• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full CÔ GÁI MANG TRÁI TIM ĐÁ (2 Viewers)

  • Chương 21

Không lâu sau tôi đã có một bộ sưu tập túi căng phồng dưới gầm giường, nhưng tôi không thể cứ chất cả đống vào thùng rác chung được - nếu ai đó phát hiện ra, hay nếu một con chó ăn vụng nào đó rải mấy cái túi chứa chất mặn mặn ấy trên bãi cỏ trước cửa? Thế là tôi quyết định tốt nhất là vứt chúng vào thùng rác nhà khác; càng xa ngôi nhà di động của chúng tôi càng tốt.



Địa điểm lý tưởng là khu nhà giàu trong thị trấn, cách xa bãi đỗ xe lưu động cả về khoảng cách lẫn địa vị xã hội. Tuy nhiên điều tôi không lường tới là người giàu ở đây rất nghi ngờ những thằng nhóc cứ lén lút quanh thùng rác nhà họ. Không lâu sau đó, một chiếc xe cảnh sát đã xuất hiện và tôi phải đứng trước hai ông sĩ quan lực lưỡng, cố gắng giải thích những hành vi đáng ngờ của mình.



Tôi không hề muốn phản bội bản chất đích thực của nhiệm vụ của tôi, nhưng các ông cảnh sát đã yêu cầu tôi đưa cho họ túi đồ mua sắm mà tôi đang cầm. Tôi van xin họ để tôi đi, nói rằng chẳng có gì trong túi trừ "bữa trưa" của tôi cả. Khi dùng vũ lực để lấy cái túi, họ đã tìm thấy bốn mươi gói nhỏ chứa một chất màu trắng không rõ nguồn gốc và bắt tôi trả lời chính xác rằng tôi đang buôn bán loại ma túy dạng lỏng nào.



Hoảng sợ trước viễn cảnh bị hỏi cung tại đồn cảnh sát địa phương trong khi họ phân tích thành phần hóa học của chất lỏng dạng sữa này, tôi thú nhận tôi đang đi loanh quanh để tìm chỗ vứt mấy cái túi đựng bánh sandwich có mép dán chứa đầy tinh dịch của mình.



Hai ông cảnh sát lúc đầu chẳng hề tin, nhưng khi câu chuyện của tôi trở nên chi tiết hơn, họ đứng lặng như trời trồng - cho tới khi họ bật cười. Không cần phải nói, tôi chẳng ấn tượng gì trước cách họ phản ứng với tình trạng khủng hoảng sức khỏe của tôi. Sau khi cười đã đời, hai người bỏ cái túi của tôi vào thùng rác gần nhất rồi đưa tôi về nhà.



Trên tinh thần đồng chí vừa xây dựng giữa chúng tôi, Gregor khoác lác rằng ông ta có một câu chuyện hay chẳng kém, nếu không muốn nói là hay hơn.



Khi còn nhỏ, Gregor chẳng khác gì một đứa vô học, dù tôi cho ông ta điểm tối đa vì ông ta không bao giờ tin rằng mình có thể tự chuốc bệnh hoa liễu. Khi ông ta khám phá ra trò thủ dâm, ông ta đã nghĩ thế này: Nếu thủ dâm bằng nắm tay khô cong đã thích thế này rồi, thì sẽ còn thế nào nữa nếu dùng một thứ gì đó trông có vẻ giống âm đ*o hơn?



Thế là Gregor bắt đầu các thí nghiệm của mình. Ông ta đã thử dùng nước rửa tay trong nhà tắm cho tới khi phát hiện ra thực tế phũ phàng của bỏng xà phòng. Tiếp theo ông ta thử dùng kem thoa tay, khá công hiệu cho tới khi cha ông ta bắt đầu vặn hỏi tại sao ông con có ham muốn bất thường về một làn da mềm mại. Cuối cùng thì Gregor, luôn có đầu óc sáng tạo và một căn bếp chất đầy bát đựng hoa quả tú ụ, bắt đầu nghiên cứu những khả năng mà một cái vỏ chuối có thể mang lại. Chẳng phải chính tự nhiên đã chế tạo vỏ chuối đặc biệt cho việc phục vụ cái ống bơm da thịt này?



Vỏ chuối có một xu hướng rất xấu là hay bị rách trong khi hành sự nhưng, không bao giờ chịu đầu hàng, Gregor đã quyết định giải quyết yếu điểm tự nhiên này bằng băng dính trong. Rất thành công, nhưng ông ta cũng lại phải đối mặt với vấn đề khó khăn từng gây phiền hà cho tôi: đó là công đoạn xóa dấu vết.



Ông ta quyết định vứt vỏ chuối vào bồn cầu rồi xả nước, nhưng chiếc vỏ thứ tư đã làm mấy cái ống đồng loạt đình công. Khi cha của Gregor phát hiện ra tình trạng tắc nghẽn, rất tự nhiên, cụ bắt tay vào xử lý cái ống bơm. Gregor trốn trong phòng ngủ của mình, cầu Chúa ra tay khiến những cái vỏ trôi khỏi ống thay vì cứ dồn ứ lại. Nếu Người giúp con, thưa Chúa, con sẽ không bao giờ thủ dâm vào vỏ chuối nữa. Khi cha của Gregor không thể tự thông cái ống, cụ đã gọi thợ sửa ống nước trong vùng đến, mang theo dụng cụ thông toilet và những hiểm họa lơ lửng trên đầu.



Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của Gregor. Vỏ chuối gánh tội cuối cùng cũng trôi, và lời nhận xét duy nhất của người thợ sửa ống nước là mẹ Gregor nên xem xét việc thêm chút chất xơ vào khẩu phần ăn của gia đình. Gregor đã giữ lời hứa với Chúa bằng việc từ bỏ việc lạm dụng hoa quả mãi mãi - hay ít nhất ông ta cũng đảm bảo như vậy, bên giường bệnh của tôi.



Chúng tôi đang trêu chọc lẫn nhau và hứa giữ bí mật của cả hai thì Marianne Engel bước vào phòng, bó trong những dải băng xác ướp, đôi mắt xanh biển/xanh lục sáng lấp lánh giữa những dải băng trắng quấn quanh mặt, mái tóc sẫm màu thả hờ xuống lưng. Cô rõ ràng không ngờ đến sự có mặt của một chuyên gia tâm thần trong phòng tôi, chứ đừng nói là người đã từng điều trị cho cô trong quá khứ. Nó làm cô chết lặng/cứng đơ giữa đường, như một tử thi cứng đờ ba nghìn (hoặc bảy trăm) năm tuổi sống dậy tức thì. Gregor, nhận ra mái tóc và đôi mắt không lẫn vào đâu được của cô, lên tiếng trước. "Marianne, thật tuyệt khi gặp lại cô. Cô khỏe không?"



"Tôi khỏe." Hai từ cụt lủn phát ra. Có lẽ cô sợ bộ trang phục của mình sẽ làm cô bị ném ngay lại vào phòng tâm thần, vì việc lảng vảng quanh khoa bỏng trong bộ dạng quấn băng thì tử tế nhất cũng bị coi là dở hơi và thảm nhất sẽ là một trò đùa tồi tệ.



Trong nỗ lực làm cô được thoải mái, Gregor nói, "Halloween là ngày lễ yêu thích của tôi, thậm chí còn hơn cả lễ Giáng sinh ấy. Bộ hóa trang của cô thật tuyệt." Ông ta dừng lại để cho cô cơ hội đáp lại nhưng cô chẳng nói gì cả, thế nên ông lại tiếp tục, "Điều này rất thú vị đối với các bác sĩ tâm thần, cô biết đấy. Nhìn những bộ hóa trang của mọi người cũng là cách để ta có cái nhìn qua về những ước mơ thầm kín của họ. Tôi ấy à, tôi sẽ hóa trang thành một anh Bolshevik khát máu."



Marianne Engel căng thẳng kéo mấy dải băng xoắn xuýt quanh eo mình. Gregor nhận thấy nỗ lực kéo dài cuộc hội thoại chẳng đi đến đâu cả, thế là ông ta nhã nhặn xin phép rồi thẳng tiến ra khỏi cửa.



Cô nhẹ cả người sau khi ông ta đi, cô đút cho tôi những thanh sô cô la và kể tôi nghe những câu chuyện ma - thể loại truyền thống, không phải chuyện về những người quen của cô. Cô kể câu chuyện nổi tiếng về hai đứa trẻ, sau khi nghe đài báo có một kẻ tay móc sắt vừa trốn khỏi nhà thương điên gần đấy đã chạy vội khỏi Đường Tình Nhân để rồi phát hiện ra một cái móc gãy treo lủng lẳng trên tay nắm cửa khi chúng trở về nhà; câu chuyện về một cô gái trẻ đi nhờ xe về nhà và quên mất áo khoác, mấy ngày sau khi người lái xe mang chiếc áo đến nhà cô trả thì biết rằng người xin đi nhờ ấy đã chết từ mười năm trước, cũng trên đoạn đường anh gặp cô; câu chuyện về người đàn ông ngồi chơi xếp hình bên bàn bếp khi xếp xong hiện lên bức tranh anh đang ngồi bên bàn bếp hoàn thành trò chơi xếp hình, với mảnh cuối cùng lộ ra một khuôn mặt kinh dị đang đứng nhìn từ ngoài cửa sổ; câu chuyện về một cô trông trẻ cứ phải nghe những cuộc điện thoại mỗi lúc một khó chịu hơn, cảnh báo cô về những nguy hiểm xảy đến với đứa trẻ mà cô đang chăm sóc cho tới khi, nhờ tổng đài lần theo số điện thoại gọi đến, cô mới biết cuộc gọi đó được thực hiện từ chính trong ngôi nhà, vân vân.



Vừa kể, Marianne Engel vừa phủ một tấm ga giường thừa lên đầu và chiếu đèn ngược lên mặt bằng chiếc đèn pin mượn ở bàn y tá. Trông cô ảo đến quyến rũ. Cô ở lại quá cả giờ thăm cho phép - mấy cô y tá từ lâu đã thôi áp đặt luật lệ với Marianne Engel - và lúc nửa đêm, cô dường như cảm thấy bối rối vì sự vắng mặt của chiếc đồng hồ quả lắc điểm mười hai (hay có lẽ là mười ba) tiếng giữa phòng.



Điều cuối cùng cô nói, trước khi rời đi vào sáng sớm, là "Đợi đến Halloween sang năm nhé. Chúng ta sẽ đến một bữa tiệc rất tuyệt vời."



Việc thu hoạch da của tôi diễn ra thưa dần. Những cuộc phẫu thuật vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cuộc sống của tôi, dĩ nhiên là thế, nhưng những mơ mộng tự sát giờ hầu như đã không còn nữa và tôi đã trở thành học sinh siêu sao của Sayuri. Tôi có thể nói dối rằng đó là vì tính cách mạnh mẽ của tôi, và vì tôi quyết tâm giữ lời với Nan. Tôi có thể nói dối rằng tôi làm việc này vì bản thân. Tôi có thể nói dối rằng tôi làm việc này vì tôi đã nhìn thấy ánh sáng chân lý. Nhưng lý do chính khiến tôi làm việc này là để tạo ấn tượng với Marianne Engel.



THẬT DỄ THƯƠNG LÀM SAO. Con rắn cái khẽ hất đuôi và đánh lưỡi, háo hức mơn trớn tôi từ cả hai phía. TA ĐANG BĂN KHOĂN XEM MỌI CHUYỆN SẼ THẾ NÀO KHI NGƯƠI RỜI BỆNH VIỆN.



Tôi đã tốt nghiệp khóa học lê vài bước một lúc, có sử dụng khung tập đi bằng nhôm. Tôi thấy mình như thằng ngốc, nhưng Sayuri đã trấn an rằng tôi sẽ sớm được chuyển sang dùng gậy buộc vào cẳng tay thôi.



Một thứ đã giúp tôi rất nhiều là đôi giày chỉnh hình được chế tạo riêng cho tôi. Đôi đầu tiên làm chân tôi đau đớn nên các chuyên gia đã chế đôi thứ hai khắc phục mọi nhược điểm. Lợi ích lớn nhất của đôi giày, tuy thế, lại nghiêng về mặt tinh thần nhiều hơn thể chất. Giày là cứu tinh vĩ đại cho một người đàn ông bị mất ngón chân: chúng như những món hóa trang bằng da giúp đôi chân tàn phế trông được bình thường.



Tôi phải thừa nhận Sayuri biết chính xác những gì cô làm. Lúc đầu những bài tập rất chú trọng đến việc kéo giãn cơ để giúp tôi lấy lại cảm giác vận động. Rồi chúng tôi viện đến Thera-Bands, những sợi dây co giãn giúp tạo sức cản, trước khi chuyển sang chương trình luyện tập nâng những vật nhẹ. Sức nặng được tăng dần lên theo mỗi tuần, và thỉnh thoảng tôi còn hỏi Sayuri xem liệu mình có thể nâng những vật nặng hơn so với bài tập đề ra một chút được không.



Vì giờ đã có thể đi được vài bước ra khỏi giường, tôi bắt đầu tập tễnh đi về phía toilet của mình mỗi khi cần tỉnh táo. Bạn có thể nghĩ đây là một bước tiến lớn trong việc tin tưởng bản thân nhưng đây thực sự là một cú đấm tâm lý khi nhận ra mình không còn tiểu đứng được nữa. Tôi thấy tình trạng này khiến tôi giống hoạn quan quá chừng.



Tôi đã vào viện được gần tám tháng và Giáng sinh đang đến gần. Marianne Engel làm tất cả những gì cô có thể, treo các vòng hoa, chơi nhạc của Handel và than vãn vì cô không được phép thắp những cây nến Mùa Vọng trong phòng điều trị bỏng.



Vào đêm ngày mùng sáu tháng Mười hai, Marianne Engel đặt đôi giày chỉnh hình mới của tôi lên bậu cửa sổ và giải thích rằng đêm nay thánh Nicholas sẽ nhét quà vào trong những đôi giày của trẻ nhỏ. Khi tôi nói chúng tôi chưa bao giờ có tập tục này hồi còn ở khu nhà lưu động, cô nhắc tôi nhớ rằng thế giới không hề bắt đầu và kết thúc với những kinh nghiệm của bản thân tôi. Khá hợp lý. Khi tôi chỉ ra rằng tôi không còn là một đứa trẻ nữa, cô chỉ suỵt tôi một cái. "Trong mắt Chúa, chúng ta đều là những đứa trẻ."



Khi Connie lấy đôi giày của tôi xuống vào buổi sáng hôm sau - "Những thứ này làm cái quái gì ở đây vậy?" - cô thấy chúng được ních đầy những tờ một trăm đô la.



Tôi rất cảm động trước việc làm ấy, hơn cả những gì tôi có thể tưởng tượng. Phản ứng của tôi không vì bản thân món tiền này, mà vì những tình cảm Marianne Engel gửi gắm vào hoàn cảnh hiện tại của tôi. Kỳ nghỉ lễ đã đặt tôi vào một tình huống khó xử: làm sao tôi có thể tặng lại những món quà Giáng sinh chứ? Dù đúng là tôi có chút tiền giấu trong nhà băng dưới một cái tên giả nhưng tôi chẳng có cách nào để lấy được nó ra cả. Có lẽ thế, sự thật là, tôi sẽ không bao giờ có thể rút được số tiền đó ra, thậm chí cả khi tôi xuất viện, vì nhân dạng giả mà tôi đã dùng để lập tài khoản được đính một bức ảnh không bao giờ có thể là khuôn mặt của tôi nữa.



Marianne Engel đã nhận ra thứ tôi cần và, thay vì bắt tôi hỏi xin tiền hay mặc kệ tôi, đã tìm ra cách trao quà thật đáng yêu. Một món quà! Từ thánh Nicholas! Và thế là tình thế tiến thoái lưỡng nan của tôi đã được giải quyết. Gần như vậy. Tôi vẫn phải tìm cách đem những món quà từ cửa hàng về bên giường mình, nhưng tôi đã có kế hoạch sẵn rồi.



Tôi yêu cầu Gregor ghé qua vào cuối một buổi tập của tôi với Sayuri. Khi cả hai đã tập trung ở đó, tôi bắt đầu: "Cứ thoải mái nói không nếu muốn, nhưng hai người thực sự có thể giúp được tôi chuyện này. Tôi mong hai người có thể mua sắm hộ tôi."



Gregor hỏi tại sao tôi lại cần cả hai người. Bởi vì tôi muốn trao cho mỗi người một món quà, tôi giải thích, và tôi hầu như không thể bảo họ tự mua quà cho mình được. Sayuri sẽ mua món quà tôi định tặng Gregor, và Gregor sẽ mua món quà tôi định tặng Sayuri. Những món quà còn lại, hai người có thể đi mua cùng nhau.



"Đừng lo lắng," Sayuri nói, "Tôi yêu việc mua sắm cho lễ Giáng sinh."



Nghe thấy thế, Gregor cũng nhanh chóng đồng ý. Tôi đưa cho mỗi người một chiếc phong bì chứa danh mục những thứ tôi muốn họ mua, thay mặt tôi, cho mỗi người. Khi họ rời phòng Gregor liếc lại về phía tôi, một nụ cười lạ lùng thoáng hiện trên khuôn mặt.



Marianne Engel vẫn chưa đọc xong phần Địa ngục cho tôi nghe. Đọc lâu một phần là vì cô chẳng bao giờ đọc quá nhiều liền một lúc, cô có vẻ thích tận hưởng vẻ đẹp của những con chữ hơn, nhưng cũng vì cô cứ luôn nhảy sang đọc bằng tiếng Ý. Tôi chẳng bụng dạ nào mà bắt cô dừng lại mỗi khi cô làm thế vì cô quá chú tâm vào câu chuyện và, hơn nữa, thứ tiếng Ý thốt ra từ miệng cô thật tuyệt. Cuối khổ thơ, tôi phải chỉ cho cô thấy là tôi chả hiểu gì cả, và ngày hôm sau cô sẽ đọc lại đoạn ấy, thường là đọc hết bằng tiếng Anh.



Voltaire viết rằng Dante là một lão điên có quá nhiều kẻ nịnh nọt, và danh tiếng của ông cứ tiếp tục tăng cao chỉ vì hầu như chẳng có ai thực sự đọc hết trường ca Thần khúc. Tôi gợi ý lý do ít người đọc Dante là vì chẳng có ai thực sự thấy cần đọc cả. Trong thế giới Tây phương, Địa ngục là ý niệm của tất cả mọi người về Địa ngục; với tư cách là một tác phẩm văn học, chỉ có Kinh Thánh là thấm sâu vào nhận thức chung của xã hội hơn Địa ngục mà thôi.



"Anh có biết," Marianne Engel hỏi, "rằng Địa ngục của Dante được sáng tác dựa trên Ánh sáng trôi chảy của Thượng đế của Mechthild von Magdeburg không?"



"Một trong Ba Vị Chủ Nhân của cô phải không?"



"Phải," cô đáp.



Tôi thừa nhận, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, rằng tôi biết rất ít (sự thật là: không chút nào) về người phụ nữ này, vì thế Marianne Engel lại tiếp tục quá trình giáo dục tôi, Mechthild sinh ra tại Saxony vào đầu thế kỷ mười ba và khi còn nhỏ đã thường xuyên được chính Chúa Thánh Thần viếng thăm hằng ngày. Hai mươi tuổi, cô trở thành một Beguine tại Magdeburg, sống cuộc đời cầu nguyện và hành xác đầy ngoan đạo; thật hấp dẫn, khi cô tăng cường độ hành hạ bản thân, những ảo giác của cô cũng ngày càng đến thường xuyên hơn. Khi cô miêu tả lại cho giáo sĩ nghe xưng tội, ông tin chắc về nguồn gốc thần thánh của chúng và bảo cô viết lại.



Das flieBende Licht der Gottheit, tên tiếng Đức của tuyệt tác đó, đã có ảnh hưởng rất lớn đến lớp nhà văn tiếp theo, gồm cả Meister Eckhart và Christina Ebner. Rõ ràng Dante Alighieri cũng đã đọc bản dịch tiếng Latin, và rất nhiều học giả tin ông đã sử dụng trật tự cuộc sống ở thế giới bên kia trong tác phẩm của Mechthild làm nền móng ý tưởng cho Thần khúc: Thiên đường ở trên cùng, Luyện ngục ở ngay dưới, và Địa ngục ở tận đáy. Trong Địa ngục sâu thẳm của Mechthild, Satan bị xích bởi tội lỗi của chính hắn trong khi đau buồn, bệnh tật và đổ nát chảy thẳng ra khỏi trái tim và cái miệng đang bốc cháy của hắn. Điều này giống một cách đáng ngờ với Satan của Dante, một con quái vật có ba bộ mặt bị nhốt trong một tảng băng ở nơi sâu nhất giữa Địa ngục, miệng nhai bộ ba kẻ tội đồ (Judas, Cassius và Brutus) với dòng mủ cứ mãi chảy khỏi ba cái miệng của nó.



"Có những người," Marianne Engel nói, "tin rằng cô "Matilda" mà Dante đã gặp trong Luyện ngục thực ra chính là Mechthild."



"Đó có phải những gì cô nghĩ không?" tôi hỏi.



"Tôi tin," cô khẽ cười, "rằng tác phẩm của Dante thường bị ảnh hưởng bởi các nhà văn khác."



Khi cô đọc cho tôi nghe câu chuyện về cuộc hành trình của Dante, tôi thấy thật thân thuộc và tôi rất thích dù (hay có lẽ là vì?) nó được đọc giữa phòng điều trị bỏng. Tôi có cảm giác rất thoải mái khi Marianne Engel đọc cho tôi, trong cách cô luồn tay vào những ngón tay tôi khi đọc thơ. Tôi sửng sốt trước sự kết hợp những ngón tay đẹp đẽ và xấu xí của chúng tôi, và tôi muốn cô cứ đọc cho tôi nghe mãi - có lẽ vì tôi sợ rằng khi kết thúc, cô sẽ không còn tiếp tục dẫn tôi, tay trong tay, ra khỏi Địa ngục của chính tôi nữa.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom