Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 95
Hai chiếc xe dừng lại bên ngoài biệt thự nhà họ Tư. Hai cha con bước xuống, vẻ mặt sa sầm giống nhau như từ một lò mà ra, không nói không rằng đi thẳng vào nhà.
Cánh cửa đóng cái sầm, chặn mọi người ở bên ngoài. Bà Tư dắt Ngôn Bách đi tới, nhìn cánh cửa được đóng lại một cách đầy bạo lực, hỏi: “Lâu lắm mới về nhà, nhưng vì sao vừa về lại cãi nhau thế?”
Mọi người đứng ở bên ngoài đợi quản gia đến mở cửa. Mấy tháng gần đây có không ít người hầu đến nhà họ Tư, không như bên ngoài đồn là “nhà họ Tư đã lụn bại”, chẳng qua là vì trước đó Tư Ưng thích yên tĩnh, không thích nhiều người đi tới đi lui trong nhà, vì vậy cũng để mặc bên ngoài nói bậy bạ, bản thân thì không phô trương nhiều. Còn những chuyện tư nhân thì giao cho người vợ Nhật Bản thu xếp lo liệu.
Mọi người chỉ thích nhìn vào bề nổi, thế nên trong mắt người ngoài, bắt đầu từ năm 1928, nhà họ Tư đã “lụn bại”. Thực chất không phải như thế, thậm chí phía Nam từng mời ông rất nhiều lần song đều bị ông từ chối, chỉ bởi vì Tư Ưng không muốn lo liệu thêm chuyện khác nữa.
Ông hừ lạnh: “Bà tưởng hai năm qua nó ở bên ngoài khốn khổ lắm sao. Làm gì có chuyện đó, không chăm chỉ học hành, suốt ngày hết lêu lổng chơi bời với đám văn nhân thì đàn đúm cùng lũ thanh niên cấp tiến, không những chậm trễ chuyện học mà còn bị chặn không cho gửi thư nhận thư, bị cấm xuất cảnh châu Âu. Không về cũng được, tôi coi như nhà họ Tư ta có con trai có tiền đồ, muốn làm ‘người Hoa da trắng’ ở châu Âu!” Ông tức tới nỗi mắng một tràng, bà Tư vội trấn an vỗ về, cơn giận nguôi ngoai thì ông mới nói tiếp: “Lần này có thể thuận lợi về nước còn phải nhờ người Hoa da trắng ở tô giới giảng hòa với Nam Kinh, đúng là nhục nhã!”
Tư Ưng không nói những chuyện này với bà. Hồi trước khi còn thường xuyên gửi thư, ông có nhờ bạn bè chăm sóc cho con trai cả, nhưng hơn một năm sau đó lại không nghe thấy ông nhắc đến. Bà cứ tưởng Ngôn Tang có bạn gái ở châu Âu nên ít để ý đến cha và em trai, vì vậy lúc nhắc đến chuyện này với Tư Ưng, thấy ông nổi giận, bà còn cười thầm một thời gian dài.
Suy cho cùng vẫn là mẹ con một lòng. Bà Tư đang mải nghĩ ngợi thì Ngôn Bách đã ngẩng đầu lên, nói ra tiếng lòng của bà: “Anh cả thật sự không có bạn gái ở châu Âu ạ?”
Bà Tư bật cười, rồi lại lật đật bịt miệng Ngôn Bách.
Bác quản gia già mở cửa, lò sưởi âm tường trong nhà cháy tí tách, mọi người cởi áo khoác ra ngồi xuống phòng khách. Tư Ưng đưa mắt nhìn con trai, thở dài, “Vẫn còn vương vấn con bé nhà họ Lâm đấy.”
Bà Tư sửng sốt: “Là ai?”
Tư Ưng trợn mắt nhìn bà, “Còn có thể là ai nữa?”
“Hồi đưa tiễn nhà họ có gặp một lần. Cô ba khi đó không bắt mắt lắm, tuy tướng tá không đẹp bằng chị gái nhưng cũng khiến người ta khó quên, rất đáng yêu. Nay cô hai trông thế nào tôi không nhớ, nhưng vẫn còn nhớ rõ cô ba.” Bà Tư hồi tưởng lại, “Thời gian trước, hình như Lâm lão gia vì chuyện gì đó mà nổi trận lôi đình, đăng báo tuyên bố muốn đuổi cô bé ra khỏi nhà, còn muốn giải trừ hôn ước. Ông ấy có bàn bạc chuyện này với ông không?”
Tư Ưng lắc đầu, xem ra ông vẫn còn canh cánh chuyện này.
Bà Tư ngạc nhiên: “Rốt cuộc là vì chuyện gì?”
“Nói là có quan hệ mờ ám với thầy giáo dạy Vật lý ở Hương Cảng. Thực hư thế nào, về sau tôi cũng có gửi điện hỏi tổng trưởng giáo dục. Từ Lai này rất được Thái Nguyên Bồi coi trọng. Ngài Thái khen học vấn phẩm chất của cậu ta lắm, ba lần gửi điện đến đều nói Từ Lai rất coi trọng gia đình, tuyệt đối sẽ không làm những chuyện như vậy. Tôi vẫn thấy lạ: với giao tình của hai nhà Tư Lâm, dù con bé kia có làm sai thì vẫn sửa sai được. Sau này cả tôi với bà vẫn coi nó là con dâu nhà mình. Sợ là sợ Ngôn Tang không chịu thôi. Nhưng nay xem ra, nó vẫn thích con bé kia.” Tư Ưng thở dài, vừa vui vừa buồn vì cậu con trai do mình dạy nên, “Đến cả tôi với bà còn cân nhắc kỹ lưỡng cho cô ba, còn biết hỏi thăm thực hư chuyện tình, tránh có người xấu cố ý xuyên tạc làm cô bé phải chịu oan. Nhưng rõ ràng là cô bé còn rất trẻ, vì sao anh Lâm lại tự tiện như thế, lại còn tuyệt tình đến vậy, khiến cô bé sau này không gặp được ai. Chẳng lẽ trong chuyện này còn có uẩn khúc gì sao?”
Bà Tư cau mày suy nghĩ, hỏi, “Hay là Lâm lão gia cố ý, muốn hứa gả cô hai cho Ngôn Tang?”
Tư Ưng lắc đầu, “Mấy năm trước đến Thiệu Hưng, Lâm lão gia có đề nghị rồi. Trước khi gặp hai cô con gái nhà họ, tôi đã để Ngôn Tang tự quyết định, bảo nó một khi đã chọn thì cả đời này đừng để tôi biết nó thay lòng đổi dạ.” Nói đoạn, ông thở dài, “Thế mà nhiều năm rồi, thằng bé vẫn nhớ kỹ những lời tôi nói.”
Thấy chồng lo lắng vì hôn sự của con trai, bà Tư lại càng buồn cười. Ông vừa buồn vừa giận con trai, còn không phải vì Ngôn Tang giống mình sao. Ông không cho Ngôn Tang theo nghiệp văn, vì biết rõ người nhà họ Tư vô cùng cố chấp, dù là chuyện chính trị hay người yêu. Nếu không phải vì thế, thì bà đâu mất đến mười hai năm để lay chuyển con tim của Tư Ưng vừa đến Nhật sau khi vợ mất, thậm chí lúc ấy bà chỉ mới mười sáu xuân xanh. Nhà lớn nghiệp lớn như nhà họ Tư, một khi đã cưới bà thì chỉ có một mình bà đến hết đời.
Vì biết tính của con trai sẽ dễ gặp khó khăn trên đường làm quan, một mình ông đã nếm mùi đủ rồi, nên mới nhất quyết không cho Ngôn Tang giẫm vào vết xe đổ đó nữa. Ông tự mình chọn một đất nước có truyền thống học tập tốt, tránh xa hoạt động chính trị để cho anh học đại học, lại chọn chuyên ngành không quá dính dáng đến chính trị văn chương. Hơn nữa lúc bấy giờ trong nước đang rộ lên phong trào dùng ngòi bút làm lưỡi kiếm, là thanh đao sắc bén để lan truyền tin đồn, dắt mũi xúi giục trong những trận chiến chính trị, bọn họ thường xuyên mở hội với văn nhân nhã sĩ, tự coi mình là “trụ cột của xã hội”, cũng là đội ngũ nay bị Nam Kinh chèn ép nhất, chính vì thế nên Tư Ưng mới nhất quyết không chịu cho anh học văn.
Nhưng không phải chính ông cũng quan tâm đến việc lớn quốc gia, thỉnh thoảng “không biết thời thế”, liều mạng làm việc đấy sao? Năm ngoái khi tập san chính phủ Nam Kinh chèn ép“Trăng Non”, ông còn viết hẳn một bài hịch gửi đến tập san chính phủ, chỉ trích bọn họ “dốt nát vô tri, yếu đuối vô năng”. May mà bạn bè ở hội tạp chí thấy, vội vàng chặn thư, bàn bạc biện pháp với ông. Bởi vì bọn họ cũng biết Tư Ưng đang ở tuổi ‘nổi loạn trung niên’, nên đã thống nhất lược bớt phần chỉ trích trong thư, chỉ chừa lại kiệt tác học thuyết binh gia văn cổ đầy xuất chúng, lúc ấy mới không gây nên đại họa.
Bà Tư che miệng cười: “Lâm lão gia thà gạch tên con gái ra khỏi gia phả chứ nhất quyết không gả con bé cho con trai ông. Ông định làm gì đây?”
Tư Ưng không đáp.
“Hay là gửi điện báo hỏi ý Lâm lão gia?”
“Không cần.”
“Vì sao?”
“Giờ ông ấy đã ở trên thuyền về Thượng Hải rồi. Đợi vài ngày nữa, mời ông ấy đến hỏi chuyện.”
Bà Tư lại đưa mắt nhìn lên lầu, “Nếu đến cuối vẫn không theo ý cậu cả thì sao?”
“Nó tự biết tìm cách để mình đồng ý. Thằng bé này, đã quan tâm ai thì sẽ quan tâm hết mình.” Tư Ưng cũng chẳng nhác mí mắt, nhấp ngụm trà rồi nói, “Không tin thì bà cứ lên lầu đi, xem nó còn ở trong phòng không.”
Bà Tư ngạc nhiên, đi lên lầu đẩy cửa phòng Ngôn Tang ra, nhưng cửa sổ mở toang, gió thổi vù vù lật bay những trang sách, nhưng làm gì có bóng người?
Tư Ưng nhìn Tiểu Ngôn Bách ngồi thẳng lưng trên ghế, nghiêm mặt nói: “Sau này không thể dạy con như vậy được. Con cần phải lanh lợi hơn.”
***
Đêm đó lúc cô Hứa đến, mới đầu cậu bé kia nhất quyết không chịu trả lời bất cứ câu hỏi nào. Cô Hứa cũng chẳng vội, sau một hồi kiên nhẫn nghĩ ngợi thì nói: “Chắc chắn là bị bệnh nên mới không chịu nói, để tôi đưa em nó đến bệnh viện khám xem sao.” Nói đoạn định kéo cậu bé đi, nói với nó: “Đi thôi, đến bệnh viện khám.”
Nghe thấy hai chữ “bệnh viện”, cậu bé lập tức cảnh giác nấp ra sau lưng Sở Vọng. Cô Hứa ép hỏi một lần nữa, cu cậu lập tức òa khóc. Hai người nhìn nhau, cô Hứa nhân đó truy hỏi mấy câu, nó vừa lau nước mắt vừa ngoan ngoãn trả lời từng câu một.
Sở Vọng sực hiểu, người như cô Hứa luôn có sự kiên nhẫn và quyết đoán riêng. Tuy có hơi cực đoan, nhưng có đôi lúc cực đoan cũng tốt.
Cô Hứa nói: “Đã hỏi được địa chỉ rồi, nhưng giờ không tiện nói. Hôm khác tôi sẽ nhờ người đến nơi đó hỏi thăm. Bọn họ được huấn luyện chuyên nghiệp, nếu không có gì bất trắc thì chắc chắn trong tuần này sẽ dò la được tình hình rõ ràng. Em chỉ cần ở nhà chờ, tôi sẽ cho người đưa tài liệu đến.”
Cô gật đầu.
“Tuy không nói được quốc ngữ và tiếng Thượng Hải, nhưng vẫn có thể nghe hiểu, chắc hẳn phải có hoàn cảnh. Có điều chắc chắn không phải do cha mẹ dạy,” Cô Hứa vỗ đầu đứa bé, “Vậy làm sao nó hiểu?”
Sở Vọng hiểu ý cô ấy, trả lời, “Ở chỗ tôi đây.”
Cô Hứa ngẩn người, đáp: “Em… Được rồi.”
Thế là mấy ngày sau đó, Sở Vọng đều ở nhà đợi tin của cô Hứa. Những khi tới viện nghiên cứu thì cô để cậu bé ở nhà, khóa trái cửa lại tránh gặp chuyện rắc rối. Có một hôm về nhà, phát hiện trong nhà không khác gì bị đánh cướp, từ phòng bếp cho đến tận phòng ngủ, thậm chí cả phòng của Tạ Trạch Ích, khăn giấy và giấy viết chữ bừa bộn khắp nơi. Mới đầu cô còn tưởng có người xông vào đây, nhưng đến khi nhìn kỹ mới phát hiện, là do cậu bé bướng bỉnh đó nghịch phá.
Cô cũng là một người lười lao động, huống hồ từ viện nghiên cứu về đã mệt gần chết, thế là dứt khoát tùy nó. Lúc dì giúp việc đến thì giật mình, liên tục hỏi “cô chủ, nhà bị trộm sao?” rồi lại dọn dẹp một lần, nhưng sau đó cũng mặc kệ, dù gì bà cũng chỉ phụ trách nấu cơm, chủ nhà không trả cho bà tiền công dọn nhà.
Ngày đầu tiên gặp lại Tạ Trạch Ích là ngày cô ở viện nghiên cứu. Có anh ở đó, cũng không rõ Sakuma Ichiro càng thêm càn rỡ hay là bớt lộ liễu nữa. Tuy hắn không còn tìm cô tán dóc, nhưng vẫn thích đứng từ xa nhìn chằm chặp, mỗi lần cô có cảm giác bị quan sát là luôn có thể bắt gặp được tầm nhìn của Sakuma Ichiro.
Có điều ai ai cũng bận chuyện của mình, mãi đến buổi tối cô mới nói chuyện được với Tạ Trạch Ích. Ngồi trên xe, hiếm khi thấy Tạ Trạch Ích không nhiều lời, thái độ vô cùng khác thường, im lặng lái thẳng xe về nhà.
Chẳng mấy khi lúng túng khi ở với anh như vậy, khiến cô khó mà tin nổi người gọi điện thoại đường dài trêu đùa cô mấy hôm trước là Tạ Trạch Ích. Lái xe đi được một quãng xa, cô không kìm được hỏi thăm: “Anh Tạ, anh có khỏe không?”
Nhưng Tạ Trạch Ích không trả lời.
Im lặng một lúc lâu, anh như bừng tỉnh khỏi giấc mộng, đầu tiên là “A?” một tiếng, rồi sau đó lại “ừ” đáp.
Cô cười nói: “Đã bị cúp điện rồi, lái xe mà lại phân tâm như thế, cẩn thận đụng phải người đi đường vậy.”
“Đã bị cúp điện rồi à?”
“Đúng thế. Anh đang nghĩ gì vậy?”
“Ồ. Vậy tối nay trăng sáng quá, em cũng cảm thấy thế đúng không?”
“Cái gì?”
Tạ Trạch Ích vẫn im lặng lái xe, không trả lời cô mà cũng không nhìn cô. Một hồi lâu sau mới bất chợt hỏi: “Cô ba, tôi còn có thể ở bên em bao lâu nữa đây?”
Cô khó hiểu. Còn đang ngơ ngác thì xe đã dừng lại, thì ra đã tới nhà rồi.
Vì bị mất điện nên cũng không thể đi thang máy.
Hai người lần mò đi trong hành lang tối đen, lúc đi ngang qua tầng hai, chị Trịnh nghe thấy tiếng động, cầm nến đi ra oán trách: “Anh Tạ về rồi đấy hả. Hai ngày gần đây có chuyện gì thế, suốt ngày rầm rầm, ồn chết đi được… Không phải tôi trách móc gì đâu, chỉ là lo quá thôi. Cô Lâm ra ngoài có khóa cửa không vậy? Mấy căn hộ ở đây đều thông nhau, hy vọng là không phải trộm.”
Tạ Trạch Ích nở nụ cười hiếm hoi trong hôm nay: “Có đứa cháu họ mới chuyển tới ở. Dù gì cũng là người Quảng Đông, họ hàng không ít, mong chị Trịnh bỏ qua cho… Đúng rồi, chị Trịnh thích ăn bánh mì ở tiệm Đinh Ký đúng không? Hôm nào đi đặt, tôi sẽ nhờ bọn họ đem đến ít cho chị Trịnh.”
Sở Vọng sửng sốt, dưới ánh nến, cô ngẩng đầu nhìn Tạ Trạch Ích.
Chị Trịnh cười vui vẻ, ánh nến trong tay cũng leo lắt, “Cần gì chứ, dĩ nhiên sẽ bỏ qua rồi… Anh Tạ khách khí quá. Tôi nghe thấy tiếng động, biết hai người về nên châm nến đây, có thấy đường không?”
Cám ơn chị Trịnh, hai người một trước một sau đi lên lầu. Mở cửa ra, thấy tình cảnh bi thảm trong phòng, Tạ Trạch Ích lại không có vẻ giật mình. Đứa bé chơi đã thấm mệt, lăn quay ra ngủ trên sô pha. Anh cúi người dọn chỗ cho cô đặt chân, còn cô đứng sau nói: “Tôi không biết đi đâu mời giúp việc cả.”
“Không sao, tôi có thể làm được.”
Nghĩ một lúc, cô áy náy nói, “Tôi lại làm hư máy pha cà phê rồi.”
Anh vẫn đáp: “Không sao.”
Cô cúi đầu, “Bản lề cửa, bếp đun nước…”
Đợi cô im lặng, anh mỉm cười hỏi lại: “Còn gì nữa? Nói hết đi.”
“Còn cả chuông nối phòng bảo vệ nữa. Bình thường có người đến, chỉ cần bấm một lần là được. Nhưng có hôm đột nhiên không bấm được, thế mà chuông kêu mãi, giống tiếng thét lúc nửa đêm vậy…”
Cô vừa dứt lời thì chuông cửa lại vang lên. Hai người nhìn chằm chằm bộ chuông, đúng là rất giống tiếng thét lúc nửa đêm.
Bấm một cái, chuông vẫn kêu như cũ, âm thanh của bảo vệ đi qua đường dây truyền tới ở đầu loa: “Cô Lâm, dưới lầu có người mời cô xuống, nói là có quà đưa đến, mời cô ký nhận.”
Cô trả lời, “Trễ thế rồi mà còn đến hả? Là gì vậy?”
Tạ Trạch Ích nhìn cô chằm chằm, không nói câu nào.
Cô cũng nhìn thẳng Tạ Trạch Ích, có phần lo lắng.
Một lúc sau, Tạ Trạch Ích thấp giọng nói: “Em xuống đi, không có chuyện gì đâu.”
Nhìn vẻ mặt Tạ Trạch Ích, đột nhiên cô yên tâm hẳn. Sở Vọng gật đầu, “ừ” một tiếng.
“Đợi đã.” Anh cầm giá cắm nến đi tới, dùng bật lửa thắp sáng rồi đưa cho cô, “Nếu cần tôi thì cứ bấm chuông gọi.”
“Ừm.”
Hoảng hốt đi xuống lầu, trong đầu chỉ toàn là vẻ mặt sáng tỏ của Tạ Trạch Ích khi nhìn thấy đứa trẻ. Vì sao anh lại biết? Rốt cuộc đứa trẻ cứu được ở nhà máy kéo sợi và anh có quan hệ gì?
Cô sờ vào khẩu súng nằm trong túi áo khoác.
Anh định làm gì đây?
Đi xuống lầu, cả đại sảnh tối om om, chỉ có ánh nến trong đèn thủy tinh của bảo vệ là nguồn sáng trong đất trời này. Cô đến gần hỏi: “Xin hỏi người tìm tôi ở đâu?”
Bảo vệ đánh mắt về phía thang máy.
Cô giơ giá cắm nến lại gần. Bên cạnh thang máy có có một tấm gương toàn thân, trong ánh nến mù mờ, bóng người cô dần hiện rõ trong gương.
Cô mặc một chiếc váy len cao cổ màu đen, bên ngoài chiếc váy len là áo khoác len màu hồng đậm, chân đi tất xám cùng đôi giày da tròn nhỏ màu nâu có dây buộc.
Hai năm qua cô đã cao hơn, hồi mười ba tuổi mới một mét rưỡi, nhưng giờ đã cao hơn mười cen-ti-mét.
Song lại không cao như hình bóng trong gương.
Lại gần mới phát hiện, bóng người kia không phải ở trong gương, mà là đứng bên ngoài gương. Người đó cao hơn cô nửa cái đầu, nên chiếc áo khoác màu xám dài quá đầu gối trông cũng rất thuận mắt; dù dưới ánh đèn mù mờ thì làn da kia vẫn trơn nhẵn, đôi mắt sáng ngời, lấp lánh theo ánh nến, tựa như có vì sao rơi vào trong mắt.
Thấy cô lại gần, hai mắt người kia khẽ nheo lại, nụ cười càng thêm sâu.
Cánh cửa đóng cái sầm, chặn mọi người ở bên ngoài. Bà Tư dắt Ngôn Bách đi tới, nhìn cánh cửa được đóng lại một cách đầy bạo lực, hỏi: “Lâu lắm mới về nhà, nhưng vì sao vừa về lại cãi nhau thế?”
Mọi người đứng ở bên ngoài đợi quản gia đến mở cửa. Mấy tháng gần đây có không ít người hầu đến nhà họ Tư, không như bên ngoài đồn là “nhà họ Tư đã lụn bại”, chẳng qua là vì trước đó Tư Ưng thích yên tĩnh, không thích nhiều người đi tới đi lui trong nhà, vì vậy cũng để mặc bên ngoài nói bậy bạ, bản thân thì không phô trương nhiều. Còn những chuyện tư nhân thì giao cho người vợ Nhật Bản thu xếp lo liệu.
Mọi người chỉ thích nhìn vào bề nổi, thế nên trong mắt người ngoài, bắt đầu từ năm 1928, nhà họ Tư đã “lụn bại”. Thực chất không phải như thế, thậm chí phía Nam từng mời ông rất nhiều lần song đều bị ông từ chối, chỉ bởi vì Tư Ưng không muốn lo liệu thêm chuyện khác nữa.
Ông hừ lạnh: “Bà tưởng hai năm qua nó ở bên ngoài khốn khổ lắm sao. Làm gì có chuyện đó, không chăm chỉ học hành, suốt ngày hết lêu lổng chơi bời với đám văn nhân thì đàn đúm cùng lũ thanh niên cấp tiến, không những chậm trễ chuyện học mà còn bị chặn không cho gửi thư nhận thư, bị cấm xuất cảnh châu Âu. Không về cũng được, tôi coi như nhà họ Tư ta có con trai có tiền đồ, muốn làm ‘người Hoa da trắng’ ở châu Âu!” Ông tức tới nỗi mắng một tràng, bà Tư vội trấn an vỗ về, cơn giận nguôi ngoai thì ông mới nói tiếp: “Lần này có thể thuận lợi về nước còn phải nhờ người Hoa da trắng ở tô giới giảng hòa với Nam Kinh, đúng là nhục nhã!”
Tư Ưng không nói những chuyện này với bà. Hồi trước khi còn thường xuyên gửi thư, ông có nhờ bạn bè chăm sóc cho con trai cả, nhưng hơn một năm sau đó lại không nghe thấy ông nhắc đến. Bà cứ tưởng Ngôn Tang có bạn gái ở châu Âu nên ít để ý đến cha và em trai, vì vậy lúc nhắc đến chuyện này với Tư Ưng, thấy ông nổi giận, bà còn cười thầm một thời gian dài.
Suy cho cùng vẫn là mẹ con một lòng. Bà Tư đang mải nghĩ ngợi thì Ngôn Bách đã ngẩng đầu lên, nói ra tiếng lòng của bà: “Anh cả thật sự không có bạn gái ở châu Âu ạ?”
Bà Tư bật cười, rồi lại lật đật bịt miệng Ngôn Bách.
Bác quản gia già mở cửa, lò sưởi âm tường trong nhà cháy tí tách, mọi người cởi áo khoác ra ngồi xuống phòng khách. Tư Ưng đưa mắt nhìn con trai, thở dài, “Vẫn còn vương vấn con bé nhà họ Lâm đấy.”
Bà Tư sửng sốt: “Là ai?”
Tư Ưng trợn mắt nhìn bà, “Còn có thể là ai nữa?”
“Hồi đưa tiễn nhà họ có gặp một lần. Cô ba khi đó không bắt mắt lắm, tuy tướng tá không đẹp bằng chị gái nhưng cũng khiến người ta khó quên, rất đáng yêu. Nay cô hai trông thế nào tôi không nhớ, nhưng vẫn còn nhớ rõ cô ba.” Bà Tư hồi tưởng lại, “Thời gian trước, hình như Lâm lão gia vì chuyện gì đó mà nổi trận lôi đình, đăng báo tuyên bố muốn đuổi cô bé ra khỏi nhà, còn muốn giải trừ hôn ước. Ông ấy có bàn bạc chuyện này với ông không?”
Tư Ưng lắc đầu, xem ra ông vẫn còn canh cánh chuyện này.
Bà Tư ngạc nhiên: “Rốt cuộc là vì chuyện gì?”
“Nói là có quan hệ mờ ám với thầy giáo dạy Vật lý ở Hương Cảng. Thực hư thế nào, về sau tôi cũng có gửi điện hỏi tổng trưởng giáo dục. Từ Lai này rất được Thái Nguyên Bồi coi trọng. Ngài Thái khen học vấn phẩm chất của cậu ta lắm, ba lần gửi điện đến đều nói Từ Lai rất coi trọng gia đình, tuyệt đối sẽ không làm những chuyện như vậy. Tôi vẫn thấy lạ: với giao tình của hai nhà Tư Lâm, dù con bé kia có làm sai thì vẫn sửa sai được. Sau này cả tôi với bà vẫn coi nó là con dâu nhà mình. Sợ là sợ Ngôn Tang không chịu thôi. Nhưng nay xem ra, nó vẫn thích con bé kia.” Tư Ưng thở dài, vừa vui vừa buồn vì cậu con trai do mình dạy nên, “Đến cả tôi với bà còn cân nhắc kỹ lưỡng cho cô ba, còn biết hỏi thăm thực hư chuyện tình, tránh có người xấu cố ý xuyên tạc làm cô bé phải chịu oan. Nhưng rõ ràng là cô bé còn rất trẻ, vì sao anh Lâm lại tự tiện như thế, lại còn tuyệt tình đến vậy, khiến cô bé sau này không gặp được ai. Chẳng lẽ trong chuyện này còn có uẩn khúc gì sao?”
Bà Tư cau mày suy nghĩ, hỏi, “Hay là Lâm lão gia cố ý, muốn hứa gả cô hai cho Ngôn Tang?”
Tư Ưng lắc đầu, “Mấy năm trước đến Thiệu Hưng, Lâm lão gia có đề nghị rồi. Trước khi gặp hai cô con gái nhà họ, tôi đã để Ngôn Tang tự quyết định, bảo nó một khi đã chọn thì cả đời này đừng để tôi biết nó thay lòng đổi dạ.” Nói đoạn, ông thở dài, “Thế mà nhiều năm rồi, thằng bé vẫn nhớ kỹ những lời tôi nói.”
Thấy chồng lo lắng vì hôn sự của con trai, bà Tư lại càng buồn cười. Ông vừa buồn vừa giận con trai, còn không phải vì Ngôn Tang giống mình sao. Ông không cho Ngôn Tang theo nghiệp văn, vì biết rõ người nhà họ Tư vô cùng cố chấp, dù là chuyện chính trị hay người yêu. Nếu không phải vì thế, thì bà đâu mất đến mười hai năm để lay chuyển con tim của Tư Ưng vừa đến Nhật sau khi vợ mất, thậm chí lúc ấy bà chỉ mới mười sáu xuân xanh. Nhà lớn nghiệp lớn như nhà họ Tư, một khi đã cưới bà thì chỉ có một mình bà đến hết đời.
Vì biết tính của con trai sẽ dễ gặp khó khăn trên đường làm quan, một mình ông đã nếm mùi đủ rồi, nên mới nhất quyết không cho Ngôn Tang giẫm vào vết xe đổ đó nữa. Ông tự mình chọn một đất nước có truyền thống học tập tốt, tránh xa hoạt động chính trị để cho anh học đại học, lại chọn chuyên ngành không quá dính dáng đến chính trị văn chương. Hơn nữa lúc bấy giờ trong nước đang rộ lên phong trào dùng ngòi bút làm lưỡi kiếm, là thanh đao sắc bén để lan truyền tin đồn, dắt mũi xúi giục trong những trận chiến chính trị, bọn họ thường xuyên mở hội với văn nhân nhã sĩ, tự coi mình là “trụ cột của xã hội”, cũng là đội ngũ nay bị Nam Kinh chèn ép nhất, chính vì thế nên Tư Ưng mới nhất quyết không chịu cho anh học văn.
Nhưng không phải chính ông cũng quan tâm đến việc lớn quốc gia, thỉnh thoảng “không biết thời thế”, liều mạng làm việc đấy sao? Năm ngoái khi tập san chính phủ Nam Kinh chèn ép“Trăng Non”, ông còn viết hẳn một bài hịch gửi đến tập san chính phủ, chỉ trích bọn họ “dốt nát vô tri, yếu đuối vô năng”. May mà bạn bè ở hội tạp chí thấy, vội vàng chặn thư, bàn bạc biện pháp với ông. Bởi vì bọn họ cũng biết Tư Ưng đang ở tuổi ‘nổi loạn trung niên’, nên đã thống nhất lược bớt phần chỉ trích trong thư, chỉ chừa lại kiệt tác học thuyết binh gia văn cổ đầy xuất chúng, lúc ấy mới không gây nên đại họa.
Bà Tư che miệng cười: “Lâm lão gia thà gạch tên con gái ra khỏi gia phả chứ nhất quyết không gả con bé cho con trai ông. Ông định làm gì đây?”
Tư Ưng không đáp.
“Hay là gửi điện báo hỏi ý Lâm lão gia?”
“Không cần.”
“Vì sao?”
“Giờ ông ấy đã ở trên thuyền về Thượng Hải rồi. Đợi vài ngày nữa, mời ông ấy đến hỏi chuyện.”
Bà Tư lại đưa mắt nhìn lên lầu, “Nếu đến cuối vẫn không theo ý cậu cả thì sao?”
“Nó tự biết tìm cách để mình đồng ý. Thằng bé này, đã quan tâm ai thì sẽ quan tâm hết mình.” Tư Ưng cũng chẳng nhác mí mắt, nhấp ngụm trà rồi nói, “Không tin thì bà cứ lên lầu đi, xem nó còn ở trong phòng không.”
Bà Tư ngạc nhiên, đi lên lầu đẩy cửa phòng Ngôn Tang ra, nhưng cửa sổ mở toang, gió thổi vù vù lật bay những trang sách, nhưng làm gì có bóng người?
Tư Ưng nhìn Tiểu Ngôn Bách ngồi thẳng lưng trên ghế, nghiêm mặt nói: “Sau này không thể dạy con như vậy được. Con cần phải lanh lợi hơn.”
***
Đêm đó lúc cô Hứa đến, mới đầu cậu bé kia nhất quyết không chịu trả lời bất cứ câu hỏi nào. Cô Hứa cũng chẳng vội, sau một hồi kiên nhẫn nghĩ ngợi thì nói: “Chắc chắn là bị bệnh nên mới không chịu nói, để tôi đưa em nó đến bệnh viện khám xem sao.” Nói đoạn định kéo cậu bé đi, nói với nó: “Đi thôi, đến bệnh viện khám.”
Nghe thấy hai chữ “bệnh viện”, cậu bé lập tức cảnh giác nấp ra sau lưng Sở Vọng. Cô Hứa ép hỏi một lần nữa, cu cậu lập tức òa khóc. Hai người nhìn nhau, cô Hứa nhân đó truy hỏi mấy câu, nó vừa lau nước mắt vừa ngoan ngoãn trả lời từng câu một.
Sở Vọng sực hiểu, người như cô Hứa luôn có sự kiên nhẫn và quyết đoán riêng. Tuy có hơi cực đoan, nhưng có đôi lúc cực đoan cũng tốt.
Cô Hứa nói: “Đã hỏi được địa chỉ rồi, nhưng giờ không tiện nói. Hôm khác tôi sẽ nhờ người đến nơi đó hỏi thăm. Bọn họ được huấn luyện chuyên nghiệp, nếu không có gì bất trắc thì chắc chắn trong tuần này sẽ dò la được tình hình rõ ràng. Em chỉ cần ở nhà chờ, tôi sẽ cho người đưa tài liệu đến.”
Cô gật đầu.
“Tuy không nói được quốc ngữ và tiếng Thượng Hải, nhưng vẫn có thể nghe hiểu, chắc hẳn phải có hoàn cảnh. Có điều chắc chắn không phải do cha mẹ dạy,” Cô Hứa vỗ đầu đứa bé, “Vậy làm sao nó hiểu?”
Sở Vọng hiểu ý cô ấy, trả lời, “Ở chỗ tôi đây.”
Cô Hứa ngẩn người, đáp: “Em… Được rồi.”
Thế là mấy ngày sau đó, Sở Vọng đều ở nhà đợi tin của cô Hứa. Những khi tới viện nghiên cứu thì cô để cậu bé ở nhà, khóa trái cửa lại tránh gặp chuyện rắc rối. Có một hôm về nhà, phát hiện trong nhà không khác gì bị đánh cướp, từ phòng bếp cho đến tận phòng ngủ, thậm chí cả phòng của Tạ Trạch Ích, khăn giấy và giấy viết chữ bừa bộn khắp nơi. Mới đầu cô còn tưởng có người xông vào đây, nhưng đến khi nhìn kỹ mới phát hiện, là do cậu bé bướng bỉnh đó nghịch phá.
Cô cũng là một người lười lao động, huống hồ từ viện nghiên cứu về đã mệt gần chết, thế là dứt khoát tùy nó. Lúc dì giúp việc đến thì giật mình, liên tục hỏi “cô chủ, nhà bị trộm sao?” rồi lại dọn dẹp một lần, nhưng sau đó cũng mặc kệ, dù gì bà cũng chỉ phụ trách nấu cơm, chủ nhà không trả cho bà tiền công dọn nhà.
Ngày đầu tiên gặp lại Tạ Trạch Ích là ngày cô ở viện nghiên cứu. Có anh ở đó, cũng không rõ Sakuma Ichiro càng thêm càn rỡ hay là bớt lộ liễu nữa. Tuy hắn không còn tìm cô tán dóc, nhưng vẫn thích đứng từ xa nhìn chằm chặp, mỗi lần cô có cảm giác bị quan sát là luôn có thể bắt gặp được tầm nhìn của Sakuma Ichiro.
Có điều ai ai cũng bận chuyện của mình, mãi đến buổi tối cô mới nói chuyện được với Tạ Trạch Ích. Ngồi trên xe, hiếm khi thấy Tạ Trạch Ích không nhiều lời, thái độ vô cùng khác thường, im lặng lái thẳng xe về nhà.
Chẳng mấy khi lúng túng khi ở với anh như vậy, khiến cô khó mà tin nổi người gọi điện thoại đường dài trêu đùa cô mấy hôm trước là Tạ Trạch Ích. Lái xe đi được một quãng xa, cô không kìm được hỏi thăm: “Anh Tạ, anh có khỏe không?”
Nhưng Tạ Trạch Ích không trả lời.
Im lặng một lúc lâu, anh như bừng tỉnh khỏi giấc mộng, đầu tiên là “A?” một tiếng, rồi sau đó lại “ừ” đáp.
Cô cười nói: “Đã bị cúp điện rồi, lái xe mà lại phân tâm như thế, cẩn thận đụng phải người đi đường vậy.”
“Đã bị cúp điện rồi à?”
“Đúng thế. Anh đang nghĩ gì vậy?”
“Ồ. Vậy tối nay trăng sáng quá, em cũng cảm thấy thế đúng không?”
“Cái gì?”
Tạ Trạch Ích vẫn im lặng lái xe, không trả lời cô mà cũng không nhìn cô. Một hồi lâu sau mới bất chợt hỏi: “Cô ba, tôi còn có thể ở bên em bao lâu nữa đây?”
Cô khó hiểu. Còn đang ngơ ngác thì xe đã dừng lại, thì ra đã tới nhà rồi.
Vì bị mất điện nên cũng không thể đi thang máy.
Hai người lần mò đi trong hành lang tối đen, lúc đi ngang qua tầng hai, chị Trịnh nghe thấy tiếng động, cầm nến đi ra oán trách: “Anh Tạ về rồi đấy hả. Hai ngày gần đây có chuyện gì thế, suốt ngày rầm rầm, ồn chết đi được… Không phải tôi trách móc gì đâu, chỉ là lo quá thôi. Cô Lâm ra ngoài có khóa cửa không vậy? Mấy căn hộ ở đây đều thông nhau, hy vọng là không phải trộm.”
Tạ Trạch Ích nở nụ cười hiếm hoi trong hôm nay: “Có đứa cháu họ mới chuyển tới ở. Dù gì cũng là người Quảng Đông, họ hàng không ít, mong chị Trịnh bỏ qua cho… Đúng rồi, chị Trịnh thích ăn bánh mì ở tiệm Đinh Ký đúng không? Hôm nào đi đặt, tôi sẽ nhờ bọn họ đem đến ít cho chị Trịnh.”
Sở Vọng sửng sốt, dưới ánh nến, cô ngẩng đầu nhìn Tạ Trạch Ích.
Chị Trịnh cười vui vẻ, ánh nến trong tay cũng leo lắt, “Cần gì chứ, dĩ nhiên sẽ bỏ qua rồi… Anh Tạ khách khí quá. Tôi nghe thấy tiếng động, biết hai người về nên châm nến đây, có thấy đường không?”
Cám ơn chị Trịnh, hai người một trước một sau đi lên lầu. Mở cửa ra, thấy tình cảnh bi thảm trong phòng, Tạ Trạch Ích lại không có vẻ giật mình. Đứa bé chơi đã thấm mệt, lăn quay ra ngủ trên sô pha. Anh cúi người dọn chỗ cho cô đặt chân, còn cô đứng sau nói: “Tôi không biết đi đâu mời giúp việc cả.”
“Không sao, tôi có thể làm được.”
Nghĩ một lúc, cô áy náy nói, “Tôi lại làm hư máy pha cà phê rồi.”
Anh vẫn đáp: “Không sao.”
Cô cúi đầu, “Bản lề cửa, bếp đun nước…”
Đợi cô im lặng, anh mỉm cười hỏi lại: “Còn gì nữa? Nói hết đi.”
“Còn cả chuông nối phòng bảo vệ nữa. Bình thường có người đến, chỉ cần bấm một lần là được. Nhưng có hôm đột nhiên không bấm được, thế mà chuông kêu mãi, giống tiếng thét lúc nửa đêm vậy…”
Cô vừa dứt lời thì chuông cửa lại vang lên. Hai người nhìn chằm chằm bộ chuông, đúng là rất giống tiếng thét lúc nửa đêm.
Bấm một cái, chuông vẫn kêu như cũ, âm thanh của bảo vệ đi qua đường dây truyền tới ở đầu loa: “Cô Lâm, dưới lầu có người mời cô xuống, nói là có quà đưa đến, mời cô ký nhận.”
Cô trả lời, “Trễ thế rồi mà còn đến hả? Là gì vậy?”
Tạ Trạch Ích nhìn cô chằm chằm, không nói câu nào.
Cô cũng nhìn thẳng Tạ Trạch Ích, có phần lo lắng.
Một lúc sau, Tạ Trạch Ích thấp giọng nói: “Em xuống đi, không có chuyện gì đâu.”
Nhìn vẻ mặt Tạ Trạch Ích, đột nhiên cô yên tâm hẳn. Sở Vọng gật đầu, “ừ” một tiếng.
“Đợi đã.” Anh cầm giá cắm nến đi tới, dùng bật lửa thắp sáng rồi đưa cho cô, “Nếu cần tôi thì cứ bấm chuông gọi.”
“Ừm.”
Hoảng hốt đi xuống lầu, trong đầu chỉ toàn là vẻ mặt sáng tỏ của Tạ Trạch Ích khi nhìn thấy đứa trẻ. Vì sao anh lại biết? Rốt cuộc đứa trẻ cứu được ở nhà máy kéo sợi và anh có quan hệ gì?
Cô sờ vào khẩu súng nằm trong túi áo khoác.
Anh định làm gì đây?
Đi xuống lầu, cả đại sảnh tối om om, chỉ có ánh nến trong đèn thủy tinh của bảo vệ là nguồn sáng trong đất trời này. Cô đến gần hỏi: “Xin hỏi người tìm tôi ở đâu?”
Bảo vệ đánh mắt về phía thang máy.
Cô giơ giá cắm nến lại gần. Bên cạnh thang máy có có một tấm gương toàn thân, trong ánh nến mù mờ, bóng người cô dần hiện rõ trong gương.
Cô mặc một chiếc váy len cao cổ màu đen, bên ngoài chiếc váy len là áo khoác len màu hồng đậm, chân đi tất xám cùng đôi giày da tròn nhỏ màu nâu có dây buộc.
Hai năm qua cô đã cao hơn, hồi mười ba tuổi mới một mét rưỡi, nhưng giờ đã cao hơn mười cen-ti-mét.
Song lại không cao như hình bóng trong gương.
Lại gần mới phát hiện, bóng người kia không phải ở trong gương, mà là đứng bên ngoài gương. Người đó cao hơn cô nửa cái đầu, nên chiếc áo khoác màu xám dài quá đầu gối trông cũng rất thuận mắt; dù dưới ánh đèn mù mờ thì làn da kia vẫn trơn nhẵn, đôi mắt sáng ngời, lấp lánh theo ánh nến, tựa như có vì sao rơi vào trong mắt.
Thấy cô lại gần, hai mắt người kia khẽ nheo lại, nụ cười càng thêm sâu.