• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Hot Giờ đang nơi đâu (3 Viewers)

  • Chương 94

Vừa về đến nhà, nhân lúc chưa bị cúp điện, cô lập tức cho cậu bé kia tắm nước nóng. Trong lúc tắm lại kiểm tra toàn thân một lượt, may mà ngoài phía trong khuỷu tay phải ra thì không có vết tiêm nào khác.
Nghe Benjamin vô tình nói là cậu bé được đem về từ con thuyền xuất phát đi nhật, điều đó cho thấy cậu bé đã bị nghiên cứu, thế nên mới bị đem đến Nhật Bản để điều tra thêm, đồng thời cũng cho thấy vi khuẩn được tiêm vào người cậu bé không có tính truyền nhiễm, hoặc có thể việc tiêm chủng đã thất bại, hoặc vi khuẩn đã xảy ra biến dị trong quá trình tiêm chủng; thậm chí có thể nói là vô cùng “may mắn”, may là cậu bé chỉ bị kiểm soát không điều trị của nhóm biến.*
Dù trong tình huống nào đi chăng nữa thì chí ít cũng nói rõ một điều, thí nghiệm “vượn Trung Hoa” đã tồn tại.
Cậu bé đã ngủ say, còn cô một mình ngồi trong màn đêm, da đầu căng ra.
Nếu nói ở thế kỷ XX có điều gì khủng khiếp hơn chiến tranh, thì đó chính là bệnh truyền nhiễm. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã giết chết 10 triệu người, thế mà trận dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 đã giết chết hơn 30 triệu người ở châu Mỹ và lục địa châu Âu. Trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX, hơn 200 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa, gấp ba lần tổng số người thiệt mạng trong Thế chiến I và Thế chiến II. Trước kia khi cô làm thí nghiệm về vi khuẩn, trong sách có chú thích về “bào tử bệnh than” như thế này: Trên lý thuyết, một gram bào tử bệnh than có thể giết chết một nửa người Mỹ, còn kết quả thực tế có thể bị sai lệch. Vì thế người Nhật đã tiến hành thí nghiệm trên Trung Quốc nhiều lần, tìm ra một khoáng chất gọi là bentonite, hay còn được gọi là bột đất sét xám, sau khi trộn lẫn với bào tử vi khuẩn thì được máy bay hoặc máy phun sương phun trên diện rộng, có thể lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài. Lúc đó, hiệu quả thực chiến có thể tiếp cận gần với hiệu quả lý thuyết nhất.
Trên sách cũng trích một đoạn trong bức thư bí mật về “ủy viên G” (ủy viên vi khuẩn) của Hoa Kỳ sau Thế chiến II:
“… Các bào tử bệnh than có sức đề kháng rất mạnh đối với bên ngoài, gần như có thể ngủ đông mãi mãi và không bao giờ chết! Quyết không để yếu tố này làm liên lụy, đàn áp, đe dọa hoặc giết chết chúng ta trong thời gian dài. Vì vậy, vì sự an toàn của Hoa Kỳ, chúng ta cần tìm một quốc gia hoặc khu vực thay thế. Trung và Nam Mỹ rõ là không được, bởi vì vi khuẩn và vi rút có thể dễ dàng lây lan sang Bắc Mỹ theo cầu lục địa. Đề cử phù hợp nhất phải là tiểu lục địa Nam Á và Trung Quốc, nơi này có lãnh thổ bát ngát, kích thước rộng lớn, khí hậu ấm áp ẩm thấp, địa hình rất phức tạp, chiến tranh liên miên, dân số dày đặc, trình độ tiến hóa lẫn văn hóa đều cực kỳ thấp…”
Vào thời điểm đó, dù là đầu hay giữa thế kỷ XX, dù chiến tranh chưa bắt đầu hay đã kết thúc, thì với cô mà nói cũng quá đỗi xa vời. Nhưng bây giờ cẩn thận ngẫm lại mới hiểu ra: Sau năm 1945, khó khăn giành được chiến thắng, tất cả mọi người ở lục địa phía Đông đều mong mỏi một một cuộc sống mới yên bình. Và khi không một ai đề phòng chuẩn bị, khối đồng minh trong kỷ nguyên chiến tranh đã bí mật tính toán đến mạng sống của nhóm người chất phác này, lại còn hùng hồn nói là: “ trình độ tiến hóa lẫn văn hóa đều cực kỳ thấp…”
Trong lịch sử vi khuẩn, liên quan đến Ủy viên G còn có một bức thư nổi tiếng khác, được chủ tịch tổ thí nghiệm hóa học Hoa Kỳ John Barker dùng để kiểm soát Tòa án Quốc tế Viễn Đông. Trong đó có một đoạn nội dung như thế này:
“Quốc gia duy nhất sử dụng vũ khí vi khuẩn trong chiến tranh thế giới thứ hai là Nhật Bản, còn quốc gia duy nhất bị phá hủy bởi vũ khí vi khuẩn là Trung Quốc. Các anh phải cực kỳ để ý đến sự thật cơ bản này, cần phải ân xá và bảo vệ tội phạm chiến tranh vi khuẩn như Shiro Ishii để lấy kinh nghiệm và tài liệu từ trong tay bọn họ, dùng trăm phương ngàn kế để tiết kiệm thời gian, tiền tài cùng các tài nguyên hữu hình hay vô hình khác của chúng ta. Để Trung Quốc không vướng vào tội ác của quân Nhật năm đó, phải xây dựng phòng thí nghiệm S – phòng thí nghiệm chiến tranh sinh học đầu tiên của chúng ta ở châu Á…”
Shiro Ishii chính là nhà hướng dẫn kỹ thuật của quân đội 1855. Phát minh “vĩ đại” nhất của hắn là đĩa nuôi cấy khuẩn dịch tả cao hai mét dài năm mét, gọi là “bom Ishii”. Đồn rằng vi khuẩn dịch tả được nuôi cấy “đủ để giết sạch cả thế giới cùng một lúc”…
Cô sờ đôi bàn tay lạnh ngắt của mình, lại đưa mắt nhìn cậu bé bị bác sĩ Nhật Bản coi là “vượn Trung Quốc” đang thở đều đều trên sô pha, bất chợt nhớ lại trước kia ở thư viện từng nhìn thấy một bức ảnh, một người đàn ông bị trói gô đưa lên bàn mổ cùng một quân Y người Nhật mặc đồ trắng, đeo kính đen và găng tay cao su, trong tay cầm dao. Bên dưới tấm ảnh ghi chú: Carry out vivisection to the CHINESE MONKEYS (Tiến hành giải phẫu vật sống với vượn Trung Hoa).
Hiện tại đã có một bệnh viện nghiên cứu bệnh khuẩn ở Hồng Khẩu. Nếu bọn họ có được thành quả nhất định, thì dù hiệu suất chưa tới, nhưng chỉ cần có đủ sức mạnh của một phần mười nghìn quả bom Ishii thì hậu quả vẫn vô cùng khó lường.
***
Cô không biết mình đã ngồi trong bóng tối bao lâu. Cho tới khi trời dần hửng sáng, soi rõ màn mưa bụi bên ngoài cửa sổ, dạ dày kêu rột rột vì đói, mồ hôi vã ra như mưa. Đến tận lúc dì giúp việc tới nấu cơm, cô vẫn còn hoảng hốt.
Có lẽ là vì trước đó Tạ Trạch Ích đã dặn dò, nên lúc dì giúp việc đi vào, thấy cô đã tỉnh mà còn có thêm một cục thịt nhỏ nằm bên cạnh thì thoáng giật mình, nhưng cũng không nhiều chuyện hỏi han gì, chỉ đi thẳng xuống bếp nấu cơm.
Cô ngẩng đầu nhìn chiếc máy điện thoại nằm trên hành lang, đột nhiên nhớ tới ngày nào đó khi gọi điện, nhân viên tiếp tuyến đã từng đọc số điện thoại gồm bốn chữ số.
Nhà họ Hứa nổi tiếng khắp Thượng Hải, con gái từng du học Nhật Bản…
Cô giật mình, đứng bật dậy làm cả chiếc ghế sofa bằng da rung lên. Đứa trẻ nằm trên ghế dụi mắt, lim dim nhìn cô.
Cô xoa đầu cậu bé —— tối qua đã gội đầu cho cu cậu một lần rồi. Dù không dễ nhìn lắm nhưng vẫn tốt hơn là để bọ chét sinh sống. Đẩy cậu bé đến dưới điện thoại, cô không do dự quay số điện thoại nhà họ Hứa.
Thời gian chuyển máy khá lâu, hình như là quản gia của nhà họ Hứa nghe điện thoại; tuy giờ đang còn sớm, nhưng vì nghe nói là bạn của cô Hứa, sợ là có việc gấp nên ông ta lập tức gọi cô chủ đến nghe máy.
Giọng cô Hứa nghe rất có tinh thần: “Alo, em Lâm đấy hả?”
“Chào cô Hứa buổi sáng.” Cô cũng lười khách sáo, “Tôi nhớ chị vẫn muốn để mọi người biết bọn chúng là kẻ vô dụng, đúng không?”
Cô Hứa cực kỳ tỉnh táo: “Sao thế?”
Cô hỏi tiếp: “Cho tôi hỏi, hồi du học Nhật Bản, cô Hứa học chuyên ngành gì?”
“Đương nhiên là học y rồi. Có chuyện gì à?”
“Ừm. Vậy chị đã từng nghe đến Shiro Bomb chưa?” Cô không theo chuyên ngành bệnh lý vi khuẩn, cũng không biết những danh từ đó ra đời từ lúc nào.
“Tôi chỉ biết giáo sư Ishii của Đại học Y khoa Kyoto mà thôi. Có chuyện gì thế?”
Cô nghĩ một lúc rồi hỏi: “Vậy còn, salmonella enterica, cholera bacteria, bentonite… và Ape thì sao?”*
(*Nguyên văn tác giả dùng từ tiếng Anh, lần lượt là vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn thổ tả, sét khoáng và vượn.)
Đầu dây im lặng một lúc lâu. Cô Hứa hỏi: “Em nghe được những từ này từ đâu?”
“Ở chỗ tôi có một cậu bé một hai tuổi.” Cô kéo cậu bé đến gần điện thoại, thấp giọng hỏi cậu vài câu. Cậu trả lời xong thì cô lại đưa điện thoại lên tai: “Cô có hiểu em ấy nói gì không?”
“Ừ… Hiểu được sơ sơ, có lẽ là huyện Nam Thông.” Giọng cô Hứa có vẻ gấp gáp: “Em đang ở đâu?”
“Chị biết địa chỉ nhà tôi mà. Kính cẩn đợi chị đại giá.”
***
Nếu đi thuyền bình thường thì lộ trình từ đảo Penang đến Thượng Hải phải mất bốn năm ngày; nhưng với chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ thì chỉ mất bốn mươi tiếng đồng hồ.
Cả chiếc thuyền này, không kể binh chủng, đa số đều là binh sĩ hạ cấp. Hơn phân nửa là hạ úy, có hai trung úy, chỉ mỗi Tạ Trạch Ích là thượng úy. Bầu trời tối dần, cá voi ở xa phun nước trong ánh chiều tà. Trong hành trình mười tiếng cuối cùng, lính Anh tranh thủ chè chén hưởng thụ quãng thời gian còn lại, chuyển hẳn bữa tối từ trong khoang ra ngoài boong, máy hát cũng được đưa ra ngoài; âm nhạc, rượu ngon, trái cây nhiệt đới và thịt nướng đều có đủ, quân sĩ tỉnh táo nhảy múa; đối với bọn họ mà nói, nếu còn thiếu gì đó thì chắc chắn là phụ nữ rồi.
Đối lập với sự náo nhiệt của mọi người trên boong thuyền là Tư Ngôn Tang đang ngồi trong góc: anh mặc áo sơ mi sáng màu bên trong, bên ngoài là áo ghi lê màu đen, ngồi dưới ánh đèn, cầm một cuốn sách trên tay, có vẻ thị lực kém nên phải nheo mắt để đọc. Nhìn anh như thế là biết ngay, anh chính là kiểu học sinh của trường nội trú ở Anh điển hình; gần như trái ngược hẳn hoàn toàn với Tạ Trạch Ích – kiểu học sinh được thầy giáo đến trường bảo lãnh nhưng còn bị từ chối, cởi phắt ghi lê đồng phục ném xuống đất, nghênh ngang rời đi.
Trên thuyền cũng có không ít sĩ quan cũng học tại trường tư, bọn họ bắt đầu bàn tán về sinh viên Trung Quốc gọi là “Tư” kia: là sinh viên cố hữu của đại học Oxford, đồng thời cũng là sinh viên tham quan của Cambridge, thế nhưng lại nổi tiếng ở Cambridge hơn cả Oxford, ngay từ thời trung học cứ hai ba hôm lại từ Luân Đôn đi đến đến Cambridge, nghe nói vì bạn gái ở Trung Quốc xa xôi giỏi làm thơ, cho nên cũng kiên trì làm thơ trong rất nhiều năm, cốt để nàng được vui vẻ.
Lúc này Tư Ngôn Tang ngồi ở trong góc, cực kỳ im lặng, cả cơ thể chìm trong ánh sáng màu cam, tựa như một bức họa.
Thường hay nghe nói trung úy thích chơi bời. Trước kia không cảm thấy gì, giờ khi sánh với chàng trai người Trung Quốc kia thì quả thật là quá phóng túng.
Ở Anh có một quy tắc lỗi thời, đấy là nếu không có người giới thiệu mà mạo muội tự giới thiệu thì sẽ bị coi là vô lễ.
Tạ Trạch Ích ngẫm nghĩ, sau đó băng qua đám đông, đi đến ngồi xuống bên cạnh anh.
Tư Ngôn Tang khép sách lại, mỉm cười đợi anh lên tiếng.
Anh chỉ vào cuốn sách hỏi: “Tôi có thể mượn đọc được không?”
“Đương nhiên là được rồi.” Tư Ngôn Tang đưa sách sang, “Cứ tự nhiên.”
Nhận lấy sách, trên bìa viết: Madame Bovary. Mở sách ra, một trang toàn tiếng Pháp lại chi chít tiếng Trung chú thích, thì ra là đang dịch.
“Cha tôi là người cổ hủ, không thích người khác làm trái ý mình. Vì tôi làm phật lòng cha trong nghiệp học nên ông đã cho người trừ tiền lương của tôi, cuộc sống vô cùng khốn khó, thỉnh thoảng phải dịch sách kiếm sống.” Tư cười giải thích.
Lật nhanh trang sách rồi dừng lại ở trang có kẹp thẻ đánh dấu. Lấy thẻ đánh dấu làm ranh giới, phần bên trái viết đầy chữ, còn bên phải vẫn còn sạch sẽ. Hình như thẻ đánh dấu được làm bằng ảnh, cũng khá độc đáo. Anh cẩn thận nhìn kỹ, đúng là ảnh thật.
Tổng cộng có bốn tấm ảnh, trong ảnh đều cùng một người. Nhân vật chính là một cô gái lơ đễnh giữa đám đông, cứ như bị mọi người bỏ quên. Ba tấm trước cô đều đang nhìn trái nhìn phải, đến tấm cuối mới chú ý đến thợ chụp ảnh, hai mắt trợn to, vẻ mặt kinh ngạc khiến cô trông chậm lụt miễn cưỡng.
Cô gái trong ảnh vẫn chưa trưởng thành nhưng lại rất tỏa sáng, không biết bởi vì ăn ảnh hay thợ chụp ảnh chỉ tập trung vào cô ấy, vì chú ý chính xác đến từng chi tiết nhỏ nên bức ảnh mới lấp lánh đến thế.
Tạ Trạch Ích nhận ra cô gái trong ảnh, có điều bây giờ cô không như vậy. Nhưng anh cũng đã gặp cô của lúc đó rồi. Vô cùng im lặng, lại có vẻ giảo hoạt.
Nhìn thấy thế, Tư Ngôn Tang ở bên cạnh nói: “Hai năm trước sau khi từ biệt, tôi không ngờ trong hai năm qua chỉ có bốn tấm ảnh này để nhớ nhung. Cũng không biết bây giờ cô ấy thế nào rồi. Anh Tạ đã gặp chưa?”
“Cô ấy?” Tạ Trạch Ích ngẩng đầu, thở dài, nheo mắt cười nói.
Chỉ toàn tự ý làm chuyện theo ý mình, khiến người khác đau đầu theo. Cực kỳ lười biếng, lười hơn cả tưởng tượng của anh, cũng vì thế nên anh cho rằng, nếu không có người phục vụ thì cô khó mà sống tốt được. Những khi cô cười là hai mắt cong cong, khóe miệng chúm chím lúm đồng tiền, hệt như một chú hồ ly. Nhưng cô không thích cười, trừ khi có chuyện cần bàn bạc.
Dĩ nhiên anh cũng đã trông thấy một kiểu cười khác của cô, là nụ cười hiển lộ tài năng, dịu dàng như nước, lấp lánh muôn vàn… Khiến anh như si như mê, thần hồn điên đảo. Tạ Trạch Ích rất thích được thấy dáng vẻ cô cầu cạnh anh, dù biết rõ nụ cười ấy không xuất phát bởi vì anh.
Anh mỉm cười hồi tưởng, sau đó cầm bút lên, cầm lấy hai tờ giấy nháp trống trong trang sách, hỏi: “Có được không?”
Ngôn Tang gật đầu cho phép.
Anh cúi đầu, nhanh chóng hạ bút dưới ánh đèn vàng cam.
Đó là một bức phác họa chân dung, vẽ một cô gái mặc áo khoác lông chồn màu trắng, chỉ có bóng lưng nửa người và mặt bên khi nghiêng đầu. Trên bức họa, hai mắt cô cụp xuống, ngón trỏ thon dài chạm vào cần cổ bên ngoài áo khoác.
Ngôn Tang mỉm cười, “Cô ấy đang làm gì thế?” Lúc anh hỏi câu này thì bức tốc họa cũng đã hoàn thành.
Tạ Trạch Ích mỉm cười lắc đầu, sau đó vẽ tấm thứ hai.
Cô đang cười. Mỉm cười nhìn về người xem, nụ cười lấp lánh gợn sóng, không chút e dè sợ hãi. Ngòi bút phác họa nụ cười ấy không hề dừng lại, rồi dần dà, Ngôn Tang đã có thể thấy sự thay đổi trong nụ cười của cô qua đường nét tinh tế. Ban đầu chỉ là một nét cười nhạt, nhưng ngay trong mi mắt cũng toát lên sự sùng kính mãnh liệt. Cô như mê như say, tràn trề dã tâm.
Đường nét gương mặt chính diện không được phác họa chau chuốt, thậm chí có phần qua loa, như thể nụ cười ẩn trong đôi mắt ấy là toàn bộ thần thái của bức tranh chân dung này.
Từ khi anh hạ bút, Tư Ngôn Tang vẫn thong thả mỉm cười. Nhưng rồi dần dần, ánh mắt anh chậm rãi thay đổi, khó tin nhìn Tạ Trạch Ích.
Nhìn một lúc, anh nói: “Anh Tạ, tôi từng nghe nói về cha anh, dường như ông ấy có tiêu chuẩn rất nghiêm khắc trong việc chọn đối tượng kết hôn cho anh, có đúng thế không? Hy vọng chỉ là lời đồn.”
Tạ Trạch Ích nghĩ rồi đáp, “Quả thật là có chuyện đó, hơn nữa cũng vì thế mà tôi từng phải sống túng quẫn giống cậu.”
“Vậy nếu người anh yêu không phù hợp tiêu chuẩn của bác nhà, thì anh có thể làm gì vì cô ấy?”
Tạ Trạch Ích ngớ người, lúc này mới nhận ra Tư Ngôn Tang đã bắt đầu tấn công mình. Anh lấy làm buồn cười, mỉm cười hỏi ngược lại: “Nếu là cậu thì cậu sẽ làm gì?”
“Tôi sẽ vì cô ấy mà từ bỏ rất nhiều thứ, chỉ cần là người không chấp nhận cô ấy, căm thù hay khinh thường cô ấy. Trên đời này, nếu cô ấy ghét ai hoặc ai đó ghét cô ấy thì đều là kẻ thù của tôi.” Tư Ngôn Tang nhìn thẳng vào anh: “Vậy còn anh?”
Tạ Trạch Ích không trả lời ngay mà chỉ nói: “Nếu cô ấy không thích cậu thì sao?”
Tư Ngôn Tang sững sờ.
“Cậu sẽ làm gì đây?”
Tư Ngôn Tang cẩn thận suy nghĩ, sau đó nói một câu đầy chắc nịch: “Tuyệt đối không có chuyện đó.”
Anh kẹp bức tranh chân dung vào trang Tư Ngôn Tang đang dịch, sau đó nói, “Trên đời này có rất nhiều thứ tốt đẹp quý giá. Nếu chuyện gì cũng bỏ qua, nếu có một ngày ngay đến cô ấy cũng mất đi, thế thì còn ai sẽ coi trọng cậu đây? Nếu là tôi, tôi sẽ không từ bỏ thứ gì vì cô ấy cả.” Tạ Trạch Ích cụp mắt, chỉ nhìn bằng nửa con mắt, “Có điều, tôi sẽ không để cô ấy chịu bất cứ tổn thương nào.”
Điều khiến anh cảm thấy tức giận lẫn sợ hãi đó là, có vẻ như cô đang tìm kiếm sự thương tổn nào đó. Chỉ vì cô là một người Trung Quốc có có lòng yêu nước cháy bỏng không bao giờ cạn kiệt, mà chính cô cũng biết rõ, cô đang được “quyền bất khả xâm phạm” bảo vệ.
Vì thế, anh sẽ bảo vệ cô hết khả năng cho phép.
Lúc vào hải quan, chiến hạm kéo còi, mấy tay thủy binh mở hai chai rượu vang để ăn mừng cho chuyến đi đến đảo Penang thuận lợi lần này. Trong tiếng ồn ào, Tạ Trạch Ích nói: “Đã đến bờ rồi. Vẫn muốn đi gặp cô ba trước chứ?”
Trong tiếng cười đùa ồn ào huyên áo, trong tiếng còi cùng tiếng sóng, Tạ Trạch Ích bị mọi người hắt rượu lên người. Chiến hạm cập bờ, cầu thang được kéo ra, có hai người ăn mặc như thủy thủ ở bên dưới chạy tới, trong tay cầm giấy tuyển thành viên của câu lạc bộ thể hình, bên trên là ảnh một người huấn luyện viên có nước da đen bóng khỏe đẹp, nói đùa với Tạ Trạch Ích: “Câu lạc bộ thể hình bờ biển, cơ bụng, tuyến nhân ngư, một quý chỉ mất một trăm đồng!”
“Thế cơ à? Cám ơn. Nhưng mà,” Giọng anh rất nhẹ nhàng, song thái độ lại rất đáng ăn đòn, “Tôi có đủ cả rồi.”
Thủy binh trên thuyền cười phá lên, người lắm chuyện còn vươn tay tính cởi thắt lưng quân trang của anh, muốn lột sạch quần áo ra.
Kiểu “học sinh xấu” từ chối được giáo viên bảo lãnh, bị trường đuổi học như Tạ Trạch Ích trái ngược hẳn với anh. Những người như thế anh đã gặp không ít. Nhưng trở thành như Tạ Trạch Ích thì lại không nhiều.
Thủy binh hạ cấp xách hành lý cho anh, dẫn anh đi đến bến tàu quân hạm hoàng gia. Xuống bên tàu, đám sĩ quan vây quanh Tạ Trạch Ích trước đó đã bị anh đuổi đi. Áo anh bị giật mất hai cúc áo, cầm trong tay chiếc thắt lưng khó khăn lắm mới cướp về lại được, cũng không màng đến hình tượng mà vừa đi vừa thắt thắt lưng. Tìm quanh bốn phía một hồi, anh đi xuyên qua đám đông đến cạnh Tư Ngôn Tang, hỏi: “Muốn gọi điện thoại ở bến tàu hay gặp mặt trực tiếp?”
Đúng lúc này Benjamin đã lái xe đến, chạy chậm tới tính xách hành lý cho Tạ Trạch Ích. Vừa thấy Tư Ngôn Tang, anh ta hưng phấn trêu đùa: “Ohhhh look! A China boy!” Có thể anh ta chỉ nói chung chung về con trai Trung Quốc, nhưng cũng có thể ám chỉ Tư Ngôn Tang tóc tai đen nhánh, làn da bóng mượt như đồ sứ, khí chất đằm thắm tựa ngọc.
Còn chưa kịp trả lời anh ta thì chợt có hai chiếc xe Dodge chạy vào bến, dừng lại trước mặt mọi người.
Người xuống xe đầu tiên là một người trung niên mặc quái bào vải lụa, tuy đã lớn tuổi nhưng phong thái phi phàm, cực kỳ có khí phách.
Vừa thấy người nọ, cả Tư Ngôn Tang và Tạ Trạch Ích đều khựng lại. Rồi Tư Ngôn Tang cắn đôi môi trắng bệch, cung kính chào thưa: “Cha, sao cha lại đến đây?”
Tư Ưng hừ một tiếng, lạnh lùng nói, “Cha mà không đến thì con định đi đâu hả?”
Lúc này Tư Ưng mới quan sát Tạ Trạch Ích một hồi, giọng không quá thân thiện: “Chuyện nhà họ Tư, không cần người ngoài phải nhọc lòng.”
Tạ Trạch Ích đáp: “Tư lão gia nói đúng. Có nên nhọc lòng hay không là một chuyện, nhưng có nhọc lòng hay không thì lại là một chuyện khác.” Nói đoạn anh nghiêng đầu, thấp giọng nói với Tư Ngôn Tang sắc mặt tái nhợt ở đối diện: “Xem ra bác nhà cũng rất nghiêm khắc, không hề thua gì cha tôi.”
___
*Qin: Các bạn biết Tư Ngôn Tang chính thức out từ đâu rồi đấy. :smile:
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom