Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Còn Chút Gì Để Nhớ - Chương 31
Cơ hồ đã chục năm trôi qua kể từ ngày Trâm mất. Những ngày, những tháng, những năm lặng lẽ và lạnh lùng lướt qua những cuộc đời, những số phận.
Tôi bây giờ đã trên ba mươi tuổi và từ lâu đã chuyển về dạy học ở thành phố. Ngày ngày tôi vẫn đạp xe đến trường trên chiếc xe đạp thời còn đi học.
Thời gian và nỗi lo toan cuộc sống đã phủ những lớp bụi mờ lên trí nhớ ngày càng chậm chạp của tôi . Riêng hình ảnh Trâm vẫn luôn tỏa sáng, rực rỡ và dịu dàng, không gì che khuất nổi .
Hàng năm, cứ đến ngày giỗ, tôi lại ra đặt hoa trước mộ Trâm. Có lần tôi đem đến cho Trâm một cụm lan rừng xin được của một đứa bạn thanh niên xung phong. Những lúc đó, tôi thường ngồi vẩn vơ hàng giờ ngoài nghĩa trang, trong lòng cồn lên bao kỷ niệm. Thôi, Trâm hãy nghỉ ngơi, sang năm tôi sẽ lại đến thăm Trâm ! Trước khi ra về, bao giờ tôi cũng nói thầm với Trâm như thế.
Thằng Bảo bây giờ cắm rễ luôn ở Long An. Nó làm hiệu trưởng trường trung học và đã có một vợ, hai con. Gặp tôi, nó thường chắt lưỡi hít hà :
- Ước chi tao được như mày !
Tôi cười :
- Độc thân khổ thấy mồ chứ sung sướng gì mà ham !
Nó lại xuy^'t xoa :
- Nhưng mà sướng lâu quá rồi, bây giờ tao đang muốn khổ !
Cái thằng làm tới hiệu trưởng rồi mà giọng lưỡi vẫn còn bạt mạng như thời sinh viên.
Thỉnh thoảng nó vẫn lên thành phố đi chơi với tôi và Kim Dung.
Kim Dung đã nghĩ dạy, chuyển sang làm báo . Cái nghề phóng viên coi bộ hợp với nó hơn là nghề sư phạm. Cũng như tôi, Kim Dung chưa chịu lập gia đình. Tôi và thằng Bảo thúc nó, nó nheo mắt :
- Quí vị cứ yên chí ! Khi nào muốn, tôi sẽ moi ra một đấng ông chồng ngay tức khắc !
Chồng mà nó làm như cục đất không bằng ! Nhưng nghe nó bảo vậy, tôi và thằng Bảo cũng không giục nữa, để khi nào muốn "moi" thì nó "moi".
Thằng Bảo bây giờ vẫn còn khoái làm thơ . Lâu lâu nó lại chìa ra một bài thơ, năn nỉ Kim Dung :
- Bà làm báo, bà coi thử có được thì đăng giùm tôi !
Kim Dung đọc xong bài thơ liền gật gù :
- Đăng được nhưng không thể đăng trang văn nghệ !
Thằng Bảo mắt sáng trưng :
- Đăng trang nào cũng được !
- Tôi đăng ở trang bạn đọc, mục "thơ cậy đăng" !
Nói xong, Kim Dung nhe răng cười hì hì. Còn thằng Bảo thì giật phắt bài thơ lại :
- Bà đừng có chọc quê tôi ! Báo bà không biết phát hiện tài năng thì để tôi đăng báo khác !
Nhưng suốt một thời gian dài, không tờ báo nào chịu "phát hiện tài năng" của nó cả khiến mỗi lần gặp tôi và Kim Dung, nó "xả xú-páp" bằng cách bắt hai đứa tôi phải ngồi nghe thơ của nó. Thấy chúng tôi ngồi nghe với vẻ nóng ruột, nó trợn mắt :
- Không ai in thơ tao thì lâu lâu tụi mày cũng phải cho tao xuất bản bằng ... miệng một bữa chứ !
Ba đứa chúng tôi hiện vẫn thường xuyên gặp gỡ và chuyện trò với nhau vui nhộn như vậy, chẳng khác gì hồi trước.
Lan Anh thì sau khi thi rớt đại học, xin vào làm ở một nhà máy dệt. Nó đã có chồng và hiện đang ở nhà chồng, tuần nào cũng ghé về thắm tôi và dì dượng Ba .
Đã mười năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến Trâm, Lan Anh vẫn thường rơm rớm nước mắt.
Và cuối cùng là Quỳnh, niềm vui và nỗi khổ một thời của tôi . Cô bé đã lấy chồng, nhưng không phải lấy Phong. Phong là người Hoa, trong thời gian xảy ra cái gọi là "nạn kiều", anh ta đã bỏ về nước.
Tôi không biết tên người chồng mới của Quỳnh, chỉ biết anh ta là chủ một tiệm may lớn. Hai vợ chồng Quỳnh đã có một con, cuộc sống có vẻ sung túc.
Đôi khi chạy ngang tiệm may, tôi vẫn nhìn thấy Quỳnh. Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với Quỳnh trước cửa . Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt Quỳnh, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước Quỳnh mười lăm năm về trước. Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với Quỳnh thực sự đã chết từ lâu .
Khi đạp xe đi, bỗng dưng tôi bâng khuâng tự hỏi, rằng không biết trong vô vàn những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với Quỳnh bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không.
Kết Thúc (END)
Tôi bây giờ đã trên ba mươi tuổi và từ lâu đã chuyển về dạy học ở thành phố. Ngày ngày tôi vẫn đạp xe đến trường trên chiếc xe đạp thời còn đi học.
Thời gian và nỗi lo toan cuộc sống đã phủ những lớp bụi mờ lên trí nhớ ngày càng chậm chạp của tôi . Riêng hình ảnh Trâm vẫn luôn tỏa sáng, rực rỡ và dịu dàng, không gì che khuất nổi .
Hàng năm, cứ đến ngày giỗ, tôi lại ra đặt hoa trước mộ Trâm. Có lần tôi đem đến cho Trâm một cụm lan rừng xin được của một đứa bạn thanh niên xung phong. Những lúc đó, tôi thường ngồi vẩn vơ hàng giờ ngoài nghĩa trang, trong lòng cồn lên bao kỷ niệm. Thôi, Trâm hãy nghỉ ngơi, sang năm tôi sẽ lại đến thăm Trâm ! Trước khi ra về, bao giờ tôi cũng nói thầm với Trâm như thế.
Thằng Bảo bây giờ cắm rễ luôn ở Long An. Nó làm hiệu trưởng trường trung học và đã có một vợ, hai con. Gặp tôi, nó thường chắt lưỡi hít hà :
- Ước chi tao được như mày !
Tôi cười :
- Độc thân khổ thấy mồ chứ sung sướng gì mà ham !
Nó lại xuy^'t xoa :
- Nhưng mà sướng lâu quá rồi, bây giờ tao đang muốn khổ !
Cái thằng làm tới hiệu trưởng rồi mà giọng lưỡi vẫn còn bạt mạng như thời sinh viên.
Thỉnh thoảng nó vẫn lên thành phố đi chơi với tôi và Kim Dung.
Kim Dung đã nghĩ dạy, chuyển sang làm báo . Cái nghề phóng viên coi bộ hợp với nó hơn là nghề sư phạm. Cũng như tôi, Kim Dung chưa chịu lập gia đình. Tôi và thằng Bảo thúc nó, nó nheo mắt :
- Quí vị cứ yên chí ! Khi nào muốn, tôi sẽ moi ra một đấng ông chồng ngay tức khắc !
Chồng mà nó làm như cục đất không bằng ! Nhưng nghe nó bảo vậy, tôi và thằng Bảo cũng không giục nữa, để khi nào muốn "moi" thì nó "moi".
Thằng Bảo bây giờ vẫn còn khoái làm thơ . Lâu lâu nó lại chìa ra một bài thơ, năn nỉ Kim Dung :
- Bà làm báo, bà coi thử có được thì đăng giùm tôi !
Kim Dung đọc xong bài thơ liền gật gù :
- Đăng được nhưng không thể đăng trang văn nghệ !
Thằng Bảo mắt sáng trưng :
- Đăng trang nào cũng được !
- Tôi đăng ở trang bạn đọc, mục "thơ cậy đăng" !
Nói xong, Kim Dung nhe răng cười hì hì. Còn thằng Bảo thì giật phắt bài thơ lại :
- Bà đừng có chọc quê tôi ! Báo bà không biết phát hiện tài năng thì để tôi đăng báo khác !
Nhưng suốt một thời gian dài, không tờ báo nào chịu "phát hiện tài năng" của nó cả khiến mỗi lần gặp tôi và Kim Dung, nó "xả xú-páp" bằng cách bắt hai đứa tôi phải ngồi nghe thơ của nó. Thấy chúng tôi ngồi nghe với vẻ nóng ruột, nó trợn mắt :
- Không ai in thơ tao thì lâu lâu tụi mày cũng phải cho tao xuất bản bằng ... miệng một bữa chứ !
Ba đứa chúng tôi hiện vẫn thường xuyên gặp gỡ và chuyện trò với nhau vui nhộn như vậy, chẳng khác gì hồi trước.
Lan Anh thì sau khi thi rớt đại học, xin vào làm ở một nhà máy dệt. Nó đã có chồng và hiện đang ở nhà chồng, tuần nào cũng ghé về thắm tôi và dì dượng Ba .
Đã mười năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến Trâm, Lan Anh vẫn thường rơm rớm nước mắt.
Và cuối cùng là Quỳnh, niềm vui và nỗi khổ một thời của tôi . Cô bé đã lấy chồng, nhưng không phải lấy Phong. Phong là người Hoa, trong thời gian xảy ra cái gọi là "nạn kiều", anh ta đã bỏ về nước.
Tôi không biết tên người chồng mới của Quỳnh, chỉ biết anh ta là chủ một tiệm may lớn. Hai vợ chồng Quỳnh đã có một con, cuộc sống có vẻ sung túc.
Đôi khi chạy ngang tiệm may, tôi vẫn nhìn thấy Quỳnh. Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với Quỳnh trước cửa . Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt Quỳnh, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước Quỳnh mười lăm năm về trước. Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với Quỳnh thực sự đã chết từ lâu .
Khi đạp xe đi, bỗng dưng tôi bâng khuâng tự hỏi, rằng không biết trong vô vàn những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với Quỳnh bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không.
Kết Thúc (END)
Bình luận facebook