Phong Cẩn nghe xong chỉ cảm thấy hoang đường: “Lúc đại tẩu mười lăm, mười sáu tuổi... Nhưng mà, tuổi này hai chân đã phát triển gần hoàn thiện rồi, nếu như muốn bó chân nhỏ lại thì chẳng phải là phải bẻ gãy xương chân ... Chuyện hoang đường này sao bà mai lại không nhắc tới chứ?”
Sớm biết phẩm hạnh của vợ Phong Khuế như thế này thì đừng nói là Phong thị, bất kỳ sĩ tộc nhỏ nào ở Đông Khánh cũng sẽ không thèm cưới về.
Nhớ đến hai cháu trai mới gặp không lâu, Phong Cẩn không khỏi khó chịu trong lòng. Điều kiện của Phong Đỗ thị ở Trung Chiếu đúng là rất tốt, chỉ có điều Đông Khánh và Trung Chiếu khác nhau mà thôi.
Ngụy Tĩnh Nhàn thở dài, chậm rãi kể: “Mấy năm trước Trung Chiếu còn ổn, thiên hạ thái bình, trời yên biển lặng, sĩ tộc và dân chúng đều sống xa hoa. Vị hoàng hậu Đỗ thị này là báu vật bẩm sinh, tinh thông múa hát, vóc dáng mảnh mai mà đầy đặn, kỹ thuật nhảy múa mềm mại, uyển chuyển như Phi Yến*, một thời đã khiến bao quý nữ sĩ tộc bắt chước theo. Việc này truyền đến giáo phường dạy múa hát, người ta muốn bắt chước theo điệu múa của bà ta nhưng do chân quá to, người thì nặng nên khó mà múa được động tác tuyệt đẹp ấy. Nghe nói hoàng hậu có đôi chân hơn ba tấc trắng như tuyết, vậy mới có thể mua được điệu múa này...”
* Phi Yến: là hoàng hậu Triệu Phi Yến của Hàn Thành đế. Được mọi người biết đến là một người phụ nữ có tài nhảy múa.
Bàn chân nhỏ của hoàng hậu là bẩm sinh, vừa mảnh mai cân xứng vừa đẹp đẽ. Lúc đó Trung Chiếu còn khá cởi mở và xa hoa, bà ta mua một bài mừng thọ hoàng thượng, đương nhiên trở thành thời thượng. Giáo phường ca múa sôi nổi học theo, trăm hoa đua sắc, vô cùng náo nhiệt.
Vợ của Phong Khuê, Phong Đỗ thị là con thứ năm trong nhà, tuy không bị lạnh nhạt nhưng cũng không quá được cưng chiều.
Vì địa vị và vinh quang sau này, cô ta cũng bắt chước chị gái mình, cho nên gãy xương vì bỏ chân cũng từ đây mà ra.
Chuyện này lan truyền ra, người ngoài không chê cười Phong Đỗ thị mà lại khen ngợi cô ta có khí độ của bậc hoàng hậu hiền đức, danh tiếng bỗng lên như diều gặp gió... Nói thẳng ra, Phong Đỗ thị chính là nhờ giẫm lên địa vị hoàng hậu của chị gái cô ta mà đi lên.
Nhưng mà đấy là ở Trung Chiếu, còn sĩ tộc Đông Khánh không như vậy.
Đặc biệt là gia đình trong sạch như Phong thị, làm sao có thể chấp nhận một cô con dâu trưởng “có dị tật không phải do bẩm sinh”?
Mặc dù bọn họ không hiểu gì về gen di truyền hay sinh tốt nuôi tốt” nhưng bọn họ cũng biết giỏ nhà nào quai nhà ấy, bố mẹ có tốt thì con cái sinh ra mới có thể tốt được.
* Một phần của kế hoạch hóa gia đình, chỉ điều kiện sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái theo khoa học, đảm bảo cho mỗi đứa bé sinh ra đều khỏe mạnh và nhận được nền giáo dục tốt nhất.
Chọn phải một người phụ nữ bị dị tật gãy chân làm con dâu trưởng của Phong thị, cảm giác đó giống như ăn phải ruồi vậy.
Theo tính cách của Phong Khuế thì anh ta sẽ không vì nguyên nhân này mà nhẫn tâm bỏ vợ, nói thế nào thì hai người cũng đã có hai đứa con trai.
Dân gian nói rất hay, chọn chồng không tốt hỏng một đời, lấy vợ không hiền hại ba đời, có một cô con dâu trưởng “ham tiền, ham quyền, ghen tị, lắm mồm, suy nghĩ nham hiểm”, Phong Cẩn không dám tưởng tượng thế hệ này và thế hệ sau của Phong thị sẽ ra sao, đại ca phải chịu khổ rồi.
Phong Cẩn đau đầu nhíu mày, dù ở phương diện nào thì Phong Đỗ thị cũng đều không đủ tư cách làm dâu trưởng Phong thị.
Có một dấu trưởng như thế, thế hệ này của Phong thị còn đỡ, nhưng thế hệ sau không biết chừng sẽ gặp tai họa.
“Tuy vậy nhưng với tính cách luôn coi trọng trách nhiệm của đại ca thì sợ rằng huynh ấy không dễ dàng bỏ vợ đầu”
Về lí trí thì Phong Cẩn không ngại đổi một chị dâu khác, nhưng đó là chuyện của hai vợ chồng người ta, hiện tại Phong Đỗ thị cũng chưa làm chuyện gì quá đáng, cùng lắm là ham tiền, ham quyền, ghen tị, lắm lời... có khi còn sửa lại được?
Phong Khuê là muốn tiếp tục quan sát, anh không yêu cầu quá nhiều nhưng ít nhất cũng phải đạt được mức của một quý nữ sĩ tộc bình thường.
Phong phu nhân muốn nhận hai đứa cháu về nuôi dưỡng, tránh cho bọn trẻ học theo tính cách của người mẹ này.
Còn về cô con dâu trưởng này thì dạy được chừng nào hay chừng đó.
Dù sao Phong phu nhân đã là bà nội của ba đứa cháu rồi, không thể cứ lo liệu việc nội trợ của Phong thị được, vẫn phải giao cho con dâu trưởng tiếp nhận.
Ngụy Tình Nhàn cười nhạo: “Thế là thiếp biết rồi, con gái của Đỗ thị Trung Chiếu chẳng ai tốt cả. Đầu tiên là trưởng nữ Đỗ thị vào cung làm hoàng hậu, kêu là muốn giáo dục nữ nhi thiên hạ, viết ra Nữ Tứ Thư cho các đại nho truyền bá, giành được danh tiếng hoàng hậu hiền đức, kết quả hủy hoại bao cuộc đời phụ nữ. Bây giờ lại có một đích nữ vì danh tiếng bắt chước bó chân, đúng là rắn chuột cùng một ổ!”
Nếu không phải Phong Đỗ thị này bắt chước hoàng hậu thì làm sao có được danh tiếng như thế, làm sao được Phong phu nhân chọn trúng mà trở thành vợ của Phong Khuê chứ?
Phong Cẩn trầm mặc, anh yên lặng kéo lấy bím tóc trên đỉnh đầu Trường Sinh.
Trường Sinh hơi nhăn mặt, ôm lấy tay Phong Cần muốn gặm hai cái.
Vợ anh phê phán chị dâu, Phong Cẩn đứng giữa thực sự khó xen vào.
Anh coi như việc không liên quan đến mình: “Mặc dù vậy nhưng ta vẫn cảm thấy quá hoang đường”
Nếu là bó chân lúc còn nhỏ, khi xương cốt còn mềm thì anh còn có thể tin. Đây mười lăm mười sáu tuổi rồi mà còn ra tay độc ác với mình như thế thì bản tính phải tàn nhẫn đến mức nào?
Đối với bản thân còn tàn nhẫn thế thì đừng nói đến người ngoài.
Càng nghĩ Phong Cẩn càng không rét mà run. Ngụy Tĩnh Nhàn cũng nói: “Đại bá phải chịu nhịn rồi.”
Tối đó, Phong Cẩn dẫn theo Trường Sinh mặc trang phục đáng yêu cùng vợ đi tham dự yến tiệc gia đình.
Bởi vì Phong Khuê đã nhắc nhở nên Phong Cần biết điều không nhắc đến việc công, chỉ kể những chuyện lý thú khi còn nhỏ.
Phong Đỗ thị vẻ mặt u ám ngồi bên cạnh Phong Khuê, ánh mắt hung ác nham hiểm thỉnh thoảng lại đảo qua Trường Sinh đang mỉm cười.
Cô ta thân là dâu trưởng, trong ba năm đã sinh hai đứa con trai cho Phong thị, nhưng mẹ chồng cô ta chưa từng bế cháu trai thân mật như thế, bà còn tươi cười với nhà Phong Cẩn như thể bọn họ mới là một nhà, khoảng cách này khiến Phong Đỗ thị vô cùng bất bình.
Cô ta cũng không tự kiểm điểm lại mình xem, mỗi lần Phong phu nhân muốn lại gần chơi đùa với cháu trai thì ai là người ngăn cản, đề phòng bà chứ?
Nếu nói đến quà tặng cho các cháu thì hai đứa nhà Phong Khuê còn được nhiều hơn.
Phong phu nhân mới cho Trường Sinh một chuỗi tràng hạt, cười với bé nhiều hơn một chút mà đã bị cô ta ghen tị và căm ghét đến mức này.
Nhận ra được tâm trạng Phong Đỗ thị biến đổi, sắc mặt của Phong Khuê cũng phức tạp, vừa tức giận vừa bất lực.
Phong Khuê đã cố ý nhắc nhở Phong Cẩn không bàn việc công, thế mà Phong Đỗ thị lại phá hỏng.
Uống được ba tuần rượu, Phong Đỗ thị đột nhiên hỏi: “Bây giờ Nhị thúc đang hộ tống phản tặc Liễu thị à? Chú không sợ liên lụy đến người nhà sao?”
Phong Khuế nhẫn nhịn nắm chặt tay, sắc mặt đen sì.
Phong Cẩn đáp: “Chủ công của Cẩn sao lại là phản tặc? Câu nói này của đại tẩu đúng là đâm vào lòng người”
Phong Đỗ thị nổi giận trách: Hoàng thất Đồng Khánh mới là chính thống, Liễu thị chẳng qua chỉ là sĩ tộc ở Hà Gian. Nhưng ai có chí nấy, Nhị thúc mong ngóng thành công cũng là chuyện bình thường, song cũng nên sáng mắt ra mà lựa chọn người đáng tin cậy. Thế lực của hoàng thất Đông Khánh đang thịnh, đợi khi phương Nam phân thắng thua rồi không phải sẽ rảnh rỗi dọn dẹp phương Bắc hay sao? Nhị thúc đừng hại cả nhà vậy chứ?”
Chính thống?
Phong Cẩn cười lạnh.
Hai chữ này ở Phong thị đúng là một chuyện cười.
Bình luận facebook