Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hành trình về phương Đông - Chương 06 phần 2
Giáo sư Mortimer lắc đầu:
- Muốn sáng tạo, ta cần một tài năng, thiên tư chứ đâu phải ai cũng có thể sáng tạo, đâu phải ai cũng có tài…
Harishchandra lắc đầu:
- Không phải thế, ai cũng có thể sáng tạo mà không cần tài năng đặc biệt, vì sự sáng tạo là trạng thái tuyệt vời của nghệ thuật. Không bị ảnh hưởng của bản ngã. Sáng tạo không có nghĩa là soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh, nhưng là một trạng thái mà trong đó Sự Thật có thể biểu hiện. Sự Thật chỉ có thể biểu hiện khi tư tưởng ngưng đọng lại. Và tư tưởng chỉ ngưng đọng lại khi bản ngã vắng mặt. Khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng, không bị thôi thúc bởi dục vọng, khả năng sáng tạo sẽ tự biểu lộ. Khi “cái ta” không còn nữa, thì tất cả là một sự hợp nhất thiêng liêng. Cái đẹp có thể được diễn tả trong một bài thơ, bản nhạc, nụ cười hay trong sự im lặng. Phần lớn con người không có khuynh hướng yên lặng. Chúng ta không có thời giờ quan sát đám mây trời, buổi hoàng hôn, một ngọn núi hùng vĩ, một bông hoa hé nở ,vì đầu óc chúng ta quá bận rộn, quay cuồng. Mắt ta nhìn cảnh nhưng lòng ta không rung động chút nào, vì còn mải mê theo đuổi những ảo ảnh. Đôi khi ta cũng có cảm giác rung động khi nghe một bản nhạc hay, nhưng nếu ta cứ nghe đi, nghe lại bản nhạc đó để tìm lại cảm giác ban đầu thì ta đã vô tình giết chết sự sáng tạo. Người nghệ sĩ chân chính là người mở rộng tấm lòng để cảm hứng đến một cách tự nhiên, là người nhìn thấy Chân, Thiện, Mỹ ở khắp tất cả mọi nơi, chứ không phải qua khả năng hồi tưởng hoặc qua một chất kích thích. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chứ không phải vì tác phẩm sẽ đem lại cho y tên tuổi, tiền bạc, địa vị. Làm thế là đồng hóa cá nhân mình vào đối tượng. Bất cứ ai biết rung động trước cái đẹp đều là nghệ sĩ, đều là người sáng tạo vì cái cảm giác chân thật, tuyệt vời đó chính là một sự “giác ngộ”, một sự hợp nhất. Cái cảm giác đó không thể tự tạo hay tìm được, mả nó đến và đi một cách tự nhiên…
- Phải chăng ông đã có kinh nghiệm đó?
- Trong một buổi tham thiền, tôi ý thức được điều này, và từ đó tôi nhìn thấy cái đẹp ở bất cứ mọi nơi. Tôi sống trong tâm thức này và có thể sáng tạo mãnh liệt qua bất cứ một phương diện hay hình thức nào… âm nhạc, hội họa, thơ phú, v…v….
- Ông có thể cho chúng tôi nghe một bài nhạc không?
Harishchandra mỉm cười, rút trong áo ra một cây sáo trúc rất dài, y đưa sáo lên miệng nhưng rất lâu không một âm thanh nào phát ra. Giáo sư Mortimer sốt ruột:
- Chúng tôi không nghe thấy gì cả, ông có thổi sáo hay không đó?
Đạo sĩ ung dung:
- Các ông chưa biết thưởng thức âm nhạc vì lòng các ông còn đầy thành kiến, hãy im lặng vì âm thanh của tôi là sự bình an…
Giáo sư Mortimer toan cãi, nhưng đạo sĩ đã đưa một ngón tay lên miệng làm hiệu để ông im lặng. Bất chợt giáo sư Mortimer rùng mình, một âm thanh kỳ lạ ở đâu bỗng phát ra. Một cảm giác bình an từ từ thấm nhẹ trong cơ thể và ông thấy mình đắm chìm trong một niềm hoan lạc khó tả, trong một thế giới lạ lùng của âm thanh. Âm thanh thật chậm, thật êm, nhỏ như tiếng gió thì thào qua các ngọn cây, như tiếng nước róc rách qua khe suối. Thời gian như ngưng đọng lại.
Khi giáo sư Mortimer giật mình tỉnh lại, thì âm thanh đã chấm dứt từ lâu. Đạo sĩ vẫn ngồi yên khẻ mỉm cười, cây sáo trúc đặt trước mặt. Toàn thể phái đoàn ngây ngô nhìn nhau không nói nên lời. Giáo sư Mortimer lắc đầu thắc mắc:
- Âm thanh gì kỳ vậy? Liệu ông có thể giải thích được không?
Đạo sĩ mỉm cười:
- Các ông nên biết, con người có nhiều thể bao quanh xác thân như thể phách, thể vía, thể trí…Các thể này được cấu tạo bằng những nguyên tử rất nhẹ, rất thanh gần như vô hình. Âm nhạc tự nó đã có các rung động cùng nhịp với sự rung động của các thể, nên ảnh hưởng rất nhiều đến con người. Âm thanh vừa qua căn bản trên “phần tư âm” , có tác động lên thể trí các ông. Các loại âm thanh dựa trên “phần ba âm” tác động lên thể vía, và “phân nửa âm” tác động lên thể xác. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì “phần tư âm” thanh hơn nên ảnh hưởng đến các thể nhẹ hơn. Con người chỉ biết tác động của âm nhạc ở cõi vật chất nhưng không hiểu ảnh hưởng của chúng ở các cõi trên. Âm nhạc lưu một dấu vết trên thân thể con người, và trực tiếp ảnh hưởng đến tính tình, hành động. Điều này có thể ví như khi ta ném một hòn đá xuống ao. Khi hòn đá chìm nhưng làn sóng vẫn gợn, và lan rộng ra. Một cái lá nổi trên mặt nước chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Hậu quả của âm nhạc còn mạnh hơn như vậy. Do đó, việc chọn nhạc để nghe rất quan trọng. Kinh Veda đã nói, “vũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh”. Thánh kinh cũng ghi nhận, “huyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với thượng đế, huyền âm là thượng đế.”
Phái đoàn nhìn nhau, một lần nữa tu sĩ Ấn giáo đã giải thích một đề tài mới lạ và trích dẫn Thánh kinh, quyển sách không xa lạ với người Âu.
Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xã hội, truyền thống. Nó còn mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lý vì nó ảnh hưởng đến các thể vô hình. Con người chỉ hiểu rằng khi nghe nhạc buồn lâu ngày, ta sẽ trở nên u sầu. Khi nghe nhạc vui lòng ta thấy phấn khởi. Thật sự lòng ta chỉ phản ảnh một cách vô thức những đổi thay trong các thể. Từ ngàn xưa , âm nhạc đã giữ một địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn từ vua chúa đến thứ dân. Các ông không thấy thời đại nào, âm nhạc càng thay đổi, biến chuyển nhiều thì thuần phong, mỹ tục càng suy giảm, và xã hội càng đảo lộn hay sao? Trái lại khi âm nhạc bị hạn chế thì xã hội đâm ra bảo thủ. Các ông cho rằng âm nhạc là sản phẩm văn hóa, tiêu biểu cho từng thời kỳ. Điều này không đúng lắm vì lịch sử cho thấy mỗi khi âm nhạc thay đổi là chính trị, văn hóa thay đổi theo sau. Âm nhạc có tính cách xây dựng cũng như hủy hoại, chỉ có các âm thanh tinh vi do sự sáng tạo chân thành của lòng vô ngã mới đưa ta trở về quê hương của linh hồn. Muốn sáng tạo các loại nhạc này con người cần phải để cho Chân Ngã sáng chói, cần trau dồi cho tâm hồn tĩnh lặng để hoà đồng với vũ trụ. Vì âm thanh của vũ trụ lúc nào cũng vang lừng cho những người thức tỉnh, người biết thưởng thức, biết yêu cái đẹp, biết nghe những huyền âm cao cả trong yên tĩnh vô biên. Hãy yên lặng, các ông sẽ học hỏi nhiều điều mới lạ. Hãy cố gắng nhìn mọi vật như một thực tại, các ông sẽ sáng tạo và khi sống trong tâm thức sáng tạo, các ông đều là những nghệ sĩ, những người biết yêu cái đẹp, biết rung động với Chân, Thiện, Mỹ.
Bác sĩ Bandyo, cựu giám đốc bệnh viện Calcutta, một giáo sư đại học nổi tiếng về khoa giải phẫu. Ông là một bác học Ấn độ đã được đề nghị trao giải thưởng Nobel về y học. Sau một biến cố, ông từ chức, lui về ẩn cư tại một làng nhỏ gần Rishikesh để săn sóc sức khỏe cho dân chúng tại đây. Ông là người mà thương gia Keysmakers ca tụng và hết sức giới thiệu, nên phái đoàn tìm đến gặp.
Sau vài câu chuyện xã giao, giáo sư Mortimer lên tiếng:
- Chúng tôi nghe nói ông đã từ chức trong trường hợp hết sức đặc biệt. Thương gia Keysmakers dặn chúng tôi nên hỏi ông về việc này. Xin ông vui lòng cho biết lý do.
Bác sĩ Bandyo im lặng một lúc và trả lời:
- Đây là một câu chuyện đáng lý không bao giờ tôi nói cho ai biết, nhưng vì có lời giới thiệu của Keysmakers, nên tôi sẵn sàng. Như các ông biết, tôi là một khoa học gia nổi tiếng, trọn đời hiến dâng cho khoa học. Tôi không biết gì về Yoga cũng như không hề tin tưởng các sự kiện vô hình, huyền bí, mà chỉ tin những gì khoa học có thể chứng minh một cách rõ ràng thôi. Là một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh tật miền nhiệt đới, tôi có thói quen là rất thích nghiên cứu các chứng bệnh lạ lùng, khó chữa. Tôi đã điều trị hơn 100 trường hợp lạ lùng mà bác sĩ khác đã bó tay. Tôi ghi nhận rất kỹ triệu chứng bệnh lý cũng như phương pháp chữa trị và viết vài tài liệu y học để giảng dạy trong các trường y khoa thế giới. Tôi đã nhiều lần đi diễn thuyết về bệnh miền nhiệt đới, và được đề nghị trao giải thưởng Nobel. Dĩ nhiên đó là một vinh dự lớn cho cá nhân tôi và xứ Ấn độ. Một hôm, người ta đưa vào bệnh viện một cô bé chừng mười ba, mười bốn tuổi gì đó. Cô bé mắc một chứng bệnh hết sức lạ lùng, chưa từng nghe nói đến. Tôi rất thích thú, dành trọn thời gian nghiên cứu căn bệnh này. Một hội đồng Y khoa gồm các bác sĩ danh tiếng nhất được thành lập để nghiên cứu, suốt mấy tháng liền, chúng tôi ra công chữa trị, nhưng bệnh nhân vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng thì mọi người đành bó tay. Tôi tuyệt vọng ngồi cạnh bệnh nhân, chờ em bé trút hơi thở cuối cùng. Chưa bao giờ tôi thấy mình bất lực trước sự sống chết vô thường như vậy. Bất chợt trong giây phút đó, tôi bỗng ý thức một điều lạ lùng là sự hiện diện của một bầu không khí tươi mát và êm ái không thể tả. Khắp phòng bỗng rực rỡ một màu sắc chói sáng và tôi thấy một người đàn bà hiện ra ngay bên cạnh giường cô bé. Thân thể ngài sáng chói hào quang như dòng nước lấp lánh dưới ánh mặt trời. Trong giây phút đó, tôi bỗng nhận thức ra ngài là đức Mẹ thế gian. Ngài mang nhiều danh hiệu khác nhau như đức mẹ Maria của Thiên chúa giáo, đức Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, đức Avalokiteshvara của Ấn giáo. Ngài thuộc ngôi hai của thượng đế và biểu hiệu cho lòng Từ bi, bác ái, luôn luôn đáp lại những lời cầu sinh của chúng sanh. Trong giây phút, lòng tôi bỗng hoàn toàn thay đổi. Tôi quỳ sụp xuống đất mặc dù suốt đời tôi chưa bao giờ biết cầu nguyện là gì. Tôi cầu xin với tất cả lòng thành kính, xin Mẹ cứu chữa cho bệnh nhân. Tôi phát nguyện trọn đời tôn vinh hoạt động của Mẹ và theo ngài vĩnh viễn.
Bác sĩ Bandyo im lặng như ôn lại quá khứ. Giáo sư Mortimer sốt ruột:
- Rồi sao nữa, cô bé đó ra sao?
- Các bạn mến, còn sao nữa, khi đức Mẹ hành động thì có bệnh gì mà không khỏi. Ngày hôm sau, cả bệnh viện xôn xao vì tôi đã chữa khỏi bệnh cho cô bé. Tất cả bạn hữu xúm vào trách tôi đã tìm ra cách chữa, nhưng dấu kỹ, chờ mọi người bó tay rồi mới trổ tài. Trường Y khoa yêu cầu tôi công bố phương pháp chữa trị, và đòi đặt tên tôi vào căn bệnh đó. Họ tin rằng với phát minh này, chắc chắn giải Nobel sẽ về tay tôi. Các công ty thuốc cũng ồn ào đòi tôi công bố loại thần dược. Chẳng những công ty xứ Ấn , mà ngay các công ty ngoại quốc cũng nhất định đòi mua trọn bản quyền. Dĩ nhiên tôi không thể trả lời và dù có nói cũng không ai tin. Hội đồng Y khoa cực kỳ giận dữ, tin rằng tôi dấu nghề, các bạn thân cũng nhất định chất vấn kỳ được phương pháp chữa trị, và kịch liệt công kích thái độ bất hợp tác của tôi. Bộ trưởng Y tế tiếp xúc với tôi, và cho biết có mười bác sĩ khắp thế giới được đề nghị lãnh giải Nobel. Nhưng chỉ một người trúng giải, nếu phát minh của tôi được công bố thì chắc chắn tôi sẽ lãnh giải này. Tôi trả lời rằng chính đức Mẹ hiện ra, và chữa cho bệnh nhân. Tất cả đều cho rằng tôi điên. Sau cùng, giải Nobel năm đó được trao tặng cho một bác sĩ quốc gia khác. Hội đồng Y khoa Ấn độ vô cùng tức giận đòi trục xuất tôi. Các bạn đồng nghiệp cũng xa lánh và báo chí xúm vào chỉ trích tôi như một “thầy phù thủy”. Các ông thử thưởng tượng , đang là một bác sĩ danh giá nhất xứ, bỗng trở nên một “lang băm hạ cấp”? Lúc đó tôi hiểu thế nào là vô thường.Tôi không biết phải làm gì hơn là cầu nguyện đức Mẹ, giúp cho tôi đủ can đảm để chịu đựng sự bất hạnh này. Tất cả mọi người đều nguyền rủa, chế diễu, chỉ có một người duy nhất tin ở tôi , đó là thương gia Keysmakers. Ông này dùng thế lực bênh vực cho tôi, áp lực Hội đồng Y khoa phải phục hồi danh dự cho một bác sĩ bị vu cáo oan ức. Nhờ ông tung tiền mua chuộc báo chí nên dư luận lắng dịu dần và rồi người ta không còn chú ý đến tôi nữa. Trong suốt thời gian khủng hoảng, tôi tin rằng sự kiện này ắt phải có lý do, nên hết lòng cầu nguyện đức Mẹ. Trong một buổi cầu nguyện, câu trả lời đã đến với tôi qua một linh ảnh. Trong một tiền kiếp xa xôi, tôi là một y sĩ rất có tài nhưng tôi đã phủ nhận các quyền năng huyền bí và chê bai những kẻ có đức tin hay cầu nguyện đức Mẹ, đó là hậu quả mà tôi phải trả ngày nay… Kể từ hôm nhìn thấy đức Mẹ, một sự thay đổi lớn đã diễn ra trong tâm hồn tôi. Từ nhỏ tôi không hề biết đến tôn giáo. Tôi hấp thụ nền giáo dục Tây phương nên tin tưởng tuyệt đối ở khoa học. Sự chứng kiến phép lạ thay đổi tất cả, như người mù bỗng sáng mắt, tâm hồn tôi hoàn toàn khác trước, tôi thấy thanh thản vô cùng và đủ sức chịu đựng sự chế diễu của mọi người. Tôi dành trọn thời giờ để cầu nguyện và phát nguyện đời đời, kiếp kiếp theo chân đức Mẹ, cứu giúp tất cả chúng sanh. Một hôm trong lúc cầu nguyện, ngài bỗng hiện ra mỉm cười, và từ đó tôi thấy mình ngụp lặn trong một thế giới mới lạ. Tôi ý thức được các điều mà từ trước không bao giờ nghĩ đến, tôi chứng kiến rõ ràng các cõi giới khác cũng như sự hoạt động, tiến hóa không ngừng của muôn loài. Nói một cách giản dị hơn, khả năng Thần nhãn của tôi bỗng khai mở. Từ đó, tôi quan sát, học hỏi các cõi giới của Thiên thần. Diễn tả cõi giới vô hình bằng lời lẽ thông thường, không thêm bớt là điều rất khó vì lời nói chỉ có thể diễn tả những gì hữu hình. Diễn tả những điều không thể diễn tả, dĩ nhiên rất vụng về, nhưng bác sĩ Bandyo đã lưu loát, hoạt bát diễn tả thế giới này như một sự kiện khoa học và hiển nhiên.
Bác sĩ Bandyo nhìn toàn thể mọi người , rồi thản nhiên:
- Có lẽ các bạn không tin tưởng lắm, điều này không quan trọng. Tin hay không là quyền của các bạn. Tôi chỉ muốn chia sẽ với các bạn kinh nghiệm tâm linh này thôi. Nhờ khai mở Thần nhãn, tôi biết chung quanh chúng ta có một thế giới vô hình, rộng lớn và có những sinh vật khác sinh sống. Sở dĩ tôi gọi là vô hình vì mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng một ngày nào đó, khoa học sẽ chứng minh được thế giới này. Các sinh vật vô hình thường được chúng ta gọi bằng danh từ như Ma, Quỷ, Tinh linh (entities), v…v… Vì không có một kiến thức rõ rệt về các sinh vật này, chúng ta đã gán ghép cho chúng nhiều điều không đúng. Thật ra, các sinh vật này cũng có thứ xấu, thứ tốt, cũng như loài người vậy. Một trong các sinh vật này hợp tác chặt chẽ với đức Mẹ trong các công việc của ngài. Danh từ đứng đắn nhất có lẽ là Thiên thần (Deva). Có nhiều loại Thiên thần, mỗi loại phụ trách một công việc riêng. Vì lý do nghề nghiệp, tôi thường tiếp xúc với các Thiên thần chăm lo sức khỏe. Tôi xin thuật lại thế giới này cho các bạn… Các thiên thần lo về sức khoẻ thường liên lạc chặt chẽ với những người có trách nhiệm trong việc chăm sóc, chữa bệnh. Điển hình là các bác sĩ, ý tá. Một y sĩ có lương tâm chức nghiệp, làm việc để giúp đỡ người khác, luôn luôn được một vị thiên thần hộ mạng. Vị này thường theo dõi, bao trùm chung quanh y sĩ bằng một hào quang sáng rõ và tác động vào trực giác ông này khi điều trị bệnh nhân. Vị thiên thần trấn tĩnh y sĩ và không ngớt phóng ra các hào quang mịn màng như tơ để chuyển sinh khí đến người bệnh. Công việc của vị thiên thần hình như dung hòa, pha trộn các sinh lực vô hình trong cõi siêu nhiên và sử dụng tư tưởng biến nó thành các sợi tơ ánh sáng tuôn trào vào bệnh nhân. Một bác sĩ tận tâm sẽ có các rung động cộng hưởng với ảnh hưởng này một cách vô hình, tự nhiên thu hút các từ điện tinh vi này vào mình, để nó toát ra ở mười đầu ngón tay, và có thể hàn gắn vết thương một cách dễ dàng, mầu nhiệm. Người ta không thể giải thích tại sao một bác sĩ này lại giỏi hơn một bác sĩ kia, mặc dù họ cùng hấp thụ một nền giáo dục như nhau? Và một bác sĩ giỏi, ta gọi là bác sĩ “mát tay”, nhưng thật ra đó là do tư tưởng vị y sĩ thanh cao, rung động với các luồng thần lực vũ trụ và trở thành một trung tâm vận hà các sinh lực này đến bệnh nhân. Mặc dù y học tự hào đã chữa được nhiều thứ bệnh, nhưng thực ra trên địa hạt siêu hình còn nhiều vấn đề mà y học phải bó tay. Một bác sĩ có thể ví như một công cụ của thượng đế cứu giúp chúng sinh; nhưng nếu viên y sĩ không ý thức điều này mà làm các hành động bất nhân thì y sẽ chịu các hậu quả rất nặng. Lẽ dĩ nhiên, ân phước dồi dào không thể đến với ông, và vì thế các ảnh hưởng bất hảo sẽ kéo đến ảnh hưởng đến đời sống, chức nghiệp, khả năng của vị này. Nhờ có Thần nhãn, tôi thấy các bác sĩ chuyên phá thai chẳng hạn, lúc nào quanh ông ta cũng có các oan hồn bu kín. Một bác sĩ bất cẩn cũng thế, ông đã lạm dụng quyền năng thượng đế ban cho, làm thương tổn đến bệnh nhân thì chắc chắn sẽ gặp những điều vô cùng bất hạnh. Từ ngàn xưa, người ta đã biết điều này, nên mới đặt ra lời thề của Hippocrates, đến nay không mấy ai để ý đến chi tiết này. Họ hành nghề như tất cả những nghề nghiệp thông thường khác, không ý thức chức vụ thiêng liêng của mình. Là một bác sĩ chuyên về giải phẫu, tôi có thể lấy kinh nghiệm của mình ra nói: trong cuộc giải phẫu, mạng sống của bệnh nhân hoàn toàn nằm trong tay viên y sĩ, và các thiên thần hộ mạng. Một sơ ý, bất cẩn cũng có thể gây những hậu quả đáng tiếc. Do đó, việc hành nghề y sĩ là một bổn phận, chức vụ thiêng liêng, đòi hỏi một lương tâm, một lòng bác ái và hy sinh lớn lao chứ không thể coi như một nghề nghiệp kiếm sống thông thường.
- Muốn sáng tạo, ta cần một tài năng, thiên tư chứ đâu phải ai cũng có thể sáng tạo, đâu phải ai cũng có tài…
Harishchandra lắc đầu:
- Không phải thế, ai cũng có thể sáng tạo mà không cần tài năng đặc biệt, vì sự sáng tạo là trạng thái tuyệt vời của nghệ thuật. Không bị ảnh hưởng của bản ngã. Sáng tạo không có nghĩa là soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh, nhưng là một trạng thái mà trong đó Sự Thật có thể biểu hiện. Sự Thật chỉ có thể biểu hiện khi tư tưởng ngưng đọng lại. Và tư tưởng chỉ ngưng đọng lại khi bản ngã vắng mặt. Khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng, không bị thôi thúc bởi dục vọng, khả năng sáng tạo sẽ tự biểu lộ. Khi “cái ta” không còn nữa, thì tất cả là một sự hợp nhất thiêng liêng. Cái đẹp có thể được diễn tả trong một bài thơ, bản nhạc, nụ cười hay trong sự im lặng. Phần lớn con người không có khuynh hướng yên lặng. Chúng ta không có thời giờ quan sát đám mây trời, buổi hoàng hôn, một ngọn núi hùng vĩ, một bông hoa hé nở ,vì đầu óc chúng ta quá bận rộn, quay cuồng. Mắt ta nhìn cảnh nhưng lòng ta không rung động chút nào, vì còn mải mê theo đuổi những ảo ảnh. Đôi khi ta cũng có cảm giác rung động khi nghe một bản nhạc hay, nhưng nếu ta cứ nghe đi, nghe lại bản nhạc đó để tìm lại cảm giác ban đầu thì ta đã vô tình giết chết sự sáng tạo. Người nghệ sĩ chân chính là người mở rộng tấm lòng để cảm hứng đến một cách tự nhiên, là người nhìn thấy Chân, Thiện, Mỹ ở khắp tất cả mọi nơi, chứ không phải qua khả năng hồi tưởng hoặc qua một chất kích thích. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chứ không phải vì tác phẩm sẽ đem lại cho y tên tuổi, tiền bạc, địa vị. Làm thế là đồng hóa cá nhân mình vào đối tượng. Bất cứ ai biết rung động trước cái đẹp đều là nghệ sĩ, đều là người sáng tạo vì cái cảm giác chân thật, tuyệt vời đó chính là một sự “giác ngộ”, một sự hợp nhất. Cái cảm giác đó không thể tự tạo hay tìm được, mả nó đến và đi một cách tự nhiên…
- Phải chăng ông đã có kinh nghiệm đó?
- Trong một buổi tham thiền, tôi ý thức được điều này, và từ đó tôi nhìn thấy cái đẹp ở bất cứ mọi nơi. Tôi sống trong tâm thức này và có thể sáng tạo mãnh liệt qua bất cứ một phương diện hay hình thức nào… âm nhạc, hội họa, thơ phú, v…v….
- Ông có thể cho chúng tôi nghe một bài nhạc không?
Harishchandra mỉm cười, rút trong áo ra một cây sáo trúc rất dài, y đưa sáo lên miệng nhưng rất lâu không một âm thanh nào phát ra. Giáo sư Mortimer sốt ruột:
- Chúng tôi không nghe thấy gì cả, ông có thổi sáo hay không đó?
Đạo sĩ ung dung:
- Các ông chưa biết thưởng thức âm nhạc vì lòng các ông còn đầy thành kiến, hãy im lặng vì âm thanh của tôi là sự bình an…
Giáo sư Mortimer toan cãi, nhưng đạo sĩ đã đưa một ngón tay lên miệng làm hiệu để ông im lặng. Bất chợt giáo sư Mortimer rùng mình, một âm thanh kỳ lạ ở đâu bỗng phát ra. Một cảm giác bình an từ từ thấm nhẹ trong cơ thể và ông thấy mình đắm chìm trong một niềm hoan lạc khó tả, trong một thế giới lạ lùng của âm thanh. Âm thanh thật chậm, thật êm, nhỏ như tiếng gió thì thào qua các ngọn cây, như tiếng nước róc rách qua khe suối. Thời gian như ngưng đọng lại.
Khi giáo sư Mortimer giật mình tỉnh lại, thì âm thanh đã chấm dứt từ lâu. Đạo sĩ vẫn ngồi yên khẻ mỉm cười, cây sáo trúc đặt trước mặt. Toàn thể phái đoàn ngây ngô nhìn nhau không nói nên lời. Giáo sư Mortimer lắc đầu thắc mắc:
- Âm thanh gì kỳ vậy? Liệu ông có thể giải thích được không?
Đạo sĩ mỉm cười:
- Các ông nên biết, con người có nhiều thể bao quanh xác thân như thể phách, thể vía, thể trí…Các thể này được cấu tạo bằng những nguyên tử rất nhẹ, rất thanh gần như vô hình. Âm nhạc tự nó đã có các rung động cùng nhịp với sự rung động của các thể, nên ảnh hưởng rất nhiều đến con người. Âm thanh vừa qua căn bản trên “phần tư âm” , có tác động lên thể trí các ông. Các loại âm thanh dựa trên “phần ba âm” tác động lên thể vía, và “phân nửa âm” tác động lên thể xác. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì “phần tư âm” thanh hơn nên ảnh hưởng đến các thể nhẹ hơn. Con người chỉ biết tác động của âm nhạc ở cõi vật chất nhưng không hiểu ảnh hưởng của chúng ở các cõi trên. Âm nhạc lưu một dấu vết trên thân thể con người, và trực tiếp ảnh hưởng đến tính tình, hành động. Điều này có thể ví như khi ta ném một hòn đá xuống ao. Khi hòn đá chìm nhưng làn sóng vẫn gợn, và lan rộng ra. Một cái lá nổi trên mặt nước chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Hậu quả của âm nhạc còn mạnh hơn như vậy. Do đó, việc chọn nhạc để nghe rất quan trọng. Kinh Veda đã nói, “vũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh”. Thánh kinh cũng ghi nhận, “huyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với thượng đế, huyền âm là thượng đế.”
Phái đoàn nhìn nhau, một lần nữa tu sĩ Ấn giáo đã giải thích một đề tài mới lạ và trích dẫn Thánh kinh, quyển sách không xa lạ với người Âu.
Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xã hội, truyền thống. Nó còn mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lý vì nó ảnh hưởng đến các thể vô hình. Con người chỉ hiểu rằng khi nghe nhạc buồn lâu ngày, ta sẽ trở nên u sầu. Khi nghe nhạc vui lòng ta thấy phấn khởi. Thật sự lòng ta chỉ phản ảnh một cách vô thức những đổi thay trong các thể. Từ ngàn xưa , âm nhạc đã giữ một địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn từ vua chúa đến thứ dân. Các ông không thấy thời đại nào, âm nhạc càng thay đổi, biến chuyển nhiều thì thuần phong, mỹ tục càng suy giảm, và xã hội càng đảo lộn hay sao? Trái lại khi âm nhạc bị hạn chế thì xã hội đâm ra bảo thủ. Các ông cho rằng âm nhạc là sản phẩm văn hóa, tiêu biểu cho từng thời kỳ. Điều này không đúng lắm vì lịch sử cho thấy mỗi khi âm nhạc thay đổi là chính trị, văn hóa thay đổi theo sau. Âm nhạc có tính cách xây dựng cũng như hủy hoại, chỉ có các âm thanh tinh vi do sự sáng tạo chân thành của lòng vô ngã mới đưa ta trở về quê hương của linh hồn. Muốn sáng tạo các loại nhạc này con người cần phải để cho Chân Ngã sáng chói, cần trau dồi cho tâm hồn tĩnh lặng để hoà đồng với vũ trụ. Vì âm thanh của vũ trụ lúc nào cũng vang lừng cho những người thức tỉnh, người biết thưởng thức, biết yêu cái đẹp, biết nghe những huyền âm cao cả trong yên tĩnh vô biên. Hãy yên lặng, các ông sẽ học hỏi nhiều điều mới lạ. Hãy cố gắng nhìn mọi vật như một thực tại, các ông sẽ sáng tạo và khi sống trong tâm thức sáng tạo, các ông đều là những nghệ sĩ, những người biết yêu cái đẹp, biết rung động với Chân, Thiện, Mỹ.
Bác sĩ Bandyo, cựu giám đốc bệnh viện Calcutta, một giáo sư đại học nổi tiếng về khoa giải phẫu. Ông là một bác học Ấn độ đã được đề nghị trao giải thưởng Nobel về y học. Sau một biến cố, ông từ chức, lui về ẩn cư tại một làng nhỏ gần Rishikesh để săn sóc sức khỏe cho dân chúng tại đây. Ông là người mà thương gia Keysmakers ca tụng và hết sức giới thiệu, nên phái đoàn tìm đến gặp.
Sau vài câu chuyện xã giao, giáo sư Mortimer lên tiếng:
- Chúng tôi nghe nói ông đã từ chức trong trường hợp hết sức đặc biệt. Thương gia Keysmakers dặn chúng tôi nên hỏi ông về việc này. Xin ông vui lòng cho biết lý do.
Bác sĩ Bandyo im lặng một lúc và trả lời:
- Đây là một câu chuyện đáng lý không bao giờ tôi nói cho ai biết, nhưng vì có lời giới thiệu của Keysmakers, nên tôi sẵn sàng. Như các ông biết, tôi là một khoa học gia nổi tiếng, trọn đời hiến dâng cho khoa học. Tôi không biết gì về Yoga cũng như không hề tin tưởng các sự kiện vô hình, huyền bí, mà chỉ tin những gì khoa học có thể chứng minh một cách rõ ràng thôi. Là một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh tật miền nhiệt đới, tôi có thói quen là rất thích nghiên cứu các chứng bệnh lạ lùng, khó chữa. Tôi đã điều trị hơn 100 trường hợp lạ lùng mà bác sĩ khác đã bó tay. Tôi ghi nhận rất kỹ triệu chứng bệnh lý cũng như phương pháp chữa trị và viết vài tài liệu y học để giảng dạy trong các trường y khoa thế giới. Tôi đã nhiều lần đi diễn thuyết về bệnh miền nhiệt đới, và được đề nghị trao giải thưởng Nobel. Dĩ nhiên đó là một vinh dự lớn cho cá nhân tôi và xứ Ấn độ. Một hôm, người ta đưa vào bệnh viện một cô bé chừng mười ba, mười bốn tuổi gì đó. Cô bé mắc một chứng bệnh hết sức lạ lùng, chưa từng nghe nói đến. Tôi rất thích thú, dành trọn thời gian nghiên cứu căn bệnh này. Một hội đồng Y khoa gồm các bác sĩ danh tiếng nhất được thành lập để nghiên cứu, suốt mấy tháng liền, chúng tôi ra công chữa trị, nhưng bệnh nhân vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng thì mọi người đành bó tay. Tôi tuyệt vọng ngồi cạnh bệnh nhân, chờ em bé trút hơi thở cuối cùng. Chưa bao giờ tôi thấy mình bất lực trước sự sống chết vô thường như vậy. Bất chợt trong giây phút đó, tôi bỗng ý thức một điều lạ lùng là sự hiện diện của một bầu không khí tươi mát và êm ái không thể tả. Khắp phòng bỗng rực rỡ một màu sắc chói sáng và tôi thấy một người đàn bà hiện ra ngay bên cạnh giường cô bé. Thân thể ngài sáng chói hào quang như dòng nước lấp lánh dưới ánh mặt trời. Trong giây phút đó, tôi bỗng nhận thức ra ngài là đức Mẹ thế gian. Ngài mang nhiều danh hiệu khác nhau như đức mẹ Maria của Thiên chúa giáo, đức Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, đức Avalokiteshvara của Ấn giáo. Ngài thuộc ngôi hai của thượng đế và biểu hiệu cho lòng Từ bi, bác ái, luôn luôn đáp lại những lời cầu sinh của chúng sanh. Trong giây phút, lòng tôi bỗng hoàn toàn thay đổi. Tôi quỳ sụp xuống đất mặc dù suốt đời tôi chưa bao giờ biết cầu nguyện là gì. Tôi cầu xin với tất cả lòng thành kính, xin Mẹ cứu chữa cho bệnh nhân. Tôi phát nguyện trọn đời tôn vinh hoạt động của Mẹ và theo ngài vĩnh viễn.
Bác sĩ Bandyo im lặng như ôn lại quá khứ. Giáo sư Mortimer sốt ruột:
- Rồi sao nữa, cô bé đó ra sao?
- Các bạn mến, còn sao nữa, khi đức Mẹ hành động thì có bệnh gì mà không khỏi. Ngày hôm sau, cả bệnh viện xôn xao vì tôi đã chữa khỏi bệnh cho cô bé. Tất cả bạn hữu xúm vào trách tôi đã tìm ra cách chữa, nhưng dấu kỹ, chờ mọi người bó tay rồi mới trổ tài. Trường Y khoa yêu cầu tôi công bố phương pháp chữa trị, và đòi đặt tên tôi vào căn bệnh đó. Họ tin rằng với phát minh này, chắc chắn giải Nobel sẽ về tay tôi. Các công ty thuốc cũng ồn ào đòi tôi công bố loại thần dược. Chẳng những công ty xứ Ấn , mà ngay các công ty ngoại quốc cũng nhất định đòi mua trọn bản quyền. Dĩ nhiên tôi không thể trả lời và dù có nói cũng không ai tin. Hội đồng Y khoa cực kỳ giận dữ, tin rằng tôi dấu nghề, các bạn thân cũng nhất định chất vấn kỳ được phương pháp chữa trị, và kịch liệt công kích thái độ bất hợp tác của tôi. Bộ trưởng Y tế tiếp xúc với tôi, và cho biết có mười bác sĩ khắp thế giới được đề nghị lãnh giải Nobel. Nhưng chỉ một người trúng giải, nếu phát minh của tôi được công bố thì chắc chắn tôi sẽ lãnh giải này. Tôi trả lời rằng chính đức Mẹ hiện ra, và chữa cho bệnh nhân. Tất cả đều cho rằng tôi điên. Sau cùng, giải Nobel năm đó được trao tặng cho một bác sĩ quốc gia khác. Hội đồng Y khoa Ấn độ vô cùng tức giận đòi trục xuất tôi. Các bạn đồng nghiệp cũng xa lánh và báo chí xúm vào chỉ trích tôi như một “thầy phù thủy”. Các ông thử thưởng tượng , đang là một bác sĩ danh giá nhất xứ, bỗng trở nên một “lang băm hạ cấp”? Lúc đó tôi hiểu thế nào là vô thường.Tôi không biết phải làm gì hơn là cầu nguyện đức Mẹ, giúp cho tôi đủ can đảm để chịu đựng sự bất hạnh này. Tất cả mọi người đều nguyền rủa, chế diễu, chỉ có một người duy nhất tin ở tôi , đó là thương gia Keysmakers. Ông này dùng thế lực bênh vực cho tôi, áp lực Hội đồng Y khoa phải phục hồi danh dự cho một bác sĩ bị vu cáo oan ức. Nhờ ông tung tiền mua chuộc báo chí nên dư luận lắng dịu dần và rồi người ta không còn chú ý đến tôi nữa. Trong suốt thời gian khủng hoảng, tôi tin rằng sự kiện này ắt phải có lý do, nên hết lòng cầu nguyện đức Mẹ. Trong một buổi cầu nguyện, câu trả lời đã đến với tôi qua một linh ảnh. Trong một tiền kiếp xa xôi, tôi là một y sĩ rất có tài nhưng tôi đã phủ nhận các quyền năng huyền bí và chê bai những kẻ có đức tin hay cầu nguyện đức Mẹ, đó là hậu quả mà tôi phải trả ngày nay… Kể từ hôm nhìn thấy đức Mẹ, một sự thay đổi lớn đã diễn ra trong tâm hồn tôi. Từ nhỏ tôi không hề biết đến tôn giáo. Tôi hấp thụ nền giáo dục Tây phương nên tin tưởng tuyệt đối ở khoa học. Sự chứng kiến phép lạ thay đổi tất cả, như người mù bỗng sáng mắt, tâm hồn tôi hoàn toàn khác trước, tôi thấy thanh thản vô cùng và đủ sức chịu đựng sự chế diễu của mọi người. Tôi dành trọn thời giờ để cầu nguyện và phát nguyện đời đời, kiếp kiếp theo chân đức Mẹ, cứu giúp tất cả chúng sanh. Một hôm trong lúc cầu nguyện, ngài bỗng hiện ra mỉm cười, và từ đó tôi thấy mình ngụp lặn trong một thế giới mới lạ. Tôi ý thức được các điều mà từ trước không bao giờ nghĩ đến, tôi chứng kiến rõ ràng các cõi giới khác cũng như sự hoạt động, tiến hóa không ngừng của muôn loài. Nói một cách giản dị hơn, khả năng Thần nhãn của tôi bỗng khai mở. Từ đó, tôi quan sát, học hỏi các cõi giới của Thiên thần. Diễn tả cõi giới vô hình bằng lời lẽ thông thường, không thêm bớt là điều rất khó vì lời nói chỉ có thể diễn tả những gì hữu hình. Diễn tả những điều không thể diễn tả, dĩ nhiên rất vụng về, nhưng bác sĩ Bandyo đã lưu loát, hoạt bát diễn tả thế giới này như một sự kiện khoa học và hiển nhiên.
Bác sĩ Bandyo nhìn toàn thể mọi người , rồi thản nhiên:
- Có lẽ các bạn không tin tưởng lắm, điều này không quan trọng. Tin hay không là quyền của các bạn. Tôi chỉ muốn chia sẽ với các bạn kinh nghiệm tâm linh này thôi. Nhờ khai mở Thần nhãn, tôi biết chung quanh chúng ta có một thế giới vô hình, rộng lớn và có những sinh vật khác sinh sống. Sở dĩ tôi gọi là vô hình vì mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng một ngày nào đó, khoa học sẽ chứng minh được thế giới này. Các sinh vật vô hình thường được chúng ta gọi bằng danh từ như Ma, Quỷ, Tinh linh (entities), v…v… Vì không có một kiến thức rõ rệt về các sinh vật này, chúng ta đã gán ghép cho chúng nhiều điều không đúng. Thật ra, các sinh vật này cũng có thứ xấu, thứ tốt, cũng như loài người vậy. Một trong các sinh vật này hợp tác chặt chẽ với đức Mẹ trong các công việc của ngài. Danh từ đứng đắn nhất có lẽ là Thiên thần (Deva). Có nhiều loại Thiên thần, mỗi loại phụ trách một công việc riêng. Vì lý do nghề nghiệp, tôi thường tiếp xúc với các Thiên thần chăm lo sức khỏe. Tôi xin thuật lại thế giới này cho các bạn… Các thiên thần lo về sức khoẻ thường liên lạc chặt chẽ với những người có trách nhiệm trong việc chăm sóc, chữa bệnh. Điển hình là các bác sĩ, ý tá. Một y sĩ có lương tâm chức nghiệp, làm việc để giúp đỡ người khác, luôn luôn được một vị thiên thần hộ mạng. Vị này thường theo dõi, bao trùm chung quanh y sĩ bằng một hào quang sáng rõ và tác động vào trực giác ông này khi điều trị bệnh nhân. Vị thiên thần trấn tĩnh y sĩ và không ngớt phóng ra các hào quang mịn màng như tơ để chuyển sinh khí đến người bệnh. Công việc của vị thiên thần hình như dung hòa, pha trộn các sinh lực vô hình trong cõi siêu nhiên và sử dụng tư tưởng biến nó thành các sợi tơ ánh sáng tuôn trào vào bệnh nhân. Một bác sĩ tận tâm sẽ có các rung động cộng hưởng với ảnh hưởng này một cách vô hình, tự nhiên thu hút các từ điện tinh vi này vào mình, để nó toát ra ở mười đầu ngón tay, và có thể hàn gắn vết thương một cách dễ dàng, mầu nhiệm. Người ta không thể giải thích tại sao một bác sĩ này lại giỏi hơn một bác sĩ kia, mặc dù họ cùng hấp thụ một nền giáo dục như nhau? Và một bác sĩ giỏi, ta gọi là bác sĩ “mát tay”, nhưng thật ra đó là do tư tưởng vị y sĩ thanh cao, rung động với các luồng thần lực vũ trụ và trở thành một trung tâm vận hà các sinh lực này đến bệnh nhân. Mặc dù y học tự hào đã chữa được nhiều thứ bệnh, nhưng thực ra trên địa hạt siêu hình còn nhiều vấn đề mà y học phải bó tay. Một bác sĩ có thể ví như một công cụ của thượng đế cứu giúp chúng sinh; nhưng nếu viên y sĩ không ý thức điều này mà làm các hành động bất nhân thì y sẽ chịu các hậu quả rất nặng. Lẽ dĩ nhiên, ân phước dồi dào không thể đến với ông, và vì thế các ảnh hưởng bất hảo sẽ kéo đến ảnh hưởng đến đời sống, chức nghiệp, khả năng của vị này. Nhờ có Thần nhãn, tôi thấy các bác sĩ chuyên phá thai chẳng hạn, lúc nào quanh ông ta cũng có các oan hồn bu kín. Một bác sĩ bất cẩn cũng thế, ông đã lạm dụng quyền năng thượng đế ban cho, làm thương tổn đến bệnh nhân thì chắc chắn sẽ gặp những điều vô cùng bất hạnh. Từ ngàn xưa, người ta đã biết điều này, nên mới đặt ra lời thề của Hippocrates, đến nay không mấy ai để ý đến chi tiết này. Họ hành nghề như tất cả những nghề nghiệp thông thường khác, không ý thức chức vụ thiêng liêng của mình. Là một bác sĩ chuyên về giải phẫu, tôi có thể lấy kinh nghiệm của mình ra nói: trong cuộc giải phẫu, mạng sống của bệnh nhân hoàn toàn nằm trong tay viên y sĩ, và các thiên thần hộ mạng. Một sơ ý, bất cẩn cũng có thể gây những hậu quả đáng tiếc. Do đó, việc hành nghề y sĩ là một bổn phận, chức vụ thiêng liêng, đòi hỏi một lương tâm, một lòng bác ái và hy sinh lớn lao chứ không thể coi như một nghề nghiệp kiếm sống thông thường.