• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

New Đoản Văn Ỷ Thiên (2 Viewers)

  • Chương 2: Minh Giáo trong mắt võ lâm Trung Nguyên

Giới thiệu về Minh giáo

Minh giáo là một tôn giáo ngoại lai được du nhập từ Ba Tư vào Trung Hoa từ thời Đường. Ở Trung Hoa, Minh giáo đã biến đổi rất nhiều và dần dần trở nên độc lập không liên hệ gì với tổng giáo ở Ba Tư. Minh giáo trong tiểu thuyết của Kim Dung có tính thế tục và bang hội rất cao. Đây là một thế lực có vai trò cực kì quan trọng trong cuốn tiểu thuyết. Minh giáo là một giáo phái có thật, có ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo và chính trị ở Trung Hoa thời kì tiền Cận đại.
Cần lưu ý, Minh giáo trong bài viết này là Minh giáo trong thế giới “Ỷ Thiên Đồ Long ký” của Kim Dung chứ không phải là Minh giáo trên thực tế.

Tổng quát về Minh giáo
***Nguồn gốc


Một biểu chiều, trong thời gian coi sóc vết thương cho Ân Lê Đình và Du Đại Nham, Vô Kỵ đến phòng Dương Tiêu để bàn chuyện kháng Nguyên và được Dương Tiêu cho xem cuốn sách "Quá trình hình thành và phát triển của Minh giáo" do chính ông biên soạn. Trong đó có ghi rằng:
Minh giáo đến Trung Hoa vào khoảng năm 694 (Diên Tải nguyên niên, Đường Võ Hậu). Lúc đó có một người Ba Tư tên là Phí Đa Diên đã mang bộ Nhị Tông Kinh của Minh giáo đến Trung Hoa. Tiếp đó, các giáo đường đầu tiên của Minh giáo là Đại Vân Quang Minh tự được xây vào khoảng năm 768 (năm thứ 3 Đại Lịch) tại Lạc Dương, Trường An. Đến năm 843 (năm thứ 3 Hội Xương), chịu chung số phận với Phật giáo và một số tôn giáo khác, Minh giáo bị triều đình đàn áp. Từ đó, Minh giáo bị triều đình truy lùng, phải hoạt động một cách bí mật.

***Giáo nghĩa, đối tượng thờ cúng

Qua lời nói của Thuyết Bất Đắc (một trong Ngũ Tản Nhân thuộc Minh giáo) thì: “giáo nghĩa của chúng tôi là làm điều thiện, trừ điều ác, mọi người đều bình đẳng, nếu như có vàng bạc tiền tài, thì đem cứu giúp người nghèo khổ, không được ăn thịt, uổng rượu, chỉ thờ Minh Tôn. Minh Tôn tức là thần lửa, mà cũng là thiện thần”. Minh giáo cũng sử dụng hình tượng ngọn lửa như một biểu tưởng của bản giáo để nhận biết, truyền tin cho nhau. Minh giáo sử dụng "Thánh Hỏa lệnh" làm tín vật truyền đời, một biểu tượng của quyền lực giáo chủ.

***Cơ cấu tổ chức

Đại bản doanh của Minh giáo được đặt tại đỉnh Quang Minh.
Cơ cấu tổ chức của Minh giáo đại khái như sau:
Cấp bậc 1: Giáo chủ.
Cấp bậc 2: Quang Minh tả sứ Dương Tiêu và hữu sứ Phạm Dao.
Cấp bậc 3: Bốn đại hộ giáo pháp vương: Tử Sam Long Vương, Bạch Mi Ưng Vương, Kim Mao Sư Vương, Thanh Dực Bức Vương.
Cấp bậc 4: Ngũ Tản Nhân gồm: Thuyết Bất Đắc, Chu Điên, Lãnh Khiêm, Bành Oánh Ngọc, Thiết quan đạo nhân.
Cấp bậc 5: Ngũ Hành Kỳ: Nhuệ Kim Kỳ, Cự Mộc Kỳ, Hồng Thủy Kỳ, Liệt Hỏa Kỳ, Hậu Thổ Kỳ.
Cấp bậc 6: Dưới trướng Quang Minh tả sứ Dương Tiêu gồm: Thiên Tự Môn (nam giáo chúng Trung Nguyên), Địa Tự Môn (nữ giáo chúng Trung Nguyên), Phong Tự Môn (người tu hành Thích gia, Đạo gia), Lôi Tự Môn (người thuộc phiên bang, Tây Vực).
Thành phần giáo đồ của Minh giáo rất đa dạng (bao gồm cả nam và nữ, người Trung Nguyên, phiên bang và cả người theo những cách tu hành khác) nhưng lại được tổ chức vô cùng chặt chẽ và mang tính bản địa Trung Hoa (Ngũ hành kỳ). Qua giáo nghĩa có tính nhập thế cao, thành phần giáo đồ đa dạng, được tổ chức chặt chẽ, Minh giáo trong thế giới Kim Dung giống như một tổ chức, đảng phái chính trị xã hội hơn là một tôn giáo.

***Tôn chỉ hoạt động

Tính nhập thế của Minh giáo trong Ỷ Thiên Đồ Long ký rất cao, Dương Tiêu cũng đã nhắc đến việc này: “Người trong Thích đạo (tức là Phật giáo) tuy nói phổ độ chúng sinh, nhưng tăng chúng xuất gia đều cố giữ thanh tu, không để ý đến chuyện đời. Đạo gia cũng thế. Còn bản giáo tụ tập lương dân, bất luận ai gặp nguy nan khốn khổ thì mọi giáo chúng đều ra tay giúp đỡ. Quan phủ áp bức dân lành, có đời nào ít đâu? Có vùng nào ít đâu? Nếu có người nào bị quan phủ ức hiếp, oan khuất, bản giáo liền đứng ra chống lại”.
Giáo chủ thứ 33 Dương Đỉnh Thiên đối chọi triều đình, ông ra lệnh toàn giáo dẹp Thát tử, khôi phục Trung Nguyên. Giáo chủ đời thứ 34 tiếp tục chiến dịch này.
Tôn chỉ: "Cứu giúp lương dân, dẹp giặc cứu quốc".

***Giáo quy của Minh giáo

Có thể nói giáo quy của Minh giáo được coi là rất phép tắc, nghiêm ngặt nhất để răn đe những giáo đồ phạm tội.

Thánh hỏa lệnh tam đại lệnh:

Lệnh thứ nhất:

Không được làm quan, làm vua. Bản giáo từ giáo chủ đến đệ tử mới nhập giáo, đều có ý nghĩ muốn phổ thế cứu nhân, quyết không mưu đồ tư lợi. Cũng không được đi thi khoa cử, không được nghe theo triều đình phân phó, không được làm tướng suất, thừa tướng, không được làm bất kì chức quan lớn nhỏ nào, lại càng không được tự lập làm vua, chiếm đất xưng đế. Lúc tranh đấu với quân binh ngoại tộc có thể tạm lấy danh vương hầu, tướng quân để kêu gọi giúp đỡ. Một khi đã thành nghiệp lớn, từ giáo chủ cho đến giáo chúng đều phải lui về làm thường dân, sống nơi thảo dã, chuyên tâm tận tụy cứu dân, độ thế, hành hiệp trừ ác, không được nhận vinh hàm, tước vị của triều đình, không được nhận đất đai, kim ngân của triều đình ban tặng. Chỉ người thảo dân mới có thể kháng quan, giết quan hộ dân, một khi làm quan làm vua, chính là đẩy thảo dân ra ngoài rồi.

Lệnh thứ hai

Không được ngược dân hại dân. Bản giáo lấy cứu dân hộ dân làm tôn chỉ, phàm những việc có lợi cho bình dân bách tính, đều là những ưu tiên hàng đầu của bản giáo. Bản giáo khi cần, có thể cướp bóc quan phủ, quan thương, quan khố, tài chủ, nhà giàu, có thể do bình dân hiến cho, cũng có thể xin lương của dân. Nhưng dân chúng phải được ăn no trước, bản giáo chúng mới có thể lấy. Nếu như có nạn đói, có lương thực phải nhường dân chúng trước, bản giáo chúng sau; nếu lương thực không đủ, bản giáo chúng không được lấy. Giáo chúng cùng dân chúng tranh náo ẩu đả, làm tổn thương dân chúng, hai bên đều có lỗi thì phạt giáo chúng trước.

Lệnh thứ ba

Không được tự tranh giành đánh nhau. Phàm là giáo chúng bản giáo, bất luận thân là giáo chủ, Quang Minh Tả Hữu Sứ, hộ giáo pháp pương, Kỳ Sứ, Môn Sứ, hoặc đệ tử mới nhập môn, không được tranh đấu với nhau, như ý kiến không hợp, chỉ có thể tranh chấp biện luận, chửi bới lỗ mãng, làm nhục tổ tông cũng không tính phạm lệnh, người nào ra tay ẩu đả, tức là phạm lệnh, nếu sát thương thân thể giáo chúng, tính mạng, tội lại càng lớn. Nếu có chút phân tranh, đưa lên thượng cấp xét xử thị phi, sau này phải tuân lệnh không được tranh đấu, vĩnh viễn hòa hảo.

Thánh hỏa lệnh ngũ tiểu lệnh

Lệnh thứ nhất

Phàm là giáo chúng bản giáo, phải giữ tín nghĩa, nói ra như núi, không được thất tín, đối với nhân sĩ ngoài giáo cũng phải thủ tín.

Lệnh thứ hai

Giáo chúng trong giáo đều là huynh đệ tỉ muội, tình đồng cốt nhục, nặng tình nặng nghĩa, sống chết không thay đổi.

Lệnh thứ ba

Tôn kính bề trên, hiếu thuận cha mẹ, thân mật huynh đệ, chiếu cố bằng hữu.

Lệnh thứ tư

Tôn trọng nữ nhân, không được khinh bạc đùa giỡn. Bất luận xử nữ quả phụ, nếu như muốn làm vợ chồng, lập tức cưới làm vợ, bằng không phải đối xử trang nghiêm. Vợ của bằng hữu không được đùa giỡn, con gái bằng hữu không được loạn ngữ.

Lệnh thứ năm

Coi Minh giáo như tính mạng, bề trên có lệnh, phải dốc sức thực hiện theo, kẻ thông đồng với địch phản giáo giết không tha. Đối đãi với nhân sĩ ngoài giáo điềm đạm, cam nguyện hạ phong, không thể ngông cuồng mà đắc tội, gây thù hằn cho bản giáo. Huân giới sau này xóa bỏ.

Tại sao Minh giáo lại bị coi là ma giáo?

Có ba lý do chính:

Sự bí ẩn của Minh giáo với người Trung Nguyên

Thời gian đầu, do chia sẻ một số điểm chung với các tín ngưỡng, tôn giáo Trung Nguyên (ví dụ như hướng thiện, cứu độ chúng sinh, ăn chay… đôi khi Minh giáo còn được nhìn nhận một cách “nhầm lẫn” là thờ Đức Di Lặc) nên Minh giáo thu hút được không ít các giáo đồ.
Sau “Hội Xương pháp nạn” (năm 843, với danh nghĩa làm trong sạch phong hóa Trung Nguyên, triều đình đã nghiêm cấm các tôn giáo ngoại lai, trong đó có Minh giáo). Từ đó Minh giáo bắt đầu đi vào hoạt động bí mật, chữ ma trong (Mani - Minh giáo) bị đổi thành ma trong tà ma, người ngoài gọi là ma giáo.
Do hành sự ngụy bí để tránh sự tróc nã của triều đình nên Minh giáo không được người ngoài hiểu một cách đấy đủ. Điều này dẫn đến những nhận thức sai về giáo phái này. Họ bị coi như những người phụng thờ ma quỷ, bàng môn tả đạo.

Triều đình ra sức tuyên truyền

Sau “Hội Xương pháp nạn” Minh giáo đã chính thức trở thành một thế lực đối chọi với các chính quyền cai trị. Do giáo nghĩa chính là phổ độ chúng sinh, cứu giúp lương dân, lại cộng thêm bị các chính quyền tróc nã, giáo phái này đã nhiều lần nổi dậy chống lại triều đình. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy thời Bắc Tống của giáo chủ Phương Lạp tại Chiết Đông.
Minh giáo hiện lên trong con mắt của triều đình như một ma giáo, như trong tấu chương do Vương Cư Chính đã viết:
“Thần thấy hai huyện Chiết Châu có tục ăn rau phụng thờ ma vương. Trước đời Phương Lạp, pháp cấm còn lỏng, mà việc tôn thờ ma quỉ chưa đến nỗi mạnh. Phương Lạp chết rồi, pháp cấm càng nghiêm, nhưng việc thờ ma lại càng mạnh không trừ nổi…. Thần nghe nói rằng kẻ thờ ma mỗi làng mỗi xóm có một hai tên kiệt hiệt, gọi là ma đầu, xem hết các tên họ trong thôn, đều có thề thốt gia nhập ma đảng. Kẻ thờ ma không ăn thịt. Một nhà có chuyện gì, tất cả đồng đảng đều đến giúp đỡ. Vì dân chúng không ăn thịt nên giảm chi tiêu, mà giảm chi tiêu nên dễ đầy đủ. Cùng một đảng nên thân lẫn nhau, thân lẫn nhau nên có chuyện gì dễ giúp nhau. Vì thế thần cố theo đạo của tiên vương để làm cho dân tương thân, tương hữu, tương trợ. Cốt sống đạm bạc, dạy dân tiết kiệm, khuyến khích lối sống giản dị. Nay làm kẻ dẫn dắt nhân dân, nên không thể không lấy đó làm cách trị dân. Thế nhưng những ma đầu đã trộm cái cách của triều đình để khuyến dụ dân chúng rồi, nên người người đều ca tụng đạo ma, đi trợ giúp tà thuyết. Dân ngu không biết gì cả, nghe lời ma, thờ đạo ma, dễ đủ ăn, dễ trợ giúp, thành ra những gì ma đầu nói ra đều tin, tất cả đều theo về với chúng. Thành ra pháp cấm càng nghiêm, thì lại càng không thắng được những điều cấm”.
Với mục đích tiễu trừ các thể lực chống đối, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân chúng về Minh giáo, triều đình đã đẩy mạnh “tô đen”, tuyên truyền Minh giáo thành một tổ chức thờ ma quỷ để tạo ác cảm của dân chúng với giáo phái này, cố cắt đứt mối liên hệ của Minh giáo với quần chúng.

Sự hỗn loạn sau khi giáo chủ Dương Đỉnh Thiên qua đời.

Trước Dương Đỉnh Thiên, Minh giáo đã gặp phải vấn đề nội bộ khi “Thánh Hỏa lệnh”, tín vật truyền đời của các giáo chủ Minh giáo bị thất lạc vào đời giáo chủ thứ 31. Điều này khiến cho giáo chủ đời thứ 32 và 33 có quyền mà không có lệnh, khá là miễn cưỡng.
Dương Đỉnh Thiên là giáo chủ thứ 33 của Minh giáo. Cái chết vô cùng bất ngờ và mờ ám của ông đã khiến Minh giáo rơi vào hỗn loạn. Trong vài chục năm, Minh giáo như rắn mất đầu, không có ai hiệu triệu, quy tụ được giáo chúng.
Minh giáo rơi vào chia rẽ. Quanh Minh hữu sứ và Tử Sam Long Vương mất tích, Bạch Mi Ưng vương lập Thiên Ưng giáo, li khai khỏi bản giáo. Quy củ không còn được giữ vững. Đã có không ít kẻ không tự kiềm chế, đi giết người vô tội, gian dâm cướp bóc. Hai nhân vật điển hình “đi gây thù chuốc oán” là Quang Minh tả sứ Dương Tiêu và Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.
Trước tiên là Quang Minh tả sứ Dương Tiêu. Với việc cưỡng gian Kỷ Hiểu Phù, đệ tử Nga My và cũng là vị hôn thê của Ân Lê Đình phái Võ Đang. Ông đã gây thù chuốc oán với hai đại môn phái là Nga My, Võ Đang, góp phần khiến cho hình ảnh của Minh giáo trở nên rất xấu.
Thứ hai là Kim Mao sư vương Tạ Tốn. Bị trúng gian kế của Thành Côn, Tạ Tốn trong cơn sân hận cực điểm đã đi giết hại rất nhiều các nhân vật có danh tiếng trong võ lâm, mà đa phần là vô tội, để dụ Thành Côn ra. Việc làm này của Tạ Tốn đã khiến ông, và rộng hơn là cả Minh giáo, trở thành kẻ thù của hầu hết các bang phái, các nhân vật trên giang hồ. Tội nghiệt lên đến đỉnh cao khi ông thảm sát quần hùng ở Vương Bàn sơn để đoạt lấy Đồ Long đao.
Bên cạnh đó, những mối thù do các nhân vật khác trong Minh giáo tạo ra như cuộc thảm sát Long Môn tiêu cục cùng một số nhà sư Thiếu Lâm của Ân Tố Tố (con gái Ân Thiên Chính) và mối nghiệt duyên giữa cô với Trương Thúy Sơn, đệ tử phái Võ Đang đã khiến cho oán thù ngày càng chất chồng.
Chính những việc này đã “hiện thực hóa” những gì triều đình tuyên truyền về Minh giáo, hơn nữa còn khiến Minh giáo trở thành kẻ thù của các bang phái trên giang hồ.
Và giáo chủ thứ 34 xuất hiện và chỉnh đốn lại giáo vụ.

Minh giáo dưới sự lãnh đạo của giáo chủ thứ 34

Dưới sự lãnh đạo của Trương Vô Kỵ, Minh giáo chủ trương hòa giải với các môn phái, bang hội Trung Nguyên, giải quyết các khúc mắc hiểu lầm và bất đồng. Đặc biệt là sau khi cứu thoát Lục đại phái bị Thiệu Mẫn Quận chúa bắt giam trong chùa Vạn An thì những mối hiềm nghi giữa Minh giáo và Lục đại phái cơ bản được bỏ qua. Các môn phái suy tôn Vô Kỵ làm võ lâm minh chủ nhưng chàng không nhận. Cuối cùng các bên đạt thỏa thuận sẽ cùng nhau đánh đuổi Thát tử, giải phóng Trung Nguyên.
Từ khi được Vô Kỵ (với sự góp sức của Dương Tiêu) chỉnh đốn lại toàn bộ, giáo chúng nhất mực thực hiện theo giáo quy đã được đề ra, Minh giáo lại quay về nẻo chính và thanh thế lẫn uy danh phát triển với tốc độ chưa từng thấy ở bất kỳ dưới sự lãnh đạo của giáo chủ nào khác.

Kết cục của Minh giáo

Chu Nguyên Chương - một đệ tử của Minh giáo tiến quân về Đại Đô đánh úp sọt cơ quan đầu não cuối cùng của nhà Nguyên => đuổi toàn bộ người Mông Cổ ra khỏi Trung Nguyên và ông thành lập triều đại mới của người Hán: nhà Minh. Ông xưng đế tức là Minh Thái Tổ, còn gọi là Hồng Vũ Đế. Ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước.
Sau khi Trương Vô Kỵ thoái lui khỏi chức giáo chủ Minh giáo cùng Triệu Mẫn quay về Mông Cổ thì chức giáo chủ được Vô Kỵ ủy thác cho Dương Tiêu kế thừa để lãnh đạo Minh giáo.
Minh Thái Tổ thấy uy danh của Minh giáo ngày càng lớn và ông cho rằng đó sẽ là mầm mống đe dọa cho sự phát triển của nhà Minh sau này, vì vậy ông quyết định ra tay trước.
Hàng loạt các tướng lĩnh trong triều có công lao to lớn xuất thân từ Minh giáo đều bị ông tiễn về nơi chín suối như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân,... Cuối cùng ông điều động một lượng lớn binh mã đến vây đánh Quang Minh đỉnh và triệt tiêu toàn bộ giáo chúng Minh giáo.​
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom