Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 0
(*)Cây kim ngân (Nhẫn đông) là một cây thuốc quý.Là loại cây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn. Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài. Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng.
Trần Nhứ lại mất ngủ.
Cứ đọc tác phẩm của Mặc Thanh trên sách ngữ văn hết lần này đến lần khác, không biết đã đếm qua mấy ngàn con dê, vẫn không hề buồn ngủ. Thần kinh của cô dường như nhạy cảm tới lạ thường, trong đầu tràn ngập âm thanh hỗn loạn, dưới lầu nào xe chạy bằng điện, tiếng chuông bảo vệ, tiếng gió, tiếng lá rụng, thậm chí nghe thấy tiếng sương mù bao phủ mặt đất ngoài cửa sổ.
Đúng sáu giờ sáng, Đinh Tĩnh Nghi rời giường, bên ngoài vang lên tiếng rửa mặt xột xoạt.
Dì Đới Hương hàng xóm gõ cửa bước vào, giảm tiếng động xuống thấp hết mức, lải nhải thuật lại mẹ bà đã từng xem vị "thần y" già ấy trị hết bao nhiêu là bệnh khó trị.
Bà nói: “Ông Tạ đã cao tuổi, ngày ngày chỉ trong tu đường ngồi xem bệnh thôi, chỗ đó khá xa, phía nam ngoại ô lận.”
Dì nhìn Đinh Tĩnh Nghi nói: “Vì Tiểu Nhứ, em phải nhất định có lòng tin.”
Đinh Tĩnh Nghi bị bệnh đã lâu, cứ hai tuần sẽ hóa trị một lần, đã làm mười hai lần.
Năm nay Trần Nhứ đã học lớp 12, áp lực lên lớp lớn, bà vẫn không để lộ bất cứ dấu hiệu lạ nào. Nhưng bà không biết bản thân nhợt nhạt ốm yếu đã sớm bị Trần Nhứ nhạy cảm trưởng thành trước tuổi thấy được.
Đinh Tĩnh Nghi mặc áo khoác, ngồi trên ghế trước cửa để đi giày. Lưng bà hơi còng, thân hình vốn gầy gò bị ma bệnh giày vò lâu ngày vô cùng yếu ớt, ánh mắt tiều tụy mà cô đơn lộ ra ngoài khẩu trang y tế màu xanh.
Trần Nhứ tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo mặc chỉnh tề, đi ra nói: “Mẹ, hôm nay chủ nhật con không có tiết, để con đi cùng mẹ.”
Đinh Tĩnh Nghi khẽ giật mình, đưa tay vuốt mấy cọng tóc đen nhánh sáng bóng lộn xộn trên trán.
Đới Hương ngập ngừng kêu: “Tiểu Nhứ....”
Trần Nhứ nói lại một lần nữa: “Mẹ, dì Đới, để con cùng đi với hai người.”
Trong tu đường ở Giang Thành phía nam ngoại thành, trước cửa lớn một dòng xe.
Một ngôi nhà ba tầng cổ xưa.
Bức tường rất cao, cây dây leo màu xanh phủ khắp mặt tường.
Tầng một là hiệu thuốc, ba mặt tường trong phòng đều đặt những tủ làm bằng gỗ nhãn, trên ô tủ nhỏ hình vuông có khảm vòng đồng, trên quầy xếp những lọ sứ men xanh gọn gàng, nhãn dán được viết bằng kiểu chữ khải cổ xưa. Hai bác sĩ mặc blouse trắng đứng trong quầy dùng cân đồng bốc thuốc, rồi dùng giấy da trâu bọc lại, nói chuyện khe khẽ.
Rất yên tĩnh.
Lại không vắng vẻ, thậm chí người bệnh rất nhiều, nói chung là luôn có bệnh nhân.
Người bệnh trên thành phố càng ngày càng nhiều, cách chữa bệnh Đông Y cũng dần được chấp nhận.
Nhiều người vì muốn có cơ thể khỏe mạnh nên đến.
Đới Hương đi tới chỗ bàn khám bệnh nói rõ mục đính đến đây.
Cô đi tới: “Tĩnh Nghi, Ông Tạ ở lầu hai, chúng ta lên thôi.”
Đinh Tĩnh Nghi gật đầu, quay sang bên Trần Nhứ nói: “Tiểu Nhứ, con ở dưới này chờ mẹ đi.”
Trần Nhứ kéo dài tiếng gọi bà: “Mẹ~~~~~”
Đinh Tĩnh Nghi rất kiên trì: “Tiểu Nhứ, ngoan nghe lời.”
Trình tự khám bệnh vô cùng dài dằng dặc.
Tạ Thế Thanh là giáo sư của trường đại học dược Đông Y, sau khi về hưu liền được mời trở lại, ở Giang Thành có chút danh tiếng. Thanh danh của ông quả thật danh xứng với thực, đều dựa vào truyền miệng mà ra.
Lúc ông ngồi xem bệnh không có làm ra vẻ huyền bí, bao giờ cũng là mạch suy nghĩ rõ ràng, dùng thuốc rất chính xác.
Sau khi nhìn qua, ông lại nghiêm túc nhìn bệnh án Đinh Tĩnh Nghi mang tới.
Tiết trời đầu thu mát lạnh.
Trong sân có mấy chậu cây cỏ đồng tiền, khả năng sinh trưởng dồi dào như cũ.
Trong không khí nơi nơi tràn ngập mùi thuốc Đông Y, dường như ngay cả gió cũng kham khổ đến vậy.
Trần Nhứ cau mày, ngồi chờ trên cầu thang dưới lầu.
Cô đã từng lén tìm hiểu xem bệnh của Đinh Tĩnh Nghi trong Đông Y có thể chữa trị hay không, trong các tin tức vỡ vụn mà cô tìm được qua vài dòng tâm sự của người nhà về thời gian sống sau khi phát bệnh.
Thì cô rất sợ.
Ba mẹ đã ở riêng hơn một năm.
Ba cô là Trần Chi Nhận, ở bên ngoài có người phụ nữ khác, còn có một đứa con trai tám tuổi.
Cô cảm thấy hốc mắt rất đau, mũi rất chua, chỉ muốn rời xa đám người, cô muốn trốn đi đến một nơi yên tĩnh hẻo lánh.
Trần Nhứ đi vài bước dọc theo hành lang hướng phía sân sau vườn yên tĩnh, ngẩng đầu, ánh mắt nhìn xung quanh.
Sân sau rất lớn, trên những chiếc giá ngay ngắn chỉnh tề bày đầy sàng tre hình tròn, bên trên là thảo dược đã được phân loại đang phơi nắng. Một người đàn ông đứng giữa các giá, anh cúi đầu, đeo bao tay, tay trái cầm một quyển sách, tay phải chăm chú xem xét thảo dược.
Anh mặc một chiếc áo vải rộng màu trắng, áo lông xám hở cổ, quần đen mỏng. Mặt đẹp như tranh, tóc mai gọn gàng, cao lớn khỏe mạnh, như cây gậy trúc đang từ từ đung đưa trong một thước phim quay chậm.
Cô ngẩn ngơ đứng tại chỗ.
Cứ như anh đang trong tranh, còn cô đang trong phòng quan sát.
Tạ Nghiêu Đình nghiêng mặt nhìn Trần Nhứ.
Lông mày anh hơi nhíu, dường như đang chất vấn vị khách không mời mà đến có mục đích gì.
Trần Nhứ lau nước mắt trên mặt, vội giải thích: “Tôi cùng mẹ tới đây khám bệnh, mẹ tôi đang ở trên tầng.”
Khóe môi Tạ Nghiêu Đình cười nhạt có thiện chí: “Ừ.”
Vốn đến đây, Trần Nhứ nên quay người, rời khỏi thế giới của anh.
Nhưng mà, lại không rời đi.
Ngược lại Trần Nhứ bước vài bước tới gần anh, hỏi: “Anh đang đọc sách gì vậy?”
Tạ Nghiêu Đình cúi đầu nhìn quyển sách trên tay: “《 Lý luận và thực hành Thần Nông Bản Thảo Kinh》, là sách về thảo dược.”
Quyển sách do Tạ Thế Thanh biên soạn toàn bộ tài liệu giảng dạy trong mười ba năm, anh dành thời gian giúp ông chỉnh sửa và chú thích.
Trần Nhứ gật đầu, chỉ vào khay cây thuốc dưới tay anh hỏi: “Đây là cây gì vậy?”
Tạ Nghiêu Đình cười trả lời cô: “Là cây kim ngân.”
“Cây kim ngân?”
“Ừm, còn gọi là cây nhẫn đông.”
Tiếng anh trầm thấp, tựa như một dòng suối trong veo trên non chảy xuôi trên mặt đá.
“A, cây nhẫn đông tôi biết, có phải pha trà uống khi đau họng.”
Tạ Nghiêu Đình cười: “Đúng vậy, cây kim ngân là cây thuốc có màu bạc, hiện nay trong y học dùng để chữa bệnh cảm cúm, viêm amidan cấp tính và bệnh lị trực khuẩn.”
Bộ dạng anh cười nhìn rất đẹp, dịu dàng như sương đêm thẩm thấu nước trong đêm.
Cô lại hỏi: “Vì sao cây kim ngân lại gọi là cây nhẫn đông?”
Anh nhìn Trần Nhứ thật lâu, rồi lại kiên nhẫn giải thích cho cô: “Loài cỏ này nở hoa ban đầu màu trắng, sau một thời gian dần dần chuyển sang màu vàng. Màu vàng giống như vàng, màu trắng giống như bạc, vì vậy gọi là cây nhẫn đông. Sau khi nở hoa, cho dù ở trong thời tiết mùa đông rét đậm ngập trong tuyết cũng sẽ không héo tàn.”
Trần Nhứ chỉ vào một khay trong giống như nho khô to bằng viên bi nhỏ hỏi: “Còn đây là cây gì?”
Tạ Nghiêu Đình nhíu mày, hình như có chút không vui, nhưng vẫn thấp giọng trả lời cô như cũ: “Là cây trinh nữ.”
“Còn cây kia?”
“Xuyên khung.”
Cô gật đầu, thì ra cây thuốc nào anh cũng biết.
“Anh học ngành gì vậy?” Cô lại hỏi.
“Tôi học đông y.” Anh nói.
Quả nhiên.
Cô cúi đầu trầm ngâm một lúc, dường như đã quyết định xong, hướng về phía anh bộc lộ nói: “Mẹ của tôi bị ung thư, đã làm ba đợt trị liệu bằng hóa chất rồi, nhưng hiệu quả vẫn không tốt. Tôi xem qua trên mạng, có người chữa bệnh bằng uống thuốc đông y. Các anh thật sự có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của tôi phải không?”
Trần Nhứ không biết rằng tại sao hôm nay mình nói nhiều như vậy.
Có lẽ, cô gặp nhiều chuyện không như ý, quá cô độc, 17 năm đột nhiên trôi qua giống như đi vào một ngõ cụt.
Mẹ cô thì cô đơn một mình, gia đình thì tan nát, tương lai thì đầy chông gai.
Đêm dài đằng đặng, cô cần chút ánh sáng.
Lúc này Tạ Nghiêu Đình mới hoàn toàn dừng công việc trong tay, quay người nhìn Trần Nhứ.
Cô cúi đầu. Làn da trắng vô cùng, tóc đen dài ngang thắt lưng có chút rối, sắc mặt nhợt nhạt, hốc mắt ứng đỏ, hốc mắt đầy quần thâm.
Cô bé này, có lẽ mất ngủ đã lâu rồi.
“Cô tên là gì?”
Anh không trả lời câu hỏi của cô, ngược lại hỏi vấn đề khác.
“Tôi là Trần Nhứ. Tai đông trần, không như tơ liễu bởi vì gió đã bắt đầu thổi sợi thô.”
“Thích thơ của Tạ Đạo Uẩn?”
Anh lại hỏi vấn đề không liên quan.
“Không thích. Chỉ nhớ rõ câu này, vì câu này có nhắc tên của tôi.”
“Tôi họ Tạ, tên của tôi là Tạ Nghiêu Đình, Nghiêu Thuấn Vũ Nghiêu, nhà ở Túy Ông Đình.”
“Lão ‘thần y’ xem bệnh cho mẹ của tôi cũng họ Tạ.”
Cô cùng anh nói nhiều chủ đề không liên quan tới nhau, tâm tình dần thả lỏng.
Anh cười: “Người đó không phải là lão ‘thần y’, mà là ba của tôi.”
Cô cố chấp nói: “Tất cả mọi người nói ông ấy chữa khỏi rất nhiều bệnh khó chữa. Mẹ của dì Hương cũng bị ung thư, được ông kê đơn thuốc, hiện giờ mỗi sáng sớm đều có thể đi viện Nhân Dân tập khiêu vũ ở quảng trường.”
Tạ Nghiêu Đình nghiêm mặt: “Ba của tôi hành y được năm mươi năm rồi, đã khám không dưới mấy chục nghìn ca bệnh. Trị khỏi hay không, chỉ là vấn đề xác suất. Bác sĩ là người, không phải là thần.”
Trần Nhứ trầm mặc.
Anh không nói chuyện sống chết, nhưng nói chuyện theo ý, cô có chút hiểu.
Mắt Trần Nhứ nhìn trong tay anh cầm tài liệu, hỏi: “Quyển sách này...Anh có thể cho tôi mượn nhìn qua chút được không?”
Cô sợ anh không đồng ý, còn nói thêm: “Lần sau tôi cùng mẹ tới sẽ trả lại cho anh liền.”
Tạ Nghiêu Đình tính tình ôn hòa, liền đưa cho cô: “Đương nhiên có thể xem.”
Cô nhận lấy: “Cảm ơn anh.”
Trần Nhứ trở lại trước nhà, Đinh Tĩnh Nghi vẫn chưa xem bệnh xong.
Cô lại ngồi dưới mái nhà hiên, mở quyển sách kia ra xem.
Một tờ giấy trắng kẹp trong sách rơi ra.
Trần Nhứ nhặt từ mặt đất lên, suy đoán cái này dùng để đánh dấu trang.
Cô lật qua, mặt sau là một bài thơ viết tay, Lermontov nhà thơ của nga 《 cánh buồm 》.
Nét chữ cứng cáp, đặt bút mạnh mẽ, đường nét uốn lượn, câu từ sinh động.
Một cái thuyền cô độc mà vận chuyển tại trên biển
Nó cũng không tìm kiếm hạnh phúc
Cũng không trốn tránh hạnh phúc
Nó chẳng qua chỉ di chuyển về phía trước
Phía dưới là biển rộng trầm tĩnh xanh biếc
Mà đỉnh đầu làvầng Thái Dương vàng óng.
Trên đường về.
Dì Hương lái chiếc xe cũ rời khỏi cổng lớn, Đinh Tĩnh Nghi và Trần Nhứ ngồi ở ghế sau.
Trần Nhứ cầm bàn tay gầy khô lạnh buốt của mẹ, nói chắc chắn: “Mẹ, mẹ chắc chắn sẽ tốt hơn.”
Đinh Tĩnh Nghi ôm cô vào lòng, yêu thương sờ lên mái tóc dài của cô: “Mẹ nhất định sẽ tốt hơn.”
Trần Nhứ lại mất ngủ.
Cứ đọc tác phẩm của Mặc Thanh trên sách ngữ văn hết lần này đến lần khác, không biết đã đếm qua mấy ngàn con dê, vẫn không hề buồn ngủ. Thần kinh của cô dường như nhạy cảm tới lạ thường, trong đầu tràn ngập âm thanh hỗn loạn, dưới lầu nào xe chạy bằng điện, tiếng chuông bảo vệ, tiếng gió, tiếng lá rụng, thậm chí nghe thấy tiếng sương mù bao phủ mặt đất ngoài cửa sổ.
Đúng sáu giờ sáng, Đinh Tĩnh Nghi rời giường, bên ngoài vang lên tiếng rửa mặt xột xoạt.
Dì Đới Hương hàng xóm gõ cửa bước vào, giảm tiếng động xuống thấp hết mức, lải nhải thuật lại mẹ bà đã từng xem vị "thần y" già ấy trị hết bao nhiêu là bệnh khó trị.
Bà nói: “Ông Tạ đã cao tuổi, ngày ngày chỉ trong tu đường ngồi xem bệnh thôi, chỗ đó khá xa, phía nam ngoại ô lận.”
Dì nhìn Đinh Tĩnh Nghi nói: “Vì Tiểu Nhứ, em phải nhất định có lòng tin.”
Đinh Tĩnh Nghi bị bệnh đã lâu, cứ hai tuần sẽ hóa trị một lần, đã làm mười hai lần.
Năm nay Trần Nhứ đã học lớp 12, áp lực lên lớp lớn, bà vẫn không để lộ bất cứ dấu hiệu lạ nào. Nhưng bà không biết bản thân nhợt nhạt ốm yếu đã sớm bị Trần Nhứ nhạy cảm trưởng thành trước tuổi thấy được.
Đinh Tĩnh Nghi mặc áo khoác, ngồi trên ghế trước cửa để đi giày. Lưng bà hơi còng, thân hình vốn gầy gò bị ma bệnh giày vò lâu ngày vô cùng yếu ớt, ánh mắt tiều tụy mà cô đơn lộ ra ngoài khẩu trang y tế màu xanh.
Trần Nhứ tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo mặc chỉnh tề, đi ra nói: “Mẹ, hôm nay chủ nhật con không có tiết, để con đi cùng mẹ.”
Đinh Tĩnh Nghi khẽ giật mình, đưa tay vuốt mấy cọng tóc đen nhánh sáng bóng lộn xộn trên trán.
Đới Hương ngập ngừng kêu: “Tiểu Nhứ....”
Trần Nhứ nói lại một lần nữa: “Mẹ, dì Đới, để con cùng đi với hai người.”
Trong tu đường ở Giang Thành phía nam ngoại thành, trước cửa lớn một dòng xe.
Một ngôi nhà ba tầng cổ xưa.
Bức tường rất cao, cây dây leo màu xanh phủ khắp mặt tường.
Tầng một là hiệu thuốc, ba mặt tường trong phòng đều đặt những tủ làm bằng gỗ nhãn, trên ô tủ nhỏ hình vuông có khảm vòng đồng, trên quầy xếp những lọ sứ men xanh gọn gàng, nhãn dán được viết bằng kiểu chữ khải cổ xưa. Hai bác sĩ mặc blouse trắng đứng trong quầy dùng cân đồng bốc thuốc, rồi dùng giấy da trâu bọc lại, nói chuyện khe khẽ.
Rất yên tĩnh.
Lại không vắng vẻ, thậm chí người bệnh rất nhiều, nói chung là luôn có bệnh nhân.
Người bệnh trên thành phố càng ngày càng nhiều, cách chữa bệnh Đông Y cũng dần được chấp nhận.
Nhiều người vì muốn có cơ thể khỏe mạnh nên đến.
Đới Hương đi tới chỗ bàn khám bệnh nói rõ mục đính đến đây.
Cô đi tới: “Tĩnh Nghi, Ông Tạ ở lầu hai, chúng ta lên thôi.”
Đinh Tĩnh Nghi gật đầu, quay sang bên Trần Nhứ nói: “Tiểu Nhứ, con ở dưới này chờ mẹ đi.”
Trần Nhứ kéo dài tiếng gọi bà: “Mẹ~~~~~”
Đinh Tĩnh Nghi rất kiên trì: “Tiểu Nhứ, ngoan nghe lời.”
Trình tự khám bệnh vô cùng dài dằng dặc.
Tạ Thế Thanh là giáo sư của trường đại học dược Đông Y, sau khi về hưu liền được mời trở lại, ở Giang Thành có chút danh tiếng. Thanh danh của ông quả thật danh xứng với thực, đều dựa vào truyền miệng mà ra.
Lúc ông ngồi xem bệnh không có làm ra vẻ huyền bí, bao giờ cũng là mạch suy nghĩ rõ ràng, dùng thuốc rất chính xác.
Sau khi nhìn qua, ông lại nghiêm túc nhìn bệnh án Đinh Tĩnh Nghi mang tới.
Tiết trời đầu thu mát lạnh.
Trong sân có mấy chậu cây cỏ đồng tiền, khả năng sinh trưởng dồi dào như cũ.
Trong không khí nơi nơi tràn ngập mùi thuốc Đông Y, dường như ngay cả gió cũng kham khổ đến vậy.
Trần Nhứ cau mày, ngồi chờ trên cầu thang dưới lầu.
Cô đã từng lén tìm hiểu xem bệnh của Đinh Tĩnh Nghi trong Đông Y có thể chữa trị hay không, trong các tin tức vỡ vụn mà cô tìm được qua vài dòng tâm sự của người nhà về thời gian sống sau khi phát bệnh.
Thì cô rất sợ.
Ba mẹ đã ở riêng hơn một năm.
Ba cô là Trần Chi Nhận, ở bên ngoài có người phụ nữ khác, còn có một đứa con trai tám tuổi.
Cô cảm thấy hốc mắt rất đau, mũi rất chua, chỉ muốn rời xa đám người, cô muốn trốn đi đến một nơi yên tĩnh hẻo lánh.
Trần Nhứ đi vài bước dọc theo hành lang hướng phía sân sau vườn yên tĩnh, ngẩng đầu, ánh mắt nhìn xung quanh.
Sân sau rất lớn, trên những chiếc giá ngay ngắn chỉnh tề bày đầy sàng tre hình tròn, bên trên là thảo dược đã được phân loại đang phơi nắng. Một người đàn ông đứng giữa các giá, anh cúi đầu, đeo bao tay, tay trái cầm một quyển sách, tay phải chăm chú xem xét thảo dược.
Anh mặc một chiếc áo vải rộng màu trắng, áo lông xám hở cổ, quần đen mỏng. Mặt đẹp như tranh, tóc mai gọn gàng, cao lớn khỏe mạnh, như cây gậy trúc đang từ từ đung đưa trong một thước phim quay chậm.
Cô ngẩn ngơ đứng tại chỗ.
Cứ như anh đang trong tranh, còn cô đang trong phòng quan sát.
Tạ Nghiêu Đình nghiêng mặt nhìn Trần Nhứ.
Lông mày anh hơi nhíu, dường như đang chất vấn vị khách không mời mà đến có mục đích gì.
Trần Nhứ lau nước mắt trên mặt, vội giải thích: “Tôi cùng mẹ tới đây khám bệnh, mẹ tôi đang ở trên tầng.”
Khóe môi Tạ Nghiêu Đình cười nhạt có thiện chí: “Ừ.”
Vốn đến đây, Trần Nhứ nên quay người, rời khỏi thế giới của anh.
Nhưng mà, lại không rời đi.
Ngược lại Trần Nhứ bước vài bước tới gần anh, hỏi: “Anh đang đọc sách gì vậy?”
Tạ Nghiêu Đình cúi đầu nhìn quyển sách trên tay: “《 Lý luận và thực hành Thần Nông Bản Thảo Kinh》, là sách về thảo dược.”
Quyển sách do Tạ Thế Thanh biên soạn toàn bộ tài liệu giảng dạy trong mười ba năm, anh dành thời gian giúp ông chỉnh sửa và chú thích.
Trần Nhứ gật đầu, chỉ vào khay cây thuốc dưới tay anh hỏi: “Đây là cây gì vậy?”
Tạ Nghiêu Đình cười trả lời cô: “Là cây kim ngân.”
“Cây kim ngân?”
“Ừm, còn gọi là cây nhẫn đông.”
Tiếng anh trầm thấp, tựa như một dòng suối trong veo trên non chảy xuôi trên mặt đá.
“A, cây nhẫn đông tôi biết, có phải pha trà uống khi đau họng.”
Tạ Nghiêu Đình cười: “Đúng vậy, cây kim ngân là cây thuốc có màu bạc, hiện nay trong y học dùng để chữa bệnh cảm cúm, viêm amidan cấp tính và bệnh lị trực khuẩn.”
Bộ dạng anh cười nhìn rất đẹp, dịu dàng như sương đêm thẩm thấu nước trong đêm.
Cô lại hỏi: “Vì sao cây kim ngân lại gọi là cây nhẫn đông?”
Anh nhìn Trần Nhứ thật lâu, rồi lại kiên nhẫn giải thích cho cô: “Loài cỏ này nở hoa ban đầu màu trắng, sau một thời gian dần dần chuyển sang màu vàng. Màu vàng giống như vàng, màu trắng giống như bạc, vì vậy gọi là cây nhẫn đông. Sau khi nở hoa, cho dù ở trong thời tiết mùa đông rét đậm ngập trong tuyết cũng sẽ không héo tàn.”
Trần Nhứ chỉ vào một khay trong giống như nho khô to bằng viên bi nhỏ hỏi: “Còn đây là cây gì?”
Tạ Nghiêu Đình nhíu mày, hình như có chút không vui, nhưng vẫn thấp giọng trả lời cô như cũ: “Là cây trinh nữ.”
“Còn cây kia?”
“Xuyên khung.”
Cô gật đầu, thì ra cây thuốc nào anh cũng biết.
“Anh học ngành gì vậy?” Cô lại hỏi.
“Tôi học đông y.” Anh nói.
Quả nhiên.
Cô cúi đầu trầm ngâm một lúc, dường như đã quyết định xong, hướng về phía anh bộc lộ nói: “Mẹ của tôi bị ung thư, đã làm ba đợt trị liệu bằng hóa chất rồi, nhưng hiệu quả vẫn không tốt. Tôi xem qua trên mạng, có người chữa bệnh bằng uống thuốc đông y. Các anh thật sự có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của tôi phải không?”
Trần Nhứ không biết rằng tại sao hôm nay mình nói nhiều như vậy.
Có lẽ, cô gặp nhiều chuyện không như ý, quá cô độc, 17 năm đột nhiên trôi qua giống như đi vào một ngõ cụt.
Mẹ cô thì cô đơn một mình, gia đình thì tan nát, tương lai thì đầy chông gai.
Đêm dài đằng đặng, cô cần chút ánh sáng.
Lúc này Tạ Nghiêu Đình mới hoàn toàn dừng công việc trong tay, quay người nhìn Trần Nhứ.
Cô cúi đầu. Làn da trắng vô cùng, tóc đen dài ngang thắt lưng có chút rối, sắc mặt nhợt nhạt, hốc mắt ứng đỏ, hốc mắt đầy quần thâm.
Cô bé này, có lẽ mất ngủ đã lâu rồi.
“Cô tên là gì?”
Anh không trả lời câu hỏi của cô, ngược lại hỏi vấn đề khác.
“Tôi là Trần Nhứ. Tai đông trần, không như tơ liễu bởi vì gió đã bắt đầu thổi sợi thô.”
“Thích thơ của Tạ Đạo Uẩn?”
Anh lại hỏi vấn đề không liên quan.
“Không thích. Chỉ nhớ rõ câu này, vì câu này có nhắc tên của tôi.”
“Tôi họ Tạ, tên của tôi là Tạ Nghiêu Đình, Nghiêu Thuấn Vũ Nghiêu, nhà ở Túy Ông Đình.”
“Lão ‘thần y’ xem bệnh cho mẹ của tôi cũng họ Tạ.”
Cô cùng anh nói nhiều chủ đề không liên quan tới nhau, tâm tình dần thả lỏng.
Anh cười: “Người đó không phải là lão ‘thần y’, mà là ba của tôi.”
Cô cố chấp nói: “Tất cả mọi người nói ông ấy chữa khỏi rất nhiều bệnh khó chữa. Mẹ của dì Hương cũng bị ung thư, được ông kê đơn thuốc, hiện giờ mỗi sáng sớm đều có thể đi viện Nhân Dân tập khiêu vũ ở quảng trường.”
Tạ Nghiêu Đình nghiêm mặt: “Ba của tôi hành y được năm mươi năm rồi, đã khám không dưới mấy chục nghìn ca bệnh. Trị khỏi hay không, chỉ là vấn đề xác suất. Bác sĩ là người, không phải là thần.”
Trần Nhứ trầm mặc.
Anh không nói chuyện sống chết, nhưng nói chuyện theo ý, cô có chút hiểu.
Mắt Trần Nhứ nhìn trong tay anh cầm tài liệu, hỏi: “Quyển sách này...Anh có thể cho tôi mượn nhìn qua chút được không?”
Cô sợ anh không đồng ý, còn nói thêm: “Lần sau tôi cùng mẹ tới sẽ trả lại cho anh liền.”
Tạ Nghiêu Đình tính tình ôn hòa, liền đưa cho cô: “Đương nhiên có thể xem.”
Cô nhận lấy: “Cảm ơn anh.”
Trần Nhứ trở lại trước nhà, Đinh Tĩnh Nghi vẫn chưa xem bệnh xong.
Cô lại ngồi dưới mái nhà hiên, mở quyển sách kia ra xem.
Một tờ giấy trắng kẹp trong sách rơi ra.
Trần Nhứ nhặt từ mặt đất lên, suy đoán cái này dùng để đánh dấu trang.
Cô lật qua, mặt sau là một bài thơ viết tay, Lermontov nhà thơ của nga 《 cánh buồm 》.
Nét chữ cứng cáp, đặt bút mạnh mẽ, đường nét uốn lượn, câu từ sinh động.
Một cái thuyền cô độc mà vận chuyển tại trên biển
Nó cũng không tìm kiếm hạnh phúc
Cũng không trốn tránh hạnh phúc
Nó chẳng qua chỉ di chuyển về phía trước
Phía dưới là biển rộng trầm tĩnh xanh biếc
Mà đỉnh đầu làvầng Thái Dương vàng óng.
Trên đường về.
Dì Hương lái chiếc xe cũ rời khỏi cổng lớn, Đinh Tĩnh Nghi và Trần Nhứ ngồi ở ghế sau.
Trần Nhứ cầm bàn tay gầy khô lạnh buốt của mẹ, nói chắc chắn: “Mẹ, mẹ chắc chắn sẽ tốt hơn.”
Đinh Tĩnh Nghi ôm cô vào lòng, yêu thương sờ lên mái tóc dài của cô: “Mẹ nhất định sẽ tốt hơn.”
Bình luận facebook