn như thế, khiến cho địch ngờ rằng mình muốn như thế, để mà thi hành ý muốn riêng của mình, đó là phép Vi Diệu để phá quân, bắt tướng, hàng thành, phục ấp. Cho nên việc bày ra ngoài là ảnh. Cho nên làm ra cho người thấy, nhưng không có ý ấy, thì trong ảnh lại có ảnh hiện ra. Hai gương cùng treo soi nhau, đã sâu kín lại càng sâu kín. Địch sắp đặt mưu kế mà ta phá hoại được, địch toan đoạt lợi ta mà ta ngăn chặn được, ắt là cơ trí của địch phải thất bại. Chúng giả vờ khêu chọc ta để đánh úp ta, ta phá được. Chúng giả phô trương, ta phá được. Chúng giả đánh, ta phá lực lượng của chúng. Chúng dẫn dụ lừa dối ta, ta phá hỏng mưu mô của chúng. Hoặc ta dùng cách giả trá để phá chúng, hoặc ta dùng cách tín thực để phá chúng. Hư thì không thực, giả trá thì không tạo công. Thực thì không hư, thành việc thì được kết quả. Vận hành ở đất không có, lay chuyển ở mối đầu đứng yên. Sâu kín tối tăm. Địch muốn làm nhưng chẳng lo toan được. Địch muốn mưu đồ nhưng chẳng có tâm trí để làm việc ấy, đó là sự thần diệu của cách biến hóa hư không vậy.
Thứ ba, kẻ làm tướng phải biết thuật xử thế. Bỏ mình để báo ơn Chúa mà không khiến được sĩ tốt đồng lòng cùng chết, như thế chẳng phải là tướng giỏi thành công. Cùng sĩ tốt ăn uống mà về sau quên lúc đói khát trên ngựa. Cùng sĩ tốt hưởng bổng lộc mà về sau quên việc xông pha nguy hiểm. Cùng sĩ tốt thức ngủ nhưng về sau quên việc đánh dẹp gian lao. Lo điều lo của sĩ tốt, cùng chịu điều khổ của sĩ tốt, những về sau quên vết thương tên bắn. Việc đã xong thì tình phải tròn. Cho nên chiến đấu là điều trọng yếu, chịu thương tích chết chóc là phận sự, xông pha gươm dáo, tranh đi trước người là nhiệm vụ, nhưng nếu không biết đường lối thì đó là việc nguy hiểm. Kẻ quên mình ở hoàn cảnh nguy hiểm mà lại vui vẻ được, kẻ ấy sẽ ăn vật độc như ăn kẹo.
- Thứ tư, kẻ làm tướng phải thông chiến lược. Đem binh uy hiếp chỗ mà thiên hạ không biết, chế ngự chỗ mà thiên hạ không dám cựa, đánh vào chỗ mà thiên hạ không thể giữ, trấn giữ chỗ mà thiên hạ không dám đánh, chạy vào chỗ mà thiên hạ không thể chống cự, rời bỏ chỗ mà thiên hạ sẽ không đến. Ta trấn nhiếp chỗ nào thì thị uy ở chỗ ấy khiến cho địch chưa dùng binh mà đã sợ ta. Đến khi dùng binh mà địch không chống nổi ta thì bởi chúng đã một lần sợ ta rồi nên ngàn năm chúng cũng sẽ sợ tài của ta.
- Thứ năm, kẻ làm tướng phải biết dành dược thế chủ động. Tới lui đánh giữ đều do nơi ta, đó là có cơ đánh thắng. Do ta thì ta chế ngự được địch, do địch thì bị địch chế ngự. Ta muốn chế ngự địch mà dầu địch không muốn cũng không cưỡng lại được, đó là do ta sắp đặt khiến cho phải được như thế.
- Thứ sáu, kẻ làm tướng phải hiểu được tính tự nhiên. Tự tánh thì chẳng có gì mà chẳng chứa đựng. Quen làm một việc lâu ngày ắt là đem dùng được tự nhiên. Cho nên kẻ giỏi dùng binh thì chẳng thấy gì ngoài việc binh, chẳng luận đàm gì ngoài mưu lược, chẳng trị chỗ nào mà không biến hóa xen trộn. Đó là khi thấy việc biến xẩy tới thì chẳng cần chờ an bài bèn tính toán so đo để trong mọi việc kinh dinh chẳng có điều gì mà không hoà hợp, ổn thỏa. Trời tự nhiên mà vận hành, đất tự nhiên mà ngưng tụ. Việc binh thi hành tự nhiên cho nên chẳng bao giờ mà không thắng.
- Thứ bảy, kẻ làm tướng phải hiểu được thánh đạo. Dùng mưu trí để hàng phục thiên hạ mà thiên hạ chịu khuất phục mưu trí của mình thì mưu trí ấy cũng chưa phải là tối thắng. Dáng hình pháp để chế ngự thiên hạ, mà thiên hạ chịu theo hình pháp thì hình pháp ấy cùng chẳng có gì hay. Dưới mưu trí hay hình pháp đều chẳng phải là điều hay nhứt trong những điều hay. Ngày xưa Thánh Võ giữ thế mà chẳng vây thành, chẳng đánh lũy chẳng bày trận, đó là nhờ nương náu ở chỗ hư không và dựa vào chỗ ít ỏi, hun đúc trong thế không tranh mà được vậy.
Trịnh Chiến nghe xong, cúi đầu lĩnh ý tạ ơn thầy. Thầy Binh vội đỡ lấy tay, ngay khi tay vừa chạm vào tay công tử, chợt thầy rụt lại ngay, ánh mắt biến đổi mơ hồ, cứ nhìn công tử chăm chăm.
Trịnh Chiến ngạc nhiên hỏi:
- Có việc gì thế thầy?
Thầy Binh nói:
Thật là,
Đạo làm tướng, thường sâu xa khó đoán
Dạy tướng giỏi, thầy pháp thuyết cao ngôn.