Trở lại thôn, nghi thức đã hoàn thành, cỗ đậu hũ (cỗ chay á mọi người ) vẫn chưa giải tán, lão cha tôi và ông bác họ đang tiếp tục xử lý nốt mọi sự, chỉ có điều là cái chuyện quan trọng nhất kia, rốt cuộc cũng hoàn thành rồi. Còn lại vài bàn, phần lớn đều là đạo sĩ và gánh hát, khách tới ăn có yêu cầu bọn họ hát cho vui, giờ tới phiên bọn họ ăn cơm. Lão cha vẻ mặt uể oải, nhưng tinh thần vẫn còn tạm được, ông đang bồi mấy người bên gánh hát uống rượu, cũng không quan tâm tới bọn người chúng tôi, chỉ có ông bác họ thấy người vừa về liền ra đón, hỏi chúng tôi chuyện tiến triển sao rồi.
Chú Ba đem chuyện vừa rồi kể qua một lượt, ông bác họ cũng không phải hiểu hết được, chú Hai mới bảo ông cho xem gia phả, xong thì chú sẽ kể lại kỹ càng cho.
Gia phả có hai bản, một quyển là sao chép lại, ở trong nhà người thân chúng tôi, bản gốc vẫn để ở chỗ nhà nước, ông bác họ cáo từ mấy người trong bàn ăn kia rồi bảo chúng tôi đi theo.
Gia phả để trong rương Đàn Mộc dưới phòng ngủ của ông bác, khóa chặt lắm, đối với ông bác họ mà nói, thứ này tượng trưng cho địa vị của ông. Ghi chép trong gia phả cũ vô cùng đặc biệt, chúng tôi lật không ra, liền nhờ ông bác giúp chúng tôi giở, rất nhanh liền tới chi nhà chúng tôi.
Ngô gia lão thái gia (cụ ông), phần mộ tổ tiên là trong quan tài thứ nhất, chi trưởng của gia phả là từ trưởng tử, có điều là các nhánh khác lại không được như thế, phải tra một mạch mới có thể thấy được. Sau khi thấy rồi, trên cơ bản đều là từ Ngô gia lão thái gia mà tra xuống. Tôi thấy Ngô lão thái gia hiệu là “Tổ Nghĩa Công”, trưởng tử ở trên thì hiệu là “Thiện Thành Công”, dưới chữ Thiện Thành Công còn ghi một hàng nhỏ: Tỷ Hà có trưởng tử Vạn Cơ, con thứ Vạn Bá, con trai thứ ba Vạn Cùng.
Cũng chính là Ngô gia lão đại mà Từ A Cầm nhắc tới, hay còn là Thiện Thành Công, vợ của Thiện Thành Công là Hà thị, mà Thiện Thành Công lại có ba người con trai, trưởng tử là Ngô Vạn Cơ, con thứ là Ngô Vạn Bá, con trai thứ ba là Ngô Vạn Cùng.
Trong gia phả của Trung Quốc không có tên nữ nhân, vì vậy không biết vợ cả của Thiện Thành Công là bà nào, có điều là ở phía sau, có một chút ghi chép sơ lược về thành tích của họ, đại khái một tờ gì đấy, đơn giản là giới thiệu công trạng của người kia cùng với chuyện cưới xin, và chuyện sống chết. Chú Hai lật qua, tra thẳng tới Thiện Thành Công, chú nói Thiện Thành Công là người thứ hai trong chi nhà chúng ta, như vậy gia phả nhất định là ông ta sửa, tất nhiên cũng sẽ có tóm tắt sơ lược.
Vừa mở ra xem, quả nhiên là có, Thiện Thành Công cũng chính là Ngô gia A Đại đứng ra sửa phần mộ tổ tiên, có hai người vợ và ba người con trai. Chú Hai nhìn thật cẩn thận tên vợ của ông ta, thốt lên:
“Có”
Chúng tôi tới hỏi chuyện gì vậy, chú bảo mọi người nhìn xem, hai bà vợ này, người thứ nhất tên An thị, người thứ hai gọi là Hà thị. Sau đó lật về xem gia phả, ba con trai Thiện Thành Công tất cả đều là do Hà thị sinh ra.
Tôi nói, vậy thì bà cả không có sinh con, bà cả là vô sinh. Điều này cũng thực bình thường mà, lúc đó đâu đã có viện phụ sản Maria trị liệu các bệnh hiếm muộn chứ.
Chú Hai lại bảo ông bác đem danh sách ghi chép phần mộ tổ tiên ra, từ tốn giải thích: “Nhưng mọi người xem, trong phần mộ tổ tiên cùng với các quan tài hợp táng, không phải An thị mà là Hà thị. Kể cả có là vô sinh thì cũng không thể để vợ lẽ lên hạ táng thành bà cả được. Nhìn lại nữa, trong đây cũng có sơ lược về cuộc đời của Hà thị, bà ta là con gái thứ tư của Hà gia, chết lúc nào cũng được viết lại, nhưng bà cả là An thị, tại sao lại không thấy ghi chép gì. Trong xã hội phong kiến, tình hình như này không thể xảy ra được, nếu là Hà thị ỷ vào con trai mà ngang ngược, Ngô gia còn có trưởng tộc, không đời nào để cho bà ta làm chuyện phá lệ như vậy được, nếu bà ta phạm phải gia quy còn có thể bị trầm gian (cho cạo đầu bôi vôi thả bè trôi sông ) nữa. Thế nhưng chuyện này lại xảy ra, mọi người không thấy kỳ quái sao? Bà cả là An thị, hình như là một người tàng hình vậy, vô cùng thần bí.”. Nói hay như tiên sinh dạy học vậy
Tôi nghe mà một chút khái niệm cũng không rút ra được, nghe tới mức to đầu, liền bảo chú ngừng lại, “Chú Hai chú nói đơn giản chút đi.”
Chú Hai cầm một cây bút, ở mặt sau danh sách quan tài viết, vừa viết vừa nói: “Không biết mọi người có xem qua “lục mệnh thông hối” chưa, bên trong có một điển cố rằng, vào thời cổ đại còn có cách gọi khác. Trong đó có một câu như sau: an hài âm thị ám, ám tức là không có ánh sáng, không có ánh sáng nói cách khác chính là không minh bạch. An thị, hay còn gọi là người vô danh. Còn có người từng viết lại một câu thơ, là “khả liên mông thành giai An thị, sinh nhân hà tu hoài đông thổ.”
(Đáng thương mê muội trong thành toàn người họ An, sinh ra không phải nghi ngờ đất trời đông)
Tôi hơi hiểu được ý tứ của chú, nhưng không tin là chú lại có ý này, ông bác họ và chú Ba vẫn chưa vỡ ra được, tôi liền nói: “Chú Hai, chẳng lẽ ý chú là bà cả họ An, không có tên? Sau đó, quan tài vô danh thừa ra kia chính là của bà cả họ An đó?”
Chú Hai gật đầu, ông bác họ liền hỏi: “Nhưng nữ thi trong quan tài, không giống như cách chôn cất bà cả chút nào.”
Chú Hai nói mọi người phải nghe tôi nói hết đã, lại lật ra gia phả, tiếp lời: “Vào năm đó, làm sao có thể cho phép lấy một người phụ nữ không tên làm bà cả được chứ? Người phụ nữ họ An này sống, tương đối quỷ dị.”
“Anh đừng quả quyết như thế, có thể nào là bà cả có tính đặc biệt khiêm tốn, bà ấy họ An thì không thể sinh con được sao?” chú Ba nói, “anh cũng chỉ là đoán mò, hơn nữa anh sao lại nghĩ ra cái phương diện này chứ? Tôi cũng nghe lão già kia nói, cơ bản là nghĩ không nổi được điều vừa rồi đâu.”
Tôi cũng lấy làm lạ, chú Hai đã quá mức phóng đại rồi.
Chú Hai nói: “Đương nhiên là có lý do rồi, là anh chú ý tới những lời cuối cùng của ông ta kia.”
Bình luận facebook