Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 13
Phải mất đến ba tháng Abel mới thấy được hết các vấn đề nghiêm trọng của Richmond Continental và anh hiểu tại sao khách sạn lại mất đi lắm tiền thế. Sau mười hai tuần lễ mở to mắt ra mà nhìn nhưng đồng thời lại phải cố làm cho mọi người tưởng anh lơ mơ không thấy gì, anh đã đi đến kết luận đơn giản, đó là:
lợi nhuận của khách sạn đã bị đánh cắp. Tất cả bộ máy nhân viên Richmond đều ăn cánh với nhau để làm việc đó, với một quy mô mà Abel không thể ngờ tới. Và bộ máy đó không thèm đếm xỉa gì đến người phó quản lý mới, một con người đã từng biết ăn cắp bánh mì trong trại giam để mà sống sót được. Vấn đề đầu tiên đối với Abel bây giờ là làm thế nào đề không ai biết anh đã phát hiện ra chuyện đó. Anh còn tiếp tục quan sát vào từng bộ phận nhỏ trong khách sạn đã. Chẳng bao lâu, anh đà thấy rõ mỗi bộ phận đều hoàn thiện cách riêng của nó để ăn cắp tài sản cho trôi.
Trước hết là ở quầy tiếp tân. Ở đây nếu có mười khách thì họ chỉ ghi tên tám người, còn tiền của hai người kia bỏ túi. Cách họ làm rất đơn giản. Nếu là ở khách sạn Plaza New York thì chỉ trong vài phút người ta có thể phát hiện ra ngay và nhân viên làm việc đó bị đuổi tức thì. Anh phụ trách quầy tiếp tân thường chọn một đôi vợ chồng già nào đó từ một bang khác đến đặt phòng và chỉ ở lại một đêm. Anh ta sẽ bí mật tìm hiểu xem đôi vợ chồng ấy có việc gì liên quan đến người khác trong thành phố hay không, nẽu không thì họ chỉ việc coi như quên không ghi tên khách vào sổ. Sáng hôm sau nếu họ trả tiền mặt thì tiền đó được bỏ vào túi ngay, miễn là khách không ký vào sổ và như thế thì không có chứng cứ nào là khách đã từng ở khách sạn này. Từ lâu, Abel nghĩ rằng mọi khách sạn đều phải ghi tên từng người khách. Trước đây ở Plaza anh đã thấy họ làm thế rồi.
Trong nhà ăn, hệ thống ăn cắp rất tế nhị. Tất nhiên những khách nào không phải người trú trong khách sạn thì ăn trưa hay ăn tối đều trả tiền mặt.
tự nhiên, Abel dần dần phát hiện rằng giữa quầy tiếp tân với nhà ăn có liên lạc để báo cho nhau biết là với những khách nào không đăng ký trong sổ bên ngoài thì trong nhà ăn cũng không có hóa đơn. Ngoài ra thường luôn luôn có những chuyện bày ra để sửa chữa, thay thế những đồ hỏng vỡ mất mát, từ những đồ tiện nghi đến lương thực, khăn trải giường và thỉnh thoảng còn mất cả đệm nữa. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng từng bộ phận, Abel đi đến kết luận là quá nửa số nhân viên trong khách sạn Richmond đều có dính líu đến những vụ ăn cắp này. Không một bộ phận nào trong khách sạn có được bộ mặt hoàn toàn trong sạch.
Lúc mới đến Richmond, Abel lấy làm lạ tại sao Desmond Pacey, người quản lý, lại không thấy được những chuyện diễn ra trước mũi ông ta trong một thời gian dài như vậy. Anh đã cho rằng ông ta lười và không thích nhữag chuyện kêu ca phàn nàn, thế thôi.
Ngay bản thân Abel cũng không thấy ngay được chính người quản lý lười ấy là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả những vụ ăn cắp này, và vì nó hoạt động rất khéo nên anh không nhận ra ngay được. Pacey đã làm việc cho công ty Richmond này hơn ba chục năm rồi. Ông ta đã lần lượt ở cương vị quản lý của tất cả những khách sạn của công ty. Hơn thế nữa, Desmond Pacey còn là bạn riêng của Davis Leroy. Như vậy, khách sạn Richimond ở Chicago mỗi năm mất đi hơn ba không.000 đô la, một tình hình mà Abel tính rằng có thể giải quyết ngay được nếu đuổi một số đông nhân viên, và bắt đầu bằng việc đuồi chính Desmond Pacey. Chuyện này sẽ thành vấn đề ngay, vì trong ba chục năm nay Davis Leroy hầu như không đuổi một nhân viên nào.
ông ta rộng lượng, và hy vọng rằng đến một lúc nào đó chẳng phải sa thải họ cũng đi. Nhưng Abel thì cho rằng những người như thế sẽ chẳng bao giờ đi, trái lại họ còn tiếp tục ăn cắp cho đến lúc khách sạn Richmond không còn gì nữa.
Abel biết rằng cách duy nhất có thể cứu vãn được khách sạn là làm một cuộc thử thách cuối cùng nữa với Davis Leroy. Để thực hiện mục đích ấy, đầu năm 1928, anh đi chuyến tàu tốc hành từ ga ilhnois đến St Louis rồi từ đó chuyển sang tàu Missouri Paciphic về Dallas:
Anh mang theo một bản báo cáo 200 trang mà anh đã bỏ sức tập hợp liền trong ba tháng ở căn phòng nhỏ trong khu phụ của khách sạn. Sau khi Davis Leroy đọc xong tất cả những chứng cớ anh thu thập được, ông ta ngồi nhìn Abel bằng con mắt ngạc nhiên và thất vọng.
ông ta gấp hồ sơ lại và nói:
Những người này đều là bạn của tôi cả. Một số trong những người đó đã làm việc với tôi ba chục năm nay rồi. Tất nhiên trong cái nghề này bao giờ cũng có chút lừa dối, nhưng tôi không ngờ họ lại cướp bóc của tôi đến mức này.
- Phải nói là một số những người đó đã ăn cắp của ông suốt từ ba chục năm nay. - Abel nói.
Bây giờ tôi biết làm thế nào đây? - Leroy nói.
- Tôi có thể chấm dứt ngay được chuyện thối nát này nếu ông loại bỏ Desmond Pacey và cho tôi toàn bộ quyền sa thải ngay tất cả những ai có dính líu đến các vụ ăn cắp.
Này anh Abel, tôi nghĩ có lẽ vấn đề không đơn giản như vậy được đâu.
- Vấn đề rất đơn giản, - Abel nói. - Nếu ông không cho tôi cái quyền đối xử với những thủ phạm ấy, thì tôi xin từ chức ngay từ phút này, vì tôi không có lợi ích gì trong việc làm một phần của cái khách sạn tham nhũng nhất ở nước Mỹ này.
- Hay ta giáng chức Desmond Pacey xuống làm phó quản lý? Như vậy tôi sẽ đưa anh lên làm quản lý và anh sẽ có thể kiểm soát được tình hình?
- Không được đâu, Abel đáp, - Pacey còn hai năm nữa mới phải đi, mà ông ta thì nắm chắc tất cả nhân viên Richmond. Đến lúc tôi chấn chỉnh được ông ta lại rồi thì ông cũng không còn hoặc bị phá sản hoặc cả hai. Tôi ngờ rằng tất cả những khách sạn khác của ông đều đang được quản lý theo cách ăn cắp như thế.
Nếu ông muốn xoay chuyển lại tình hình ở Chicago thì ông phải có một quyết định cứng rắn về Pacey ngay từ bây giờ, không thì sẽ nguy cho ông lắm. Tùy ông thôi.
- Những người Taxas chúng tôi nổi tiếng là hay nói thẳng những điều mình nghĩ, nhưng xem ra vẫn chưa bằng anh được, Abel. Thôi được, thôi được, tôi giao quyền cho anh ngay bây giờ. Chúc mừng anh. Anh là người quản lý mới của Richmond ở Chicago. Chúc mừng anh. Chờ để tôi báo cho Al Capone biết là anh về Chicago nhé. Ông ta sẽ về đây hưởng cái bình yên ở vùng Tây Nam này. - Leroy đứng dậy vỗ vai anh quản lý mới của mình và nói tiếp. - Abel này, anh đừnag tưởng tôi là người không biết ơn đâu. Anh đã làm được một công việc rất có giá trị Ở Chicago, và từ nay trở đi tôi sẽ coi anh như cánh tay phải của tôi.
Thực tình mà nói, Abel ạ, tôi làm ăn với Thị trường Chứng khoán cũng rất khá nên tôi không để ý được đến những chuyện mất mát như vậy. Cảm ơn Chúa tôi lại có được một người bạn trung thực đấy. Anh ở lại đêm và ăn với tôi một chút chứ.
- Tôi sẽ rất sung sướng được cùng ăn với ông, ông Leroy, nhưng tôi muốn ở lại đêm tại khách sạn Richmond Dallas vì có vài lý do riêng.
- Anh không để cho ai được thoát tội chứ, Abel?
- Nếu tránh được thì tôi tránh.
Tối hôm đó, Davis Leroy mời Abel ăn một bữa thịnh soạn và cho anh uống hơi nhiều rượu quhisky ông ta bảo tục lệ Ở miền Nam này đãi khách là phải như vậy. Ông ta còn nói với Abel rằng ông ta đang tính xem có ai đó quản lý cho toàn bộ hệ thống khách sạn Richmond để ông còn rảnh tay làm việc khác.
- Chắc là ông chả muốn đến cái thằng Ba Lan ngốc nghếch chứ? Abel nói, lúc này đã hơi líu lưỡi vì say.
- Abel, chính tôi mới là ngốc ngếch. Nếu như anh không khui được ra những thằng ăn cắp thì có lẽ tôi đến hỏng bét cả. Bây giờ biết được sự thật như thế rồi, chúng ta sẽ cho tất cả bọn nó một trận, rồi tôi để cho anh có cơ hội khôi phục lại cả Công ty Richmon và làm cho trở lại nổi như trước.
Abel nâng cốc lên, tay run run.
- Tôi xin uống chúc mừng cho điều đó, và chúc cho sự cộng tác của chúng ta được lâu dài, thắng lợi.
- Làm tới đi, Abel.
Abel ngủ lại đêm ở khách sạn Richmond Dallas.
Anh cho họ một cái tên giả, và bảo với quầy tiếp tân là anh chỉ có ở một đêm. Buổi sáng, anh theo dõi thấy biên lai chỉ có một bản và sau khi anh trả tiền rồi thì họ vứt luôn nó vào sọt rác, do đó những nghi ngờ của anh về các khách sạn Richmond khác càng được khẳng định Vấn đề không phải có ở Chicago. Anh quyết định sẽ thanh toán xong ở Chicago trước đã, rồi sẽ tính đến nhữag vụ ăn cắp của toàn công ty sau.
Anh gọi điện thoại cho Davis Leroy để báo cáo ông biết rằng anh đã phát hiện ra chuyện ăn cắp kia ở một khách sạn nữa của công ty.
Abel trở về Chicago cũng bằng con đường đã đi. Thung lũng Mississippi trải rộng ngoài tầm mắt từ cửa sổ xe lửa nhìn ra. Cảnh lụt lội từ năm ngoái vẫn còn dấu vết. Abel nghĩ bụng về đến Richmond Chicago anh sẽ cho họ một phen chẳng kém gì cảnh lụt lội này.
Đến nơi, anh không thấy có người phục vụ ban đêm ở khách sạn, tìm mãi chỉ thấy có một nhân viên trực.
Abel quyết định để cho tất cả đám họ ngủ một đêm ngon lành đã, rồi sáng mai sẽ mời họ chia tay. Một chú nhỏ sai vặt ra mở cửa trước cho anh về căn phòng ở nhà phụ.
- Ông đi mạnh khỏe chứ ạ, ông Rosnovski, - Chú bé hỏi.
- Tốt, cảm ơn chú. Ở nhà thế nào?
- Ôi rất yên ổn.
Được rồi đến mai chú sẽ còn thấy yên ổn hơn nữa, Abel nghĩ bụng, nhất là nhân viên còn lại sẽ chỉ có mình chú.
Abel bỏ đồ xuống rồi gọi bộ phận phục vụ phòng cho anh ăn nhẹ. Phải hơn một giờ sau họ mới đem lên. Uống cà phê xong, Abel cởi quần áo vào tắm nước lạnh, đầu nghĩ đến một kế hoạch cho ngày hôm sau.
Anh đã chọn đúng lúc trong năm để phục vụ "thảm sát', này. Bây giờ mới chỉ là đầu tháng hai và khách sạn chỉ có chừng 25 phần trăm khách. Abel tin rằng chỉ với một nửa số nhân viên hiện nay là đủ cho khách sạn Richmond hoạt động. Anh trèo lên giường, vứt bỏ gối xuống sàn, rồi lăn ra ngỉl say như chú bé nhân viên kia vậy.
Desmond Pacey, người mà ai ở Richmond cũng gọi ông ta là Pacey Lười, nay đã sáu mươi ba tuổi. Ông ta béo quá mức, chân ngắn và đi lại rất chậm chạp.
Desmond Pacey đã từng chứng kiến bảy người phó quản lý đến khách sạn này và ra đi. Một số thì quá tham và muốn nhận về phần mình nhiều hơn, số khác thì không hiểu được cái hệ thống ăn cắp kia làm ăn thế nào. Ông ta cho rằng anh chàng Ba Lan này cũng chẳng thông minh gì hơn những anh trước đây. Ông ta thủng thẳng đi đến văn phòng Abel để chuẩn bị họp vào mười giờ, miệng ti tỉ hát. Lúc này đã mười giờ mười bảy phút rồi.
- Xin lỗi để anh phải chờ, - Ông quản lý nói nhưng không có vẻ xin lỗi gì hết.
Abel không nói câu nào.
- Tôi đang bận chút việc ở quầy tiếp tân, chắc anh biết là việc gì rồi.
Abel biết quá đi chứ. Anh từ từ mở ngăn kéo bàn, lấy ra để trước mặt ông ta bốn chục tờ biên lai đã nhầu nát, có tờ bị xé làm bốn năm mảnh. Đó là những biên lai anh nhặt lại từ trong sọt rác hoặc những đĩa gạt tàn thuốc lá, những biên lai đã được khách trả tiền mặt nhưng không bao giờ được ghi vào sổ. Anh nhìn ông quản lý béo lùn cầm những mảnh giấy đó lên xem mà chưa biết là gì.
Desmond Pacey không thể hiểu được thật. Mà ông ta cũng không cần hiểu làm gì. Ông chẳng có chuyện gì đáng phải lo. Nếu như anh chàng ngốc Ba Lan này định chơi vào hệ thống ăn cắp của ông ta thì hoặc là ông cho anh hưởng một chút nào đó, hoặc là anh cuốn xéo đi chỗ khác, vậy thôi. Pacey nghĩ bụng không biết mình có thể cho anh ta được bao nhiêu phần trăm.
Có lẽ lúc này cho anh ta được ở trong một căn phòng tử tế thì bịt miệng được đấy.
- Ông bị đuổi, thưa ông Pacey, và tôi yêu cầu ông đi khỏi nơi này trong vòng một giờ.
Desmond Pacey hầu như không nghe anh nói những lời ấy vì ông ta không thể nào tin như vậy được - Anh vừa nói gì thế? Tôi không nghe rõ.
- Ông nghe rõ rồi, - Abel nói. - Ông bị đuổi.
- Anh không thể đuổi tôi được. Tôi là người quản lý và tôi đã làm việc với công ty Richmond trên ba mươi năm nay rồi. Nếu có chuyện phải đuổi ai thì tôi là người làm cái việc đó. Lạy Chúa, anh tưởng anh là ai thế?
- Tôi là người quản lý mới.
- Sao?
- Người quản lý mới. - Abel nhắc lại. - Ông Leroy vừa chỉ định tôi hôm qua, và bây giờ tôi đuổi ông đó, ông Pacey.
- Về tội gì?
- Về tội ăn cắp có quy mô. - Abel giơ những tờ biên lai đó lên để ông ta nhìn rõ hơn bằng cặp kính của mình. - Mỗi một người khách này đều trả tiền cả, nhưng không có một xu nào của họ rơi vào quỹ của Richmond. Và hóa đơn nào cũng có chữ ký của ông trong đó.
- Đến một trăm năm nữa anh cũng chả chứng minh được gì hết.
- Phải, tôi biết, - Abel nói. - Ông tổ chức một bộ máy giỏi lắm. Nhưng ông có thể đem bộ máy ấy đi hoạt động ở chỗ khác, còn ở đây thì vận của ông đã hết rồi. Ông Pacey ạ, người Ba Lan có câu phương ngôn cổ như thế này:
Bình có quai thì mới xách được nước. Bây giờ quai đã gẫy rồi, và ông thì bị đuổi.
- Anh không có quyền đuổi tôi. - Pacey nói. Mồ hôi toát ra ướt hết cả trán ông ta. - Davis Leroy là bạn thân của tôi. Chỉ ông ta mới có quyền đuồi tôi thôi.
Anh là người từ New York mới lên đây được ba tháng. Dù anh có nói với ông ta thì ông ta cũng chẳng nghe. Tôi chỉ cần gọi điện thoại một cái là có thề vứt anh ra khỏi khách sạn này.
ông gọi đi. - Abel nói. Anh nhắc điện thoại lên và bảo tổng đài cho nói chuyện với Davis Leroy ở Dallas.
Hai người nhìn nhau và chờ. Bây giờ mồ hôi đã nhỏ giọt xuống đến đầu mũi Pacey. Abel chợt nghĩ trong bụng không biết ông chủ mình có còn kiên quyết nữa không.
- Xin chào ông Leroy. Đây là Abel Rosnovski gọi từ Chicago. Tôi vửa đuổi Desmond Pacey và ông ta muốn nói chuyện với ông một câu.
Pacey run rẩy cầm lấy điện thoại. Ông ta chỉ nghe một lát.
- Nhưng, Davis, tôị... tôi biết ìàm thế nào? Tôi thề với ông là không phải như vậỵ... Hẳn có sự nhầm lẫn gì đây Abel nghe thấy tiếng điện thoại ngắt.
- Một giờ nữa, ông Pacoy, - Abel nói. - Nếu không tôi sẽ đưa những tờ biên lai này sang Cảnh sát Chicago.
- Khoan đã, - Pacey nói. - Anh đừng vội thế. - Giọng nói và cử chỉ của ông ta đã thay đổi hẳn. - Chúng tôi có thể đưa anh nhập vào hệ thống hoạt động này. Nẽu chúng ta cùng quản lý khách sạn thì anh sẽ có thu nhập rất khá. Sẽ có nhiều tiền hơn lúc anh làm phó quản lý cơ. Mà chúng ta đều biết Davis sẽ có thể chấp nhận được những mất mát....
- Tôi không còn là phó quản lý nữa, ông Pacey. Tôi là quản lý rồi. Vậy mời ông đi cho, đừng để tôi phải tống đi.
- Thằng Ba Lan khốn nạn, - Ông ta nói, biết rằng mình đã chơi đến con bài cuối cùng rồi nhưng không được - Anh liệu mà mở to đôi mắt của anh ra nhé, anh Ba Lan ạ, rồi tôi sẽ cho anh biết tay.
ông ta nói rồi bỏ ra. Đến giờ ăn trưa thì một loạt những người khác cũng theo gót ông ta ra ngoài đường từ trưởng nhà bàn, nhà bếp, nhà phòng, đến trưởng quầy tiếp tân, trực cửa cùng với mười bẩy nhân viên khác của Richmond mà Abel cho rằng không thể nào tha thứ được. Đến chiều, anh triệu tập tất cả những người làm việc còn lại, giải thích cho họ nghe chỉ tiết những việc anh đã làm và tại sao phải làm để đảm bảo cho mọi người biết rằng công việc của họ không có gì đáng lo ngại nữa.
Nhưng Abel cũng nói:
- Nếu tôi còn tìm thấy một đô la nào, chỉ một đô la thôi, không được để vào đúng chỗ của nó thì người liên quan sẽ bị đuổi ngay tức thì, mà không cần phải lý giải gì nữa. Các anh nghe rõ cả rồi chứ?
Không ai nói gì.
Trong mấy tuần lễ sau đó, nhiều nhân viên khác của Richmond cũng bỏ đi sau khi họ thấy rằng Abel không có ý định làm như Desmond Pacey trước đây và cũng không kiếm lợi gì vào đó cho riêng mình. Nhưng họ bỏ đi thì có người khác vào thay ngay.
Vào cuối tháng ba, Abel mời bốn người của khách sạn Plaza về làm việc ở Richmond. Những người này có ba điều giống nhau:
trẻ, nhiều tham vọng và lương thiện. Trong sáu tháng liền, chỉ có 37 người so với 110 người trước kia còn làm việc trong khách sạn Richmond. Vào cuối năm đầu, Abel mở một chai sâm banh thật to để cùng với Davis Leroy chúc mừng Richmond Chicago đã làm ăn có lãi. Lợi nhuận được 3.468 đô la. Số tiền lãi tuy nhỏ, nhưng là khoản lãi đầu tiên của khách sạn kể từ khi nó ra đời đến nay ba chục năm. Abel dự kiến sang năm 1929 sẽ thu lợi nhuận trên 25.000 đô la.
Davis Leroy rất vui mừng. Mỗi tháng ông ta lên thăm Chicago một lần, và bắt đầu tin tưởng ở các ý kiến của Abel. Ông ta còn thừa nhận rằng cái gì đã đúng với Richmond Chicago cũng sẽ đúng với tất cả những khách sạn khác của công ty. Abel thì muốn để xem khách sạn ở Chicago hoạt động trôi chảy như một xí nghiệp làm ăn đứng đắn và có lãi đã rồi mới xét đến những nơi khác. Leroy đồng ý và hứa sẽ dành cho Abel cương vị cộng tác ở các nơi khác thuộc công ty như dã làm ở Chicago.
Mỗi lần Davis đến Chicago, họ cùng chơi dã cầu và đua ngựa với nhau. Một lần, Davis thua mất 700 đô la mà không giành được tí gì trong cả sáu cuộc đua ngựa, ông ta giơ hai tay lên trời than vãn:
- Ôi, tôi cần gì phải bận tâm đến chuyện ngựa nữa, Abel nhỉ? Cứ đua với anh là đủ rồi.
Cô Melanie Leroy mỗi lần cũng đi theo bố về đây.
Cô xinh đẹp nhưng lạnh lùng, người nhỏ nhắn có đôi chân hấp dẫn và thu hút sự chú ý của mọi người trong khách sạn. Đối với Abel, cô có vẻ cao ngạo khiến anh muốn nói chuyện làm thân gì với cô cũng khó. Cô ta cũng không để cho anh được gọi bằng cái tên thân mật "Melanie" mà phải gọi bằng "Cô Leroy" hẳn hoi.
Mãi về sau cô ta mới biết rằng anh tốt nghiệp bằng kinh tế ở Đại học Columbia và còn hiểu biết về tiền nong hơn cô rất nhiều. Từ đó, cô ta nói năng có vẻ dịu dàng hơn và thỉnh thoảng còn đến ăn một mình trong khách sạn với Abel và nhờ anh giúp cho trước khi cô thi lấy bằng Nghệ thuật Tự do ở trường Đại học Chicago. Mỗi lúc một mạnh bạo hơn, thỉnh thoảng Abel cùng cô đi nghe hoà nhạc, xem hát, và đôi khi cũng cảm thấy hơi ghen mỗi khi cô đưa bạn trai đến ăn ở khách sạn mặc dầu mỗi lần đến cô đi với một bạn khác.
Dưới bàn tay quản lý vững chắc của Abel, nhà bếp trong khách sạn đã cải tiến được rất nhiều món ăn ngon, đến nỗi có những người đã ở Chicago ba chục năm nay nhưng chưa hề biết là có khách sạn này, bây giờ cũng gọi đến giữ chỗ ở nhà ăn vào mỗi tối thứ bảy.
Abel cho trang trí lại toàn bộ khách sạn - Đã hai chục năm nay bây giờ mới được trang trí - Và cho các nhân viên ăn mặc đồng phục bằng các màu xanh và vàng.
Có một người khác mỗi năm thường về ở Richmond, một tuần và cứ đều như thế một chục năm nay, vừa bước vào cửa khách sạn đã lại quay ra, tưởng mình vào nhằm khách sạn khác. Khi Al Capone đặc tiệc cho mười sáu người trong một phòng riêng của khách sạn để mừng ngày sinh nhật, lần thứ ba mươi của ông ta, Abel biết rằng như thế là anh đã đạt tới đỉnh cao của con đường sự nghiệp.
Trong khi thị trường chứng khoán phát triển thì tài sản riêng của Abel cũng tăng thêm. Mười tám tháng trước kia anh rời khách sạn Plaza thì vốn liếng chỉ có 8.000 đô la, bây giờ tài khoản anh đã lên đến ba không.000 đô la. Anh tin rằng giá thị trường sẽ còn tăng lên nữa, vì vậy bao giờ anh cũng lấy tiền lợi nhuận ra tái đầu tư nữa. Những yêu cầu cá nhân của anh vẫn còn rất khiêm tốn. Anh đã sắm được hai bộ quần áo mới và một đôi giầy nâu mới. ăn ở do khách sạn cung cấp, và anh cũng không có gì phải chi tiêu ngoài.
Tương lai của anh xem ra là sáng sủa. Công ty Richmond vẫn có tài khoản trong ngân hàng Continental từ hơn ba chục năm nay, vì vậy khi mới đến Chicago anh đã cho chuyển tiền của mình về ngân hàng này. Hằng ngày ra ngân hàng gửi số tiền khách sạn thu được ngày hôm trước. Vào một buổi sáng thứ sáu, anh ngạc nhiên thấy có người nhắn là giám đốc ngân hàng muốn gặp anh nói chuyện. Anh biết rằng không thể có chuyện tài khoản riêng của mình bị rút ra quá mức bao giờ, vì vậy anh đoán chắc là cuộc gặp này có cái gì đó liên quan đến Richmond.
Chắc cũng không thể có chuyện tài khoản của khách sạn không đủ để trả nợ cho ngân hàng, nếu có thì ba chục năm nay bây giờ mới là lần đầu. Một nhân viên trẻ của ngân hàng dẫn Abel đi qua dãy hành lang đến trước một khung cửa gỗ rất lịch sự. Một tiếng gõ khẽ, rồi người ta đưa anh vào gặp giám đốc.
- Tên tôi là Ctưtis Phenton, - Người đứng sau bàn giấy tự giới thiệu và đưa tay ra bắt tay Abel, mời anh ngồi xuống chiếc ghế da màu xanh lá cây. Trông người ông ta tròn trĩnh, gọn gàng đeo đôi mắt kính bán nguyệt, cổ sơ mi trắng bong với chiếc cavát đen đi với bộ đồ ba mảnh của ông chủ ngân hàng.
Cảm ơn ông, - Abel bứt rứt nói. Không khí lúc này khiến anh nhớ lại cuộc gặp gỡ trước đây nỗi lo ngại là không biết rồi cái gì sẽ xảy ra.
Lẽ ra tôi mời ông cùng ăn trưa để nói chuyện thì tốt hơn , thưa ông Rosnovskị.. , nhưng...
Abel sững người. Anh quá biết rằng những ông chủ ngân hàng này chẳng dễ gì mời ai ăn không mất tiền nếu như họ không có những điều phiền toái muốn nói cho anh nghe.
- Nhưng có một vấn đề vừa xảy ra cần phải được giải quyết nên tôi muốn được cùng bàn với ông ngay.
Tôi xin đi thẳng vào vấn đề, thưa ông Rosnovski. Một trong những vị khách hàng đáng kính nhất của chúng tôi một bà có tuổi, bà Amy Leroỵ... Abel nghe nói đến tên đó ngồi thẳng ngay dậy,.... bà ta nắm trong tay hai mươi lăm phần trăm cổ phiếu của Công ty Richmond. Trước đây bà ta đã nhiều lần muốn chuyển những cổ phiếu đó sang tay ông em là Davis Leroy, nhưng ông ấy hoàn toàn không quan tâm gì đến việc mua lại nhữag cổ phiếu của bà Amy hết. Tôi có thể hiểu được những lý lẽ của ông Leroy. Ông ấy vốn đã có bảy mươi lăm phần trăm cổ phiếu của công ty rồi, chả cần phải bận tâm gì đến chỗ hai mươi lăm phần trăm còn lại kia nữa. Tài sản này là do các cụ để lại cho hai người. Nhưng bà Amy thì cứ muốn ìà đem bán những cổ phiếu ấy đi vì cứ để như thế nó sẽ chẳng bao giờ sinh lãi được.
Abel nghe chuyện đó không lấy làm ngạc nhiên chút nào.
ông Leroy cho biết là ông không phản đối việc bà Amy muốn đem bán những cổ phiếu ấy. Bà ta thì nghĩ rằng ở cái tuổi già nua hiện nay, thà có ít tiền để chi trước mắt còn hơn là cứ ngồi đó chờ cho đến khi công ty làm ăn có lãi thì không biết bao giờ. Do đó, thưa ông Rosnovski, tôi sẽ rất hoan nghênh nếu như ông biết có người nào quan tâm đến việc mua bán khách sạn và từ đó quan tâm đến việc mua những cổ phiếu này chăng?
- Bà Leroy định bán những cổ phiếu ấy với giá bao nhiêu? - Abel hỏi.
- Ồ tôi nghĩ bà ấy chỉ cần bán lấy sáu mươi lăm ngàn đô la thôi.
- Sáu mươi lăm ngàn thì hơi cao đối với loại chứng khoán không đem lại chút lời lãi nào, - Abel nói. Anh nói thêm, - Và trong những năm tời nó cũng chẳng có hy vọng gì hơn.
A, nhưng ông nên nhớ rằng người ta còn tính đến giá trị của cả mười một khách sạn kia nữa. - Crutis Phenton nói.
- Nhưng việc kiểm soát công ty vẫn là ở trong tay ông Leroy, như vậy thì hai mươi lăm phần trăm cổ phiếu của bà Leroy kia chẳng qua chỉ là những mẩu giấy thôi, không có nghĩa gì.
- Thôi thôi ông Rosnovski ơi, hai mươi lăm phần trăm của mười một khách sạn là cổ phần rất có giá trị, vậy mà chỉ có sáu mươi lăm ngàn đô la thôi đấy.
- Không có giá trị gì chừng nào ông Davis ieroy vẫn nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Ông nói với bà Leroy là chỉ nên bán lấy bốn chục nghìn đô la thôi, ông Phenton ạ, như thế thì may ra tôi kiếm được người nào đó quan tâm đến chuyện này cho ông.
- Ông không thể nghĩ là người đó có khả năng trả được cao hơn một chút sao? - Ông Phenton nhướng đôi lông mày khi ông nói đến chữ cao hơn.
- Hơn một xu nữa cũng chả có đâu, ông Phenton.
ông chủ ngân hàng chụm đầu ngón tay vào nhau, tỏ vẻ đánh giá Abel không phải vừa.
- Vậy để tôi hỏi lại bà Amy xem ý kiến bà ấy thế nào. Tôi sẽ liên hệ và báo cho ông biết ngay nhé.
Rời văn phòng Curtis Phenton bước ra, tim Abel cũng đập rộn lên như lúc anh bước vào vậy. Anh vội quay về khách sạn kiểm tra vốn liếng của mình. Tài khoản của anh hiện nay đang là 33.112 đô la với tiền riêng ở ngoài là 3.008 đô la. Kiểm lại xong, Abel định tiếp tục làm việc như mọi ngày thường, nhưng đầu óc anh khó tập trung, không biết rằng cái bà Amy Leroy kia sẽ phản ứng với cái giá anh trả ra sao, anh nghĩ bụng không biết nếu mình nắm trong tay 25 phần trăm lãi suất của công ty Richmond thì tình hình sẽ ra thế nào.
Anh ngập ngừng mãi rồi mới báo cho Davis Leroy biết chuyện này. vì anh sợ rằng ông bạn Texas rất khôn ngoan kia có lẽ cho những tham vọng của anh là một thứ đe dọa gì chăng. Sau vài ngày suy nghĩ kỹ, anh cho rằng cứ nên đàng hoàng gọi cho Davis và báo cho ông ta biết những ý muốn của anh.
- Tôi muốn nói để ông biết tại sao tôi làm điều này, Davis. Tôi tin rằng công ty Richmond sẽ có một tương lai sáng sủa, và ông có thể tin chắc rằng do có tiền của tôi nằm trong đó thì tôi sẽ càng làm việc cật lực hơn. - Anh ngừng lại, rồi nói tiếp:
- Nhưng nếu ông muốn nhận cả hai mươi lăm phần trăm đó về cho ông thì tôi cũng thông cảm.
Anh lấy làm ngạc nhiên thấy ông ta không hám. - Thế này nhé, Abel. Nếu anh tin tưởng ở công ty thì anh cứ việc mua chỗ cổ phiếu đó của Amy đi. Tôi sẽ lấy làm tự hào có anh làm người cùng chung vốn.
Thế là được rồi đấy. Nhân đây, tôi cũng báo cho anh biết là tuần sau tôi sẽ mua thêm nhà chơi của Hội Sư tử Đỏ Thế nhé.
Abel vui mừng hết sức.
- Xin cảm ơn ông, Davis. Ông sẽ không bao giờ phải ân hận về quyết định này của ông.
- Tôi cũng tin như vậy, anh bạn chung vốn ạ. Một tuần sau, Abel trở lại ngân hàng. Lần này, chính anh là người xin gặp ông giám đốc. Lại một lần nữa, anh ngồi xuống chiếc ghế da màu xanh lá cây và chờ ông Phenton nói.
- Tôi rất ngạc nhiên thấy rằng - Curtis Phenton bắt đầu nói nhưng không có vẻ gì ngạc nhiên. - Bà Leroy chấp nhận số tiền bốn chục ngàn đô la để bán hai mươi lăm phần trăm cồ phiếu của bà ta trong công ty Richmond. - Ông ta ngừng một lát rồi nhìn lên Abel.
Bây giờ đã được bà ta đồng ý như vậy rồi, tôi? xin hỏi ông có thể cho tôi biết ai là người mua những cổ phiếu ấy được không?
Vâng, Abel đáp một cách tin tưởng. - Tôi sẽ là người mua chính. - - À vâng, thưa ông, Rosnovski, - Giọng ông ta vẫn không tỏ ra ngạc nhiên.
Tôi xin phép hỏi ông làm thế nào có được bốn chục nghìn đô la?
- Tôi sẽ thanh toán những cổ phiếu của tôi và rút tiền trong tài khoản riêng, tất cả cộng lại chỉ còn thiếu chừng bốn ngàn đô la nữa. Tôi hy vọng ông sẽ có thể cho tôi tạm vay số tiền đó vì ông cũng rất tin rằng những cổ phiếu của Công ty Richmond chưa được đánh giá hết mức của nó. Vả lại, số tiền bốn ngàn đô la ấy cũng chẳng qua chỉ bằng tiền hoa hồng của ngân hàng mà thôi.
Curtis Phenton chớp mắt và nhăn mặt. Những người lịch sự có nói trắng trợn như vậy trong ngân hàng của ông bao giờ đâu. Điều làm cho ông bực hơn nữa là Abel lại chỉ có đúng bấy nhiêu tiền thôi.
- Xin ông cho tôi chút thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông nhé, ông Rosnovski. Rồi tôi sẽ báo lại để ông biết?
Nếu để chờ lâu nữa thì tôi sẽ không cần phải vay tiền, - Abel nói. - Với tình hình thị trường xoay chuyển như bây giờ thì các khoản đầu tư khách của tôi cũng sẽ đạt tới đủ bốn chục nghìn.
Abel phải chờ thêm một tuần nữa thì được ngân hàng Continental báo cho anh biết họ sẵn sàng ủng hộ anh. Anh lập tức thanh toán các tài khoản và vay thêm gần 4.000 đô la nữa để bù vào cho đủ bốn chục ngàn.
Trong sáu tháng, Abel đã trả được món nợ 4.000 đô la bằng cách mua vào bán ra cổ phiếu từ tháng ba đến tháng tám năm 1929, đó là những ngày làm ăn tốt nhất của thị trường chứng khoán.
Đến tháng chín, các tài khoản chung và riêng của anh đều có nhích lên hơn. Anh có thêm khá tiền để mua cho mình chiếc xe Buick mới và lúc này coi như anh đã làm chủ 25 phần trăm hệ thống khách sạn của Công ty Richmond. Abel lấy làm sung sướng đã bám được rất chắc vào giang sơn của Davis Leroy. Bây giờ thì anh càng tin tưởng có thể theo đuổi cô con gái của ông ta và theo đuổi cả 75 phần trăm tài sản còn lại kia nữa.
Đầu tháng Mười, anh mời Melanie đi nghe chương trình nhạc Mozart biểu diễn tại nhà giao hưởng Chicago. Diện bộ quần áo đẹp nhất vào người để tỏ ra anh đã béo tốt hơn trước, đeo chiếc cavát lụa đầu tiên và ngắm nhìn trong gương, anh tin rằng buổi tối nay anh sẽ thành công với người đẹp. Nghe hoà nhạc xong, Abel tránh không về Richmond mặc dầu thức ăn ở đó nay đã rất ngon, anh đưa Melanie đến ăn nhà hàng Loop. Anh cẩn thận, chỉ nói đến những chuyện kinh tế, chính trị, hai chủ đề mà cô ta biết là anh thông thạo. Cuối cùng, anh mời cô về phòng mình uống rượu. Cũng là lần đầu tiên cô ta được thấy những phòng trang trí rất đẹp như thế.
Abel rót Coca- Cola theo yêu cầu của cô, bỏ vào cốc vài viên đá nhỏ, đưa cốc cho cô và trong lòng càng tin tưởng thấy cô nhìn anh mỉm cười. Anh không khỏi liếc mắt nhìn vào đôi chân thon của cô bắt tréo lại với nhau. Anh tự rót cho mình một cốc buốc- bông.
Cảm ơn anh, Abel, về buổi tối rất thú vị.
Anh ngồi xuống bên cạnh cô, xoay xoay cốc rượu trong tay nghĩ ngợi.
- Trong rất nhiều năm tôi không được nghe âm nhạc Đến lúc nghe thì thấy nhạc của Mozart đi sâu vào tâm hồn mình hơn bất cứ nhà soạn nhạc nào khác Đôi khi trông anh rất là Trung - âu, Abel ạ. - Cô kéo tà áo lụa bị Abel ngồi phải. - Ai mà ngờ được rằng ông quản lý khách sạn lại thèm chú ý đến Mozart như vậy chứ Một trong những ông cha tôi, vị Nam tước Rosnovski đầu tiên, - Abel nói, đã có một lần được gặp nhà thiên tài đó và ông ta trở thành bạn thân của gia đình, do đó tôi vẫn thường nghĩ rằng Mozart là một phần của đời tôi.
Nụ cười của Melanie rất khó khăn, không biết cô thật sự nghĩ gì. Abel nghiêng đầu hôn vào má cô ở trên tai một chút, nơi có mấy sợi tóc vàng lòa xòa xuống mặt. Cô ta vẫn tiếp tục nói chuyện như không để ý gì đến hành động này của anh.
- Phrederick Stock biểu diễn chương ba hết sức sinh động, anh có thấy thế không?
Abel lại định hôn nữa. Lần này cô xoay mặt về phía anh để cho anh được hôn lên môi. Rồi cô lùi lại.
- Có lẽ tôi phải về trường đây.
- Nhưng cô vừa mới đến mà, - Abel vội vã nói. Vâng, tôi biết thế, nhưng sáng mai tôi phải dậy sớm. Chương trình ngày mai nặng lắm.
Abel lại hôn cô nữa. Cô ngả người ra ghế và Abel dần dần đưa tay lên ngực cô. Cô bỗng vùng đẩy anh ra.
- Tôi phải đi đây, Abel, - Cô nói.
- Thôi đừng, cô đừng đi vội, - Anh nói rồi lại định hôn cô nữa.
Lần này cô chặn đứng anh lại và kiên quyết đẩy anh ra.
- Abel, anh làm gì thế? Anh tưởng mời tôi đi dự hoà nhạc và cho tôi ăn một bữa là có quyền mó vào người tôi đấy sao?
- Nhưng chúng ta đã đi với nhau như thế hàng tháng nay rồi, - Abel nói. - Tôi nghĩ là cô không lấy thế làm phiền chứ.
- Có phải chúng ta đi với nhau hàng tháng đâu, Abel. Chỉ thỉnh thoảng tôi ăn với anh trong phòng ăn của cha tôi, anh tưởng như vậy có nghĩa là chúng ta đã đi với nhau hàng tháng sao?
- Tôi xin lỗi, - Abel nói. - Tôi không hề có ý muốn làm gì cô, chỉ là muốn sờ vào nglrời cô thế thôi.
- Tôi không bao giờ cho phép người đàn ông nào sờ vào người tôi, cô nói. - Trừ phi tôi sẽ lấy người đó.
Nhưng tôi muốn lấy cô, - Abel chậm rãi nói.
Melanie phá lên cười.
- Có gì lạ đâu mà cười? - Abel đỏ mặt lên hỏi.
- Anh đừng ngớ ngẩn, Abel, tôi không bao giờ có thể lấy anh được.
- Tại sao không? - Abel hỏi, rất lạ với cái giọng kiên quyết đó của cô ta.
- Sẽ chẳng bao giờ có thể có chuyện một người đàn bà dòng dõi ở miền Nam mà đi lấy một người Ba Lan mới nhập cư đâu, - Cô ta đáp và ngồi thẳng dậy vuốt lại tà áo - Nhưng tôi là một Nam tước, - Abel nói với giọng kiêu hãnh.
Melanie lại phá lên cười.
- Chắc anh không nghĩ là có người tin điều đó chứ, Abel? Anh không thấy là mỗi khi anh nhắc đến cái danh tước ấy thì cả đám nhân viên khách sạn đều cười vào lưng anh đó sao?
Anh chững người, cảm thấy quái lạ, mặt lúc đỏ lúc tái - Họ cười sau lưng tôi à?, - Anh dằn giọng hỏi.
- Phải, - Cô đáp. - Hẳn anh biết rằng trong khách sạn người ta đã đặt cho anh cái tên là Nam tước Chicago chứ Abel lặng người không nói được.
- Thôi anh đừng có ngốc nghếch và bận tâm về chuyện đó làm gì nữa. Tôi nghĩ anh đã làm được một việc rất tốt cho bố tôi và bố tôi rất khâm phục anh đấy, nhưng tôi thì chả bao giờ có thể lấy anh được.
Abel ngồi yên lặng, lẩm bẩm nhắc lại câu cô ta vừa nói.
- Tất nhiên thế rồi. Bố tôi rất quý anh, nhưng ông sẽ chẳng bao giờ đồng ý cho anh làm con rể ông ấy được đâu - Tôi xin lỗi đã xúc phạm đến cô, - Abel nói.
- Không đâu, Abel. Trái lại tôi cho như thế là mình được quý chuộng. Thôi, chúng ta hãy quên đi đừag nói đến chuyện ấy nữa. Có lẽ anh vẫn đồng ý đưa tôi về nhà chứ?
Cô đứng dậy đi ra cửa trong khi Abel vẫn còn ngồi sững người. Anh chậm chạp đứng dậy và khoác áo ngoài vào cho Melanie. Đi trong hành lang, anh chợt nhớ ra mình hơi bị thọt chân. Họ cùng vào thang máy, rồi anh gọi xe đưa cô về. Trong khi xe tắc xi đợi ở ngoài, anh tiễn cô vào đến tận cổng ký túc xá của nhà trường. Anh hôn tay cô.
- Tôi mong rằng điều này không có nghĩa là chúng ta không còn là bạn của nhau nữa, - Melame nói.
- Tất nhiên rồi, - Anh cố đáp.
Cảm ơn anh mời tôi dự buổi hòa nhạc, Abel. Tôi tin chắc anh muốn tìm một cô gái Ba Lan đẹp để lấy cô ta sẽ chẳng khó khăn gì đâu. Chúc anh ngủ ngon nhé.
- Chào cô, - Abel nói.
Abel nghĩ là sẽ không có khó khăn gì lắm với thị trường chứng khoán New York, nhưng một hôm có người khách hỏi anh xem có thể thanh toán tiền khách sạn bằng cổ phiếu được không, anh mới ngớ ra.
Bản thân Abel chỉ giữ một số ít cổ phiếu vì bây giờ hầu hết tiền nong của anh đã gắn với Công ty Richmond rồi. Tuy nhiên anh cũng nghe lời khuyên của đại lý và bán hết những cổ phiếu còn lại của anh dù chịu thiệt một ít nhưng tài sản còn lại vững vàng hơn. Giá như vốn liếng của anh vẫn còn ngoài thị trường thì có lẽ anh đã không để ý đến những hoạt động lên xuống hàng ngày của chỉ số Doqu Jones.
Wãng nửa năm đầu, khách sạn làm ăn khá. Abel tính với đà này anh sẽ thực hiện được lợi nhuận như dự kiến là 25.000 đô la cho năm 1929, và anh thường xuyên báo cho Davis Leroy về nhữnb tiến bộ đã đạt được Nhưng đến tháng mười thì diễn ra vụ suy thoái và khách sạn chỉ còn nửa số khách đến thuê. Vào ngày Thứ ba Đen tối, Abel gọi điện xuống cho Davis Leroy.
ông chủ người Texas thường vẫn rất vui tính này bây giờ có vẻ chán chường, lo nghĩ, và không muốn dính đến những chuyện sa thải người làm việc của khách sạn nữa, điều mà Abel thấy đang rất cấp bách.
- Cứ chờ đấy đã, Abel, - Ông chủ nói. - Tuần sau tôi sẽ lên rồi ta cùng giải quyết, hoặc là tìm cách giải quyết Abel nghe ông ta nói câu sau mà chột dạ.
Có vấn đề gì đấy Davis? Có gì ông cần đến tôi không?
- Lúc này thì chưa.
Abel phân vân không hiểu.
- Tại sao ông không giao quyền cho tôi giải quyết ngay bây giờ rồi tuần sau ông lên đây tôi sẽ báo cáo lại có được không?
- Không dễ dàng thế đâu, Abel. Tôi không muốn bàn nhữag vấn đề này trên điện thoại, nhưng ngân hàng họ đang gây rắc rối với tôi về chuyện thua thiệt, trên thị trường chứng khoán, họ dọa nếu tôi không thu đủ tiền trả nợ thì sẽ buộc tôi phải bán hết khách sạn đi.
Abel lạnh người.
- Nhưng anh không có gì phải lo đâu, - Davis nói tiếp một cách yếu ớt. - Tuần sau lên Chicago tôi sẽ nói chi tiết cho anh biết. Từ nay đến đó, tôi tin rằng sẽ thu xếp được ổn thỏa thôi.
Điện thoại ngắt. Anh toát mồ hôi đầy người. Điều đầu tiên anh nghĩ là phải làm thế nào để giúp được cho Davis. Anh gọi sang cho Curtis Phenton để hỏi tên người chủ ngân hàng kiểm soát Công ty Richmond là ai. Anh cảm thấy nếu mình gặp được người đó thì có thể đỡ được cho Davis lắm.
Mấy ngày sau đó Abel liên tục gọi cho Davis nhiều lần để nói với ông ta rằng tình hình đang mỗi lúc một tồi tệ hơn, vì vậy phải có quyết định gấp. Nhưng Davis lại càng tỏ ra lúng túng chưa biết phải quyết định như thế nào. Đến lúc tình hình không còn kiểm soát được nữa, Abel tự mình quyết định. Anh bảo cô thư ký gọi điện thoại đề anh nói chuyện với chủ ngân hàng nắm Công ty Richmond trong tay.
- Thưa ông gọi ai, ông Rosnovski? - Tiếng một người đàn bà trịnh trọng hỏi.
Abel nhìn xuống tên viết trên mảnh giấy để trước mặt và cũng trả lời lại bằng một giọng trịnh trọng.
- Tôi xin chuyển cho ông.
Kính chào, - Một giọng oai vệ Ở đầu dây đằng kia nói. - Tôi giúp gì được ông đây?
- Tôi hy vọng như vậy, thưa ông. Tên tôi là Abel Rosnovski, - Abel hồi hộp nói. - Tôi là người quản lý khách sạn Richmond Chicago, và tôi muốn được gặp ông để bàn về tương lai của Công ty Richmond.
- Tôi không có quyền bàn bạc với ai trừ ông Davis Leroy, - Giọng dứt khoát trên dây đáp.
Nhưng tôi là chủ của 25 phần trăm tài sản Công ty Richmond kia mà, - Abel nói.
- Như vậy cần có người giải thích cho ông biết rằng trừ phi ông làm chủ 51 phần trăm tài sản, không thì ông không có cương vị gì bàn bạc với ngân hàng được, hoặc trừ phi ông được ông Davis Leroy ủy quyền.
- Nhưng ông ấy là bạn thân của tôị...
- Hẳn là như thế rồi, thưa ông Rosnovski.
- Và tôi muốn giúp - ông Leroy có giao cho ông quyền đại diện không?
Không, nhưng....
- Vậy thì rất tiếc. Về mặt nghề nghiệp, tôi sẽ không thể tiếp tục câu chuyện này với ông được.
Sao ông nhẫn tâm vậy? - Abel nói nhưng liền đó lấy làm ân hận ngay.
- Đó là ông nghĩ vậy thôi, ông Rosnovski. Xin chào ông.
ôi đồ chết tiệt, Abel nghĩ bụng và dập máy xuống. Anh lo rằng mình làm như vậy còn có hại hơn là giúp ích cho Davis. Bây giờ anh không còn biết làm gì nữa.
Nhưng anh không phải chờ lâu.
Tối hôm sau Abel thoáng thấy Melanie ở nhà ăn trong khách sạn. Cô ta không còn có vẻ tươi tỉnh và tự tin như mọi khi, mà có dáng mệt mỏi, lo âu.
Anh đã định đến hỏi cô ta xem có chuyện gì không, nhưng rồi lại thôi. Anh trở về phòng làm việc và chợt thấy Davis Leroy đang đứng một mình trước nhà sảnh. Ông ta mặc chiếc áo kẻ sọc đúng như ngày đầu ông đã gặp nói chuyện với Abel ở khách sạn Plaza.
- Có Melame trong phòng ăn không - Có cô ấy đang ở đó, - Abel nói. - Tôi không biết hôm nay ông lên đây. Để tôi báo thu xếp phòng đặc biệt cho ông ngay.
- Chỉ một đêm thôi, Abel, rồi chốc nữa tôi gặp riêng anh một tí.
Vâng được.
Abel không thích nghe nói đến "gặp riêng". Hay là Melanie đã mách bố về chuyện hôm trước? Có phải vì thế mà mấy hôm vừa rồi anh không sao yêu cầu Davis quyết định được gì hết?
Davis Leroy đi vội vào phòng ăn trong khi Abel ra quầy tiếp tân kiểm tra lại xem phòng đặc biệt trên tầng mười bảy có khách nào ở không. Đến nửa số phòng khách sạn không có khách, vì vậy phòng đặc biệt không có ai ở cũng là tự nhiên. Abel ghi tên cho ông chủ vào phòng đó rồi anh đứng ở quầy tiếp tân chờ đến hơn một tiếng đồng hồ. Anh trông thấy Melanie bỏ ra, mặt mũi sưng sỉa như cô ta vừa mới khóc vậy. Vài phút sau, bố cô theo ra.
- Anh kiếm lấy chai buốc- bông, Abel- chắc là khách sạn phải có - Rồi lên phòng tôi nhé.
Abel lấy hai chai buốc- bông ở tủ riêng của anh rồi lên tầng mười bẩy và đến phòng ông, trong bụng vẫn lo nghĩ không biết Melanie có nói gì với bố không.
- Anh mở chai, và tự rót cho anh một cốc lớn đi, Abel, - Davis Leroy nói.
Một lần nữa, Abel cảm thấy sợ chưa biết là sẽ có chuyện gì. Lòng bàn tay anh bắt đầu toát mồ hôi. Chả có lý vì anh muốn lấy con gái ông chủ mà bị đuổi?
Leroy với anh đã là bạn gần gũi với nhau từ hơn một năm nay rồi. Chuyện gì rồi anh cũng sẽ biết ngay đây thôi.
Uống cạn cốc rượu của anh đi.
Abel nốc một hơi hết cốc rượu. Davis Leroy cũng vậy - Abel, tôi hoàn toàn sập tiệm rồi. - Leroy ngừng lại một chút và lại rót rượu cho cả hai người. - Một nửa nước Mỹ cũng sập tiệm rồi, anh thử nghĩ coi.
Abel không nói gì, phần vì anh không nghĩ ra điều gì để nói. Hai người ngồi nhìn nhau rồi lại uống tiếp một cốc nữa. Abel cố thốt lên:
- Nhưng ông vẫn còn làm chủ mười một khách sạn.
- Đó là trước đây - Davis Leroy nói. - Phải nói đó là quá khứ Abel ạ. Tôi không còn làm chủ một khách sạn nào nữa. Ngân hàng đã thu về cho họ từ thứ năm trước rồi.
- Nhưng nó thuộc về ông kia mà. Nó thuộc về gia đình ông từ hai đời nay rồi kia mà, - Abel nói.
- Trước kia thì thế, bây giờ thôi rồi. Bây giờ nó thuộc về ngân hàng. Không có lý gì anh không biết tất cả sự thật đó, Abel. Hầu như mọi người ở Mỹ lúc này đều gặp tình trạng ấy, anh to anh bé cũng vậy.
Khoảng mười năm trước đây, tôi vay hai triệu đô la và lấy những kháeh sạn đó ra ký quỹ. Tôi đem tiền đó ra kinh doanh cổ phiếu, gửi nó vào những công ty rất vững chắc. Tôi đã xây dựng vốn lên đến gần năm tnệu, và cũng vì thế tôi không quan tâm gì đến những khách sạn nữa, vả lại nó vẫn luôn luôn được giảm thuế tính vào lợi nhuận tôi kiếm được trên thị trường.
Đến bây giờ thì những cổ phiếu khách sạn ấy không còn giá trị gì nữa, chỉ có đem làm giấy vệ sinh mà thôi. Trong ba tuần qua tôi cố sức bán đi nhưng không có ai mua.
Thế là thứ năm vừa rồi ngân hàng đã khóa sổ đối với tôi rồi. - Abel nhớ là anh nói chuyện này với chủ ngân hàng đúng vào hôm thứ năm. - Hầu hết những người nào là nạn nhân của cuộc phá sản lần này chỉ còn có mấy mẩu giấy để đảm bảo cho nhữag khoản vay của họ, nhưng với trường hợp của tôi thì ngân hàng họ đã có giấy tờ đem ký quỹ khách sạn từ trước rồi nên chả làm thế nào được. Vì thế đến khi tôi sập tiệm thì họ đã lập tức chiếm hữu các khách sạn. Bọn họ có cho tôi biết là sẽ bán công ty này đi, càng nhanh càng tốt.
- Thế là điên rồ. Họ sẽ chả thu về được gì vào lúc này, còn nếu họ ủng hộ chúng ta qua được cơn khó khăn này,. chúng ta sẽ cho họ thấy đầu tư có lãi cho mà coi.
Tôi biết anh làm được, Abel. Nhưng họ đã có kinh nghiệm với tôi trong quá khứ rồi nên không chịu. Tôi đã đến gặp họ giới thiệu về anh, và còn bảo họ tôi sẽ tập trung sức vào công ty này nếu được họ ủng hộ.
Nhưng họ không thèm quan tâm nữa. Họ chỉ còn coi tôi như một lìoại ngớ ngẩn mới vào nghề chẳng biết làm ăn gì nữa và cũng không còn vốn liếng gì. Trời ơi, tôi mà có cơ hội quay lại được, tôi sẽ cho cái thằng chủ ngân hàng ranh con ấy một trận rồi chiếm luôn cả ngân hàng của nó nữa. Bây giờ đây, điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là uống cho say đi. Vì tôi hết rồi, không còn xu nào nữa, phá sản rồi.
Thế là tôi cũng hết, - Abel chậm rãi nói.
- Không, anh bạn ơi, anh còn cả một tương lai trước mặt. Bất cứ ai tiếp quản công ty này cũng không thể làm gì được nếu không có anh.
- Ông quên rằng tôi có 25 phần trăm tài sản công ty Davis Leroy trừng trừng nhìn anh. Rõ ràng là ông ta đã quên đi điều đó.
- Ôi Lạy Chúa! Tôi có biết đâu anh đã bỏ hết tiền vào cơ nghiệp của tôi như thế, Abel? - Giọng ông ta cảm động.
- Bỏ hết, không còn giữ xu nào, - Abel nói. - Nhưng tôi không tiếc đâu, Davis. Thà mất cho một người khôn ngoan còn hơn được với một anh ngốc - Anh lại rót rượu buốc- bông vào cốc mình.
Davis Leroy long lanh nước mắt.
Anh biết không, Abel, anh là người bạn tốt nhất người ta có thể có được trên đời này. Anh chấn chỉnh lại khách sạn này, anh lại bỏ tiền của anh vào đó. Bây giờ tôi làm cho anh sạt nghiệp mà anh không hề phàn nàn một lời nào. Rồi lại còn con gái tôi nó không chịu lấy anh nữa chứ.
- Ông không lấy làm phiền lòng việc tôi hỏi cô ấy sao? - Abel nói. Mặc dầu đã có rượu vào người rồi, anh vẫn cứ không tỉn rằng ông ta không trách anh về chuyện đó.
- Cái con bé ngul ngốc ấy nó chả biết phân biệt tốt xấu thế nào. Nó muốn lấy một anh chàng chủ ngựa nào đó ở niền Nam mà trong gia phả đã có ba đời làm tướng cơ. Còn nếu lấy một anh nào ở miền Bắc thì cụ kỵ anh ta đã từng phải là người đầu tiên đến đất này bằng chiếc thuyền MaynoWer mới được. Nếu có anh nào khoe rằng mình có bà con họ hàng đã từng đi trên chiếc thuyền ấy, thì loại thuyền như vậy cũng đã chìm đến một nghìn lần trước khi sang đến đất này rồi. Rất tiếc tôi không có đứa con gái nào khác để gả cho anh. Abel. Chưa từng có ai phục vụ tôi trung thành hơn anh được. Có anh là một thành viên trong gia đình thì tôi cũng tự hào. Anh với tôi cùng cộng tác với nhau thì thành một cánh rất mạnh đấy, tuy nhiên tôi nghĩ một mình anh cũng đủ đánh bại cả đám họ rồi. Anh còn trẻ, phía trước anh còn đủ mọi thứ.
Mới hai mươi ba tuổi mà Abel bỗng cảm thấy mình rất già.
- Cám ơn ông đã tin cậy tôi và tâm sự như thế, Davis - Anh đáp. Vả lại, ai cần quái gì đến cái thị trường chứng khoán ấy? ông biết không, ông là người bạn tốt nhất tôi chưa từng có đấy. - Rượu đã bắt đầu nói.
Abel rót cho mình một cốc buốc- bông nữa và nốc cạn. Đến gần sáng thì hai người đã làm hết cả hai chai rượu. Lúc Davis ngủ thiếp đi ở ghế thì Abel cố gượng dậy đi xuống tầng mười, cởi quần áo rồi lăn ra giường Anh đang ngủ say thì có tiếng đập cửa thình thình. Đầu anh quay cuồng nhưng tiếng đập cửa vẫn tiếp tục mỗi lúc một to hơn. Anh lật đật đứng dậy được và lê bước ra cửa. Đó là chú nhỏ sai vặt của khách sạn.
- Mau lên, ông Abel, ông xuống mau lên, - Chú bé vừa nói vừa chạy xuống hành lang.
Abel khoác vội chiếc áo ngủ lên người, xỏ chân vào đôi đép rồi lảo đảo chạy theo, chú bé đang giữ cửa thang máy cho anh bước vào.
Mau lên, ông Abel,- Chú bé lại nói.
- Đi đâu vội thế- Abel hỏi. Đầu óc anh vẫn còn quay cuồng. Thang máy từ từ xuống nhà. Anh chợt nhớ ra cuộc nói chuyện hồi đêm. Có lẽ bây giờ ngân hàng đến tịch thu khách sạn đây.
- Có một người nhảy ra ngoài cửa sổ.
- Khách à? Abel tỉnh ngay người.
- Vâng, có lẽ thế, - Chú bé nói. - Nhưng tôi không chắc lắm.
Thang máy xuống đến tầng cuối. Abel vội đẩy cửa sắt và chạy ra đường. Cảnh sát đang có mặt ở đây.
Giá không trông thấy chiếc áo kẻ sọc sặc sỡ kia thì anh không nhận ra người đó là ai. Một viên cảnh sát đang lấy những chi tiết cua vụ tai nạn. Một người mặc thường phục bước đến chỗ Abel.
ông là quản lý?
- Vâng, chính tôi.
ông có thể biết được người này là ai không?
- Tôi biết, - Abel đáp, lưỡi hơi líu.- Tên ông ta là Davis Leroy.
ông có biết ông ta ở đâu đến và chúng tôi làm thế nào liên lạc với người thân của ông ta được?
Abel ngoảnh đi không dám nhìn vào thân thể ông ta đã bị dập nát hết. Anh ta trả lời như chiếc máy.
ông ta ở Dallas, có cô Melanie Leroy là con gái ông ta. Cô ấy là sinh viên đang sống trong khu học xá của Đại học Chicago.
- Được Chúng tôi sẽ cho người đến gặp cô ta ngay.
- Không, ông đứng làm thế. Để tôi đích thân đi gặp cô ấy Abel nói.
- Cảm ơn ông. Không phải do người lạ báo tin thì như vậy tốt hơn.
- Thật là một điều khủng khiếp, mà không cần thiết phải làm thế này,- Abel nói và liếc nhìn lại thân thể người bạn.
- Ngày hôm nay, đây là vụ thứ bảy ở Chicago đấy,- Viên sĩ quan nói và gập cuốn sổ nhỏ lại. - Chúng tôi sẽ còn cần phải kiểm tra lại phòng ông ta nữa. Ông đừng cho ai thuê căn phòng ấy nếu chúng tôi chưa có lệnh nhé.
Vâng, tùy ông.
Viên cảnh sát bước ra chiếc xe cứu thương.
Abel nhìn mấy người khiêng cáng nhặt cái xác của Davis Leroy ở vỉa hè lên. Anh thấy lạnh run người, khuỵu đầu gối xuống và trong bụng đau dội lên. Lại một lần nữa anh mất đi một người bạn gần gũi nhất.
Có lẽ, nếu mình uống ít đi và suy nghĩ thêm một chút thì đã cứu sống được ông ấy rồi. Anh gượng đứng dậy trở về phòng, tắm nước lạnh thật lâu rồi lóng ngóng mặc quần áo vào. Anh gọi mang đến cốc cà phê đen.
Uống xong, anh miễn cưỡng bước lên phòng đặc biệt rồi mở cửa. Ngoài hai chai rượu buốc- bông đã uống cạn, trong phòng không có một tí đấu hiệu gì nói lên cái thảm cảnh đã diễn ra trước đây ít phút. Rồi anh thấy trên chỉếc bàn ở đầu giường có mấy bức thư.
Giường vẫn còn để nguyên, chưa ai nằm. Một bức thư gửi cho Melame. Bức thư thứ hai gửi cho một luật sư ở Dallas. Và một bức thứ ba gửi Abel. Anh xé thư ra xem, nhưng hầu như không dám đọc những lời nói cuối cùng của Davis Leroy. Thư viết:
,,Abel thân mến, Sau khi ngân hàng quyết định như vậy, tôi chỉ còn một cách này thôi. Tôi không còn gì để sống. Làm lại từ đầu thì tôi đã già quá rồi. Tôi muốn anh biết là tôi tin rằng anh là người duy nhất có thể làm được điều gì đó thoát khỏi tình trạng rắc rối ghế gớm này.
Tôi đã viết lại một chúc thư trong đó để lại cho anh cả 75 phần trăm chứng khoán của công ty Richmond.
Tôi biết cái đó bây giờ vô dụng, nhưng nó sẽ đảm bảo cho anh với cương vị là người chủ hợp pháp của công ty. Anh đã có can đảm mua 25 phần trăm cổ phần bằng tiền của anh, thì anh có quyền xem xét sẽ mặc cả với ngân hàng như thế nào. Tôi để tất cả những gì còn lại cho Melanie, kể cả ngôi nhà. Chỉ có anh là người báo tin cho nó biết thôi. Đừng để cảnh sát nói.
Tôi sẽ rất tự hào nếu có anh là con rể đấy Bạn anh, Davis" Abel đọc đi đọc lại bức thư rồi gấp lại cẩn thận cất vào ví.
Vào cuối buổi sáng hôm đó anh đến học xá và tìm cách báo tin một cách nhẹ nhàng cho Melame biết.
Anh ngồi trên ghế mà lúng túng mãi không biết nói gì thêm sau khi báo tin ấy. Nhưng cô nghe tin ấy với vẻ rất bình tĩnh, dường như cô đã biết trước chuyện sẽ xảy ra mặc dầu cô không che giấu được nỗi xúc động. Cô không khóc trước mặt Abel, có lẽ để anh về rồi cô sẽ khóc.
Lần đầu tiên trong đời, anh cảm thấy thương xót cho cô.
Abel trở về khách sạn. Anh quyết định không ăn bữa trưa và bảo người phục vụ chỉ đem lên cho anh một cốc nước cà chua trong khi anh mở xem các thư từ gửi đến. Có một lá thư của Curtis Phenton thuộc ngân hàng Continental. Anh chắc ngày hôm nay sẽ có nhiều thư lắm. Phenton có nhận được lời khuyên của một ngân hàng Boston tên là Kane và Cabot, và họ sẵn sàng nhận trách nhiệm về tài chính đối với Công ty Richmond. Lúc này, công việc kinh doanh vẫn cứ nên tiếp tục như thường, chờ đến khi nào có thể họp với ông Davis Leroy để bàn về số nhận các khách sạn trong công ty đã. Abel ngồi nhìn những chữ trong lá thư ấy, rồi sau khi uống hết cốc nước cà chua nữa, anh thảo một bức thư cho chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, một ông Alan Lloyd nào đó. Năm ngày sau, anh nhận được thư trả lời yêu cầu anh đến dự một cuộc họp ở Boston vào ngày bốn tháng giêng để thảo luận việc thanh toán công ty với một ông giám đốc chuyên lo về những vụ phá sản. Trong khi chờ đợi, ngân hàng sẽ có thể tìm hiểu thêm được về cái chết bất ngờ và bi thảm của ông Leroy.
Cái chết bất ngờ và bi thảm ư? Vậy ai gây ra cái chết ấy? Abel bỗng thốt lên rất to. Anh nhớ lại câu nói của Davis Leroy lúc trước:
"Tôi mà có cơ hội quay lại được tôi sẽ cho cái thằng chủ ngân hàng ranh con ấy một trận rồi chiếm luôn cả ngân hàng của nó cho mà coi - Ông đừng lo Davis. Tôi sẽ làm việc đó cho ông, - Abel nói.
Trong những tuần cuối năm đó, Abel điều khiển các hoạt động của khách sạn công ty Richmond Continental một cách rất chặt chẽ, từ nhân viên đến giá cả và cố làm sao cho không bị chìm thêm nữa.
Anh không thể không nghĩ đến mười khách sạn kia trong công ty bây giờ tình hình ra sao. Nhưng dù nghĩ đến anh cũng không có thì giờ tìm hiểu. Vả lại cũng không phải là trách nhiệm của anh nữa.
° ° °
Ngày bốn tháng Giêng năm 1939, Abel Rosnovski đến Boston,anh đi từ ga xe lửa đến ngân hàng Kane và Cahot bằng xe tắc xi và đến trước giờ hẹn ít phút. Anh ngồi ở phòng tiếp khách, phòng này rộng hơn và trang hoàng đẹp hơn bất cứ phòng ngủ nào ở khách sạn Richrllol Chicago. Anh ngồi đọc tờ Nhật báo phố Wall. Tờ báo toàn nói cái điệu như năm một ngàn chín trăm ba mươi sẽ là năm làm ăn khấm khá hơn. Anh không tin. Một người đàn bà cỡ trung niên có vẻ nghiêm nghị bước vào phòng.
- Ông Kane sẽ gặp ông bây giờ, thưa ông Rosnovski.
Abel đứng dậy theo bà qua dẫy hành lang dài vào một căn phòng nhỏ lát gỗ sồi có chiếc bàn lớn bọc da.
Ngồi đằng sau bà là một người đàn ông to lớn, đẹp trai mà Abel đoán cũng chạc tuổi mình. Mắt anh ta cũng ánh như mắt Abel. Trên tường phía sau anh ta là một bức tranh chân dung của một người lớn tuổi hơn, nét mặt giống với người trẻ tuổi ngồi dưới. Đó hẳn là bố anh ta, Abel nghĩ bụng. Nhìn anh ta, Abel đã nghĩ ngay là với vụ suy thoái này, anh ta vẫn sẽ sống sót được. Ngân hàng thì muốn thế nào họ cũng vẫn có lợi.
- Tên tôi ìà Wilham Kane, - Người trẻ tuổi ngồi sau bàn đứng dậy chìa tay ra. - Xin mời ông ngồi, ông Rosnovski.
Cảm ơn ông, - Abel đáp.
Wilìiam nhìn kỹ con người nhỏ bé trong bộ quần áo không vừa với anh ta lắm nhưng có đôi mắt rất cương nghị.
- Có lẽ ông cho phép tôi nói ngay đến tình hình gần đây nhất theo chỗ chúng tôi hiểu - Nhà ngân hàng mắt xanh nói.
- Vâng, tất nhiên.
- Cái chết bi thảm và quá sớm của ông Leroỵ...- William nói với một vẻ không tự nhiên lắm.
Phải, do sự bất nhã của các ông đấy, Abel nghĩ bụng.
- Hình như đã đặt ông vào tình thế phải quản công ty Richmond này cho đến khi nào ngân hàng chúng tôi tìm được người mua những khách sạn ấy.
Mặc dầu bây giờ cả trăm phần trăm cổ phần của công ty đều đã mang tên ông nhưng toàn bộ tài sản đó, dưới dạng mười một khách sạn, đều đã được ông Leroy trước đây thế chấp để vay của ngân hàng hai triệu đô la, do đó về mặt pháp lý đã là tài sản của chúng tôi. Như vậy ông không còn trách nhiệm gì với những khách sạn ấy nữa. Nếu như bây giờ ông muốn hoàn toàn tách mình ra khỏi những hoạt động này, thì tất nhiên chúng tôi cũng rất thông cảm.
Một kiểu gợi ý rất xúc phạm đây, Wilham nghĩ bụng, nhưng đằng nào thì cũng phải nói ra.
Còn Abel thì nghĩ:
đây là kiểu mà bất cứ anh chủ ngân hàng hàng nào cũng làm, hễ có vấn đề khó khăn là rũ tuột ngay.
William Kane nói tiếp.
Trong khi chờ đợi thanh toán số tiền hai triệu đô la nợ ngân hàng, tôi e rằng chúng tôi phải xét đến những tài sản khác của ông Leroy coi như không đủ để trả nợ. Chúng tôi ở ngân hàng này rất hoan nghênh việc dính líu của riêng ông đến công ty, và chúng tôi chưa làm gì đụng đến các khách sạn ấy trước khi có dịp nói chuyện trực tiếp với ông. Chúng tôi nghĩ có lẽ ông có thể biết đến người nào đó có ý mua lại những tài sản này, như nhà cửa, đất đai, và bản thân công việc kinh doanh kia cũng là một tài sản có giá trị.
- Nhưng không đủ giá trị để ông ủng hộ tôi chứ gì,- Abel nói.- Anh đưa tay lên vuốt mớ tóc đen rậm của mình. - Ông sẽ cho tôi một thời gian bao nhiêu lâu để tìm người mua?
William ngập ngừng một lúc vì anh trông thấy chiếc vòng bạc ở cổ tay Abel Rosnovski. Anh đã có trông thấy chiếc vòng bạc đó một lần rồi, nhưng không thể nhớ ra là đã thấy ở đâu.
- Ba mươi ngày. Ông nên nhớ rằng hiện nay hàng ngày ngân hàng vẫn phải chịu đựng những mất mát của mười trong số mười một khách sạn ấy. Chỉ có Chicago Richmond là có lãi chút ít thôi.
- Nếu ông cho tôi thêm thời gian và ủng hộ tôi, ông Kane, tôi sẽ làm cho tất cả eác khách sạn đó kinh doanh có lãi. Tôi biết là tôi làm được, - Abel nói. - Chỉ cần ông cho tôi một cơ hội để tôi chứng minh điều đó.- Abel thấy mình như nghẹn họng, không nói được hết lời - Mùa thu năm ngoái khi ông Leroy đến gặp chúng tôi cũng đã đảm bảo với ngân hàng như vậỵ. - Wiìham nói.- Nhưng thời buổi bây giờ khó khăn lắm.
Không thể nói trước là kinh doanh khách sạn sẽ phất lên được, mà chúng tôi thì không phải những người chuyên việc khách sạn, thưa ông Rosnovski. Chúng tôi chỉ là những nhà ngân hàng.
Albel đã bắt đầu thấy bực mình với cái "thằng ranh con" ăn mãc lịch sự này. Davis nói đúng thật. - Cũng là khó khăn với các nhân viên khách sạn của tôi nữa đấy - Anh nói.- Ông tưởng tượng bây giờ bán những khách ấy đi thì họ còn sống nhờ vào đâu được?
- Tôi e rằng đó không phải trách nhiệm của chúng tôi ông Rosnovski ạ. Tôi phải hành động cho lợi ích tốt nhất của ngân hàng vậy thôi.
Lợi ích tốt nhất của chính ông chứ, ông Kanẻ- Abel nói lại, giọng gay gắt.
Anh chàng kia đỏ mặt.
Đó là một ý kiến không công bằng, ông Rosnovski ạ nếu như không thông cảm với những khó khăn của ông thì tôi sẽ rất lấy làm giận đấy.
- Rất tiếc là ông không kịp thời thông cảm với ông Davis Leroy, - Abel nói. - Nếu được thông cảm thì đã không có chuyện. Ông Kane, chính ông đã giết chết ông ấy. chính ông đã đẩy ông ấy đến chỗ phải nhẩy ra ngoài cửa sổ, ông và những đồng nghiệp của ông chỉ việc ngồi yên phận ở đây trong khi chúng tôi phải lăn lưng ra mà làm để đảm bảo cho các ông có thể khi thuận tiện thì kiếm bở còn khi không thuận tiện thì đè đầu đè cổ người ta chứ gì?
William cũng đã nổi nóng. Tuy nhiên, anh không biểu lộ ra ngoài mặt như Abel Rosnovski.
- Kiểu bàn bạc như thế này thì chẳng đưa chúng ta đến đâu được, ông Rosnovski. Tôi cần báo trước để ông biết nếu trong vòng ba mươi ngày ông không kiếm ra được người mua, thì buộc chúng tôi sẽ phải đưa các khách sạn ra công khai bán đấu giá.
Rồi sau đó ông sẽ khuyên tôi tìm vay tiền ở một ngân hàng khác chứ gì, - Abel mỉa mai. - Ông biết tôi là thế nào rồi mà ông vẫn không ủng hộ, vậy ông bảo tôi còn đi đâu nữa - Tôi e rằng tôi cũng không biết, - Wilham đáp. - Điều đó là hoàn toàn tùy ông. Lệnh của ban giám đốc chúng tôi là giải quyết tài sản này càng nhanh càng tốt và tôi cũng chỉ biết làm như vậy. Có lẽ xin ông tiếp xúc với tôi không chậm hơn ngày bốn tháng hai và cho tôi biết ông đã tìm được người mua chưa. Xin chào ông, ông Rosnovski.
William đứng dậy và lại chìa bàn tay. Lần này, Abel không thèm bắt tay nữa và anh đi thẳng ra cửa.
Willam đứng đó nhăn mặt nhìn theo Abel đã đóng cửa lại. Anh vẫn còn băn khoăn về chiếc vòng bạc kia. Không biết anh đã nhìn thấy nó ở đâu một lần rồi.
Cô thư ký trở lại. Cô ta nói.
- Con người nhỏ bé mà ghê gớm quá.
- Không đâu, không hẳn như thế đâu, - William nói.- Ông ta nghĩ rằng chính chúng ta đã giết người bạn đồng sự của ông ta, và bây giờ thì cllúng ta đang giải tán công ty của ông ta mà không đếm xỉa gì đến những người làm ăn ở đó, chưa kể đến bản thân ông ta là một người tỏ ra rất có năng lực. Phải nói là ông Rosnovski đã rất có lễ độ mặc dầu ở trong hoàn cảnh như vậy, còn tôi thì phải thú thật là tôi rất lấy làm tiếc thấy ban giám đốc ngân hàng này đã không chịu ủng hộ Ông ta. - Anh nhìn lên cô thư ký.
- Cho tôi nói chuyện điện thoại với ông Cohen.
° ° °
Albel trở về Chicago vào sáng hôm sau, trong lòng vẫn còn bực bội về chuyện Wilham Kane đã đối xử với mình như vậy. Anh không nghe rõ chú bé bán báo rao những gì ở góc đường vì anh đang gọi chiếc xe tắc xi và trèo lên ngồi ở phía sau.
- Cho tôi về khách sạn Richmond.
ông có phải nhà báo không?- Người lái xe đánh lên phía phố State và hỏi anh.
- Không. Sao ông hỏi thế?- Abel nói.
- Không, vì ông hỏi về Richmond mà. Hôm nay các nhà báo đều đến đó cả.
Abel không thể nhớ ra khách sạn Richmond của mình có định làm gì để thu hút các nhà báo như vậy đâu nhỉ.
Người lái xe nói tiếp:
- Nếu ông không phải nhà báo thì có lẽ tôi đưa ông đến một khách sạn khác chứ?
- Tại sao thế? Abel hỏi lại, ngơ ngác.
Nếu ông về khách sạn đó thì chả ngủ ngon được đâu vì Richmond đă bị cháy trụi rồi còn đâu.
Chiếc xe vừa quay rẽ ở góc đường thì Abel đã thấy mình đối diện với cảnh khách sạn Chicago Richmond bị cháy trụi. Xe cảnh sát, xe cứu hỏa, gỗ ván bị cháy đen với nước tràn trề cả ngoài đường phố. Anh bước ra ngoài xe nhìn những gì còn lại của căn nhà đầu đàn của công ty Davis Leroy.
Người Ba Lan thường khôn ngoan tỉnh táo sau khi tai vạ đã xảy ra rồi, Abel nghĩ bụng và nắm chặt tay đấm mạnh vào bên chân thọt của anh. Anh không thấy đau, vì chẳng còn lại gì để mà thấy đau nữa.
- Bọn khốn nạn?- Anh thét to lên. - Tao đã chịu đựng còn hơn thế này nữa cơ. Nhưng rồi tao sẽ diệt từng đứa chúng mày cho mà coi. Từng thằng Đức, thằng Nga, thằng Thổ Nhĩ Kỳ, thằng vô lại Kane, và bây giờ đến cả cái này nữa. Tao sẽ diệt hết. Không ai giết được Abel Rosnovski đâu.
Người phó quản lý trông thấy Abel đang hoa chân múa tay bên chiếc xe tắc xi vội chạy đến. Abel cố tỏ ra bình tĩnh.
Mọi người chạy ra được an toàn chứ? - Anh hỏi.
- Vâng, lạy Chúa. Khách sạn gần như không có khách, vì vậy chạy thoát ra được không có vấn đề gì lắm. Chỉ một vài người hơi bị xây xát và bị bỏng, đã được đưa đến bệnh viện. Nhưng ông không có gì đáng phải lo đâu.
- Tốt. ít ra cũng yên tâm được về chuyện đó. Tạ Ơn Chúa, khách sạn đã được bảo hiểm cẩn thận, tôi nhớ hình như trên một triệu đô la. Chúng ta rất có thể biến cái tai vạ này thành ra có lợi được đấy.
- Nếu đúng như báo chí sáng nay đã nói thì không được đâu - Anh nói vậy là sao?- Abel hỏi.
- Có lẽ tự Ông nên đọc xem trong đó nói gì thì hơn, ông chủ ạ, - Người phó quản lý đáp.
Abel bước đến quầy bán báo gần đó, bỏ ra hai xu mua số báo mới nhất của tờ Diễn đàn Chicago. Dòng chữ lớn ở trang đầu đã đủ nói lên hết cả:
KHÁCH SẠN RiCHMoND BốC CHÁY - Có THỂ Do Cố Ý ĐốT PHÁ Abel lắc đầu tỏ ra không tin. Anh đọc đi đọc lại dòng chữ đó.
- Còn có gì xảy ra hơn thế được?- Anh lẩm bẩm.
ông có chuyện gì không thế?- Chú bán báo hỏi.
- Hơi một tí thôi,- Abel đáp và quay lại người phó quản lý.
- Ai phụ trách điều tra của cảnh sát?
- Viên sĩ quan đang đứng tựa vào xe cảnh sát kia kìa, - Người phó quản lý nói và chỉ tay ra phía một người cao gầy có cái đầu hói. - Tên ông ta là Trung úy o Malley.
- Được rồi,- Abel nói.- Bây giờ ông cho tất cả nhân viên sang khu nhà phụ đi. Mười giờ sáng mai tôi sẽ đến gặp tất cả mọi người. Còn trước đó ai muốn tìm tôi thì đến nhà hàng Stenvens. Tôi sẽ ở đây cho đến khi nào điều tra ra vụ này.
- Như thế cũng được.
Abel bước ra chỗ Trung úy óMalley tự giới thiệu.
Viên cảnh sát cao gầy hơi cúi xuống bắt tay Abel. A, ông cựu quản lý biến đi đâu mất bây giờ mới về nhìn cảnh tan hoang đây.
- Ông sĩ quan, tôi không thấy đó là chuyện đáng đùa,- Abel nói.
- Xin lỗi, - Ông ta nói.- Đúng là không có gì đáng đùa. Khiếp, mất cả một đêm dài. Ta đi uống cái gì chứ.
Viên cảnh sát cầm lấy khuỷu tay Abel và đưa anh qua Đại lộ Michigan đến một hiệu ăn ở góc đường.
Trung úy óMalley gọi hai cốc sữa trứng. Abel cười khi anh thấy người ta để trước mặt cốc sữa đã đánh lên thành bọt trắng xoá. Từ bé đến giờ, đây là lần đầu tiên anh ăn sữa trứng đánh thành bọt.
- Tôi biết thế này là ngộ lắm. Mọi người trong thành phố đều phá luật và họ đều uống rượu buốc- bông với uống bia, - Viên cảnh sát nói,- Vì vậy phải có người uống cái khác chứ. Dù sao, luật cấm uống rượu cũng chẳng thể cấm mãi được. Rồi sau đây chắc tôi sẽ gặp nhiều khó khăn, vì bọn cướp sẽ phát hiện ra là tôi chỉ thích có sữa đánh trứng thôi.
Abel lại cười.
- Bây giờ nói đến những vấn đề của ông, ông Rosnovski. Trước hết tôi phải nói ngay là ông sẽ chẳng có tí hy vọng gì giành được tiền bảo hiểm cho khách sạn đó đâu. Các nhà chuyên gia chữa cháy đã đi xem xét kỹ lưỡng tất cả những chỗ còn lại của toà nhà và họ phát hiện ra đâu đâu cũng sặc mùi dầu lửa.
Mà người ta cũng không thèm giấu nó nữa cơ. chỉ cần một que diêm đủ cho cả tòa nhà cháy bùng lên rồi.
- Ông có nghĩ là ai gây ra chuyện này không? Abel hỏi.
- Xin ông để tôi hỏi. Ông có nghĩ về chuyện ai có thù hằn gì với khách sạn hoặc với cá nhân ông không?
Abel ậm ừ nói.
- Có đến năm chục người, ông ạ. Hồi mới đến đây, tôi đã thanh toán cả một bọn sâu mọt. Nếu ông cần, tôi có thể cho ông cả danh sách.
Có lẽ tôi sẽ cần đến, nhưng cứ theo như người ta nói ở quanh đó thì có thể tôi cũng không cần đến, - Viên trung úy nói.- Tuy nhiên, nếu ông có được một thông tin gì chắc chắn thì ông cứ cho tôi biết, ông Rosnovski. Ông cần cho tôi biết, vì tôi nói để ông liệu là ông có rất nhiều kẻ thù ở ngoài kia lắm đấy, ông ta vừa nói vừa chỉ tay ra ngoài phố.
- Ông nói vậy là sao?- Abel hỏi.
Có người nói chính ông làm chuyện đó vì ông đã mất hết tiền vào vụ phá sản vừa rồi, và bây giờ ông cần đến tiền bảo hiểm.
Abel đang ngồi đứag vụt dậy.
- Bình tĩnh, bình tĩnh. Tôi biết cả ngày hôm đó ông ở Boston, và điều quan trọng nữa là ở Chicago người ta biết ông xây dựng khách sạn thì có chứ đốt phá thì không. Nhưng chắc chắn là đã có người đốt khách sạn Richmond và thế nào tôi cũng tìm ra được tên đó. Bây giờ thì hãy cứ để đó đã.- Ông ta đứng dậy.- Để tôi trả tiền sữa trứng, ông Rosnovr'ki. Tương lai thế nào cũng có lúc tôi nhờ đến ông.
Hai người cùng đi ra cửa. Viên cảnh sát cười với cô gái ngồi ở quỹ thu tiền. Ông khen cô có - Đôi chân đẹp nhưng chỉ tiếc cho váy của cô theo mốt mới lại hơi quá dài. Ông ta đưa cho cô đồng năm mươi xu và nói.
Cô em glữ lấy tiền lẻ nhé.
- Cảm ơn ông lắm, - Cô gái nói.
- Chả ai khen tôi được một câu,- Vlên trung úy nói.
Abel lại cười, lần này là lần thứ ba. Trước đây một tiếng đồng hồ, anh không nghĩ là mình còn có thể cười được nữa.
Lúc ra đến cửa, viên trung úy nói tiếp:
- Nhân đây, xin nói để ông biết là công ty bảo hiểm đang cho người tìm ông. Tôi không nhớ tên hắn ta, nhưng tôi chắc thế nào hắn cũng sẽ tìm ông. Ông đừng vội thù ghét gì hắn nhé, vì nếu như hắn tưởng ông có dính líu đến vụ này thì ai mà trách hắn được?
ông cứ liên lạc với tôi nhé, ông Rosnovski, tôi sẽ còn cần nói chuyện với ông nữa đấy.
Abel nhìn viên trung úy đi lẫn vào đám đông đứng đó rồi anh. chậm chạp đi về phía khách sạn Stevells thuê phòng - ngủ lại đêm. Viên tiếp tân của khách sạn vốn đã ghi tên phần lớn những người ở Richmond chạy sang, không khỏi mỉm cười thấy cả đến quản lý của khách sạn ấy cũng phải chạy sang đây nữa.
Vào đến trong phòng, Abel ngồi xuống viết một bức thư chính thức gửi cho William Kane, kể lại tất cả những chi tiết nào đó anh có thể biết được về vụ cháy. Trong thư anh cũng nói muốn nhân lúc được. tự do một cách không ngờ này đi một tua thăm .các khách sạn khác của công ty. Abel thấy mình chả nên nán lại Chiacago làm gì với đống tro tàn Richmond này và với hy vọng có ai đến cứu cho anh thoát được cái xui xẻo ở đây Sáng hôm sau , sau một bữa ăn sáng thịnh soạn ở Stenvens, Abel bao giờ cũng thấy dễ chịu trong một khách sạn được quản lý tử tế, anh đi bộ đến ngân hàng Contineltal gặp Curtis Pheutơn đề nói lại cho ông ta nghe về thál độ của ngân hàng Kane và Cabot, nói cho đúng hơn là thái độ của William Kane. Mặc dầu Abel nghĩ yêu cầu này là vô lý nhưng anh vẫn nêu lên ý kiến là sẽ tìm người mua lại công ty Richmond với giá hai triệu đô la.
- Vụ cháy đó chả giúp gì được cho chúng ta, nhưng tôi sẽ xem có thể làm gì được không, Phenton nói với vẻ tích cực hơn là Abel tưởng.- Hồi ông mua 24 phần trăm cổ phần của bà Leroy, tôi đã bảo những khách sạn đó là vốn hếng có giá trị và ông làm như vậy là đúng. Mặc dầu có chuyện phá sản vừa rồi, tôi vẫn không nghĩ khác đâu, ông Rosnovski. Tôi đã theo dõi việc ông quản lý khách sạn gần hai năm nay rồi, nếu là cá nhân tôi quyết định thì tôi sẽ ủng hộ Ông, nhưng tôi e rằng ngân hàng này sẽ không đồng ý cứu cho Công ty Richmond đâu. Chúng tôi biết tình hình tài chính của Công ty này từ lâu rồi, nên không tin tưởng lắm. Bây giờ lại thêm vụ cháy đó càng khó. Tuy nhiên, tôi vẫn còn có một số quan hệ với bên ngoài nên tôi sẽ xem họ có thể giúp được gì. Trong thành phố này có lẽ ông còn có nhiều người khâm phục ông hơn là ông tưởng, ông Rosnovski.
Sau khi nghe mấy lời bình luận của Trung úy o Melley, abel nghĩ bụng không biết mình còn có bạn nào ở Chicago nữa không. Anh cảm ơn Curtis Phenton, rồi trở ra quầy rút 5.000 đô la trong tài khoản của khách sạn. Cả buổi sáng hôm đó, anh ở lại trong khu nhà phụ của Richmond. Anh trả cho mỗi nhân viên hai tuần lương và bảo họ có thể tiếp tục ở lại trong nhà này ít nhất một tháng hoặc cho đến khi nào kiếm được việc khác Rồi anh trở lại khách sạn Stenvens, gói ghém ít quần áo mới phải mua thêm vì số cũ đã bị cháy hết, và chuẩn bị đi một tua thăm các khách sạn khác của Công ty Richmond.
Anh đánh chiếc xe Buick vừa mua trước khi có vụ thị trường chứng khoán đổ sụp, đi về phía Nam và bắt đầu bằng khách sạn Richmond ở St. Louis. Chuyến đi quanh các khách sạn của công ty mất gần bốn tuần.
Mặc dầu nơi nào cũng yếu kém và làm ăn thua lỗ cả, nhưng trong cách nhìn của Abel thì không nơi nào đến nỗi tuyệt vọng. Ở đâu cũng đều có địa điềm rất tốt có nơi thậm chí khách sạn ở chỗ tốt nhất trong thành phố. Ông già Leroy ngày xưa rõ ràng là có con mắt tinh đời hơn ông con, Abel nghĩ bụng. Anh kiểm tra lại cẩn thận chính sách bảo hiểm của từng khách sạn, đều không thấy có vấn đề gì. Cuối cùng anh đến khách sạn Richmond ở Dallas và anh có thể tin chắc được một điều, đó là bất cứ ai mua được công ty này với giá hai tnệu đô la thì sẽ có lợi vô cùng. Anh ước gì mình có được cơ hội này, vì anh biết rõ cách làm thế nào cho công ty được phát đạt.
Về đến Chicago, anh lại đến khách sạn Stenvens. Ở đây có nhiều thư đang đợi anh. Trung úy óMaliey muốn được gặp anh. Cả William Kane, Curtis Phenton và cuối cùng là một ông Henry osborne nào đó.
Abel bắt đầu bằng luật pháp đã. Anh nói chuyện điện thoại với óMalley và hẹn gặp ông ta ở Đại lộ Michigan. Abel ngồi trên một chiếc ghế quay lưng vào quầy nhìn ra cái vỏ cháy đen của Khách sạn Richmond và chờ viên Trung úy. O Malley đến muộn vài phút nhưng không xin lỗi, ông ta ngồi luôn xuống ghế bên và xoay người sang nhìn Abel.
- Tại sao ta phải gặp nhau thế này nữa?- Abel hỏi. Ông còn nợ tôi đấy, - Viên Trung úy nói. Ở Chicago này, ai còn nợ ÓMalley một cốc sữa trứng thì không chạy đi đâu được.
Abel gọi hai cốc, một cốc to và một cốc thường.
- Ông tìm ra điều gì không? Abel hỏi và đưa ống hút sữa cho ông ta.
- Bọn anh em bên cứu hỏa nói đúng đấy, đây là vụ cố ý đốt Chúng tôi đã bắt giam một gã tên là Desmond Pacey, sau mới biết hắn là người quản lý cũ của Richmond. Đó là vào hồi ông, phải thế không?
Có lẽ như vậy, - Abel nói.
- Tại sao lại có lẽ?- Viên Trung úy hỏi.
- Tôi cho đuổi Pacey về tội giả mạo hóa đơn khách sạn. lão ta dọa sẽ trả thù tôi. Tôi thì tôi không quan tâm, vì đời tôi đã có quá nhiều chuyện đe dọa như vậy rồi, cho nên những loại người như Pacey có dọa mấy tôi cũng không coi vào đâu.
ấy thế mà chúng tôi phải coi chừng lão ta đấy. Cả bên cơ quan bảo hiểm nữa. Tôi được nghe là họ sẽ không trả một xu nào nếu không chứng minh được rằng giữa Pacey với ông không có sự đồng lõa gì với nhau trong vụ đốt này.
- Bây giờ tôi cũng chỉ cần có thế, - Abel nói.- Làm sao ông biết chắc rằng đó là Pacey?
Ngay trong ngày xảy ra vụ cháy, chúng tôi đã tìm ra lão ta ở khu thương tật trong bệnh viện thành phố.
Chúng tôi chỉ cần hỏi qua bệnh viện cho biết tên từng người đã vào bệnh viện hôm đó vì bị bỏng thôi. May làm sao - Trong nghề cảnh sát chúng tôi thường gặp may thế đấy vì chẳng phải tất cả chúng tôi đều là Sherlock Holmes cả đâu - Có bà vợ của một viên thượng sĩ nghe nói đến tên lão ta đã biết ngay đó là người quản lý cũ của khách sạn Richmond, vì bà ta đã từng làm ở đó rồi. Dù không biết chuyện đó thì tôi cũng vẫn có thể tìm ra được, vì nó đã rõ như hai với hai là bốn. Lão ta đã nhanh chóng khai ra ngay, hình như lão ta chẳng ngại gì chuyện bị giam cả, coi như trả thù được như thế là sướng rồi. Chỉ mới trước đây ít lúc thôi, tôi vẫn chưa xác định được ông ta trả thù như thế để làm gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu rồi, tuy tôi không lấy gì làm ngạc nhiên lắm. Vậy là coi như chuyện đó đến đây kết thúc, ông Rosnovski ạ.
Viên Trung úy lại ngậm vào ống hút cạn sữa trong cốc - Ông làm cốc nữa nhé, - Abel hỏi.
Thôi, tôi đủ rồi. Tôi còn nhiều việc trong ngày hôm nay lắm.- Ông ta đứng dậy.- Chúc ông may mắn, ông Rosnovski. Nếu ông có thể chứng minh với cơ quan bảo hiểm là ông không dính líu gì đến Pacey thì ông sẽ đòi được tiền đấy. Nếu vụ này đưa ra tòa thì tôi sẽ làm mọi cách để giúp ông nếu được. Ông cứ liên lạc với tôi nhé.
Abel nhìn ông ta đi khuất sau cửa. Anh cho cô phục vụ một đô la rồi bước ra ngoài hè và đứng nhìn vào khoảng không, khoảng không trước đây gần một tháng là Khách sạn Richmond. Rồi anh quay mình đi trở về khách sạn Stenvens.
Lại một bức thư nữa của Henry osbome, mà trong thư này anh vẫn chưa biết được người đó là ai. Chỉ còn một cách để tìm hiểu. Abel gọi thẳng cho osbome thì được biết ông ta là thanh tra của Công ty Bảo hiểm Great Western có liên quan đến khách sạn này.
Abel hẹn gặp osborne vào buổi trưa. Rồi sau đó anh gọi cho William Kane ở Boston thông báo lại về chuyến đi của anh thăm các khách sạn kia.
- Tôi cũng muốn nói thêm rằng tôi có thể biến những thua lỗ của các khách sạn đó thành lợi nhuận nếu tôi được ông cho thêm thời gian và ủng hộ tôi.
Những gì tôi đã làm được ở Chicago, tôi sẽ có thể làm được với tất cả khách sạn khác của công ty.
ông có thể làm được đấy, ông Rosnovski, nhưng tôi e rằng sẽ không phải bằng tiền của ngân hàng Kane và Cabot. Tôi cũng xin nhắc để ông nhớ rằng ông chỉ còn ít ngày để tìm người mua thôi đấy. Xin chào ông.
- Thật là một bọn hãnh tiến, - Abel nói nhưng đầu dây đằng kia không còn ai nghe. - Tôi không đáng dùng tiền của các anh được hả? Được rồi, một ngày kia bọn vô lại các anh....
Tiết mục sau trên chương trình nghị sự của Abel là làm việc với người của công ty bảo hiểm Henry osbome hóa ra là một người cao lớn, bảnh trai, có đôi mắt đen và bộ tóc đen đã đốm bạc. Abel thấy ông ta thoải mái và hợp với tính mình. Ngoài câu chuyện của Trung úy óMalley, osborne không có ý trả một đồng nào trong khi cảnh sát đang đòi truy tố Desmond Pacey và trong khi chưa có gì chứng thực rằng Abel không dính líu đến vụ đốt phá này. Henry osborne xem ra có vẻ rất thông cảm với toàn bộ vấn đề.
Công ty Richmond có đủ tiền xây dựng lại khách sạn không? - Osborne hỏi.
- Chẳng có xu nào, - Abel nói.- Cả công ty đã bị thế nợ, và bây giờ ngân hàng đang thúc tôi phải bán đi đây - Tại sao lại là ông? - Osborne hỏi.
Abel giải thích đầu đuôi chuyện anh đã mua cổ phần mà không thật sự làm chủ khách sạn như thế này. Henry osborne nghe có vẻ ngạc nhiên.
- Cố nhiên tự ngân hàng họ có thể thấy rõ ông đã quản lý khách sạn tốt như thế nào chứ? Mọi nhà kinh doanh ở Chicago đều biết ông là người quản lý đầu tiên đem lại lợi nhuận cho Davis Leroy. Tôi biết là ngân hàng họ cũng gặp thời buổi khó khăn, nhưng dù như thế đi nữa họ cũng phải biết phân biệt ai là người có thể làm lợi cho mình chứ.
- Không phải ngân hàng này.
- Continental ử- Osborne nói. - Tôi vẫn thấy ông Curtis Phenton tuy có hơi cứng nhắc nhưng chịu nghe điều phải trái đấy chứ?
- Không phải Continental. Khách sạn nằm trong tay một ngân hàng ở Boston có tên là Kane và Cabot.
Henry osborne bỗng tái người và ngồi bệt xuống ghế.
- Ông sao thế? - Abel hỏi.
- Không, tôi không sao.
- Có lẽ ông cũng biết Kane và Cabot chứ?
- Ông giữ kín được không'- Henry osborne hỏi- Được chứ.
Trong quá khứ, công ty chúng tôi đã có một lần làm ăn với họ rồi.- Ông ta ngập ngừng một lát. - Và cuối cùng chúng tôi phải đưa họ ra tòa.
- Tại sao thế?
- Tôi không thể tiết lộ cụ thể được. Một chuyện kinh doanh bẩn thỉu đó thôi. Phải nói là một trong những giám đốc ngân hàng ấy đã không hoàn toàn lương thiện và thẳng thắn đối với chúng tôi.
- Người nào thế?- Abel hỏi.
- Ông đã làm việc với người nào?- Osborne hỏi.
Một người có tên là Wilham Kane.
osbome lại có vẻ ngập ngừng.
- Ông phải cẩn thận đấy.- Ông ta nói.- Đó là một tên đểu giả hạng nhất. Tôi có thể cho ông biết kỹ về hắn ta nếu ông cần, nhưng điều này thì chỉ hoàn toàn có chúng ta biết với nhau thôi.
Tôi chả nhờ cậy gì ông ta đâu,- Abel nói. - Rồi tôi sẽ liên hệ với ông, ông osborne. Tôi cũng có việc phải thanh toán với ông Kane đó về chuyện ông ta đã đối xử với Davis Leroy.
- Vậy thì ông có thể trông vào sự giúp đỡ của tôi nếu như đó là chuyện liên quan đến William Kane. - Henry osbome nói. Ông ta đứng dậy nói tiếp. - Nhưng điều này chỉ có hai chúng ta biết với nhau thôi nhé. Nếu như tòa án cho thấy rõ ràng chỉ có Desmond Pacey đốt khách sạn thôi và không có ai dính dáng vào đó nữa, thì ngay trong ngày hôm đó công ty sẽ trả tiền bảo hiểm cho ông. Rồi có lẽ chúng ta có thể cùng làm ăn với nhau về những khách sạn khác nữa.
- Có thể lắm, - Abel đáp.
Anh sẽ về Stenvens, quyết định ngồi ăn trưa ở đó xem khách sạn này quản lý nhà ăn như thế nào. Có một lá thư đang chờ anh ở quầy tiếp tân. Một ông David Maxton nào đó muốn hỏi xem Abel có thể cùng ăn trưa với ông ta được không.
David Maxton, - Abel nói to lên. Nhân viên tiếp tân nhìn anh. - Tôi biết ông này là ai đâu?- Anh hỏi cô gái ở đó.
- Ông ấy là chủ khách sạn này, thưa ông Rosnovski.
À thế. Xin cô nói giùm với Maxton là tôi sẽ rất lấy làm sung sướng được cùng ăn trưa với ông.- Abel nhìn đồng hồ.- Nhờ cô nói thêm với ông ấy rằng tôi xin đến muộn vài phút nhé.
- Tất nhiên, thưa ông,- Cô gái đáp.
Abel vội lên phòng mình thay chiếc áo sơ- mi trắng mới, trong bụng nghĩ không biết David Maxton muốn gì ở mình.
Lúc Abel đến thì phòng ăn đã chật người. Người trưởng nhóm phục vụ chỉ anh đến một chiếc bàn riêng để trong hốc và đã có ông chủ khách sạn Stenvens ngồi đó rồi. Ông ta đứng dậy chào Abel.
Tôi là Abel Rosnovski, thưa ông.
- Vâng, tôi biết,- Maxton nói đúng hơn, tôi được biết tiếng ông. Mời ông ngồi và chúng ta cùng gọi ăn trưa.
Abel phải khen ngợi Stenvens. Mọi thứ, từ ăn uống đến phục vụ đều tốt như ở khách sạn Plaza vậy. Nếu anh muốn có một khách sạn tốt nhất ở Chicago thì chắc chắn nó phải hơn khách sạn này mới được.
Người trưởng hầu bàn đem thực đơn đến. Abel xem kỹ bản thực đơn trong tay mình, anh khiêm tốn bỏ qua món đầu khai vị, và chọn ngay món thịt bò, vì anh nghĩ đó là cách tốt nhất và nhanh nhất để xác định xem nhà ăn ở đây có quan hệ với một cửa hàng thịt tốt hay không. Dayid Maxton không nhìn vào thực đơn, chỉ gọi món cá hồi. Người phục vụ vội bước đi ngay.
- Chắc ông còn chưn hiểu tại sao tôi mời ông đến ăn trưa, phải không ông Rosnovski?
- Tôi đoán, - Abel cười nói,- Ông định yêu cầu tôi tiếp quản khách sạn Stenvens này cho ông.
- Ông nói rất đúng, ông Rosnovski.
Abel sững người. Bây giờ lại đến lượt Maxton cười.
Mặc dầu người hầu bàn đã đẩy một chiếc xe nhỏ đưa món thịt bò ngon nhất đến bên bàn nhưng họ vẫn không để ý. Người phục vụ chờ. Maxton vắt chanh lên món cá và nói tiếp:
Trong vòng năm tháng nữa, người quản lý của tôi sẽ về nghỉ hưu sau hai mươi năm làm việc rất trung thành, rồi liền sau đó một ít là người phó quản lý cũng về nốt, vì vậy tôi phải tìm người thay thế.
- Tôi thấy chỗ này đã quá tốt rồi, - Abel nói.
- Nhưng tôi vẫn muốn cho tốt hơn nữa, ông Rosnovski. Tôi không bao giờ thỏa mãn với hiện trạng, - Maxton nói.- Tôi đã theo dõi rất kỹ những hoạt động của ông. Chỉ sau khi ông tiếp quản nhà Richmond vào tay mình thì nơi đó mới được liệt vào hàng khách sạn. Trước đó, nó chỉ là một cái nhà trọ.
Trong vài ba năm nữa, nếu như không có thằng điên nào đó đốt nó đi như vậy thì ông đã là một đối thủ cạnh tranh với Stenvens rồi.
- Ông ăn khoai chứ ạ, thưa ông?
Abel nhìn lên một cô phục vụ trẻ rất xinh đẹp. Cô ta cười nụ với anh.
- Không, cảm ơn cô, - Anh nói.- Vâng, thưa ông Maxton, tôi rất hân hạnh về lời nhận xét và cảm ơn về đề nghị vừa rồi của ông.
- Tôi nghĩ làm ở đây ông sẽ rất hài lòng, ông Rosnovski. Stenvens là một khách sạn được quản lý khá tốt và tôi sẵn sàng trả ông ngay từ đầu mỗi tuần năm mươi đô la cộng với hai phần trăm lợi nhuận.
Tùy ông muốn bắt đầu làm lúc nào cũng được.
Tôi cần có ít ngày để suy nghĩ về đề nghị rất rộng rãi của ông, thưa ông Maxton, - Abel nói. Tôi phải thú thật với ông là đề nghị đó rất hấp dẫn, tuy nhiên tôi còn một số vấn đề với Richmond chưa giải quyết xong.
- Ông dùng đậu đũa chứ ạ, thưa ông?- Vẫn cô phục vụ đó và vẫn nụ cười đó.
Khuôn mặt trông thật quen thuộc. Abel tin chắc là mình đã trông thấy cô ta ở đâu rồi. Có lẽ cô ta đã làm việc ở Richmond rồi chăng.
- Vâng, xin cô.
Anh nhìn theo cô ta bước đi. Cô ta có một cái gì đó là lạ - Sao ông không ở lại thêm mấy ngày, coi như khách của tôi.- Maxton nói. - Ông ở lại xem chúng tôi quản lý chỗ này thế nào, như vậy sẽ giúp cho ông quyết định được.
- Điều đó không cần thiết lắm, thưa ông Maxton. Chỉ cần ở đây một ngày là tôi đã thấy khách sạn được quản lý tốt như thế nào rồi. Cái khó đối với tôi ở chỗ chính tôi là chủ công ty Richmond.
David Maxton ngạc nhiên.
- Tôi lại không biết điều đó. - Ông ta nói. - Tôi cứ yên trí cô con gái của ông Davis Leroy hiện nay là chủ.
- Câu chuyện dài lắm, - Abel nói. Rồi anh giải thích đầu đuôi cho Maxton nghe anh đã đi đến làm chủ những cổ phiếu của công ty như thế nào.
- Vấn đề bây giờ cũng đơn giản thôi, thưa ông Maxton. Cái tôi thực sự muốn làm bây giờ là làm sao kiếm ra hai triêu đô la để xây dựng lại công ty đó cho xứng đáng, tạo ra một cái gì đó có ý nghĩa đối với đồng tiền bỏ ra.
- À ra thế, - Maxton nói và nhìn vào đĩa mình đã ăn xong với một vẻ băn khoăn. Người phục vụ đến dọn đĩa đi.
- Thưa ông dùng cà phê chứ ạ?- Vẫn cô phục vụ ấy. Vẫn nụ cười quen thuộc ấy. Abel bắt đầu cảm thấy lo ngại - Và ông nói là Curits Phenton của ngân hàng Continental đang tìm người mua cho ông?
Vâng. Ông ấy tìm đã gần một tháng nay, - Abel nói.- Thật ra, đến chiều hôm nay thì tôi sẽ biết được ông ta có thành công hay không, tuy nhiên tôi không lạc quan lắm.
- Kể cũng lý thú đấy nhỉ. Tôi không hề biết là công ty Richmond đang tìm người mua. Được hay không ông cũng cho tôi biết nhé.
- Vâng, thưa ông, - Abel đáp.
Ngân hàng hàng Boston còn cho ông bao nhiêu thời gian nữa để kiếm được hai triệu đô la ấy?
- Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, vì vậy cho đến khi tôi báo cho ông biết về quyết định của tôi thì chắc cũng sẽ không lâu đâu.
- Cảm ơn ông, - Maxtin nói. - Tôi vui mừng được gặp ông, ông Rosnovski. Tôi tin chắc là làm việc với ông sẽ thích lắm. - Ông ta bắt tay Abel rất nồng nhiệt Trên đường đi ra khỏi phòng ăn, Abel lại thấy cô phục vụ nhìn mình cười. Ra đến chỗ người trưởng nhóm, anh đứng lại và hỏi tên cô ta là gì.
- Thưa ông, rất tiếc là chúng tôi không được phép cho khách biết tên của bất cứ nhân viên nào làm việc ở đây, đó là chính sách của công ty chúng tôi phải triệt để tuân theo. Nếu ông có điều gì đáng phàn nàn, xin ông cứ việc cho tôi biết cũng được.
- Không phàn nàn gì hết, - Abel nói.- Trái lại, đây là một bữa ăn tuyệt vời.
Vốn đã có sẵn một việc làm khác rồi, Abel đi gặp Curtis Phenton với một tâm lý tự tin hơn. Anh tin chắc là nhà ngân hàng kia chưa tìm được người mua, nhưng anh vẫn vui vẻ đến Continental. Anh thấy thú vị với ý nghĩ được làm quản lý của một khách sạn tốt nhất Chicago. Có lẽ anh sẽ biến nó thành một khách sạn tốt nhất nước Mỹ. Anh vừa bước đến ngân hàng đã được người ta mời vào ngay phòng làm việc của Curtis Phenton. Nhà ngân hàng cao và gầy - Không biết ông ta ngày nào cũng mặc bộ quần áo ấy hay ông có ba bộ giống nhau? - Mời anh ngồi xuống ghế và nở một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt bình thường là nghiêm nghị.
ông Rosnovski, rất mừng được gặp lại ông. Nếu ông đến từ sáng sớm nay thì tôi chả có tin tức gì báo Cho ông biết được. Nhưng vừa cách đây một lúc, tôi đã nhận được điện thoại của một nguời quan tâm đến nó.
Abel giật mìth vừa vì ngạc nhiên vừa vì vui mừng. Anh lặng người đi một lát rồi nói:
- Ông có thể cho tôi biết đó là ai được không?
- Có lẽ không. Người có liên quan ấy ra lệnh cho tôi là phải tuyệt đối giữ kín tên cho, vì việc mua bán này là một chuyện đầu tư riêng có phần nào mâu thuẫn với chính công việc kinh doanh của người đứng ra mua.
David Maxton rồi, - Abel lẩm bẩm trong miệng. - Chúa phù hộ cho ông ta.
Curtis Phenton không trả lời và nói tiếp:
- Như tôi đã nói đó, ông Rosnovski, tôi không có tư cách gì để....
- Hoàn toàn có, hoàn toàn có, Abel nói.- Ông tưởng còn phải thế nào nữa thì ông mới có tư cách để cho tôi biết về quyết định của người đó, bằng cách này hay cách khác?
- Lúc này đây thì tôi chưa chắc được, nhưng có thể đến thứ hai thì tôi sẽ có thêm tin tức cho ông. Nếu ông có dịp quạ...
- Có dịp qua ư Abel ngắt lời. - Đây là chuyện của cả đời tôi kia mà.
vậy thì chúng ta hẹn gặp vào sáng thứ hai.
Abel đi bộ dọc theo Đại lộ Michigan trên đường trở về khách sạn Stenvens, miệng ư ư? bài hát "Vì sao xa mờ". Anh lên phòng và gọi điện thoại cho William Kane đề nghị cho kéo dài thời hạn đến thứ hai tuần tới Anh báo cho anh ta biết là có thể đã tìm được người mua rồi Kane tỏ ra hơi miễn cưỡng nhưng cuối cùng đã đồng ý.
- Thằng vô lại, - Abel nhắc đi nhắc lại mấy lần chữ đó rồi bỏ máy xuống. - Hãy cho tao ít thời gian nữa thôi Kane ạ. Rồi mày sẽ sống để mà ân hận vì đã giết Davis Leroy.
Abel ngồi ở góc giường, gõ ngón tay lên thành giường trên đầu, bụng nghĩ không biết làm gì hết thì giờ cho đến thứ hai. Anh xuống nhà đi lang thang trong hành lang. Anh lại trông thấy cô ta, cô gái đã phục vụ anh bữa trưa và bây giờ đang phục vụ trà trong Vườn Nhiệt Đới. Tính tò mò nổi lên, Abel bèn bước vào trong đó, ngồi ở một chiếc ghế góc phòng. Cô ta bước tới.
Xin chào ông, - Cô ta nói. - Ông muốn dùng trà chứ ạ? - Lại vẫn nụ cười quen thuộc ấy.
Chúng ta biết nhau chứ, phải thế không?- Abel nói.
- Chúng ta có biết nhau, Wladek.
Nghe đến cái tên đó, Abel giật nẩy mình, hơi đỏ mặt lên, và chợt nhớ lại ngay mớ tóc vàng ngắn này trước kia đã dài và mềm mại biết chừng nào, và đôi mắt mơ màng kia đã từng khêu gợi biết chừng nào.
- Zaphia, chúng ta cùng đi một chuyến tàu sang Mỹ, tàu Mũi Tên Đen ấy. Đúng rồi, sau đó em đi Chicago. Em làm gì ở đây?
- Em làm việc ở đây, anh thấy đó. Thưa ông, ông dùng trà chứ ạ? - Giọng nói Ba Lan của cô khiến Abel cảm thấy ấm lòng.
- Tối nay em ăn với anh nhé- Abel nói.
- Không được đâu, Wladek. Ở đây không được phép đi ăn với khách. Nếu làm thế là mất việc liền.
- Anh không phải là khách, - Abel nói. - Anh là bạn cũ - Người bạn cũ đã từng hứa .là sau khi có chỗ ăn ở tử tế sẽ đến Chicago thăm em, - Zaphia nói, - Và khi anh ta đến đây rồi thì cũng không còn nhớ ra em ở đây nữa.
- Anh biết, anh biết. Tha lỗi cho anh, Zaphia. Em hãy cùng ăn với anh tối nay đi. Chỉ một lần này thôi,- Abel nói.
Chỉ một lần này thôi,- Cô nhắc lại.
- Em đến gặp anh ở nhà hàng Brundage vào bảy giờ tối nhé. Giờ đó có được không?
Zaphia nghe đến tên đó mà thấy ngượng. Đó có lẽ một nhà hàng sang trọng và đắt tiền nhất ở Chicago, cô chỉ muốn phục vụ Ở đó cũng được, chứ đừng nói là khách đến ăn nữa.
- Không. đi nơi nào nhỏ hơn cơ, Wladek.
- Ở đâu? - Abel hỏi.
- Anh có biết nhà Sausage ở góc đường 43 không - Không, anh không biết, nhưng rồi sẽ tìm ra. Bảy giờ nhé.
- Bảy giờ, Wladek. Thế thì tuyệt. Bây giờ anh có muốn uống trà không?
- Không, có lẽ anh thôi,- Abel nói.
Cô mỉm cười và bước đi. Anh nhìn cô phục vụ trà một lúc. Trông cô xinh đẹp hơn nhiều so với hình ảnh anh nhớ lại được. Vậy là từ nay đến thứ hai, giết thì giờ cũng sẽ không có gì khó lắm.
Nhà hàng Sausage khiến Abel nhớ lại những ngày đầu gian khổ khi mới đặt chân lên đất Mỹ. Anh ngồi nhấp một cốc bia lạnh chờ Zaphia đến và nhìn những người phục vụ bê thức ăn đến các bàn chung quanh bằng con mắt nhà nghề, tỏ ra không bằng lòng. Anh cũng không biết ở đây cái gì dở hơn, thức ăn hay là cách phục vụ. Zaphia đến chậm gần hai mươi phút.
Cô xuất hiện ở cửa vào, mặc chiếc áo màu vàng trông rất bảnh với chiếc váy thả dài xuống một chút cho hợp với thời trang nhưng vẫn không giấu được vẻ thon thả rất hấp dẫn vốn có của cô. Đôi mắt màu xám của cô nhìn quanh tìm bàn của Wladek. Cô đỏ bừng mặt khi biết mọi người xung quanh đang ngắm nhìn mình.
- Chào anh, Wladek,- Cô nói bằng tiếng Ba Lan lúc đến gần bên Abel.
Abel đứng dậy nhường ghế cho cô ngồi ở gần lò sưởi - Anh rất mừng em đến được, - Anh nói bằng tiếng Anh. Cô phân vân một lát rồi cũng trả lời lại bằng tiếng Anh.
Em xin lỗi đến muộn.
- Em uống gì đã chứ, Zaphia?
- Không, cảm ơn anh.
Hai người ngồi im không nói gì, nhưng rồi cả hai người cùng nói.
- Anh đã quên đi mất rằng em xinh đẹp biết chừng nàọ... - Abel nói.
- Làm sao anh có thể.... Zaphia nói.
Cô cười và hơi thẹn khi Abel muốn chạm vào người cô Anh rất nhớ đến lần đầu cách đây hơn tám năm lúc vừa chạm vào người cô cũng có phản ứng như vậy.
George thế nào?- Cô hỏi.
- Đã hơn hai năm nay anh không gặp cậu ta, - Abel đáp, trong lòng bỗng thấy ngượng.- Anh làm việc ở một khách sạn Chicago này, và....
- Em biết, - Zaphia nói.- Người ta đốt nó rồi.
- Tại sao em không đến chơi gặp anh?- Abel hỏi.
- Em chắc anh không nhớ, Wladek. Và em nghĩ thế là đúng.
Vậy sao em nhận ra anh?- Abel nói. - Anh béo ra nhiều thế kia mà.
- Đó là do chiếc vòng bạc của anh, - Cô nói.
Abel nhìn xuống cổ tay và cười.
- Anh phải cảm ơn chiếc vòng này rất nhiều, và bây giờ thì phải cảm ơn nó đã cho chúng ta gặp lại nhau.
Cô tránh không nhìn anh.
- Bây giờ không còn khách sạn nữa thì anh làm gì?
- Anh đang tìm việc, - Abel nói, không muốn làm cho cô lo ngại về chuyện người ta mới đề nghị anh về quản lý khách sạn Stenvens.
- Sắp có việc quan trọng ở Stenvens đấy. Bạn trai em nói vậy.
- Bạn trai em bảo thế à?- Abel hỏi lại, trong lòng không vui.
- Vâng, - Cô đáp.- Khách sạn sắp tìm một người phó quản lý mới. Sao anh không xin luôn việc đó đi? Em chắc anh xin thì được đấy, Wladek. Em vẫn tin rằng anh sang đây sẽ thành công.
- Có lẽ anh sẽ xin, - Abel nói.- Em nghĩ đến anh như thế là rất đáng qúy.
Nhưng tại sao bạn trai của em không xin việc ấy?
- Ồ không, anh ta còn quá trẻ, người ta chả màng đến anh ta đâu. Anh ta chỉ là người phục vụ phòng ăn như em thôi.
Abel bỗng muốn đổi chỗ cho anh chàng kia.
- Chúng ta ăn chứ?- Anh nói.
- Em không quen đi ăn ngoài thế này, - Zaphia nói.
Cô nhìn vào thực đơn. Bỗng Abel chợt hiểu ra là cô chưa đọc được tiếng Anh, vì vậy anh gọi cho cả hai người.
Cô ăn một cách khoan khoái và cứ khen ngon mãi.
Abel thấy niền vui hồn nhiên của cô là một liều thuốc bổ sau khi đã tiếp xúc với cái vẻ hiện đại nhưng nhàm chán của Melanie. Họ nói chuyện với nhau về cuộc đời của mình từ khi sang Mỹ đến giờ. Zaphia bắt đầu bằng những việc hầu hạ trong nhà và dần dần trở thành cô chiêu đãi viên ở khách sạn Stenvens, cho đến nay đã được sáu năm. Abel kể rất nhiều về chuyện mình cho đến lúc cô liếc nhìn vào đồng hồ tay của anh.
- Xem giờ nhé, Wladek,- Cô nói.- Đã hơn mười một giờ rồi, mà em thì sáng mai phải có mặt ở phòng ăn sáng từ sáu giờ đấy.
Abel không để ý đến thời gian trôi nhanh, thế mà đã bốn tiếng rồi. Anh muốn ngồi nói chuyện với Zaphia cho đến hết đêm. Cô thì nghe chuyện rất khâm phục anh và nghĩ gì nói thẳng ra ngay.
- Anh còn gặp lại em được không, Zaphia? - Anh hỏi lúc hai người cùng khoác tay nhau đi bộ về Stenvens.
- Tùy anh, Wladek.
Họ dừnag lại ở cửa ra vào của nhân viên ở phía sau khách sạn.
- Em vào bằng cửa này,- Cô nói. Còn nếu anh làm phó quản lý thì anh sẽ được vào bằng cửa trước.
Em gọi anh là Abel được không?- Anh hỏi cô.
- Abel?- Cô hơi lạ hỏi lại trước kia anh tên là Wladek kia mà.
- Trước kia thì thế, bây giờ thôi rồi. Tên anh là Abel Rosnovski.
- Tên Abel nghe ngộ nghĩnh đấy, nhưng cũng hợp với anh, - Cô nói.- Cảm ơn anh về bữa ăn, Abel. Gặp lại anh em mừng lắm. Thôi, chúc anh ngủ ngon nhé.
- Chúc em ngủ ngon, Zaphia,- Anh đáp, và cô quay người đi.
Anh nhìn cô đi khuất vào trong cửa rồi chầm chậm quay trở lại ra phía cửa trước khách sạn. Anh chợt cảm thấy mình cô đơn quá, và lần này không phải là lần đầu tiên trong đời.
Mấy ngày cuối tuần Abel chỉ toàn nghĩ đến Zaphia và những hình ảnh liên quan đến cô. Anh nghĩ đến mùi hôi thối trong hầm tầu đi di cư, nghĩ đến những đoàn người xếp hàng dài trên đảo Ellis, và nhất là lúc hai người yêu nhau say đắm trên con thuyền phao ở tàu Tất cả các bữa ăn anh đều xuống phòng ăn trong khách sạn để được gần với cô và để xem người bạn trai nào đó của cô mà Abel đoán là anh ta thế nào cũng có mụn nhọt trên mặt. Wả nhiên là anh ta có thế thật, nhưng dù như vậy đi nữa anh ta vẫn là một chàng đẹp trai nhất trong tất cả những người phục vụ.
Hôm thứ bẩy, Abel muốn đưa Zaphia đi chơi, nhưng cô phải làm việc cả ngày. Tuy vậy, anh vẫn thu xếp để cùng đi nhà thờ với cô vào sáng Chủ nhật nghe linh mục người Ba Lan làm lễ khiến anh càng nhớ đến quê hương. Kể từ ngày ở trong lâu đài Ba Lan đến nay, bây giờ anh mới lại đi lễ nhà thờ. Hồi đó, anh không sao hình dung được tất cả những sự độc ác nó đã khiến anh không còn thể tin được ở lòng từ thiện của các thần thánh nữa. Đi lễ nhà thờ, anh coi như được có một phần thưởng vì Zaphia cho anh cầm tay cô và hai người cùng đi bộ về khách sạn.
- Anh còn nghĩ về làm ở Stenvens nữa không?- Cô hỏi dò.
- Đến sáng mai thì anh sẽ biết được họ quyết định thế nàọ.
- Ồ thế thì em mừng cho anh lắm, Abel. Em tin rằng anh sẽ làm được một phó quản lý rất tốt.
- Cảm ơn em,- Abel nói, trong bụng muốn cô chuyển sang chuyện khác.
- Tối nay anh có muốn cùng đến ăn với bà con ở chỗ em ' không?- Zaphia hỏi. - Tối chủ nhật nào em cũng về đó.
- Có anh rất muốn thế.
Mấy người chị họ của Zaphia ở gần _ nhà hàng Sausage giữa thành phố. Họ rất cảm động thấy zaphia cùng về với một người bạn Ba Lan mà lại lái chiếc xe Buick mới. Zaphia gọi đây là gia đình nhưng chỉ có hai người chị họ, Katya và Janina, với người chồng của Katya là Janek. Abel tặng các bà chị một bó hoa hồng rồi ngồi xuống nói chuyện bằng tiếng Ba Lan rất thạo. Anh trả lời mọi người các câu hỏi về tương lai và triển vọng làm ăn. Zaphia thì có vẻ lúng túng nhưng Abel biết rằng bất cứ người bạn trai nào đến một gia đình người Mỹ gốc Ba Lan cũng đều phải xử sự như anh. Thấy Janek nhìn mình bằng con mắt thèm muốn, anh phải cố tỏ ra khiêm tốn và kể lại những ngày đầu mình làm việc trong cửa hàng thịt.
Katya dọn một bữa ăn Ba Lan đơn giản mà nếu là mưởi lăm năm trước đây thì có lẽ Abel đã ăn rất ngon miệng. Anh nói chuyện với hai cô chị kia nhiều hơn là với Janek. Còn một thanh niên ít tuổi nữa cũng ngồi đấy nhưng Abel không biết anh ta có phải người Ba Lan không và cũng không hỏi tên.
Trên đường trở về Stenvens, Zaphia làm ra vẻ nũng nịu quay sang hỏi anh rằng một tay lái xe còn một tay nắm lấy tay phụ nữ ngồi cạnh như thế có an toàn không. Abel cười rụt tay về và cứ để nguyên trên tay lái cho đến lúc về tới khách sạn.
- Ngày mai em có thì giờ gặp anh không anh hỏi.
- Em hy vọng thế, Abel, - Cô nói. - Có lẽ lúc đó anh đã là ông chủ của em rồi. Dù sao cũng chúc anh may măn.
Anh mỉm cười với mình và nhìn cô đi khuất vào sau cửa, bụng nghĩ không biết cô sẽ thấy thế nào nếu kết quả ngày mai không được như ý muốn. Anh ngồi im trên xe cho đến lúc cô đã bước hẳn vào trong cửa ra vào của nhân viên.
Phó quản lý thế đấy, - Anh nói và cười to lên rồi nằm vào giường. Anh không biết đến sáng mai tin tức của Curtis Phonton sẽ ra sao. Anh cố xua đuổi hình ảnh Zaphia ra khỏi đầu mình, vứt chiếc gối xuống sàn rồi lăn ra ngủ.
Hôm sau, anh tỉnh dậy tử trước năm giờ. Căn phòng còn tối om khi anh gọi lấy số báo Diễn đàn buổi sớm. Anh đọc qua những mục về tài chính, mặc quần áo vào và sẵn sàng đi ăn sáng lúc nhà ăn mở cửa vào bẩy giờ. Sáng hôm nay, Zaphia không phục vụ trong nhà ăn chính. Chỉ có anh chàng bạn trai của cô thôi, và Abel cho đó là điều xấu. Anh chỉnh lại chiếc cavát đeo trên cổ đến mấy chục lần và lại nhìn đồng hồ.
Anh ước tính nếu mình đi bộ thật chậm thì sẽ đến ngân hàng vào đúng giờ họ mở cửa. Thực ra, anh đến đó trước năm phút và anh phải đi vòng quanh khối phố đó một lượt, nhìn một cách vô định vào các cửa hàng, xem những đồ nữ trang đắt tiền, những chiếc đài và những bộ quần áo cắt may bằng tay rất công phu. Anh tự hỏi Không biết bao giờ mình mới có tiền mua nổi những bộ quần áo như thế Anh quay về ngân hàng lúc chín giờ bốn phút.
- Ông Phenton hiện giờ đang bận. Ông muốn nửa giờ nữa quay lại hay muốn ở đây đợi? - Cô thư ký hỏi.
- Tôi sẽ quay lại, - Abel đáp, không muốn tỏ ra lo lắng.
Đây là quãng thời gian ba mươi phút dài nhất kể từ khi anh đến Chicago. Anh nhìn kỹ từng cửa hàng trên phố La Salle, nhìn kỹ cả quần áo phụ nữ bày trong đó. Anh nghĩ đến Zaphia.
Way về ngân hàng Continental, cô thư ký báo ngay cho anh biết Phenton đã sẵn sàng gặp anh.
Hai bàn tay toát mồ hôi, Abel bước vào phòng làm việc của giám đốc ngân hàng.
- Chào ông Rosnovski. Mời ông ngồi.
Curtis Phenton rút trong ngăn ra một tập hồ sơ. Abel có thể trông thấy chữ "Mật" viết trên bìa.
- Bây giờ nhé, - Ông ta nói. - Tôi hy vọng ông sẽ thấy cái tin này của tôi là hợp với ý thích của ông đấy Người bỏ tiền ra có ý muốn mua những khách sạn này với những điều kiện mà tôi cho ra rất thuận lợi.
- Lạy Chúa! Abel nói.
Curtis Phonton làm như không nghe thấy gì, nói Thực ra là cực kỳ thuận lợi cho ông. Ông ta sẽ có trách nhiệm bỏ ra toàn bộ hai triệu để thanh toán món nợ của ông Leroy, đồng thời lập ra một công ty mới với ông, trong đó cổ phần sẽ được chia ra sáu mươi phần trăm cho ông ta và bốn mươi phần trăm cho ông. Chỗ bốn mươi phần trăm của ông là tám trăm nghìn đô la, coi như được công ty mới cho ông vay trong thời hạn không quá mười năm, với lãi suất bốn phần trăm và có thể trả bằng lợi nhuận của công ty cũng với tỷ lệ lãi suất ấy. Có nghĩa là nếu trong một năm công ty có lợi nhuận ấy trả cho khoản nợ tám trăm ngàn của ông cộng với bốn phần trăm lãi suất.
Nếu ông trả hết được số tiền vay tám trăm ngàn ấy trước hạn mười năm thì ông sẽ có quyền được mua sáu mươi phần trăm cổ phần còn lại của công ty với giá ba triệu đô la. Như thế này khách hàng của tôi sẽ được quyền ưu tiên đầu tư, còn ông thì có cơ hội làm chủ công ty Richmond.
- Thế vào đó, ông sẽ có lương năm nghìn đô la một năm và với tư cách là chủ tịch công ty ông sẽ có quyền hoàn toàn kiểm soát các khách sạn. Ông sẽ chỉ có quan hệ với tôi trên những vấn đề thu chi mà thôi.
Tôi được ủy nhiệm báo cáo trực tiếp cho người đã bỏ tiền ra, và ông ta cũng yêu cầu tôi đại diên cho quyền lợi của ông ta trong ban giám đốc của công ty Richmond mới. Tôi đã vui vẻ nhận lời làm việc này. Khách hàng của tôi không muốn cá nhân mình dính líu đến đó.
Như tôi đã nói trước đây, có thể có chuyện mâu thuẫn về lợi ích nghề nghiệp của ông ta trong việc mua bán này, nhưng tôi chắc ông sẽ hiểu được. Ông ta cũng nhắc lại một lần nữa là ông chớ có bao giờ tìm hiểu xem ông ta là ai. Ông ta cho ông mười bốn ngày để suy nghĩ về những điều kiện trên đây, những điều klện mà ông ta cho rằng không còn gì đáng phải thương lượng nữa vì đã vô cùng thuận lợi rồi, và riêng tôi thì tôi cũng đồng ý như vậy.
Abel không thể nói được một lời nào.
ông nói gì đi chứ, ông Rosnovski.
- Tôi không cần đến mười bốn ngày để quyết định,- Abel nói. Tôi chấp nhận những điều kiện mà khách hàng của ông đã nêu ra. Xin ông cảm ơn ông ta giùm tôi và nói lại với ông ấy rằng tôi nhất định sẽ tôn trọng yêu cầu của ông ấy được giấu tên.
- Thế thì rất tốt, - Curtis Phenton nói và toét miệng cười - Bây giờ còn một số điểm nhỏ nữa. Tài khoản của khách sạn trong công ty đều sẽ gửi ở ngân hàng Continental và các chi nhánh. Tài khoản chính sẽ nằm ở đây, do tôi trực tiếp kiểm soát. Về phần tôi, tôi sẽ được hưởng mỗi năm một ngàn đô la với danh nghĩa một trong những giám đốc của công ty mới.
- Tôi mừng cho ông cũng có được phần mình trong cuộc này.
- Ông nói sao cơ nhà ngân hàng hỏi.
- Tôi nói là rất mừng được cùng làm việc với ông, ông Phenton.
- Ông chủ tài khoản cũng đã bỏ ra hai trăm năm mươi ngàn đô la gửi vào ngân hàng để dùng vào những chi phí hàng ngày cho các khách sạn trong mấy tháng tới. Khoản này cũng coi như một khoản vay với lãi suất bốn phần trăm.
Nếu như số tiền này không đủ cho những nhu cầu của ông thì ông phải cho tôi biết ngay. Tôi cho rằng nếu như ông coi số tiền hai trăm năm chục ngàn đô la đó là đủ rồi thì ông khách hàng của tôi quả là đã đánh giá đúng về ông đó.
- Tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều đó, - Abel nói, bắt chước giọng của nhà ngân hàng.
Custis Phenton mở ngăn kéo rút ra một điều xì gà Cu Ba.
ông có hút không?
- Có - Abel nói, thực ra cả đời anh chưa hề hút điếu xì gà nào bao giờ.
Anh ho suốt dọc đường qua phố La Salle về đến khách sạn Stenvens. Về đến nơi, anh thấy David Maxton đang đứng giữa nhà sảnh. Abel dụi tắt điếu xì gà mới hút được một nửa, coi như thoát nợ, và bước vội đến chỗ ông ta.
- Õng Rosnovski, trông ông sáng nay có vẻ vui lắm.
- Vâng, tôi rất vui, thưa ông, và tôi chỉ tiếc là không được làm việc cho ông với tư cách quản lý khách sạn này.
Tôi cũng tiếc, ông Rosnovski ạ. Thật tình tôi cũng không ngạc nhiên lắm về tin đó.
- Xin cảm ơn ông về mọi thứ, - Abel nói, dồn hết tình cảm của mình vào trong câu nói ngắn ngủi ấy và trong cái nhìn của anh.
Anh chào David Maxton rồi bước vào phòng ăn tìm Zaphia, nhưng cô đã nghỉ. Abel đi thang máy về phòng châm lại điếu xì gà, hút một cách nhè nhẹ hơn, rồi anh gọi cho ngân hàng Kane và Cahot. Cô thư ký chuyển cho anh nói thẳng với William Kane.
- Ông Kane, tôi đã kiếm được đủ tiền để lấy lại quyền làm chủ công ty Richmond. Một ông tên là Curtis Phenton của ngân hàng Continental sẽ liên hệ với ông trong ngày hôm nay để cung cấp các chi tiết. Như vậy là không cần phải đem các khách sạn ra bán trên thị trường công khai nữa.
Yên lặng một lát. Abel mừng thầm cái tin của mình hẳn làm cho William Kane phải khó chịu lắm.
Cảm ơn ông đã báo cho tôi biết, ông Rosnovski. Tôi rất mừng ông đã tìm được người ủng hộ. Chúc ông mọi thành công trong tương lai.
- Tôi cũng mong được chúc ông như vậy, ông Kane. Anh bỏ máy xuống, nằm ra giường và suy nghĩ về tương lai.
- Một ngày kia, - Anh nhìn lên trần nhà nói, - Tao sẽ mua luôn cả cái ngân hàng chết tiệt của mày và làm cho mày phải nhẩy từ phòng ngủ trên tầng mười bẩy xuống cho mà xem.
- Anh lại nhấc điện thoại lên yêu cầu cô gái ở tổng đài cho anh nói chuyện với ông Henry osborne ở Công ty Bảo hiểm Great Westem.
° ° °
Willam đặt máy xuống, trong bụng nghĩ thấy buồn cười hơn là khó chịu về thái độ hung hăng của Abel Rosnovski. Anh lấy làm tiếc đã không thể thuyết phục ngân hàng ủng hộ anh chàng bé nhỏ người Ba Lan này, một con người rất tin ở khả năng có thể cứu vãn được công ty Richmond qua lúc khó khăn. Anh làm hết phận sự còn lại của mình là thông báo cho ủy ban tài chính biết Abel Rosnovski đã được người ủng hộ, chuẩn bị các tài liệu chính thức để giao lại khách sạn rồi đóng luôn hồ sơ của ngân hàng về công ty Richmond.
Mấy ngày sau William vui mừng thấy Matthequ đến Boston nhận làm giám đốc bộ phận đầu tư của ngân hàng. Charles Lester không giấu giếm chuyện ông cho rằng nếu Matthequ có thêm được kinh nghiệm nhà nghề nào ở một ngân hàng đối thủ với mình đều là một sự chuẩn bị tốt cho anh làm chủ tịch ngân hàng Lester trong tương lai. Công việc của William bỗng được vãn ngay đi một nửa, nhưng thời gian của anh hình như lại bận hơn trước. Anh tranh thủ bất cứ lúc nào rỗi rãi là đi đánh quần vợt hoặc đi bơi, chỉ có mỗi chuyện Matthequ rủ đi trượt tuyết ở Vermont là William dứt khoát không đi. Những hoạt động trên đây tuy nhiên, cũng khiến cho anh cảm thấy mình bớt cô đơn và đỡ nhớ nhung đối với Kate. Matthequ không tin là William có thể nhớ cô ta đến mức như vậy.
Tớ phải gặp cái người đàn bà đó để hiểu tại sao cô ta cô thể làm cho William Kane phải mất hồn trong khi họp ban giám đốc để bàn việc ngân hàng có nên mua thêm vàng vào hay không mới được.
- Rồi cậu gặp sẽ thấy, Matthequ. Tớ nghĩ là cậu sẽ đồng ý rằng cô ta còn quý hơn cả vàng đầu tư nữa kia.
- Mình tin ở cậu. Chỉ có điều mình không muốn nói cho Susan biết. Nó vẫn nghĩ rằng trên đời này chỉ có cậu là người đàn ông duy nhất cho nó thôi đấy.
William cười. Anh chưa hề có lúc nào - nghĩ đến Susan cả.
Đống thư của Kate gửi đến vẫn nằm trong ngăn kéo bàn cua William được khóa tử tế. Anh đọc đi đọc lại đống thư đó nhiều lần đến gần như thuộc lòng.
Cuối cùng, một bức thư anh vẫn chờ đợi hơn cả đã đến, có ngày giờ rõ ràng.
Buckhurst Park Ngày 14 tháng 2- 1930 Anh William rất yêu quý, Cuối cùng em đã đóng gói xong tất cả mọi thứ, thanh toán xong các việc và em sẽ trở về Boston vào ngày 19. Nghĩ đến chuyện gặp lại anh mà em hồi hộp quá Nếu như tất cả câu chuyện diệu kỳ này bỗng nổ tan như bong bóng trong gió lạnh của Biển Đông thì sao nhỉ? ôi, lạy Chúa, em không mong thế. Em không thể biết những tháng dài cô đơn này mà không có anh thì làm sao đây.
Yêu anh, Kate Cái đêm trước khi Kate về đến đây, William tự hứa với mình sẽ không làm gì quá vội vã để cho hai người sau này phải hối tiếc. Anh nói với Matthequ rằng anh không sao đo hết được những cảm nghĩ của cô trong trạng thái chuyển từ cái chết của chồng cô sang tâm lý hiện nay như thế nào.
- Cậu đừng có làm ra vẻ tâm lí thế, - Matthequ nói.- Cậu yêu thì phải thấy cái thực tế đó chứ.
Vừa trông thấy Kate ở ngoài ga, William đã không còn giữ được thái độ thận trọng của mình nữa. Anh chỉ còn thấy vui sướng khi nhìn nụ cười rạng rỡ trên mặt cô. Anh chen qua đám hành khách chạy vội ra ôm chặt lấy cô đến mức cô không thở được nữa.
- Chúc mừng em đã trở về nhà, Kate. - Wilham đang sắp sửa hôn thì cô lùi lại. Anh hơi ngạc nhiên.
William, có lẽ anh chưa gặp cha mẹ em.
Tối hôm đó William cùng ăn với gia đình Kate. Ngày ngày, hễ cứ lúc nào rảnh, dù chỉ được vài tiếng nếu không bận với những công việc ngân hàng hoặc phải đánh quần vợt với Matthequ là anh chạy đến gặp cô ngay. Rồi đến Matthequ, anh chàng này vừa gặp Kate lần đầu tiên đã mê đến nỗi sẵn sàng đem tất cả cổ phần vàng bạc của mình chỉ để đổi lấy một mình cô Kate.
- Tớ không bao giờ bán hạ giá đâu nhé, - William nói. - Và tớ cũng không như cậu đâu, Matthequ, tớ không bao giờ quan tâm đến lượng, chỉ quan tâm đến chất thôi.
- Vậy tớ hỏi cậu, - Matthequ nói, - Còn kiếm đâu ra được một người có giá như Kate nữa?
- Ở bộ phận thanh lý trong ngân hàng ấy chứ đâu? William nói.
Cậu liệu mà chiếm hữu cô ta nhanh đi, William, nếu không tớ sẽ chiếm mất đấy.
Vụ thất thoát của ngân hàng Kane và Cabot trong cuộc phá sản năm 1929 lên đến trên bảy triệu đô la. Với tầm cỡ của ngân hàng này, mất mát như thế là ở mức trung bình. Mấy ngân hàng khác cỡ nhỏ hơn một chút đều thất bại. William phải cố cầm cự cho đến hết năm 1939 và luôn luôn bị áp lực từ khắp phía.
Khi Phranklin D. Roosevelt được bầu làm Tổng thống Mỹ trong một liên danh hứa hẹn phục hồi và cải cách, William vẫn lo rằng chính sách Tân Kinh tế của chính quyền cũng sẽ chẳng đem lại gì nhiều cho ngân hàng Kane và Cabot cho lắm. Khắp nơi tình hình kinh doanh phát triển rất chậm chạp. William nuôi trong đầu một kế hoạch mở rộng ngân hàng.
Trong khi đó, Tony Simmons quản chi nhánh của ngân hàng ở London cũng đã mở rộng được phạm vi hoạt động và trong hai năm đầu đã đem lại được cho ngân hàng Kane và Cabot những khoản lợi nhuận đáng kể. Những thành tích của ông ta xem ra khá hơn nhiều so với William lúc này còn đang lúng túng chưa tìm ra lối thoát.
Cuối năm 1932, Alan Lloyd gọi Tony Simmons về Boston để báo cáo trước toàn thể ban giám đốc về những hoạt động ngân hàng của ông ta ở London.
Simmons vừa về đã tỏ ý muốn ứng cử vào cương vị chủ tịch ngân hàng khi Alan Lloyd sẽ về hưu trong vòng mười lăm tháng nữa. William hoàn toàn bị bất ngờ với chuyện đó, vì anh coi như Simmons đã mất hết cơ hội từ sau khi biến sang London rồi. Bây giờ William không thể ngờ Simmons vẫn còn tham vọng ấy được anh nghĩ điều đó có lẽ không phải do Simmons tinh tế nhìn thấy trước được sự việc mà do nền kinh tế ở Anh lúc này so với Mỹ có vẻ ít tê liệt hơn.
Tony Simmons trở về London lại được thêm một năm thành công nữa. Ông ta phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ban giám đốc bằng một giọng đắc thắng, tuyên bố rằng chi nhánh ngân hàng ở London sẽ thu được khoản lợi nhuận trên một triệu đô la nữa và đó là một kỷ lục mới. Cũng trong khoảng thời gian này, William chỉ có thể báo cáo được phần lợi tức nhỏ hơn nhiều. Việc Tony Simmons đột ngột trở về với tình hình thuận lợi hơn ấy đặt William trước vấn đề là anh chỉ còn một năm nữa để tranh thủ sự ủng hộ của toàn thể ban giám đốc thôi, trong khi đó đối thủ của anh xem ra mỗi lúc một khá lên hơn.
Kate đã bỏ hàng giờ để nghe William kể lại những vấn đề của mình, thỉnh thoảng gật gủ tỏ ra thông cảm hoặc trách anh là hơi quá bi quan. Còn Matthequ làm tai mắt của William thì cho biết là khi bỏ phiều bầu sẽ rất có thể là 50- 50, vì một nửa cho là William còn quá trẻ chưa thể giao cho cương vị có trách nhiệm lớn như chủ tịch ngân hàng được, còn một nửa thì vẫn còn cho rằng Tony Simmons là đáng trách về chuyện đã làm ngân hàng bị thua thiệt năm 1929. Hình như phần lớn những thành viên không có trong ban chấp hành và không trực tiếp làm việc với William đều nghiêng về phía phân biệt tuổi tác hơn là bị những gì khác ảnh hưởng đến. Matthequ thường được nghe người ta đồn rằng. Sẽ đến lúc William thắng cử. Đã có lúc Matthequ làm như mình là Thánh sống và khẳng định với William:
Với tất cả những cổ phần của cậu trong ngân hàng thì cậu có thể thay đổi toàn bộ ban giám đốc, đưa những người cậu tự chọn ra cho vào đó và bảo họ bầu cậu làm chủ tịch ìà xong thôi.
William quá biết con đường của anh đi lên cương đó nhưng anh nghĩ mình không cần phải dùng đến những sách lược như vậy làm gì. Anh muốn làm gì.
Anh muốn mình trở thành chủ tịch chỉ do những ưu điểm của mình thôi. Dù sao, ngày xưa bố anh đă từng đi con đường đó để đạt tới cương vị chủ tịch, mà Kate thì cũng muốn anh như vậy.
Ngày hai tháng Giêng 1934, Alan Lloyd thông báo cho tất cả các thành viên biết là cuộc họp ban giám đốc sẽ tiến hành vào đúng ngày sinh nhật thứ sáu mươi lăm của ông, và cuộc họp đó chỉ có mục đích duy nhất là bầu người kế vị. Gần đến ngày quyết định ấy, Matthequ chỉ còn một mình quản công việc của bộ phận đầu tư, còn Kate thì phải phục vụ ăn cho cả hai người vì họ bận đi vận động. Matthequ không phàn nàn điều gì về chuyện mình phải làm việc nhiều hơn vì William còn phải lo tính toán làm sao giành được cái ghế chủ tịch. William biết rằng mình có thành công thì Matthequ cùng chẳng được lợi gì vì dù sao một ngày kia anh ta cũng lên tiếp quản ngân hàng của bố ở New York, mà ngân hàng đó còn quan trọng hơn nhiều so với Kane và Cabot, nhưng anh nghĩ đến ngày đó anh cũng sẽ ủng hộ Matthequ một cách vô tư như Matthequ ủng hộ anh bây giờ. Cũng chẳng còn bao lâu nữa.
Hôm kỷ mệm sinh nhật thứ sáu mươi lăm của Alan Lloyd, tất cả mười bảy thành viên ban giám đốc đều có mặt. Cuộc họp được mở đầu bằng bài diễn văn từ biệt của ông chủ tịch, dài mười bốn phút, mà William nghe thì thấy sao nó dài tưởng chừng như mãi không hết. Tony Simmons thì sốt ruột gõ gõ bút vào tập giấy trước mặt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn William. Cả hai người, chẳng ai nghe Alan nói gì trong bài diễn văn. Cuối cùng Alan ngồi xuống, và mười sáu nhà ngân hàng Boston vỗ tay ran. Hết tiếng vỗ tay, Alan Lloyd, với tư cách chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, đứng lên một lần cuối.
- và Bây giờ, thưa qUý ngài, chúng ta phải bầu lên một người thay thế cho tôi. Ban giám đốc được gìới thiệu hai ứng cử viên nổi bật là ông Anthony Simmons, giám đốc chi nhánh ngân hàng hải ngoại, với ông William Kane, giám đốc ngân hàng đầu tư ở trong nước. Wý ngài đều biết rõ cả hai nglíời, và tôi cũng không cân phải nói thêm gì nhiều về những ưu điểm của hai vị đó. Ngược lại, tôi đã yêu cầu mỗi ứng cử viên trình bày cho ban giám đốc được biết về cái nhìn của mình đối với tương lai của ngân hàng Kane và Cabot như thế nào nếu như được bầu làm chủ tịch.
William đứng dậy trước, vì đã có tung đồng tiền để xem ai trước ai sau rồi. Anh trình bày trong hai mươi phút, nói chi tiết ý kiến của anh về ý đồ muốn đưa ngân hàng vào những lĩnh vực mà trước đây ngân hàng chưa dám mạo hiểm. Đặc biệt, anh muốn mở rộng cơ sở của ngân hàng để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái hiện nay và hướng của anh là chuyển dần xuống trung tâm ở New York. Anh còn nêu ra ý kiến là có khả năng lập một công ty cổ phần chuyên về mặt thương mại (đến đây thì thấy một số thành viên cũ lắc đầu tỏ vẻ không tin). Anh muốn ngân hàng xét vấn đề mở rộng đề đối phó với thế hệ những nhà tài chính mới hiện nay đang cầm đầu ở nước Mỹ, muốn thấy Kane và Cabot bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi với tư cách là một trong những thể chế tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ. Khi ngồi xuống, anh hài lòng nghe nhữag tiếng rì rầm tán thưởng. Bài diễn văn của anh nói chung được ban giám đốc hoan nghênh.
Tony Simmons đứng lên tiếp. Ông ta trình bày vấn đề với một quan điểm bảo thủ hơn nhiều. Ông ta nói ngân hàng phải củng cố địa vị cho mình trong những năm tới, phải thận trọng đi vào nhữag lĩnh vực đã chọn lựa và phải bám lấy cách làm ăn truyền thống đã giúp cho Kane và Cabot giữ được uy tín của mình.
ông ta đã rút ra được bài học của vụ phá sản trước đây và cho rằng điều quan tâm chủ yếu của mình - Ông ta nói thêm và mọi người cười - Là Kane và Cabot vẫn cứ bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi như thường. Tony nói bằng một giọng khôn khéo và có sức thuyết phục mà William biết rằng mình còn quá trẻ không thể đối phó với kiểu đó được. Lúc Tony ngồi xuống thì William không thể biết là ban giám đốc nghiêng về phía nào nữa, tuy anh vẫn tin rằng đa số sẽ tán thành mở rộng ngân hàng hơn là đứng yên một chỗ.
Alan Lloyd cho các giám đốc biết rằng bản thân ông ta và hai người ra tranh cử không bỏ phiếu. Còn lại mười bốn người nhận lá phiếu, viết vào đó rồi đưa lại cho Alan. Ông nhìn những lá phiếu đó rồi từ từ đếm. William không dám nhìn lên, chỉ cắm đầu vào tập giấy trước mặt và hai bàn tay toát mồ hôi. Alan đếm xong thì cả phòng im lặng chờ.
ông tuyên bố sáu phiếu bầu cho Kane, sáu phiếu bầu cho Simmons, hai phiếu trắng. Có tiếng xôn xao trong số những người ngồi đó. Alan kêu gọi trật tự.
William hít một hơi thở dài. Alan ngừng lại rồi nói:
- Tôi nghĩ rằng có lẽ trong hoàn cảnh như thế này, chúng ta phải bầu lại một lần thứ hai. Nếu như có thành viên nào trong lần bầu thứ nhất đã bỏ phiếu trắng và trong lần này bỏ cho một ứng cử viên nào đó thì mới có đa số phiếu được.
Những mẩu giấy trắng lại được phân phát. Lần này William không muốn nhìn vào đó nữa. Anh chỉ còn nghe tiếng sột soạt của ngòi bút cạo trên giấy.
Những lá phiếu lại được đưa về cho Alan Lloyd. Một lần nữa, ông chầm chậm mở từng lá phiếu và đọc to các tên viết trong đó lên.
William Kane.
Anthony Simmons, Anthony Simmons, Anthony Simmons.
Ba một nghiêng về Tony Simmons.
- William Kane, William Kane.
- Anthony Simmons.' - William Kane, William Kane, William Kane.
Sáu hai nghiêng về William.
Anthony Simmons, Anthony Sừnmons.
- William Kane.
Bẩy sáu nghiêng về William.
William nín thở, tưởng như không biết đến bao giờ Alan Lloyd mới mở đến lá phiếu cuối cùng.
- Anthony Simmons, - Ông nói. "Thế là bẩy đều, thưa quý ngài".
William biết là bây giờ Alan Lloyd sẽ buộc phải bỏ lá phiếu quyết định cuối cùng. Mặc dầu ông chưa hề nói với ai là ông ủng hộ người nào lên làm chủ tịch, nhưng Wilham bao giờ cũng cho là nếu như cuộc bỏ phiếu đi đến bế tắc thì Alan sẽ ủng hộ anh hơn là Tony Simmons.
Hai lần bỏ phiếu đều đi đến kết luận là số phiếu ngang nhau. Tôi cho rằng không còn thành viên nào trong ban giám đốc sẽ thay đổi ý kiến nữa, vì vậy tôi buộc phải dành phiếu của mình cho ứng cử viên nào mà tôi cho là sẽ thay thế tôi làm chủ tịch Kane và Cabot. Tôi biết rằng trong các vị chẳng ai muốn ở vào cái địa vị của tôi làm gì, nhưng tôi không có cách nào khác hơn là phải tự mình xét và ủng hộ người mà tôi cho sẽ phải là chủ tịch kế tiếp của ngân hàng. Người đó là Tony Simmons.
William không tin ở tai mình đã nghe những lời nói vừa rồi, còn Tony Simmons thì trông như bị choáng váng. Ông ta đứng dậy đối diện với William trong tiếng vỗ tay râm ran, đến đổi chỗ cho Alan Lloyd ở đầu bàn và lần đầu tiên phát biểu với Kane và Cabot với tư cách chủ tịch mới của ngân hàng. Ông ta cảm ơn ban giám đốc về sự ủng hộ và ca ngợi Wilham đã không bao giờ lợi dụng cái thế mạnh về tài chính và gia đình của mình để tác động đến việc bỏ phiếu. Ông ta mời William làm phó chủ tịch và đề nghị Matthequ Lester thay thế Alan Lloyd làm một giám đốc. Cả hai đề nghị đó của ông ta đều được mọi người nhất trí ủng hộ.
William ngồi đăm đăm nhìn vào bức tranh chân dung của bố anh, trong bụng nghĩ mình đã không làm được như bố.
° ° °
Albel dụi điếu Corona một lần nữa và thề rằng nhất định sẽ không hút điếu xì gà nào trước khi thanh toán được món nợ hai triệu đô la và hoàn toàn kiểm soát được công ty Richmond.
Bây giờ không phải là lúc hút những điếu xì gà to như thế nhất là với chỉ số Doqu Jones xuống thấp nhất trong lịch sử và ở các thành phố lớn trên đất Mỹ còn những đoàn ngân hàng xếp hàng dài lĩnh súp phát chẩn như hiện nay. Anh ngước nhìn lên trần nhà suy nghĩ về những gì phải làm trước đã. Anh cần phải giữ cho được số nhân viên tốt nhất của khách sạn Richmond Chicago.
Anh ngồi dậy khoác áo vào và bước sang khu nhà phụ của khách sạn, nơi phần lớn những nhân viên chưa tìm được việc làm kể từ hôm xẩy ra vụ cháy, đến nay còn ở lại đó. Abel dùng lại tất cả những ai anh tin được, và cho những người nào muốn rời bỏ Chicago được tiếp tục làm việc ớ một trong mười lăm khách sạn còn lại. Anh nói rất rõ cho ho biết là trong tình hình thất nghiệp tràn lan như hiện nay, công việc của họ chỉ có thể đảm bảo được chừng nào các khách sạn đều làm ăn có lãi. Anh biết tất cả các khách sạn khác trong công ty đều được quản lý một cách bất lương như khách sạn Richmond Chicago trước đây, và anh muốn điều đó phải được thay đổi nhanh chóng. Anh cho ba người phó quản lý ở Chicago về ba nơi, trông coi những khách sạn Richmond ở Dallas, Cincinati và St Louis. Anh chỉ định các quản lý mới cho bẩy khách sạn còn lại ở Houston Mobile, Charleston, Allanta, Memphis, New orleans và Louivilìe. Các khách sạn Leroy cũ đều ở miền Nam và vùng Trung Tây. Chỉ có khách sạn ở Chicago là do Davis Leroy đích thân đứng ra xây dựng. Abel phải mất đến ba tuần mới bố trí được cho những nhân viên cũ ở Chicago về các khách sạn mới.
Abel quyết định đặt đại bản doanh của mình trong khu nhà phụ của Richmond ở Chicago và mở một nhà ăn nhỏ ở tầng dưới cùng. Anh tính như vậy sẽ ở gần với người ủng hộ mình và gần với nhà ngân hàng hơn là về ở trong một khách sạn ở miền Nam. Hơn nữa, Zaphia cũng ở Chicago, và Abel tin chắc rằng chỉ ít lâu nữa cô ta sẽ bỏ rơi anh chàng kia và yêu anh. Cô ta là người đàn bà duy nhất anh cảm thấy yên tâm trong quan hệ. Khi Abel chuẩn bị đi New York để tuyển thêm nhân viên chuyên môn, anh đã được cô hứa với anh là không đi lại với người bạn trai kia nữa.
Đêm trước khi Abel đi, anh với Zaphia nằm với nhau lần đầu tiên. Cô ta mềm mại, mũm mĩm, vui tính và rất dễ thương.
Thái độ âu yếm và rất thành thạo của Abel khiến cho Zaphia phải ngạc nhiên.
- Từ hồi sau chuyến tàu Mũi Tên Đen đến nay, anh đã nằm với bao nhiêu cô gái rồi?- Cô ta hỏi đùa.
- Chẳng có ai anh thật sự quan tâm cả, - Anh đáp.
- Phải, cũng đủ để quên được em rồi,- Cô nói.
- Anh không bao giờ quên được em,- Anh nói dối, và cúi xuống hôn cô, vì chỉ có như vậy mới thôi không nói chuyện được.
Đến New York, việc đầu tiên của anh là đi tìm George và thấy anh ta đang thất nghiệp, sống trong một căn gác tồi tàn ở đường số ba phía Đông thành phố. Abel hầu như đã quên đi những ngôi nhà như thế này khi có tới hai chục gia đình cùng sống chung với nhau một chỗ. Phòng nào cũng sực mùi thức ăn để lâu mùi hố vệ sinh không có nước tháo và mùi giường có ba loại người khác nhau nằm ngủ trong một ngày một đêm. Hình như cái lò bánh đã đóng cửa và chính ông chú của George phải đi kiếm việc làm ở một nhà máy khác tận ngoại ô New York. Nhà máy đó không nhận George vào làm. Được về với Abel và công ty Richmond, dù là làm gì, GeDrge cũng rất lấy làm sung sướng.
Abel tuyển được ba nhân viên mới, một người làm bánh, một kế toán và một người phục vụ bàn. Rồi anh cùng với George lên đường trở về Chicago đặt căn cứ của mình trong khu nhà phụ Richmond. Abel hài lòng về kết quả chuyến đi ấy. Phần lớn các khách sạn ở bờ biển phía Đông đều giảm nhân viên của họ xuống mức tối thiểu, do đó anh dễ dàng chọn được những người có kinh nghiệm, trong số đó có cả một người của khách sạn Plaza nữa.
Đầu tháng ba, Abel và George lại đi một tua thăm các khách sạn còn lại trong công ty. Abel đề nghị Zaphia cùng đi, lại còn cho cô có quyền được chọn làm ở bất cứ khách sạn nào cô muốn, nhưng cô nhất định không rời khỏi Chicago là nơi duy nhất trên đất Mỹ cô đã sống quen rồi. Để cho anh yên tâm, cô bằng lòng về ở trong phòng của Abel ở khu nhà phụ Richmond trong khi anh đi vắng. George vốn từ sau khi vào quốc tịch Mỹ và học được cách sống của lớp người trung lưu ở Mỹ, lại có được nguồn gốc Ki- tô giáo nữa, khuyên Abel nên đi vào kiểu sống có vợ chồng hẳn hoi thì có lợi hơn. Abel đã sống đơn độc trong các phòng khách sạn nhiều rồi, thấy chẳng ra thế nào, sẵn sàng nghe lời George khuyên bảo.
Abel không lấy làm ngạc nhiên thấy tất cả các khách sạn khác mặc dầu vẫn được quản lý một cách luộm thuộm và phần lớn là bất lương nhưng do tình hình thất nghiệp đang phổ biến khắp nơi nên các nhân viên thấy anh đến thì hầu hết ai cũng mừng, cho anh là người cứu sống cho những gì còn lại của công ty, Abel thấy không cần phải sa thải ồ ạt nhân viên như anh đã làm khi mới đến Chicago. Phần lớn những ai biết tiếng của anh là ngại cách làm của anh thì đều đã bỏ đi cả rồi. Một số người phải loại bỏ nhưng cũng vẫn không tránh được họ còn dính dáng đến số còn lại vì đã gắn bó với công ty Richmond từ lâu và đến bây giờ sau khi Davis Leroy đã chết rồi họ rất khó thay đổi được cách làm ăn cũ kỹ của họ. Abel thấy việc chuyển nhân viên từ một khách sạn này sang khách sạn khác đòi hỏi phải có một thái độ rất khác.
Vào cuối năm đầu của anh với tư cách chủ tịch của công ty Richmond anh chỉ dùng đến nửa số nhân viên so với trước kia, và tính toán các mặt thì số tiền thâm hụt chỉ trên 10 không.000 đô la một chút. Trong toàn bộ nhận viên, việc thay đổi người xẩy ra rất ít. Abel rất tin ở tương lai của công ty, và mọi người cũng chia sẻ với anh niềm tin đó.
Abel đặt ra cho mình mục tiêu đến năm 1932 là ổn định. Anh cảm thấy cách duy nhất có thể thực hiện được làm ăn có lãi nhanh chóng là để cho mỗi người quản lý khách sạn có toàn quyền trách nhiệm đối với chính khách sạn của mình và có phần lợi nhuận của họ trong đó, giống như Davis Leroy đã từng làm với anh khi anh mới đến Chiacago Richmond vậy.
Abel di chuyển từ khách sạn này đến khách sạn khác không nghỉ ngơi hoặc ở lại nơi nào quá ba tuần. Trừ George là người ìàm tai mắt cho anh ở Chicago và rất trung thành với anh, anh không bao giờ báo cho ai biết là lần sau anh sẽ đến khách sạn nào. Hàng mấy tháng một lần, anh chỉ phá vỡ quy luật ấy nếu thấy cần phải đi thăm Zaphia hoặc đi gặp Curtis Phenton mà thôi.
Sau khi đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính của công ty, Abel đã phải đi đến một số quyết định không lấy gì làm vui vẻ lắm. Wyết định mạnh nhất là tạm thời đóng cửa hai khách sạn, một ở Mobile một ở Charleston, vì đã làm ăn thua lỗ đến mức anh cảm thấy nếu để sẽ nguy hiểm đến tình hình tài chính của các khách sạn khác. Nhân viên ở các khách sạn khác thấy chiếc rìu sẽ bổ vào đầu mình, phải làm ăn tử tế hơn. Mỗi lần đi đâu về đến phòng làm việc nhỏ của mình trong khu nhà phụ của Richmond ở Chicago, anh đều thấy cả một loạt những giấy tờ gửi đến yêu cầu phải quan tâm ngay, nào là ống nước rò rỉ ở nhà tắm, nào là chuột gián ở nhà bếp, rồi nào là cãi cọ nhau ở nhà ăn, và có một õng khách không hài lòng đang dọa kiện v.v....
Henry oborne lại đến với cuộc đời của Abel với một khoản tiền 75 không.000 đô la do Công ty Bảo hiểm Great Western trả vì không tìm được chứng cớ gì để buộc tội Abel cố dính đến Desmond Pacey đốt khách sạn Richmond Chicago. Chứng cớ do Trung úy o Malley đưa ra về vụ này là rất xác đáng, vì vậy Abel nghĩ mình còn nợ Ông ta nhiều chứ không chỉ một cốc sữa trứng mà thôi đâu.
Abel lấy làm sung sướng đã giải quyết được việc này với Công ty Great Western và món tiền bồi thường như vậy là phải chăng. Osborne có gợi ý với anh là nên đòi một món tiền lớn hơn để anh ta được hưởng chênh lệch vào đó. Abel là người tuy có khuyết điểm này khác nhưng vốn rất ghét chuyện tham ô, đã nhìn ngay osborne bằng con mắt không thiện cảm.
Anh nghĩ nếu osbome có thể bất lương với công ty của chính ông ta như vậy thì mai kia nếu có dịp ông ta sẽ chẳng tha gì mà không hại Abel.
Mùa xuâu năm 1932 Abel ngạc nhiên nhận được một bức thư cua Melanie Leroy , những gì viết trong thư thân mật hơn nhiều so với lúc gặp trực tiếp. Anh lấy làm phấn khởi và hẹn cô đến gặp ăn tối ở nhà hàng Stenvens, một quyết định mà khi bước chân vào đến phòng ăn anh đã ân hận ngay vì Zaphia đang có đó, trông quê mùa và mỏi mệt. Melanie, trái lại, trông lộng lẫy trong chiếc áo màu xanh dài bó sát người nổi lên các đường nét. Đôi mắt của cô, có lẽ được chiếc áo phản ánh vào, lại càng xanh và hấp dẫn hơn trước.
- Trông anh mạnh khỏe mà tôi rất mừng, Abel ạ, - Cô vừa nói vừa ngồi xuống ghế ở bàn giữa phòng ăn.- Và cố nhiên ai cũng biết anh đang làm ăn rất giỏi với công ty Richmond.
- Công ty Nam tước chứ, - Abel nói.
Tôi không biết là anh đã đổi tên công ty rồi.- Cô ta hơi đỏ mặt.
- Vâng, tôi đổi tên từ năm ngoái, - Abel nói dối.
Thực ra đến lúc này anh mới chợt nghĩ rằng mỗi khách sạn của công ty sẽ mang tên là khách sạn Nam tước Anh không hiểu sao trước nay mình lại không nghĩ ra điều đó.
- Tên hay đấy, - Melanie mỉm cười nói.
Abel biết rằng từ phía đầu phòng bên kia Zaphia đang dõi nhìn hai người, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi, anh không làm thế nào khác được.
- Cô chưa làm việc chứ ? - Abel hỏi, tay ghi mấy chữ "Công ty Nam tước!" vào phía sau tờ thực đơn.
- Không bây giờ thì chưa, nhưng tình hình xem ra có vẻ khá hơn. Một người đàn bà tốt nghiệp về nghệ thuật tự do ở thành phố này bao giờ cũng phải ngồi đó chờ cho mọi người đàn ông có việc làm đã rồi mới đến lượt mình.
- Nếu cô muốn làm việc cho Công ty Nam tước, - Abel nói và hơi nhấn mạnh vào cái tên đó, - Thì cô chỉ việc cho tôi biết.
- Không, không, - Melanie đáp. - Tôi không có gì đáng lo cả.
Cô nhanh chóng chuyển câu chuyện sang vấn đề âm nhạc và sân khấu. Nói chuyện với cô ta vẫn là một thách thức mà Abel không quen nhưng thấy thú vị.
Cô ta vẫn trêu chọc anh nhưng trêu một cách thông minh, khiến anh cảm thấy ngồi với cô bây giờ yên tâm hơn trước nhiều. Bữa ăn kéo dài đến tận sau mười một giờ. Sau khi mọi người đã ra khỏi phòng ăn, kể cả Zaphia, anh mới đưa Melanie ra xe về nhà, mắt đỏ lòm một cách không bình thường. Lần này, cô ta mời anh lên nhà uống rượu. Anh ngồi trên chiếc ghế xô- pha trong khi cô rót mời anh uống một thứ rượu quhisky bị cấm và cho chạy đĩa hát.
Tôi không thể ngồi lâu được,- Abel nói. - Ngày mai có rất nhiều việc.
- Câu đó phái để tôi nói? chứ, đã lâu quá rồi không gặp nhau. Tốl nay vui thế kia mà. Như hồl xưa vậy.
Cô ta ngồi xuống bên anh, áo kéo lên quá đầu gối Không phải như hồi xưa đâu, anh nghĩ bụng. Đôi chân thật đẹp. Khi cô nhích đến gần, anh không làm gì tỏ ra cưỡng lại. Lát sau, anh thấy mình hôn cô ta - Hay cô ta hôn mình? Anh cũng không biết nữa. Đôi tay của anh lần mò xuống đôi chân đó, rồi lần lên đến ngực và lần này xem ra cô ta sẵn sàng đáp ứng. Rồi chính cô ta đã cầm tay anh dắt vào phòng ngủ, gấp khăn trải giường lại cẩn thận, rồi quay lại bảo anh cởi áo cho cô. Abel nghe theo nhưng trong bụng vẫn không tin, và anh tắt đèn trước khi cởi quần áo. Sau đó anh dễ dàng đem những bài học mà Joyce đã dạy cho anh bây giờ áp dụng vào thực tế. Cố nhiên Melanie cũng không phải là người thiếu kinh nghiệm gì. Abel chưa bao giờ được thấy sung sướng như vậy trong cuộc làm tình. Anh lăn ra ngủ thiếp đi với một tâm lý rất hài lòng.
Đến sáng Melanie cho anh ăn điểm tâm và phục vụ đầy đủ cho đến lúc Abel phải ra về.
- Tôi sẽ theo dõi Công ty Nam tước với một mối quan tâm mới, - Cô nói. - Tôi chắc không ai còn ngờ gì về thành công lớn của nó sau này.
Cảm ơn cô về bữa ăn sáng và một đêm đáng ghi nhớ, - Abel nói.
- Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau sớm, Melanie nói.
- Tôi muốn thế lắm, - Abel đáp.
Cô hôn lên má anh, chẳng khác nào như người vợ hôn tiễn chồng đi làm.
- Tôi không biết rồi anh sẽ lấy một người đàn bà như thế nào, - Cô hỏi một cách ngây thơ khi khoác áo ngoài lên người cho Abel.
Anh nhìn cô mỉm cười.
- Khi nào tôi có quyết định ấy, Melanie ạ, thì cô hãy tin chắc rằng tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về những quan điểm của cô đấy.
- Anh nói vậy là sao? - Melanie lúng túng hỏi lại.
Là tôi sê phải quan tâm đến những lời khuyên của cô, - Abel nói lúc ra đến gần cửa.- Tức là phải cố tìm cho mình một cô gái Ba Lan tử tế.
Một tháng sau, Abel và Zaphia cưới nhau. Người anh họ của Zaphia là Janek đưa dâu và George làm phù rể. Cuộc chiêu đãi tổ chức ở nhà hàng Stenvens.
Mọi người ăn uống nhẩy nhót đến tận đêm khuya. Theo truyền thống, mỗi người trả một số tiền tượng trưng để ra nhẩy với Zaphia. George chạy quanh phòng và len lỏi chụp ảnh các khách đến dự mà toát Cả mồ hôl. Sau bữa súp vào nửa đêm với những món truyền thống của Ba Lan và rượu vang, brandy, voska, Abel và Zaphia được rút lui về phòng tân hôn.
Sáng hôm sau, Abel lấy làm ngạc nhiên một cách thú vị nghe thấy Curtis Phenton nói lại rằng toàn bộ chi phí cho cuộc chiêu đã của anh ở khách sạn Stenvens đã được ông Maxton trả hết, coi đó như một món quà cưới của ông. Abel dùng số tiền anh đã dành dụm được cho cuộc chiêu đãi này làm một phần để trả cho ngôi nhà nhỏ anh mua được ở phố Rigg. Lần đầu tiên trong đời, anh có được ngôi nhà riêng của mình.
lợi nhuận của khách sạn đã bị đánh cắp. Tất cả bộ máy nhân viên Richmond đều ăn cánh với nhau để làm việc đó, với một quy mô mà Abel không thể ngờ tới. Và bộ máy đó không thèm đếm xỉa gì đến người phó quản lý mới, một con người đã từng biết ăn cắp bánh mì trong trại giam để mà sống sót được. Vấn đề đầu tiên đối với Abel bây giờ là làm thế nào đề không ai biết anh đã phát hiện ra chuyện đó. Anh còn tiếp tục quan sát vào từng bộ phận nhỏ trong khách sạn đã. Chẳng bao lâu, anh đà thấy rõ mỗi bộ phận đều hoàn thiện cách riêng của nó để ăn cắp tài sản cho trôi.
Trước hết là ở quầy tiếp tân. Ở đây nếu có mười khách thì họ chỉ ghi tên tám người, còn tiền của hai người kia bỏ túi. Cách họ làm rất đơn giản. Nếu là ở khách sạn Plaza New York thì chỉ trong vài phút người ta có thể phát hiện ra ngay và nhân viên làm việc đó bị đuổi tức thì. Anh phụ trách quầy tiếp tân thường chọn một đôi vợ chồng già nào đó từ một bang khác đến đặt phòng và chỉ ở lại một đêm. Anh ta sẽ bí mật tìm hiểu xem đôi vợ chồng ấy có việc gì liên quan đến người khác trong thành phố hay không, nẽu không thì họ chỉ việc coi như quên không ghi tên khách vào sổ. Sáng hôm sau nếu họ trả tiền mặt thì tiền đó được bỏ vào túi ngay, miễn là khách không ký vào sổ và như thế thì không có chứng cứ nào là khách đã từng ở khách sạn này. Từ lâu, Abel nghĩ rằng mọi khách sạn đều phải ghi tên từng người khách. Trước đây ở Plaza anh đã thấy họ làm thế rồi.
Trong nhà ăn, hệ thống ăn cắp rất tế nhị. Tất nhiên những khách nào không phải người trú trong khách sạn thì ăn trưa hay ăn tối đều trả tiền mặt.
tự nhiên, Abel dần dần phát hiện rằng giữa quầy tiếp tân với nhà ăn có liên lạc để báo cho nhau biết là với những khách nào không đăng ký trong sổ bên ngoài thì trong nhà ăn cũng không có hóa đơn. Ngoài ra thường luôn luôn có những chuyện bày ra để sửa chữa, thay thế những đồ hỏng vỡ mất mát, từ những đồ tiện nghi đến lương thực, khăn trải giường và thỉnh thoảng còn mất cả đệm nữa. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng từng bộ phận, Abel đi đến kết luận là quá nửa số nhân viên trong khách sạn Richmond đều có dính líu đến những vụ ăn cắp này. Không một bộ phận nào trong khách sạn có được bộ mặt hoàn toàn trong sạch.
Lúc mới đến Richmond, Abel lấy làm lạ tại sao Desmond Pacey, người quản lý, lại không thấy được những chuyện diễn ra trước mũi ông ta trong một thời gian dài như vậy. Anh đã cho rằng ông ta lười và không thích nhữag chuyện kêu ca phàn nàn, thế thôi.
Ngay bản thân Abel cũng không thấy ngay được chính người quản lý lười ấy là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả những vụ ăn cắp này, và vì nó hoạt động rất khéo nên anh không nhận ra ngay được. Pacey đã làm việc cho công ty Richmond này hơn ba chục năm rồi. Ông ta đã lần lượt ở cương vị quản lý của tất cả những khách sạn của công ty. Hơn thế nữa, Desmond Pacey còn là bạn riêng của Davis Leroy. Như vậy, khách sạn Richimond ở Chicago mỗi năm mất đi hơn ba không.000 đô la, một tình hình mà Abel tính rằng có thể giải quyết ngay được nếu đuổi một số đông nhân viên, và bắt đầu bằng việc đuồi chính Desmond Pacey. Chuyện này sẽ thành vấn đề ngay, vì trong ba chục năm nay Davis Leroy hầu như không đuổi một nhân viên nào.
ông ta rộng lượng, và hy vọng rằng đến một lúc nào đó chẳng phải sa thải họ cũng đi. Nhưng Abel thì cho rằng những người như thế sẽ chẳng bao giờ đi, trái lại họ còn tiếp tục ăn cắp cho đến lúc khách sạn Richmond không còn gì nữa.
Abel biết rằng cách duy nhất có thể cứu vãn được khách sạn là làm một cuộc thử thách cuối cùng nữa với Davis Leroy. Để thực hiện mục đích ấy, đầu năm 1928, anh đi chuyến tàu tốc hành từ ga ilhnois đến St Louis rồi từ đó chuyển sang tàu Missouri Paciphic về Dallas:
Anh mang theo một bản báo cáo 200 trang mà anh đã bỏ sức tập hợp liền trong ba tháng ở căn phòng nhỏ trong khu phụ của khách sạn. Sau khi Davis Leroy đọc xong tất cả những chứng cớ anh thu thập được, ông ta ngồi nhìn Abel bằng con mắt ngạc nhiên và thất vọng.
ông ta gấp hồ sơ lại và nói:
Những người này đều là bạn của tôi cả. Một số trong những người đó đã làm việc với tôi ba chục năm nay rồi. Tất nhiên trong cái nghề này bao giờ cũng có chút lừa dối, nhưng tôi không ngờ họ lại cướp bóc của tôi đến mức này.
- Phải nói là một số những người đó đã ăn cắp của ông suốt từ ba chục năm nay. - Abel nói.
Bây giờ tôi biết làm thế nào đây? - Leroy nói.
- Tôi có thể chấm dứt ngay được chuyện thối nát này nếu ông loại bỏ Desmond Pacey và cho tôi toàn bộ quyền sa thải ngay tất cả những ai có dính líu đến các vụ ăn cắp.
Này anh Abel, tôi nghĩ có lẽ vấn đề không đơn giản như vậy được đâu.
- Vấn đề rất đơn giản, - Abel nói. - Nếu ông không cho tôi cái quyền đối xử với những thủ phạm ấy, thì tôi xin từ chức ngay từ phút này, vì tôi không có lợi ích gì trong việc làm một phần của cái khách sạn tham nhũng nhất ở nước Mỹ này.
- Hay ta giáng chức Desmond Pacey xuống làm phó quản lý? Như vậy tôi sẽ đưa anh lên làm quản lý và anh sẽ có thể kiểm soát được tình hình?
- Không được đâu, Abel đáp, - Pacey còn hai năm nữa mới phải đi, mà ông ta thì nắm chắc tất cả nhân viên Richmond. Đến lúc tôi chấn chỉnh được ông ta lại rồi thì ông cũng không còn hoặc bị phá sản hoặc cả hai. Tôi ngờ rằng tất cả những khách sạn khác của ông đều đang được quản lý theo cách ăn cắp như thế.
Nếu ông muốn xoay chuyển lại tình hình ở Chicago thì ông phải có một quyết định cứng rắn về Pacey ngay từ bây giờ, không thì sẽ nguy cho ông lắm. Tùy ông thôi.
- Những người Taxas chúng tôi nổi tiếng là hay nói thẳng những điều mình nghĩ, nhưng xem ra vẫn chưa bằng anh được, Abel. Thôi được, thôi được, tôi giao quyền cho anh ngay bây giờ. Chúc mừng anh. Anh là người quản lý mới của Richmond ở Chicago. Chúc mừng anh. Chờ để tôi báo cho Al Capone biết là anh về Chicago nhé. Ông ta sẽ về đây hưởng cái bình yên ở vùng Tây Nam này. - Leroy đứng dậy vỗ vai anh quản lý mới của mình và nói tiếp. - Abel này, anh đừnag tưởng tôi là người không biết ơn đâu. Anh đã làm được một công việc rất có giá trị Ở Chicago, và từ nay trở đi tôi sẽ coi anh như cánh tay phải của tôi.
Thực tình mà nói, Abel ạ, tôi làm ăn với Thị trường Chứng khoán cũng rất khá nên tôi không để ý được đến những chuyện mất mát như vậy. Cảm ơn Chúa tôi lại có được một người bạn trung thực đấy. Anh ở lại đêm và ăn với tôi một chút chứ.
- Tôi sẽ rất sung sướng được cùng ăn với ông, ông Leroy, nhưng tôi muốn ở lại đêm tại khách sạn Richmond Dallas vì có vài lý do riêng.
- Anh không để cho ai được thoát tội chứ, Abel?
- Nếu tránh được thì tôi tránh.
Tối hôm đó, Davis Leroy mời Abel ăn một bữa thịnh soạn và cho anh uống hơi nhiều rượu quhisky ông ta bảo tục lệ Ở miền Nam này đãi khách là phải như vậy. Ông ta còn nói với Abel rằng ông ta đang tính xem có ai đó quản lý cho toàn bộ hệ thống khách sạn Richmond để ông còn rảnh tay làm việc khác.
- Chắc là ông chả muốn đến cái thằng Ba Lan ngốc nghếch chứ? Abel nói, lúc này đã hơi líu lưỡi vì say.
- Abel, chính tôi mới là ngốc ngếch. Nếu như anh không khui được ra những thằng ăn cắp thì có lẽ tôi đến hỏng bét cả. Bây giờ biết được sự thật như thế rồi, chúng ta sẽ cho tất cả bọn nó một trận, rồi tôi để cho anh có cơ hội khôi phục lại cả Công ty Richmon và làm cho trở lại nổi như trước.
Abel nâng cốc lên, tay run run.
- Tôi xin uống chúc mừng cho điều đó, và chúc cho sự cộng tác của chúng ta được lâu dài, thắng lợi.
- Làm tới đi, Abel.
Abel ngủ lại đêm ở khách sạn Richmond Dallas.
Anh cho họ một cái tên giả, và bảo với quầy tiếp tân là anh chỉ có ở một đêm. Buổi sáng, anh theo dõi thấy biên lai chỉ có một bản và sau khi anh trả tiền rồi thì họ vứt luôn nó vào sọt rác, do đó những nghi ngờ của anh về các khách sạn Richmond khác càng được khẳng định Vấn đề không phải có ở Chicago. Anh quyết định sẽ thanh toán xong ở Chicago trước đã, rồi sẽ tính đến nhữag vụ ăn cắp của toàn công ty sau.
Anh gọi điện thoại cho Davis Leroy để báo cáo ông biết rằng anh đã phát hiện ra chuyện ăn cắp kia ở một khách sạn nữa của công ty.
Abel trở về Chicago cũng bằng con đường đã đi. Thung lũng Mississippi trải rộng ngoài tầm mắt từ cửa sổ xe lửa nhìn ra. Cảnh lụt lội từ năm ngoái vẫn còn dấu vết. Abel nghĩ bụng về đến Richmond Chicago anh sẽ cho họ một phen chẳng kém gì cảnh lụt lội này.
Đến nơi, anh không thấy có người phục vụ ban đêm ở khách sạn, tìm mãi chỉ thấy có một nhân viên trực.
Abel quyết định để cho tất cả đám họ ngủ một đêm ngon lành đã, rồi sáng mai sẽ mời họ chia tay. Một chú nhỏ sai vặt ra mở cửa trước cho anh về căn phòng ở nhà phụ.
- Ông đi mạnh khỏe chứ ạ, ông Rosnovski, - Chú bé hỏi.
- Tốt, cảm ơn chú. Ở nhà thế nào?
- Ôi rất yên ổn.
Được rồi đến mai chú sẽ còn thấy yên ổn hơn nữa, Abel nghĩ bụng, nhất là nhân viên còn lại sẽ chỉ có mình chú.
Abel bỏ đồ xuống rồi gọi bộ phận phục vụ phòng cho anh ăn nhẹ. Phải hơn một giờ sau họ mới đem lên. Uống cà phê xong, Abel cởi quần áo vào tắm nước lạnh, đầu nghĩ đến một kế hoạch cho ngày hôm sau.
Anh đã chọn đúng lúc trong năm để phục vụ "thảm sát', này. Bây giờ mới chỉ là đầu tháng hai và khách sạn chỉ có chừng 25 phần trăm khách. Abel tin rằng chỉ với một nửa số nhân viên hiện nay là đủ cho khách sạn Richmond hoạt động. Anh trèo lên giường, vứt bỏ gối xuống sàn, rồi lăn ra ngỉl say như chú bé nhân viên kia vậy.
Desmond Pacey, người mà ai ở Richmond cũng gọi ông ta là Pacey Lười, nay đã sáu mươi ba tuổi. Ông ta béo quá mức, chân ngắn và đi lại rất chậm chạp.
Desmond Pacey đã từng chứng kiến bảy người phó quản lý đến khách sạn này và ra đi. Một số thì quá tham và muốn nhận về phần mình nhiều hơn, số khác thì không hiểu được cái hệ thống ăn cắp kia làm ăn thế nào. Ông ta cho rằng anh chàng Ba Lan này cũng chẳng thông minh gì hơn những anh trước đây. Ông ta thủng thẳng đi đến văn phòng Abel để chuẩn bị họp vào mười giờ, miệng ti tỉ hát. Lúc này đã mười giờ mười bảy phút rồi.
- Xin lỗi để anh phải chờ, - Ông quản lý nói nhưng không có vẻ xin lỗi gì hết.
Abel không nói câu nào.
- Tôi đang bận chút việc ở quầy tiếp tân, chắc anh biết là việc gì rồi.
Abel biết quá đi chứ. Anh từ từ mở ngăn kéo bàn, lấy ra để trước mặt ông ta bốn chục tờ biên lai đã nhầu nát, có tờ bị xé làm bốn năm mảnh. Đó là những biên lai anh nhặt lại từ trong sọt rác hoặc những đĩa gạt tàn thuốc lá, những biên lai đã được khách trả tiền mặt nhưng không bao giờ được ghi vào sổ. Anh nhìn ông quản lý béo lùn cầm những mảnh giấy đó lên xem mà chưa biết là gì.
Desmond Pacey không thể hiểu được thật. Mà ông ta cũng không cần hiểu làm gì. Ông chẳng có chuyện gì đáng phải lo. Nếu như anh chàng ngốc Ba Lan này định chơi vào hệ thống ăn cắp của ông ta thì hoặc là ông cho anh hưởng một chút nào đó, hoặc là anh cuốn xéo đi chỗ khác, vậy thôi. Pacey nghĩ bụng không biết mình có thể cho anh ta được bao nhiêu phần trăm.
Có lẽ lúc này cho anh ta được ở trong một căn phòng tử tế thì bịt miệng được đấy.
- Ông bị đuổi, thưa ông Pacey, và tôi yêu cầu ông đi khỏi nơi này trong vòng một giờ.
Desmond Pacey hầu như không nghe anh nói những lời ấy vì ông ta không thể nào tin như vậy được - Anh vừa nói gì thế? Tôi không nghe rõ.
- Ông nghe rõ rồi, - Abel nói. - Ông bị đuổi.
- Anh không thể đuổi tôi được. Tôi là người quản lý và tôi đã làm việc với công ty Richmond trên ba mươi năm nay rồi. Nếu có chuyện phải đuổi ai thì tôi là người làm cái việc đó. Lạy Chúa, anh tưởng anh là ai thế?
- Tôi là người quản lý mới.
- Sao?
- Người quản lý mới. - Abel nhắc lại. - Ông Leroy vừa chỉ định tôi hôm qua, và bây giờ tôi đuổi ông đó, ông Pacey.
- Về tội gì?
- Về tội ăn cắp có quy mô. - Abel giơ những tờ biên lai đó lên để ông ta nhìn rõ hơn bằng cặp kính của mình. - Mỗi một người khách này đều trả tiền cả, nhưng không có một xu nào của họ rơi vào quỹ của Richmond. Và hóa đơn nào cũng có chữ ký của ông trong đó.
- Đến một trăm năm nữa anh cũng chả chứng minh được gì hết.
- Phải, tôi biết, - Abel nói. - Ông tổ chức một bộ máy giỏi lắm. Nhưng ông có thể đem bộ máy ấy đi hoạt động ở chỗ khác, còn ở đây thì vận của ông đã hết rồi. Ông Pacey ạ, người Ba Lan có câu phương ngôn cổ như thế này:
Bình có quai thì mới xách được nước. Bây giờ quai đã gẫy rồi, và ông thì bị đuổi.
- Anh không có quyền đuổi tôi. - Pacey nói. Mồ hôi toát ra ướt hết cả trán ông ta. - Davis Leroy là bạn thân của tôi. Chỉ ông ta mới có quyền đuồi tôi thôi.
Anh là người từ New York mới lên đây được ba tháng. Dù anh có nói với ông ta thì ông ta cũng chẳng nghe. Tôi chỉ cần gọi điện thoại một cái là có thề vứt anh ra khỏi khách sạn này.
ông gọi đi. - Abel nói. Anh nhắc điện thoại lên và bảo tổng đài cho nói chuyện với Davis Leroy ở Dallas.
Hai người nhìn nhau và chờ. Bây giờ mồ hôi đã nhỏ giọt xuống đến đầu mũi Pacey. Abel chợt nghĩ trong bụng không biết ông chủ mình có còn kiên quyết nữa không.
- Xin chào ông Leroy. Đây là Abel Rosnovski gọi từ Chicago. Tôi vửa đuổi Desmond Pacey và ông ta muốn nói chuyện với ông một câu.
Pacey run rẩy cầm lấy điện thoại. Ông ta chỉ nghe một lát.
- Nhưng, Davis, tôị... tôi biết ìàm thế nào? Tôi thề với ông là không phải như vậỵ... Hẳn có sự nhầm lẫn gì đây Abel nghe thấy tiếng điện thoại ngắt.
- Một giờ nữa, ông Pacoy, - Abel nói. - Nếu không tôi sẽ đưa những tờ biên lai này sang Cảnh sát Chicago.
- Khoan đã, - Pacey nói. - Anh đừng vội thế. - Giọng nói và cử chỉ của ông ta đã thay đổi hẳn. - Chúng tôi có thể đưa anh nhập vào hệ thống hoạt động này. Nẽu chúng ta cùng quản lý khách sạn thì anh sẽ có thu nhập rất khá. Sẽ có nhiều tiền hơn lúc anh làm phó quản lý cơ. Mà chúng ta đều biết Davis sẽ có thể chấp nhận được những mất mát....
- Tôi không còn là phó quản lý nữa, ông Pacey. Tôi là quản lý rồi. Vậy mời ông đi cho, đừng để tôi phải tống đi.
- Thằng Ba Lan khốn nạn, - Ông ta nói, biết rằng mình đã chơi đến con bài cuối cùng rồi nhưng không được - Anh liệu mà mở to đôi mắt của anh ra nhé, anh Ba Lan ạ, rồi tôi sẽ cho anh biết tay.
ông ta nói rồi bỏ ra. Đến giờ ăn trưa thì một loạt những người khác cũng theo gót ông ta ra ngoài đường từ trưởng nhà bàn, nhà bếp, nhà phòng, đến trưởng quầy tiếp tân, trực cửa cùng với mười bẩy nhân viên khác của Richmond mà Abel cho rằng không thể nào tha thứ được. Đến chiều, anh triệu tập tất cả những người làm việc còn lại, giải thích cho họ nghe chỉ tiết những việc anh đã làm và tại sao phải làm để đảm bảo cho mọi người biết rằng công việc của họ không có gì đáng lo ngại nữa.
Nhưng Abel cũng nói:
- Nếu tôi còn tìm thấy một đô la nào, chỉ một đô la thôi, không được để vào đúng chỗ của nó thì người liên quan sẽ bị đuổi ngay tức thì, mà không cần phải lý giải gì nữa. Các anh nghe rõ cả rồi chứ?
Không ai nói gì.
Trong mấy tuần lễ sau đó, nhiều nhân viên khác của Richmond cũng bỏ đi sau khi họ thấy rằng Abel không có ý định làm như Desmond Pacey trước đây và cũng không kiếm lợi gì vào đó cho riêng mình. Nhưng họ bỏ đi thì có người khác vào thay ngay.
Vào cuối tháng ba, Abel mời bốn người của khách sạn Plaza về làm việc ở Richmond. Những người này có ba điều giống nhau:
trẻ, nhiều tham vọng và lương thiện. Trong sáu tháng liền, chỉ có 37 người so với 110 người trước kia còn làm việc trong khách sạn Richmond. Vào cuối năm đầu, Abel mở một chai sâm banh thật to để cùng với Davis Leroy chúc mừng Richmond Chicago đã làm ăn có lãi. Lợi nhuận được 3.468 đô la. Số tiền lãi tuy nhỏ, nhưng là khoản lãi đầu tiên của khách sạn kể từ khi nó ra đời đến nay ba chục năm. Abel dự kiến sang năm 1929 sẽ thu lợi nhuận trên 25.000 đô la.
Davis Leroy rất vui mừng. Mỗi tháng ông ta lên thăm Chicago một lần, và bắt đầu tin tưởng ở các ý kiến của Abel. Ông ta còn thừa nhận rằng cái gì đã đúng với Richmond Chicago cũng sẽ đúng với tất cả những khách sạn khác của công ty. Abel thì muốn để xem khách sạn ở Chicago hoạt động trôi chảy như một xí nghiệp làm ăn đứng đắn và có lãi đã rồi mới xét đến những nơi khác. Leroy đồng ý và hứa sẽ dành cho Abel cương vị cộng tác ở các nơi khác thuộc công ty như dã làm ở Chicago.
Mỗi lần Davis đến Chicago, họ cùng chơi dã cầu và đua ngựa với nhau. Một lần, Davis thua mất 700 đô la mà không giành được tí gì trong cả sáu cuộc đua ngựa, ông ta giơ hai tay lên trời than vãn:
- Ôi, tôi cần gì phải bận tâm đến chuyện ngựa nữa, Abel nhỉ? Cứ đua với anh là đủ rồi.
Cô Melanie Leroy mỗi lần cũng đi theo bố về đây.
Cô xinh đẹp nhưng lạnh lùng, người nhỏ nhắn có đôi chân hấp dẫn và thu hút sự chú ý của mọi người trong khách sạn. Đối với Abel, cô có vẻ cao ngạo khiến anh muốn nói chuyện làm thân gì với cô cũng khó. Cô ta cũng không để cho anh được gọi bằng cái tên thân mật "Melanie" mà phải gọi bằng "Cô Leroy" hẳn hoi.
Mãi về sau cô ta mới biết rằng anh tốt nghiệp bằng kinh tế ở Đại học Columbia và còn hiểu biết về tiền nong hơn cô rất nhiều. Từ đó, cô ta nói năng có vẻ dịu dàng hơn và thỉnh thoảng còn đến ăn một mình trong khách sạn với Abel và nhờ anh giúp cho trước khi cô thi lấy bằng Nghệ thuật Tự do ở trường Đại học Chicago. Mỗi lúc một mạnh bạo hơn, thỉnh thoảng Abel cùng cô đi nghe hoà nhạc, xem hát, và đôi khi cũng cảm thấy hơi ghen mỗi khi cô đưa bạn trai đến ăn ở khách sạn mặc dầu mỗi lần đến cô đi với một bạn khác.
Dưới bàn tay quản lý vững chắc của Abel, nhà bếp trong khách sạn đã cải tiến được rất nhiều món ăn ngon, đến nỗi có những người đã ở Chicago ba chục năm nay nhưng chưa hề biết là có khách sạn này, bây giờ cũng gọi đến giữ chỗ ở nhà ăn vào mỗi tối thứ bảy.
Abel cho trang trí lại toàn bộ khách sạn - Đã hai chục năm nay bây giờ mới được trang trí - Và cho các nhân viên ăn mặc đồng phục bằng các màu xanh và vàng.
Có một người khác mỗi năm thường về ở Richmond, một tuần và cứ đều như thế một chục năm nay, vừa bước vào cửa khách sạn đã lại quay ra, tưởng mình vào nhằm khách sạn khác. Khi Al Capone đặc tiệc cho mười sáu người trong một phòng riêng của khách sạn để mừng ngày sinh nhật, lần thứ ba mươi của ông ta, Abel biết rằng như thế là anh đã đạt tới đỉnh cao của con đường sự nghiệp.
Trong khi thị trường chứng khoán phát triển thì tài sản riêng của Abel cũng tăng thêm. Mười tám tháng trước kia anh rời khách sạn Plaza thì vốn liếng chỉ có 8.000 đô la, bây giờ tài khoản anh đã lên đến ba không.000 đô la. Anh tin rằng giá thị trường sẽ còn tăng lên nữa, vì vậy bao giờ anh cũng lấy tiền lợi nhuận ra tái đầu tư nữa. Những yêu cầu cá nhân của anh vẫn còn rất khiêm tốn. Anh đã sắm được hai bộ quần áo mới và một đôi giầy nâu mới. ăn ở do khách sạn cung cấp, và anh cũng không có gì phải chi tiêu ngoài.
Tương lai của anh xem ra là sáng sủa. Công ty Richmond vẫn có tài khoản trong ngân hàng Continental từ hơn ba chục năm nay, vì vậy khi mới đến Chicago anh đã cho chuyển tiền của mình về ngân hàng này. Hằng ngày ra ngân hàng gửi số tiền khách sạn thu được ngày hôm trước. Vào một buổi sáng thứ sáu, anh ngạc nhiên thấy có người nhắn là giám đốc ngân hàng muốn gặp anh nói chuyện. Anh biết rằng không thể có chuyện tài khoản riêng của mình bị rút ra quá mức bao giờ, vì vậy anh đoán chắc là cuộc gặp này có cái gì đó liên quan đến Richmond.
Chắc cũng không thể có chuyện tài khoản của khách sạn không đủ để trả nợ cho ngân hàng, nếu có thì ba chục năm nay bây giờ mới là lần đầu. Một nhân viên trẻ của ngân hàng dẫn Abel đi qua dãy hành lang đến trước một khung cửa gỗ rất lịch sự. Một tiếng gõ khẽ, rồi người ta đưa anh vào gặp giám đốc.
- Tên tôi là Ctưtis Phenton, - Người đứng sau bàn giấy tự giới thiệu và đưa tay ra bắt tay Abel, mời anh ngồi xuống chiếc ghế da màu xanh lá cây. Trông người ông ta tròn trĩnh, gọn gàng đeo đôi mắt kính bán nguyệt, cổ sơ mi trắng bong với chiếc cavát đen đi với bộ đồ ba mảnh của ông chủ ngân hàng.
Cảm ơn ông, - Abel bứt rứt nói. Không khí lúc này khiến anh nhớ lại cuộc gặp gỡ trước đây nỗi lo ngại là không biết rồi cái gì sẽ xảy ra.
Lẽ ra tôi mời ông cùng ăn trưa để nói chuyện thì tốt hơn , thưa ông Rosnovskị.. , nhưng...
Abel sững người. Anh quá biết rằng những ông chủ ngân hàng này chẳng dễ gì mời ai ăn không mất tiền nếu như họ không có những điều phiền toái muốn nói cho anh nghe.
- Nhưng có một vấn đề vừa xảy ra cần phải được giải quyết nên tôi muốn được cùng bàn với ông ngay.
Tôi xin đi thẳng vào vấn đề, thưa ông Rosnovski. Một trong những vị khách hàng đáng kính nhất của chúng tôi một bà có tuổi, bà Amy Leroỵ... Abel nghe nói đến tên đó ngồi thẳng ngay dậy,.... bà ta nắm trong tay hai mươi lăm phần trăm cổ phiếu của Công ty Richmond. Trước đây bà ta đã nhiều lần muốn chuyển những cổ phiếu đó sang tay ông em là Davis Leroy, nhưng ông ấy hoàn toàn không quan tâm gì đến việc mua lại nhữag cổ phiếu của bà Amy hết. Tôi có thể hiểu được những lý lẽ của ông Leroy. Ông ấy vốn đã có bảy mươi lăm phần trăm cổ phiếu của công ty rồi, chả cần phải bận tâm gì đến chỗ hai mươi lăm phần trăm còn lại kia nữa. Tài sản này là do các cụ để lại cho hai người. Nhưng bà Amy thì cứ muốn ìà đem bán những cổ phiếu ấy đi vì cứ để như thế nó sẽ chẳng bao giờ sinh lãi được.
Abel nghe chuyện đó không lấy làm ngạc nhiên chút nào.
ông Leroy cho biết là ông không phản đối việc bà Amy muốn đem bán những cổ phiếu ấy. Bà ta thì nghĩ rằng ở cái tuổi già nua hiện nay, thà có ít tiền để chi trước mắt còn hơn là cứ ngồi đó chờ cho đến khi công ty làm ăn có lãi thì không biết bao giờ. Do đó, thưa ông Rosnovski, tôi sẽ rất hoan nghênh nếu như ông biết có người nào quan tâm đến việc mua bán khách sạn và từ đó quan tâm đến việc mua những cổ phiếu này chăng?
- Bà Leroy định bán những cổ phiếu ấy với giá bao nhiêu? - Abel hỏi.
- Ồ tôi nghĩ bà ấy chỉ cần bán lấy sáu mươi lăm ngàn đô la thôi.
- Sáu mươi lăm ngàn thì hơi cao đối với loại chứng khoán không đem lại chút lời lãi nào, - Abel nói. Anh nói thêm, - Và trong những năm tời nó cũng chẳng có hy vọng gì hơn.
A, nhưng ông nên nhớ rằng người ta còn tính đến giá trị của cả mười một khách sạn kia nữa. - Crutis Phenton nói.
- Nhưng việc kiểm soát công ty vẫn là ở trong tay ông Leroy, như vậy thì hai mươi lăm phần trăm cổ phiếu của bà Leroy kia chẳng qua chỉ là những mẩu giấy thôi, không có nghĩa gì.
- Thôi thôi ông Rosnovski ơi, hai mươi lăm phần trăm của mười một khách sạn là cổ phần rất có giá trị, vậy mà chỉ có sáu mươi lăm ngàn đô la thôi đấy.
- Không có giá trị gì chừng nào ông Davis ieroy vẫn nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Ông nói với bà Leroy là chỉ nên bán lấy bốn chục nghìn đô la thôi, ông Phenton ạ, như thế thì may ra tôi kiếm được người nào đó quan tâm đến chuyện này cho ông.
- Ông không thể nghĩ là người đó có khả năng trả được cao hơn một chút sao? - Ông Phenton nhướng đôi lông mày khi ông nói đến chữ cao hơn.
- Hơn một xu nữa cũng chả có đâu, ông Phenton.
ông chủ ngân hàng chụm đầu ngón tay vào nhau, tỏ vẻ đánh giá Abel không phải vừa.
- Vậy để tôi hỏi lại bà Amy xem ý kiến bà ấy thế nào. Tôi sẽ liên hệ và báo cho ông biết ngay nhé.
Rời văn phòng Curtis Phenton bước ra, tim Abel cũng đập rộn lên như lúc anh bước vào vậy. Anh vội quay về khách sạn kiểm tra vốn liếng của mình. Tài khoản của anh hiện nay đang là 33.112 đô la với tiền riêng ở ngoài là 3.008 đô la. Kiểm lại xong, Abel định tiếp tục làm việc như mọi ngày thường, nhưng đầu óc anh khó tập trung, không biết rằng cái bà Amy Leroy kia sẽ phản ứng với cái giá anh trả ra sao, anh nghĩ bụng không biết nếu mình nắm trong tay 25 phần trăm lãi suất của công ty Richmond thì tình hình sẽ ra thế nào.
Anh ngập ngừng mãi rồi mới báo cho Davis Leroy biết chuyện này. vì anh sợ rằng ông bạn Texas rất khôn ngoan kia có lẽ cho những tham vọng của anh là một thứ đe dọa gì chăng. Sau vài ngày suy nghĩ kỹ, anh cho rằng cứ nên đàng hoàng gọi cho Davis và báo cho ông ta biết những ý muốn của anh.
- Tôi muốn nói để ông biết tại sao tôi làm điều này, Davis. Tôi tin rằng công ty Richmond sẽ có một tương lai sáng sủa, và ông có thể tin chắc rằng do có tiền của tôi nằm trong đó thì tôi sẽ càng làm việc cật lực hơn. - Anh ngừng lại, rồi nói tiếp:
- Nhưng nếu ông muốn nhận cả hai mươi lăm phần trăm đó về cho ông thì tôi cũng thông cảm.
Anh lấy làm ngạc nhiên thấy ông ta không hám. - Thế này nhé, Abel. Nếu anh tin tưởng ở công ty thì anh cứ việc mua chỗ cổ phiếu đó của Amy đi. Tôi sẽ lấy làm tự hào có anh làm người cùng chung vốn.
Thế là được rồi đấy. Nhân đây, tôi cũng báo cho anh biết là tuần sau tôi sẽ mua thêm nhà chơi của Hội Sư tử Đỏ Thế nhé.
Abel vui mừng hết sức.
- Xin cảm ơn ông, Davis. Ông sẽ không bao giờ phải ân hận về quyết định này của ông.
- Tôi cũng tin như vậy, anh bạn chung vốn ạ. Một tuần sau, Abel trở lại ngân hàng. Lần này, chính anh là người xin gặp ông giám đốc. Lại một lần nữa, anh ngồi xuống chiếc ghế da màu xanh lá cây và chờ ông Phenton nói.
- Tôi rất ngạc nhiên thấy rằng - Curtis Phenton bắt đầu nói nhưng không có vẻ gì ngạc nhiên. - Bà Leroy chấp nhận số tiền bốn chục ngàn đô la để bán hai mươi lăm phần trăm cồ phiếu của bà ta trong công ty Richmond. - Ông ta ngừng một lát rồi nhìn lên Abel.
Bây giờ đã được bà ta đồng ý như vậy rồi, tôi? xin hỏi ông có thể cho tôi biết ai là người mua những cổ phiếu ấy được không?
Vâng, Abel đáp một cách tin tưởng. - Tôi sẽ là người mua chính. - - À vâng, thưa ông, Rosnovski, - Giọng ông ta vẫn không tỏ ra ngạc nhiên.
Tôi xin phép hỏi ông làm thế nào có được bốn chục nghìn đô la?
- Tôi sẽ thanh toán những cổ phiếu của tôi và rút tiền trong tài khoản riêng, tất cả cộng lại chỉ còn thiếu chừng bốn ngàn đô la nữa. Tôi hy vọng ông sẽ có thể cho tôi tạm vay số tiền đó vì ông cũng rất tin rằng những cổ phiếu của Công ty Richmond chưa được đánh giá hết mức của nó. Vả lại, số tiền bốn ngàn đô la ấy cũng chẳng qua chỉ bằng tiền hoa hồng của ngân hàng mà thôi.
Curtis Phenton chớp mắt và nhăn mặt. Những người lịch sự có nói trắng trợn như vậy trong ngân hàng của ông bao giờ đâu. Điều làm cho ông bực hơn nữa là Abel lại chỉ có đúng bấy nhiêu tiền thôi.
- Xin ông cho tôi chút thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông nhé, ông Rosnovski. Rồi tôi sẽ báo lại để ông biết?
Nếu để chờ lâu nữa thì tôi sẽ không cần phải vay tiền, - Abel nói. - Với tình hình thị trường xoay chuyển như bây giờ thì các khoản đầu tư khách của tôi cũng sẽ đạt tới đủ bốn chục nghìn.
Abel phải chờ thêm một tuần nữa thì được ngân hàng Continental báo cho anh biết họ sẵn sàng ủng hộ anh. Anh lập tức thanh toán các tài khoản và vay thêm gần 4.000 đô la nữa để bù vào cho đủ bốn chục ngàn.
Trong sáu tháng, Abel đã trả được món nợ 4.000 đô la bằng cách mua vào bán ra cổ phiếu từ tháng ba đến tháng tám năm 1929, đó là những ngày làm ăn tốt nhất của thị trường chứng khoán.
Đến tháng chín, các tài khoản chung và riêng của anh đều có nhích lên hơn. Anh có thêm khá tiền để mua cho mình chiếc xe Buick mới và lúc này coi như anh đã làm chủ 25 phần trăm hệ thống khách sạn của Công ty Richmond. Abel lấy làm sung sướng đã bám được rất chắc vào giang sơn của Davis Leroy. Bây giờ thì anh càng tin tưởng có thể theo đuổi cô con gái của ông ta và theo đuổi cả 75 phần trăm tài sản còn lại kia nữa.
Đầu tháng Mười, anh mời Melanie đi nghe chương trình nhạc Mozart biểu diễn tại nhà giao hưởng Chicago. Diện bộ quần áo đẹp nhất vào người để tỏ ra anh đã béo tốt hơn trước, đeo chiếc cavát lụa đầu tiên và ngắm nhìn trong gương, anh tin rằng buổi tối nay anh sẽ thành công với người đẹp. Nghe hoà nhạc xong, Abel tránh không về Richmond mặc dầu thức ăn ở đó nay đã rất ngon, anh đưa Melanie đến ăn nhà hàng Loop. Anh cẩn thận, chỉ nói đến những chuyện kinh tế, chính trị, hai chủ đề mà cô ta biết là anh thông thạo. Cuối cùng, anh mời cô về phòng mình uống rượu. Cũng là lần đầu tiên cô ta được thấy những phòng trang trí rất đẹp như thế.
Abel rót Coca- Cola theo yêu cầu của cô, bỏ vào cốc vài viên đá nhỏ, đưa cốc cho cô và trong lòng càng tin tưởng thấy cô nhìn anh mỉm cười. Anh không khỏi liếc mắt nhìn vào đôi chân thon của cô bắt tréo lại với nhau. Anh tự rót cho mình một cốc buốc- bông.
Cảm ơn anh, Abel, về buổi tối rất thú vị.
Anh ngồi xuống bên cạnh cô, xoay xoay cốc rượu trong tay nghĩ ngợi.
- Trong rất nhiều năm tôi không được nghe âm nhạc Đến lúc nghe thì thấy nhạc của Mozart đi sâu vào tâm hồn mình hơn bất cứ nhà soạn nhạc nào khác Đôi khi trông anh rất là Trung - âu, Abel ạ. - Cô kéo tà áo lụa bị Abel ngồi phải. - Ai mà ngờ được rằng ông quản lý khách sạn lại thèm chú ý đến Mozart như vậy chứ Một trong những ông cha tôi, vị Nam tước Rosnovski đầu tiên, - Abel nói, đã có một lần được gặp nhà thiên tài đó và ông ta trở thành bạn thân của gia đình, do đó tôi vẫn thường nghĩ rằng Mozart là một phần của đời tôi.
Nụ cười của Melanie rất khó khăn, không biết cô thật sự nghĩ gì. Abel nghiêng đầu hôn vào má cô ở trên tai một chút, nơi có mấy sợi tóc vàng lòa xòa xuống mặt. Cô ta vẫn tiếp tục nói chuyện như không để ý gì đến hành động này của anh.
- Phrederick Stock biểu diễn chương ba hết sức sinh động, anh có thấy thế không?
Abel lại định hôn nữa. Lần này cô xoay mặt về phía anh để cho anh được hôn lên môi. Rồi cô lùi lại.
- Có lẽ tôi phải về trường đây.
- Nhưng cô vừa mới đến mà, - Abel vội vã nói. Vâng, tôi biết thế, nhưng sáng mai tôi phải dậy sớm. Chương trình ngày mai nặng lắm.
Abel lại hôn cô nữa. Cô ngả người ra ghế và Abel dần dần đưa tay lên ngực cô. Cô bỗng vùng đẩy anh ra.
- Tôi phải đi đây, Abel, - Cô nói.
- Thôi đừng, cô đừng đi vội, - Anh nói rồi lại định hôn cô nữa.
Lần này cô chặn đứng anh lại và kiên quyết đẩy anh ra.
- Abel, anh làm gì thế? Anh tưởng mời tôi đi dự hoà nhạc và cho tôi ăn một bữa là có quyền mó vào người tôi đấy sao?
- Nhưng chúng ta đã đi với nhau như thế hàng tháng nay rồi, - Abel nói. - Tôi nghĩ là cô không lấy thế làm phiền chứ.
- Có phải chúng ta đi với nhau hàng tháng đâu, Abel. Chỉ thỉnh thoảng tôi ăn với anh trong phòng ăn của cha tôi, anh tưởng như vậy có nghĩa là chúng ta đã đi với nhau hàng tháng sao?
- Tôi xin lỗi, - Abel nói. - Tôi không hề có ý muốn làm gì cô, chỉ là muốn sờ vào nglrời cô thế thôi.
- Tôi không bao giờ cho phép người đàn ông nào sờ vào người tôi, cô nói. - Trừ phi tôi sẽ lấy người đó.
Nhưng tôi muốn lấy cô, - Abel chậm rãi nói.
Melanie phá lên cười.
- Có gì lạ đâu mà cười? - Abel đỏ mặt lên hỏi.
- Anh đừng ngớ ngẩn, Abel, tôi không bao giờ có thể lấy anh được.
- Tại sao không? - Abel hỏi, rất lạ với cái giọng kiên quyết đó của cô ta.
- Sẽ chẳng bao giờ có thể có chuyện một người đàn bà dòng dõi ở miền Nam mà đi lấy một người Ba Lan mới nhập cư đâu, - Cô ta đáp và ngồi thẳng dậy vuốt lại tà áo - Nhưng tôi là một Nam tước, - Abel nói với giọng kiêu hãnh.
Melanie lại phá lên cười.
- Chắc anh không nghĩ là có người tin điều đó chứ, Abel? Anh không thấy là mỗi khi anh nhắc đến cái danh tước ấy thì cả đám nhân viên khách sạn đều cười vào lưng anh đó sao?
Anh chững người, cảm thấy quái lạ, mặt lúc đỏ lúc tái - Họ cười sau lưng tôi à?, - Anh dằn giọng hỏi.
- Phải, - Cô đáp. - Hẳn anh biết rằng trong khách sạn người ta đã đặt cho anh cái tên là Nam tước Chicago chứ Abel lặng người không nói được.
- Thôi anh đừng có ngốc nghếch và bận tâm về chuyện đó làm gì nữa. Tôi nghĩ anh đã làm được một việc rất tốt cho bố tôi và bố tôi rất khâm phục anh đấy, nhưng tôi thì chả bao giờ có thể lấy anh được.
Abel ngồi yên lặng, lẩm bẩm nhắc lại câu cô ta vừa nói.
- Tất nhiên thế rồi. Bố tôi rất quý anh, nhưng ông sẽ chẳng bao giờ đồng ý cho anh làm con rể ông ấy được đâu - Tôi xin lỗi đã xúc phạm đến cô, - Abel nói.
- Không đâu, Abel. Trái lại tôi cho như thế là mình được quý chuộng. Thôi, chúng ta hãy quên đi đừag nói đến chuyện ấy nữa. Có lẽ anh vẫn đồng ý đưa tôi về nhà chứ?
Cô đứng dậy đi ra cửa trong khi Abel vẫn còn ngồi sững người. Anh chậm chạp đứng dậy và khoác áo ngoài vào cho Melanie. Đi trong hành lang, anh chợt nhớ ra mình hơi bị thọt chân. Họ cùng vào thang máy, rồi anh gọi xe đưa cô về. Trong khi xe tắc xi đợi ở ngoài, anh tiễn cô vào đến tận cổng ký túc xá của nhà trường. Anh hôn tay cô.
- Tôi mong rằng điều này không có nghĩa là chúng ta không còn là bạn của nhau nữa, - Melame nói.
- Tất nhiên rồi, - Anh cố đáp.
Cảm ơn anh mời tôi dự buổi hòa nhạc, Abel. Tôi tin chắc anh muốn tìm một cô gái Ba Lan đẹp để lấy cô ta sẽ chẳng khó khăn gì đâu. Chúc anh ngủ ngon nhé.
- Chào cô, - Abel nói.
Abel nghĩ là sẽ không có khó khăn gì lắm với thị trường chứng khoán New York, nhưng một hôm có người khách hỏi anh xem có thể thanh toán tiền khách sạn bằng cổ phiếu được không, anh mới ngớ ra.
Bản thân Abel chỉ giữ một số ít cổ phiếu vì bây giờ hầu hết tiền nong của anh đã gắn với Công ty Richmond rồi. Tuy nhiên anh cũng nghe lời khuyên của đại lý và bán hết những cổ phiếu còn lại của anh dù chịu thiệt một ít nhưng tài sản còn lại vững vàng hơn. Giá như vốn liếng của anh vẫn còn ngoài thị trường thì có lẽ anh đã không để ý đến những hoạt động lên xuống hàng ngày của chỉ số Doqu Jones.
Wãng nửa năm đầu, khách sạn làm ăn khá. Abel tính với đà này anh sẽ thực hiện được lợi nhuận như dự kiến là 25.000 đô la cho năm 1929, và anh thường xuyên báo cho Davis Leroy về nhữnb tiến bộ đã đạt được Nhưng đến tháng mười thì diễn ra vụ suy thoái và khách sạn chỉ còn nửa số khách đến thuê. Vào ngày Thứ ba Đen tối, Abel gọi điện xuống cho Davis Leroy.
ông chủ người Texas thường vẫn rất vui tính này bây giờ có vẻ chán chường, lo nghĩ, và không muốn dính đến những chuyện sa thải người làm việc của khách sạn nữa, điều mà Abel thấy đang rất cấp bách.
- Cứ chờ đấy đã, Abel, - Ông chủ nói. - Tuần sau tôi sẽ lên rồi ta cùng giải quyết, hoặc là tìm cách giải quyết Abel nghe ông ta nói câu sau mà chột dạ.
Có vấn đề gì đấy Davis? Có gì ông cần đến tôi không?
- Lúc này thì chưa.
Abel phân vân không hiểu.
- Tại sao ông không giao quyền cho tôi giải quyết ngay bây giờ rồi tuần sau ông lên đây tôi sẽ báo cáo lại có được không?
- Không dễ dàng thế đâu, Abel. Tôi không muốn bàn nhữag vấn đề này trên điện thoại, nhưng ngân hàng họ đang gây rắc rối với tôi về chuyện thua thiệt, trên thị trường chứng khoán, họ dọa nếu tôi không thu đủ tiền trả nợ thì sẽ buộc tôi phải bán hết khách sạn đi.
Abel lạnh người.
- Nhưng anh không có gì phải lo đâu, - Davis nói tiếp một cách yếu ớt. - Tuần sau lên Chicago tôi sẽ nói chi tiết cho anh biết. Từ nay đến đó, tôi tin rằng sẽ thu xếp được ổn thỏa thôi.
Điện thoại ngắt. Anh toát mồ hôi đầy người. Điều đầu tiên anh nghĩ là phải làm thế nào để giúp được cho Davis. Anh gọi sang cho Curtis Phenton để hỏi tên người chủ ngân hàng kiểm soát Công ty Richmond là ai. Anh cảm thấy nếu mình gặp được người đó thì có thể đỡ được cho Davis lắm.
Mấy ngày sau đó Abel liên tục gọi cho Davis nhiều lần để nói với ông ta rằng tình hình đang mỗi lúc một tồi tệ hơn, vì vậy phải có quyết định gấp. Nhưng Davis lại càng tỏ ra lúng túng chưa biết phải quyết định như thế nào. Đến lúc tình hình không còn kiểm soát được nữa, Abel tự mình quyết định. Anh bảo cô thư ký gọi điện thoại đề anh nói chuyện với chủ ngân hàng nắm Công ty Richmond trong tay.
- Thưa ông gọi ai, ông Rosnovski? - Tiếng một người đàn bà trịnh trọng hỏi.
Abel nhìn xuống tên viết trên mảnh giấy để trước mặt và cũng trả lời lại bằng một giọng trịnh trọng.
- Tôi xin chuyển cho ông.
Kính chào, - Một giọng oai vệ Ở đầu dây đằng kia nói. - Tôi giúp gì được ông đây?
- Tôi hy vọng như vậy, thưa ông. Tên tôi là Abel Rosnovski, - Abel hồi hộp nói. - Tôi là người quản lý khách sạn Richmond Chicago, và tôi muốn được gặp ông để bàn về tương lai của Công ty Richmond.
- Tôi không có quyền bàn bạc với ai trừ ông Davis Leroy, - Giọng dứt khoát trên dây đáp.
Nhưng tôi là chủ của 25 phần trăm tài sản Công ty Richmond kia mà, - Abel nói.
- Như vậy cần có người giải thích cho ông biết rằng trừ phi ông làm chủ 51 phần trăm tài sản, không thì ông không có cương vị gì bàn bạc với ngân hàng được, hoặc trừ phi ông được ông Davis Leroy ủy quyền.
- Nhưng ông ấy là bạn thân của tôị...
- Hẳn là như thế rồi, thưa ông Rosnovski.
- Và tôi muốn giúp - ông Leroy có giao cho ông quyền đại diện không?
Không, nhưng....
- Vậy thì rất tiếc. Về mặt nghề nghiệp, tôi sẽ không thể tiếp tục câu chuyện này với ông được.
Sao ông nhẫn tâm vậy? - Abel nói nhưng liền đó lấy làm ân hận ngay.
- Đó là ông nghĩ vậy thôi, ông Rosnovski. Xin chào ông.
ôi đồ chết tiệt, Abel nghĩ bụng và dập máy xuống. Anh lo rằng mình làm như vậy còn có hại hơn là giúp ích cho Davis. Bây giờ anh không còn biết làm gì nữa.
Nhưng anh không phải chờ lâu.
Tối hôm sau Abel thoáng thấy Melanie ở nhà ăn trong khách sạn. Cô ta không còn có vẻ tươi tỉnh và tự tin như mọi khi, mà có dáng mệt mỏi, lo âu.
Anh đã định đến hỏi cô ta xem có chuyện gì không, nhưng rồi lại thôi. Anh trở về phòng làm việc và chợt thấy Davis Leroy đang đứng một mình trước nhà sảnh. Ông ta mặc chiếc áo kẻ sọc đúng như ngày đầu ông đã gặp nói chuyện với Abel ở khách sạn Plaza.
- Có Melame trong phòng ăn không - Có cô ấy đang ở đó, - Abel nói. - Tôi không biết hôm nay ông lên đây. Để tôi báo thu xếp phòng đặc biệt cho ông ngay.
- Chỉ một đêm thôi, Abel, rồi chốc nữa tôi gặp riêng anh một tí.
Vâng được.
Abel không thích nghe nói đến "gặp riêng". Hay là Melanie đã mách bố về chuyện hôm trước? Có phải vì thế mà mấy hôm vừa rồi anh không sao yêu cầu Davis quyết định được gì hết?
Davis Leroy đi vội vào phòng ăn trong khi Abel ra quầy tiếp tân kiểm tra lại xem phòng đặc biệt trên tầng mười bảy có khách nào ở không. Đến nửa số phòng khách sạn không có khách, vì vậy phòng đặc biệt không có ai ở cũng là tự nhiên. Abel ghi tên cho ông chủ vào phòng đó rồi anh đứng ở quầy tiếp tân chờ đến hơn một tiếng đồng hồ. Anh trông thấy Melanie bỏ ra, mặt mũi sưng sỉa như cô ta vừa mới khóc vậy. Vài phút sau, bố cô theo ra.
- Anh kiếm lấy chai buốc- bông, Abel- chắc là khách sạn phải có - Rồi lên phòng tôi nhé.
Abel lấy hai chai buốc- bông ở tủ riêng của anh rồi lên tầng mười bẩy và đến phòng ông, trong bụng vẫn lo nghĩ không biết Melanie có nói gì với bố không.
- Anh mở chai, và tự rót cho anh một cốc lớn đi, Abel, - Davis Leroy nói.
Một lần nữa, Abel cảm thấy sợ chưa biết là sẽ có chuyện gì. Lòng bàn tay anh bắt đầu toát mồ hôi. Chả có lý vì anh muốn lấy con gái ông chủ mà bị đuổi?
Leroy với anh đã là bạn gần gũi với nhau từ hơn một năm nay rồi. Chuyện gì rồi anh cũng sẽ biết ngay đây thôi.
Uống cạn cốc rượu của anh đi.
Abel nốc một hơi hết cốc rượu. Davis Leroy cũng vậy - Abel, tôi hoàn toàn sập tiệm rồi. - Leroy ngừng lại một chút và lại rót rượu cho cả hai người. - Một nửa nước Mỹ cũng sập tiệm rồi, anh thử nghĩ coi.
Abel không nói gì, phần vì anh không nghĩ ra điều gì để nói. Hai người ngồi nhìn nhau rồi lại uống tiếp một cốc nữa. Abel cố thốt lên:
- Nhưng ông vẫn còn làm chủ mười một khách sạn.
- Đó là trước đây - Davis Leroy nói. - Phải nói đó là quá khứ Abel ạ. Tôi không còn làm chủ một khách sạn nào nữa. Ngân hàng đã thu về cho họ từ thứ năm trước rồi.
- Nhưng nó thuộc về ông kia mà. Nó thuộc về gia đình ông từ hai đời nay rồi kia mà, - Abel nói.
- Trước kia thì thế, bây giờ thôi rồi. Bây giờ nó thuộc về ngân hàng. Không có lý gì anh không biết tất cả sự thật đó, Abel. Hầu như mọi người ở Mỹ lúc này đều gặp tình trạng ấy, anh to anh bé cũng vậy.
Khoảng mười năm trước đây, tôi vay hai triệu đô la và lấy những kháeh sạn đó ra ký quỹ. Tôi đem tiền đó ra kinh doanh cổ phiếu, gửi nó vào những công ty rất vững chắc. Tôi đã xây dựng vốn lên đến gần năm tnệu, và cũng vì thế tôi không quan tâm gì đến những khách sạn nữa, vả lại nó vẫn luôn luôn được giảm thuế tính vào lợi nhuận tôi kiếm được trên thị trường.
Đến bây giờ thì những cổ phiếu khách sạn ấy không còn giá trị gì nữa, chỉ có đem làm giấy vệ sinh mà thôi. Trong ba tuần qua tôi cố sức bán đi nhưng không có ai mua.
Thế là thứ năm vừa rồi ngân hàng đã khóa sổ đối với tôi rồi. - Abel nhớ là anh nói chuyện này với chủ ngân hàng đúng vào hôm thứ năm. - Hầu hết những người nào là nạn nhân của cuộc phá sản lần này chỉ còn có mấy mẩu giấy để đảm bảo cho nhữag khoản vay của họ, nhưng với trường hợp của tôi thì ngân hàng họ đã có giấy tờ đem ký quỹ khách sạn từ trước rồi nên chả làm thế nào được. Vì thế đến khi tôi sập tiệm thì họ đã lập tức chiếm hữu các khách sạn. Bọn họ có cho tôi biết là sẽ bán công ty này đi, càng nhanh càng tốt.
- Thế là điên rồ. Họ sẽ chả thu về được gì vào lúc này, còn nếu họ ủng hộ chúng ta qua được cơn khó khăn này,. chúng ta sẽ cho họ thấy đầu tư có lãi cho mà coi.
Tôi biết anh làm được, Abel. Nhưng họ đã có kinh nghiệm với tôi trong quá khứ rồi nên không chịu. Tôi đã đến gặp họ giới thiệu về anh, và còn bảo họ tôi sẽ tập trung sức vào công ty này nếu được họ ủng hộ.
Nhưng họ không thèm quan tâm nữa. Họ chỉ còn coi tôi như một lìoại ngớ ngẩn mới vào nghề chẳng biết làm ăn gì nữa và cũng không còn vốn liếng gì. Trời ơi, tôi mà có cơ hội quay lại được, tôi sẽ cho cái thằng chủ ngân hàng ranh con ấy một trận rồi chiếm luôn cả ngân hàng của nó nữa. Bây giờ đây, điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là uống cho say đi. Vì tôi hết rồi, không còn xu nào nữa, phá sản rồi.
Thế là tôi cũng hết, - Abel chậm rãi nói.
- Không, anh bạn ơi, anh còn cả một tương lai trước mặt. Bất cứ ai tiếp quản công ty này cũng không thể làm gì được nếu không có anh.
- Ông quên rằng tôi có 25 phần trăm tài sản công ty Davis Leroy trừng trừng nhìn anh. Rõ ràng là ông ta đã quên đi điều đó.
- Ôi Lạy Chúa! Tôi có biết đâu anh đã bỏ hết tiền vào cơ nghiệp của tôi như thế, Abel? - Giọng ông ta cảm động.
- Bỏ hết, không còn giữ xu nào, - Abel nói. - Nhưng tôi không tiếc đâu, Davis. Thà mất cho một người khôn ngoan còn hơn được với một anh ngốc - Anh lại rót rượu buốc- bông vào cốc mình.
Davis Leroy long lanh nước mắt.
Anh biết không, Abel, anh là người bạn tốt nhất người ta có thể có được trên đời này. Anh chấn chỉnh lại khách sạn này, anh lại bỏ tiền của anh vào đó. Bây giờ tôi làm cho anh sạt nghiệp mà anh không hề phàn nàn một lời nào. Rồi lại còn con gái tôi nó không chịu lấy anh nữa chứ.
- Ông không lấy làm phiền lòng việc tôi hỏi cô ấy sao? - Abel nói. Mặc dầu đã có rượu vào người rồi, anh vẫn cứ không tỉn rằng ông ta không trách anh về chuyện đó.
- Cái con bé ngul ngốc ấy nó chả biết phân biệt tốt xấu thế nào. Nó muốn lấy một anh chàng chủ ngựa nào đó ở niền Nam mà trong gia phả đã có ba đời làm tướng cơ. Còn nếu lấy một anh nào ở miền Bắc thì cụ kỵ anh ta đã từng phải là người đầu tiên đến đất này bằng chiếc thuyền MaynoWer mới được. Nếu có anh nào khoe rằng mình có bà con họ hàng đã từng đi trên chiếc thuyền ấy, thì loại thuyền như vậy cũng đã chìm đến một nghìn lần trước khi sang đến đất này rồi. Rất tiếc tôi không có đứa con gái nào khác để gả cho anh. Abel. Chưa từng có ai phục vụ tôi trung thành hơn anh được. Có anh là một thành viên trong gia đình thì tôi cũng tự hào. Anh với tôi cùng cộng tác với nhau thì thành một cánh rất mạnh đấy, tuy nhiên tôi nghĩ một mình anh cũng đủ đánh bại cả đám họ rồi. Anh còn trẻ, phía trước anh còn đủ mọi thứ.
Mới hai mươi ba tuổi mà Abel bỗng cảm thấy mình rất già.
- Cám ơn ông đã tin cậy tôi và tâm sự như thế, Davis - Anh đáp. Vả lại, ai cần quái gì đến cái thị trường chứng khoán ấy? ông biết không, ông là người bạn tốt nhất tôi chưa từng có đấy. - Rượu đã bắt đầu nói.
Abel rót cho mình một cốc buốc- bông nữa và nốc cạn. Đến gần sáng thì hai người đã làm hết cả hai chai rượu. Lúc Davis ngủ thiếp đi ở ghế thì Abel cố gượng dậy đi xuống tầng mười, cởi quần áo rồi lăn ra giường Anh đang ngủ say thì có tiếng đập cửa thình thình. Đầu anh quay cuồng nhưng tiếng đập cửa vẫn tiếp tục mỗi lúc một to hơn. Anh lật đật đứng dậy được và lê bước ra cửa. Đó là chú nhỏ sai vặt của khách sạn.
- Mau lên, ông Abel, ông xuống mau lên, - Chú bé vừa nói vừa chạy xuống hành lang.
Abel khoác vội chiếc áo ngủ lên người, xỏ chân vào đôi đép rồi lảo đảo chạy theo, chú bé đang giữ cửa thang máy cho anh bước vào.
Mau lên, ông Abel,- Chú bé lại nói.
- Đi đâu vội thế- Abel hỏi. Đầu óc anh vẫn còn quay cuồng. Thang máy từ từ xuống nhà. Anh chợt nhớ ra cuộc nói chuyện hồi đêm. Có lẽ bây giờ ngân hàng đến tịch thu khách sạn đây.
- Có một người nhảy ra ngoài cửa sổ.
- Khách à? Abel tỉnh ngay người.
- Vâng, có lẽ thế, - Chú bé nói. - Nhưng tôi không chắc lắm.
Thang máy xuống đến tầng cuối. Abel vội đẩy cửa sắt và chạy ra đường. Cảnh sát đang có mặt ở đây.
Giá không trông thấy chiếc áo kẻ sọc sặc sỡ kia thì anh không nhận ra người đó là ai. Một viên cảnh sát đang lấy những chi tiết cua vụ tai nạn. Một người mặc thường phục bước đến chỗ Abel.
ông là quản lý?
- Vâng, chính tôi.
ông có thể biết được người này là ai không?
- Tôi biết, - Abel đáp, lưỡi hơi líu.- Tên ông ta là Davis Leroy.
ông có biết ông ta ở đâu đến và chúng tôi làm thế nào liên lạc với người thân của ông ta được?
Abel ngoảnh đi không dám nhìn vào thân thể ông ta đã bị dập nát hết. Anh ta trả lời như chiếc máy.
ông ta ở Dallas, có cô Melanie Leroy là con gái ông ta. Cô ấy là sinh viên đang sống trong khu học xá của Đại học Chicago.
- Được Chúng tôi sẽ cho người đến gặp cô ta ngay.
- Không, ông đứng làm thế. Để tôi đích thân đi gặp cô ấy Abel nói.
- Cảm ơn ông. Không phải do người lạ báo tin thì như vậy tốt hơn.
- Thật là một điều khủng khiếp, mà không cần thiết phải làm thế này,- Abel nói và liếc nhìn lại thân thể người bạn.
- Ngày hôm nay, đây là vụ thứ bảy ở Chicago đấy,- Viên sĩ quan nói và gập cuốn sổ nhỏ lại. - Chúng tôi sẽ còn cần phải kiểm tra lại phòng ông ta nữa. Ông đừng cho ai thuê căn phòng ấy nếu chúng tôi chưa có lệnh nhé.
Vâng, tùy ông.
Viên cảnh sát bước ra chiếc xe cứu thương.
Abel nhìn mấy người khiêng cáng nhặt cái xác của Davis Leroy ở vỉa hè lên. Anh thấy lạnh run người, khuỵu đầu gối xuống và trong bụng đau dội lên. Lại một lần nữa anh mất đi một người bạn gần gũi nhất.
Có lẽ, nếu mình uống ít đi và suy nghĩ thêm một chút thì đã cứu sống được ông ấy rồi. Anh gượng đứng dậy trở về phòng, tắm nước lạnh thật lâu rồi lóng ngóng mặc quần áo vào. Anh gọi mang đến cốc cà phê đen.
Uống xong, anh miễn cưỡng bước lên phòng đặc biệt rồi mở cửa. Ngoài hai chai rượu buốc- bông đã uống cạn, trong phòng không có một tí đấu hiệu gì nói lên cái thảm cảnh đã diễn ra trước đây ít phút. Rồi anh thấy trên chỉếc bàn ở đầu giường có mấy bức thư.
Giường vẫn còn để nguyên, chưa ai nằm. Một bức thư gửi cho Melame. Bức thư thứ hai gửi cho một luật sư ở Dallas. Và một bức thứ ba gửi Abel. Anh xé thư ra xem, nhưng hầu như không dám đọc những lời nói cuối cùng của Davis Leroy. Thư viết:
,,Abel thân mến, Sau khi ngân hàng quyết định như vậy, tôi chỉ còn một cách này thôi. Tôi không còn gì để sống. Làm lại từ đầu thì tôi đã già quá rồi. Tôi muốn anh biết là tôi tin rằng anh là người duy nhất có thể làm được điều gì đó thoát khỏi tình trạng rắc rối ghế gớm này.
Tôi đã viết lại một chúc thư trong đó để lại cho anh cả 75 phần trăm chứng khoán của công ty Richmond.
Tôi biết cái đó bây giờ vô dụng, nhưng nó sẽ đảm bảo cho anh với cương vị là người chủ hợp pháp của công ty. Anh đã có can đảm mua 25 phần trăm cổ phần bằng tiền của anh, thì anh có quyền xem xét sẽ mặc cả với ngân hàng như thế nào. Tôi để tất cả những gì còn lại cho Melanie, kể cả ngôi nhà. Chỉ có anh là người báo tin cho nó biết thôi. Đừng để cảnh sát nói.
Tôi sẽ rất tự hào nếu có anh là con rể đấy Bạn anh, Davis" Abel đọc đi đọc lại bức thư rồi gấp lại cẩn thận cất vào ví.
Vào cuối buổi sáng hôm đó anh đến học xá và tìm cách báo tin một cách nhẹ nhàng cho Melame biết.
Anh ngồi trên ghế mà lúng túng mãi không biết nói gì thêm sau khi báo tin ấy. Nhưng cô nghe tin ấy với vẻ rất bình tĩnh, dường như cô đã biết trước chuyện sẽ xảy ra mặc dầu cô không che giấu được nỗi xúc động. Cô không khóc trước mặt Abel, có lẽ để anh về rồi cô sẽ khóc.
Lần đầu tiên trong đời, anh cảm thấy thương xót cho cô.
Abel trở về khách sạn. Anh quyết định không ăn bữa trưa và bảo người phục vụ chỉ đem lên cho anh một cốc nước cà chua trong khi anh mở xem các thư từ gửi đến. Có một lá thư của Curtis Phenton thuộc ngân hàng Continental. Anh chắc ngày hôm nay sẽ có nhiều thư lắm. Phenton có nhận được lời khuyên của một ngân hàng Boston tên là Kane và Cabot, và họ sẵn sàng nhận trách nhiệm về tài chính đối với Công ty Richmond. Lúc này, công việc kinh doanh vẫn cứ nên tiếp tục như thường, chờ đến khi nào có thể họp với ông Davis Leroy để bàn về số nhận các khách sạn trong công ty đã. Abel ngồi nhìn những chữ trong lá thư ấy, rồi sau khi uống hết cốc nước cà chua nữa, anh thảo một bức thư cho chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, một ông Alan Lloyd nào đó. Năm ngày sau, anh nhận được thư trả lời yêu cầu anh đến dự một cuộc họp ở Boston vào ngày bốn tháng giêng để thảo luận việc thanh toán công ty với một ông giám đốc chuyên lo về những vụ phá sản. Trong khi chờ đợi, ngân hàng sẽ có thể tìm hiểu thêm được về cái chết bất ngờ và bi thảm của ông Leroy.
Cái chết bất ngờ và bi thảm ư? Vậy ai gây ra cái chết ấy? Abel bỗng thốt lên rất to. Anh nhớ lại câu nói của Davis Leroy lúc trước:
"Tôi mà có cơ hội quay lại được tôi sẽ cho cái thằng chủ ngân hàng ranh con ấy một trận rồi chiếm luôn cả ngân hàng của nó cho mà coi - Ông đừng lo Davis. Tôi sẽ làm việc đó cho ông, - Abel nói.
Trong những tuần cuối năm đó, Abel điều khiển các hoạt động của khách sạn công ty Richmond Continental một cách rất chặt chẽ, từ nhân viên đến giá cả và cố làm sao cho không bị chìm thêm nữa.
Anh không thể không nghĩ đến mười khách sạn kia trong công ty bây giờ tình hình ra sao. Nhưng dù nghĩ đến anh cũng không có thì giờ tìm hiểu. Vả lại cũng không phải là trách nhiệm của anh nữa.
° ° °
Ngày bốn tháng Giêng năm 1939, Abel Rosnovski đến Boston,anh đi từ ga xe lửa đến ngân hàng Kane và Cahot bằng xe tắc xi và đến trước giờ hẹn ít phút. Anh ngồi ở phòng tiếp khách, phòng này rộng hơn và trang hoàng đẹp hơn bất cứ phòng ngủ nào ở khách sạn Richrllol Chicago. Anh ngồi đọc tờ Nhật báo phố Wall. Tờ báo toàn nói cái điệu như năm một ngàn chín trăm ba mươi sẽ là năm làm ăn khấm khá hơn. Anh không tin. Một người đàn bà cỡ trung niên có vẻ nghiêm nghị bước vào phòng.
- Ông Kane sẽ gặp ông bây giờ, thưa ông Rosnovski.
Abel đứng dậy theo bà qua dẫy hành lang dài vào một căn phòng nhỏ lát gỗ sồi có chiếc bàn lớn bọc da.
Ngồi đằng sau bà là một người đàn ông to lớn, đẹp trai mà Abel đoán cũng chạc tuổi mình. Mắt anh ta cũng ánh như mắt Abel. Trên tường phía sau anh ta là một bức tranh chân dung của một người lớn tuổi hơn, nét mặt giống với người trẻ tuổi ngồi dưới. Đó hẳn là bố anh ta, Abel nghĩ bụng. Nhìn anh ta, Abel đã nghĩ ngay là với vụ suy thoái này, anh ta vẫn sẽ sống sót được. Ngân hàng thì muốn thế nào họ cũng vẫn có lợi.
- Tên tôi ìà Wilham Kane, - Người trẻ tuổi ngồi sau bàn đứng dậy chìa tay ra. - Xin mời ông ngồi, ông Rosnovski.
Cảm ơn ông, - Abel đáp.
Wilìiam nhìn kỹ con người nhỏ bé trong bộ quần áo không vừa với anh ta lắm nhưng có đôi mắt rất cương nghị.
- Có lẽ ông cho phép tôi nói ngay đến tình hình gần đây nhất theo chỗ chúng tôi hiểu - Nhà ngân hàng mắt xanh nói.
- Vâng, tất nhiên.
- Cái chết bi thảm và quá sớm của ông Leroỵ...- William nói với một vẻ không tự nhiên lắm.
Phải, do sự bất nhã của các ông đấy, Abel nghĩ bụng.
- Hình như đã đặt ông vào tình thế phải quản công ty Richmond này cho đến khi nào ngân hàng chúng tôi tìm được người mua những khách sạn ấy.
Mặc dầu bây giờ cả trăm phần trăm cổ phần của công ty đều đã mang tên ông nhưng toàn bộ tài sản đó, dưới dạng mười một khách sạn, đều đã được ông Leroy trước đây thế chấp để vay của ngân hàng hai triệu đô la, do đó về mặt pháp lý đã là tài sản của chúng tôi. Như vậy ông không còn trách nhiệm gì với những khách sạn ấy nữa. Nếu như bây giờ ông muốn hoàn toàn tách mình ra khỏi những hoạt động này, thì tất nhiên chúng tôi cũng rất thông cảm.
Một kiểu gợi ý rất xúc phạm đây, Wilham nghĩ bụng, nhưng đằng nào thì cũng phải nói ra.
Còn Abel thì nghĩ:
đây là kiểu mà bất cứ anh chủ ngân hàng hàng nào cũng làm, hễ có vấn đề khó khăn là rũ tuột ngay.
William Kane nói tiếp.
Trong khi chờ đợi thanh toán số tiền hai triệu đô la nợ ngân hàng, tôi e rằng chúng tôi phải xét đến những tài sản khác của ông Leroy coi như không đủ để trả nợ. Chúng tôi ở ngân hàng này rất hoan nghênh việc dính líu của riêng ông đến công ty, và chúng tôi chưa làm gì đụng đến các khách sạn ấy trước khi có dịp nói chuyện trực tiếp với ông. Chúng tôi nghĩ có lẽ ông có thể biết đến người nào đó có ý mua lại những tài sản này, như nhà cửa, đất đai, và bản thân công việc kinh doanh kia cũng là một tài sản có giá trị.
- Nhưng không đủ giá trị để ông ủng hộ tôi chứ gì,- Abel nói.- Anh đưa tay lên vuốt mớ tóc đen rậm của mình. - Ông sẽ cho tôi một thời gian bao nhiêu lâu để tìm người mua?
William ngập ngừng một lúc vì anh trông thấy chiếc vòng bạc ở cổ tay Abel Rosnovski. Anh đã có trông thấy chiếc vòng bạc đó một lần rồi, nhưng không thể nhớ ra là đã thấy ở đâu.
- Ba mươi ngày. Ông nên nhớ rằng hiện nay hàng ngày ngân hàng vẫn phải chịu đựng những mất mát của mười trong số mười một khách sạn ấy. Chỉ có Chicago Richmond là có lãi chút ít thôi.
- Nếu ông cho tôi thêm thời gian và ủng hộ tôi, ông Kane, tôi sẽ làm cho tất cả eác khách sạn đó kinh doanh có lãi. Tôi biết là tôi làm được, - Abel nói. - Chỉ cần ông cho tôi một cơ hội để tôi chứng minh điều đó.- Abel thấy mình như nghẹn họng, không nói được hết lời - Mùa thu năm ngoái khi ông Leroy đến gặp chúng tôi cũng đã đảm bảo với ngân hàng như vậỵ. - Wiìham nói.- Nhưng thời buổi bây giờ khó khăn lắm.
Không thể nói trước là kinh doanh khách sạn sẽ phất lên được, mà chúng tôi thì không phải những người chuyên việc khách sạn, thưa ông Rosnovski. Chúng tôi chỉ là những nhà ngân hàng.
Albel đã bắt đầu thấy bực mình với cái "thằng ranh con" ăn mãc lịch sự này. Davis nói đúng thật. - Cũng là khó khăn với các nhân viên khách sạn của tôi nữa đấy - Anh nói.- Ông tưởng tượng bây giờ bán những khách ấy đi thì họ còn sống nhờ vào đâu được?
- Tôi e rằng đó không phải trách nhiệm của chúng tôi ông Rosnovski ạ. Tôi phải hành động cho lợi ích tốt nhất của ngân hàng vậy thôi.
Lợi ích tốt nhất của chính ông chứ, ông Kanẻ- Abel nói lại, giọng gay gắt.
Anh chàng kia đỏ mặt.
Đó là một ý kiến không công bằng, ông Rosnovski ạ nếu như không thông cảm với những khó khăn của ông thì tôi sẽ rất lấy làm giận đấy.
- Rất tiếc là ông không kịp thời thông cảm với ông Davis Leroy, - Abel nói. - Nếu được thông cảm thì đã không có chuyện. Ông Kane, chính ông đã giết chết ông ấy. chính ông đã đẩy ông ấy đến chỗ phải nhẩy ra ngoài cửa sổ, ông và những đồng nghiệp của ông chỉ việc ngồi yên phận ở đây trong khi chúng tôi phải lăn lưng ra mà làm để đảm bảo cho các ông có thể khi thuận tiện thì kiếm bở còn khi không thuận tiện thì đè đầu đè cổ người ta chứ gì?
William cũng đã nổi nóng. Tuy nhiên, anh không biểu lộ ra ngoài mặt như Abel Rosnovski.
- Kiểu bàn bạc như thế này thì chẳng đưa chúng ta đến đâu được, ông Rosnovski. Tôi cần báo trước để ông biết nếu trong vòng ba mươi ngày ông không kiếm ra được người mua, thì buộc chúng tôi sẽ phải đưa các khách sạn ra công khai bán đấu giá.
Rồi sau đó ông sẽ khuyên tôi tìm vay tiền ở một ngân hàng khác chứ gì, - Abel mỉa mai. - Ông biết tôi là thế nào rồi mà ông vẫn không ủng hộ, vậy ông bảo tôi còn đi đâu nữa - Tôi e rằng tôi cũng không biết, - Wilham đáp. - Điều đó là hoàn toàn tùy ông. Lệnh của ban giám đốc chúng tôi là giải quyết tài sản này càng nhanh càng tốt và tôi cũng chỉ biết làm như vậy. Có lẽ xin ông tiếp xúc với tôi không chậm hơn ngày bốn tháng hai và cho tôi biết ông đã tìm được người mua chưa. Xin chào ông, ông Rosnovski.
William đứng dậy và lại chìa bàn tay. Lần này, Abel không thèm bắt tay nữa và anh đi thẳng ra cửa.
Willam đứng đó nhăn mặt nhìn theo Abel đã đóng cửa lại. Anh vẫn còn băn khoăn về chiếc vòng bạc kia. Không biết anh đã nhìn thấy nó ở đâu một lần rồi.
Cô thư ký trở lại. Cô ta nói.
- Con người nhỏ bé mà ghê gớm quá.
- Không đâu, không hẳn như thế đâu, - William nói.- Ông ta nghĩ rằng chính chúng ta đã giết người bạn đồng sự của ông ta, và bây giờ thì cllúng ta đang giải tán công ty của ông ta mà không đếm xỉa gì đến những người làm ăn ở đó, chưa kể đến bản thân ông ta là một người tỏ ra rất có năng lực. Phải nói là ông Rosnovski đã rất có lễ độ mặc dầu ở trong hoàn cảnh như vậy, còn tôi thì phải thú thật là tôi rất lấy làm tiếc thấy ban giám đốc ngân hàng này đã không chịu ủng hộ Ông ta. - Anh nhìn lên cô thư ký.
- Cho tôi nói chuyện điện thoại với ông Cohen.
° ° °
Albel trở về Chicago vào sáng hôm sau, trong lòng vẫn còn bực bội về chuyện Wilham Kane đã đối xử với mình như vậy. Anh không nghe rõ chú bé bán báo rao những gì ở góc đường vì anh đang gọi chiếc xe tắc xi và trèo lên ngồi ở phía sau.
- Cho tôi về khách sạn Richmond.
ông có phải nhà báo không?- Người lái xe đánh lên phía phố State và hỏi anh.
- Không. Sao ông hỏi thế?- Abel nói.
- Không, vì ông hỏi về Richmond mà. Hôm nay các nhà báo đều đến đó cả.
Abel không thể nhớ ra khách sạn Richmond của mình có định làm gì để thu hút các nhà báo như vậy đâu nhỉ.
Người lái xe nói tiếp:
- Nếu ông không phải nhà báo thì có lẽ tôi đưa ông đến một khách sạn khác chứ?
- Tại sao thế? Abel hỏi lại, ngơ ngác.
Nếu ông về khách sạn đó thì chả ngủ ngon được đâu vì Richmond đă bị cháy trụi rồi còn đâu.
Chiếc xe vừa quay rẽ ở góc đường thì Abel đã thấy mình đối diện với cảnh khách sạn Chicago Richmond bị cháy trụi. Xe cảnh sát, xe cứu hỏa, gỗ ván bị cháy đen với nước tràn trề cả ngoài đường phố. Anh bước ra ngoài xe nhìn những gì còn lại của căn nhà đầu đàn của công ty Davis Leroy.
Người Ba Lan thường khôn ngoan tỉnh táo sau khi tai vạ đã xảy ra rồi, Abel nghĩ bụng và nắm chặt tay đấm mạnh vào bên chân thọt của anh. Anh không thấy đau, vì chẳng còn lại gì để mà thấy đau nữa.
- Bọn khốn nạn?- Anh thét to lên. - Tao đã chịu đựng còn hơn thế này nữa cơ. Nhưng rồi tao sẽ diệt từng đứa chúng mày cho mà coi. Từng thằng Đức, thằng Nga, thằng Thổ Nhĩ Kỳ, thằng vô lại Kane, và bây giờ đến cả cái này nữa. Tao sẽ diệt hết. Không ai giết được Abel Rosnovski đâu.
Người phó quản lý trông thấy Abel đang hoa chân múa tay bên chiếc xe tắc xi vội chạy đến. Abel cố tỏ ra bình tĩnh.
Mọi người chạy ra được an toàn chứ? - Anh hỏi.
- Vâng, lạy Chúa. Khách sạn gần như không có khách, vì vậy chạy thoát ra được không có vấn đề gì lắm. Chỉ một vài người hơi bị xây xát và bị bỏng, đã được đưa đến bệnh viện. Nhưng ông không có gì đáng phải lo đâu.
- Tốt. ít ra cũng yên tâm được về chuyện đó. Tạ Ơn Chúa, khách sạn đã được bảo hiểm cẩn thận, tôi nhớ hình như trên một triệu đô la. Chúng ta rất có thể biến cái tai vạ này thành ra có lợi được đấy.
- Nếu đúng như báo chí sáng nay đã nói thì không được đâu - Anh nói vậy là sao?- Abel hỏi.
- Có lẽ tự Ông nên đọc xem trong đó nói gì thì hơn, ông chủ ạ, - Người phó quản lý đáp.
Abel bước đến quầy bán báo gần đó, bỏ ra hai xu mua số báo mới nhất của tờ Diễn đàn Chicago. Dòng chữ lớn ở trang đầu đã đủ nói lên hết cả:
KHÁCH SẠN RiCHMoND BốC CHÁY - Có THỂ Do Cố Ý ĐốT PHÁ Abel lắc đầu tỏ ra không tin. Anh đọc đi đọc lại dòng chữ đó.
- Còn có gì xảy ra hơn thế được?- Anh lẩm bẩm.
ông có chuyện gì không thế?- Chú bán báo hỏi.
- Hơi một tí thôi,- Abel đáp và quay lại người phó quản lý.
- Ai phụ trách điều tra của cảnh sát?
- Viên sĩ quan đang đứng tựa vào xe cảnh sát kia kìa, - Người phó quản lý nói và chỉ tay ra phía một người cao gầy có cái đầu hói. - Tên ông ta là Trung úy o Malley.
- Được rồi,- Abel nói.- Bây giờ ông cho tất cả nhân viên sang khu nhà phụ đi. Mười giờ sáng mai tôi sẽ đến gặp tất cả mọi người. Còn trước đó ai muốn tìm tôi thì đến nhà hàng Stenvens. Tôi sẽ ở đây cho đến khi nào điều tra ra vụ này.
- Như thế cũng được.
Abel bước ra chỗ Trung úy óMalley tự giới thiệu.
Viên cảnh sát cao gầy hơi cúi xuống bắt tay Abel. A, ông cựu quản lý biến đi đâu mất bây giờ mới về nhìn cảnh tan hoang đây.
- Ông sĩ quan, tôi không thấy đó là chuyện đáng đùa,- Abel nói.
- Xin lỗi, - Ông ta nói.- Đúng là không có gì đáng đùa. Khiếp, mất cả một đêm dài. Ta đi uống cái gì chứ.
Viên cảnh sát cầm lấy khuỷu tay Abel và đưa anh qua Đại lộ Michigan đến một hiệu ăn ở góc đường.
Trung úy óMalley gọi hai cốc sữa trứng. Abel cười khi anh thấy người ta để trước mặt cốc sữa đã đánh lên thành bọt trắng xoá. Từ bé đến giờ, đây là lần đầu tiên anh ăn sữa trứng đánh thành bọt.
- Tôi biết thế này là ngộ lắm. Mọi người trong thành phố đều phá luật và họ đều uống rượu buốc- bông với uống bia, - Viên cảnh sát nói,- Vì vậy phải có người uống cái khác chứ. Dù sao, luật cấm uống rượu cũng chẳng thể cấm mãi được. Rồi sau đây chắc tôi sẽ gặp nhiều khó khăn, vì bọn cướp sẽ phát hiện ra là tôi chỉ thích có sữa đánh trứng thôi.
Abel lại cười.
- Bây giờ nói đến những vấn đề của ông, ông Rosnovski. Trước hết tôi phải nói ngay là ông sẽ chẳng có tí hy vọng gì giành được tiền bảo hiểm cho khách sạn đó đâu. Các nhà chuyên gia chữa cháy đã đi xem xét kỹ lưỡng tất cả những chỗ còn lại của toà nhà và họ phát hiện ra đâu đâu cũng sặc mùi dầu lửa.
Mà người ta cũng không thèm giấu nó nữa cơ. chỉ cần một que diêm đủ cho cả tòa nhà cháy bùng lên rồi.
- Ông có nghĩ là ai gây ra chuyện này không? Abel hỏi.
- Xin ông để tôi hỏi. Ông có nghĩ về chuyện ai có thù hằn gì với khách sạn hoặc với cá nhân ông không?
Abel ậm ừ nói.
- Có đến năm chục người, ông ạ. Hồi mới đến đây, tôi đã thanh toán cả một bọn sâu mọt. Nếu ông cần, tôi có thể cho ông cả danh sách.
Có lẽ tôi sẽ cần đến, nhưng cứ theo như người ta nói ở quanh đó thì có thể tôi cũng không cần đến, - Viên trung úy nói.- Tuy nhiên, nếu ông có được một thông tin gì chắc chắn thì ông cứ cho tôi biết, ông Rosnovski. Ông cần cho tôi biết, vì tôi nói để ông liệu là ông có rất nhiều kẻ thù ở ngoài kia lắm đấy, ông ta vừa nói vừa chỉ tay ra ngoài phố.
- Ông nói vậy là sao?- Abel hỏi.
Có người nói chính ông làm chuyện đó vì ông đã mất hết tiền vào vụ phá sản vừa rồi, và bây giờ ông cần đến tiền bảo hiểm.
Abel đang ngồi đứag vụt dậy.
- Bình tĩnh, bình tĩnh. Tôi biết cả ngày hôm đó ông ở Boston, và điều quan trọng nữa là ở Chicago người ta biết ông xây dựng khách sạn thì có chứ đốt phá thì không. Nhưng chắc chắn là đã có người đốt khách sạn Richmond và thế nào tôi cũng tìm ra được tên đó. Bây giờ thì hãy cứ để đó đã.- Ông ta đứng dậy.- Để tôi trả tiền sữa trứng, ông Rosnovr'ki. Tương lai thế nào cũng có lúc tôi nhờ đến ông.
Hai người cùng đi ra cửa. Viên cảnh sát cười với cô gái ngồi ở quỹ thu tiền. Ông khen cô có - Đôi chân đẹp nhưng chỉ tiếc cho váy của cô theo mốt mới lại hơi quá dài. Ông ta đưa cho cô đồng năm mươi xu và nói.
Cô em glữ lấy tiền lẻ nhé.
- Cảm ơn ông lắm, - Cô gái nói.
- Chả ai khen tôi được một câu,- Vlên trung úy nói.
Abel lại cười, lần này là lần thứ ba. Trước đây một tiếng đồng hồ, anh không nghĩ là mình còn có thể cười được nữa.
Lúc ra đến cửa, viên trung úy nói tiếp:
- Nhân đây, xin nói để ông biết là công ty bảo hiểm đang cho người tìm ông. Tôi không nhớ tên hắn ta, nhưng tôi chắc thế nào hắn cũng sẽ tìm ông. Ông đừng vội thù ghét gì hắn nhé, vì nếu như hắn tưởng ông có dính líu đến vụ này thì ai mà trách hắn được?
ông cứ liên lạc với tôi nhé, ông Rosnovski, tôi sẽ còn cần nói chuyện với ông nữa đấy.
Abel nhìn viên trung úy đi lẫn vào đám đông đứng đó rồi anh. chậm chạp đi về phía khách sạn Stevells thuê phòng - ngủ lại đêm. Viên tiếp tân của khách sạn vốn đã ghi tên phần lớn những người ở Richmond chạy sang, không khỏi mỉm cười thấy cả đến quản lý của khách sạn ấy cũng phải chạy sang đây nữa.
Vào đến trong phòng, Abel ngồi xuống viết một bức thư chính thức gửi cho William Kane, kể lại tất cả những chi tiết nào đó anh có thể biết được về vụ cháy. Trong thư anh cũng nói muốn nhân lúc được. tự do một cách không ngờ này đi một tua thăm .các khách sạn khác của công ty. Abel thấy mình chả nên nán lại Chiacago làm gì với đống tro tàn Richmond này và với hy vọng có ai đến cứu cho anh thoát được cái xui xẻo ở đây Sáng hôm sau , sau một bữa ăn sáng thịnh soạn ở Stenvens, Abel bao giờ cũng thấy dễ chịu trong một khách sạn được quản lý tử tế, anh đi bộ đến ngân hàng Contineltal gặp Curtis Pheutơn đề nói lại cho ông ta nghe về thál độ của ngân hàng Kane và Cabot, nói cho đúng hơn là thái độ của William Kane. Mặc dầu Abel nghĩ yêu cầu này là vô lý nhưng anh vẫn nêu lên ý kiến là sẽ tìm người mua lại công ty Richmond với giá hai triệu đô la.
- Vụ cháy đó chả giúp gì được cho chúng ta, nhưng tôi sẽ xem có thể làm gì được không, Phenton nói với vẻ tích cực hơn là Abel tưởng.- Hồi ông mua 24 phần trăm cổ phần của bà Leroy, tôi đã bảo những khách sạn đó là vốn hếng có giá trị và ông làm như vậy là đúng. Mặc dầu có chuyện phá sản vừa rồi, tôi vẫn không nghĩ khác đâu, ông Rosnovski. Tôi đã theo dõi việc ông quản lý khách sạn gần hai năm nay rồi, nếu là cá nhân tôi quyết định thì tôi sẽ ủng hộ Ông, nhưng tôi e rằng ngân hàng này sẽ không đồng ý cứu cho Công ty Richmond đâu. Chúng tôi biết tình hình tài chính của Công ty này từ lâu rồi, nên không tin tưởng lắm. Bây giờ lại thêm vụ cháy đó càng khó. Tuy nhiên, tôi vẫn còn có một số quan hệ với bên ngoài nên tôi sẽ xem họ có thể giúp được gì. Trong thành phố này có lẽ ông còn có nhiều người khâm phục ông hơn là ông tưởng, ông Rosnovski.
Sau khi nghe mấy lời bình luận của Trung úy o Melley, abel nghĩ bụng không biết mình còn có bạn nào ở Chicago nữa không. Anh cảm ơn Curtis Phenton, rồi trở ra quầy rút 5.000 đô la trong tài khoản của khách sạn. Cả buổi sáng hôm đó, anh ở lại trong khu nhà phụ của Richmond. Anh trả cho mỗi nhân viên hai tuần lương và bảo họ có thể tiếp tục ở lại trong nhà này ít nhất một tháng hoặc cho đến khi nào kiếm được việc khác Rồi anh trở lại khách sạn Stenvens, gói ghém ít quần áo mới phải mua thêm vì số cũ đã bị cháy hết, và chuẩn bị đi một tua thăm các khách sạn khác của Công ty Richmond.
Anh đánh chiếc xe Buick vừa mua trước khi có vụ thị trường chứng khoán đổ sụp, đi về phía Nam và bắt đầu bằng khách sạn Richmond ở St. Louis. Chuyến đi quanh các khách sạn của công ty mất gần bốn tuần.
Mặc dầu nơi nào cũng yếu kém và làm ăn thua lỗ cả, nhưng trong cách nhìn của Abel thì không nơi nào đến nỗi tuyệt vọng. Ở đâu cũng đều có địa điềm rất tốt có nơi thậm chí khách sạn ở chỗ tốt nhất trong thành phố. Ông già Leroy ngày xưa rõ ràng là có con mắt tinh đời hơn ông con, Abel nghĩ bụng. Anh kiểm tra lại cẩn thận chính sách bảo hiểm của từng khách sạn, đều không thấy có vấn đề gì. Cuối cùng anh đến khách sạn Richmond ở Dallas và anh có thể tin chắc được một điều, đó là bất cứ ai mua được công ty này với giá hai tnệu đô la thì sẽ có lợi vô cùng. Anh ước gì mình có được cơ hội này, vì anh biết rõ cách làm thế nào cho công ty được phát đạt.
Về đến Chicago, anh lại đến khách sạn Stenvens. Ở đây có nhiều thư đang đợi anh. Trung úy óMaliey muốn được gặp anh. Cả William Kane, Curtis Phenton và cuối cùng là một ông Henry osborne nào đó.
Abel bắt đầu bằng luật pháp đã. Anh nói chuyện điện thoại với óMalley và hẹn gặp ông ta ở Đại lộ Michigan. Abel ngồi trên một chiếc ghế quay lưng vào quầy nhìn ra cái vỏ cháy đen của Khách sạn Richmond và chờ viên Trung úy. O Malley đến muộn vài phút nhưng không xin lỗi, ông ta ngồi luôn xuống ghế bên và xoay người sang nhìn Abel.
- Tại sao ta phải gặp nhau thế này nữa?- Abel hỏi. Ông còn nợ tôi đấy, - Viên Trung úy nói. Ở Chicago này, ai còn nợ ÓMalley một cốc sữa trứng thì không chạy đi đâu được.
Abel gọi hai cốc, một cốc to và một cốc thường.
- Ông tìm ra điều gì không? Abel hỏi và đưa ống hút sữa cho ông ta.
- Bọn anh em bên cứu hỏa nói đúng đấy, đây là vụ cố ý đốt Chúng tôi đã bắt giam một gã tên là Desmond Pacey, sau mới biết hắn là người quản lý cũ của Richmond. Đó là vào hồi ông, phải thế không?
Có lẽ như vậy, - Abel nói.
- Tại sao lại có lẽ?- Viên Trung úy hỏi.
- Tôi cho đuổi Pacey về tội giả mạo hóa đơn khách sạn. lão ta dọa sẽ trả thù tôi. Tôi thì tôi không quan tâm, vì đời tôi đã có quá nhiều chuyện đe dọa như vậy rồi, cho nên những loại người như Pacey có dọa mấy tôi cũng không coi vào đâu.
ấy thế mà chúng tôi phải coi chừng lão ta đấy. Cả bên cơ quan bảo hiểm nữa. Tôi được nghe là họ sẽ không trả một xu nào nếu không chứng minh được rằng giữa Pacey với ông không có sự đồng lõa gì với nhau trong vụ đốt này.
- Bây giờ tôi cũng chỉ cần có thế, - Abel nói.- Làm sao ông biết chắc rằng đó là Pacey?
Ngay trong ngày xảy ra vụ cháy, chúng tôi đã tìm ra lão ta ở khu thương tật trong bệnh viện thành phố.
Chúng tôi chỉ cần hỏi qua bệnh viện cho biết tên từng người đã vào bệnh viện hôm đó vì bị bỏng thôi. May làm sao - Trong nghề cảnh sát chúng tôi thường gặp may thế đấy vì chẳng phải tất cả chúng tôi đều là Sherlock Holmes cả đâu - Có bà vợ của một viên thượng sĩ nghe nói đến tên lão ta đã biết ngay đó là người quản lý cũ của khách sạn Richmond, vì bà ta đã từng làm ở đó rồi. Dù không biết chuyện đó thì tôi cũng vẫn có thể tìm ra được, vì nó đã rõ như hai với hai là bốn. Lão ta đã nhanh chóng khai ra ngay, hình như lão ta chẳng ngại gì chuyện bị giam cả, coi như trả thù được như thế là sướng rồi. Chỉ mới trước đây ít lúc thôi, tôi vẫn chưa xác định được ông ta trả thù như thế để làm gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu rồi, tuy tôi không lấy gì làm ngạc nhiên lắm. Vậy là coi như chuyện đó đến đây kết thúc, ông Rosnovski ạ.
Viên Trung úy lại ngậm vào ống hút cạn sữa trong cốc - Ông làm cốc nữa nhé, - Abel hỏi.
Thôi, tôi đủ rồi. Tôi còn nhiều việc trong ngày hôm nay lắm.- Ông ta đứng dậy.- Chúc ông may mắn, ông Rosnovski. Nếu ông có thể chứng minh với cơ quan bảo hiểm là ông không dính líu gì đến Pacey thì ông sẽ đòi được tiền đấy. Nếu vụ này đưa ra tòa thì tôi sẽ làm mọi cách để giúp ông nếu được. Ông cứ liên lạc với tôi nhé.
Abel nhìn ông ta đi khuất sau cửa. Anh cho cô phục vụ một đô la rồi bước ra ngoài hè và đứng nhìn vào khoảng không, khoảng không trước đây gần một tháng là Khách sạn Richmond. Rồi anh quay mình đi trở về khách sạn Stenvens.
Lại một bức thư nữa của Henry osbome, mà trong thư này anh vẫn chưa biết được người đó là ai. Chỉ còn một cách để tìm hiểu. Abel gọi thẳng cho osbome thì được biết ông ta là thanh tra của Công ty Bảo hiểm Great Western có liên quan đến khách sạn này.
Abel hẹn gặp osborne vào buổi trưa. Rồi sau đó anh gọi cho William Kane ở Boston thông báo lại về chuyến đi của anh thăm các khách sạn kia.
- Tôi cũng muốn nói thêm rằng tôi có thể biến những thua lỗ của các khách sạn đó thành lợi nhuận nếu tôi được ông cho thêm thời gian và ủng hộ tôi.
Những gì tôi đã làm được ở Chicago, tôi sẽ có thể làm được với tất cả khách sạn khác của công ty.
ông có thể làm được đấy, ông Rosnovski, nhưng tôi e rằng sẽ không phải bằng tiền của ngân hàng Kane và Cabot. Tôi cũng xin nhắc để ông nhớ rằng ông chỉ còn ít ngày để tìm người mua thôi đấy. Xin chào ông.
- Thật là một bọn hãnh tiến, - Abel nói nhưng đầu dây đằng kia không còn ai nghe. - Tôi không đáng dùng tiền của các anh được hả? Được rồi, một ngày kia bọn vô lại các anh....
Tiết mục sau trên chương trình nghị sự của Abel là làm việc với người của công ty bảo hiểm Henry osbome hóa ra là một người cao lớn, bảnh trai, có đôi mắt đen và bộ tóc đen đã đốm bạc. Abel thấy ông ta thoải mái và hợp với tính mình. Ngoài câu chuyện của Trung úy óMalley, osborne không có ý trả một đồng nào trong khi cảnh sát đang đòi truy tố Desmond Pacey và trong khi chưa có gì chứng thực rằng Abel không dính líu đến vụ đốt phá này. Henry osborne xem ra có vẻ rất thông cảm với toàn bộ vấn đề.
Công ty Richmond có đủ tiền xây dựng lại khách sạn không? - Osborne hỏi.
- Chẳng có xu nào, - Abel nói.- Cả công ty đã bị thế nợ, và bây giờ ngân hàng đang thúc tôi phải bán đi đây - Tại sao lại là ông? - Osborne hỏi.
Abel giải thích đầu đuôi chuyện anh đã mua cổ phần mà không thật sự làm chủ khách sạn như thế này. Henry osborne nghe có vẻ ngạc nhiên.
- Cố nhiên tự ngân hàng họ có thể thấy rõ ông đã quản lý khách sạn tốt như thế nào chứ? Mọi nhà kinh doanh ở Chicago đều biết ông là người quản lý đầu tiên đem lại lợi nhuận cho Davis Leroy. Tôi biết là ngân hàng họ cũng gặp thời buổi khó khăn, nhưng dù như thế đi nữa họ cũng phải biết phân biệt ai là người có thể làm lợi cho mình chứ.
- Không phải ngân hàng này.
- Continental ử- Osborne nói. - Tôi vẫn thấy ông Curtis Phenton tuy có hơi cứng nhắc nhưng chịu nghe điều phải trái đấy chứ?
- Không phải Continental. Khách sạn nằm trong tay một ngân hàng ở Boston có tên là Kane và Cabot.
Henry osborne bỗng tái người và ngồi bệt xuống ghế.
- Ông sao thế? - Abel hỏi.
- Không, tôi không sao.
- Có lẽ ông cũng biết Kane và Cabot chứ?
- Ông giữ kín được không'- Henry osborne hỏi- Được chứ.
Trong quá khứ, công ty chúng tôi đã có một lần làm ăn với họ rồi.- Ông ta ngập ngừng một lát. - Và cuối cùng chúng tôi phải đưa họ ra tòa.
- Tại sao thế?
- Tôi không thể tiết lộ cụ thể được. Một chuyện kinh doanh bẩn thỉu đó thôi. Phải nói là một trong những giám đốc ngân hàng ấy đã không hoàn toàn lương thiện và thẳng thắn đối với chúng tôi.
- Người nào thế?- Abel hỏi.
- Ông đã làm việc với người nào?- Osborne hỏi.
Một người có tên là Wilham Kane.
osbome lại có vẻ ngập ngừng.
- Ông phải cẩn thận đấy.- Ông ta nói.- Đó là một tên đểu giả hạng nhất. Tôi có thể cho ông biết kỹ về hắn ta nếu ông cần, nhưng điều này thì chỉ hoàn toàn có chúng ta biết với nhau thôi.
Tôi chả nhờ cậy gì ông ta đâu,- Abel nói. - Rồi tôi sẽ liên hệ với ông, ông osborne. Tôi cũng có việc phải thanh toán với ông Kane đó về chuyện ông ta đã đối xử với Davis Leroy.
- Vậy thì ông có thể trông vào sự giúp đỡ của tôi nếu như đó là chuyện liên quan đến William Kane. - Henry osbome nói. Ông ta đứng dậy nói tiếp. - Nhưng điều này chỉ có hai chúng ta biết với nhau thôi nhé. Nếu như tòa án cho thấy rõ ràng chỉ có Desmond Pacey đốt khách sạn thôi và không có ai dính dáng vào đó nữa, thì ngay trong ngày hôm đó công ty sẽ trả tiền bảo hiểm cho ông. Rồi có lẽ chúng ta có thể cùng làm ăn với nhau về những khách sạn khác nữa.
- Có thể lắm, - Abel đáp.
Anh sẽ về Stenvens, quyết định ngồi ăn trưa ở đó xem khách sạn này quản lý nhà ăn như thế nào. Có một lá thư đang chờ anh ở quầy tiếp tân. Một ông David Maxton nào đó muốn hỏi xem Abel có thể cùng ăn trưa với ông ta được không.
David Maxton, - Abel nói to lên. Nhân viên tiếp tân nhìn anh. - Tôi biết ông này là ai đâu?- Anh hỏi cô gái ở đó.
- Ông ấy là chủ khách sạn này, thưa ông Rosnovski.
À thế. Xin cô nói giùm với Maxton là tôi sẽ rất lấy làm sung sướng được cùng ăn trưa với ông.- Abel nhìn đồng hồ.- Nhờ cô nói thêm với ông ấy rằng tôi xin đến muộn vài phút nhé.
- Tất nhiên, thưa ông,- Cô gái đáp.
Abel vội lên phòng mình thay chiếc áo sơ- mi trắng mới, trong bụng nghĩ không biết David Maxton muốn gì ở mình.
Lúc Abel đến thì phòng ăn đã chật người. Người trưởng nhóm phục vụ chỉ anh đến một chiếc bàn riêng để trong hốc và đã có ông chủ khách sạn Stenvens ngồi đó rồi. Ông ta đứng dậy chào Abel.
Tôi là Abel Rosnovski, thưa ông.
- Vâng, tôi biết,- Maxton nói đúng hơn, tôi được biết tiếng ông. Mời ông ngồi và chúng ta cùng gọi ăn trưa.
Abel phải khen ngợi Stenvens. Mọi thứ, từ ăn uống đến phục vụ đều tốt như ở khách sạn Plaza vậy. Nếu anh muốn có một khách sạn tốt nhất ở Chicago thì chắc chắn nó phải hơn khách sạn này mới được.
Người trưởng hầu bàn đem thực đơn đến. Abel xem kỹ bản thực đơn trong tay mình, anh khiêm tốn bỏ qua món đầu khai vị, và chọn ngay món thịt bò, vì anh nghĩ đó là cách tốt nhất và nhanh nhất để xác định xem nhà ăn ở đây có quan hệ với một cửa hàng thịt tốt hay không. Dayid Maxton không nhìn vào thực đơn, chỉ gọi món cá hồi. Người phục vụ vội bước đi ngay.
- Chắc ông còn chưn hiểu tại sao tôi mời ông đến ăn trưa, phải không ông Rosnovski?
- Tôi đoán, - Abel cười nói,- Ông định yêu cầu tôi tiếp quản khách sạn Stenvens này cho ông.
- Ông nói rất đúng, ông Rosnovski.
Abel sững người. Bây giờ lại đến lượt Maxton cười.
Mặc dầu người hầu bàn đã đẩy một chiếc xe nhỏ đưa món thịt bò ngon nhất đến bên bàn nhưng họ vẫn không để ý. Người phục vụ chờ. Maxton vắt chanh lên món cá và nói tiếp:
Trong vòng năm tháng nữa, người quản lý của tôi sẽ về nghỉ hưu sau hai mươi năm làm việc rất trung thành, rồi liền sau đó một ít là người phó quản lý cũng về nốt, vì vậy tôi phải tìm người thay thế.
- Tôi thấy chỗ này đã quá tốt rồi, - Abel nói.
- Nhưng tôi vẫn muốn cho tốt hơn nữa, ông Rosnovski. Tôi không bao giờ thỏa mãn với hiện trạng, - Maxton nói.- Tôi đã theo dõi rất kỹ những hoạt động của ông. Chỉ sau khi ông tiếp quản nhà Richmond vào tay mình thì nơi đó mới được liệt vào hàng khách sạn. Trước đó, nó chỉ là một cái nhà trọ.
Trong vài ba năm nữa, nếu như không có thằng điên nào đó đốt nó đi như vậy thì ông đã là một đối thủ cạnh tranh với Stenvens rồi.
- Ông ăn khoai chứ ạ, thưa ông?
Abel nhìn lên một cô phục vụ trẻ rất xinh đẹp. Cô ta cười nụ với anh.
- Không, cảm ơn cô, - Anh nói.- Vâng, thưa ông Maxton, tôi rất hân hạnh về lời nhận xét và cảm ơn về đề nghị vừa rồi của ông.
- Tôi nghĩ làm ở đây ông sẽ rất hài lòng, ông Rosnovski. Stenvens là một khách sạn được quản lý khá tốt và tôi sẵn sàng trả ông ngay từ đầu mỗi tuần năm mươi đô la cộng với hai phần trăm lợi nhuận.
Tùy ông muốn bắt đầu làm lúc nào cũng được.
Tôi cần có ít ngày để suy nghĩ về đề nghị rất rộng rãi của ông, thưa ông Maxton, - Abel nói. Tôi phải thú thật với ông là đề nghị đó rất hấp dẫn, tuy nhiên tôi còn một số vấn đề với Richmond chưa giải quyết xong.
- Ông dùng đậu đũa chứ ạ, thưa ông?- Vẫn cô phục vụ đó và vẫn nụ cười đó.
Khuôn mặt trông thật quen thuộc. Abel tin chắc là mình đã trông thấy cô ta ở đâu rồi. Có lẽ cô ta đã làm việc ở Richmond rồi chăng.
- Vâng, xin cô.
Anh nhìn theo cô ta bước đi. Cô ta có một cái gì đó là lạ - Sao ông không ở lại thêm mấy ngày, coi như khách của tôi.- Maxton nói. - Ông ở lại xem chúng tôi quản lý chỗ này thế nào, như vậy sẽ giúp cho ông quyết định được.
- Điều đó không cần thiết lắm, thưa ông Maxton. Chỉ cần ở đây một ngày là tôi đã thấy khách sạn được quản lý tốt như thế nào rồi. Cái khó đối với tôi ở chỗ chính tôi là chủ công ty Richmond.
David Maxton ngạc nhiên.
- Tôi lại không biết điều đó. - Ông ta nói. - Tôi cứ yên trí cô con gái của ông Davis Leroy hiện nay là chủ.
- Câu chuyện dài lắm, - Abel nói. Rồi anh giải thích đầu đuôi cho Maxton nghe anh đã đi đến làm chủ những cổ phiếu của công ty như thế nào.
- Vấn đề bây giờ cũng đơn giản thôi, thưa ông Maxton. Cái tôi thực sự muốn làm bây giờ là làm sao kiếm ra hai triêu đô la để xây dựng lại công ty đó cho xứng đáng, tạo ra một cái gì đó có ý nghĩa đối với đồng tiền bỏ ra.
- À ra thế, - Maxton nói và nhìn vào đĩa mình đã ăn xong với một vẻ băn khoăn. Người phục vụ đến dọn đĩa đi.
- Thưa ông dùng cà phê chứ ạ?- Vẫn cô phục vụ ấy. Vẫn nụ cười quen thuộc ấy. Abel bắt đầu cảm thấy lo ngại - Và ông nói là Curits Phenton của ngân hàng Continental đang tìm người mua cho ông?
Vâng. Ông ấy tìm đã gần một tháng nay, - Abel nói.- Thật ra, đến chiều hôm nay thì tôi sẽ biết được ông ta có thành công hay không, tuy nhiên tôi không lạc quan lắm.
- Kể cũng lý thú đấy nhỉ. Tôi không hề biết là công ty Richmond đang tìm người mua. Được hay không ông cũng cho tôi biết nhé.
- Vâng, thưa ông, - Abel đáp.
Ngân hàng hàng Boston còn cho ông bao nhiêu thời gian nữa để kiếm được hai triệu đô la ấy?
- Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, vì vậy cho đến khi tôi báo cho ông biết về quyết định của tôi thì chắc cũng sẽ không lâu đâu.
- Cảm ơn ông, - Maxtin nói. - Tôi vui mừng được gặp ông, ông Rosnovski. Tôi tin chắc là làm việc với ông sẽ thích lắm. - Ông ta bắt tay Abel rất nồng nhiệt Trên đường đi ra khỏi phòng ăn, Abel lại thấy cô phục vụ nhìn mình cười. Ra đến chỗ người trưởng nhóm, anh đứng lại và hỏi tên cô ta là gì.
- Thưa ông, rất tiếc là chúng tôi không được phép cho khách biết tên của bất cứ nhân viên nào làm việc ở đây, đó là chính sách của công ty chúng tôi phải triệt để tuân theo. Nếu ông có điều gì đáng phàn nàn, xin ông cứ việc cho tôi biết cũng được.
- Không phàn nàn gì hết, - Abel nói.- Trái lại, đây là một bữa ăn tuyệt vời.
Vốn đã có sẵn một việc làm khác rồi, Abel đi gặp Curtis Phenton với một tâm lý tự tin hơn. Anh tin chắc là nhà ngân hàng kia chưa tìm được người mua, nhưng anh vẫn vui vẻ đến Continental. Anh thấy thú vị với ý nghĩ được làm quản lý của một khách sạn tốt nhất Chicago. Có lẽ anh sẽ biến nó thành một khách sạn tốt nhất nước Mỹ. Anh vừa bước đến ngân hàng đã được người ta mời vào ngay phòng làm việc của Curtis Phenton. Nhà ngân hàng cao và gầy - Không biết ông ta ngày nào cũng mặc bộ quần áo ấy hay ông có ba bộ giống nhau? - Mời anh ngồi xuống ghế và nở một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt bình thường là nghiêm nghị.
ông Rosnovski, rất mừng được gặp lại ông. Nếu ông đến từ sáng sớm nay thì tôi chả có tin tức gì báo Cho ông biết được. Nhưng vừa cách đây một lúc, tôi đã nhận được điện thoại của một nguời quan tâm đến nó.
Abel giật mìth vừa vì ngạc nhiên vừa vì vui mừng. Anh lặng người đi một lát rồi nói:
- Ông có thể cho tôi biết đó là ai được không?
- Có lẽ không. Người có liên quan ấy ra lệnh cho tôi là phải tuyệt đối giữ kín tên cho, vì việc mua bán này là một chuyện đầu tư riêng có phần nào mâu thuẫn với chính công việc kinh doanh của người đứng ra mua.
David Maxton rồi, - Abel lẩm bẩm trong miệng. - Chúa phù hộ cho ông ta.
Curtis Phenton không trả lời và nói tiếp:
- Như tôi đã nói đó, ông Rosnovski, tôi không có tư cách gì để....
- Hoàn toàn có, hoàn toàn có, Abel nói.- Ông tưởng còn phải thế nào nữa thì ông mới có tư cách để cho tôi biết về quyết định của người đó, bằng cách này hay cách khác?
- Lúc này đây thì tôi chưa chắc được, nhưng có thể đến thứ hai thì tôi sẽ có thêm tin tức cho ông. Nếu ông có dịp quạ...
- Có dịp qua ư Abel ngắt lời. - Đây là chuyện của cả đời tôi kia mà.
vậy thì chúng ta hẹn gặp vào sáng thứ hai.
Abel đi bộ dọc theo Đại lộ Michigan trên đường trở về khách sạn Stenvens, miệng ư ư? bài hát "Vì sao xa mờ". Anh lên phòng và gọi điện thoại cho William Kane đề nghị cho kéo dài thời hạn đến thứ hai tuần tới Anh báo cho anh ta biết là có thể đã tìm được người mua rồi Kane tỏ ra hơi miễn cưỡng nhưng cuối cùng đã đồng ý.
- Thằng vô lại, - Abel nhắc đi nhắc lại mấy lần chữ đó rồi bỏ máy xuống. - Hãy cho tao ít thời gian nữa thôi Kane ạ. Rồi mày sẽ sống để mà ân hận vì đã giết Davis Leroy.
Abel ngồi ở góc giường, gõ ngón tay lên thành giường trên đầu, bụng nghĩ không biết làm gì hết thì giờ cho đến thứ hai. Anh xuống nhà đi lang thang trong hành lang. Anh lại trông thấy cô ta, cô gái đã phục vụ anh bữa trưa và bây giờ đang phục vụ trà trong Vườn Nhiệt Đới. Tính tò mò nổi lên, Abel bèn bước vào trong đó, ngồi ở một chiếc ghế góc phòng. Cô ta bước tới.
Xin chào ông, - Cô ta nói. - Ông muốn dùng trà chứ ạ? - Lại vẫn nụ cười quen thuộc ấy.
Chúng ta biết nhau chứ, phải thế không?- Abel nói.
- Chúng ta có biết nhau, Wladek.
Nghe đến cái tên đó, Abel giật nẩy mình, hơi đỏ mặt lên, và chợt nhớ lại ngay mớ tóc vàng ngắn này trước kia đã dài và mềm mại biết chừng nào, và đôi mắt mơ màng kia đã từng khêu gợi biết chừng nào.
- Zaphia, chúng ta cùng đi một chuyến tàu sang Mỹ, tàu Mũi Tên Đen ấy. Đúng rồi, sau đó em đi Chicago. Em làm gì ở đây?
- Em làm việc ở đây, anh thấy đó. Thưa ông, ông dùng trà chứ ạ? - Giọng nói Ba Lan của cô khiến Abel cảm thấy ấm lòng.
- Tối nay em ăn với anh nhé- Abel nói.
- Không được đâu, Wladek. Ở đây không được phép đi ăn với khách. Nếu làm thế là mất việc liền.
- Anh không phải là khách, - Abel nói. - Anh là bạn cũ - Người bạn cũ đã từng hứa .là sau khi có chỗ ăn ở tử tế sẽ đến Chicago thăm em, - Zaphia nói, - Và khi anh ta đến đây rồi thì cũng không còn nhớ ra em ở đây nữa.
- Anh biết, anh biết. Tha lỗi cho anh, Zaphia. Em hãy cùng ăn với anh tối nay đi. Chỉ một lần này thôi,- Abel nói.
Chỉ một lần này thôi,- Cô nhắc lại.
- Em đến gặp anh ở nhà hàng Brundage vào bảy giờ tối nhé. Giờ đó có được không?
Zaphia nghe đến tên đó mà thấy ngượng. Đó có lẽ một nhà hàng sang trọng và đắt tiền nhất ở Chicago, cô chỉ muốn phục vụ Ở đó cũng được, chứ đừng nói là khách đến ăn nữa.
- Không. đi nơi nào nhỏ hơn cơ, Wladek.
- Ở đâu? - Abel hỏi.
- Anh có biết nhà Sausage ở góc đường 43 không - Không, anh không biết, nhưng rồi sẽ tìm ra. Bảy giờ nhé.
- Bảy giờ, Wladek. Thế thì tuyệt. Bây giờ anh có muốn uống trà không?
- Không, có lẽ anh thôi,- Abel nói.
Cô mỉm cười và bước đi. Anh nhìn cô phục vụ trà một lúc. Trông cô xinh đẹp hơn nhiều so với hình ảnh anh nhớ lại được. Vậy là từ nay đến thứ hai, giết thì giờ cũng sẽ không có gì khó lắm.
Nhà hàng Sausage khiến Abel nhớ lại những ngày đầu gian khổ khi mới đặt chân lên đất Mỹ. Anh ngồi nhấp một cốc bia lạnh chờ Zaphia đến và nhìn những người phục vụ bê thức ăn đến các bàn chung quanh bằng con mắt nhà nghề, tỏ ra không bằng lòng. Anh cũng không biết ở đây cái gì dở hơn, thức ăn hay là cách phục vụ. Zaphia đến chậm gần hai mươi phút.
Cô xuất hiện ở cửa vào, mặc chiếc áo màu vàng trông rất bảnh với chiếc váy thả dài xuống một chút cho hợp với thời trang nhưng vẫn không giấu được vẻ thon thả rất hấp dẫn vốn có của cô. Đôi mắt màu xám của cô nhìn quanh tìm bàn của Wladek. Cô đỏ bừng mặt khi biết mọi người xung quanh đang ngắm nhìn mình.
- Chào anh, Wladek,- Cô nói bằng tiếng Ba Lan lúc đến gần bên Abel.
Abel đứng dậy nhường ghế cho cô ngồi ở gần lò sưởi - Anh rất mừng em đến được, - Anh nói bằng tiếng Anh. Cô phân vân một lát rồi cũng trả lời lại bằng tiếng Anh.
Em xin lỗi đến muộn.
- Em uống gì đã chứ, Zaphia?
- Không, cảm ơn anh.
Hai người ngồi im không nói gì, nhưng rồi cả hai người cùng nói.
- Anh đã quên đi mất rằng em xinh đẹp biết chừng nàọ... - Abel nói.
- Làm sao anh có thể.... Zaphia nói.
Cô cười và hơi thẹn khi Abel muốn chạm vào người cô Anh rất nhớ đến lần đầu cách đây hơn tám năm lúc vừa chạm vào người cô cũng có phản ứng như vậy.
George thế nào?- Cô hỏi.
- Đã hơn hai năm nay anh không gặp cậu ta, - Abel đáp, trong lòng bỗng thấy ngượng.- Anh làm việc ở một khách sạn Chicago này, và....
- Em biết, - Zaphia nói.- Người ta đốt nó rồi.
- Tại sao em không đến chơi gặp anh?- Abel hỏi.
- Em chắc anh không nhớ, Wladek. Và em nghĩ thế là đúng.
Vậy sao em nhận ra anh?- Abel nói. - Anh béo ra nhiều thế kia mà.
- Đó là do chiếc vòng bạc của anh, - Cô nói.
Abel nhìn xuống cổ tay và cười.
- Anh phải cảm ơn chiếc vòng này rất nhiều, và bây giờ thì phải cảm ơn nó đã cho chúng ta gặp lại nhau.
Cô tránh không nhìn anh.
- Bây giờ không còn khách sạn nữa thì anh làm gì?
- Anh đang tìm việc, - Abel nói, không muốn làm cho cô lo ngại về chuyện người ta mới đề nghị anh về quản lý khách sạn Stenvens.
- Sắp có việc quan trọng ở Stenvens đấy. Bạn trai em nói vậy.
- Bạn trai em bảo thế à?- Abel hỏi lại, trong lòng không vui.
- Vâng, - Cô đáp.- Khách sạn sắp tìm một người phó quản lý mới. Sao anh không xin luôn việc đó đi? Em chắc anh xin thì được đấy, Wladek. Em vẫn tin rằng anh sang đây sẽ thành công.
- Có lẽ anh sẽ xin, - Abel nói.- Em nghĩ đến anh như thế là rất đáng qúy.
Nhưng tại sao bạn trai của em không xin việc ấy?
- Ồ không, anh ta còn quá trẻ, người ta chả màng đến anh ta đâu. Anh ta chỉ là người phục vụ phòng ăn như em thôi.
Abel bỗng muốn đổi chỗ cho anh chàng kia.
- Chúng ta ăn chứ?- Anh nói.
- Em không quen đi ăn ngoài thế này, - Zaphia nói.
Cô nhìn vào thực đơn. Bỗng Abel chợt hiểu ra là cô chưa đọc được tiếng Anh, vì vậy anh gọi cho cả hai người.
Cô ăn một cách khoan khoái và cứ khen ngon mãi.
Abel thấy niền vui hồn nhiên của cô là một liều thuốc bổ sau khi đã tiếp xúc với cái vẻ hiện đại nhưng nhàm chán của Melanie. Họ nói chuyện với nhau về cuộc đời của mình từ khi sang Mỹ đến giờ. Zaphia bắt đầu bằng những việc hầu hạ trong nhà và dần dần trở thành cô chiêu đãi viên ở khách sạn Stenvens, cho đến nay đã được sáu năm. Abel kể rất nhiều về chuyện mình cho đến lúc cô liếc nhìn vào đồng hồ tay của anh.
- Xem giờ nhé, Wladek,- Cô nói.- Đã hơn mười một giờ rồi, mà em thì sáng mai phải có mặt ở phòng ăn sáng từ sáu giờ đấy.
Abel không để ý đến thời gian trôi nhanh, thế mà đã bốn tiếng rồi. Anh muốn ngồi nói chuyện với Zaphia cho đến hết đêm. Cô thì nghe chuyện rất khâm phục anh và nghĩ gì nói thẳng ra ngay.
- Anh còn gặp lại em được không, Zaphia? - Anh hỏi lúc hai người cùng khoác tay nhau đi bộ về Stenvens.
- Tùy anh, Wladek.
Họ dừnag lại ở cửa ra vào của nhân viên ở phía sau khách sạn.
- Em vào bằng cửa này,- Cô nói. Còn nếu anh làm phó quản lý thì anh sẽ được vào bằng cửa trước.
Em gọi anh là Abel được không?- Anh hỏi cô.
- Abel?- Cô hơi lạ hỏi lại trước kia anh tên là Wladek kia mà.
- Trước kia thì thế, bây giờ thôi rồi. Tên anh là Abel Rosnovski.
- Tên Abel nghe ngộ nghĩnh đấy, nhưng cũng hợp với anh, - Cô nói.- Cảm ơn anh về bữa ăn, Abel. Gặp lại anh em mừng lắm. Thôi, chúc anh ngủ ngon nhé.
- Chúc em ngủ ngon, Zaphia,- Anh đáp, và cô quay người đi.
Anh nhìn cô đi khuất vào trong cửa rồi chầm chậm quay trở lại ra phía cửa trước khách sạn. Anh chợt cảm thấy mình cô đơn quá, và lần này không phải là lần đầu tiên trong đời.
Mấy ngày cuối tuần Abel chỉ toàn nghĩ đến Zaphia và những hình ảnh liên quan đến cô. Anh nghĩ đến mùi hôi thối trong hầm tầu đi di cư, nghĩ đến những đoàn người xếp hàng dài trên đảo Ellis, và nhất là lúc hai người yêu nhau say đắm trên con thuyền phao ở tàu Tất cả các bữa ăn anh đều xuống phòng ăn trong khách sạn để được gần với cô và để xem người bạn trai nào đó của cô mà Abel đoán là anh ta thế nào cũng có mụn nhọt trên mặt. Wả nhiên là anh ta có thế thật, nhưng dù như vậy đi nữa anh ta vẫn là một chàng đẹp trai nhất trong tất cả những người phục vụ.
Hôm thứ bẩy, Abel muốn đưa Zaphia đi chơi, nhưng cô phải làm việc cả ngày. Tuy vậy, anh vẫn thu xếp để cùng đi nhà thờ với cô vào sáng Chủ nhật nghe linh mục người Ba Lan làm lễ khiến anh càng nhớ đến quê hương. Kể từ ngày ở trong lâu đài Ba Lan đến nay, bây giờ anh mới lại đi lễ nhà thờ. Hồi đó, anh không sao hình dung được tất cả những sự độc ác nó đã khiến anh không còn thể tin được ở lòng từ thiện của các thần thánh nữa. Đi lễ nhà thờ, anh coi như được có một phần thưởng vì Zaphia cho anh cầm tay cô và hai người cùng đi bộ về khách sạn.
- Anh còn nghĩ về làm ở Stenvens nữa không?- Cô hỏi dò.
- Đến sáng mai thì anh sẽ biết được họ quyết định thế nàọ.
- Ồ thế thì em mừng cho anh lắm, Abel. Em tin rằng anh sẽ làm được một phó quản lý rất tốt.
- Cảm ơn em,- Abel nói, trong bụng muốn cô chuyển sang chuyện khác.
- Tối nay anh có muốn cùng đến ăn với bà con ở chỗ em ' không?- Zaphia hỏi. - Tối chủ nhật nào em cũng về đó.
- Có anh rất muốn thế.
Mấy người chị họ của Zaphia ở gần _ nhà hàng Sausage giữa thành phố. Họ rất cảm động thấy zaphia cùng về với một người bạn Ba Lan mà lại lái chiếc xe Buick mới. Zaphia gọi đây là gia đình nhưng chỉ có hai người chị họ, Katya và Janina, với người chồng của Katya là Janek. Abel tặng các bà chị một bó hoa hồng rồi ngồi xuống nói chuyện bằng tiếng Ba Lan rất thạo. Anh trả lời mọi người các câu hỏi về tương lai và triển vọng làm ăn. Zaphia thì có vẻ lúng túng nhưng Abel biết rằng bất cứ người bạn trai nào đến một gia đình người Mỹ gốc Ba Lan cũng đều phải xử sự như anh. Thấy Janek nhìn mình bằng con mắt thèm muốn, anh phải cố tỏ ra khiêm tốn và kể lại những ngày đầu mình làm việc trong cửa hàng thịt.
Katya dọn một bữa ăn Ba Lan đơn giản mà nếu là mưởi lăm năm trước đây thì có lẽ Abel đã ăn rất ngon miệng. Anh nói chuyện với hai cô chị kia nhiều hơn là với Janek. Còn một thanh niên ít tuổi nữa cũng ngồi đấy nhưng Abel không biết anh ta có phải người Ba Lan không và cũng không hỏi tên.
Trên đường trở về Stenvens, Zaphia làm ra vẻ nũng nịu quay sang hỏi anh rằng một tay lái xe còn một tay nắm lấy tay phụ nữ ngồi cạnh như thế có an toàn không. Abel cười rụt tay về và cứ để nguyên trên tay lái cho đến lúc về tới khách sạn.
- Ngày mai em có thì giờ gặp anh không anh hỏi.
- Em hy vọng thế, Abel, - Cô nói. - Có lẽ lúc đó anh đã là ông chủ của em rồi. Dù sao cũng chúc anh may măn.
Anh mỉm cười với mình và nhìn cô đi khuất vào sau cửa, bụng nghĩ không biết cô sẽ thấy thế nào nếu kết quả ngày mai không được như ý muốn. Anh ngồi im trên xe cho đến lúc cô đã bước hẳn vào trong cửa ra vào của nhân viên.
Phó quản lý thế đấy, - Anh nói và cười to lên rồi nằm vào giường. Anh không biết đến sáng mai tin tức của Curtis Phonton sẽ ra sao. Anh cố xua đuổi hình ảnh Zaphia ra khỏi đầu mình, vứt chiếc gối xuống sàn rồi lăn ra ngủ.
Hôm sau, anh tỉnh dậy tử trước năm giờ. Căn phòng còn tối om khi anh gọi lấy số báo Diễn đàn buổi sớm. Anh đọc qua những mục về tài chính, mặc quần áo vào và sẵn sàng đi ăn sáng lúc nhà ăn mở cửa vào bẩy giờ. Sáng hôm nay, Zaphia không phục vụ trong nhà ăn chính. Chỉ có anh chàng bạn trai của cô thôi, và Abel cho đó là điều xấu. Anh chỉnh lại chiếc cavát đeo trên cổ đến mấy chục lần và lại nhìn đồng hồ.
Anh ước tính nếu mình đi bộ thật chậm thì sẽ đến ngân hàng vào đúng giờ họ mở cửa. Thực ra, anh đến đó trước năm phút và anh phải đi vòng quanh khối phố đó một lượt, nhìn một cách vô định vào các cửa hàng, xem những đồ nữ trang đắt tiền, những chiếc đài và những bộ quần áo cắt may bằng tay rất công phu. Anh tự hỏi Không biết bao giờ mình mới có tiền mua nổi những bộ quần áo như thế Anh quay về ngân hàng lúc chín giờ bốn phút.
- Ông Phenton hiện giờ đang bận. Ông muốn nửa giờ nữa quay lại hay muốn ở đây đợi? - Cô thư ký hỏi.
- Tôi sẽ quay lại, - Abel đáp, không muốn tỏ ra lo lắng.
Đây là quãng thời gian ba mươi phút dài nhất kể từ khi anh đến Chicago. Anh nhìn kỹ từng cửa hàng trên phố La Salle, nhìn kỹ cả quần áo phụ nữ bày trong đó. Anh nghĩ đến Zaphia.
Way về ngân hàng Continental, cô thư ký báo ngay cho anh biết Phenton đã sẵn sàng gặp anh.
Hai bàn tay toát mồ hôi, Abel bước vào phòng làm việc của giám đốc ngân hàng.
- Chào ông Rosnovski. Mời ông ngồi.
Curtis Phenton rút trong ngăn ra một tập hồ sơ. Abel có thể trông thấy chữ "Mật" viết trên bìa.
- Bây giờ nhé, - Ông ta nói. - Tôi hy vọng ông sẽ thấy cái tin này của tôi là hợp với ý thích của ông đấy Người bỏ tiền ra có ý muốn mua những khách sạn này với những điều kiện mà tôi cho ra rất thuận lợi.
- Lạy Chúa! Abel nói.
Curtis Phonton làm như không nghe thấy gì, nói Thực ra là cực kỳ thuận lợi cho ông. Ông ta sẽ có trách nhiệm bỏ ra toàn bộ hai triệu để thanh toán món nợ của ông Leroy, đồng thời lập ra một công ty mới với ông, trong đó cổ phần sẽ được chia ra sáu mươi phần trăm cho ông ta và bốn mươi phần trăm cho ông. Chỗ bốn mươi phần trăm của ông là tám trăm nghìn đô la, coi như được công ty mới cho ông vay trong thời hạn không quá mười năm, với lãi suất bốn phần trăm và có thể trả bằng lợi nhuận của công ty cũng với tỷ lệ lãi suất ấy. Có nghĩa là nếu trong một năm công ty có lợi nhuận ấy trả cho khoản nợ tám trăm ngàn của ông cộng với bốn phần trăm lãi suất.
Nếu ông trả hết được số tiền vay tám trăm ngàn ấy trước hạn mười năm thì ông sẽ có quyền được mua sáu mươi phần trăm cổ phần còn lại của công ty với giá ba triệu đô la. Như thế này khách hàng của tôi sẽ được quyền ưu tiên đầu tư, còn ông thì có cơ hội làm chủ công ty Richmond.
- Thế vào đó, ông sẽ có lương năm nghìn đô la một năm và với tư cách là chủ tịch công ty ông sẽ có quyền hoàn toàn kiểm soát các khách sạn. Ông sẽ chỉ có quan hệ với tôi trên những vấn đề thu chi mà thôi.
Tôi được ủy nhiệm báo cáo trực tiếp cho người đã bỏ tiền ra, và ông ta cũng yêu cầu tôi đại diên cho quyền lợi của ông ta trong ban giám đốc của công ty Richmond mới. Tôi đã vui vẻ nhận lời làm việc này. Khách hàng của tôi không muốn cá nhân mình dính líu đến đó.
Như tôi đã nói trước đây, có thể có chuyện mâu thuẫn về lợi ích nghề nghiệp của ông ta trong việc mua bán này, nhưng tôi chắc ông sẽ hiểu được. Ông ta cũng nhắc lại một lần nữa là ông chớ có bao giờ tìm hiểu xem ông ta là ai. Ông ta cho ông mười bốn ngày để suy nghĩ về những điều kiện trên đây, những điều klện mà ông ta cho rằng không còn gì đáng phải thương lượng nữa vì đã vô cùng thuận lợi rồi, và riêng tôi thì tôi cũng đồng ý như vậy.
Abel không thể nói được một lời nào.
ông nói gì đi chứ, ông Rosnovski.
- Tôi không cần đến mười bốn ngày để quyết định,- Abel nói. Tôi chấp nhận những điều kiện mà khách hàng của ông đã nêu ra. Xin ông cảm ơn ông ta giùm tôi và nói lại với ông ấy rằng tôi nhất định sẽ tôn trọng yêu cầu của ông ấy được giấu tên.
- Thế thì rất tốt, - Curtis Phenton nói và toét miệng cười - Bây giờ còn một số điểm nhỏ nữa. Tài khoản của khách sạn trong công ty đều sẽ gửi ở ngân hàng Continental và các chi nhánh. Tài khoản chính sẽ nằm ở đây, do tôi trực tiếp kiểm soát. Về phần tôi, tôi sẽ được hưởng mỗi năm một ngàn đô la với danh nghĩa một trong những giám đốc của công ty mới.
- Tôi mừng cho ông cũng có được phần mình trong cuộc này.
- Ông nói sao cơ nhà ngân hàng hỏi.
- Tôi nói là rất mừng được cùng làm việc với ông, ông Phenton.
- Ông chủ tài khoản cũng đã bỏ ra hai trăm năm mươi ngàn đô la gửi vào ngân hàng để dùng vào những chi phí hàng ngày cho các khách sạn trong mấy tháng tới. Khoản này cũng coi như một khoản vay với lãi suất bốn phần trăm.
Nếu như số tiền này không đủ cho những nhu cầu của ông thì ông phải cho tôi biết ngay. Tôi cho rằng nếu như ông coi số tiền hai trăm năm chục ngàn đô la đó là đủ rồi thì ông khách hàng của tôi quả là đã đánh giá đúng về ông đó.
- Tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều đó, - Abel nói, bắt chước giọng của nhà ngân hàng.
Custis Phenton mở ngăn kéo rút ra một điều xì gà Cu Ba.
ông có hút không?
- Có - Abel nói, thực ra cả đời anh chưa hề hút điếu xì gà nào bao giờ.
Anh ho suốt dọc đường qua phố La Salle về đến khách sạn Stenvens. Về đến nơi, anh thấy David Maxton đang đứng giữa nhà sảnh. Abel dụi tắt điếu xì gà mới hút được một nửa, coi như thoát nợ, và bước vội đến chỗ ông ta.
- Õng Rosnovski, trông ông sáng nay có vẻ vui lắm.
- Vâng, tôi rất vui, thưa ông, và tôi chỉ tiếc là không được làm việc cho ông với tư cách quản lý khách sạn này.
Tôi cũng tiếc, ông Rosnovski ạ. Thật tình tôi cũng không ngạc nhiên lắm về tin đó.
- Xin cảm ơn ông về mọi thứ, - Abel nói, dồn hết tình cảm của mình vào trong câu nói ngắn ngủi ấy và trong cái nhìn của anh.
Anh chào David Maxton rồi bước vào phòng ăn tìm Zaphia, nhưng cô đã nghỉ. Abel đi thang máy về phòng châm lại điếu xì gà, hút một cách nhè nhẹ hơn, rồi anh gọi cho ngân hàng Kane và Cahot. Cô thư ký chuyển cho anh nói thẳng với William Kane.
- Ông Kane, tôi đã kiếm được đủ tiền để lấy lại quyền làm chủ công ty Richmond. Một ông tên là Curtis Phenton của ngân hàng Continental sẽ liên hệ với ông trong ngày hôm nay để cung cấp các chi tiết. Như vậy là không cần phải đem các khách sạn ra bán trên thị trường công khai nữa.
Yên lặng một lát. Abel mừng thầm cái tin của mình hẳn làm cho William Kane phải khó chịu lắm.
Cảm ơn ông đã báo cho tôi biết, ông Rosnovski. Tôi rất mừng ông đã tìm được người ủng hộ. Chúc ông mọi thành công trong tương lai.
- Tôi cũng mong được chúc ông như vậy, ông Kane. Anh bỏ máy xuống, nằm ra giường và suy nghĩ về tương lai.
- Một ngày kia, - Anh nhìn lên trần nhà nói, - Tao sẽ mua luôn cả cái ngân hàng chết tiệt của mày và làm cho mày phải nhẩy từ phòng ngủ trên tầng mười bẩy xuống cho mà xem.
- Anh lại nhấc điện thoại lên yêu cầu cô gái ở tổng đài cho anh nói chuyện với ông Henry osborne ở Công ty Bảo hiểm Great Westem.
° ° °
Willam đặt máy xuống, trong bụng nghĩ thấy buồn cười hơn là khó chịu về thái độ hung hăng của Abel Rosnovski. Anh lấy làm tiếc đã không thể thuyết phục ngân hàng ủng hộ anh chàng bé nhỏ người Ba Lan này, một con người rất tin ở khả năng có thể cứu vãn được công ty Richmond qua lúc khó khăn. Anh làm hết phận sự còn lại của mình là thông báo cho ủy ban tài chính biết Abel Rosnovski đã được người ủng hộ, chuẩn bị các tài liệu chính thức để giao lại khách sạn rồi đóng luôn hồ sơ của ngân hàng về công ty Richmond.
Mấy ngày sau William vui mừng thấy Matthequ đến Boston nhận làm giám đốc bộ phận đầu tư của ngân hàng. Charles Lester không giấu giếm chuyện ông cho rằng nếu Matthequ có thêm được kinh nghiệm nhà nghề nào ở một ngân hàng đối thủ với mình đều là một sự chuẩn bị tốt cho anh làm chủ tịch ngân hàng Lester trong tương lai. Công việc của William bỗng được vãn ngay đi một nửa, nhưng thời gian của anh hình như lại bận hơn trước. Anh tranh thủ bất cứ lúc nào rỗi rãi là đi đánh quần vợt hoặc đi bơi, chỉ có mỗi chuyện Matthequ rủ đi trượt tuyết ở Vermont là William dứt khoát không đi. Những hoạt động trên đây tuy nhiên, cũng khiến cho anh cảm thấy mình bớt cô đơn và đỡ nhớ nhung đối với Kate. Matthequ không tin là William có thể nhớ cô ta đến mức như vậy.
Tớ phải gặp cái người đàn bà đó để hiểu tại sao cô ta cô thể làm cho William Kane phải mất hồn trong khi họp ban giám đốc để bàn việc ngân hàng có nên mua thêm vàng vào hay không mới được.
- Rồi cậu gặp sẽ thấy, Matthequ. Tớ nghĩ là cậu sẽ đồng ý rằng cô ta còn quý hơn cả vàng đầu tư nữa kia.
- Mình tin ở cậu. Chỉ có điều mình không muốn nói cho Susan biết. Nó vẫn nghĩ rằng trên đời này chỉ có cậu là người đàn ông duy nhất cho nó thôi đấy.
William cười. Anh chưa hề có lúc nào - nghĩ đến Susan cả.
Đống thư của Kate gửi đến vẫn nằm trong ngăn kéo bàn cua William được khóa tử tế. Anh đọc đi đọc lại đống thư đó nhiều lần đến gần như thuộc lòng.
Cuối cùng, một bức thư anh vẫn chờ đợi hơn cả đã đến, có ngày giờ rõ ràng.
Buckhurst Park Ngày 14 tháng 2- 1930 Anh William rất yêu quý, Cuối cùng em đã đóng gói xong tất cả mọi thứ, thanh toán xong các việc và em sẽ trở về Boston vào ngày 19. Nghĩ đến chuyện gặp lại anh mà em hồi hộp quá Nếu như tất cả câu chuyện diệu kỳ này bỗng nổ tan như bong bóng trong gió lạnh của Biển Đông thì sao nhỉ? ôi, lạy Chúa, em không mong thế. Em không thể biết những tháng dài cô đơn này mà không có anh thì làm sao đây.
Yêu anh, Kate Cái đêm trước khi Kate về đến đây, William tự hứa với mình sẽ không làm gì quá vội vã để cho hai người sau này phải hối tiếc. Anh nói với Matthequ rằng anh không sao đo hết được những cảm nghĩ của cô trong trạng thái chuyển từ cái chết của chồng cô sang tâm lý hiện nay như thế nào.
- Cậu đừng có làm ra vẻ tâm lí thế, - Matthequ nói.- Cậu yêu thì phải thấy cái thực tế đó chứ.
Vừa trông thấy Kate ở ngoài ga, William đã không còn giữ được thái độ thận trọng của mình nữa. Anh chỉ còn thấy vui sướng khi nhìn nụ cười rạng rỡ trên mặt cô. Anh chen qua đám hành khách chạy vội ra ôm chặt lấy cô đến mức cô không thở được nữa.
- Chúc mừng em đã trở về nhà, Kate. - Wilham đang sắp sửa hôn thì cô lùi lại. Anh hơi ngạc nhiên.
William, có lẽ anh chưa gặp cha mẹ em.
Tối hôm đó William cùng ăn với gia đình Kate. Ngày ngày, hễ cứ lúc nào rảnh, dù chỉ được vài tiếng nếu không bận với những công việc ngân hàng hoặc phải đánh quần vợt với Matthequ là anh chạy đến gặp cô ngay. Rồi đến Matthequ, anh chàng này vừa gặp Kate lần đầu tiên đã mê đến nỗi sẵn sàng đem tất cả cổ phần vàng bạc của mình chỉ để đổi lấy một mình cô Kate.
- Tớ không bao giờ bán hạ giá đâu nhé, - William nói. - Và tớ cũng không như cậu đâu, Matthequ, tớ không bao giờ quan tâm đến lượng, chỉ quan tâm đến chất thôi.
- Vậy tớ hỏi cậu, - Matthequ nói, - Còn kiếm đâu ra được một người có giá như Kate nữa?
- Ở bộ phận thanh lý trong ngân hàng ấy chứ đâu? William nói.
Cậu liệu mà chiếm hữu cô ta nhanh đi, William, nếu không tớ sẽ chiếm mất đấy.
Vụ thất thoát của ngân hàng Kane và Cabot trong cuộc phá sản năm 1929 lên đến trên bảy triệu đô la. Với tầm cỡ của ngân hàng này, mất mát như thế là ở mức trung bình. Mấy ngân hàng khác cỡ nhỏ hơn một chút đều thất bại. William phải cố cầm cự cho đến hết năm 1939 và luôn luôn bị áp lực từ khắp phía.
Khi Phranklin D. Roosevelt được bầu làm Tổng thống Mỹ trong một liên danh hứa hẹn phục hồi và cải cách, William vẫn lo rằng chính sách Tân Kinh tế của chính quyền cũng sẽ chẳng đem lại gì nhiều cho ngân hàng Kane và Cabot cho lắm. Khắp nơi tình hình kinh doanh phát triển rất chậm chạp. William nuôi trong đầu một kế hoạch mở rộng ngân hàng.
Trong khi đó, Tony Simmons quản chi nhánh của ngân hàng ở London cũng đã mở rộng được phạm vi hoạt động và trong hai năm đầu đã đem lại được cho ngân hàng Kane và Cabot những khoản lợi nhuận đáng kể. Những thành tích của ông ta xem ra khá hơn nhiều so với William lúc này còn đang lúng túng chưa tìm ra lối thoát.
Cuối năm 1932, Alan Lloyd gọi Tony Simmons về Boston để báo cáo trước toàn thể ban giám đốc về những hoạt động ngân hàng của ông ta ở London.
Simmons vừa về đã tỏ ý muốn ứng cử vào cương vị chủ tịch ngân hàng khi Alan Lloyd sẽ về hưu trong vòng mười lăm tháng nữa. William hoàn toàn bị bất ngờ với chuyện đó, vì anh coi như Simmons đã mất hết cơ hội từ sau khi biến sang London rồi. Bây giờ William không thể ngờ Simmons vẫn còn tham vọng ấy được anh nghĩ điều đó có lẽ không phải do Simmons tinh tế nhìn thấy trước được sự việc mà do nền kinh tế ở Anh lúc này so với Mỹ có vẻ ít tê liệt hơn.
Tony Simmons trở về London lại được thêm một năm thành công nữa. Ông ta phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ban giám đốc bằng một giọng đắc thắng, tuyên bố rằng chi nhánh ngân hàng ở London sẽ thu được khoản lợi nhuận trên một triệu đô la nữa và đó là một kỷ lục mới. Cũng trong khoảng thời gian này, William chỉ có thể báo cáo được phần lợi tức nhỏ hơn nhiều. Việc Tony Simmons đột ngột trở về với tình hình thuận lợi hơn ấy đặt William trước vấn đề là anh chỉ còn một năm nữa để tranh thủ sự ủng hộ của toàn thể ban giám đốc thôi, trong khi đó đối thủ của anh xem ra mỗi lúc một khá lên hơn.
Kate đã bỏ hàng giờ để nghe William kể lại những vấn đề của mình, thỉnh thoảng gật gủ tỏ ra thông cảm hoặc trách anh là hơi quá bi quan. Còn Matthequ làm tai mắt của William thì cho biết là khi bỏ phiều bầu sẽ rất có thể là 50- 50, vì một nửa cho là William còn quá trẻ chưa thể giao cho cương vị có trách nhiệm lớn như chủ tịch ngân hàng được, còn một nửa thì vẫn còn cho rằng Tony Simmons là đáng trách về chuyện đã làm ngân hàng bị thua thiệt năm 1929. Hình như phần lớn những thành viên không có trong ban chấp hành và không trực tiếp làm việc với William đều nghiêng về phía phân biệt tuổi tác hơn là bị những gì khác ảnh hưởng đến. Matthequ thường được nghe người ta đồn rằng. Sẽ đến lúc William thắng cử. Đã có lúc Matthequ làm như mình là Thánh sống và khẳng định với William:
Với tất cả những cổ phần của cậu trong ngân hàng thì cậu có thể thay đổi toàn bộ ban giám đốc, đưa những người cậu tự chọn ra cho vào đó và bảo họ bầu cậu làm chủ tịch ìà xong thôi.
William quá biết con đường của anh đi lên cương đó nhưng anh nghĩ mình không cần phải dùng đến những sách lược như vậy làm gì. Anh muốn làm gì.
Anh muốn mình trở thành chủ tịch chỉ do những ưu điểm của mình thôi. Dù sao, ngày xưa bố anh đă từng đi con đường đó để đạt tới cương vị chủ tịch, mà Kate thì cũng muốn anh như vậy.
Ngày hai tháng Giêng 1934, Alan Lloyd thông báo cho tất cả các thành viên biết là cuộc họp ban giám đốc sẽ tiến hành vào đúng ngày sinh nhật thứ sáu mươi lăm của ông, và cuộc họp đó chỉ có mục đích duy nhất là bầu người kế vị. Gần đến ngày quyết định ấy, Matthequ chỉ còn một mình quản công việc của bộ phận đầu tư, còn Kate thì phải phục vụ ăn cho cả hai người vì họ bận đi vận động. Matthequ không phàn nàn điều gì về chuyện mình phải làm việc nhiều hơn vì William còn phải lo tính toán làm sao giành được cái ghế chủ tịch. William biết rằng mình có thành công thì Matthequ cùng chẳng được lợi gì vì dù sao một ngày kia anh ta cũng lên tiếp quản ngân hàng của bố ở New York, mà ngân hàng đó còn quan trọng hơn nhiều so với Kane và Cabot, nhưng anh nghĩ đến ngày đó anh cũng sẽ ủng hộ Matthequ một cách vô tư như Matthequ ủng hộ anh bây giờ. Cũng chẳng còn bao lâu nữa.
Hôm kỷ mệm sinh nhật thứ sáu mươi lăm của Alan Lloyd, tất cả mười bảy thành viên ban giám đốc đều có mặt. Cuộc họp được mở đầu bằng bài diễn văn từ biệt của ông chủ tịch, dài mười bốn phút, mà William nghe thì thấy sao nó dài tưởng chừng như mãi không hết. Tony Simmons thì sốt ruột gõ gõ bút vào tập giấy trước mặt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn William. Cả hai người, chẳng ai nghe Alan nói gì trong bài diễn văn. Cuối cùng Alan ngồi xuống, và mười sáu nhà ngân hàng Boston vỗ tay ran. Hết tiếng vỗ tay, Alan Lloyd, với tư cách chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, đứng lên một lần cuối.
- và Bây giờ, thưa qUý ngài, chúng ta phải bầu lên một người thay thế cho tôi. Ban giám đốc được gìới thiệu hai ứng cử viên nổi bật là ông Anthony Simmons, giám đốc chi nhánh ngân hàng hải ngoại, với ông William Kane, giám đốc ngân hàng đầu tư ở trong nước. Wý ngài đều biết rõ cả hai nglíời, và tôi cũng không cân phải nói thêm gì nhiều về những ưu điểm của hai vị đó. Ngược lại, tôi đã yêu cầu mỗi ứng cử viên trình bày cho ban giám đốc được biết về cái nhìn của mình đối với tương lai của ngân hàng Kane và Cabot như thế nào nếu như được bầu làm chủ tịch.
William đứng dậy trước, vì đã có tung đồng tiền để xem ai trước ai sau rồi. Anh trình bày trong hai mươi phút, nói chi tiết ý kiến của anh về ý đồ muốn đưa ngân hàng vào những lĩnh vực mà trước đây ngân hàng chưa dám mạo hiểm. Đặc biệt, anh muốn mở rộng cơ sở của ngân hàng để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái hiện nay và hướng của anh là chuyển dần xuống trung tâm ở New York. Anh còn nêu ra ý kiến là có khả năng lập một công ty cổ phần chuyên về mặt thương mại (đến đây thì thấy một số thành viên cũ lắc đầu tỏ vẻ không tin). Anh muốn ngân hàng xét vấn đề mở rộng đề đối phó với thế hệ những nhà tài chính mới hiện nay đang cầm đầu ở nước Mỹ, muốn thấy Kane và Cabot bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi với tư cách là một trong những thể chế tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ. Khi ngồi xuống, anh hài lòng nghe nhữag tiếng rì rầm tán thưởng. Bài diễn văn của anh nói chung được ban giám đốc hoan nghênh.
Tony Simmons đứng lên tiếp. Ông ta trình bày vấn đề với một quan điểm bảo thủ hơn nhiều. Ông ta nói ngân hàng phải củng cố địa vị cho mình trong những năm tới, phải thận trọng đi vào nhữag lĩnh vực đã chọn lựa và phải bám lấy cách làm ăn truyền thống đã giúp cho Kane và Cabot giữ được uy tín của mình.
ông ta đã rút ra được bài học của vụ phá sản trước đây và cho rằng điều quan tâm chủ yếu của mình - Ông ta nói thêm và mọi người cười - Là Kane và Cabot vẫn cứ bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi như thường. Tony nói bằng một giọng khôn khéo và có sức thuyết phục mà William biết rằng mình còn quá trẻ không thể đối phó với kiểu đó được. Lúc Tony ngồi xuống thì William không thể biết là ban giám đốc nghiêng về phía nào nữa, tuy anh vẫn tin rằng đa số sẽ tán thành mở rộng ngân hàng hơn là đứng yên một chỗ.
Alan Lloyd cho các giám đốc biết rằng bản thân ông ta và hai người ra tranh cử không bỏ phiếu. Còn lại mười bốn người nhận lá phiếu, viết vào đó rồi đưa lại cho Alan. Ông nhìn những lá phiếu đó rồi từ từ đếm. William không dám nhìn lên, chỉ cắm đầu vào tập giấy trước mặt và hai bàn tay toát mồ hôi. Alan đếm xong thì cả phòng im lặng chờ.
ông tuyên bố sáu phiếu bầu cho Kane, sáu phiếu bầu cho Simmons, hai phiếu trắng. Có tiếng xôn xao trong số những người ngồi đó. Alan kêu gọi trật tự.
William hít một hơi thở dài. Alan ngừng lại rồi nói:
- Tôi nghĩ rằng có lẽ trong hoàn cảnh như thế này, chúng ta phải bầu lại một lần thứ hai. Nếu như có thành viên nào trong lần bầu thứ nhất đã bỏ phiếu trắng và trong lần này bỏ cho một ứng cử viên nào đó thì mới có đa số phiếu được.
Những mẩu giấy trắng lại được phân phát. Lần này William không muốn nhìn vào đó nữa. Anh chỉ còn nghe tiếng sột soạt của ngòi bút cạo trên giấy.
Những lá phiếu lại được đưa về cho Alan Lloyd. Một lần nữa, ông chầm chậm mở từng lá phiếu và đọc to các tên viết trong đó lên.
William Kane.
Anthony Simmons, Anthony Simmons, Anthony Simmons.
Ba một nghiêng về Tony Simmons.
- William Kane, William Kane.
- Anthony Simmons.' - William Kane, William Kane, William Kane.
Sáu hai nghiêng về William.
Anthony Simmons, Anthony Sừnmons.
- William Kane.
Bẩy sáu nghiêng về William.
William nín thở, tưởng như không biết đến bao giờ Alan Lloyd mới mở đến lá phiếu cuối cùng.
- Anthony Simmons, - Ông nói. "Thế là bẩy đều, thưa quý ngài".
William biết là bây giờ Alan Lloyd sẽ buộc phải bỏ lá phiếu quyết định cuối cùng. Mặc dầu ông chưa hề nói với ai là ông ủng hộ người nào lên làm chủ tịch, nhưng Wilham bao giờ cũng cho là nếu như cuộc bỏ phiếu đi đến bế tắc thì Alan sẽ ủng hộ anh hơn là Tony Simmons.
Hai lần bỏ phiếu đều đi đến kết luận là số phiếu ngang nhau. Tôi cho rằng không còn thành viên nào trong ban giám đốc sẽ thay đổi ý kiến nữa, vì vậy tôi buộc phải dành phiếu của mình cho ứng cử viên nào mà tôi cho là sẽ thay thế tôi làm chủ tịch Kane và Cabot. Tôi biết rằng trong các vị chẳng ai muốn ở vào cái địa vị của tôi làm gì, nhưng tôi không có cách nào khác hơn là phải tự mình xét và ủng hộ người mà tôi cho sẽ phải là chủ tịch kế tiếp của ngân hàng. Người đó là Tony Simmons.
William không tin ở tai mình đã nghe những lời nói vừa rồi, còn Tony Simmons thì trông như bị choáng váng. Ông ta đứng dậy đối diện với William trong tiếng vỗ tay râm ran, đến đổi chỗ cho Alan Lloyd ở đầu bàn và lần đầu tiên phát biểu với Kane và Cabot với tư cách chủ tịch mới của ngân hàng. Ông ta cảm ơn ban giám đốc về sự ủng hộ và ca ngợi Wilham đã không bao giờ lợi dụng cái thế mạnh về tài chính và gia đình của mình để tác động đến việc bỏ phiếu. Ông ta mời William làm phó chủ tịch và đề nghị Matthequ Lester thay thế Alan Lloyd làm một giám đốc. Cả hai đề nghị đó của ông ta đều được mọi người nhất trí ủng hộ.
William ngồi đăm đăm nhìn vào bức tranh chân dung của bố anh, trong bụng nghĩ mình đã không làm được như bố.
° ° °
Albel dụi điếu Corona một lần nữa và thề rằng nhất định sẽ không hút điếu xì gà nào trước khi thanh toán được món nợ hai triệu đô la và hoàn toàn kiểm soát được công ty Richmond.
Bây giờ không phải là lúc hút những điếu xì gà to như thế nhất là với chỉ số Doqu Jones xuống thấp nhất trong lịch sử và ở các thành phố lớn trên đất Mỹ còn những đoàn ngân hàng xếp hàng dài lĩnh súp phát chẩn như hiện nay. Anh ngước nhìn lên trần nhà suy nghĩ về những gì phải làm trước đã. Anh cần phải giữ cho được số nhân viên tốt nhất của khách sạn Richmond Chicago.
Anh ngồi dậy khoác áo vào và bước sang khu nhà phụ của khách sạn, nơi phần lớn những nhân viên chưa tìm được việc làm kể từ hôm xẩy ra vụ cháy, đến nay còn ở lại đó. Abel dùng lại tất cả những ai anh tin được, và cho những người nào muốn rời bỏ Chicago được tiếp tục làm việc ớ một trong mười lăm khách sạn còn lại. Anh nói rất rõ cho ho biết là trong tình hình thất nghiệp tràn lan như hiện nay, công việc của họ chỉ có thể đảm bảo được chừng nào các khách sạn đều làm ăn có lãi. Anh biết tất cả các khách sạn khác trong công ty đều được quản lý một cách bất lương như khách sạn Richmond Chicago trước đây, và anh muốn điều đó phải được thay đổi nhanh chóng. Anh cho ba người phó quản lý ở Chicago về ba nơi, trông coi những khách sạn Richmond ở Dallas, Cincinati và St Louis. Anh chỉ định các quản lý mới cho bẩy khách sạn còn lại ở Houston Mobile, Charleston, Allanta, Memphis, New orleans và Louivilìe. Các khách sạn Leroy cũ đều ở miền Nam và vùng Trung Tây. Chỉ có khách sạn ở Chicago là do Davis Leroy đích thân đứng ra xây dựng. Abel phải mất đến ba tuần mới bố trí được cho những nhân viên cũ ở Chicago về các khách sạn mới.
Abel quyết định đặt đại bản doanh của mình trong khu nhà phụ của Richmond ở Chicago và mở một nhà ăn nhỏ ở tầng dưới cùng. Anh tính như vậy sẽ ở gần với người ủng hộ mình và gần với nhà ngân hàng hơn là về ở trong một khách sạn ở miền Nam. Hơn nữa, Zaphia cũng ở Chicago, và Abel tin chắc rằng chỉ ít lâu nữa cô ta sẽ bỏ rơi anh chàng kia và yêu anh. Cô ta là người đàn bà duy nhất anh cảm thấy yên tâm trong quan hệ. Khi Abel chuẩn bị đi New York để tuyển thêm nhân viên chuyên môn, anh đã được cô hứa với anh là không đi lại với người bạn trai kia nữa.
Đêm trước khi Abel đi, anh với Zaphia nằm với nhau lần đầu tiên. Cô ta mềm mại, mũm mĩm, vui tính và rất dễ thương.
Thái độ âu yếm và rất thành thạo của Abel khiến cho Zaphia phải ngạc nhiên.
- Từ hồi sau chuyến tàu Mũi Tên Đen đến nay, anh đã nằm với bao nhiêu cô gái rồi?- Cô ta hỏi đùa.
- Chẳng có ai anh thật sự quan tâm cả, - Anh đáp.
- Phải, cũng đủ để quên được em rồi,- Cô nói.
- Anh không bao giờ quên được em,- Anh nói dối, và cúi xuống hôn cô, vì chỉ có như vậy mới thôi không nói chuyện được.
Đến New York, việc đầu tiên của anh là đi tìm George và thấy anh ta đang thất nghiệp, sống trong một căn gác tồi tàn ở đường số ba phía Đông thành phố. Abel hầu như đã quên đi những ngôi nhà như thế này khi có tới hai chục gia đình cùng sống chung với nhau một chỗ. Phòng nào cũng sực mùi thức ăn để lâu mùi hố vệ sinh không có nước tháo và mùi giường có ba loại người khác nhau nằm ngủ trong một ngày một đêm. Hình như cái lò bánh đã đóng cửa và chính ông chú của George phải đi kiếm việc làm ở một nhà máy khác tận ngoại ô New York. Nhà máy đó không nhận George vào làm. Được về với Abel và công ty Richmond, dù là làm gì, GeDrge cũng rất lấy làm sung sướng.
Abel tuyển được ba nhân viên mới, một người làm bánh, một kế toán và một người phục vụ bàn. Rồi anh cùng với George lên đường trở về Chicago đặt căn cứ của mình trong khu nhà phụ Richmond. Abel hài lòng về kết quả chuyến đi ấy. Phần lớn các khách sạn ở bờ biển phía Đông đều giảm nhân viên của họ xuống mức tối thiểu, do đó anh dễ dàng chọn được những người có kinh nghiệm, trong số đó có cả một người của khách sạn Plaza nữa.
Đầu tháng ba, Abel và George lại đi một tua thăm các khách sạn còn lại trong công ty. Abel đề nghị Zaphia cùng đi, lại còn cho cô có quyền được chọn làm ở bất cứ khách sạn nào cô muốn, nhưng cô nhất định không rời khỏi Chicago là nơi duy nhất trên đất Mỹ cô đã sống quen rồi. Để cho anh yên tâm, cô bằng lòng về ở trong phòng của Abel ở khu nhà phụ Richmond trong khi anh đi vắng. George vốn từ sau khi vào quốc tịch Mỹ và học được cách sống của lớp người trung lưu ở Mỹ, lại có được nguồn gốc Ki- tô giáo nữa, khuyên Abel nên đi vào kiểu sống có vợ chồng hẳn hoi thì có lợi hơn. Abel đã sống đơn độc trong các phòng khách sạn nhiều rồi, thấy chẳng ra thế nào, sẵn sàng nghe lời George khuyên bảo.
Abel không lấy làm ngạc nhiên thấy tất cả các khách sạn khác mặc dầu vẫn được quản lý một cách luộm thuộm và phần lớn là bất lương nhưng do tình hình thất nghiệp đang phổ biến khắp nơi nên các nhân viên thấy anh đến thì hầu hết ai cũng mừng, cho anh là người cứu sống cho những gì còn lại của công ty, Abel thấy không cần phải sa thải ồ ạt nhân viên như anh đã làm khi mới đến Chicago. Phần lớn những ai biết tiếng của anh là ngại cách làm của anh thì đều đã bỏ đi cả rồi. Một số người phải loại bỏ nhưng cũng vẫn không tránh được họ còn dính dáng đến số còn lại vì đã gắn bó với công ty Richmond từ lâu và đến bây giờ sau khi Davis Leroy đã chết rồi họ rất khó thay đổi được cách làm ăn cũ kỹ của họ. Abel thấy việc chuyển nhân viên từ một khách sạn này sang khách sạn khác đòi hỏi phải có một thái độ rất khác.
Vào cuối năm đầu của anh với tư cách chủ tịch của công ty Richmond anh chỉ dùng đến nửa số nhân viên so với trước kia, và tính toán các mặt thì số tiền thâm hụt chỉ trên 10 không.000 đô la một chút. Trong toàn bộ nhận viên, việc thay đổi người xẩy ra rất ít. Abel rất tin ở tương lai của công ty, và mọi người cũng chia sẻ với anh niềm tin đó.
Abel đặt ra cho mình mục tiêu đến năm 1932 là ổn định. Anh cảm thấy cách duy nhất có thể thực hiện được làm ăn có lãi nhanh chóng là để cho mỗi người quản lý khách sạn có toàn quyền trách nhiệm đối với chính khách sạn của mình và có phần lợi nhuận của họ trong đó, giống như Davis Leroy đã từng làm với anh khi anh mới đến Chiacago Richmond vậy.
Abel di chuyển từ khách sạn này đến khách sạn khác không nghỉ ngơi hoặc ở lại nơi nào quá ba tuần. Trừ George là người ìàm tai mắt cho anh ở Chicago và rất trung thành với anh, anh không bao giờ báo cho ai biết là lần sau anh sẽ đến khách sạn nào. Hàng mấy tháng một lần, anh chỉ phá vỡ quy luật ấy nếu thấy cần phải đi thăm Zaphia hoặc đi gặp Curtis Phenton mà thôi.
Sau khi đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính của công ty, Abel đã phải đi đến một số quyết định không lấy gì làm vui vẻ lắm. Wyết định mạnh nhất là tạm thời đóng cửa hai khách sạn, một ở Mobile một ở Charleston, vì đã làm ăn thua lỗ đến mức anh cảm thấy nếu để sẽ nguy hiểm đến tình hình tài chính của các khách sạn khác. Nhân viên ở các khách sạn khác thấy chiếc rìu sẽ bổ vào đầu mình, phải làm ăn tử tế hơn. Mỗi lần đi đâu về đến phòng làm việc nhỏ của mình trong khu nhà phụ của Richmond ở Chicago, anh đều thấy cả một loạt những giấy tờ gửi đến yêu cầu phải quan tâm ngay, nào là ống nước rò rỉ ở nhà tắm, nào là chuột gián ở nhà bếp, rồi nào là cãi cọ nhau ở nhà ăn, và có một õng khách không hài lòng đang dọa kiện v.v....
Henry oborne lại đến với cuộc đời của Abel với một khoản tiền 75 không.000 đô la do Công ty Bảo hiểm Great Western trả vì không tìm được chứng cớ gì để buộc tội Abel cố dính đến Desmond Pacey đốt khách sạn Richmond Chicago. Chứng cớ do Trung úy o Malley đưa ra về vụ này là rất xác đáng, vì vậy Abel nghĩ mình còn nợ Ông ta nhiều chứ không chỉ một cốc sữa trứng mà thôi đâu.
Abel lấy làm sung sướng đã giải quyết được việc này với Công ty Great Western và món tiền bồi thường như vậy là phải chăng. Osborne có gợi ý với anh là nên đòi một món tiền lớn hơn để anh ta được hưởng chênh lệch vào đó. Abel là người tuy có khuyết điểm này khác nhưng vốn rất ghét chuyện tham ô, đã nhìn ngay osborne bằng con mắt không thiện cảm.
Anh nghĩ nếu osbome có thể bất lương với công ty của chính ông ta như vậy thì mai kia nếu có dịp ông ta sẽ chẳng tha gì mà không hại Abel.
Mùa xuâu năm 1932 Abel ngạc nhiên nhận được một bức thư cua Melanie Leroy , những gì viết trong thư thân mật hơn nhiều so với lúc gặp trực tiếp. Anh lấy làm phấn khởi và hẹn cô đến gặp ăn tối ở nhà hàng Stenvens, một quyết định mà khi bước chân vào đến phòng ăn anh đã ân hận ngay vì Zaphia đang có đó, trông quê mùa và mỏi mệt. Melanie, trái lại, trông lộng lẫy trong chiếc áo màu xanh dài bó sát người nổi lên các đường nét. Đôi mắt của cô, có lẽ được chiếc áo phản ánh vào, lại càng xanh và hấp dẫn hơn trước.
- Trông anh mạnh khỏe mà tôi rất mừng, Abel ạ, - Cô vừa nói vừa ngồi xuống ghế ở bàn giữa phòng ăn.- Và cố nhiên ai cũng biết anh đang làm ăn rất giỏi với công ty Richmond.
- Công ty Nam tước chứ, - Abel nói.
Tôi không biết là anh đã đổi tên công ty rồi.- Cô ta hơi đỏ mặt.
- Vâng, tôi đổi tên từ năm ngoái, - Abel nói dối.
Thực ra đến lúc này anh mới chợt nghĩ rằng mỗi khách sạn của công ty sẽ mang tên là khách sạn Nam tước Anh không hiểu sao trước nay mình lại không nghĩ ra điều đó.
- Tên hay đấy, - Melanie mỉm cười nói.
Abel biết rằng từ phía đầu phòng bên kia Zaphia đang dõi nhìn hai người, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi, anh không làm thế nào khác được.
- Cô chưa làm việc chứ ? - Abel hỏi, tay ghi mấy chữ "Công ty Nam tước!" vào phía sau tờ thực đơn.
- Không bây giờ thì chưa, nhưng tình hình xem ra có vẻ khá hơn. Một người đàn bà tốt nghiệp về nghệ thuật tự do ở thành phố này bao giờ cũng phải ngồi đó chờ cho mọi người đàn ông có việc làm đã rồi mới đến lượt mình.
- Nếu cô muốn làm việc cho Công ty Nam tước, - Abel nói và hơi nhấn mạnh vào cái tên đó, - Thì cô chỉ việc cho tôi biết.
- Không, không, - Melanie đáp. - Tôi không có gì đáng lo cả.
Cô nhanh chóng chuyển câu chuyện sang vấn đề âm nhạc và sân khấu. Nói chuyện với cô ta vẫn là một thách thức mà Abel không quen nhưng thấy thú vị.
Cô ta vẫn trêu chọc anh nhưng trêu một cách thông minh, khiến anh cảm thấy ngồi với cô bây giờ yên tâm hơn trước nhiều. Bữa ăn kéo dài đến tận sau mười một giờ. Sau khi mọi người đã ra khỏi phòng ăn, kể cả Zaphia, anh mới đưa Melanie ra xe về nhà, mắt đỏ lòm một cách không bình thường. Lần này, cô ta mời anh lên nhà uống rượu. Anh ngồi trên chiếc ghế xô- pha trong khi cô rót mời anh uống một thứ rượu quhisky bị cấm và cho chạy đĩa hát.
Tôi không thể ngồi lâu được,- Abel nói. - Ngày mai có rất nhiều việc.
- Câu đó phái để tôi nói? chứ, đã lâu quá rồi không gặp nhau. Tốl nay vui thế kia mà. Như hồl xưa vậy.
Cô ta ngồi xuống bên anh, áo kéo lên quá đầu gối Không phải như hồi xưa đâu, anh nghĩ bụng. Đôi chân thật đẹp. Khi cô nhích đến gần, anh không làm gì tỏ ra cưỡng lại. Lát sau, anh thấy mình hôn cô ta - Hay cô ta hôn mình? Anh cũng không biết nữa. Đôi tay của anh lần mò xuống đôi chân đó, rồi lần lên đến ngực và lần này xem ra cô ta sẵn sàng đáp ứng. Rồi chính cô ta đã cầm tay anh dắt vào phòng ngủ, gấp khăn trải giường lại cẩn thận, rồi quay lại bảo anh cởi áo cho cô. Abel nghe theo nhưng trong bụng vẫn không tin, và anh tắt đèn trước khi cởi quần áo. Sau đó anh dễ dàng đem những bài học mà Joyce đã dạy cho anh bây giờ áp dụng vào thực tế. Cố nhiên Melanie cũng không phải là người thiếu kinh nghiệm gì. Abel chưa bao giờ được thấy sung sướng như vậy trong cuộc làm tình. Anh lăn ra ngủ thiếp đi với một tâm lý rất hài lòng.
Đến sáng Melanie cho anh ăn điểm tâm và phục vụ đầy đủ cho đến lúc Abel phải ra về.
- Tôi sẽ theo dõi Công ty Nam tước với một mối quan tâm mới, - Cô nói. - Tôi chắc không ai còn ngờ gì về thành công lớn của nó sau này.
Cảm ơn cô về bữa ăn sáng và một đêm đáng ghi nhớ, - Abel nói.
- Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau sớm, Melanie nói.
- Tôi muốn thế lắm, - Abel đáp.
Cô hôn lên má anh, chẳng khác nào như người vợ hôn tiễn chồng đi làm.
- Tôi không biết rồi anh sẽ lấy một người đàn bà như thế nào, - Cô hỏi một cách ngây thơ khi khoác áo ngoài lên người cho Abel.
Anh nhìn cô mỉm cười.
- Khi nào tôi có quyết định ấy, Melanie ạ, thì cô hãy tin chắc rằng tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về những quan điểm của cô đấy.
- Anh nói vậy là sao? - Melanie lúng túng hỏi lại.
Là tôi sê phải quan tâm đến những lời khuyên của cô, - Abel nói lúc ra đến gần cửa.- Tức là phải cố tìm cho mình một cô gái Ba Lan tử tế.
Một tháng sau, Abel và Zaphia cưới nhau. Người anh họ của Zaphia là Janek đưa dâu và George làm phù rể. Cuộc chiêu đãi tổ chức ở nhà hàng Stenvens.
Mọi người ăn uống nhẩy nhót đến tận đêm khuya. Theo truyền thống, mỗi người trả một số tiền tượng trưng để ra nhẩy với Zaphia. George chạy quanh phòng và len lỏi chụp ảnh các khách đến dự mà toát Cả mồ hôl. Sau bữa súp vào nửa đêm với những món truyền thống của Ba Lan và rượu vang, brandy, voska, Abel và Zaphia được rút lui về phòng tân hôn.
Sáng hôm sau, Abel lấy làm ngạc nhiên một cách thú vị nghe thấy Curtis Phenton nói lại rằng toàn bộ chi phí cho cuộc chiêu đã của anh ở khách sạn Stenvens đã được ông Maxton trả hết, coi đó như một món quà cưới của ông. Abel dùng số tiền anh đã dành dụm được cho cuộc chiêu đãi này làm một phần để trả cho ngôi nhà nhỏ anh mua được ở phố Rigg. Lần đầu tiên trong đời, anh có được ngôi nhà riêng của mình.
Bình luận facebook