• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Linh ký - An tư công chúa (3 Viewers)

  • Chương 35

Tập 35.


Hôm đó trời trở lạnh, gió lốc nổi lên thổi thốc từ phương bắc xuống mang theo hơi hướng lạnh lẽo giá băng, từng nhành cây bụi cỏ ở bến sông Lô rung lên bần bật theo những cơn gió lớn.


Các quan đều đứng bên bờ sông, đàn lễ tế cá sấu đã được sắp đặt sẵn sàng theo lời dặn của thầy Huyền Thiên.


Bấy giờ các tướng đều lạy dưới đàn chờ đợi việc linh ứng.


Huyền Thiên bước lên làm lễ tế, khấn bái hồi lâu, rồi đoạn mời Nguyễn Thuyên lên đọc văn tế, Nguyễn Thuyên liền cầm tờ văn tế cá sấu đã được Trần Linh tới nhờ cậy hôm nọ lên đọc, văn tế ấy như sau:


“Lộc cộc, lộc cộc



Này các ông ba ông bảy…


Tôi viết sớ tế này, tế hết thảy cho các ông.


Nước Việt ta nghìn năm văn hiến


Sông suối ao hồ, hoa lá cỏ cây đều từ thời hồng hoang


Thần thú mọi nơi, linh dị có thừa


Các ông là hồn nhân Việt, các ông hay lắm, các ông tài lắm.


Các ông ở non xanh nước thẳm có biết nạn nước đang dâng?


Phương nam xưng thần, phương bắc chẳng tha


Quyết cướp lấy nước ta, quyết dày vào mả tổ


Các ông là vua chốn cổ



Nay binh sĩ xin mượn chốn mà trú đồn


Xin mượn sông mà tập trận


Vận nước lận đận, trai tráng lên đường


Các ông có thương


Thì xin cùng dân Việt.


Lộc cộc, lộc cộc…”


Bài sớ còn dài nhưng chẳng tiện nêu hết ra, chỉ biết sau khi Nguyễn Thuyên đọc xong bài tế sớ xong thì thấy gió nổi lại có phần to hơn nữa, mặt sông chợt nổi sóng lên, thầy Huyền Thiên nói:


- Quan thượng thư đại nhân, ngài hãy ném văn tế xuống sông.


Nguyễn Thuyên liền cầm văn tế cá sấu, ném xuống dưới sông Lô. Ngay tức thì khi ấy liền có cảm ứng luôn, tất thảy mọi người đều thấy rõ ràng, mặt sông cuồn cuộn những sóng, rồi nước rẽ ra, có một con cá sấu cực to, to phải gấp ba lần con cá sấu trưởng thành bình thường, lồm cồm bò từ dưới mặt nước lên, miệng nó ngậm chắc cuộn tấu sớ, đoạn cá sấu cất tiếng nói như người:


- Văn tế hay lắm, người viết ra thực là nhân sĩ.


Như Tiên chắp tay đáp:


- Thưa Thủy Thần, văn tế này do quan thượng thư bộ hình là Nguyễn Thuyên đại nhân viết ra.


Các tướng và quân sĩ trên bờ đều nhất loạt quỳ xuống cá sấu mà cùng kêu cầu, cá sấu nhìn Lê Như Tiên, nói:


- Lê tướng quân nhận ra tôi không? Tôi đã tới gặp tướng quân dạo nọ.


Như Tiên liền nhớ ra ngay ông cụ râu tóc bạc phơ tới vào giấc mộng ngày xưa, đoạn chắp tay nói:


- Tôi có nhận ra Thủy Thần rồi.


Cá sấu nói:


- Ông đã làm văn tế cho tôi, vậy ông có mời được tướng Vu Sơn tới đây không?


Bấy giờ thầy Huyền Thiên và Trịnh Chiến đều cùng bước lên, nói:


- Chúng tôi đều là đệ tử Vu Sơn, theo lệnh Lê tướng quân tới đây thỉnh an thần.


Cá sấu nói:


- Xin hỏi các vị quý danh là chi?


Huyền Thiên đáp:


- Tôi họ Hồ, tên Văn Binh, đạo hiệu Huyền Thiên, sư phụ là Bạch Hạc tiên sinh Cù Tử Phạm, tổ phụ là Tiên Tử Chân Nhân, chủ huyền môn tôi là Vu huyện lệnh Vu Đạt, chủ binh tôi là Trần nguyên soái Trần Cao Vân.


Trịnh Chiến nói:


- Tôi là tướng họ Trịnh, tên Chiến, cha tôi là Thủy Long tướng Trịnh Minh, thầy tôi là tả quan tướng Thủy Thiên Di Nguyễn Di Hùng.


Cá sấu gật gù đáp:


- Chỉ thỉnh gặp một người mà Vu Sơn cho hẳn hai người, một đường huyền thuật, một đường binh gia, các vị trên núi ấy cũng trọng sông Lô này lắm.


Huyền Thiên đáp:


- Chúng tôi vì việc lớn quốc gia mà cùng tới đây, cho hỏi thần là ai? Vì cớ gì mà lại yêu cầu như thế?


Bấy giờ cá sấu nói:


- Tôi và Vu Sơn vốn là chỗ thân tình, các ông hãy cùng nghe tôi kể câu chuyện sẽ được tường tận.


Đoạn kể lại cho Trịnh Chiến và tất cả các quan tướng nghe câu chuyện về cá sấu ở sông Lô.





Lại nói tới hơn ba mươi năm về trước, ở đất Tế Giang Gia Lâm có một con đầm lớn, tên là Dạ Liêu, nước trong đầm rất sâu, đầm đó là nơi trú ngụ của nòi yêu ma thủy quái, vua là con trăn lớn tên là Ma Hầu La già, dưới trướng nó có vô vàn cá sấu, đều là loài quỷ quái, con nào con nấy mình đồng da sắt, tinh khôn hơn người, là nỗi khiếp sợ cho bách dân và quân đội ở địa phương.


Bấy giờ viên quan thần thú của Dạ Liêu là Viên Đỉnh, chủ sự binh mã ở Dạ Liêu, cùng với các tướng dưới quyền là Trần Cao Vân, Ngô Văn Sĩ, Ngô Văn Dũng, Mai Huỳnh, Trịnh Minh, Nguyễn Văn Thảo…Đánh nhiều lần đều không được.


Về sau có một vị tướng ở nước Đại Lý, là gia khách trong nhà Thiên gia, đi phiêu bạt tới đây, tên là Tử Hậu, đã giúp cho Viên Đỉnh đánh dẹp được nạn thủy quái ở cái đầm đó, rồi tướng ấy bắt con trăn lớn đi, giao cho gia chủ Thiên gia là Thiên phu nhân Kinh Tâm dùng, còn lại cá sấu đều bị quân Dạ Liêu bắt về. Cá sấu mất đi chủ, xin tha tội chết, trong các tướng của Viên Đỉnh có vị phó tướng là Trần Cao Vân, người này có một người vợ họ Ngũ, tên Thu Nguyệt, vốn nòi hồ ly nhưng lại có đức nhân nghĩa, đối với cá sấu ở Dạ Liêu lại cùng là muông thú với nhau, Thu Nguyệt nhìn cá sấu chết mà chẳng đành lòng, bấy giờ Thu Nguyệt đứng ra xin tha mạng cho cá sấu ở dưới đầm Dạ Liêu. Thu Nguyệt nói:


- Lâu nay quỷ thần dưới sông Dạ Liêu cũng không phạm đến thường dân, chỉ muốn có nơi nương thân mà thôi, ai phạm vào đất của chúng thì chúng mới đánh trả, nay chủ của chúng là trăn Ma Hầu La già, ta bắt được còn chẳng giết, thế có lý nào lại nỡ giết chúng sao?


Các tướng ở Dạ Liêu đều rất nể trọng Trần Cao Vân và Ngũ Thu Nguyệt, bấy giờ nể tình, liền tha cho cá sấu ở đầm ấy đi, nhưng không thể để trong địa phương, hỏi khắp nơi thì chẳng có ai nhận, mãi về sau bên đất An Minh, có viên thần thú là Vu Đạt, vốn là tay chuyên về huyền thuật, huấn luyện âm binh, mới nhận chúng về dùng, người Dạ Liêu liền trao cá sấu này cho Vu Đạt. Sau này Vu Đạt mất, các tướng dưới quyền thả cho cá sấu ấy về sông Lô, chúng cư ngụ từ đó cho tới nay, đã qua nhiều đời, vẫn thường nhớ tới ơn tha mạng của Viên Đỉnh, Trần Cao Vân, Ngũ Thu Nguyệt và ơn cưu mang của Vu Đạt. Sau này Viên Đỉnh mất đi, Trần Cao Vân và Vu Đạt cùng sáng lập nên núi Vu, các tướng Dạ Liêu đều theo về đó rất đông, cùng gọi chung là tướng Vu Sơn, Bạch Hạc Sơn vốn là danh môn chuyên lo việc huyền, bấy giờ bị triều đình tận diệt, các pháp sư ở núi đó cũng tề tựu về Vu Sơn, các tướng cầm quân của Dạ Liêu, Tế Giang, Gia Lâm và các pháp sư của Bạch Hạc cùng về đó hội chung, dưới quyền lãnh đạo của Vu Đạt và Trần Cao Vân qua nhiều thời kì, đều gọi chung là tướng Vu Sơn, từ đó cá sấu vẫn thường nhớ về núi ấy mà tưởng nhớ cái ơn năm xưa.


….


Bấy giờ kể xong câu chuyện, cá sấu mới nói:


- Vu Đạt, Viên Đỉnh đều đã mất rồi, Kinh Tâm, Tử Hậu, Ngũ Thu Nguyệt cũng đã chết cả, nay người cùng thời mà có ơn với nòi nhà tôi chỉ còn có Trần Cao Vân, Trịnh Minh, và các tướng lĩnh của Vu Sơn đều đang ở lại Tế Giang xa xôi, như tôi biết thì họ đều đang giữ gìn nhiều trọng trách. Cá sấu lại không đi lại được nên có nhớ nhung cũng chẳng thể gặp các vị ấy, nay nhân việc có quân triều đình tới đây tập trận, tôi mới dựa vào đó mà cho xin được gặp, được thầy Huyền Thiên và con trai của Trịnh Minh cùng tới thì thực là tôi mừng lắm.



Cá sấu nói:


- Tế Giang là nơi đất thiêng, ma quỷ linh dị trùng trùng, Vu Sơn và Bạch Hạc Sơn đều là nơi có nhiều huyền thuật dị sĩ, có tài sai khiến quỷ thần. Nay nạn nước là điều khó tránh, ở phương bắc huyền thuật còn cao minh hơn nước ta, quân giặc lần này vào đất nam sẽ mang theo nhiều tay huyền thuật giỏi hỗ trợ cho quân binh, vương gia hãy về tâu xin với Thượng Hoàng phong thần cho Vu Đạt, có như thế thì mặt Tế Giang mới có thể giữ yên được trước huyền thuật miền bắc.


Trần Linh cúi đầu xin lĩnh ý, đoạn cá sấu hài lòng quay người định bò xuống nước, nhưng trước khi đi, lại ngoái lại nhìn lần nữa, nói:


- Trịnh tướng quân có phải vị hôn phu của An Tư công chúa đấy chăng?


Trịnh Chiến giật mình đáp:


- Đó chỉ là lời hẹn ước trẻ con đôi lứa, chưa được trời đất Quỷ Thần, tông thất và tiền bối phụ mẫu chứng cho, vì cớ gì mà thần lại biết thế?
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom