Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 133
Chuyển ngữ: Tặc Gia
Mặc dù mới là đầu mùa đông, khí hậu ở Tín Đô cũng không lạnh như thành Ngư Dương.
Nhưng vì để chăm sóc Tiểu Kiều, Xạ Dương cư ở Tín cung vẫn đốt địa long ngay dưới đất. Cả phòng ấm áp như xuân.
Nhiệt độ của Ngụy Thiệu cũng tăng nhanh nhảy vọt.
Từ khi Tiểu Kiều được chẩn mạch là có thai tới giờ, trong hai ba tháng đó, Ngụy Thiệu vẫn luôn ngủ cùng nàng.
Xuân Nương sợ Nam quân không hiểu chuyện nên mới lặng lẽ dặn Tiểu Kiều, nhất định không được sinh hoạt vợ chồng.
Sau đó Chung bà bà tới đây, bà cũng lo phu thê trẻ tuổi hằng đêm ngủ cùng giường chỉ sợ sẽ khó kìm lòng nổi, ngay trước mặt Ngụy Thiệu, bà tìm cơ hội uyển chuyển biểu đạt ý tứ trên.
Thật ra cũng không cần Chung bà bà nhắc nhở, Ngụy Thiệu cũng đã cẩn thận hết sức rồi.
Từ sau khi Tiểu Kiều có thai, bởi vì cả ngày nàng luôn thấy mệt mỏi, trong mắt hắn Tiểu Kiều chẳng khác nào cái bình lưu ly chỉ sợ đụng vào là bể ngay, đừng nói tới chuyện muốn thân thiết cùng nàng. Buổi tối nằm ngủ hắn cũng đàng hoàng hơn, chỉ lo mình gác chân sang sẽ đè lên bụng nàng.
Nhưng mà nín nhịn lâu như vậy, không nhìn thấy thì thôi, cả ngày quay về phía một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành như vậy, lại là người của mình, chỉ có thể nhịn mà không được động, đó cũng là một kiểu giày vò.
Nghĩ đến chuyện sáng mai phải đi rồi, bỗng nhiên hắn lại không nhịn được.
Bế bổng Tiểu Kiều lên không trung, ôm tới bên giường.
Hắn nằm nhoài trước ngực nàng, tàn nhẫn ôm hôn. Hai tay cũng không hề nhàn rỗi, kéo vạt áo nàng ra.
Chiếc áo của Tiểu Kiều nửa hở, đôi vai xinh xắn trắng ngần, hai quả đào trắng nõn cao vút được che bên dưới áo, đẹp không sao tả tiết, lấp lánh chói cả mắt.
Ngụy Thiệu nhìn chằm chằm vào bữa ăn mỹ miều hoạt sắc sinh hương như sơn hào hải vị, hắn từ từ xoa nắn bọn nó, bàn tay dần tăng lực, sau đó lại vùi đầu ép cả khuôn mặt xuống.
Một chốc lát sau, sau lưng hắn đã rịn một lớp mồ hôi nóng.
Hốt hoảng rời khỏi người nàng, ngửa mặt ngã nhào trên mặt gối, Ngụy Thiệu thở dốc hồng hộc, như thể sắp hít thở không thông, hắn lẩm bẩm: "Phòng này nóng quá... Ta thấy hơi nực...không thoải mái... ta đi tắm đã..."
Hắn dém chăn lại bao bọc quanh Tiểu Kiều rồi xoay người xuống giường vọt vào phòng tắm.
Trong phòng vang lên tiếng nước chảy ào ào.
Ngụy Thiệu đợi trong đó một lúc lâu mới kìm nén được lửa nóng hừng hực ở trong người, hắn thở dài một hơi rồi khoác bừa quần áo đi ra ngoài.
Nhìn thấy Tiểu Kiều vẫn úp mặt ở trong chăn như thế, chỉ lộ ra một khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi gò má phấn hồng ửng đỏ. Nàng nhắm mắt lại như đã ngủ thiếp đi.
Hắn nín thở bò lên giường lần nữa, ôm lấy nàng vào lòng rồi ngây ngẩn cả người.
Áo ngủ bằng gấm phủ lên cơ thể mềm mại mịn màng không che được bao nhiên, nàng nép vào ngực hắn, không nhúc nhích.
"Man Man..."
Nhịp tim của hắn tăng nhanh, lửa nóng vừa cố gắng đè nén lại bùng cháy dữ dội.
Nhìn đôi hàng mi hơi run rẩy của nàng, hắn càng thêm khó thở.
Bỗng nhiên phía dưới bị một bàn tay nhỏ nhắn mềm nhũn vươn tới, nhẹ nhàng xoa xoa lên lớp cơ bụng chắc nịch và trơn nhẵn của mình.
"Man Man..."
Ngụy Thiệu muốn động lại không dám lộn xộn, giọng nói như run rẩy.
Bàn tay nhỏ của Tiểu Kiều tiếp tục âu yếm hắn, dần dần đi xuống.
Bờ môi thơm mềm mại dán lên khuôn ngực trần của hắn, đầu lưỡi thơm tho vừa liếm hôn, từ từ dao động, nàng ngậm lấy một bên đầu ngực, hàm răng nhẹ nhàng cắn một cái.
Lỗ chân lông khắp người Ngụy Thiệu đều thư giãn, tóc gáy dựng đứng, không nhịn được ngâm nga.
"Không cho chàng phát ra tiếng đâu, đừng để mọi người nghe được... còn nữa, chàng phải nhắm mắt lại, không được nhìn lén... Nếu chàng dám nhìn lén thiếp mặc kệ chàng đấy..."
Giọng nói thẹn thùng của Tiểu Kiều vang lên bên tai hắn.
Ngụy Thiệu vội vàng nhắm mắt lại, khuôn mặt như xoắn chặt. Hắn đành nhẫn nhịn không dám kêu thành tiếng. Rốt cuộc cũng không sao nhịn được, yết hầu vang lên từng tiếng lụ khụ ầm ừ như hài lòng.
Giống một con mèo được nữ chủ nhân xoa đầu âu yếm khi đang phơi nắng giữa mùa đông.
...
Canh năm, trong ngoài Tín cung đèn đuốc sáng choang.
Đám người Lý Điển, Ngụy Lương mang theo nhóm thân vệ áo giáp sáng lòa, phóng ngựa lên đường tới Tín cung, chuẩn bị đón hắn ra khỏi thành.
Tiểu Kiều khoác chiến giáp lên người Ngụy Thiệu, cuối cùng là móc chiếc khóa long lân ở bên hông, nàng cười nói: "Tổ mẫu gửi thư, nói thiếp phải thay bà tiễn chàng xuất chiến. Thiếp và con chúng ta sẽ chờ chàng khải hoàn".
Ngụy Thiệu gật đầu: "Yên tâm chờ ta quay lại".
"Hôm qua quân sư nhắc nhở ta". Hắn nghĩ tới rồi nói tiếp: "Cần đề phòng Hạnh Tốn nhân cơ hội đột kích gây rối Duyện Châu. Sau khi suy tính, ta đã để Dương Tín đợi lệnh. Nếu như quân sư đoán đúng sẽ cho hắn xuất binh trợ lực".
Tiểu Kiều nói: "Phu quân cân nhắc chu toàn. Man Man cảm ơn chàng. Thiếp biết trận chiến lần này rất quan trọng, nếu cần phải dùng Dương Tín phu quân cứ gọi hắn đi. Hôm nay thiếp sẽ gửi thư tới Duyện Châu, nhắc nhở phụ thân sớm phòng bị kịp thời. Nếu thật sự không thể tự vệ được, đến lúc đó sẽ cầu xin sự giúp đỡ của phu quân".
Ngụy Thiệu nhìn nàng chăm chú một lúc, khẽ vuốt cằm.
"Quân hầu, Lôi tướng quân truyền lời, các tướng quân đã chờ sẵn ở ngoài Tín cung, mời Quân hầu tế cờ duyệt binh".
Tiếng Chung bà bà vang lên ngoài cửa.
"Phu quân nên đi thôi".
Tiểu Kiều cười nói.
Ngụy Thiệu xoay người đi ra ngoài.
Bỗng nhiên hắn lại ngừng bước chân, trở lại bên cạnh nàng, giang tay ôm chặt nàng vào lòng.
Cánh tay mạnh mẽ xuyên qua lớp áo giáp cứng rắn, từng tấc từng tấc thấm vào xương cốt của nàng.
Hắn cúi đầu hôn lên trán nàng một cái rồi mới buông nàng ra, mở bước bước nhanh.
...
Phía Đông trời tảng sáng.
Tiểu Kiều đi cùng Chung bà bà và Xuân Nương, đứng trên đỉnh Đàn Đài nhìn về phía ngoài thành Nam, núi sông đồng nội, cờ bay phất phới, đại quân của Ngụy Thiệu từ từ xuất phát về phía Nam.
...
Thái An năm thứ hai, cuối mùa Đông, đại quân của Hạnh Tốn xuất phát từ Lạc Dương, đi qua Hổ Lao Quan, dừng lại ở bờ Nam Hoàng Hà bên ngoài Hổ Lao Quan.
Hai bên cách nhau một con sông xem chừng nhau nửa tháng. Hạnh Tốn không kiềm chế nổi, hắn phái kỳ tử Hạnh Duy cùng với Đinh Khuất tới bến đò Hổ Lao, ghép thuyền cầu[1] qua sông, ý định đánh thẳng vào bản doanh Lê Dương của Ngụy Thiệu.
[1] Thuyền cầu: thuyền nổi ghép thành mặt phẳng như một chiếc cầu nối qua sông.
Ngụy Thiệu phái Đàn Phù, Lôi Viêm, nhận một vạn nhân mã, khắp núi đồi bên bờ kia phủ kín tinh kì, cung tên bắn loạn, toàn lực ngăn cản người qua sông. Đợi tới khi quân chủ lực của Hạnh Tốn qua hơn phân nửa thì ngừng bắn, vừa đánh vừa lui, dẫn địch vào vòng vây mai phục từ trước, sau một tiếng trống lửa kinh thiên động địa, Lý Điển, Trương Kiệm, Lý Sùng, Ngụy Lương dẫn phục binh chia theo bốn đường tiến đánh, Đinh Khuất và Hạnh Duy không chuẩn bị kịp, hiệu lệnh không thỏa đáng, họ không chống lại nổi thế tiến công ác liệt nên lui về thuyền định rút binh, không ngờ mấy chục con thuyền đã bị Ngụy Thiệu sai cung thủ phục kích ở Bắc ngạn Hổ Lao quấn rơm vào hỏa tiễn thiêu trụi, trong lớp khói đặc và ánh lửa mịt mù, thuyền cầu bị hủy, không còn đường trốn, truy binh phía sau lại tiến đến. Sau một hồi ác chiến, quân sĩ Hạnh Tốn hoặc bị giết hoặc bị bắt, có người rơi xuống nước, nhiều vô kể. Hạnh Duy bị tên lạc bắn chết, Đinh Khuất dũng cảm thoát vòng vây, dẫn theo tàn binh chạy dọc về phía Tây tầm trăm dặm, cuối cùng mới tìm được chiếc đò, cướp thuyền vượt sông, cả đội quân thất bại tan tác quay trở về.
Trận đầu tiên ở Hổ Lao, Hạnh Tốn tổn hại hơi vạn binh sĩ, trận đầu thất bại còn mất cả nhi tử. Sau khi biết tin, hắn đấm ngực giậm chân, đau đến không muốn sống, thề chết phải báo thù rửa hận.
Nửa tháng sau, Hạnh Tốn làm cầu lần thứ hai. Lần này rút được bài học từ lần trước, hắn để người ở lại giữ cầu. Từ mình dẫn đại quân qua sông một lần nữa.
Lần này Ngụy Thiệu cũng tự mình thống lĩnh, ứng chiến với Hạnh Tốn ở vùng đồng cỏ phía Bắc Hoàng Hà. Hai bên dẫn theo quân chủ lực, tổng cộng đến mấy trăm ngàn người.
Ác chiến luân phiên, hai bên đều bị tổn hại.
Một đêm tối nọ nửa tháng sau, Huỳnh Dương ở phía Nam Hoàng Hạ lại xảy ra trận hỏa hoạn ngất trời.
Đây là kho lương thảo của Hạnh Tốn, bị Dương Tín, Quách Thuyên liên quân tập kích bất ngờ, lính canh phòng không chú ý nên bị lửa cháy đến sáu bảy phần mười.
Tin tức truyền ra, lòng quân của Hạnh Tốn náo loạn, Ngụy Thiệu nhân cơ hội đó dẫn trọng binh đánh tới, Hạnh Tốn không địch lại, giữa lúc quân lính hỗn loạn suýt nữa bị vây bắt, may nhờ Đinh Khuất cố gắng bảo vệ, dẫn dụ truy binh mới có thể lui về được bờ Nam.
Vì có truy binh theo chân, hắn vừa mới qua sông đã phá hủy cầu nối, mặc kệ đám tàn binh còn sót lại.
Hai trận đều thất bại, Hạnh Tốn bị thương đến nguyên khí, nhuệ khí cũng mất sạch.
Dù không cam lòng đến mấy hắn cũng không dám chủ động dấy binh nữa, thêm vào đó khí trời dần giá lạnh, Hạnh Tốn ra lệnh cho quân sĩ dựng lều vải ngay tại chỗ, đối diện với Ngụy Thiệu bên sông, giữ thế giằng co tạm thời.
Ngày hôm đó nhìn sang bờ bên kia, phóng tầm mắt tới Bắc doanh, hắn đang hậm hực than thở thì Tư Trực Tang Thường hiến kế: "Bây giờ bệ hạ đã là người cầm đầu thiên hạ, trong các chư hầu ở Trung Nguyên, ngoài Quách Thuyên, Dương Tín, những người còn lại đều hoàn toàn nghe theo. Hai người Quách Dương nghe theo lệnh Ngụy Thiệu, mưu nghịch phản loạn, sao có thể để cho hắn thong dong, đợi đến khi bệ hạ bình định được đại cục phương Bắc, bắt hai người đó khai đao cũng không muộn. Chỉ e Viên Giả có lòng riêng, bệ hạ không thể trọng dụng. Còn các chư hầu khác, Hán Trung Nhạc Chính Công là bạn ngày xưa của bệ hạ, bệ hạ xưng đế hắn cũng dâng tấu chương chúc mừng, sao bệ hạ không ban chiếu chỉ, lệnh hắn nhanh chóng dẫn binh tới đây tiếp ứng. Một là để khuếch trương thanh thế, hai là để uy hiếp Ngụy Thiệu".
Hạnh Tốn vui mừng, vội vàng sai Tang Thường hỏa tốc tới Hán Trung truyền chỉ.
...
Hán Trung.
Nhạc Chính Công tiếp chỉ, cung kính mời Tang Thường tới dịch xá trước. Hắn trở lại nội thất cho mời mưu sĩ Trương Yến, La Hiền cùng đến, hắn biến sắc ném thánh chỉ xuống đất, tức giận nói: "Hạnh Tốn bắt giữ ấu đế ở Tây Giao Lãnh để[2] Lạc Dương, đã thế còn dám tự xưng đế, bây giờ đấu hai trận với Ngụy Thiệu đều thất bại, ngay cả Hoàng Hà còn không vượt qua được, vậy mà dám gọi ta đi tiếp ứng?"
[2] để: dinh thự
Mưu sĩ Trương Yến nói: "Hạnh Tốn đóng quân ở phía Nam Hoàng Hà, bây giờ nhất định Lạc Dương đang trống vắng. Ta khuyên chúa công nên nhân cơ hội ngàn năm có một này, phát binh đánh chiếm Lạc Dương, sau khi có được Lạc Dương và ấu đế, ta có thể nhân danh ấu đế kêu gọi chư hầu thiên hạ cùng tiêu diệt Hạnh Tốn. Đến lúc đó trước có Ngụy Thiệu, sau có chúa công, hai bên cùng giáp công, nhất định Hạnh Tốn sẽ thất bại. Một khi Hạnh Tốn mất, chúa công lại có công cứu giá to lớn, trong thiên hạ có người nào không dám cung phụng chuẩn mực của chúa công?"
La Hiền cũng đồng tình.
Nhạc Chính Công trầm ngâm một lúc rồi nghe có người ngoài cửa nói: "Không được!"
Ngước mắt nhìn lên, đây là Trúc Tăng, người mới tháng trước từ chỗ Hạnh Tốn tới đây nhờ vả mình.
Hắn không vui nên cau mày nói: "Ngươi có kiến giải gì?"
Trúc Tăng đi vào, nói: "Nhờ có Hán Trung hầu giúp đỡ giữ ta lại. Ăn bổng lộc của người, tất nhiên phải làm việc cho người, ta cũng xin phát biểu suy nghĩ của mình. Ta đã theo Hạnh Tốn nhiều năm, cũng hiểu rõ người này. Hắn là một tên bảo thủ, dùng người không hiểu biết, mưu nhiều mà không quyết, đã thế lại mơ xa. Trước kia có Phùng Chiêu dưới trướng Lương Châu Khương Bình là có thể dùng, dũng mãnh và thiện chiến, bây giờ Phùng Chiêu mất Lương Châu, Khương Bình cũng đi, dũng sĩ dưới trướng ít có người trung thành, khó thành đại sự. Trái lại về phía Ngụy Thiệu, tuổi nhỏ lại tài cao, khí thế dũng mãnh, mạnh khó mà đỡ nổi, dưới trướng lại có nhiều binh tướng tài năng. Đây mới là kẻ địch mạnh trong đại kế thiên hạ của Hán Trung hầu. Nếu bây giờ để cho Ngụy Thiệu diệt Hạnh Tốn, chắc chắn Ngụy Thiệu sẽ theo đà xuôi nam, thế như chẻ tre, khí thôn hồng nghê[3], thiên hạ không ai có thể ngăn lại được! Mặc dù Hán Trung hầu chiếm được Lạc Dương, nhưng cũng không phải là kế hoạch lâu dài".
[3] Khí thôn hồng nghê: ý chỉ khí phách lớn lao.
Vẻ mặt đang ngạo nghễ của Nhạc Chính Công dần trở nên nghiêm túc.
Thấy Trúc Tăng ngừng lại, hắn vội hối thúc người kia nói tiếp.
Trúc Tăng trình bày: "Theo góc nhìn của ta, Hán Trung hầu nên phát binh theo ý chỉ, cùng Hạnh Tốn thảo phạt Ngụy Thiệu. Với binh lực của Hán Trung hầu và Hạnh Tốn, trước tiêu diệt Ngụy Thiệu đã, sau đó chỉ còn lại Hạnh Tốn, một tên vượt quyền chiếm vị, với tài năng của Hán Trung hầu còn sợ gì nữa sao!"
Nhạc Chính Công mừng rỡ, đứng dậy chắp tay nói: "Ta có được sứ quân như có được châu báu! Lúc trước là ta chậm trễ, tiên sinh chớ trách".
Hắn đáp lễ như khách quý.
Mặc dù mới là đầu mùa đông, khí hậu ở Tín Đô cũng không lạnh như thành Ngư Dương.
Nhưng vì để chăm sóc Tiểu Kiều, Xạ Dương cư ở Tín cung vẫn đốt địa long ngay dưới đất. Cả phòng ấm áp như xuân.
Nhiệt độ của Ngụy Thiệu cũng tăng nhanh nhảy vọt.
Từ khi Tiểu Kiều được chẩn mạch là có thai tới giờ, trong hai ba tháng đó, Ngụy Thiệu vẫn luôn ngủ cùng nàng.
Xuân Nương sợ Nam quân không hiểu chuyện nên mới lặng lẽ dặn Tiểu Kiều, nhất định không được sinh hoạt vợ chồng.
Sau đó Chung bà bà tới đây, bà cũng lo phu thê trẻ tuổi hằng đêm ngủ cùng giường chỉ sợ sẽ khó kìm lòng nổi, ngay trước mặt Ngụy Thiệu, bà tìm cơ hội uyển chuyển biểu đạt ý tứ trên.
Thật ra cũng không cần Chung bà bà nhắc nhở, Ngụy Thiệu cũng đã cẩn thận hết sức rồi.
Từ sau khi Tiểu Kiều có thai, bởi vì cả ngày nàng luôn thấy mệt mỏi, trong mắt hắn Tiểu Kiều chẳng khác nào cái bình lưu ly chỉ sợ đụng vào là bể ngay, đừng nói tới chuyện muốn thân thiết cùng nàng. Buổi tối nằm ngủ hắn cũng đàng hoàng hơn, chỉ lo mình gác chân sang sẽ đè lên bụng nàng.
Nhưng mà nín nhịn lâu như vậy, không nhìn thấy thì thôi, cả ngày quay về phía một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành như vậy, lại là người của mình, chỉ có thể nhịn mà không được động, đó cũng là một kiểu giày vò.
Nghĩ đến chuyện sáng mai phải đi rồi, bỗng nhiên hắn lại không nhịn được.
Bế bổng Tiểu Kiều lên không trung, ôm tới bên giường.
Hắn nằm nhoài trước ngực nàng, tàn nhẫn ôm hôn. Hai tay cũng không hề nhàn rỗi, kéo vạt áo nàng ra.
Chiếc áo của Tiểu Kiều nửa hở, đôi vai xinh xắn trắng ngần, hai quả đào trắng nõn cao vút được che bên dưới áo, đẹp không sao tả tiết, lấp lánh chói cả mắt.
Ngụy Thiệu nhìn chằm chằm vào bữa ăn mỹ miều hoạt sắc sinh hương như sơn hào hải vị, hắn từ từ xoa nắn bọn nó, bàn tay dần tăng lực, sau đó lại vùi đầu ép cả khuôn mặt xuống.
Một chốc lát sau, sau lưng hắn đã rịn một lớp mồ hôi nóng.
Hốt hoảng rời khỏi người nàng, ngửa mặt ngã nhào trên mặt gối, Ngụy Thiệu thở dốc hồng hộc, như thể sắp hít thở không thông, hắn lẩm bẩm: "Phòng này nóng quá... Ta thấy hơi nực...không thoải mái... ta đi tắm đã..."
Hắn dém chăn lại bao bọc quanh Tiểu Kiều rồi xoay người xuống giường vọt vào phòng tắm.
Trong phòng vang lên tiếng nước chảy ào ào.
Ngụy Thiệu đợi trong đó một lúc lâu mới kìm nén được lửa nóng hừng hực ở trong người, hắn thở dài một hơi rồi khoác bừa quần áo đi ra ngoài.
Nhìn thấy Tiểu Kiều vẫn úp mặt ở trong chăn như thế, chỉ lộ ra một khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi gò má phấn hồng ửng đỏ. Nàng nhắm mắt lại như đã ngủ thiếp đi.
Hắn nín thở bò lên giường lần nữa, ôm lấy nàng vào lòng rồi ngây ngẩn cả người.
Áo ngủ bằng gấm phủ lên cơ thể mềm mại mịn màng không che được bao nhiên, nàng nép vào ngực hắn, không nhúc nhích.
"Man Man..."
Nhịp tim của hắn tăng nhanh, lửa nóng vừa cố gắng đè nén lại bùng cháy dữ dội.
Nhìn đôi hàng mi hơi run rẩy của nàng, hắn càng thêm khó thở.
Bỗng nhiên phía dưới bị một bàn tay nhỏ nhắn mềm nhũn vươn tới, nhẹ nhàng xoa xoa lên lớp cơ bụng chắc nịch và trơn nhẵn của mình.
"Man Man..."
Ngụy Thiệu muốn động lại không dám lộn xộn, giọng nói như run rẩy.
Bàn tay nhỏ của Tiểu Kiều tiếp tục âu yếm hắn, dần dần đi xuống.
Bờ môi thơm mềm mại dán lên khuôn ngực trần của hắn, đầu lưỡi thơm tho vừa liếm hôn, từ từ dao động, nàng ngậm lấy một bên đầu ngực, hàm răng nhẹ nhàng cắn một cái.
Lỗ chân lông khắp người Ngụy Thiệu đều thư giãn, tóc gáy dựng đứng, không nhịn được ngâm nga.
"Không cho chàng phát ra tiếng đâu, đừng để mọi người nghe được... còn nữa, chàng phải nhắm mắt lại, không được nhìn lén... Nếu chàng dám nhìn lén thiếp mặc kệ chàng đấy..."
Giọng nói thẹn thùng của Tiểu Kiều vang lên bên tai hắn.
Ngụy Thiệu vội vàng nhắm mắt lại, khuôn mặt như xoắn chặt. Hắn đành nhẫn nhịn không dám kêu thành tiếng. Rốt cuộc cũng không sao nhịn được, yết hầu vang lên từng tiếng lụ khụ ầm ừ như hài lòng.
Giống một con mèo được nữ chủ nhân xoa đầu âu yếm khi đang phơi nắng giữa mùa đông.
...
Canh năm, trong ngoài Tín cung đèn đuốc sáng choang.
Đám người Lý Điển, Ngụy Lương mang theo nhóm thân vệ áo giáp sáng lòa, phóng ngựa lên đường tới Tín cung, chuẩn bị đón hắn ra khỏi thành.
Tiểu Kiều khoác chiến giáp lên người Ngụy Thiệu, cuối cùng là móc chiếc khóa long lân ở bên hông, nàng cười nói: "Tổ mẫu gửi thư, nói thiếp phải thay bà tiễn chàng xuất chiến. Thiếp và con chúng ta sẽ chờ chàng khải hoàn".
Ngụy Thiệu gật đầu: "Yên tâm chờ ta quay lại".
"Hôm qua quân sư nhắc nhở ta". Hắn nghĩ tới rồi nói tiếp: "Cần đề phòng Hạnh Tốn nhân cơ hội đột kích gây rối Duyện Châu. Sau khi suy tính, ta đã để Dương Tín đợi lệnh. Nếu như quân sư đoán đúng sẽ cho hắn xuất binh trợ lực".
Tiểu Kiều nói: "Phu quân cân nhắc chu toàn. Man Man cảm ơn chàng. Thiếp biết trận chiến lần này rất quan trọng, nếu cần phải dùng Dương Tín phu quân cứ gọi hắn đi. Hôm nay thiếp sẽ gửi thư tới Duyện Châu, nhắc nhở phụ thân sớm phòng bị kịp thời. Nếu thật sự không thể tự vệ được, đến lúc đó sẽ cầu xin sự giúp đỡ của phu quân".
Ngụy Thiệu nhìn nàng chăm chú một lúc, khẽ vuốt cằm.
"Quân hầu, Lôi tướng quân truyền lời, các tướng quân đã chờ sẵn ở ngoài Tín cung, mời Quân hầu tế cờ duyệt binh".
Tiếng Chung bà bà vang lên ngoài cửa.
"Phu quân nên đi thôi".
Tiểu Kiều cười nói.
Ngụy Thiệu xoay người đi ra ngoài.
Bỗng nhiên hắn lại ngừng bước chân, trở lại bên cạnh nàng, giang tay ôm chặt nàng vào lòng.
Cánh tay mạnh mẽ xuyên qua lớp áo giáp cứng rắn, từng tấc từng tấc thấm vào xương cốt của nàng.
Hắn cúi đầu hôn lên trán nàng một cái rồi mới buông nàng ra, mở bước bước nhanh.
...
Phía Đông trời tảng sáng.
Tiểu Kiều đi cùng Chung bà bà và Xuân Nương, đứng trên đỉnh Đàn Đài nhìn về phía ngoài thành Nam, núi sông đồng nội, cờ bay phất phới, đại quân của Ngụy Thiệu từ từ xuất phát về phía Nam.
...
Thái An năm thứ hai, cuối mùa Đông, đại quân của Hạnh Tốn xuất phát từ Lạc Dương, đi qua Hổ Lao Quan, dừng lại ở bờ Nam Hoàng Hà bên ngoài Hổ Lao Quan.
Hai bên cách nhau một con sông xem chừng nhau nửa tháng. Hạnh Tốn không kiềm chế nổi, hắn phái kỳ tử Hạnh Duy cùng với Đinh Khuất tới bến đò Hổ Lao, ghép thuyền cầu[1] qua sông, ý định đánh thẳng vào bản doanh Lê Dương của Ngụy Thiệu.
[1] Thuyền cầu: thuyền nổi ghép thành mặt phẳng như một chiếc cầu nối qua sông.
Ngụy Thiệu phái Đàn Phù, Lôi Viêm, nhận một vạn nhân mã, khắp núi đồi bên bờ kia phủ kín tinh kì, cung tên bắn loạn, toàn lực ngăn cản người qua sông. Đợi tới khi quân chủ lực của Hạnh Tốn qua hơn phân nửa thì ngừng bắn, vừa đánh vừa lui, dẫn địch vào vòng vây mai phục từ trước, sau một tiếng trống lửa kinh thiên động địa, Lý Điển, Trương Kiệm, Lý Sùng, Ngụy Lương dẫn phục binh chia theo bốn đường tiến đánh, Đinh Khuất và Hạnh Duy không chuẩn bị kịp, hiệu lệnh không thỏa đáng, họ không chống lại nổi thế tiến công ác liệt nên lui về thuyền định rút binh, không ngờ mấy chục con thuyền đã bị Ngụy Thiệu sai cung thủ phục kích ở Bắc ngạn Hổ Lao quấn rơm vào hỏa tiễn thiêu trụi, trong lớp khói đặc và ánh lửa mịt mù, thuyền cầu bị hủy, không còn đường trốn, truy binh phía sau lại tiến đến. Sau một hồi ác chiến, quân sĩ Hạnh Tốn hoặc bị giết hoặc bị bắt, có người rơi xuống nước, nhiều vô kể. Hạnh Duy bị tên lạc bắn chết, Đinh Khuất dũng cảm thoát vòng vây, dẫn theo tàn binh chạy dọc về phía Tây tầm trăm dặm, cuối cùng mới tìm được chiếc đò, cướp thuyền vượt sông, cả đội quân thất bại tan tác quay trở về.
Trận đầu tiên ở Hổ Lao, Hạnh Tốn tổn hại hơi vạn binh sĩ, trận đầu thất bại còn mất cả nhi tử. Sau khi biết tin, hắn đấm ngực giậm chân, đau đến không muốn sống, thề chết phải báo thù rửa hận.
Nửa tháng sau, Hạnh Tốn làm cầu lần thứ hai. Lần này rút được bài học từ lần trước, hắn để người ở lại giữ cầu. Từ mình dẫn đại quân qua sông một lần nữa.
Lần này Ngụy Thiệu cũng tự mình thống lĩnh, ứng chiến với Hạnh Tốn ở vùng đồng cỏ phía Bắc Hoàng Hà. Hai bên dẫn theo quân chủ lực, tổng cộng đến mấy trăm ngàn người.
Ác chiến luân phiên, hai bên đều bị tổn hại.
Một đêm tối nọ nửa tháng sau, Huỳnh Dương ở phía Nam Hoàng Hạ lại xảy ra trận hỏa hoạn ngất trời.
Đây là kho lương thảo của Hạnh Tốn, bị Dương Tín, Quách Thuyên liên quân tập kích bất ngờ, lính canh phòng không chú ý nên bị lửa cháy đến sáu bảy phần mười.
Tin tức truyền ra, lòng quân của Hạnh Tốn náo loạn, Ngụy Thiệu nhân cơ hội đó dẫn trọng binh đánh tới, Hạnh Tốn không địch lại, giữa lúc quân lính hỗn loạn suýt nữa bị vây bắt, may nhờ Đinh Khuất cố gắng bảo vệ, dẫn dụ truy binh mới có thể lui về được bờ Nam.
Vì có truy binh theo chân, hắn vừa mới qua sông đã phá hủy cầu nối, mặc kệ đám tàn binh còn sót lại.
Hai trận đều thất bại, Hạnh Tốn bị thương đến nguyên khí, nhuệ khí cũng mất sạch.
Dù không cam lòng đến mấy hắn cũng không dám chủ động dấy binh nữa, thêm vào đó khí trời dần giá lạnh, Hạnh Tốn ra lệnh cho quân sĩ dựng lều vải ngay tại chỗ, đối diện với Ngụy Thiệu bên sông, giữ thế giằng co tạm thời.
Ngày hôm đó nhìn sang bờ bên kia, phóng tầm mắt tới Bắc doanh, hắn đang hậm hực than thở thì Tư Trực Tang Thường hiến kế: "Bây giờ bệ hạ đã là người cầm đầu thiên hạ, trong các chư hầu ở Trung Nguyên, ngoài Quách Thuyên, Dương Tín, những người còn lại đều hoàn toàn nghe theo. Hai người Quách Dương nghe theo lệnh Ngụy Thiệu, mưu nghịch phản loạn, sao có thể để cho hắn thong dong, đợi đến khi bệ hạ bình định được đại cục phương Bắc, bắt hai người đó khai đao cũng không muộn. Chỉ e Viên Giả có lòng riêng, bệ hạ không thể trọng dụng. Còn các chư hầu khác, Hán Trung Nhạc Chính Công là bạn ngày xưa của bệ hạ, bệ hạ xưng đế hắn cũng dâng tấu chương chúc mừng, sao bệ hạ không ban chiếu chỉ, lệnh hắn nhanh chóng dẫn binh tới đây tiếp ứng. Một là để khuếch trương thanh thế, hai là để uy hiếp Ngụy Thiệu".
Hạnh Tốn vui mừng, vội vàng sai Tang Thường hỏa tốc tới Hán Trung truyền chỉ.
...
Hán Trung.
Nhạc Chính Công tiếp chỉ, cung kính mời Tang Thường tới dịch xá trước. Hắn trở lại nội thất cho mời mưu sĩ Trương Yến, La Hiền cùng đến, hắn biến sắc ném thánh chỉ xuống đất, tức giận nói: "Hạnh Tốn bắt giữ ấu đế ở Tây Giao Lãnh để[2] Lạc Dương, đã thế còn dám tự xưng đế, bây giờ đấu hai trận với Ngụy Thiệu đều thất bại, ngay cả Hoàng Hà còn không vượt qua được, vậy mà dám gọi ta đi tiếp ứng?"
[2] để: dinh thự
Mưu sĩ Trương Yến nói: "Hạnh Tốn đóng quân ở phía Nam Hoàng Hà, bây giờ nhất định Lạc Dương đang trống vắng. Ta khuyên chúa công nên nhân cơ hội ngàn năm có một này, phát binh đánh chiếm Lạc Dương, sau khi có được Lạc Dương và ấu đế, ta có thể nhân danh ấu đế kêu gọi chư hầu thiên hạ cùng tiêu diệt Hạnh Tốn. Đến lúc đó trước có Ngụy Thiệu, sau có chúa công, hai bên cùng giáp công, nhất định Hạnh Tốn sẽ thất bại. Một khi Hạnh Tốn mất, chúa công lại có công cứu giá to lớn, trong thiên hạ có người nào không dám cung phụng chuẩn mực của chúa công?"
La Hiền cũng đồng tình.
Nhạc Chính Công trầm ngâm một lúc rồi nghe có người ngoài cửa nói: "Không được!"
Ngước mắt nhìn lên, đây là Trúc Tăng, người mới tháng trước từ chỗ Hạnh Tốn tới đây nhờ vả mình.
Hắn không vui nên cau mày nói: "Ngươi có kiến giải gì?"
Trúc Tăng đi vào, nói: "Nhờ có Hán Trung hầu giúp đỡ giữ ta lại. Ăn bổng lộc của người, tất nhiên phải làm việc cho người, ta cũng xin phát biểu suy nghĩ của mình. Ta đã theo Hạnh Tốn nhiều năm, cũng hiểu rõ người này. Hắn là một tên bảo thủ, dùng người không hiểu biết, mưu nhiều mà không quyết, đã thế lại mơ xa. Trước kia có Phùng Chiêu dưới trướng Lương Châu Khương Bình là có thể dùng, dũng mãnh và thiện chiến, bây giờ Phùng Chiêu mất Lương Châu, Khương Bình cũng đi, dũng sĩ dưới trướng ít có người trung thành, khó thành đại sự. Trái lại về phía Ngụy Thiệu, tuổi nhỏ lại tài cao, khí thế dũng mãnh, mạnh khó mà đỡ nổi, dưới trướng lại có nhiều binh tướng tài năng. Đây mới là kẻ địch mạnh trong đại kế thiên hạ của Hán Trung hầu. Nếu bây giờ để cho Ngụy Thiệu diệt Hạnh Tốn, chắc chắn Ngụy Thiệu sẽ theo đà xuôi nam, thế như chẻ tre, khí thôn hồng nghê[3], thiên hạ không ai có thể ngăn lại được! Mặc dù Hán Trung hầu chiếm được Lạc Dương, nhưng cũng không phải là kế hoạch lâu dài".
[3] Khí thôn hồng nghê: ý chỉ khí phách lớn lao.
Vẻ mặt đang ngạo nghễ của Nhạc Chính Công dần trở nên nghiêm túc.
Thấy Trúc Tăng ngừng lại, hắn vội hối thúc người kia nói tiếp.
Trúc Tăng trình bày: "Theo góc nhìn của ta, Hán Trung hầu nên phát binh theo ý chỉ, cùng Hạnh Tốn thảo phạt Ngụy Thiệu. Với binh lực của Hán Trung hầu và Hạnh Tốn, trước tiêu diệt Ngụy Thiệu đã, sau đó chỉ còn lại Hạnh Tốn, một tên vượt quyền chiếm vị, với tài năng của Hán Trung hầu còn sợ gì nữa sao!"
Nhạc Chính Công mừng rỡ, đứng dậy chắp tay nói: "Ta có được sứ quân như có được châu báu! Lúc trước là ta chậm trễ, tiên sinh chớ trách".
Hắn đáp lễ như khách quý.
Bình luận facebook