Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 7
Trên lá cờ là một hình xoáy trôn ốc lòng vòng rất dễ khiến người xem hoa mắt.
“Lá cờ đó có rất nhiều vòng tròn từ trong ra ngoài, cụ thể có bao nhiêu vòng thì tôi không biết, tôi chỉ liếc nhìn lá cờ đó có một lần rồi không bao giờ dám nhìn lại nữa, nhưng chắc chắn là nó có hình dạng như thế này đây”, bác Phó Tích Đệ nói chắc như đinh đóng cột.
Tôi nhìn hai hình vẽ khác nhau hoàn toàn ở hai mặt của tờ giấy rồi lẳng lặng nhét nó vào túi, không nói câu nào. Xét về lý thì ông lão Dương Thiết đã nhìn thấy lá cờ đó nhiều lần, ấn tượng của ông lão với nó khá sâu đậm, còn xét theo tính quy luật của hình vẽ thì lá cờ của bác Phó Tích Đệ lại giống lá cờ thật nhiều hơn.
Xem ra, phải đợi bác Chung Thư Đồng từ Paris trở về, để bác ấy nhận diện lá cờ vậy.
Buổi chiều, về tới tòa soạn, tôi đụng ngay phải người tôi không muốn gặp nhất: sếp Lam.
“Thu hoạch của anh trong hai ngày hôm nay thế nào rồi, bao giờ thì có bài viết đấy?”, sếp Lam vừa cười hi hí vừa hỏi.
Quỷ tha ma bắt, chẳng phải hôm trước vừa nói với tôi “đừng để ý tới thời gian” hay sao, sao bây giờ vừa gặp đã hỏi rồi. Có điều, tôi cũng dự đoán trước được tình huống này nên thật lòng mà nói, tôi không hề muốn gặp anh ta tẹo nào.
Tôi biết nói thế nào về chuyện này nhỉ? Nói rằng có một lá cờ ma mà người lạ không ai dám lại gần, dù đó là người Trung Quốc hay người Nhật Bản ư?
“Cuộc phỏng vấn cũng khá thuận lợi”, tôi gần như không đủ hơi sức để đáp lại câu hỏi của sếp Lam, những mong trả lời qua quýt cho xong rồi tính tiếp.
“Thế à, vậy anh đã điều tra rõ nguyên nhân vì sao bốn tòa nhà ba tầng vẫn nguyên vẹn trong bom đạn chưa? Mấy nhân chứng kể với anh thế nào?”
Lẽ nào anh ta không bận hay sao? Tôi oán thầm trong lòng.
“À, họ chỉ kể một số chuyện liên quan tới người xây bốn tòa nhà ba tầng, nhưng…”, tôi do dự một hồi, ài, việc cần nói thì vẫn cứ phải nói thôi, “thời điểm quân Nhật ném bom Thượng Hải, cả hai người họ đều không ở đó, vì thế nguyên nhân cụ thể thế nào họ cũng không được rõ”.
“Ồ…”, gã đứng trước mặt tôi kéo dài giọng, gương mặt sa sầm hẳn xuống.
“Vẫn còn một người nữa tôi chưa phỏng vấn, chính là nhà sử học nổi tiếng Chung Thư Đồng. Ông ấy cũng là cư dân cũ của ‘khu ba tầng’, mấy hôm trước tôi gọi điện liên hệ thì người nhà ông ấy bảo, ông ấy đi Paris chưa về”.
Chiêu bài vàng này của tôi quả nhiên làm chuyển hướng sự chú ý của sếp Lam. Anh ta nhướn mày nói: “Ngài Chung Thư Đồng ấy hả? Tôi thật không ngờ đấy! Lát nữa anh thử gọi điện xem sao, nếu ông ấy về thì anh tới phỏng vấn ngay nhé, để ông ấy nhìn nhận sâu hơn từ góc độ sử học”.
Tôi ngoài miệng thì đồng ý nhưng trong lòng thì ngầm rủa. Nhìn nhận sâu hơn từ góc độ sử học á? Nhìn nhận cái gì cơ, nhìn nhận trận ném bom đó hay nhìn nhận bốn tòa nhà ba tầng đó? Nói thì nghe có vẻ đúng đấy những ngẫm nghĩ kĩ thì chẳng biết ra làm sao.
Nhưng lãnh đạo đã mở lời, tôi không thể không tuân theo. Bởi thế, việc đầu tiên của tôi khi ngồi vào vị trí là nhấc điện thoại lên, quay số điện thoại nhà bác Chung Thư Đồng.
Quả nhiên, bác ấy đã trở về từ sáng sớm nay.
Mặc dù trong lòng tôi nghĩ, một vị cao niên như bác Chung Thư Đồng cần được nghỉ ngơi vài ngày nhưng ngoài miệng vẫn cứ hỏi: “Ngày mai bác có rảnh không ạ?”
Bản chất của phóng viên là thế, luôn dồn thúc người ta mà chẳng chịu đền mạng, nếu anh không như thế thì không thể gọi là một phóng viên cừ khôi được.
Bác Chung Thư Đồng nhận lời.
Tình trạng giao thông của Thượng Hải ngày càng trở nên tồi tệ. Nhà bác Chung Thư Đồng ở trong khu đô thị, nhìn trên bản đồ rõ ràng gần hơn nhà bác Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ nhiều, nhưng đến nhà hai bác ấy tôi có thể đi tàu điện ngầm, còn tới nhà bác Chung Thư Đồng thì tôi phải chuyển hai tuyến xe buýt, đến đầu ngã ba nào cũng tắc đường, thành thử lại mất nhiều thời gian nhất.
Chị giúp việc nhà bác Chung Thư Đồng dẫn tôi vào phòng khách. Việc đầu tiên của tôi khi vừa trông thấy bác ấy là lấy ngay ra tờ giấy vẽ hình lá cờ, để trước mặt bác.
“Bác có biết lá cờ này không ạ?”
Bác đeo kính vào, ngắm nghía cẩn thận rồi lắc đầu.
Tôi lật mảnh sau của tờ giấy, để bác xem lá cờ còn lại. Có lẽ lá cờ mà bác Phó Tích Đệ vẽ là lá cờ thật.
“Lá cờ này… bác chưa từng nhìn thấy lá cờ nào như thế này, nó là lá cờ gì thế cháu?”, bác Chung Thư Đồng đột ngột hỏi lại tôi.
Tôi bỗng chốc cứng họng. Tôi vốn dĩ định đi thẳng vào vấn đề, không ngờ bác Chung Thư Đồng lại không biết cả hai lá cờ mà ông lão Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ phác họa trên giấy. Tình huống này khiến những lời tôi đã chuẩn bị sẵn tự nhiên mắc kẹt trong họng.
Lúc này, có biết bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu óc tôi, nhưng tôi vẫn giữ nguyên trình tự, lần lượt nói rõ với bậc lão làng của giới sử học mục đích của chuyến viếng thăm lần này.
“Chà, thật không ngờ, sau bao nhiêu năm như vậy rồi bây giờ người ta lại nhắc đến lá cờ đó”, bác Chung Thư Đồng thở dài.
“Nhưng hình dạng của lá cờ đó không phải như thế này, trong trí nhớ của bác thì…”
Bác Chung Thư Đồng lấy ra một tờ giấy mới, phác họa lên giấy một lá cờ.
Lá cờ thứ ba. Vậy là trong tay tôi giờ đây có tới ba lá cờ với hình dạng khác nhau.
Nhưng rõ ràng chúng phải cùng là một lá cờ chứ!
“Bác nhớ rất rõ hình dạng của lá cờ đó, tại sao ông lão Dương Thiết và bà Phó Tích Đệ lại vẽ cho cháu như thế nhỉ?” Bác Chung Thư Đồng cau mày hỏi tôi vẻ khó hiểu. “Cả bác Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ đều khẳng định chắc chắn với cháu, hai bác ấy nhớ như in lá cờ đó và hình dạng của nó giống như hình dạng hai bác ấy đã phác họa ra cho cháu. Cháu cứ nghĩ là tới gặp bác thì sẽ biết trí nhớ của bác Dương Thiết hay bác Phó Tích Đệ chính xác hơn, không ngờ…”, tôi mỉm cười đau khổ.
“Hay là lá cờ đó mỗi người nhìn nó lại thấy một hình dạng khác nhau bác nhỉ?”, tôi thầm nghĩ như thế, và bất giác buột ra khỏi miệng.
“Ôi, cháu ngượng quá, bác cứ cho là cháu nói mò thế thôi ạ”, ý thức được người đứng trước mặt mình là một cây đại thụ khoa học, tôi vội vã xin lỗi bác về cái ý tưởng quái đản vừa buột ra khỏi miệng ban nãy.
“Không, bác nghĩ có lẽ cũng có khả năng như cháu nói. Lá cờ đó vốn đã nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, nên không hẳn là không có khả năng nó mang thêm những điều kì dị khác nữa”. Tôi không ngờ bác Chung Thư Đồng lại nói thế.
“Chà, giá như cháu được tận mắt nhìn thấy lá cờ đó thì tốt biết mấy. Chẳng giấu gì bác, lúc đầu cháu chỉ muốn tìm hiểu về kì tích ‘khu ba tầng’ nguyên vẹn trong mưa bom bão đạn của quân xâm lược Nhật để viết bài, không ngờ sự việc lại liên đới tới lá cờ này. Nhưng dù chuyện li kì về lá cờ này có thật đi nữa thì cháu cũng không thể đăng lên mặt báo được”.
Bác Chung Thư Đồng khẽ gật đầu: “Đúng thế, nếu không phải được mục sở thị thì bác cũng không thể tin được chuyện người ta đứng lên đỉnh nóc nhà, giương cao một lá cờ, vẫy đi vẫy lại mà đuổi được máy bay của quân xâm lược Nhật”.
“Bác được mục sở thị ạ?”, tôi ngẩng phắt đầu lên nhìn bác và hỏi: “Ban nãy bác nói tận mắt chứng kiến cảnh ấy ạ?”
Qua lời kể của ông lão Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ tôi chỉ biết được, mãi tới năm 1939, những cư dân ban đầu của “khu ba tầng” có thỏa thuận nhà đất trong tay mới được chuyển vào “khu ba tầng” sinh sống. Cứ theo lời bác Chung Thư Đồng vừa nói thì bác đã có mặt ở “khu ba tầng” vào thời điểm quân Nhật ném bom Thượng Hải hổi năm 1937.
Bác Chung Thư Đồng sửng sốt: “Bác cứ tưởng là cháu biết rồi chứ. Bác là một trong những vị khách sớm nhất của ‘khu ba tầng’, không giống như hội ông Dương Thiết mãi tới năm 1939 mới chuyển vào ở. Bác đã chuyển đến sống ở tòa trung tâm của ‘khu ba tầng’ ngay khi nó vừa xây xong, bởi thế khi quân Nhật ném bom, bác cũng có mặt trong tòa nhà”.
“Cháu không có được thông tin này khi phỏng vấn bác Tô Miễn Tài và bác Trương Khinh, cũng không nghe bác Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ nhắc tới chuyện nên phỏng vấn bác, thế nên nếu bác không nói thì cháu thật sự không biết ạ”.
“Ô, thế cái lão Tô ấy không chịu kể chuyện năm xưa à? Vậy thì lão Trương gàn dở và Tiền Lục lại càng không chịu kể rồi, hai người này tính tình cổ quái… nếu thế thì, có lẽ bác cũng…”
Sao lại có thêm một ông Tiền Lục nữa nhỉ? Tôi nhận ra vẻ do dự trong lời nói của bác Chung Thư Đồng nên vội vã ngắt lời bác: “Bác Tiền Lục là người nào thế ạ?”
“Ba vị khách sớm nhất của tòa nhà ba tầng trung tâm là Tiền Lục, Trương Khinh và Tô Miễn Tài. Cháu đã phỏng vấn Trương Khinh và Tô Miễn Tài, tại sao lại không biết Tiền Lục nhỉ?”, bác Chung Thư Đồng hỏi lại tôi. “Lúc cháu tới tổ dân phố khu ba tầng để tìm hiểu thông tin, các bác trong tổ dân phố chỉ giới thiệu bác Trương Khinh và bác Tô Miễn Tài thôi, không nhắc đến bác Tiền… Tiền đâu ạ”.
“Ồ, thế thì bác biết rồi. Tính tình của lão Tiền Lục cổ quái lắm, chẳng bao giờ thấy lão ra ngoài. Lão cứ ru rú sống một mình trong cái phòng âm u dưới mặt đất, nhiều người tưởng lão dở dại dở điên, chả trách mấy ông trong tổ dân phố không nói với cháu. Ngay cả Tô Miễn Tài cũng không tiết lộ cho cháu thì làm sao cháu có thể moi được thông tin gì từ lão Tiền Lục cơ chứ?!”
“Bác ơi, bác bảo bác là một trong những người khách sớm nhất của ‘khu ba tầng’, vậy các vị khách khác là những ai ạ?”
“Cháu có thuốc lá không? Con trai bác không cho bác hút thuốc”, bác Chung Thư Đồng nói.
Tôi rút ra một điếu “Trung Hoa[4]”.
[4] Thuốc lá Trung Hoa: một hiệu thuốc lá nổi tiếng của Trung Quốc.
Đầu điếu thuốc khi mờ khi tỏ, bác Chung Thư Đồng rít vài hơi rồi gạt mẩu tàn dài màu xám vào trong gạt tàn.
Tôi lặng lẽ ngồi bên cạnh, chờ bác mở lời.
“Chuyện này ngay với lũ con trai của bác, bác cũng không kể. Thời gian qua lâu lắm rồi, tới bây giờ bác không nhớ rõ là bọn họ muốn làm gì nữa. Nhưng cháu đã hỏi thì bác sẽ kể với cháu mọi điều bác biết. Có điều, những gì bác biết chỉ là một góc của núi băng thôi, cháu muốn biết rõ chân tướng sự việc, bác e là… chuyện này năm xưa đã thần bí thế rồi, sau bao nhiêu năm mới lật lại, có lẽ càng khó khăn hơn gấp bội đấy. Khà khà, tuy bác già rồi, nhưng trí tò mò thì vẫn ghê gớm lắm, vì thế bác mong cháu có thể điều tra thật xuất sắc, nếu có phát hiện gì mới nhớ phải báo bác nhé, không biết cái thân già như bác, trước khi hòa mình vào đất có thể vén được bức màn bí mật của năm xưa hay không”.
“Nếu cháu có phát hiện gì mới nhất định cháu sẽ báo với bác trước tiên”, tôi hứa với bác ngay tức khắc.
“Những vị khách đầu tiên của ‘khu ba tầng’ ngoài những người xây dựng nó là bốn anh em nhà họ Tôn ra còn có bác, Trương Khinh và Tô Miễn Tài”.
Tôi mấp máy miệng, định nói nhưng lại thôi. Tôi nghĩ, lúc này nên nghe nhiều hỏi ít, không nên ngắt lời bác.
Chú ý tới biểu hiện của tôi, bác nói: “À, cháu muốn hỏi Tiền Lục chứ gì? Ông ấy là gia bộc của bốn anh em nhà họ Tôn, còn ba người bọn bác là do bốn anh em nhà họ Tôn mời về”.
Từng điếu thuốc được châm lên và bác Chung Thư Đồng kể câu chuyện về “khu ba tầng”, bốn anh em nhà họ Tôn và lá cờ ma cho tôi nghe trong làn khói thuốc mơ hồ.
Năm 1937, Chung Thư Đồng hai mươi bảy tuổi. Thời kì đó là thời kì muôn sao tỏa sáng, trào lưu học thuyết tư tưởng phương Tây vừa thức tỉnh vừa xung đột mạnh mẽ với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Những năm tháng rối ren với sự vận động như bão táp của những luồn tư tưởng mới nổi làm xuất hiện hàng loạt anh tài và cái tuổi 27 đủ để một thanh niên tài hoa xuất chúng thành danh.
Lúc đó, nhiều bài nghiên cứu khoa học của Chung Thư Đồng đã được đăng trên các tờ báo của nhiều trường đại học. Đặc biệt, những kiến giải độc đáo của anh về kinh tế và đời sống xã hội thời Lưỡng Hán - Tam Quốc được nhiều người trong giới sử học chú ý. Rõ ràng, anh đã trở thành nhân vật sáng giá nhất của thế hệ các nhà sử học trẻ tuổi thời bấy giờ, ít nhất là ở Thượng Hải. Nhiều trường đại học, trong đó có cả trường Đại học Yên Kinh đã gửi thư mời và anh đang phân vân không biết nên tới giảng tại trường đại học nào.
Một ngày không lâu sau Tết Nguyên Đán năm 1937, Chung Thư Đồng tiếp bốn vị khách trong căn phòng nhỏ hẹp của mình tại đường Sơn m.
Một trong bốn vị khách vóc dáng khôi ngô vạm vỡ khiến Chung Thư Đồng kinh sợ, mặc dù vậy cả bốn người khách đều có cử chỉ nho nhã, lịch thiệp, lời lẽ khiêm nhường.
Bốn vị khách ấy chính là bốn anh em nhà họ Tôn.
Bốn anh em nhà họ Tôn tỏ ra cực kì khâm phục và hết lời ca ngợi học vấn của Chung Thư Đồng. Bốn anh em đều là những người yêu thích lịch sử và có niềm đam mê đặc biệt với lịch sử thời Tam Quốc, có nhiều điểm họ muốn thỉnh giáo người thanh niên tuổi trẻ tài cao Chung Thư Đồng. Họ tình nguyện dành riêng cho anh một phòng để trả công cho việc giảng giải của anh.
“Lá cờ đó có rất nhiều vòng tròn từ trong ra ngoài, cụ thể có bao nhiêu vòng thì tôi không biết, tôi chỉ liếc nhìn lá cờ đó có một lần rồi không bao giờ dám nhìn lại nữa, nhưng chắc chắn là nó có hình dạng như thế này đây”, bác Phó Tích Đệ nói chắc như đinh đóng cột.
Tôi nhìn hai hình vẽ khác nhau hoàn toàn ở hai mặt của tờ giấy rồi lẳng lặng nhét nó vào túi, không nói câu nào. Xét về lý thì ông lão Dương Thiết đã nhìn thấy lá cờ đó nhiều lần, ấn tượng của ông lão với nó khá sâu đậm, còn xét theo tính quy luật của hình vẽ thì lá cờ của bác Phó Tích Đệ lại giống lá cờ thật nhiều hơn.
Xem ra, phải đợi bác Chung Thư Đồng từ Paris trở về, để bác ấy nhận diện lá cờ vậy.
Buổi chiều, về tới tòa soạn, tôi đụng ngay phải người tôi không muốn gặp nhất: sếp Lam.
“Thu hoạch của anh trong hai ngày hôm nay thế nào rồi, bao giờ thì có bài viết đấy?”, sếp Lam vừa cười hi hí vừa hỏi.
Quỷ tha ma bắt, chẳng phải hôm trước vừa nói với tôi “đừng để ý tới thời gian” hay sao, sao bây giờ vừa gặp đã hỏi rồi. Có điều, tôi cũng dự đoán trước được tình huống này nên thật lòng mà nói, tôi không hề muốn gặp anh ta tẹo nào.
Tôi biết nói thế nào về chuyện này nhỉ? Nói rằng có một lá cờ ma mà người lạ không ai dám lại gần, dù đó là người Trung Quốc hay người Nhật Bản ư?
“Cuộc phỏng vấn cũng khá thuận lợi”, tôi gần như không đủ hơi sức để đáp lại câu hỏi của sếp Lam, những mong trả lời qua quýt cho xong rồi tính tiếp.
“Thế à, vậy anh đã điều tra rõ nguyên nhân vì sao bốn tòa nhà ba tầng vẫn nguyên vẹn trong bom đạn chưa? Mấy nhân chứng kể với anh thế nào?”
Lẽ nào anh ta không bận hay sao? Tôi oán thầm trong lòng.
“À, họ chỉ kể một số chuyện liên quan tới người xây bốn tòa nhà ba tầng, nhưng…”, tôi do dự một hồi, ài, việc cần nói thì vẫn cứ phải nói thôi, “thời điểm quân Nhật ném bom Thượng Hải, cả hai người họ đều không ở đó, vì thế nguyên nhân cụ thể thế nào họ cũng không được rõ”.
“Ồ…”, gã đứng trước mặt tôi kéo dài giọng, gương mặt sa sầm hẳn xuống.
“Vẫn còn một người nữa tôi chưa phỏng vấn, chính là nhà sử học nổi tiếng Chung Thư Đồng. Ông ấy cũng là cư dân cũ của ‘khu ba tầng’, mấy hôm trước tôi gọi điện liên hệ thì người nhà ông ấy bảo, ông ấy đi Paris chưa về”.
Chiêu bài vàng này của tôi quả nhiên làm chuyển hướng sự chú ý của sếp Lam. Anh ta nhướn mày nói: “Ngài Chung Thư Đồng ấy hả? Tôi thật không ngờ đấy! Lát nữa anh thử gọi điện xem sao, nếu ông ấy về thì anh tới phỏng vấn ngay nhé, để ông ấy nhìn nhận sâu hơn từ góc độ sử học”.
Tôi ngoài miệng thì đồng ý nhưng trong lòng thì ngầm rủa. Nhìn nhận sâu hơn từ góc độ sử học á? Nhìn nhận cái gì cơ, nhìn nhận trận ném bom đó hay nhìn nhận bốn tòa nhà ba tầng đó? Nói thì nghe có vẻ đúng đấy những ngẫm nghĩ kĩ thì chẳng biết ra làm sao.
Nhưng lãnh đạo đã mở lời, tôi không thể không tuân theo. Bởi thế, việc đầu tiên của tôi khi ngồi vào vị trí là nhấc điện thoại lên, quay số điện thoại nhà bác Chung Thư Đồng.
Quả nhiên, bác ấy đã trở về từ sáng sớm nay.
Mặc dù trong lòng tôi nghĩ, một vị cao niên như bác Chung Thư Đồng cần được nghỉ ngơi vài ngày nhưng ngoài miệng vẫn cứ hỏi: “Ngày mai bác có rảnh không ạ?”
Bản chất của phóng viên là thế, luôn dồn thúc người ta mà chẳng chịu đền mạng, nếu anh không như thế thì không thể gọi là một phóng viên cừ khôi được.
Bác Chung Thư Đồng nhận lời.
Tình trạng giao thông của Thượng Hải ngày càng trở nên tồi tệ. Nhà bác Chung Thư Đồng ở trong khu đô thị, nhìn trên bản đồ rõ ràng gần hơn nhà bác Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ nhiều, nhưng đến nhà hai bác ấy tôi có thể đi tàu điện ngầm, còn tới nhà bác Chung Thư Đồng thì tôi phải chuyển hai tuyến xe buýt, đến đầu ngã ba nào cũng tắc đường, thành thử lại mất nhiều thời gian nhất.
Chị giúp việc nhà bác Chung Thư Đồng dẫn tôi vào phòng khách. Việc đầu tiên của tôi khi vừa trông thấy bác ấy là lấy ngay ra tờ giấy vẽ hình lá cờ, để trước mặt bác.
“Bác có biết lá cờ này không ạ?”
Bác đeo kính vào, ngắm nghía cẩn thận rồi lắc đầu.
Tôi lật mảnh sau của tờ giấy, để bác xem lá cờ còn lại. Có lẽ lá cờ mà bác Phó Tích Đệ vẽ là lá cờ thật.
“Lá cờ này… bác chưa từng nhìn thấy lá cờ nào như thế này, nó là lá cờ gì thế cháu?”, bác Chung Thư Đồng đột ngột hỏi lại tôi.
Tôi bỗng chốc cứng họng. Tôi vốn dĩ định đi thẳng vào vấn đề, không ngờ bác Chung Thư Đồng lại không biết cả hai lá cờ mà ông lão Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ phác họa trên giấy. Tình huống này khiến những lời tôi đã chuẩn bị sẵn tự nhiên mắc kẹt trong họng.
Lúc này, có biết bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu óc tôi, nhưng tôi vẫn giữ nguyên trình tự, lần lượt nói rõ với bậc lão làng của giới sử học mục đích của chuyến viếng thăm lần này.
“Chà, thật không ngờ, sau bao nhiêu năm như vậy rồi bây giờ người ta lại nhắc đến lá cờ đó”, bác Chung Thư Đồng thở dài.
“Nhưng hình dạng của lá cờ đó không phải như thế này, trong trí nhớ của bác thì…”
Bác Chung Thư Đồng lấy ra một tờ giấy mới, phác họa lên giấy một lá cờ.
Lá cờ thứ ba. Vậy là trong tay tôi giờ đây có tới ba lá cờ với hình dạng khác nhau.
Nhưng rõ ràng chúng phải cùng là một lá cờ chứ!
“Bác nhớ rất rõ hình dạng của lá cờ đó, tại sao ông lão Dương Thiết và bà Phó Tích Đệ lại vẽ cho cháu như thế nhỉ?” Bác Chung Thư Đồng cau mày hỏi tôi vẻ khó hiểu. “Cả bác Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ đều khẳng định chắc chắn với cháu, hai bác ấy nhớ như in lá cờ đó và hình dạng của nó giống như hình dạng hai bác ấy đã phác họa ra cho cháu. Cháu cứ nghĩ là tới gặp bác thì sẽ biết trí nhớ của bác Dương Thiết hay bác Phó Tích Đệ chính xác hơn, không ngờ…”, tôi mỉm cười đau khổ.
“Hay là lá cờ đó mỗi người nhìn nó lại thấy một hình dạng khác nhau bác nhỉ?”, tôi thầm nghĩ như thế, và bất giác buột ra khỏi miệng.
“Ôi, cháu ngượng quá, bác cứ cho là cháu nói mò thế thôi ạ”, ý thức được người đứng trước mặt mình là một cây đại thụ khoa học, tôi vội vã xin lỗi bác về cái ý tưởng quái đản vừa buột ra khỏi miệng ban nãy.
“Không, bác nghĩ có lẽ cũng có khả năng như cháu nói. Lá cờ đó vốn đã nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, nên không hẳn là không có khả năng nó mang thêm những điều kì dị khác nữa”. Tôi không ngờ bác Chung Thư Đồng lại nói thế.
“Chà, giá như cháu được tận mắt nhìn thấy lá cờ đó thì tốt biết mấy. Chẳng giấu gì bác, lúc đầu cháu chỉ muốn tìm hiểu về kì tích ‘khu ba tầng’ nguyên vẹn trong mưa bom bão đạn của quân xâm lược Nhật để viết bài, không ngờ sự việc lại liên đới tới lá cờ này. Nhưng dù chuyện li kì về lá cờ này có thật đi nữa thì cháu cũng không thể đăng lên mặt báo được”.
Bác Chung Thư Đồng khẽ gật đầu: “Đúng thế, nếu không phải được mục sở thị thì bác cũng không thể tin được chuyện người ta đứng lên đỉnh nóc nhà, giương cao một lá cờ, vẫy đi vẫy lại mà đuổi được máy bay của quân xâm lược Nhật”.
“Bác được mục sở thị ạ?”, tôi ngẩng phắt đầu lên nhìn bác và hỏi: “Ban nãy bác nói tận mắt chứng kiến cảnh ấy ạ?”
Qua lời kể của ông lão Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ tôi chỉ biết được, mãi tới năm 1939, những cư dân ban đầu của “khu ba tầng” có thỏa thuận nhà đất trong tay mới được chuyển vào “khu ba tầng” sinh sống. Cứ theo lời bác Chung Thư Đồng vừa nói thì bác đã có mặt ở “khu ba tầng” vào thời điểm quân Nhật ném bom Thượng Hải hổi năm 1937.
Bác Chung Thư Đồng sửng sốt: “Bác cứ tưởng là cháu biết rồi chứ. Bác là một trong những vị khách sớm nhất của ‘khu ba tầng’, không giống như hội ông Dương Thiết mãi tới năm 1939 mới chuyển vào ở. Bác đã chuyển đến sống ở tòa trung tâm của ‘khu ba tầng’ ngay khi nó vừa xây xong, bởi thế khi quân Nhật ném bom, bác cũng có mặt trong tòa nhà”.
“Cháu không có được thông tin này khi phỏng vấn bác Tô Miễn Tài và bác Trương Khinh, cũng không nghe bác Dương Thiết và bác Phó Tích Đệ nhắc tới chuyện nên phỏng vấn bác, thế nên nếu bác không nói thì cháu thật sự không biết ạ”.
“Ô, thế cái lão Tô ấy không chịu kể chuyện năm xưa à? Vậy thì lão Trương gàn dở và Tiền Lục lại càng không chịu kể rồi, hai người này tính tình cổ quái… nếu thế thì, có lẽ bác cũng…”
Sao lại có thêm một ông Tiền Lục nữa nhỉ? Tôi nhận ra vẻ do dự trong lời nói của bác Chung Thư Đồng nên vội vã ngắt lời bác: “Bác Tiền Lục là người nào thế ạ?”
“Ba vị khách sớm nhất của tòa nhà ba tầng trung tâm là Tiền Lục, Trương Khinh và Tô Miễn Tài. Cháu đã phỏng vấn Trương Khinh và Tô Miễn Tài, tại sao lại không biết Tiền Lục nhỉ?”, bác Chung Thư Đồng hỏi lại tôi. “Lúc cháu tới tổ dân phố khu ba tầng để tìm hiểu thông tin, các bác trong tổ dân phố chỉ giới thiệu bác Trương Khinh và bác Tô Miễn Tài thôi, không nhắc đến bác Tiền… Tiền đâu ạ”.
“Ồ, thế thì bác biết rồi. Tính tình của lão Tiền Lục cổ quái lắm, chẳng bao giờ thấy lão ra ngoài. Lão cứ ru rú sống một mình trong cái phòng âm u dưới mặt đất, nhiều người tưởng lão dở dại dở điên, chả trách mấy ông trong tổ dân phố không nói với cháu. Ngay cả Tô Miễn Tài cũng không tiết lộ cho cháu thì làm sao cháu có thể moi được thông tin gì từ lão Tiền Lục cơ chứ?!”
“Bác ơi, bác bảo bác là một trong những người khách sớm nhất của ‘khu ba tầng’, vậy các vị khách khác là những ai ạ?”
“Cháu có thuốc lá không? Con trai bác không cho bác hút thuốc”, bác Chung Thư Đồng nói.
Tôi rút ra một điếu “Trung Hoa[4]”.
[4] Thuốc lá Trung Hoa: một hiệu thuốc lá nổi tiếng của Trung Quốc.
Đầu điếu thuốc khi mờ khi tỏ, bác Chung Thư Đồng rít vài hơi rồi gạt mẩu tàn dài màu xám vào trong gạt tàn.
Tôi lặng lẽ ngồi bên cạnh, chờ bác mở lời.
“Chuyện này ngay với lũ con trai của bác, bác cũng không kể. Thời gian qua lâu lắm rồi, tới bây giờ bác không nhớ rõ là bọn họ muốn làm gì nữa. Nhưng cháu đã hỏi thì bác sẽ kể với cháu mọi điều bác biết. Có điều, những gì bác biết chỉ là một góc của núi băng thôi, cháu muốn biết rõ chân tướng sự việc, bác e là… chuyện này năm xưa đã thần bí thế rồi, sau bao nhiêu năm mới lật lại, có lẽ càng khó khăn hơn gấp bội đấy. Khà khà, tuy bác già rồi, nhưng trí tò mò thì vẫn ghê gớm lắm, vì thế bác mong cháu có thể điều tra thật xuất sắc, nếu có phát hiện gì mới nhớ phải báo bác nhé, không biết cái thân già như bác, trước khi hòa mình vào đất có thể vén được bức màn bí mật của năm xưa hay không”.
“Nếu cháu có phát hiện gì mới nhất định cháu sẽ báo với bác trước tiên”, tôi hứa với bác ngay tức khắc.
“Những vị khách đầu tiên của ‘khu ba tầng’ ngoài những người xây dựng nó là bốn anh em nhà họ Tôn ra còn có bác, Trương Khinh và Tô Miễn Tài”.
Tôi mấp máy miệng, định nói nhưng lại thôi. Tôi nghĩ, lúc này nên nghe nhiều hỏi ít, không nên ngắt lời bác.
Chú ý tới biểu hiện của tôi, bác nói: “À, cháu muốn hỏi Tiền Lục chứ gì? Ông ấy là gia bộc của bốn anh em nhà họ Tôn, còn ba người bọn bác là do bốn anh em nhà họ Tôn mời về”.
Từng điếu thuốc được châm lên và bác Chung Thư Đồng kể câu chuyện về “khu ba tầng”, bốn anh em nhà họ Tôn và lá cờ ma cho tôi nghe trong làn khói thuốc mơ hồ.
Năm 1937, Chung Thư Đồng hai mươi bảy tuổi. Thời kì đó là thời kì muôn sao tỏa sáng, trào lưu học thuyết tư tưởng phương Tây vừa thức tỉnh vừa xung đột mạnh mẽ với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Những năm tháng rối ren với sự vận động như bão táp của những luồn tư tưởng mới nổi làm xuất hiện hàng loạt anh tài và cái tuổi 27 đủ để một thanh niên tài hoa xuất chúng thành danh.
Lúc đó, nhiều bài nghiên cứu khoa học của Chung Thư Đồng đã được đăng trên các tờ báo của nhiều trường đại học. Đặc biệt, những kiến giải độc đáo của anh về kinh tế và đời sống xã hội thời Lưỡng Hán - Tam Quốc được nhiều người trong giới sử học chú ý. Rõ ràng, anh đã trở thành nhân vật sáng giá nhất của thế hệ các nhà sử học trẻ tuổi thời bấy giờ, ít nhất là ở Thượng Hải. Nhiều trường đại học, trong đó có cả trường Đại học Yên Kinh đã gửi thư mời và anh đang phân vân không biết nên tới giảng tại trường đại học nào.
Một ngày không lâu sau Tết Nguyên Đán năm 1937, Chung Thư Đồng tiếp bốn vị khách trong căn phòng nhỏ hẹp của mình tại đường Sơn m.
Một trong bốn vị khách vóc dáng khôi ngô vạm vỡ khiến Chung Thư Đồng kinh sợ, mặc dù vậy cả bốn người khách đều có cử chỉ nho nhã, lịch thiệp, lời lẽ khiêm nhường.
Bốn vị khách ấy chính là bốn anh em nhà họ Tôn.
Bốn anh em nhà họ Tôn tỏ ra cực kì khâm phục và hết lời ca ngợi học vấn của Chung Thư Đồng. Bốn anh em đều là những người yêu thích lịch sử và có niềm đam mê đặc biệt với lịch sử thời Tam Quốc, có nhiều điểm họ muốn thỉnh giáo người thanh niên tuổi trẻ tài cao Chung Thư Đồng. Họ tình nguyện dành riêng cho anh một phòng để trả công cho việc giảng giải của anh.
Bình luận facebook