Người làng này hay nói rằng:
- Cái đường nước của bên ngõ trái này đ/ẻ toàn con gái
Mình cũng không biết có đúng không nhưng kỳ lạ ở chỗ 90% gia đình bên phía này sinh toàn con gái thật. 10% còn lại phải cố đến đứa thứ 4 mới ra con trai.
Mở đầu cho “truyền thuyết nông thôn” này phải kể đến nhà Hơn - Nhiên. Nhà bác Nhiên sinh một bê bốn người con gái đẹp tuyệt vời, các chị đều có nhan sắc và có tài năng hết.
Người ta hay tếu táo gọi là nhà “Hồn Nhiên” đọc lái tên chồng đi cho nên khi mở quán tạp hóa bác cũng lấy cái tên “Hồn Nhiên” luôn.
Cửa hàng tạp hóa nhà bác Nhiên là cửa hàng đầu tiên của làng mình, sợ dĩ gọi như vậy vì bác là người tiên phong đầu tư mở một cơ ngơi với nhiều gian to oạch thay vì những sạp bán hàng theo phong cách xưa cũ. Chính vì thế cho nên tạp hóa nhà bác ngày xưa từng là niềm ước ao của đám trẻ con chúng mình, bọn trẻ không biết đã đốt bao nhiêu tiền lì xì vào đấy để mua siêu nhân, mua bi ve, và xịn nhất phải kể đến là bộ sưu tập đồ chơi Ben 10 oanh tạc một thời.
Hồi đấy đất ở quê mình khá rẻ, nhưng để mà bỏ tiền ra mua bốn mảnh đất liền kề rồi xây nên một cửa hàng to vật vã thì nhà Hồn Nhiên cũng phải rất gì và này nọ. Mỗi lần đi qua không một ai là không ngoái lại nhìn, thậm chí là dừng chân đi lạc vào cả tiếng đồng hồ vì thấy gì cũng muốn mua.
Chính vì đi tiên phong như vậy cho nên kinh tế nhà bác Nhiên lên như diều gặp gió. Thậm chí hai đứa con gái út của bác từ thời 2010 đã được mẹ cho đi du học nước ngoài.
Bác Nhiên nuôi bốn đứa con gái giỏi giang khéo léo lắm, chị đầu đam mê điêu khắc gỗ, chị thứ hai yêu âm nhạc nên học Sân khấu điện ảnh, hai chị cuối thì học kinh tế bên nước ngoài. Ai cũng xinh như hoa khôi, ăn mặc thời trang và dùng điện thoại xin từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cuộc đời của bác Nhiên cũng được người ta ca ngợi vì an nhàn từ bé, sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều làm bác sĩ, lớn lên được đi sang nước ngoài ăn học cùng bố nên tư tưởng của bác đã khác xa những người phụ nữ ở quê lúc bấy giờ. Chưa kể sau này lấy chồng cũng là một người đàn ông làm nghề buôn gỗ kiếm bội tiền cho nên nửa cuộc đời trước của bác Nhiên phải gọi là vẹn toàn, viên mãn.
Sau này khi siêu thị, siêu thị mini, rồi mua hàng online bắt đầu trở nên phổ biến hơn thì cửa hàng tạp hóa của nhà bác cũng vắng dần, thu nhập kém đi nhiều. Nhưng lúc này vợ chồng bác Nhiên cũng đã già cho nên hằng ngày bán buôn kiếm tí đồng ra đồng vào cũng không vấn đề gì hết.
Nhưng vấn đề lớn nhất lại đến từ bốn cô con gái của bác.
Con gái đầu tiên sau khi lấy chồng thì bất đồng với bố mẹ chồng cho nên hai vợ chồng cùng hai đứa con dắt nhau về nhà cắt đi 1/4 đất của mẹ ruột để xây nhà và mở một tiệm bán và sửa chữa điện thoại. Lúc này bác Nhiên vẫn vui vì vừa được ở gần con gái lại được chăm sóc cho cháu ngoại nên thời gian đấy bác cười tươi lắm.
Nụ cười của bác tắt dần sau khi cô con gái thứ hai lấy chồng và bằng một phép màu nào đấy cũng học theo chị gái về nhà cắt đi 1/4 đất nữa của mẹ để xây nhà và mở một tiệm dạy đàn với lời nhắn:
- Đất nhà mình ở ngay mặt đường quốc lộ vừa tấp nập người qua lại, vừa gần trường học thế này con về là hợp lý rồi còn gì.
- Thế sao hai vợ chồng m không cố gắng phấn đấu mà tự mua nhà đi?
- Con lấy đi một phần tư thì nhà mình cũng có chật đi đâu mà mẹ phải sợ?
Và đúng thật cô con gái chỉ lấy đi một phần thì không thể nào mà chật được, tiệm nào hóa đồ sộ năm nào bây giờ thu nhỏ lại còn một nửa nhưng tính ra vẫn rộng, vẫn bày bán được khá nhiều thứ.
Nhưng bác Nhiên quên rằng mình có tận bốn cô con gái, cho nên một thời gian sau con gái thứ ba của bác làm ăn thua lỗ bên nước ngoài về xin hằn mẹ một phần đất để mở cty đầu tư. Tất nhiên đến đây bác không đồng ý vì bác nói rằng:
- Thôi thôi muốn mở gì thì tự đi mà mở đi, cứ nhất định phải về đây lấy đất của t làm gì?
- Con lấy của mẹ bao giờ, con chỉ thuê lại thôi
- Thế trả tiền thuê đây?
- Phải từ từ có lãi rồi mới trả chứ giờ lấy tiền đâu mà trả?
Nhưng bao giờ có lãi thì không ai biết cả vì cái công ty đấy chưa bao giờ người làng thấy có người bước vào, cũng chưa bao giờ thấy làm một cái gì khác mà chỉ dựng biển ở đấy rồi từ ngày này sang tháng nọ thấy Giám Đốc sang ăn trực cơm với bố mẹ thôi. Đây không phải là mở kinh doanh đầu tư, đây là thấy các chị về được chia đất cho nên mình cũng phải có phần.
Cô con gái út tên là Duyên, từng được kỳ vọng là người khác biệt so với ba chị gái. Là con út trong nhà, lại học hành giỏi giang nên Duyên được gửi đi du học từ sớm với mong muốn trở thành niềm tự hào cuối cùng của gia đình. Sau nhiều năm học hành và lập nghiệp ở nước ngoài, Duyên trở về quê hương trong sự chào đón nồng nhiệt. Cô mang theo chồng – một người đàn ông mà gia đình tự hào gọi là “rể Tây” – cùng lời hứa hẹn về một cuộc sống hiện đại, thoát ly khỏi những lối mòn mà ba chị gái đã đi.
Thế nhưng đời không như mơ. Cuộc hôn nhân mà ai cũng nghĩ là viên mãn dần trở nên rạn nứt. Chồng Duyên, dù hào hoa và lịch thiệp, lại chẳng chịu nổi áp lực sống xa gia đình ở quê vợ. Anh ta cũng không quen với cuộc sống yên bình ở làng quê, nơi không có những cơ hội phát triển như thành phố lớn hay nước ngoài. Dần dà, những mâu thuẫn trong lối sống, suy nghĩ và mục tiêu tương lai ngày càng lớn.
Cuối cùng, sau một trận cãi vã lớn, Duyên bế con về nhà bố mẹ đẻ.
Ban đầu Duyên nói rằng mình chỉ về tạm thời, để ổn định lại cuộc sống. Nhưng ở được vài tháng, cô bắt đầu đưa ra ý định ở hẳn quê nhà để nuôi con, đồng thời đề nghị bố mẹ chia nốt phần đất còn lại để buôn tạp hoá vì bây giờ nhạc phụ nhạc mẫu rồi nên nghỉ ngơi đi để cho lớp trẻ đứng lên tiếp nối truyền thống.
- Nhà mình còn gì để mà chia nữa hả Duyên? Con còn trẻ lại học cao, đổ vỡ trong hôn nhân không có vấn đề gì hết, cố gắng đi tìm cơ hội khác thôi con?
- Con cũng là con gái của bố mẹ thế tại sao bố mẹ chia cho các chị lại không chia cho con?
Và rồi trước những lời nói và những giọt nước mắt của con gái, vợ chồng nhà Hồn Nhiên cũng quyết định thỏa hiệp. Bằng một cách nào đấy mà nhà bác đã có hẳn 5 gia đình nhỏ sống liền kề nhau trên một mảnh đất từng là niềm vui của làng ngày xưa.
Từ ngày bốn cô con gái lần lượt quay về, cuộc sống an nhàn của bác Nhiên ngày càng xa vời. Ngày trước, bác từng tự hào về gia đình về sự giàu có và hạnh phúc, nhưng giờ đây, bác chỉ thấy mệt mỏi. Những đứa con mà bác hết lòng yêu thương lại vô tình trở thành gánh nặng, khiến những năm tháng cuối đời của bác chẳng khác nào một chuỗi ngày lo toan không hồi kết. Liệu tình yêu thương và sự hy sinh của cha mẹ có khi nào lại trở thành xiềng xích cho chính họ?
…
…
- Nhưng mà chỉ cần các con vui, thì hai bác sẽ vui có đúng không? Bác trả lời đi ạ?
- Bác đ vui cháu ạ.
Bình luận facebook