Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 11
Tôi vào danh mục tìm kiếm, gõ chữ “khu ba tầng”, cách một khoảng cách trống rồi gõ tiếp “anh em nhà họ Tôn”, ngẫm nghĩ một lúc, tôi sửa cụm từ “anh em nhà họ Tôn” thành “Tôn Diệu Tổ”.
Rồi nhấp chuột vào nút tìm kiếm.
Có bốn dòng thông tin liên quan tới “khu ba tầng”, liệt kê những cuốn sách ghi chép các công trình kiến trúc cũ, trong đó có cuốn “Những công trình kiến trúc cũ của Thượng Hải” tôi đã xem lần trước. Tôi nghĩ, nội dung của những cuốn sách này đều từa tựa nhau.
Không có dòng thông tin nào viết đồng thời về “khu ba tầng” và Tôn Diệu Tổ, nhưng có một dòng thông tin liên quan tới Tôn Diệu Tổ
Đó là cuốn “Sạp Bắc năm 1937”.
Trong sách ghi chỉ đúng nội dung: “Một người tên là Tôn Diệu Tổ đã thực hiện dự án lấp ao Khâu Gia để xây vườn hoa Sạp Bắc với danh nghĩa hỗ trợ chính quyền. Công trình này được khởi công vào tháng 2, tới tháng 9 thì hoàn thành”.
Sạp Bắc, năm 1937, tháng 2 khởi hành, tháng 9 hoàn thành, Tôn Diệu Tổ, từ thời gian và địa điểm ghi trong sách có thể xác định người này chính là người anh cả Tôn Diệu Tổ trong bốn anh em nhà họ Tôn.
Ngón tay của tôi lẹ làng lướt trên màn hình máy tính, nếu tôi đoán không nhầm thì cái ao Khâu Gia này cũng giống như bãi Triệu Gia, là một cái ao tù nên việc lấp ao xây vườn hoa quả là một nghĩa cử cao đẹp, tạo phúc cho những người dân xung quanh.
Nhưng vì bốn anh em nhà họ Tôn hành động kì quặc và bí ẩn nên tôi không thể nào tin rằng họ lại vô duyên cớ làm một việc công ích cho xã hội như thế.
Cái ao Khâu Gia này có mối quan hệ như thế nào với “khu ba tầng”?
Tôi gọi Triệu Duy, chỉ cho anh ta xem mẩu thông tin vừa rồi.
“Chính phủ Quốc dân thời đó liệu có văn bản ghi chép về những sự việc như thế này không nhỉ?”
Triệu Duy gật đầu: “Có lẽ sẽ có những văn bản như Biên bản ghi nhớ chẳng hạn”.
“Có cách nào tìm được văn bản ấy không?”
“Những văn bản như thế này hiện vẫn lưu trữ trong thư viện, có điều, thứ nhất là lượng tài liệu nhiều quá, tìm rất mất thời gian; thứ hai là…”, vẻ mặt Triệu Duy hơi khó coi một chút.
“Không sao đâu, cứ có văn bản để tra tìm là tốt rồi, để tôi đi tìm Âu Dương Hưng và nói với anh ấy một tiếng”.
Nếu mấy vị lãnh đạo biết được Triệu Duy trực tiếp đưa tôi đi tìm đọc những tài liệu đã được lập hồ sơ và niêm phong lưu trữ thì anh ta thật khó ăn khó nói. Tôi bèn gọi điện cho Âu Dương Hưng, phó giám đốc thư viện. Âu Dương Hưng là người thích xuất đầu lộ diện, anh ta thường tham gia những cuộc họp báo về việc đăng tải tin quan trọng, tôi đã chụp ảnh cùng anh ta mấy lần, cũng có thể coi là quen biết.
Việc tôi nhờ cũng không lớn lắm, Âu Dương Hưng vui vẻ gật đầu, bảo để Triệu Duy trực tiếp đưa tôi đi, nhưng dặn lại tôi chỉ được tra cứu, không được mượn về.
Chúng tôi mở cánh cửa lớn của khu nhà B là nơi lưu trữ các hồ sơ văn bản, một thứ mùi riêng có của đống giấy chất lâu ngày xộc thẳng vào mũi, khiến mũi tôi hơi ngưa ngứa.
Triệu Duy dẫn tôi đến tủ sách ở hàng số 5, chỉ vào một tủ sách sắt phía trước mặt tôi nói: “Ở trong này đấy. Nhưng anh phải tự tìm nhé, tôi còn cả núi việc phải giải quyết, mà anh nhớ đừng làm lộn xộn nhé, lấy ở đâu thì cất lại vào chỗ đó hộ tôi”.
“Tất nhiên rồi”, ngoài miệng tôi tới tấp đồng ý mà trong lòng thì âm thầm kêu khổ, một đống sách lớn như vậy, biết tìm đến bao giờ!
Hai tiếng sau, tôi bước chân ra khỏi Thư viện Thượng Hải, tới siêu thị Lawson ngay bên cạnh mua hai hộp cơm ăn cho qua bữa. Sau đó, tôi tìm một salon tóc để vào gội đầu, mấy ngày chưa gội, lại hì hụi lật giở đống tài liệu của thế kỉ 20 lúc ban sáng, khiến người tôi dính đầy bụi bặm, đầu tóc ngứa ngáy khó chịu.
Bàn tay của anh thợ gội đầu tác động một lực rất vừa phải lên da đầu làm tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu, những việc nhỏ nhặt như thế này lại khiến người ta thấy sảng khoái, thật tuyệt vời biết bao!
Sau khi xả nước và lau khô tóc, anh thợ gội đầu bắt đầu mát xa. Tôi bảo anh nên chú ý mát xa phần vai và cổ, dùng lực thật mạnh vì những người phải làm việc lâu với máy tính như tôi, tuy còn trẻ nhưng đốt sống cổ đã bắt đầu trục trặc rồi.
Anh thợ gội ấn mạnh đến mức tôi phải nghiến răng nghiến lợi, nhưng lại cảm thấy rất đã. Phần vai được thư giãn nhiều, đầu óc lại bắt đầu vận động, những thông tin có được lúc ban sáng giúp tôi quay ngược thời gian, mơ hồ cảm nhận được kế hoạch của bốn anh em nhà họ Tôn năm xưa.
Buổi chiều tôi nhận được nhiệm vụ của tòa soạn. Độc giả gọi điện tới đường dây nóng phản ánh bà lão nhà bên suốt ngày nhặt đồ thiu thối mang về nhà khiến cả một tầng lầu bốc mùi nồng nặc. Phần lớn thời gian của những phóng viên cơ động là dành để tìm hiểu và đưa tin về những vấn đề mà độc giả phản ánh tới đường dây nóng. Những lúc không có nhiệm vụ quan trọng, ngay cả một phóng viên gạo cội như tôi cũng bị xoay như chong chóng bởi những cuộc điện thoại do nhân viên trực tổng đài đường dây nóng thông báo, giống hệt như mấy cô cậu phóng viên tẹp nhẹp mới chân ướt chân ráo về tòa soạn.
Phỏng vấn xong tôi về tòa soạn viết bài. Buổi tối tôi ăn luôn ở tòa soạn. Mỗi phóng viên đều có trong tay dăm ba số điện thoại mua hàng bên ngoài ở những cửa hàng gần tòa soạn, lâu dần mọi người giao lưu với nhau để cho giản tiện, bớt rườm rà phức tạp, những đồ còn lại đều là hàng chất lượng. Hôm nay tôi gọi món sủi cảo Đông Bắc, vỏ mỏng nhân thơm.
Về tới nhà đã gần 9 giờ tối, tôi bật máy tính vào mạng như thường lệ. Thời gian trôi vèo trong khi tôi chat trên MSN và xem Đông Du Ký. 10 giờ, tôi bật truyền hình vệ tinh, nó giúp tôi xem được nhiều chương trình truyền hình của Đài Loan. Từ 10 giờ đến 11 giờ mỗi tối, tôi đều phải xem chương trình “Khang Hy đến” của đài truyền hình tổng hợp Trung Thiên, hai MC là tiểu S và Thái Khang Vĩnh phối hợp rất ăn ý với nhau, kẻ tung người hứng. Những kênh truyền hình của Trung Quốc đại lục không có chương trình trò chuyện nào thú vị như vậy, cả ngàn chương trình đều rập khuôn giống nhau, càng xem càng nhảm.
11 giờ, tôi tắt ti vi và máy tính, ngồi trước bàn viết, giơ cuốn Sổ tay công tác ra.
Cuốn sổ kẻ ô vuông từ bao năm rồi vẫn chẳng đổi thay này tôi nhận từ phòng hành chính của tòa soạn. Hàng tháng, mỗi phóng viên đều được cấp phát một cuốn sổ. Nhiều phóng viên không tới phòng hành chính nhận sổ, vì kiểu sổ này thời nay trông quê kệch và xấu xí, khi phỏng vấn lấy ra ghi chép rất mất mỹ quan, mà nó lại nhỏ quá. Phóng viên chúng tôi thích dùng sổ to, không phải lật giở nhiều, đỡ ảnh hưởng tới tốc độ viết.
Tôi nhận cuốn Sổ tay công tác này không phải để ghi chép khi phỏng vấn mà để ghi vào cuốn sổ tay nho nhỏ rất đỗi tầm thường đó những sự việc không tầm thường.
Cũng giống như học trò viết nhật ký hàng ngày, chỉ cần điều kiện cho phép, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi đều ghi lại vắn tắt những sự việc liên quan xảy ra trong ngày. Tôi làm như thế có hai mục đích, một là để làm cho đầu óc tỉnh táo, giúp tôi lần tìm manh mối, tiếp cận chân tướng sự việc; hai là để làm cơ sở cho cuốn “Bút ký Na Đa” mà từ nay về sau tôi sẽ chính thức viết.
“Thứ ba, ngày 15 tháng 6 năm 2004,
Tìm được thông tin về bốn anh em nhà họ Tôn lấp ao Khâu Gia xây dựng công trình vườn hoa Sạp Bắc.
Tìm thấy Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa bốn anh em nhà họ Tôn với chính quyền địa phương.
Biên bản ghi nhớ nêu rõ, bốn anh em nhà họ Tôn giúp chính quyền xây dựng công trình này vô điều kiện. Lấy danh nghĩa là đào hầm trú ẩn dưới nền nhà, phần đất thừa dùng để lấp ao Khâu Gia.
Với chính quyền, đó là cái cớ để người thiện làm việc thiện, không cần phải truy cứu”.
Tôi dùng bút gạch hai gạch dưới cụm từ “hầm trú ẩn”.
Hầm trú ẩn ư? Lấy đâu ra hầm trú ẩn? Nếu có hầm trú ẩn thật sự thì tại sao khi quân Nhật ném bom, người ta không trốn dưới đó?
Câu trả lời rất đơn giản. Bốn anh em nhà họ Tôn đào thứ gì đó dưới nền đất của “khu ba tầng”. Có thể họ đào đường hầm nhưng tuyệt đối không phải là hầm trú ẩn. Hầm trú ẩn có những tiêu chuẩn riêng, sức chống đỡ của mỗi một cen ti mét vuông đều có yêu cầu tương ứng, không phải người ta cứ tùy tiện đào một cái hầm thì được gọi là hầm trú ẩn. Bởi vậy, khi quân Nhật ném bom, bốn anh em nhà họ Tôn mới lo lắng đến thế, họ sợ công trình họ đang thực hiện dưới mặt đất kia sẽ bị ảnh hưởng bởi trận bom. Lúc ấy, họ đang cách thành công rất gần, rất gần rồi.
Tôi liên tưởng tới lời kể của bác Chung Thư Đồng. Tôi đã biết thứ mà bác nhìn thấy nhưng không rõ cụ thể là vật gì trong sớm tháng năm năm ấy. Thứ người ta chất lên xe đẩy rồi đẩy ra khỏi khu nhà chính là đất được đào lên từ dưới nền nhà. Đám công nhân đào đất vào buổi tối và vận chuyển tới cái ao Khâu Gia cách đó không xa, đổ xuống để lấp ao để xây vườn hoa.
Có cái ao Khâu Gia làm lá chắn, lượng đất khổng lồ đào lên từ dưới nền nhà sẽ có điểm đến hợp pháp. Nếu tôi đoán đúng thì lượng đất đào lên từ dưới nền nhà “khu ba tầng” lớn hơn gấp nhiều lần lượng đất người ta đào lên khi làm hầm trú ẩn. Giả sử không có cái ao Khâu Gia làm lá chắn, sớm muộn người ta cũng thấy hành động của bốn anh em họ Tôn thật kì lạ.
Vừa là một việc làm công ích vừa có thể che đậy vết chân ngựa to lớn.
Kế hoạch của bốn anh em nhà họ Tôn thật chu đáo và tỉ mỉ vô cùng.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là làm thế nào để đặt chân vào công trình ngầm dưới đất ấy?
Bác Chung Thư Đồng và bác Tô Miễn Tài đều không biết lối vào, không biết lão Trương Khinh gàn dở, người luôn không chịu phối hợp với tôi có biết không nhỉ?
Dù thế nào đi nữa thì ông lão Tiền Lục chắc chắn phải biết.
Lòng tôi bất giác rung động, tôi bèn viết một câu vào trong cuốn sổ.
“Ra quân chưa thắng thân tan trước - Mãi để anh hùng tay áo ướt”.
Trong câu thơ mà ông lão Tiền Lục đọc lên cho tôi nghe ấy, liệu có ẩn giấu bí mật về lối vào đường hầm dưới lòng đất kia hay không?
Hay là bốn anh em nhà họ Tôn sau khi tiến vào đường hầm rồi thì vĩnh viễn không bao giờ trở ra nữa, tất cả bọn họ, đều ở đó!
“Khu ba tầng” rốt cuộc cất giấu bí mật gì dưới lòng đất của nó?
Khi tôi tỉnh dậy, trời đã trưa.
Tôi có thói quen để mình thức dậy tự nhiên, nhưng hiếm khi chào ngày mới vào lúc gần 12 giờ trưa như hôm nay. Phải khó khăn lắm tôi mới mở mắt ra được vì cảm thấy đầu óc nặng trĩu.
Có một thứ mùi là lạ vấn vít trong không khí. Tôi bật điều hòa cả đêm, tuy thế nó không phải là nguyên nhân gây ra thứ mùi lạ này.
Tôi cố gắng ngồi nhỏm dậy trên giường và đột nhiên thấy mình hít phải một luồn hơi lạnh.
Có người đã tới đây!
Căn phòng bị lật tung, ngăn kéo và tủ sách để mở. Tôi quay đầu nhìn về phía giường, chiếc túi của tôi cũng bị lục lọi.
Có trộm vào nhà, một việc tày trời như thế, tại sao tôi không hề có chút phản ứng nào nhỉ?
Rồi nhấp chuột vào nút tìm kiếm.
Có bốn dòng thông tin liên quan tới “khu ba tầng”, liệt kê những cuốn sách ghi chép các công trình kiến trúc cũ, trong đó có cuốn “Những công trình kiến trúc cũ của Thượng Hải” tôi đã xem lần trước. Tôi nghĩ, nội dung của những cuốn sách này đều từa tựa nhau.
Không có dòng thông tin nào viết đồng thời về “khu ba tầng” và Tôn Diệu Tổ, nhưng có một dòng thông tin liên quan tới Tôn Diệu Tổ
Đó là cuốn “Sạp Bắc năm 1937”.
Trong sách ghi chỉ đúng nội dung: “Một người tên là Tôn Diệu Tổ đã thực hiện dự án lấp ao Khâu Gia để xây vườn hoa Sạp Bắc với danh nghĩa hỗ trợ chính quyền. Công trình này được khởi công vào tháng 2, tới tháng 9 thì hoàn thành”.
Sạp Bắc, năm 1937, tháng 2 khởi hành, tháng 9 hoàn thành, Tôn Diệu Tổ, từ thời gian và địa điểm ghi trong sách có thể xác định người này chính là người anh cả Tôn Diệu Tổ trong bốn anh em nhà họ Tôn.
Ngón tay của tôi lẹ làng lướt trên màn hình máy tính, nếu tôi đoán không nhầm thì cái ao Khâu Gia này cũng giống như bãi Triệu Gia, là một cái ao tù nên việc lấp ao xây vườn hoa quả là một nghĩa cử cao đẹp, tạo phúc cho những người dân xung quanh.
Nhưng vì bốn anh em nhà họ Tôn hành động kì quặc và bí ẩn nên tôi không thể nào tin rằng họ lại vô duyên cớ làm một việc công ích cho xã hội như thế.
Cái ao Khâu Gia này có mối quan hệ như thế nào với “khu ba tầng”?
Tôi gọi Triệu Duy, chỉ cho anh ta xem mẩu thông tin vừa rồi.
“Chính phủ Quốc dân thời đó liệu có văn bản ghi chép về những sự việc như thế này không nhỉ?”
Triệu Duy gật đầu: “Có lẽ sẽ có những văn bản như Biên bản ghi nhớ chẳng hạn”.
“Có cách nào tìm được văn bản ấy không?”
“Những văn bản như thế này hiện vẫn lưu trữ trong thư viện, có điều, thứ nhất là lượng tài liệu nhiều quá, tìm rất mất thời gian; thứ hai là…”, vẻ mặt Triệu Duy hơi khó coi một chút.
“Không sao đâu, cứ có văn bản để tra tìm là tốt rồi, để tôi đi tìm Âu Dương Hưng và nói với anh ấy một tiếng”.
Nếu mấy vị lãnh đạo biết được Triệu Duy trực tiếp đưa tôi đi tìm đọc những tài liệu đã được lập hồ sơ và niêm phong lưu trữ thì anh ta thật khó ăn khó nói. Tôi bèn gọi điện cho Âu Dương Hưng, phó giám đốc thư viện. Âu Dương Hưng là người thích xuất đầu lộ diện, anh ta thường tham gia những cuộc họp báo về việc đăng tải tin quan trọng, tôi đã chụp ảnh cùng anh ta mấy lần, cũng có thể coi là quen biết.
Việc tôi nhờ cũng không lớn lắm, Âu Dương Hưng vui vẻ gật đầu, bảo để Triệu Duy trực tiếp đưa tôi đi, nhưng dặn lại tôi chỉ được tra cứu, không được mượn về.
Chúng tôi mở cánh cửa lớn của khu nhà B là nơi lưu trữ các hồ sơ văn bản, một thứ mùi riêng có của đống giấy chất lâu ngày xộc thẳng vào mũi, khiến mũi tôi hơi ngưa ngứa.
Triệu Duy dẫn tôi đến tủ sách ở hàng số 5, chỉ vào một tủ sách sắt phía trước mặt tôi nói: “Ở trong này đấy. Nhưng anh phải tự tìm nhé, tôi còn cả núi việc phải giải quyết, mà anh nhớ đừng làm lộn xộn nhé, lấy ở đâu thì cất lại vào chỗ đó hộ tôi”.
“Tất nhiên rồi”, ngoài miệng tôi tới tấp đồng ý mà trong lòng thì âm thầm kêu khổ, một đống sách lớn như vậy, biết tìm đến bao giờ!
Hai tiếng sau, tôi bước chân ra khỏi Thư viện Thượng Hải, tới siêu thị Lawson ngay bên cạnh mua hai hộp cơm ăn cho qua bữa. Sau đó, tôi tìm một salon tóc để vào gội đầu, mấy ngày chưa gội, lại hì hụi lật giở đống tài liệu của thế kỉ 20 lúc ban sáng, khiến người tôi dính đầy bụi bặm, đầu tóc ngứa ngáy khó chịu.
Bàn tay của anh thợ gội đầu tác động một lực rất vừa phải lên da đầu làm tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu, những việc nhỏ nhặt như thế này lại khiến người ta thấy sảng khoái, thật tuyệt vời biết bao!
Sau khi xả nước và lau khô tóc, anh thợ gội đầu bắt đầu mát xa. Tôi bảo anh nên chú ý mát xa phần vai và cổ, dùng lực thật mạnh vì những người phải làm việc lâu với máy tính như tôi, tuy còn trẻ nhưng đốt sống cổ đã bắt đầu trục trặc rồi.
Anh thợ gội ấn mạnh đến mức tôi phải nghiến răng nghiến lợi, nhưng lại cảm thấy rất đã. Phần vai được thư giãn nhiều, đầu óc lại bắt đầu vận động, những thông tin có được lúc ban sáng giúp tôi quay ngược thời gian, mơ hồ cảm nhận được kế hoạch của bốn anh em nhà họ Tôn năm xưa.
Buổi chiều tôi nhận được nhiệm vụ của tòa soạn. Độc giả gọi điện tới đường dây nóng phản ánh bà lão nhà bên suốt ngày nhặt đồ thiu thối mang về nhà khiến cả một tầng lầu bốc mùi nồng nặc. Phần lớn thời gian của những phóng viên cơ động là dành để tìm hiểu và đưa tin về những vấn đề mà độc giả phản ánh tới đường dây nóng. Những lúc không có nhiệm vụ quan trọng, ngay cả một phóng viên gạo cội như tôi cũng bị xoay như chong chóng bởi những cuộc điện thoại do nhân viên trực tổng đài đường dây nóng thông báo, giống hệt như mấy cô cậu phóng viên tẹp nhẹp mới chân ướt chân ráo về tòa soạn.
Phỏng vấn xong tôi về tòa soạn viết bài. Buổi tối tôi ăn luôn ở tòa soạn. Mỗi phóng viên đều có trong tay dăm ba số điện thoại mua hàng bên ngoài ở những cửa hàng gần tòa soạn, lâu dần mọi người giao lưu với nhau để cho giản tiện, bớt rườm rà phức tạp, những đồ còn lại đều là hàng chất lượng. Hôm nay tôi gọi món sủi cảo Đông Bắc, vỏ mỏng nhân thơm.
Về tới nhà đã gần 9 giờ tối, tôi bật máy tính vào mạng như thường lệ. Thời gian trôi vèo trong khi tôi chat trên MSN và xem Đông Du Ký. 10 giờ, tôi bật truyền hình vệ tinh, nó giúp tôi xem được nhiều chương trình truyền hình của Đài Loan. Từ 10 giờ đến 11 giờ mỗi tối, tôi đều phải xem chương trình “Khang Hy đến” của đài truyền hình tổng hợp Trung Thiên, hai MC là tiểu S và Thái Khang Vĩnh phối hợp rất ăn ý với nhau, kẻ tung người hứng. Những kênh truyền hình của Trung Quốc đại lục không có chương trình trò chuyện nào thú vị như vậy, cả ngàn chương trình đều rập khuôn giống nhau, càng xem càng nhảm.
11 giờ, tôi tắt ti vi và máy tính, ngồi trước bàn viết, giơ cuốn Sổ tay công tác ra.
Cuốn sổ kẻ ô vuông từ bao năm rồi vẫn chẳng đổi thay này tôi nhận từ phòng hành chính của tòa soạn. Hàng tháng, mỗi phóng viên đều được cấp phát một cuốn sổ. Nhiều phóng viên không tới phòng hành chính nhận sổ, vì kiểu sổ này thời nay trông quê kệch và xấu xí, khi phỏng vấn lấy ra ghi chép rất mất mỹ quan, mà nó lại nhỏ quá. Phóng viên chúng tôi thích dùng sổ to, không phải lật giở nhiều, đỡ ảnh hưởng tới tốc độ viết.
Tôi nhận cuốn Sổ tay công tác này không phải để ghi chép khi phỏng vấn mà để ghi vào cuốn sổ tay nho nhỏ rất đỗi tầm thường đó những sự việc không tầm thường.
Cũng giống như học trò viết nhật ký hàng ngày, chỉ cần điều kiện cho phép, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi đều ghi lại vắn tắt những sự việc liên quan xảy ra trong ngày. Tôi làm như thế có hai mục đích, một là để làm cho đầu óc tỉnh táo, giúp tôi lần tìm manh mối, tiếp cận chân tướng sự việc; hai là để làm cơ sở cho cuốn “Bút ký Na Đa” mà từ nay về sau tôi sẽ chính thức viết.
“Thứ ba, ngày 15 tháng 6 năm 2004,
Tìm được thông tin về bốn anh em nhà họ Tôn lấp ao Khâu Gia xây dựng công trình vườn hoa Sạp Bắc.
Tìm thấy Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa bốn anh em nhà họ Tôn với chính quyền địa phương.
Biên bản ghi nhớ nêu rõ, bốn anh em nhà họ Tôn giúp chính quyền xây dựng công trình này vô điều kiện. Lấy danh nghĩa là đào hầm trú ẩn dưới nền nhà, phần đất thừa dùng để lấp ao Khâu Gia.
Với chính quyền, đó là cái cớ để người thiện làm việc thiện, không cần phải truy cứu”.
Tôi dùng bút gạch hai gạch dưới cụm từ “hầm trú ẩn”.
Hầm trú ẩn ư? Lấy đâu ra hầm trú ẩn? Nếu có hầm trú ẩn thật sự thì tại sao khi quân Nhật ném bom, người ta không trốn dưới đó?
Câu trả lời rất đơn giản. Bốn anh em nhà họ Tôn đào thứ gì đó dưới nền đất của “khu ba tầng”. Có thể họ đào đường hầm nhưng tuyệt đối không phải là hầm trú ẩn. Hầm trú ẩn có những tiêu chuẩn riêng, sức chống đỡ của mỗi một cen ti mét vuông đều có yêu cầu tương ứng, không phải người ta cứ tùy tiện đào một cái hầm thì được gọi là hầm trú ẩn. Bởi vậy, khi quân Nhật ném bom, bốn anh em nhà họ Tôn mới lo lắng đến thế, họ sợ công trình họ đang thực hiện dưới mặt đất kia sẽ bị ảnh hưởng bởi trận bom. Lúc ấy, họ đang cách thành công rất gần, rất gần rồi.
Tôi liên tưởng tới lời kể của bác Chung Thư Đồng. Tôi đã biết thứ mà bác nhìn thấy nhưng không rõ cụ thể là vật gì trong sớm tháng năm năm ấy. Thứ người ta chất lên xe đẩy rồi đẩy ra khỏi khu nhà chính là đất được đào lên từ dưới nền nhà. Đám công nhân đào đất vào buổi tối và vận chuyển tới cái ao Khâu Gia cách đó không xa, đổ xuống để lấp ao để xây vườn hoa.
Có cái ao Khâu Gia làm lá chắn, lượng đất khổng lồ đào lên từ dưới nền nhà sẽ có điểm đến hợp pháp. Nếu tôi đoán đúng thì lượng đất đào lên từ dưới nền nhà “khu ba tầng” lớn hơn gấp nhiều lần lượng đất người ta đào lên khi làm hầm trú ẩn. Giả sử không có cái ao Khâu Gia làm lá chắn, sớm muộn người ta cũng thấy hành động của bốn anh em họ Tôn thật kì lạ.
Vừa là một việc làm công ích vừa có thể che đậy vết chân ngựa to lớn.
Kế hoạch của bốn anh em nhà họ Tôn thật chu đáo và tỉ mỉ vô cùng.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là làm thế nào để đặt chân vào công trình ngầm dưới đất ấy?
Bác Chung Thư Đồng và bác Tô Miễn Tài đều không biết lối vào, không biết lão Trương Khinh gàn dở, người luôn không chịu phối hợp với tôi có biết không nhỉ?
Dù thế nào đi nữa thì ông lão Tiền Lục chắc chắn phải biết.
Lòng tôi bất giác rung động, tôi bèn viết một câu vào trong cuốn sổ.
“Ra quân chưa thắng thân tan trước - Mãi để anh hùng tay áo ướt”.
Trong câu thơ mà ông lão Tiền Lục đọc lên cho tôi nghe ấy, liệu có ẩn giấu bí mật về lối vào đường hầm dưới lòng đất kia hay không?
Hay là bốn anh em nhà họ Tôn sau khi tiến vào đường hầm rồi thì vĩnh viễn không bao giờ trở ra nữa, tất cả bọn họ, đều ở đó!
“Khu ba tầng” rốt cuộc cất giấu bí mật gì dưới lòng đất của nó?
Khi tôi tỉnh dậy, trời đã trưa.
Tôi có thói quen để mình thức dậy tự nhiên, nhưng hiếm khi chào ngày mới vào lúc gần 12 giờ trưa như hôm nay. Phải khó khăn lắm tôi mới mở mắt ra được vì cảm thấy đầu óc nặng trĩu.
Có một thứ mùi là lạ vấn vít trong không khí. Tôi bật điều hòa cả đêm, tuy thế nó không phải là nguyên nhân gây ra thứ mùi lạ này.
Tôi cố gắng ngồi nhỏm dậy trên giường và đột nhiên thấy mình hít phải một luồn hơi lạnh.
Có người đã tới đây!
Căn phòng bị lật tung, ngăn kéo và tủ sách để mở. Tôi quay đầu nhìn về phía giường, chiếc túi của tôi cũng bị lục lọi.
Có trộm vào nhà, một việc tày trời như thế, tại sao tôi không hề có chút phản ứng nào nhỉ?