Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 10
Sau khi phát giác sức mạnh kì lạ từ trong lòng đất, Đại sư Viên Thông càng ngày càng khó tĩnh tâm thiền định, ngài cảm nhận cảnh giới của mình từ từ, từ từ giảm dần, tới mức ngài hoài nghi không biết bản thân mình có phải đã bị tâm ma dần xâm chiếm. Ngài thường xuyên hỏi mình có nên quay về chùa Ngọc Phật hay không, nhưng ngặt vì lời hứa với bốn anh em nhà họ Tôn nên rốt cuộc ngài không nói ra ý định ấy.
Một ngày đầu tháng 9 năm 1937, Đại sư Viên Thông tỉnh lại sau khi nhập định, mồ hôi đầm đìa khắp người, cảm giác trống rỗng như vừa trải qua một cơn ác mộng. Mấy tiếng sau, khi Tôn Diệu Tổ tới thăm, ngài vẫn đang trong tình trạng ấy.
“Các thí chủ có thể tới đó”, Đại sư Viên Thông chia sẻ dự cảm của mình. Đã từ rất lâu rồi, ngài không có được dự cảm tương đối rõ ràng như thế, dù vậy, bóng tối vẫn bao trùm quanh dự cảm của ngài.
“Dạ vâng thưa đại sư”, Tôn Diệu Tổ gật đầu, “sau đó thì sao ạ?”
“Sẽ xảy ra một số chuyện”.
“Sao cơ ạ?” Nét mặt của vị huynh trưởng nhà họ Tôn lúc này vừa phấn khích, vừa chờ đợi, vừa căng thẳng.
Những giọt mồ hôi lạnh lại tràn trề trên trán Đại sư Viên Thông, ngài nhắm mắt lại và nói: “Không lành, dự cảm của bần tăng rất không lành”.
Tôn Diệu Tổ trầm ngâm hồi lâu rồi đứng dậy cáo từ.
Hôm sau, bốn anh em nhà họ Tôn không tới viếng thăm Đại sư Viên Thông như thường lệ. Và từ đó trở đi, họ không bao giờ tới nữa. Về sau, mỗi lần Đại sư Viên Thông ngồi xuống tham thiền nhập định, ngài lại thấy tâm ma bùng lên, không thể thiền định, càng không thể giao lưu với thế giới Âu Minh để cảm nhận trước sự việc.
Không thể nhập định là một sự đả kích vô cùng lớn đối với Đại sư Viên Thông. Ngài ngẫm lại chuyện ngày trước và nhận ra rằng, kể từ khi bị bốn anh em nhà họ Tôn lấy việc đại công đại đức làm lễ vật, ngài đã thấy mình sinh lòng tham được mất, mà tâm ma không thể tự phản tỉnh, để đến mức rơi vào cảnh ngộ này, bản thân không còn thích hợp nương nhờ cửa Phật, bởi thế, ngài lặng lẽ hoàn tục. Bao nhiêu năm qua, tuy là một người trần tục nhưng ngài vẫn ăn chay niệm Phật, làm việc thiện và thường xuyên chép kinh Phật, những mong có thể gột rửa sạch tâm hồn.
Tôi vừa lắng nghe vừa thầm thở than trong bụng. Tôi vẫn nghĩ, việc con người ta có thể cảm nhận trước một số chuyện xảy ra trong tương lai chưa hẳn đã có mối dây liên hệ với Phật tính, vì những người hoàn toàn không tin vào Phật nhưng vẫn có khả năng này thì tôi đã gặp, đã nghe nói đến nhiều. Hơn nữa, không ít người từng trải qua cảnh “tôi đã từng mơ thấy tình cảnh hiện giờ”. Tuy khoa học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể giải thích được khả năng tiên đoán sự việc tương lai này, nhưng như thế không có nghĩa chắc chắn nó có sự liên quan tất yếu với tôn giáo. Hẳn nhiên, Đại sư Viên Thông là một người kiệt xuất, vì chỉ những nhân tài kiệt xuất mới có được những thành tựu đáng kinh ngạc, song đôi khi họ lại đi sai đường vì chính sự kiệt xuất của mình.
Cuối cùng, tôi cũng không kìm nén được, trước khi cáo từ ra về, tôi hỏi ông lão Tô Miễn Tài sau một hồi đắn đo: “Thưa thầy, theo con nghĩ, có phải thầy đã trì niệm quá mức không, những người xuất gia tu trì Phật pháp được như thầy trong giới Phật học ngày nay ít lắm, mà chuyện năm xưa có quá nhiều điều không rõ ràng, đâu phải là vấn đề của mỗi bản thân thầy đâu ạ”.
Dường như cảm thấy những lời tôi nói là đúng, Tô lão tiên sinh Tô Miễn Tài khẽ gật đầu.
Xem ra, bốn anh em nhà họ Tôn dựa dẫm vào Đại sư Viên Thông nhiều hơn vào nhà sử học Chung Thư Đồng, tuy thế bậc cao tăng một lòng hướng Phật không màng tới thế sự bên ngoài năm xưa lại không giúp ích nhiều cho tôi như bác Chung Thư Đồng. Chuyện Tô lão tiên sinh Tô Miễn Tài kể với tôi chỉ càng làm cho kế hoạch của bốn anh em nhà họ Tôn ngày ấy thêm phần kì bí, khó hiểu.
Rõ ràng, mục đích của họ không hề nhỏ, nếu không họ đã chẳng bỏ qua lời cảnh báo của Đại sư Viên Thông như thế. Ngẫm kĩ thì cũng đúng thôi, họ đã chi biết bao nhân lực vật lực cho kế hoạch ấy, xây nhà, di dân đi nơi khác, làm sao họ có thể từ bỏ chỉ vì một câu nói của Đại sư Viên Thông được, cùng lắm là họ phải chuẩn bị nhiều hơn, cảnh giác nhiều hơn.
Theo cảm nhận của Đại sư Viên Thông thì hình như mảnh đất dưới chân tôi ẩn giấu điều gì đó cổ quái?
Nghĩ miên man như thế, tôi đã đặt chân xuống tầng một từ lúc nào.
Tôi đứng trước cửa cầu thang cân nhắc một lúc, tuy đôi mắt đã quen với luồng ánh sáng ảm đạm của tầng một nhưng vẫn còn nhiều chỗ chưa nhìn rõ. Tôi đi khắp một lượt rồi xác định mục tiêu ở chỗ tối nhất, nơi tôi đã từng nghĩ đó là cửa ra vào của nhà bếp tập thể.
Tôi đi tới phía trước, quả nhiên có một cầu thang nhỏ dẫn xuống dưới. Bên dưới là một khoảng không gian đen đặc dù lúc này đang là ban ngày, chứng tỏ ở đó không có bất kể một khung cửa sổ nào để đón ánh sáng. Tôi quan sát xung quanh, ấn mấy cái công tắc, không thấy có phản ứng nên đành dò dẫm trong bóng tối, cẩn thận từng li từng tí.
Tôi từ từ mò xuống theo từng bậc thang, tới chân cầu thang thì thấy một cánh cửa.
Tôi gõ cửa. Không có động tĩnh. Tôi phát hiện cánh cửa chỉ khép hờ.
Tôi đẩy cánh cửa, bên trong có lẽ là một gian phòng ngầm. Ở đây vẫn tối đen như hũ nút.
Tôi đi vào bên trong, chưa được mười bước, bàn chân tôi đá phải vật gì đó mà âm thanh của nó vang rất to giữa không gian im phăng phắc của gian phòng ngầm, tiếp theo đó là một giọng khàn khàn từ phía sau vọng lại:
“Ai đấy?”
Tôi giật mình đánh thót, không để ý xem bàn chân vừa đá phải vật gì, bèn quay người về phía vừa phát ra giọng nói, chỗ đó có lẽ là một chiếc giường và người vừa lên tiếng đang nằm trên giường.
“Dạ thưa, bác Tiền phải không ạ? Xin lỗi bác, cháu là Na Đa, phóng viên của báo ‘Ngôi sao buổi sớm’, cháu mạo muội làm phiền bác vì muốn hỏi bác một số chuyện liên quan tới tòa nhà này”.
Gian phòng lặng như tờ.
Tôi chờ một lúc rồi cất tiếng hỏi: “Tiền lão tiên sinh?”
“Tiền… Tiền Lục?”
Một tiếng cười trầm đục vang lên.
Tôi cảm thấy rờn rợn, liệu ông ấy có điên thật không nhỉ?
“Anh là ai?”, ông lão Tiền Lục đột ngột hỏi sau khi dứt điệu cười.
Xem chừng phải cho ông lão uống một liều thuốc mạnh. Tôi trấn tĩnh lại, nói: “Đại sư Viên Thông nhờ cháu tới hỏi bác, bốn anh em nhà Tôn Diệu Tổ ở đó có khỏe không ạ? Đại sư Viên Thông muốn tới thăm họ”.
“Tôn… Tôn…”, giọng nói đó bỗng trở nên gấp gáp.
“Còn cả Tôn Hoài Tổ, Tôn Huy Tổ, Tôn Niệm Tổ nữa, mấy ngài ấy ở đó có khỏe không ạ?”, tôi tiếp tục nói. Nếu đầu óc của ông lão Tiền Lục trở nên mơ hồ thì chí ít những cái tên này cũng sẽ khơi dậy trí nhớ của ông lão.
“Đại gia, nhị gia…”
Tôi đã có thể khẳng định, ông lão đang nằm trên chiếc giường ở phía đối diện với tôi thần trí không rõ ràng.
Tôi khẽ khàng bước lên phía trước, hỏi lớn: “Mấy ngài ấy và lá cờ đó đã đi đâu?”
“Hây hây hây, đi rồi… đi rồi…, ha ha ha”.
Tôi lắc đầu. Bầu không khí ở đây quả thật rất quái dị. Trong lòng tôi đã vang lên “tiếng trống thu binh”, xem ra tôi không thể moi được thông tin nào từ lão già này rồi.
Lúc quay trở lại cửa phòng, tôi nghe thấy tiếng cọt kẹt vang lên trên giường. Tôi ngoái đầu lại nhìn, hình như ông lão Tiền Lục đã ngồi dậy.
“Anh đi đi, ở chỗ đó, đi đi”, đôi tay lão huơ huơ trong bóng tối, cả thân mình lờ mờ chuyển động.
“Đi đâu cơ ạ?”
“Ra quân chưa thắng thân tan trước - Mãi để anh hùng tay áo ướt[1]”, ông lão Tiền Lục đột nhiên khóc nấc lên, giọng nghẹn ngào.
[1] Nguyên văn: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử - Trường thử anh hùng lệ mãn khâm”, cũng có thể dịch thành “Ra trận chưa thắng thân đã mất - Mãi để anh hùng lệ rơi đầy”.
“Anh đi đi, tới chỗ đó, đi đi”, cánh tay ông lão đung đưa một hồi rồi lão ngã vật xuống giường nín lặng.
Lúc ra khỏi tòa nhà ba tầng trung tâm, tôi mới thấy người ấm lên một chút.
“Ra quân chưa thắng thân tan trước - Mãi để anh hùng tay áo ướt”, câu thơ ấy là nỗi xót xa của ông lão Tiền Lục với bốn anh em nhà họ Tôn hay là do lão cảm khái bật ra khi nghe thấy câu hỏi của tôi?
Cứ cho là tôi đã gợi ý cho lão đi nữa thì câu thơ này vẫn vô cùng tối nghĩa. Hoặc cứ cho là ông lão Tiền Lục muốn gợi mở cho tôi thì trông bộ dạng của ông lão, lời gợi ý này rốt cuộc có liên quan gì đến câu trả lời cuối cùng? Không ai có thể giải thích tỏ tường được.
Trở về tòa soạn, tôi gọi điện cho anh chàng Triệu Duy ở Thư viện Thượng Hải, dặn anh ngày mai tôi tới thư viện tra tìm một ít tư liệu, tư liệu lần trước đơn giản quá, lần này tôi muốn tìm kiếm thêm nhiều tư liệu nữa, nhất là những tư liệu liên quan đến người xây dựng “khu ba tầng”.
Tôi nghĩ, bốn anh em nhà họ Tôn khoanh vùng phạm vi và xây bốn tòa nhà ba tầng ở bến Thượng Hải, quy mô hành động không hề nhỏ, chắc chắn họ phải có mối quan hệ bang giao với các cơ quan chính quyền. Lần đầu khi tra cứu tư liệu, tôi không ngờ “khu ba tầng” lại ẩn giấu nhiều bí mật sâu kín đến thế, nên ngay cả khi xem bức ảnh, tôi chỉ bàng hoàng đôi chút chứ trong lòng không hề nghĩ nó sẽ ngang tầm với những trải nghiệm của tôi trước đó. Lúc sau, khi bước vào phỏng vấn những người liên quan và điều tra sâu hơn, tôi mới ý thức được mình đang khám phá một bí mật to lớn đến nhường nào.
Nếu có thể tìm được tư liệu liên quan tới bốn anh em nhà họ Tôn thì tôi sẽ có thêm nhiều manh mối và nhiều cách tiếp cận để phân tích toàn bộ sự việc.
Hôm sau, khi tới Thư viện Thượng Hải, Triệu Duy dẫn tôi vào phòng làm việc của anh ta.
“Anh vào mạng nội bộ của chúng tôi tìm xem thế nào, nếu không tìm được thì để tôi nghĩ cách khác”.
“Sao lại ưu ái tôi thế?”, tôi tủm tỉm nhìn Triệu Duy mở mạng nội bộ, nhập mật mã và đăng nhập vào website nội bộ của Thư viện Thượng Hải.
Website nội bộ của Thư viện Thượng Hải là một dự án được bắt đầu thực hiện từ khá lâu, với mục đích đưa dữ liệu của hàng triệu cuốn sách mà thư viện lưu giữ vào trong máy tính và xây dựng một quy trình tìm kiếm để giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm. Dự án này bao quát cả một khối công việc đồ sộ, nên tuy người sử dụng đã có thể tìm thấy danh mục điện tử của những cuốn tiểu thuyết hay các tác phẩm đương đại, nhưng nếu muốn tìm kiếm nhiều hơn thì phải rà lần lượt và đối chiếu từng tí một. Bởi vậy, qua mấy năm thực hiện, tới tận bây giờ, dự án này vẫn chưa hoàn thành được non nửa. Ngay cả khi hoàn thiện dự án, trang mạng nội bộ của thư viện cũng không để mở hoàn toàn cho người sử dụng tra tìm dữ liệu, nói chi đến khi dự án chưa hoàn thành như bây giờ.
“Thực ra thì chúng tôi đã hoàn thành xong phần hệ thống từ lâu rồi, công việc bây giờ chỉ là nhập dữ liệu chi tiết vào thôi. Sách lịch sử, sách khoa học, địa chí các địa phương… được nhập trước nên bây giờ có thể tra cứu rồi”, Triệu Duy mở giao diện, đứng dậy nói với tôi.
Một ngày đầu tháng 9 năm 1937, Đại sư Viên Thông tỉnh lại sau khi nhập định, mồ hôi đầm đìa khắp người, cảm giác trống rỗng như vừa trải qua một cơn ác mộng. Mấy tiếng sau, khi Tôn Diệu Tổ tới thăm, ngài vẫn đang trong tình trạng ấy.
“Các thí chủ có thể tới đó”, Đại sư Viên Thông chia sẻ dự cảm của mình. Đã từ rất lâu rồi, ngài không có được dự cảm tương đối rõ ràng như thế, dù vậy, bóng tối vẫn bao trùm quanh dự cảm của ngài.
“Dạ vâng thưa đại sư”, Tôn Diệu Tổ gật đầu, “sau đó thì sao ạ?”
“Sẽ xảy ra một số chuyện”.
“Sao cơ ạ?” Nét mặt của vị huynh trưởng nhà họ Tôn lúc này vừa phấn khích, vừa chờ đợi, vừa căng thẳng.
Những giọt mồ hôi lạnh lại tràn trề trên trán Đại sư Viên Thông, ngài nhắm mắt lại và nói: “Không lành, dự cảm của bần tăng rất không lành”.
Tôn Diệu Tổ trầm ngâm hồi lâu rồi đứng dậy cáo từ.
Hôm sau, bốn anh em nhà họ Tôn không tới viếng thăm Đại sư Viên Thông như thường lệ. Và từ đó trở đi, họ không bao giờ tới nữa. Về sau, mỗi lần Đại sư Viên Thông ngồi xuống tham thiền nhập định, ngài lại thấy tâm ma bùng lên, không thể thiền định, càng không thể giao lưu với thế giới Âu Minh để cảm nhận trước sự việc.
Không thể nhập định là một sự đả kích vô cùng lớn đối với Đại sư Viên Thông. Ngài ngẫm lại chuyện ngày trước và nhận ra rằng, kể từ khi bị bốn anh em nhà họ Tôn lấy việc đại công đại đức làm lễ vật, ngài đã thấy mình sinh lòng tham được mất, mà tâm ma không thể tự phản tỉnh, để đến mức rơi vào cảnh ngộ này, bản thân không còn thích hợp nương nhờ cửa Phật, bởi thế, ngài lặng lẽ hoàn tục. Bao nhiêu năm qua, tuy là một người trần tục nhưng ngài vẫn ăn chay niệm Phật, làm việc thiện và thường xuyên chép kinh Phật, những mong có thể gột rửa sạch tâm hồn.
Tôi vừa lắng nghe vừa thầm thở than trong bụng. Tôi vẫn nghĩ, việc con người ta có thể cảm nhận trước một số chuyện xảy ra trong tương lai chưa hẳn đã có mối dây liên hệ với Phật tính, vì những người hoàn toàn không tin vào Phật nhưng vẫn có khả năng này thì tôi đã gặp, đã nghe nói đến nhiều. Hơn nữa, không ít người từng trải qua cảnh “tôi đã từng mơ thấy tình cảnh hiện giờ”. Tuy khoa học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể giải thích được khả năng tiên đoán sự việc tương lai này, nhưng như thế không có nghĩa chắc chắn nó có sự liên quan tất yếu với tôn giáo. Hẳn nhiên, Đại sư Viên Thông là một người kiệt xuất, vì chỉ những nhân tài kiệt xuất mới có được những thành tựu đáng kinh ngạc, song đôi khi họ lại đi sai đường vì chính sự kiệt xuất của mình.
Cuối cùng, tôi cũng không kìm nén được, trước khi cáo từ ra về, tôi hỏi ông lão Tô Miễn Tài sau một hồi đắn đo: “Thưa thầy, theo con nghĩ, có phải thầy đã trì niệm quá mức không, những người xuất gia tu trì Phật pháp được như thầy trong giới Phật học ngày nay ít lắm, mà chuyện năm xưa có quá nhiều điều không rõ ràng, đâu phải là vấn đề của mỗi bản thân thầy đâu ạ”.
Dường như cảm thấy những lời tôi nói là đúng, Tô lão tiên sinh Tô Miễn Tài khẽ gật đầu.
Xem ra, bốn anh em nhà họ Tôn dựa dẫm vào Đại sư Viên Thông nhiều hơn vào nhà sử học Chung Thư Đồng, tuy thế bậc cao tăng một lòng hướng Phật không màng tới thế sự bên ngoài năm xưa lại không giúp ích nhiều cho tôi như bác Chung Thư Đồng. Chuyện Tô lão tiên sinh Tô Miễn Tài kể với tôi chỉ càng làm cho kế hoạch của bốn anh em nhà họ Tôn ngày ấy thêm phần kì bí, khó hiểu.
Rõ ràng, mục đích của họ không hề nhỏ, nếu không họ đã chẳng bỏ qua lời cảnh báo của Đại sư Viên Thông như thế. Ngẫm kĩ thì cũng đúng thôi, họ đã chi biết bao nhân lực vật lực cho kế hoạch ấy, xây nhà, di dân đi nơi khác, làm sao họ có thể từ bỏ chỉ vì một câu nói của Đại sư Viên Thông được, cùng lắm là họ phải chuẩn bị nhiều hơn, cảnh giác nhiều hơn.
Theo cảm nhận của Đại sư Viên Thông thì hình như mảnh đất dưới chân tôi ẩn giấu điều gì đó cổ quái?
Nghĩ miên man như thế, tôi đã đặt chân xuống tầng một từ lúc nào.
Tôi đứng trước cửa cầu thang cân nhắc một lúc, tuy đôi mắt đã quen với luồng ánh sáng ảm đạm của tầng một nhưng vẫn còn nhiều chỗ chưa nhìn rõ. Tôi đi khắp một lượt rồi xác định mục tiêu ở chỗ tối nhất, nơi tôi đã từng nghĩ đó là cửa ra vào của nhà bếp tập thể.
Tôi đi tới phía trước, quả nhiên có một cầu thang nhỏ dẫn xuống dưới. Bên dưới là một khoảng không gian đen đặc dù lúc này đang là ban ngày, chứng tỏ ở đó không có bất kể một khung cửa sổ nào để đón ánh sáng. Tôi quan sát xung quanh, ấn mấy cái công tắc, không thấy có phản ứng nên đành dò dẫm trong bóng tối, cẩn thận từng li từng tí.
Tôi từ từ mò xuống theo từng bậc thang, tới chân cầu thang thì thấy một cánh cửa.
Tôi gõ cửa. Không có động tĩnh. Tôi phát hiện cánh cửa chỉ khép hờ.
Tôi đẩy cánh cửa, bên trong có lẽ là một gian phòng ngầm. Ở đây vẫn tối đen như hũ nút.
Tôi đi vào bên trong, chưa được mười bước, bàn chân tôi đá phải vật gì đó mà âm thanh của nó vang rất to giữa không gian im phăng phắc của gian phòng ngầm, tiếp theo đó là một giọng khàn khàn từ phía sau vọng lại:
“Ai đấy?”
Tôi giật mình đánh thót, không để ý xem bàn chân vừa đá phải vật gì, bèn quay người về phía vừa phát ra giọng nói, chỗ đó có lẽ là một chiếc giường và người vừa lên tiếng đang nằm trên giường.
“Dạ thưa, bác Tiền phải không ạ? Xin lỗi bác, cháu là Na Đa, phóng viên của báo ‘Ngôi sao buổi sớm’, cháu mạo muội làm phiền bác vì muốn hỏi bác một số chuyện liên quan tới tòa nhà này”.
Gian phòng lặng như tờ.
Tôi chờ một lúc rồi cất tiếng hỏi: “Tiền lão tiên sinh?”
“Tiền… Tiền Lục?”
Một tiếng cười trầm đục vang lên.
Tôi cảm thấy rờn rợn, liệu ông ấy có điên thật không nhỉ?
“Anh là ai?”, ông lão Tiền Lục đột ngột hỏi sau khi dứt điệu cười.
Xem chừng phải cho ông lão uống một liều thuốc mạnh. Tôi trấn tĩnh lại, nói: “Đại sư Viên Thông nhờ cháu tới hỏi bác, bốn anh em nhà Tôn Diệu Tổ ở đó có khỏe không ạ? Đại sư Viên Thông muốn tới thăm họ”.
“Tôn… Tôn…”, giọng nói đó bỗng trở nên gấp gáp.
“Còn cả Tôn Hoài Tổ, Tôn Huy Tổ, Tôn Niệm Tổ nữa, mấy ngài ấy ở đó có khỏe không ạ?”, tôi tiếp tục nói. Nếu đầu óc của ông lão Tiền Lục trở nên mơ hồ thì chí ít những cái tên này cũng sẽ khơi dậy trí nhớ của ông lão.
“Đại gia, nhị gia…”
Tôi đã có thể khẳng định, ông lão đang nằm trên chiếc giường ở phía đối diện với tôi thần trí không rõ ràng.
Tôi khẽ khàng bước lên phía trước, hỏi lớn: “Mấy ngài ấy và lá cờ đó đã đi đâu?”
“Hây hây hây, đi rồi… đi rồi…, ha ha ha”.
Tôi lắc đầu. Bầu không khí ở đây quả thật rất quái dị. Trong lòng tôi đã vang lên “tiếng trống thu binh”, xem ra tôi không thể moi được thông tin nào từ lão già này rồi.
Lúc quay trở lại cửa phòng, tôi nghe thấy tiếng cọt kẹt vang lên trên giường. Tôi ngoái đầu lại nhìn, hình như ông lão Tiền Lục đã ngồi dậy.
“Anh đi đi, ở chỗ đó, đi đi”, đôi tay lão huơ huơ trong bóng tối, cả thân mình lờ mờ chuyển động.
“Đi đâu cơ ạ?”
“Ra quân chưa thắng thân tan trước - Mãi để anh hùng tay áo ướt[1]”, ông lão Tiền Lục đột nhiên khóc nấc lên, giọng nghẹn ngào.
[1] Nguyên văn: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử - Trường thử anh hùng lệ mãn khâm”, cũng có thể dịch thành “Ra trận chưa thắng thân đã mất - Mãi để anh hùng lệ rơi đầy”.
“Anh đi đi, tới chỗ đó, đi đi”, cánh tay ông lão đung đưa một hồi rồi lão ngã vật xuống giường nín lặng.
Lúc ra khỏi tòa nhà ba tầng trung tâm, tôi mới thấy người ấm lên một chút.
“Ra quân chưa thắng thân tan trước - Mãi để anh hùng tay áo ướt”, câu thơ ấy là nỗi xót xa của ông lão Tiền Lục với bốn anh em nhà họ Tôn hay là do lão cảm khái bật ra khi nghe thấy câu hỏi của tôi?
Cứ cho là tôi đã gợi ý cho lão đi nữa thì câu thơ này vẫn vô cùng tối nghĩa. Hoặc cứ cho là ông lão Tiền Lục muốn gợi mở cho tôi thì trông bộ dạng của ông lão, lời gợi ý này rốt cuộc có liên quan gì đến câu trả lời cuối cùng? Không ai có thể giải thích tỏ tường được.
Trở về tòa soạn, tôi gọi điện cho anh chàng Triệu Duy ở Thư viện Thượng Hải, dặn anh ngày mai tôi tới thư viện tra tìm một ít tư liệu, tư liệu lần trước đơn giản quá, lần này tôi muốn tìm kiếm thêm nhiều tư liệu nữa, nhất là những tư liệu liên quan đến người xây dựng “khu ba tầng”.
Tôi nghĩ, bốn anh em nhà họ Tôn khoanh vùng phạm vi và xây bốn tòa nhà ba tầng ở bến Thượng Hải, quy mô hành động không hề nhỏ, chắc chắn họ phải có mối quan hệ bang giao với các cơ quan chính quyền. Lần đầu khi tra cứu tư liệu, tôi không ngờ “khu ba tầng” lại ẩn giấu nhiều bí mật sâu kín đến thế, nên ngay cả khi xem bức ảnh, tôi chỉ bàng hoàng đôi chút chứ trong lòng không hề nghĩ nó sẽ ngang tầm với những trải nghiệm của tôi trước đó. Lúc sau, khi bước vào phỏng vấn những người liên quan và điều tra sâu hơn, tôi mới ý thức được mình đang khám phá một bí mật to lớn đến nhường nào.
Nếu có thể tìm được tư liệu liên quan tới bốn anh em nhà họ Tôn thì tôi sẽ có thêm nhiều manh mối và nhiều cách tiếp cận để phân tích toàn bộ sự việc.
Hôm sau, khi tới Thư viện Thượng Hải, Triệu Duy dẫn tôi vào phòng làm việc của anh ta.
“Anh vào mạng nội bộ của chúng tôi tìm xem thế nào, nếu không tìm được thì để tôi nghĩ cách khác”.
“Sao lại ưu ái tôi thế?”, tôi tủm tỉm nhìn Triệu Duy mở mạng nội bộ, nhập mật mã và đăng nhập vào website nội bộ của Thư viện Thượng Hải.
Website nội bộ của Thư viện Thượng Hải là một dự án được bắt đầu thực hiện từ khá lâu, với mục đích đưa dữ liệu của hàng triệu cuốn sách mà thư viện lưu giữ vào trong máy tính và xây dựng một quy trình tìm kiếm để giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm. Dự án này bao quát cả một khối công việc đồ sộ, nên tuy người sử dụng đã có thể tìm thấy danh mục điện tử của những cuốn tiểu thuyết hay các tác phẩm đương đại, nhưng nếu muốn tìm kiếm nhiều hơn thì phải rà lần lượt và đối chiếu từng tí một. Bởi vậy, qua mấy năm thực hiện, tới tận bây giờ, dự án này vẫn chưa hoàn thành được non nửa. Ngay cả khi hoàn thiện dự án, trang mạng nội bộ của thư viện cũng không để mở hoàn toàn cho người sử dụng tra tìm dữ liệu, nói chi đến khi dự án chưa hoàn thành như bây giờ.
“Thực ra thì chúng tôi đã hoàn thành xong phần hệ thống từ lâu rồi, công việc bây giờ chỉ là nhập dữ liệu chi tiết vào thôi. Sách lịch sử, sách khoa học, địa chí các địa phương… được nhập trước nên bây giờ có thể tra cứu rồi”, Triệu Duy mở giao diện, đứng dậy nói với tôi.
Bình luận facebook