• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Linh ký - An tư công chúa (4 Viewers)

  • Chương 1

1.

Vào một buổi chiều đầu mùa thu tháng 7, Nhân Tông trong lòng buồn bực, vì việc nước lo chẳng được yên, lại sắp phải đối mặt với họa hoạn từ nơi phương Bắc, đoạn liền đi tới đất Tế Giang, Gia Lâm chơi cho khuây khỏa, nhân tiện cũng là đi thị sát, bởi lẽ nơi đây giáp danh phương Bắc, sẽ là tuyến đầu nơi binh lửa nếu giặc có kéo tới.

Bấy giờ hàng quan lại từ tri phủ, tri huyện, cho tới tất cả các chức sắc, quan các ban văn võ của Gia Lâm, Tế Giang, Thiện Tài đều ra mà nghênh đón xa giá, Nhân Tông miễn lễ cho quân thần, hỏi han qua loa rồi hỏi:

- Ta nghe nói Gia Lâm là đất anh hùng, Tế Giang là đất linh kiệt, người Tế Giang đánh trận đều giỏi, vậy ai là chủ sự binh mã ở đây? Ai làm tướng kinh lý việc quân ở đây?

Bấy giờ ở hàng quan võ, đứng đầu hàng có một người bước ra, người ấy khôi ngô tráng kiện, tuổi đã ngoài năm mươi nhưng phong thái ung dung, chí khí ngút trời, thì ra là Trần Cao Vân, chủ soái thống lãnh binh mã Gia Lâm.

Cao Vân quỳ lạy, Vua cho miễn lễ, đoạn nhìn Cao Vân có ngoại hình như thế, lòng thầm cảm mến, cười mà nói;

- Nghe nói ái khanh lập được đại công đánh với quân Kim Long, Lĩnh Sơn, trừ dẹp giặc cướp và gián điệp phương Bắc, nay gặp rồi mới thấy thực đúng là có chí khí anh hùng lộ toát ra.

Cao Vân cúi đầu tạ ơn Vua khen, đoạn Vua hỏi:

- Giặc Bắc mạnh thế, đi tới đâu nát cỏ tới đó, ông có sợ không? Nay ta thấy ở Tế Giang binh hùng tướng mạnh, là nơi tuyến đầu, nếu giặc Bắc đến các ông có vì ta, vì quốc gia mà đánh chứ?

Cao Vân nói:

- Người Tế Giang không biết sợ gì, dù còn một người cũng vẫn chiến đấu tới chết mới thôi.

Vua cười hài lòng, lại nói:

- Thực có chí anh hùng, nay quân do thám về báo rằng thấy quân Nguyên tập kết thủy quân, các quan họp bàn nói rằng có thể chúng đánh đường thủy, nếu thế chúng sẽ đi hướng về Nghệ An mà vào, nay Gia Lâm xa xôi, nếu có tình huống đó tới kinh sư hộ giá hẳn là không kịp, mà ở Nghệ An ta lại chẳng có tướng tài, muốn xin ông một viên tướng có tài làm soái đi, ông có ai chăng?

Trần Cao Vân đáp nhà Vua:

- Trong Gia Lâm này có một ngọn núi ở đất Thiện Tài, tên gọi là Vu Sơn. Nay ở Vu Sơn có một viên tướng giữ, họ Trịnh tên Minh, xưa kia vốn là tướng Dạ Liêu đi theo Viên Hiệu Úy, sau Hiệu Úy mất thì theo thần, sau này trong chiến tranh, thần sai đi theo Vu Đạt, năm xưa khi Viên Đỉnh và Vu Đạt còn sống đều rất yêu dùng, đây là người lập công to trong trận đánh với quân Kim Long, tới nay người đó xin ở lại giữ Vu Sơn để hương hỏa cho Viên Đỉnh và Vu Đạt, đều là các chủ cũ trên đó.

Lại nói tới Trịnh Minh là tướng sinh ra ở vùng Tế Giang, đầu quân dưới trướng quân đội Dạ Liêu, về sau quân đội này thống nhất với quân thành Minh An, đất An Định, Trịnh Minh được gia chủ Thành Minh An là Vu Gia sai lên giữ ở núi Vu Sơn đã chục năm trời, bấy giờ cùng xây nhiều công sự ở đây, trấn giữ quanh năm mọi sự đều được an ổn, dân quanh đó ngàn dặm ở nơi đất Thiện Tài, cù phu đều không có nạn cướp bóc, thổ phỉ hoành hành.

Vua nghe kể xong, khen là người trung nghĩa.

Vậy là khi Vua trở về kinh, liền sai quan văn thư biên ngay cho chiếu chỉ mời Trịnh Minh vào trong kinh thành giữ chức đô úy, lại cho mang cả gia quyến theo, cấp cho thành phủ, ăn bổng lộc thuộc hàng quan ngũ phẩm, sẵn sàng đi ra đất Nghệ An khi có giặc vào đường biển…



Con đường đi đầy những đá sỏi, ngựa cũng đã mỏi nhừ cả rồi, hai cha con họ Trịnh dừng chân bên vệ đường, Trịnh Công* ra hiệu lệnh cho đoàn hầu cùng nghỉ, các người hầu gia nhân trong nhà nghe được chủ cho nghỉ thì thích lắm, cùng dừng yên hạ cương, buộc dây cả vào gốc cây bên đường rồi tranh nhau kiếm những chỗ bóng mát, những phiến đá to mà ngồi nghỉ ngơi.

(*Trịnh Công: cách gọi người gia chủ nhà họ Trịnh khi trong nhà có các con trai.)

Trịnh Công tên là Minh, năm nay đã ngoài năm mươi, ấy thế mà hãy còn vạm vỡ khỏe mạnh như trai trai thanh niên, đó là do những năm tháng rèn luyện trong quân ngũ mà thành. Cả thân hình ông lực lưỡng vạm vỡ, mồ hôi làm bóng nhẫy lên cả khuôn mặt, Trịnh Công mở vò nước ra tu một hơi hết hơn nửa vò, ngước lên trời mà than:

- Sao hôm nay ngày khởi hành mà trời nóng như đổ lửa thế này, ai xem thiên văn thế?

Đoạn đưa vò nước đã vơi nửa cho con trai uống.

Trịnh Chiến là con trai cả của Trịnh Minh, công tử năm nay tuổi hai mươi hai, là con cả trong nhà, từ nhỏ đã ham mê võ nghệ, yêu nghề cung kiếm, mười tám tuổi đã theo cha đi tòng quân, do có nòi nhà võ tướng lại được cha rèn dũa từ nhỏ, cho học với nhiều thầy giỏi nên việc võ bị chu đáo, việc văn học thì chẳng ham, nhưng binh thư kinh sách lại làu làu như nước chảy, lại có sức địch muôn người, trong phủ Trịnh Gia ai cũng sợ, chỉ mới tuổi hai mươi hai mà công tử đã giữ chức giám quân trong quân rồi.

Chiến đáp:

- Thưa cha, là thầy binh xem cho.

Trịnh Minh nghe tới, không nói gì nữa.



Hôm nay nhân ngày đẹp trời, được Hồ Văn Binh, là thầy pháp ở Vu Sơn xem cho việc xuất hành, thế là cả nhà họ Trịnh gồm có vợ chồng Trịnh Minh, hai đứa con một trai một gái, và cả thảy hai mươi gia nhân cùng lên đường đi vào kinh sư nhậm chức.

Trịnh Minh uống xong nước, đoạn nhìn lại thấy Hồ Văn Binh đang ngồi yên tĩnh dưới một gốc cây khuất xa, Trịnh Minh đưa một vò nước mới cho con trai, nói:

- Con lại mời thầy dùng nước.

Đại công tử đón lấy vò nước, đi lại phía Văn Binh, đoạn quỳ kính cẩn dâng nước lên, nói:

- Con mời thầy dùng nước ạ.

Binh đón lấy, cười đáp lễ, nói:

- Tạ tiểu chủ.

Thế rồi làm một hơi hết sạch cả vò, ngỡ như đã khát lắm rồi. Đoạn lại lim dim đôi mắt.

Lại nói Hồ Văn Binh là quân sư của phủ Trịnh Gia, là đệ tử của phái Bạch Hạc Sơn, theo học Huyền Thuật với vị Tổ Huyền Môn của phái này là Cù Tử Phạm, rất am hiểu về thuật thiên văn, bói toán, thậm chí nghe đâu Văn Binh còn biết các phép Đường m, sai xử m Binh, dùng bùa chú rất giỏi nhưng chưa ai thấy dùng lần nào. Về sau Tử Phạm qua đời, binh theo lên Vu Sơn hầu cho Vu Đạt, Vu Đạt mất, binh lại được Trịnh Minh thỉnh mời về phủ dạy chữ nghĩa, binh pháp cho đại công tử, từ đó mà làm thầy học và quân sư trong phủ, được cha con họ Trịnh rất kính trọng, việc gì cũng hỏi tới ý. Binh thường ngày tính tình hòa nhã, vui vẻ, biết cư xử lễ nghĩa, không trọng tài năng, chức vụ mà khinh thường, ngạo man với ai, ngược lại còn thương yêu người dưới, nên tướng sĩ, người hầu trong phủ cũng tôn trọng đặc biệt.

Bấy giờ Trịnh Chiến hỏi:

- Dạ thưa thầy, thầy nói nay xuất hành thuận lợi, mà cớ sao cả tuần trời mát, đúng ngày phủ ta chuyển dời trời lại đổ nắng như thế?

Văn Binh hé mở đôi mắt, mỉm cười nói:

- Thời tiết biến đổi thất thường, nắng nóng hanh khô thế này, lòng người bực tức, tâm thế không tốt, mất đi nhẫn khí. Những lúc thế này mới khéo thấy được ứng xử người quân tử, không họa thì cũng ứng biến được của người quân tử lúc có việc xảy ra. Đó là điều lợi của xuất hành, cũng là điều lợi cho về sau.

Trịnh Chiến tuổi trẻ, nghe nhưng cũng chẳng hiểu gì, chỉ vái lạy thầy rồi về lại chỗ cha thưa lại câu chuyện, Trịnh Minh nghe xong chẳng nói gì, chỉ khẽ mỉm cười, rồi lại lim dim đôi mắt mà nghỉ mát.

….

Bấy giờ trời dần về trưa, nắng như đổ lửa, đoàn người lấy cơm mang theo ra dùng đã xong, đang định nghỉ một giấc rồi sẽ lên đường thì chợt nhiên từ xa vọng lại có tiếng người ầm ầm, rồi tiếng vó ngựa bụi mù tung trời.

Từ đàng xa đi lại có đoàn người, trong đó có hai người cưỡi ngựa đi đầu, còn lại là bộ hạ chạy theo cỡ hơn chục người, kẻ nào kẻ nấy mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ phừng phừng, tay cầm theo dao gươm binh khí sắc lăm lăm.

Bấy giờ đoàn người ngựa dừng lại, xem chừng đã rõ ra đây là một toán cướp đường, hai kẻ đi đầu nhảy phóc từ ngựa xuống, đứa nào đứa nấy mình cao tám thước, mặt mày hung dữ, sát khí đăm đăm, tay đều cầm gươm dài, đoạn một trong hai tên quát:

- Mạng người mới quý, tài sản chỉ là phù du, chúng tao đây chỉ cốt lấy của, không chủ giết người, để hết của báu lại rồi đi thì được toàn mạng, còn không thì đành phải sát sinh chớ trách.

Thế nhưng lạ thay trông cướp hung hăng thế, ấy vậy mà nhìn lại đoàn gia nhân gần hai mươi người, đa phần là phụ nữ, kẻ hầu tay không tấc sắt, thế nhưng chẳng có ai có vẻ hoang mang sợ hãi rúm ró như những đoàn thương gia bình thường, ai đang ăn thì cứ ăn, ai đang nghỉ dựa thì ngước mặt lên nhìn tỏ vẻ ngạc nhiên, tò mò, hiếu kì, rồi cùng quay nhìn về Trịnh Minh.

Trịnh Chiến nói:

- Xin cha chớ kinh động.

Đoạn xách cây thương dài, bước ra đứng sừng sững giữa toán cướp, nói:

- À, khen cho “chỉ có lấy của, chẳng chủ giết người” Vậy phải xem chúng bay có tài gì mà lấy được của nhà tao đã.

Bấy giờ cả hai tướng cướp thấy đoàn người bình thản như không, cũng cho là lạ, liền hỏi:

- Được, mày muốn chết thì tao cũng chiều, chúng tao chẳng giết quỷ đói, chẳng giết quỷ không đầu, mày tên họ là chi?

Trịnh Chiến nói:

- Tao họ Trịnh, tên Chiến, là quan quân triều đình, nhà hai đời làm tướng Vu Sơn, Tế Giang. Nay về kinh sư nhậm chức mới, lũ thổ phỉ chúng mày dám cản thì coi chừng đó.

Nói đoạn chẳng thèm nói năng gì, múa tít cây thương lao lên đánh cả hai tên.

Hai tướng cướp nghe nhắc tới quan quân Vu Sơn, triều đình thì ngây người ra, nhìn nhau bối rối, đang định nói gì đó nhưng chưa kịp đã thấy Trịnh Chiến hùng hổ lao lên, chúng vội vã lôi gươm ra đỡ.

Trịnh Chiến xông vào giữa hai tướng cướp, múa bài thương đoạn sấn tới mà đâm, đánh như vũ bão, lưỡi thương đưa đi vang uy như sấm sét, hai tướng cướp đều kinh hãi, chống đỡ hết sức chật vật, đánh được đến hiệp thứ tư thì một tên đỡ không kịp, văng cả kiếm ra, ngã vật ra đất, tên kia lao đến che lấy, giơ kiếm mà đỡ, nhưng sao chống được uy vũ của long thương, thương dấn xuống, kiếm xả vào vai kẻ đỡ tóe cả máu ra, nhưng trịnh chiến chợt dừng mũi thương lại…

Cướp cũng dùng thân mà che đỡ cho đồng bọn hay sao?

Đoạn nhấc nhẹ mũi thương lên, thì chợt nghe có tiếng người vọng lên, là của Hồ Văn Binh:

- Tiểu chủ, trời nắng nóng bực bội, giết người thì dễ, kiềm chế mới khó, để xem người quân tử ứng xử thế nào!

Bấy giờ Chiến thu thương lại, nói:

- Tao cũng chẳng thích giết ma không đầu, chúng mầy xưng tên họ ra rồi chết.

Tên cướp bị ngã vội đứng dậy, dìu đỡ người anh em vai vẫn đang chảy máu không ngừng, đoạn cả hai cùng quỳ xuống nói:

- Chúng tôi một người họ Dương, tên Hát, người kia họ Lê, tên Phú Quý, đều là người Đông Sơn, Thanh Đô*, từ nhỏ theo học thầy dạy, có ít ngón nghề võ, gặp cảnh thất thế làm cướp ở đây chỉ chờ cướp của các đoàn thương nhân, còn không cướp của người nghèo đi đường, đàn bà con gái, tiền cướp cũng chỉ để đủ dùng nuôi quân, còn thì đều mang cho dân nghèo trong các làng ấp trại quanh đây, nhờ đó mà họ chở che cho nên cho tới ngày nay vẫn chưa bị triều đình dẹp. Nay không biết là quan quân đi qua, đã định thưa chuyện thì chưa gì tướng quân đã đánh rồi.

(*Đông Sơn, Thanh Đô: tức huyện Đông Sơn, Thanh Hóa ngày nay.)

Bấy giờ hơn chục tên bộ hạ thấy chủ quỳ, cùng loạt quỳ xuống theo.

Trịnh Minh và Hồ Văn Binh cùng bước lại, Hồ Văn Binh chắp tay lạy Trịnh Minh, nói:

- Thưa chủ nhân, cướp của mà chẳng giết người, cướp của giàu chia cho nghèo, xem chừng cũng là cái nhân, nhưng vì thời thế, lại vì ít học mà làm nghề sai, cũng đáng dung thứ. Tướng thấy bạn hữu chết thì mang thân mà chắn, quân thấy chủ thất thế thì không bỏ chạy, thấy chủ hàng thì cũng hàng, thực cũng là có cái nghĩa, chính là đức của người Vu Sơn, có thể dùng được.

Trịnh Minh cười nói:

- Lời thầy rất hợp ý minh này, nãy giờ quan sát xem chừng nghề võ cũng chẳng xoàng, trên đời có mấy kẻ chống được thương pháp của con ta tới ba hiếp đấu?

Nói đoạn quay lại truyền:

- Nay tao cho chúng mày đi theo nghiệp quan, bỏ nghiệp thổ phỉ, vào làm môn khách nhà họ Trịnh, ăn bổng lộc như gia nhân, chúng mày có chịu không thì cùng theo tao vào kinh sư, còn nếu không thì cho đi.

Dương Hát và Lê Phú Quý cùng hỏi:

- Vậy còn bộ hạ thì ra sao?

Minh đáp:

- Đã nhận thì nhận cả.

Hai tướng cùng dập đầu nói:





Thật là,



Đi tới kinh sư, Trịnh Minh mang ấn tướng



Gặp phường thổ phỉ, Trịnh Chiến tỏ oai rồng
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom