• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Danh Môn Khuê Tú Và Nông Phu (3 Viewers)

  • chap-125

Chương 124




Đây là một buổi sáng thực bình tĩnh, rất nhiều thôn dân thôn Lạc Hạp còn bận rộn đốn củi, đào giường lò chuẩn bị cho mùa đông, cũng có thôn dân không phải ở nhà ngói thì vội vàng sửa chữa nhà tranh lại cho bền chắc hơn một chút. Các nàng dâu, đại nương tranh thủ lúc nông nhàn xúm lại một chỗ trò chuyện thị phi.



Nhưng vào lúc này, trong thôn hiếm thấy vang lên tiếng chiêng triệu tập cả thôn.



Vì sợ các thôn dân không coi trọng, con trai của Lý chính là Đại Ngưu còn đi quanh thôn vừa đi vừa gõ chiêng vừa hô, bảo mọi người tới buổi chiều giờ Mùi đến sân phơi thóc tập hợp.



Sân phơi lúa là bình thường các thôn dân đập lúa ở đây, dùng làm sân phơi lương thực. Đương nhiên, nếu như trong thôn có chuyện gì lớn muốn tuyên bố cũng ở sân phơi này, chỗ đó rộng có thể tụ tập rất nhiều người.



Nghe thấy bên ngoài có tiếng chiêng và tiếng hô lớn, thôn dân Thôn Lạc Hạp đều không khỏi căng thẳng. Bọn họ không biết là thôn khác cũng có tiếng gõ chiêng thế này. Thậm chí có thôn dân ngăn Đại Ngưu lại hỏi chuyện, Đại Ngưu bận rộn đi thông báo khắp thôn nên không để ý tới họ.



Dương thị và tam phòng cũng nghe thấy tiếng triệu tập bên ngoài, bởi vì buổi chiều mới đi, mọi người đến tụ tập ở nhà Dương Thiết Trụ.



Một phòng người ngồi chung một chỗ hai mặt nhìn nhau, trong lòng suy đoán sẽ phát sinh chuyện gì.



Lâm Thanh Uyển chưa thấy qua tình hình như thế cho nên không có cảm giác gì. Nhưng Dương thị bọn họ không giống với, đều trải qua trường hợp trịnh trọng thế này rồi.



Bình thường phải dùng đến Lý chính, tiếng chiêng triệu tập thôn dân, gần như không có chuyện tốt lành gì.



Nghe Dương Thiết Trụ giải thích xong, Lâm Thanh Uyển mới hiểu được tình huống, đó chính là thân là ‘Nông’ không thể không đối mặt với loại tình huống, lao dịch.



Đối với cái từ lao dịch này, Lâm Thanh Uyển cảm thấy rất xa xôi, cũng thực xa lạ, nhưng không phải không biết.



Lúc còn ở hiện đại xem trong TV và trong tiểu thuyết, liên tiếp xuất hiện cái từ ngữ này. Thậm chí một ít sách lịch sử cũng có, ấn tượng nhất chính là lao dịch nặng nề, dân chúng nghèo khổ bùng nổ tạo phản…



Sự kiện lao dịch nổi danh nhất trong lịch sử là trong truyền thuyết ‘Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành’, lão công Phạm Hỷ Lương của Mạnh Khương Nữ chính là bị mệt chết vì lao dịch.



Lâm Thanh Uyển dùng tri thức lịch sử cằn cỗi của mình chỉ nghĩ tới điểm này về lao dịch. Nhưng chỉ một điểm này thôi cũng đủ làm cho nàng không rét mà run.



Má ơi, chẳng lẽ nàng cũng phải trở thành ‘Mạnh Khương Nữ’ sao?



Lực lượng liên tưởng thật vĩ đại, làm cho người ta không nhịn được suy nghĩ lung tung. Suy nghĩ một chút, sắc mặt Lâm Thanh Uyển liền trắng bệch.



Dương thị bên cạnh thấy sắc mặt Lâm Thanh Uyển không đúng, vội vàng nói an ủi nàng: “Thanh Uyển, cháu không phải lo lắng, Thiết Trụ đã từng đi tòng quân rồi, còn là phục vụ quá hạn, dưới tình hình như mọi lần thì sẽ không phải đi phục dịch nữa.”



Vậy có tình huống ngoài ý muốn thì sao? Tư duy của phụ nữ có thai rất khó làm cho người ta hiểu được, dù sao chính là nghĩ rất nhiều.



Hạ Đại Thành nói một câu, “Có lẽ không phải chuyện lao dịch đâu, biết đâu là chuyện khác.”



Nói là nói như vậy, nhưng mọi người vẫn có dự cảm không tốt.



Lúc ăn cơm trưa, mọi người tinh thần hoảng hốt, không biết đang suy nghĩ vấn đề gì.



Cả nhà Mã thẩm nhi không cần lo lắng việc này, bởi vì cả nhà bọn họ đều là nô tịch. Người làm nô tịch không nằm trong phạm vi chiêu mộ binh dịch.



Đại Hi triều đại khái phân bốn cấp, sĩ nông công thương, nông đứng thứ hai, điều này ý là bọn họ có địa vị xã hội cao, thuộc về gia thế trong sạch, tiểu bối làm mai hoặc là khảo khoa cử sẽ không có hạn chế, cũng chính là hiện đại cái gọi là ‘Căn, chính, mầm, hồng’.



Loại địa vị xã hội này và trình độ lao khổ không có quan hệ với nhau, bởi vì nông dân dựa vào trời, kiếm ăn trong đất, bởi vì kinh tế quốc gia cổ đại đều lấy nông làm gốc, sưu cao thuế nặng là thu trên người nông dân, còn bởi vì phàm là quốc gia có chỗ cần lao động, tỷ như tu sửa quan đạo, làm đường, xây cầu, sửa đê điều, vân vân, đều sẽ chiêu nông dân làm lao dịch.



Cho nên nông dân nghe thấy lao dịch là biến sắc. Phạm vi lấy người chủ yếu là nam tử 16-60 tuổi. Phàm là trong nhà có một người phù hợp, tất yếu phải đi một người.



Phục lao dịch, nếu như là lao dịch kiểu lao động còn đỡ, cùng lắm là đi ra ngoài tận lực tận sức làm nửa năm. Người mệt một chút, bóc một lớp da vẫn còn được trở về nhà.



Nếu như là tòng quân thì chuyện lớn rồi.



Xưa nay nông dân tòng quân gần như đều là lên chiến trường làm bia đỡ đạn, mười đi chín nạn còn một.



Dương Thiết Trụ lúc trước chính là đi tòng quân, mọi người trong thôn bao gồm cả người Dương gia đều cho rằng hắn không về được, chính là đi chịu chết. Bằng không Điền gia sẽ không nháo tới cửa từ hôn, kết thân cùng người như vậy, chính là tiết tấu khuê nữ làm goá chồng trước khi cưới.



Thôn Lạc Hạp năm đó có không ít người đi tòng quân, chỉ có một mình Dương Thiết Trụ trở lại. Vẫn là bởi vì người ta thấy hắn tuổi còn nhỏ, đúng dịp bị rút đi làm hỏa đầu binh. Tuy rằng không có tiền đồ gì, nhưng ít nhất dưới tình hình chung sẽ không mất mạng, mới được khải hoàn.



Dương Thiết Trụ tòng quân bốn năm mới trở về nhà, bình thường người đã từng tòng quân, về sau lại có cưỡng bức lao động hoặc là tòng quân gì đó, là không nằm trong phạm vi chiêu binh. Chung quy lên chiến trường một lần, mặc kệ ngươi làm binh gì, có thể trở về gần như đã chết một lần, triều đình sẽ không hà khắc tới mức lại cho người này đi nữa.



Nghe người bên cạnh mỗi người nói một câu, Lâm Thanh Uyển mới dần dần yên lòng.



Bây giờ nói cái gì đều quá sớm, vẫn nên đi xem Lý chính triệu tập thôn dân rốt cuộc là làm gì.



Lâm Thanh Uyển lớn bụng, người trên sân phơi kia lại quá nhiều, Dương Thiết Trụ không cho nàng đi.



Đến giờ Mùi, ngoại trừ Lâm Thanh Uyển và cả nhà Mã thẩm nhi, trong thôn gần như có thể đi được là tới hết sân phơi lúa.



Lâm Thanh Uyển ở trong phòng đứng ngồi không yên, đứng lên đi lòng vòng vài lần, trong lòng khó có thể bình tĩnh được.



Không có biện pháp, nàng liền đi chơi đùa cùng Tiểu Nặc Nặc. Bây giờ là hai mẹ con, một người ở trên kháng, một người nằm dưới ghế, chơi rất nhiều lần trò chơi ‘Vứt búp bê vải’. Cũng chính là nàng ném một con búp bê vải tới tay Nặc Nặc, sau đó Nặc Nặc ném nó trở về.



Lại qua rất lâu sau, một đám người nặng nề về nhà. Sắc mặt của mọi người đều không tốt lắm, Lâm Thanh Uyển trong lòng có chút luống cuống.



“Thế nào?” Vừa nói ra, thanh âm khô khốc, phảng phất như không phải từ trong miệng nàng nói ra.



Dương Thiết Trụ thấy sắc mặt vợ không tốt, bất chấp tâm tình trầm thấp vội vàng mở miệng giải thích cho nàng.



Thì ra sắc mặt mọi người không tốt là vì lần này Lý chính triệu tập mọi người tới đó là vì chuyện lao dịch. Mà lao dịch lần này còn không phải là lao dịch lao động, là cấp độ lao dịch thảm thiết nhất, binh dịch.



Phạm vi chiêu binh là nam tử tuổi từ 16-50, phàm là trong nhà có trên một người trong phạm vi sẽ phải có một người đi. Trong thôn có rất nhiều nhà không ở riêng, cho nên những người nằm trong phạm vi này gia đình nào cũng có.



Mà những nhà đã ở riêng rồi thì tránh được đại kiếp nạn này, bởi vì một nhà cần có hai người có tuổi trong phạm vi mới bị chiêu binh một người. Bình thường sau khi ở riêng, một nhà chỉ có một nam nhân trụ cột, nhóm con cái còn nhỏ cho nên không nằm trong phạm vi chiêu binh.



Lâm Thanh Uyển chiếu theo phạm vi rồi loại bỏ một chút, nhà Dương thị, hai người tam phòng, còn có nhà bọn họ, đều không nằm trong phạm vi chiêu binh. Người thân cận nhất thì bỏ qua rồi, còn gia đình tương đối thân cận đó là nhà Dương nhị lão gia tử, nhà Đại Cúc, nhà Liễu Chi.



Nhà Dương nhị lão gia tử chưa ở riêng, nằm trong phạm vi chiêu binh, nhà Đại Cúc đã ở riêng nên không nằm trong đó, nhà Liễu Chi chỉ có một người con, chính là nam nhân Liễu chi, nhưng còn cha chồng Liễu Chi. Lâm Thanh Uyển không rõ ràng lắm cha chồng Liễu Chi bao nhiêu tuổi, cho nên cũng không rõ ràng lắm nhà họ có nằm trong đó hay không.



Lâm Thanh Uyển rốt cuộc đã hiểu vì sao sắc mặt mọi người không tốt, tuy rằng nhà mình không cần phục vụ, nhưng đại bộ phận gia đình thân cận đều nằm trong phạm vi, làm sao tâm tình có thể tốt đây.



Đương nhiên còn có một loại người không phải phục vụ, đó là người có công danh. Lâm Thanh Uyển bây giờ mới hiểu được, vì sao nông dân coi trọng công danh như thế.



Lao dịch nặng nề, còn chưa kể tới thuế ruộng thuế đầu người nặng nề, đều trưng thu trên người nông dân. Trong nhà nếu như có thể ra một người có công danh, có thể giảm bớt rất nhiều gánh nặng, mặt khác còn không phải phục lao dịch. Đương nhiên không phải nói cả nhà không phải phục vụ, chỉ là người có công danh kia thôi.



Dương thị thở dài, nói trong thôn rất nhiều người đang khóc, một đường đi về thấy từng nhà đều đang khóc.



Nhà Lâm Thanh Uyển ở cuối thôn cách xa họ, bằng không ngồi trong phòng có thể nghe được tiếng khóc phía ngoài.



Lâm Thanh Uyển không khỏi nhớ tới đời trước từng đọc một bài thơ của Đỗ Phủ —



“Xe rầm rầm,



Ngựa hí vang,



Người đi cung tên đeo bên lưng.



Cha mẹ, vợ con chạy theo tiễn,



Bụi mù chẳng thấy cầu Hàm Dương.



Níu áo giậm chân, chặn đường khóc,



Tiếng khóc xông lên thẳng chín tầng.



Khách qua đường thấy, hỏi người đi,



Người rằng: “bắt đi những mấy kì



Lấy từ mười lăm giữ Hoàng Hà,



Cho đến bốn mươi ra khẩn điền.



Lúc đi ông lý quấn chỏm cho,



Trở về đầu bạc lại đi liền.



Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ,



Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ.



Há chẳng nghe nhà Hán, Sơn Đông hai trăm châu,



Ngàn thôn muôn xóm ùm gai cỏ.



Ví có đàn bà khỏe cuốc cày,



Lúa mọc tràn lan khắp bốn bề.



Huống nữa quân Tần quen khổ chiến,



Khác chi gà chó bị lùa đi.



Thương tình, dù ông hỏi,



Nỗi hờn đâu dám nói,



Và mùa đông năm nay,



Lính Quan Tây chưa nghỉ.



Nhà vua bức đòi tô,



Chạy đâu ra tô thuế?



Mới biết sinh con trai,



Chẳng bằng sinh con gái.



Sinh con gái còn được gả gần nhà,



Sinh con trai lấp vùi theo cỏ dại!



Há chẳng phải mấy miền Thanh Hải kia sao?



Xưa nay xương trắng ai nhặt đâu!



Ma mới kêu oan, ma cũ khóc,



Trời âm mưa thấm, tiếng hu hu”*



(*Binh xa hành – Đỗ Phủ.



Bản dịch của Khương Hữu Dụng – Nguồn: vnthuquan.net)



Tuy rằng bài thơ < Binh xe hành > này nhằm vào thời kỳ Đường triều, Đường Huyền Tông dụng binh Nam Chiếu, Dương Quốc Trung chuyên quyền, nói dối quân tình, trưng binh số lượng lớn biến thành dân oán sôi trào. Nhưng so sánh với lúc này coi như xấp xỉ, đụng tới lúc chiêu lao dịch, thật là sinh nam không tốt bằng sinh nữ, sinh cái nữ nhi còn có thể gả cho gia đình phụ cận, sinh cái nam oa lại chết tại sa trường nằm dưới nấm mồ hoang, ngay cả nhặt xác cũng không có cơ hội.



Binh dịch, chẳng lẽ là có chỗ nào muốn đánh nhau?



Trong trí nhớ nguyên chủ Lâm Thanh Uyển không có chuyện đánh trận, nhưng đời trước Lâm Thanh Uyển biết rõ chiến loạn ở cổ đại làm cho người ta sợ hãi. Phàm là kéo đến đánh nhau, người bề trên không cảm thấy có gì, dân chúng phía dưới lại là tiếng kêu than dậy khắp trời đất.



Có trưng binh dịch sẽ có trốn dịch, đến lúc đó lưu dân tăng nhiều sẽ gia tăng nhân tố không ổn định. Chính đương sự đánh thắng lợi thì không sao, nếu như thất bại sẽ tiếp tục trưng binh dịch. Vào thời điểm đó không có phạm vi như thế, số tuổi sẽ càng bị mở rộng. Nếu như nội loạn sẽ khiến cho các nơi chiến loạn, làm quan chỉ quản nơi đánh trận sẽ không quản nơi này có dân chúng hay không, đó là đánh tới nơi nào tính nơi đó.



Hạ Đại Thành cũng nghĩ tới điểm này, chậm rãi mở miệng giải thích, lại an ủi mọi người, xem phạm vi trưng binh dịch, tình huống coi như không tới mức không xong.



Cũng phải, quả thật không tới mức không xong, ít nhất trong nhà không ai bị trưng đi. Cho dù bị mắng không có nhân tính, cũng không thể không may mắn điểm ấy. Về phần những người khác, bọn họ lúc này không có sức quản, tự lo cho mình còn không rảnh, nơi nào còn có lòng đồng tình người khác.



Ai ——



Về phần mặt khác, không chỉ Hạ Đại Thành, ngay cả Dương Thiết Trụ cũng nghĩ tới. Nhưng mà hắn không dám nói ra miệng, sợ người nhà lo lắng, cùng Hạ Đại Thành liếc mắt nhìn nhau, hai người quyết định tạm thời giấu đi, chung quy bây giờ nói cái này còn quá sớm, vẫn nên đi ra ngoài hỏi thăm một phen mới biết được đến cùng như thế nào.







Cơm chiều mọi người vẫn ăn tại nhà Dương Thiết Trụ, ăn rất trầm mặc, mỗi người đều có vẻ tâm tư trầm trọng.



Lúc đang ăn cơm thì Dương nhị lão gia tử tới.



Dương Thiết Trụ tiếp đón nhị thúc ăn cơm, Dương nhị lão gia tử trong lòng có việc, cũng biết mình đến không đúng dịp, không chối từ cùng mọi người dùng cơm.



Đợi đến khi ăn xong rồi, Dương nhị lão gia tử mới mở miệng nói ra mục đích của chuyến đi này.



Thì ra Dương nhị lão gia tử đi chuyến này là đến vay tiền. Nguyên do vay tiền là vì việc chiêu binh kia.



Chuyện lao dịch này, tuy rằng phạm vi chiêu binh là nông dân, nhưng nếu như nông dân có tiền thì không phải đi nghĩa vụ. Có thể lấy bạc ra thay, nói trắng ra là giao tiền thì không phải đi.



Đương nhiên cũng không đơn giản như vậy, lấy bạc đi thay là có bảng giá. Cái giá này không phải dán bên ngoài, đều là ngầm, đoán chừng là quan phủ huyện nha vì thu vét tiền bạc thiết lập ra.



Giá cả rất cao, nếu là lao dịch lao động, nghe Dương thị nói trước đây là năm lượng bạc một người. Nếu là binh dịch thì dựa vào số người tới trưng binh dịch mà lập ra. Ý tứ chính là, nếu lúc đó không thiếu nhiều người thì tiền bạc sẽ ít đi, nếu thiếu nhiều, hoặc là cấp trên cần khẩn cấp, vậy thì tiền bạc phải nhiều vô cùng, hoặc là ngay cả huyện nha cũng không dám lấy bạc thay dịch.



Lần này nhìn phạm vi chiêu binh có thể nhìn ra được, phạm vi mộ binh thực rời rạc, mới khoảng từ 16-50 tuổi, nếu như lấy số lượng lớn thì phạm vi tuổi sẽ là 16-60, hoặc là thấy nam nhân là bắt.



Dương thị bọn họ tuổi không lớn, không thấy qua loại cảnh tượng này, nhưng trong thôn một ít người đời trước đã từng thấy loại ‘Kéo tráng đinh’ đại quy mô này. Đến thời điểm đó mới thật gọi là tiếng kêu than dậy khắp trời đất, toàn bộ thôn gần như không thấy nam nhân 10 tuổi trở lên.



Lần này lấy bạc thay dịch, Lý chính lộ tiếng gió là mười lăm lượng bạc một người. Mười lăm lượng bạc đối với kẻ có tiền mà nói không coi là nhiều, nhưng đối với dân chúng nghèo khổ mà nói, không thua gì cả đời vất vả cần cù làm việc để dành được đáy quan tài, hoặc là rất nhiều người cả đời tích cóp cũng không được tiền bạc nhiều như vậy.



Lâm Thanh Uyển lại một lần nữa may mắn, may mắn bọn họ làm sinh ý, tồn được không ít tiền bạc. Bằng không thật sự đến khi cần dùng lại không có, đó thật là khóc không ra nước mắt.



Có tiền có thể bắt quỷ đẩy cối xay, xem ra những lời này ở nơi nào cũng thông dụng.



Nhà Dương nhị lão gia tử có hai con trai nằm trong phạm vi. Dương nhị lão gia tử đã qua tuổi phạm vi, vừa quá 50, không nằm trong phạm vi mộ binh. Một người cần mười lăm lượng, trong mắt Lâm Thanh Uyển không coi là nhiều.



Ai ngờ khi nghe Dương nhị lão gia tử, Dương thị, Dương Thiết Trụ bọn họ thảo luận mới biết được, thì ra quan phủ không phải tính như vậy. Chỉ cần nhà ngươi quyết định lấy bạc thay dịch, đó là trong nhà có mấy người thì tính mấy người. Không phải nói, nhà ngươi có hai người, tiêu tiền mua một người thì người còn lại không phải mộ binh. Ngươi tiêu tiền bạc mua cho một người, chỉ nói là người này không phải đi phục vụ, nhưng vẫn tính nhân số, là tính trong số đó, người mà không giao tiền thì chạy không thoát.



Nói cách khác, Dương nhị lão gia tử muốn hai con trai không phải đi phục dịch phải cần 30 lượng bạc.



Không thể không nói, quan phủ này thực gạt người. Nhưng ngươi không có biện pháp, một kẻ dân chúng nghèo khổ vô quyền vô thế cũng chỉ có thể nhận mệnh.



Số tiền này, trong số ba nhà này, nhà nào cũng bỏ ra được. Làm sinh ý hơn một năm rồi, mỗi nhà đều tồn được không ít tiền bạc.



Gia sản Lâm Thanh Uyển trừ xây phòng mua thêm dụng cụ, tiền bạc tiêu cũng nhiều, nhưng hơn một năm cũng tồn được hơn năm trăm lượng bạc. Hai nhà Dương Thiết Căn và Dương thị được chia hoa hồng ít hơn, mỗi nhà cũng được đến tay không dưới 200 lượng bạc.



Ba nhà này bình thường giấu rất kĩ, nhưng đều được xem như người có chút tài sản. Cũng bởi vậy mà vì sao mọi người để bụng tới sinh ý đồ sấy tiên như vậy, làm ăn này bỏ xa việc trồng trọt tám trăm dặm. Có lẽ thoạt nhìn lợi nhuận không lớn, mỗi tửu lâu mỗi ngày lấy hàng khoảng chừng hai mươi cân, nhưng không sánh được bọn họ đưa hàng cho nhiều tửu lâu. Không thể phát tài lớn nhưng phát tài nhỏ thì vẫn được.



Dương nhị lão gia tử trong nhà có hai con dâu làm công trong phân xưởng, đối với ba nhà cùng nhau kết phường làm mua bán nhỏ này, Dương nhị lão gia tử trong lòng biết rõ. Nhưng người ta làm việc làm ăn này kiếm được bao nhiêu thì ông không biết.



Trong nhà đích thực không lấy được ra nhiều tiền bạc như vậy, duy nhất nghĩ tới chỗ có thể vay tiền chỉ có nơi này. Ông tính toán là một nhà không có, mấy nhà góp lại hẳn là đủ. Ba nhà Dương Thiết Trụ, Dương Thiết Căn và Dương thị không phải phục dịch, Dương nhị lão gia tử trong lòng cũng rõ ràng nên mới đến cửa tìm.



Dương thị không nói hai lời, bảo nhị đệ không cần lo lắng, bà cho ông mượn bạc. Nếu Dương thị làm trưởng bối đã lên tiếng, mấy tiểu bối không cần lên tiếng nữa.



Dương nhị lão gia tử yên lòng, hết cảm tạ lại cảm tạ vị đại tỷ này.



Việc này nhất định là phải nhanh chóng thu xếp cho tốt, Dương thị mang theo Dương nhị lão gia tử về nhà lấy bạc. Mấy tiểu bối biết có thể lấy bạc thay dịch cũng yên lòng. Ít nhất để lại cho mọi người một con đường sống, về phần người ta có góp được đủ bạc hay không, vậy thì không phải là chuyện bọn họ có thể quan tâm, nhà mình còn không quan tâm được hết, nào có dư thừa công phu đi đồng tình người khác.
Đọc Truyện Ngôn Tình Hay Tại NgonTinh.vn
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Danh gia hào môn
  • Đang cập nhật..
Chap-674
Danh môn
  • Cao Nguyệt
Chương 630
Mối tình danh môn
  • Niêm Hoa Nhạ Tiếu
Chương 952
Thế Gia Danh Môn
  • Thập Tam Xuân
chap-188

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom