• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Không Gia Đình (1 Viewer)

  • Chương 16

Anh của Bob đi khỏi, con tàu im ắng một lúc rồi dần dần hoạt động lên. Nhiều tiếng chân vang lên trên cầu tàu, dây chão được thả xuống, ròng rọc nghiến lên kèn kẹt; tiếng dây xích cuộn vào rồi thả ra; người ta quay cái tời đứng; bánh lái rên lên và bỗng nhiên con tàu nghiêng hẳn sang bên trái rồi bắt đầu rập rình. Chúng tôi lên đường.

Lúc đầu con tàu rập rình chậm và nhẹ, chẳng bao lâu chao đảo nhanh và dữ dội; tàu như bị nhấn chìm xuống trước khi chao đảo và hàng tảng sóng biển đột ngột đánh vào sống mũi tàu và mạn phải tàu.

Mattia, giống như lần chúng tôi sang Anh, buồn nôn dữ dội.

Tôi cầm tay nó:

- Tội nghiệp Mattia quá đi mất!

- Không sao. Cậu đã được cứu thoát. - Nó nói. - Không ngờ thoát được như thế này.

Ngay lúc đó cánh cửa ca-bin mở ra:

- Nếu các em muốn lên cầu tàu, - anh của Bob nói, - thì cứ lên không nguy hiểm gì đâu.

- ở đâu đỡ ốm hơn ạ? - Mattia hỏi.

- Nằm yên trên cái ghế nằm đó.

- Cảm ơn anh, thế thì em nằm yên ở đây vậy.

- Thủy thủ sẽ mang cho bọn em chút gì ăn cho ấm bụng. - Thuyền trưởng nói.

Tôi muốn ở lại bên Mattia, nhưng nó đẩy tôi lên cầu tàu, cứ nhắc đi nhắc lại mãi:

- Không sao cả, cậu được cứu thoát rồi, tớ không sao hình dung được tớ lại thích được say sóng như thế này.

- Nếu gió cứ tiếp tục như vậy, - thuyền trưởng bảo tôi, - thì chiều tối nay ta sẽ đến Isigny sớm thôi; chiếc tàu buồm Thiên Thực này chạy thốt lắm.

Cả một ngày trên biển, có thể hơn một ngày nữa là khác!

Tuy nhiên thời gian cứ trôi, tôi lên cầu tàu chơi rồi lại xuống ca-bin, từ ca-bin lại lên cầu.tàu cho hết thì giờ. Vào một lúc nào đó, trong khi tôi nói chuyện với thuyền trưởng, anh đưa tay chỉ về phía đông-nam, tôi nhìn thấy một cái cột cao màu trắng in hình trên nền trời xanh nhạt.

- Barfleur đấy. - Anh bảo tôi.

Tôi lập tức chạy xuống báo tin vui này cho Mattia: thế là chúng tôi đã nhìn thấy nước Pháp; nhưng từ Barfleur đến Isigny còn xa, bởi vì còn phải đi dọc suốt bán đảo Cotentin mới vào tới Vire và Eure. Khi tàu Thiên Thực cặp bến thì đã quá muộn, thuyền trưởng mời chúng tôi ngủ lại trên tàu, sáng hôm sau chúng tôi mới chia tay nhau sau khi đã cảm ơn anh rất phải phép.

- Khi nào các em muốn trở lại Anh, - anh nói và bắt tay chúng tôi thật mạnh, - thì tàu Thiên Thực, thứ ba nào cũng từ đây đi, anh sẵn sàng chở các em.

Lên khỏi tàu buồm, việc đầu tiên chúng tôi bận tâm là đi tìm một túi lính cũ và mua hai áo sơ mi, hai đôi tất dài, một mẩu xà phòng, lược, kim chỉ, khuy áo và cuối cùng là một bản đồ nước Pháp, vì toàn bộ đồ đạc của chúng tôi để lại cả ở nhà Driscoll.

Giờ đây đã sang tới nước Pháp, chúng tôi đi đâu? Theo con đường nào?

Đó là câu hỏi khuấy động chúng tôi khi chúng tôi ra khỏi Isigny theo đường Bayeux.

- Tớ thì sang trái hay sang phải đều được, chẳng bên nào hơn bên nào, - Mattia nói, - tớ chỉ đòi hỏi một điều.

- Điều gì?

- Đi theo một dòng sông lớn hoặc sông nhỏ hoặc sông đào, bởi vì tớ có một ý như thế này.

Tôi bảo Mattia nói cho tôi nghe, nó nói tiếp:

- Hồi Arthur ốm, bà Milligan đưa nó đi chơi trên tàu, cậu gặp Arthur đang đi như thế trên tàu Thiên Nga chứ gì?

- Bây giờ nó không ốm nữa.

- Tức là nó khá hơn thôi; còn trước kia ngược lại, nó rất ốm và chỉ sống được nhờ sự chăm sóc của mẹ nó mà thôi. Cho nên tớ nghĩ là, để cho nó khỏi hẳn, bà Milligan vẫn còn đưa nó đi chơi trên tàu, trên các sông lớn, sông nhỏ, sông đào nào chở được tàu Thiên Nga; cho nên, nếu ta cứ đi theo những dòng sông lớn, những con sông nhỏ thì ta sẽ có cơ may gặp lại được tàu Thiên Nga..- Ai bảo là tàu Thiên Nga ở Pháp?

- Chẳng ai bảo cả. Tuy nhiên, vì tàu này không đi trên biển được, ta phải tin là nó còn ở Pháp. Tớ thì tớ muốn chúng ta gặp lại bà Milligan, ta không được lơ là chuyện đó.

- Nhưng còn Lise, Alexis, Benjamin, chị étiennette!

- Trên đường đi tìm bà Milligan ta sẽ gặp họ: như vậy ta phải làm sao tới được dòng chảy của một con sông hoặc một con sông đào. Ta hãy tìm trên bản đồ xem sông nào gần đây nhất.

Bản đồ được trải ra trên mặt cỏ ở đường đi, chúng tôi tìm con sông gần nhất: đó là sông Seine.

- Ta tới sông Seine. - Mattia nói.

- Sông Seine chảy qua Paris.

- Thì đã làm sao?

- ảnh hưởng lắm chứ; tớ nghe cụ Vitalis nói khi người ta muốn tìm ai, cứ đến Paris mà tìm.

Nếu cảnh sát Anh tìm tớ vì vụ ăn cắp ở nhà thờ Saint-Georges thì sao, tớ không muốn họ tìm thấy tớ vì nếu vậy việc chúng ta đi khỏi Anh chẳng hóa ra vô ích.

- Cảnh sát Anh theo tìm cậu tận bên Pháp?

- Tớ không biết, nhưng nếu thế thật thì ta không nên đi Paris.

- Ta có thể theo sông Seine đến ngoại ô Paris thôi, ta không vào Paris mà đến chỗ xa hơn vả lại cứ đi theo nó là được chứ gì. Tớ, tớ cũng chẳng muốn gặp lại Garifoli.

- Có lẽ.

- Thế thì ta cứ làm như vậy, ta sẽ hỏi thăm các thủy thủ đường sông, những người kéo thuyền, và vì tàu Thiên Nga không giống với những con tàu khác, nếu nó chạy qua sông Seine thì người ta phải nhìn thấy chứ; ta mà không tìm thấy nó ở đó thì lại tìm trên sông Loire, sông Garonne, trên tất cả các con sông của nước Pháp, cuối cùng thế nào cũng tìm thấy.

Tôi không có gì phản đối ý kiến này; thế là chúng tôi quyết định tiếp cận dòng chảy của sông Seine rồi cứ đi dọc theo sông, ngược dòng lên phía thượng nguồn.

Sau khi nghĩ đến bản thân mình, đã đến lúc chúng tôi lo đến Capi, nhuộm vàng như thế nó đâu còn là Capi nữa. Chúng tôi mua xà phòng mềm, tới con sông nhỏ đầu tiên đem nó ra chà xát thật mạnh. Nhưng thuốc nhuộm của Bob thuộc loại hảo hạng, phải tắm rất nhiều lần, chà xà phòng thật kỹ trong nhiều tuần nhiều tháng Capi mới trở lại màu bẩm sinh của nó được..May thay, Normandie là xứ sở của nước cho nên ngày nào chúng tôi cũng có thể tắm cho nó.

Qua Bayeux, Caen, Pont-l’évêque và Pont-Aude-mer, chúng tôi tiếp cận sông Seine ở Bouille.

Khi mà, từ trên những ngọn đồi cao phủ rừng và ở chỗ rẽ của một con đường râm mát, Mattia đột nhiên nhìn thấy sông Seine vạch một đường cong lớn ở giữa nơi chúng tôi đang đứng rồi sau đó thong thả đưa dòng nước êm đềm và mạnh mẽ của mình đi đây đi đó, dòng nước trên phủ đầy tàu buồm trắng và những con tàu chạy bằng hơi nước khói bay lên đến tận chỗ chúng tôi, nó tuyên bố lại có cảm tình với nước trở lại và hiểu được vì sao người ta sung sướng được thả mình theo dòng sông êm đềm này giữa những đồng cỏ tươi xanh, những cánh đồng được trồng trọt màu mỡ và những khu rừng tối thẫm.

- Chắc chắn bà Milligan đưa Arthur đi chơi trên sông Seine rồi. - Mattia bảo tôi.

- Ta sẽ biết ngay thôi khi hỏi chuyện những người trong làng ở dưới kia.

Lúc đó tôi chưa biết hỏi chuyện những người Normandie khó thế nào.

- Các cậu hỏi một con tàu từ Havre hay từ Rouen tới? Nó là tàu hay là thuyền nhỏ? Hay đò con, hay sà lan, hay xuồng?

Khi đã trả lời kỹ tất cả những câu hỏi họ đặt ra cho chúng tôi, chúng tôi mới hơi chắc chắn tàu Thiên Nga chưa bao giờ tới La Bouille hoặc nếu có đi qua, thì là đi qua vào ban đêm nên không ai nhìn thấy.

Từ La Bouille chúng tôi đi Rouen, ở đây sự tìm kiếm của chúng tôi không đem lại kết quả nào khả quan hơn; ở Elbeuf người ta cũng không thể nói gì với chúng tôi về tàu Thiên Nga; đến Poses, nơi có nhiều cống, nhiều tàu bè đi qua, cũng thế.

Nhưng chúng tôi không nản, vẫn tiến tới, liên tục hỏi thăm: chẳng đem lại hy vọng gì lớn lao, bởi vì tàu Thiên Nga không thể bắt đầu khởi hành từ một điểm giữa chừng được. Bà Milligan và Arthur phải lên tàu ở Quillebeuf hoặc Caudebec, thế thì mới có thể hiểu được, hoặc tốt hơn là ở Rouen; nhưng vì không tìm thấy dấu vết cuộc hành trình của họ, chúng tôi đành phải đi Paris, hoặc xa hơn Paris.

Vì chúng tôi không phải chỉ có đi, mà còn phải kiếm sống hàng ngày, nên mất năm tuần chúng tôi mới từ Isigny đến được Charenton.

Đến đây một câu hỏi được đặt ra: chúng tôi cứ đi theo sông Seine, hay đi theo sông Marne?

Tôi luôn tự hỏi khi nghiên cứu bản đồ..May mắn thay đến Charenton chúng tôi không phải ngân ngừ gì nữa vì hỏi một cái người ta trả lời ngay là lần đầu tiên họ nhìn thấy một cái tàu giống tàu Thiên Nga; đó là một cái tàu chỉ để đi du ngoạn có một cái hiên.

Mattia sung sướng quá nhảy một điệu ngay trên kè sông rồi cầm cây vĩ cầm điên cuồng chơi một hành khúc chiến thắng.

Trong lúc đó tôi tiếp tục hỏi một thủy thủ đường sông nhiệt tình trả lời tôi; không còn nghi ngờ gì nữa đúng là tàu Thiên Nga rồi; nó đi qua Charenton cách đây hai tháng ngược dòng sông Seine.

Như vậy nó đi trước chúng tôi quá lâu.

Nhưng cần gì! Cuối cùng theo kịp nó là được.

Thời gian không còn là vấn đề gì nữa; điều chủ yếu, tuyệt vời nhất, kỳ lạ nhất, là tìm thấy tàu Thiên Nga.

- Ai có lý nào? - Mattia kêu lên.

Chúng tôi không cần dừng lại hỏi thăm tin tức nữa, tàu Thiên Nga ở đằng trước chúng tôi; chỉ việc đi theo sông Seine.

Nhưng ở Moret, con sông Loing đổ vào sông Seine thành ra đến đấy lại phải hỏi những câu hỏi của chúng tôi; người ta nói tàu Thiên Nga tiếp tục ngược dòng sông Seine.

Tới Montereau, lại phải hỏi nữa. Lần này tàu Thiên Nga bỏ sông Seine đi vào sông Yonne; tàu rời Montereau đã hai tháng, trên tàu có một bà quý phái trẻ tuổi người Anh và một cậu con trai luôn nằm duỗi thẳng trên giường.

Trong khi đi theo tàu Thiên Nga như vậy chúng tôi tới gần Lise, tim tôi đập mạnh khi tự hỏi trong khi nghiên cứu bản đồ: sau Joigny, bà Milligan chọn sông đào Bourgogne hay sông đào Nivernais?

Chúng tôi tới chỗ hợp lưu của hai con sông Yonne và Armencon; tàu Thiên Nga tiếp tục đi ngược dòng sông Yonne: chúng tôi sẽ đi qua Dreuzy và gặp Lise. Em sẽ nói cho chúng tôi biết về bà Milligan và Arthur.

Suốt từ khi chạy theo tàu Thiên Nga chúng tôi chẳng mất thì giờ mấy cho biểu diễn nữa, Capi không sao hiểu được tại sao chúng tôi lại vội vã như thế.

- Nhanh lên, - Mattia nói, - đuổi cho kịp tàu Thiên Nga.

Đến tối không bao giờ chúng tôi phàn nàn vì mệt mỏi dù đoạn đường đi có xa đến đâu.chăng nữa; ngược lại chúng tôi thỏa thuận mai lại ra đi từ sáng sớm.

- Đánh thức tớ nhé. - Mattia bảo, xưa nay nó vốn thích ngủ. Và mỗi khi tôi đánh thức nó bao giờ nó cũng vùng dậy rất nhanh.

Thỉnh thoảng nó tỏ ra rất tham ăn.

- Tớ chỉ mong bà Milligan vẫn còn cô bếp làm bánh kem mứt rất ngon cho cậu ấy, - nó nói, - chắc là ngon lắm, bánh kem mứt mơ ấy.

- Cậu chưa ăn bao giờ à?

- Tớ đã ăn bánh kẹp mứt táo nhưng chưa ăn bánh kem mứt mơ, mới nhìn thấy thôi. Những thứ nho nhỏ trăng trắng gắn vào mứt là cái gì ấy nhỉ?

- Hạnh nhân đấy.

- ôi!

Và Mattia há miệng như thể đang nuốt cả một cái bánh kem mứt mơ.

Vì sông Yonne có rất nhiều đoạn quanh co giữa Joigny và Auxerre mà chúng tôi thì đi theo đường cái, cho nên chúng tôi được lợi một số thời gian so với tàu Thiên Nga, nhưng từ Auxerre trở đi thì hết khả năng này bởi vì tàu Thiên Nga, theo sông đào Nivernais, chạy rất nhanh trên làn nước yên tĩnh.

Cứ đến mỗi cái cống chúng tôi lại thu nhập thêm tin tức, vì trên sông đào ít tàu bè qua lại ai cũng để ý đến con tàu trông rất ít giống các con tàu khác này.

Không những người ta nói về tàu Thiên Nga với chúng tôi mà con nói tới bà Milligan "một phu nhân người Anh rất tốt" và về Arthur "một cậu bé hầu như lúc nào cũng nằm trên cái giường đặt trên cầu tàu, dưới một cái hiên phủ đầy cây lá và đầy hoa, nhưng thỉnh thoảng cậu ta cũng đứng dậy." Vậy là Arthur có khá hơn.

Chúng tôi tới gần Dreuzy; còn hai ngày, rồi một ngày, rồi vài giờ.

Cuối cùng chúng tôi nhận ra khu rừng mùa thu năm ngoái đã đi chơi với Lise, cả cái cống, cả căn nhà nhỏ của bà Catherine.

Tuy chẳng ai nói với ai câu nào nhưng cả hai chúng tôi, tôi và Mattia cùng đồng lòng rảo bước, chúng tôi không đi nữa mà chạy, Capi chạy lên trước để báo cho Lise là chúng tôi đã đến; em sẽ ra đón chúng tôi.

Tuy nhiên chúng tôi không trông thấy Lise ra khỏi nhà, chính Capi chạy ra như bị người ta đuổi..Theo bản năng cả hai chúng tôi dừng ngay lại và tự hỏi thế là nghĩa thế nào, có chuyện gì đã xảy ra? Sau đó chúng tôi tiếp tục đi không ai thốt lên được lời nào.

Capi trở lại chỗ chúng tôi, tiu nghỉu tiến sau chúng tôi. Một người đàn ông đang vặn cái van ở cửa cống, không phải chú của Lise. Chúng tôi đi tới tận nhà; một người đàn bà mà chúng tôi không quen đang đi đi lại lại trong bếp.

- Thưa, chúng tôi hỏi bà Suriot ạ. - Chúng tôi hỏi bà.

Bà ta nhìn chúng tôi một chặp trước khi trả lời, tựa như chúng tôi đã đưa ra một câu hỏi ngớ ngẩn.

- Bà ấy không ở đây nữa. - Cuối cùng bà ta đáp.

- Thế bà ấy ở đâu ạ?

- ở Ai Cập Tôi và Mattia nhìn nhau, sững sờ. ở Ai Cập.

Thực ra chúng tôi cũng không biết nước này ở chỗ nào nhưng mơ hồ nghĩ rằng nó ở rất xa, bên kia biển cả.

- Bà có biết em Lise không ạ?

- Biết chứ! Nó đi theo tàu một bà người Anh rồi.

Lise trên tàu Thiên Nga! Chúng tôi nằm mơ chăng?

Người đàn bà trả lời chúng tôi là chúng tôi đang ở trong thực tế hiển nhiên.

- Cậu là Rémi chăng? - Bà hỏi tôi.

- Vâng.

- Khi ông Suriot chết đuối... - Bà bảo chúng tôi.

- Chết đuối!

- Chết đuối trong cửa cống ấy! à, các cậu không biết đấy thôi, sinh ư nghệ tử ư nghệ mà!

Lúc ông Suriot chết đuối, Catherine lúng túng lắm. Nhưng biết làm thế nào? Tiền thiếu thì làm sao tạo ra một sớm một chiều được. Một bà trước đây Catherine ở làm vú em, cho Catherine một chỗ dạy các con bà ở Ai Cập. Catherine không biết làm thế nào vì vướng Lise. Thế là một buổi chiều kia có một phu nhân người Anh đưa đứa con trai ốm đi chơi trên thuyền dừng lại nơi cửa cống. Họ nói chuyện với nhau, bà phu nhân đang tìm một đứa trẻ để chơi với con bà, bèn nhận nuôi Lise hứa trông nom em và chữa cho em khỏi bệnh. Bà phu nhân tốt quá.

Catherine đồng ý. Lise lên tàu, Catherine đi Ai Cập. Chồng tôi thay thế ông Suriot. Trước khi.đi, Lise yêu cầu dì mình giải thích cho tôi để tôi nói lại với cậu khi cậu đến thăm nó. Sự tình là như thế.

Tôi ngớ cả người không tìm được lời nào mà nói, nhưng Mattia vẫn tỉnh táo.

- Vậy thế sau đó bà người Anh đi đâu ạ? -Nó hỏi.

- Đi miền Nam nước Pháp hoặc Thụy Sĩ; bà người Anh nói sẽ viết thư, cho tôi địa chỉ nhưng chưa thấy.

Trong khi tôi vẫn còn sững sờ thì Mattia làm một điều mà tôi không nghĩ tới, nó nói ngay:

- Cảm ơn bà.

Chúng tôi lại đi theo tàu Thiên Nga không chậm trễ. Chúng tôi chỉ dừng lại để ngủ và để kiếm vài đồng xu.

Tới Decize, nơi sông đào Nivernai đổ vào sông Loire, chúng tôi hỏi thăm tin tức tàu Thiên Nga thì được biết nó đi theo con sông đào ở bên, chúng tôi cứ theo con sông đào đó đi Digoin, rồi sau đó theo con sông đào ở chính giữa mà tới Chalon.

Bản đồ của tôi chỉ ra rằng, nếu từ Charolles chúng tôi đi thẳng đến Mâcon thì sẽ khỏi phải đi vòng trong nhiều ngày, nhưng quyết định đó quá liều lĩnh cả tôi và Mattia đều không muốn theo, ngộ nhỡ tàu Thiên Nga dừng ở dọc đường thì chúng tôi đâm ra vượt qua nó, rồi lại phải quay trở lại.

Thế là chúng tôi xuống sông Saône từ đoạn Chalon đi Lyon.

Giữa những chiếc tàu qua lại trên sông Rhône và sông Saône, có lẽ tàu Thiên Nga đã đi qua mà không ai thấy. Chúng tôi hỏi các thủy thủ, những người chở thuyền và tất cả những ai sống trên kè sông, cuối cùng chúng tôi tin chắc bà Milligan đã tới Thụy Sĩ, do đó chúng tôi theo sông Rhône mà đi.

Tới Seyssel chúng tôi đi xuống bờ sông; thật ngạc nhiên biết bao khi từ xa tôi đã nhận ra tàu Thiên Nga.

Chúng tôi bắt đầu chạy, đúng tàu Thiên Nga rồi, tuy nhiên trông nó như một chiếc tàu không có người; nó được thả neo một cách chắc chắn đằng sau một cái cừ bảo vệ nó. Trên tàu các cửa đóng kín cả.

Chuyện gì xảy ra vậy? Có gì xảy đến với Arthur không? Với Lise không?.Chúng tôi dừng chân, tim nghẹt lại vì lo lắng.

Có một người đứng gần đó, chúng tôi hỏi ông ta. Đó chính là người trông coi tàu Thiên Nga.

- Bà người Anh ở trên tàu với một cậu con trai ốm và một cô bé câm đang ở Thụy Sĩ. Bà bỏ con tàu lại vì tàu không ngược sông Rhône lên xa hơn được. Bà phu nhân đi xe ngựa với hai đứa trẻ con và một bà giúp việc; các đầy tớ khác đi sau cùng với hành lý; mùa thu bà mới trở lại lấy tàu Thiên Nga, sẽ theo sông Rhône xuống tận dưới biển và qua mùa đông ở miền Nam nước Pháp.

Chúng tôi lại thở được. Tốt đẹp cả thôi.

- Vậy thế bây giờ bà phu nhân ở đâu ạ?

- Bà thuê một ngôi nhà nghỉ bên bờ hồ Genève, mạn Vevey ấy, nhưng tôi không biết rõ ở chỗ nào.

Lên đường đi Vevey ngay!

Bốn ngày sau khi rời Seyssel chúng tôi bắt đầu tìm quanh khu Vevey giữa biết bao biệt thự trải dài duyên dáng suốt từ cái hồ nước xanh trong tới những sườn núi phủ xanh lá cây rừng để xem bà Milligan, Arthur và Lise ở trong cái biệt thự nào. Thế là cuối cùng chúng tôi đã đến nơi, vừa vặn còn có ba xu trong túi và giày đã vẹt hẳn gót.

Tốt nhất là đích thân chúng tôi phải tìm và đi thăm tất cả những ngôi nhà mà người ngoại quốc có thể cư trú; thực tế điều này không lấy gì làm khó, chúng tôi chỉ việc biểu diễn các tiết mục của chúng tôi trong tất cả các phố.

Chỉ một ngày chúng tôi đã đi khắp Vevey và thu được khá nhiều tiền.

Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục tìm kiếm ở vùng ngoại vi Vevey, chúng tôi chơi đàn trước cửa sổ những ngôi nhà mặt ngoài đẹp một chút; nhưng đến tối chúng tôi lại ra về như hôm trước; ấy thế mà chúng tôi đã đi suốt từ hồ lên tận trên núi lại từ trên núi xuống hồ, nhìn quanh nhìn quất, chốc chốc lại hỏi thăm những người mà chúng tôi cho là sẵn sàng nghe và sẵn sàng trả lời.

Ngày hôm đó người ta cho chúng tôi hai tin vui hụt khi trả lời là tuy không biết tên nhưng họ biết rõ bà phu nhân mà chúng tôi nói tới.

Một lần họ chỉ cho chúng tôi tới một nhà nghỉ giữa lưng chừng núi, lần kia họ khẳng định bà ta ở bên bờ hồ. Đúng là hai bà người Anh thật, nhưng không phải bà Milligan..Một buổi chiều, chúng tôi biểu diễn hòa nhạc giữa phố, trước mặt chỉ có một cái cổng sắt mà chúng tôi chủ ý hát vọng vào đó, sau lưng chúng tôi là một bức tường, chúng tôi không quan tâm.

Tôi hát đến đinh tai nhức óc đoạn đầu bài ca của tôi về Na-pô-li và đang chuẩn bị hát tiếp sang đoạn sau thì bỗng nhiên chúng tôi nghe thấy ở đằng sau, bên kia bức tường, một tiếng kêu; rồi có ai đó hát lên đoạn hai của bài hát bằng một giọng yếu ớt và nghe rất lạ tai:

Giọng ai thế nhỉ?

- Arthur chăng? - Mattia hỏi.

Không, không phải Arthur.

Không thể chịu đựng nổi nữa, tôi kêu lên:

- Ai hát đó nhỉ?

Và giọng kia trả lời:

- Rémi!

Tên tôi thay cho câu trả lời! Tôi và Mattia nhìn nhau sững sờ. Chúng tôi cứ đứng ngây ra như vậy trước mặt nhau. Tôi bỗng thấy đằng sau Mattia, ở đầu bức tường, phía trên một hàng giậu thấp có chiếc mùi-xoa trắng vẫy vẫy trong gió; chúng tôi chạy lại phía đó.

Chỉ mãi tới khi chạy tới hàng giậu chúng tôi mới biết cánh tay vẫy cái khăn đó là tay ai:

- Lise!

Cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy em, cùng với em sẽ là bà Milligan và Arthur.

Nhưng ai đã hát mới được chứ? Đó là câu hỏi mà cả hai chúng tôi, Mattia và tôi cùng đồng thời hỏi em, ngay khi chúng tôi đã tìm ra lời để nói.

- Em chứ ai. - Lise nói.

Lise hát! Lise nói!

Đành rằng trước đây đã bao lần tôi nghe nói một ngày kia Lise sẽ trở lại nói được rất có thể là nhờ một xúc động thật mạnh; tôi vẫn không sao tin được điều đó xảy ra.

ấy thế mà điều đó lại thực hiện được đấy; em đã nói được; phép thần đã hoàn thành; và chính là nhờ nghe tôi hát, thấy lại tôi trở về với em trong khi tưởng đã mất tôi vĩnh viễn em đã có cái xúc động thật mạnh đó!

Chỉ với ý nghĩ đó bản thân tôi cũng xúc động dữ dội đến nỗi tôi phải nắm vào một cành cây bên hàng giậu.

Nhưng không thể buông xuôi theo những cảm xúc đó mãi:.- Bà Milligan đâu, - tôi hỏi, - Arthur đâu?

Lise mấp máy môi để nói nhưng chỉ bật ra được những tiếng bập bẹ không đâu vào đâu.

Thế là em lại dùng tay để diễn đạt ý mình cho nhanh.

Mắt tôi theo dõi ngôn ngữ đó của em đồng thời tôi trông thấy ở xa xa tận cuối vườn một người đầy tớ đang đẩy một cái xe dài. Trên xe có Arthur nằm duỗi thẳng, phía sau là mẹ nó và... tôi cúi hẳn người xuống để xem cho rõ... và ông James Milligan; ngay lập tức tôi ngồi sụp xuống sau hàng giậu và vội vàng bảo Mattia cũng làm như thế. Không nghĩ ra James Milligan không biết mặt Mattia.

Giây phút hoảng hốt đã qua, tôi hiểu rằng Lise sẽ sững sờ khi thấy chúng tôi biến mất. Tôi hơi nhỏm người lên một chút khe khẽ bảo em:

- Không thể để James Milligan trông thấy anh được, hắn sẽ làm anh phải trở lại bên Anh mất.

Em giơ hai cánh tay lên sợ hãi.

- Em cứ đứng yên, - tôi tiếp tục nói, - đừng nói gì về bọn anh cả; chín giờ sáng mai, bọn anh sẽ trở lại chỗ này; cố gắng chỉ có một mình thôi nhé, bây giờ em đi đi.

Đồng thời chúng tôi ẩn mình sau bức tường.

- Cậu ạ, - Mattia bảo tôi, - tớ phải đi gặp bà Milligan ngay để nói với bà... tất cả những gì chúng mình biết. James Milligan đã thấy mặt tớ bao giờ đâu, hắn không thể liên hệ tới cậu và gia đình Driscoll được. Bà Milligan sẽ quyết định chúng ta phải làm gì.

Tôi chờ rất lâu mới thấy Mattia trở lại có bà James Milligan đi cùng. Tôi chạy tới, bà đưa tay ra, tôi cầm lấy tay bà mà hôn; nhưng bà ôm lấy tôi, và cúi xuống dịu dàng hôn tôi trên trán.

- Con ạ, - bà nói mắt không rời tôi, - bạn con đưa đến cho ta những tin rất quan trọng; con hãy kể cho ta nghe con tới gia đình Driscoll như thế nào và chuyến tới thăm của James Mil-ligan ra sao.

Tôi thuật lại những điều được hỏi.

- Tất cả những điều này đối với con có ý nghĩa cực kỳ trọng đại. Kể từ ngày hôm nay con và bạn con phải từ bỏ ngay cuộc đời khổ cực này. Trong hai giờ nữa các con hãy đến Territet, khách sạn núi Alpes, ta sẽ gửi người tin cậy đến giữ chỗ trước; chúng ta sẽ gặp nhau ở đó vì ta buộc phải xa các con bây giờ..Bà lại ôm hôn tôi và đưa tay cho Mattia bắt, rồi nhanh chóng rời chân.

Ngày hôm sau bà Milligan tới thăm chúng tôi; đi theo bà là một người thợ may và một bà chuyên trách đồ vải họ đo người chúng tôi để may quần áo, may áo sơ mi.

Suốt bốn ngày liền ngày nào bà cũng đến.

Ngày thứ năm thì bà phục vụ mà tôi đã gặp trên tàu Thiên Nga tới chỗ chúng tôi mà không phải là bà Milligan. Bà phục vụ nói là bà Milligan chờ chúng tôi ở chỗ bà và bà ta đưa chúng tôi đi.

Arthur chìa tay cho tôi; tôi chạy tới chỗ nó, tôi ôm hôn Lise, nhưng bà Milligan ôm hôn tôi.

- Cuối cùng, - bà nói, - đã đến lúc con có thể trở về đúng chỗ của con được rồi.

Tôi trông thấy má Barberin đi vào tay ôm một nắm quần áo trẻ con.

Trong khi tôi ôm hôn má, bà Milligan ra lệnh gì đó cho một người đày tớ, tôi chỉ nghe thấy tên James Milligan, tên này làm mặt tôi xanh đi vì sợ.

- Không việc gì phải sợ cả con ạ. - Bà Mil-ligan dịu dàng bảo tôi. - ngược lại, con lại gần ta đây.

Ngay lúc đó cửa phòng khách mở ra trước mặt James Milligan, hắn nhìn thấy tôi.

Bà Milligan không để hắn có thì giờ nói.

- Tôi mời chú đến để giới thiệu với chú con trai cả của tôi mà tôi hạnh phúc đã tìm thấy cháu, chính chú cũng biết cháu phải không, ở nhà cái tên đã ăn cắp cháu ấy, chú đến để hỏi thăm hắn về tình hình sức khỏe của cháu, có phải không nào?

- Thế nghĩa là thế nào?... - James Milligan nói, mặt biến sắc.

- ... Tên ấy, ngày hôm nay đang ngồi tù về tội ăn cắp trong một nhà thờ, đã thú nhận tất cả..
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Xuyên không làm thiếu gia vô dụng
(Full) Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác
  • Lâm Tiếu không phải cô nương
Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác
  • Lâm Tiếu không phải cô nương

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom