Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 17
Chương 17: Thảo Đường
Chu Diểu nói mê man liên miên không dứt, càng lúc càng thấp, cho đến khi không còn nghe thấy, phát ra hơi thở đều, đi vào giấc mộng.
Lời của Chu Diểu giống như một nhát đao đâm vào lồng ngực của mình, đau đến mức run rẩy.
Anh nhắm mắt, cắn chặt răng.
Đêm nay là đêm đầu tiên Kim Thần trùng sinh, Kim Thần mất ngủ cả đêm.
Toàn bộ kế hoạch vốn được định sẵn trong lòng bị xóa bỏ cùng với lời nói mê man của Chu Diểu.
vietwriter.vn
Tất cả kế hoạch đều bị xóa bỏ!
“Một trăm năm trước, vì non sông đổ nát, tôi đã gánh trên lưng quá nhiều trách nhiệm và hy vọng…”
“Cảm ơn cậu đã đưa tôi về hiện tại, hiện nay non sông vẫn còn, quốc thái dân an, thời hoàng kim trong mộng mà thiên cổ chưa từng có…”
“Tôi không cần gánh trên vai những trách nhiệm hư vô như vậy…”
“Tôi phải sống cuộc đời vui vẻ!”
Ba giờ sáng, Chu Diểu lặng lẽ bò dậy, lái chiếc xe điện ba bánh duy nhất của trạm thu mua phế liệu đến chợ buổi sáng.
Chợ buổi sáng, nói thẳng ra chính là chợ ma đồ cổ giữa những năm dân quốc, là phiên chợ mở vào ban đêm và không nhìn thấy ánh mặt trời.
Chu Diểu làm ngành này đã gần mười năm, còn quen đường thuộc lối hơn Kim Thần.
Ban đầu mấy anh em cùng ra ngoài, lưu lạc đầu đường, việc gì cũng từng làm qua, cuối cùng Kim Thần lựa chọn thu mua phế liệu.
vietwriter.vn
Đây là ngành duy nhất không cần đến tiền vốn.
Vất vả bao nhiêu năm, cũng vì trạm thu mua phế liệu này, bốn anh em tự tách nhau mỗi người mỗi ngả, chỉ còn lại Chu Diểu và Kim Thần vẫn đang kiên trì.
Tờ mờ sáng, phía Đông mặt trời ló rạng, âm thanh tinh tang quen thuộc vang lên, chiếc xe ba bánh của Chu Diểu trở về.
Bên trong thùng hàng lớn có dây cáp điện năm lõi kéo dài mười mấy vòng, to bằng nắm đấm.
Chu Diểu lê cái chân tàn phế xuống xe, nhanh nhẹn đóng cửa, châm lửa trong thùng dầu lớn.
Cậu ta vất vả lôi cáp điện từ trên xe xuống, cưa dây cáp điện thành từng đoạn dài một mét một cách thuần thục, sau đó ném vào trong thùng dầu lớn.
Ngọn lửa trong thùng dầu lớn cho thêm dầu phế thải và dầu diesel, cháy càng to, khói đen dày đậm bốc lên, mùi khét của phế liệu lan khắp xung quanh.
Kim Thần yên lặng nhìn hành động điêu luyện của Chu Diểu, nhẹ nhàng dẫm tàn thuốc dưới đất, chà sát mạnh.
Đồng hồ chỉ đến bảy giờ, trong thùng dầu chỉ còn lại lõi đồng lấp lánh sáng.
Chu Diểu đã nấu xong cháo, bưng một nồi lớn ra, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt.
Chỉ có dưa muối với màn thầu, cậu ta hổn hển nuốt nước miếng.
Khoảng hơn tám giờ, mùi khét khắp nơi vẫn còn sót lại trong không trung, bác gái Vương đưa một đám người đến trạm thu mua phế liệu, lần lượt đi một vòng.
Trạm thu mua phế liệu tạm thời đóng cửa.
Nếu muốn mở tiếp, buộc phải làm xong thủ tục bổ sung, đi theo quy trình.
“Anh Thần, bây giờ làm thế nào?”
Chu Diểu đứng trên đống phế liệu cao năm mét, nhìn đồng nát chất đầy, nhẹ nhàng hỏi Kim Thần.
Kim Thần thay bộ quần áo sạch sẽ, xách một cái túi nilong, thản nhiên nói: “Trời không sập được!”
“Trông nhà đấy”.
Đi ra khỏi trạm phế liệu, Kim Thần lái chiếc xe ba bánh đến Thảo Đường.
Thảo Đường rất nổi tiếng, nơi này là nơi ở cũ của Thánh Thơ khi rời hỏi Thành Đô.
Đỗ Phủ sống ở đây tổng cộng gần bốn năm, sáng tác hơn hai trăm bài thơ ca.
Nhà thơ Vi Trang cuối đời Đường tìm được di chỉ Thảo Đường, kết lại nhà cỏ, khiến nơi này được bảo tồn, vào thời Tống Nguyên Minh Thanh đều được tu sửa và mở rộng.
Danh tiếng của chợ đồ cũ Thảo Đường không bằng Thánh Thơ, ban đầu nơi này rất nhỏ, sau này được xây dựng mở rộng, diện tích khá lớn, mỗi một mặt tiền đều rộng gấp ba Tống Tiên Kiều.
Thảo Đường, Tống Tiên Kiều và Văn Thù phường đều được gọi là ba Cổ Ngoạn Thành lớn của Cẩm Thành, hệ thống hạ tầng của Thảo Đường hoàn thiện nhất, nhiều gian hàng nhất, còn xây dựng khu nhà kính lớn, không cần chịu khổ mưa nắng.
Tuy không được yêu thích bằng Tống Tiên Kiều và Văn Thù phường, nhưng dựa vào danh tiếng của Thảo Đường, tiếp đón những du khách năm châu bốn bể, chỉ riêng bán đồ lưu niệm cũng có thể kiếm đầy bát đầy túi.
Thành phố lớn tuyến đầu duy nhất với mười năm triệu dân này, mỗi một nơi đều là biển người đông nghìn nghịt.
Gian hàng trong khu nhà kính rất ngay ngắn nghiêm chỉnh, sản phầm công mỹ nghệ được bày bán không khác lắm so với Tống Tiên Kiều, đa số đều là vòng tay loại văn vật, hạch đào văn vật và hạt châu ngọc trên phố.
Những mặt hàng điêu khắc gỗ, điêu khắc trúc, sơn mài đều là hàng lớn, có một dãy gian hàng là khu chuyên về ngọc thạch.
Kim Thần cũng chỉ nhìn từ xa, không đi qua đó.
Đứng chính giữa khu nhà kính lớn mười mấy mẫu, Kim Thần hơi thất thần.
Đây là thời hoàng kim phồn hoa thực sự mà trước nay mình chưa từng nghĩ tới, kể cả nằm mơ cũng chưa từng mơ thấy.
Hơn một trăm năm trước, một đất nước nhỏ như viên đạn lái một chiếc chiến hạm tấn công hai quả pháo thì có thể được cắt đất bồi thường, chỉ có thực sự sống trong thời đại đó mới hiểu được nhục nhã là thế nào.
Đi qua khu nhà kính lớn là một dãy nhà cửa hàng, trên cửa các tấm biển viết bằng các kiểu chữ như chữ khải, hành thư, lối chữ lệ, kiểu chữ triện.
Trang trí bên trong cửa hàng cũng mang hương sắc cổ xưa, mỗi cửa hàng đều có đặc sắc riêng.
Đi qua hàng đá kỳ, Kim Thần vào một cửa hàng sưu tầm đồ cổ tên là Tam Tô.
Cửa hàng này được hợp thành từ hai mặt tiền, diện tích đến tám mươi mét vuông, phân hai tầng trên dưới, trang trí mang phong cách thời Minh Thanh, bố cục bày trí của kệ để đồ cổ và một số đồ gia dụng cũng được nghiên cứu chú trọng.
Không khí mát lạnh ùa vào mặt, vừa vào cửa, bên trái của cửa hàng bày một chậu trúc phú quý, bên phải là một bể cá phỏng theo phong cách cổ xưa.
Đây là cách bài trí chiêu tài phong thủy điển hình, Kim Thần thầm gật đầu trong lòng.
Đưa mắt nhìn, trên kệ để đồ cổ của cửa hàng bày một số đồ gốm sứ ngay trong tầm mắt, chính diện treo bốn bức tranh chữ được đóng khung, mai lan trúc cúc tứ quân tử.
Người vẽ tranh chữ là một người cận đại, đương nhiên Kim Thần không biết.
Trong góc bày một chiếc bàn trà dài hơn hai mét, có hai người ngồi trên chiếc ghế đẩu hình tròn bằng gốc cây đường kính một thước, nhàn nhã thưởng trà, trò chuyện thì thầm.
Kim Thần đứng ở cửa chưa được mấy giây, một người phụ nữ ngồi trên ghế kiểu dáng thái sư bằng gỗ gụ ở cửa đứng lên.
Người phụ nữ gần ba mươi tuổi, thân hình cũng không thay đổi, mặc một chiếc váy dài hở vai màu đen, trang điểm rất đậm, đôi môi đỏ chót như máu tươi, đỏ đến mức khiến người ta sợ hãi.
Chu Diểu nói mê man liên miên không dứt, càng lúc càng thấp, cho đến khi không còn nghe thấy, phát ra hơi thở đều, đi vào giấc mộng.
Lời của Chu Diểu giống như một nhát đao đâm vào lồng ngực của mình, đau đến mức run rẩy.
Anh nhắm mắt, cắn chặt răng.
Đêm nay là đêm đầu tiên Kim Thần trùng sinh, Kim Thần mất ngủ cả đêm.
Toàn bộ kế hoạch vốn được định sẵn trong lòng bị xóa bỏ cùng với lời nói mê man của Chu Diểu.
vietwriter.vn
Tất cả kế hoạch đều bị xóa bỏ!
“Một trăm năm trước, vì non sông đổ nát, tôi đã gánh trên lưng quá nhiều trách nhiệm và hy vọng…”
“Cảm ơn cậu đã đưa tôi về hiện tại, hiện nay non sông vẫn còn, quốc thái dân an, thời hoàng kim trong mộng mà thiên cổ chưa từng có…”
“Tôi không cần gánh trên vai những trách nhiệm hư vô như vậy…”
“Tôi phải sống cuộc đời vui vẻ!”
Ba giờ sáng, Chu Diểu lặng lẽ bò dậy, lái chiếc xe điện ba bánh duy nhất của trạm thu mua phế liệu đến chợ buổi sáng.
Chợ buổi sáng, nói thẳng ra chính là chợ ma đồ cổ giữa những năm dân quốc, là phiên chợ mở vào ban đêm và không nhìn thấy ánh mặt trời.
Chu Diểu làm ngành này đã gần mười năm, còn quen đường thuộc lối hơn Kim Thần.
Ban đầu mấy anh em cùng ra ngoài, lưu lạc đầu đường, việc gì cũng từng làm qua, cuối cùng Kim Thần lựa chọn thu mua phế liệu.
vietwriter.vn
Đây là ngành duy nhất không cần đến tiền vốn.
Vất vả bao nhiêu năm, cũng vì trạm thu mua phế liệu này, bốn anh em tự tách nhau mỗi người mỗi ngả, chỉ còn lại Chu Diểu và Kim Thần vẫn đang kiên trì.
Tờ mờ sáng, phía Đông mặt trời ló rạng, âm thanh tinh tang quen thuộc vang lên, chiếc xe ba bánh của Chu Diểu trở về.
Bên trong thùng hàng lớn có dây cáp điện năm lõi kéo dài mười mấy vòng, to bằng nắm đấm.
Chu Diểu lê cái chân tàn phế xuống xe, nhanh nhẹn đóng cửa, châm lửa trong thùng dầu lớn.
Cậu ta vất vả lôi cáp điện từ trên xe xuống, cưa dây cáp điện thành từng đoạn dài một mét một cách thuần thục, sau đó ném vào trong thùng dầu lớn.
Ngọn lửa trong thùng dầu lớn cho thêm dầu phế thải và dầu diesel, cháy càng to, khói đen dày đậm bốc lên, mùi khét của phế liệu lan khắp xung quanh.
Kim Thần yên lặng nhìn hành động điêu luyện của Chu Diểu, nhẹ nhàng dẫm tàn thuốc dưới đất, chà sát mạnh.
Đồng hồ chỉ đến bảy giờ, trong thùng dầu chỉ còn lại lõi đồng lấp lánh sáng.
Chu Diểu đã nấu xong cháo, bưng một nồi lớn ra, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt.
Chỉ có dưa muối với màn thầu, cậu ta hổn hển nuốt nước miếng.
Khoảng hơn tám giờ, mùi khét khắp nơi vẫn còn sót lại trong không trung, bác gái Vương đưa một đám người đến trạm thu mua phế liệu, lần lượt đi một vòng.
Trạm thu mua phế liệu tạm thời đóng cửa.
Nếu muốn mở tiếp, buộc phải làm xong thủ tục bổ sung, đi theo quy trình.
“Anh Thần, bây giờ làm thế nào?”
Chu Diểu đứng trên đống phế liệu cao năm mét, nhìn đồng nát chất đầy, nhẹ nhàng hỏi Kim Thần.
Kim Thần thay bộ quần áo sạch sẽ, xách một cái túi nilong, thản nhiên nói: “Trời không sập được!”
“Trông nhà đấy”.
Đi ra khỏi trạm phế liệu, Kim Thần lái chiếc xe ba bánh đến Thảo Đường.
Thảo Đường rất nổi tiếng, nơi này là nơi ở cũ của Thánh Thơ khi rời hỏi Thành Đô.
Đỗ Phủ sống ở đây tổng cộng gần bốn năm, sáng tác hơn hai trăm bài thơ ca.
Nhà thơ Vi Trang cuối đời Đường tìm được di chỉ Thảo Đường, kết lại nhà cỏ, khiến nơi này được bảo tồn, vào thời Tống Nguyên Minh Thanh đều được tu sửa và mở rộng.
Danh tiếng của chợ đồ cũ Thảo Đường không bằng Thánh Thơ, ban đầu nơi này rất nhỏ, sau này được xây dựng mở rộng, diện tích khá lớn, mỗi một mặt tiền đều rộng gấp ba Tống Tiên Kiều.
Thảo Đường, Tống Tiên Kiều và Văn Thù phường đều được gọi là ba Cổ Ngoạn Thành lớn của Cẩm Thành, hệ thống hạ tầng của Thảo Đường hoàn thiện nhất, nhiều gian hàng nhất, còn xây dựng khu nhà kính lớn, không cần chịu khổ mưa nắng.
Tuy không được yêu thích bằng Tống Tiên Kiều và Văn Thù phường, nhưng dựa vào danh tiếng của Thảo Đường, tiếp đón những du khách năm châu bốn bể, chỉ riêng bán đồ lưu niệm cũng có thể kiếm đầy bát đầy túi.
Thành phố lớn tuyến đầu duy nhất với mười năm triệu dân này, mỗi một nơi đều là biển người đông nghìn nghịt.
Gian hàng trong khu nhà kính rất ngay ngắn nghiêm chỉnh, sản phầm công mỹ nghệ được bày bán không khác lắm so với Tống Tiên Kiều, đa số đều là vòng tay loại văn vật, hạch đào văn vật và hạt châu ngọc trên phố.
Những mặt hàng điêu khắc gỗ, điêu khắc trúc, sơn mài đều là hàng lớn, có một dãy gian hàng là khu chuyên về ngọc thạch.
Kim Thần cũng chỉ nhìn từ xa, không đi qua đó.
Đứng chính giữa khu nhà kính lớn mười mấy mẫu, Kim Thần hơi thất thần.
Đây là thời hoàng kim phồn hoa thực sự mà trước nay mình chưa từng nghĩ tới, kể cả nằm mơ cũng chưa từng mơ thấy.
Hơn một trăm năm trước, một đất nước nhỏ như viên đạn lái một chiếc chiến hạm tấn công hai quả pháo thì có thể được cắt đất bồi thường, chỉ có thực sự sống trong thời đại đó mới hiểu được nhục nhã là thế nào.
Đi qua khu nhà kính lớn là một dãy nhà cửa hàng, trên cửa các tấm biển viết bằng các kiểu chữ như chữ khải, hành thư, lối chữ lệ, kiểu chữ triện.
Trang trí bên trong cửa hàng cũng mang hương sắc cổ xưa, mỗi cửa hàng đều có đặc sắc riêng.
Đi qua hàng đá kỳ, Kim Thần vào một cửa hàng sưu tầm đồ cổ tên là Tam Tô.
Cửa hàng này được hợp thành từ hai mặt tiền, diện tích đến tám mươi mét vuông, phân hai tầng trên dưới, trang trí mang phong cách thời Minh Thanh, bố cục bày trí của kệ để đồ cổ và một số đồ gia dụng cũng được nghiên cứu chú trọng.
Không khí mát lạnh ùa vào mặt, vừa vào cửa, bên trái của cửa hàng bày một chậu trúc phú quý, bên phải là một bể cá phỏng theo phong cách cổ xưa.
Đây là cách bài trí chiêu tài phong thủy điển hình, Kim Thần thầm gật đầu trong lòng.
Đưa mắt nhìn, trên kệ để đồ cổ của cửa hàng bày một số đồ gốm sứ ngay trong tầm mắt, chính diện treo bốn bức tranh chữ được đóng khung, mai lan trúc cúc tứ quân tử.
Người vẽ tranh chữ là một người cận đại, đương nhiên Kim Thần không biết.
Trong góc bày một chiếc bàn trà dài hơn hai mét, có hai người ngồi trên chiếc ghế đẩu hình tròn bằng gốc cây đường kính một thước, nhàn nhã thưởng trà, trò chuyện thì thầm.
Kim Thần đứng ở cửa chưa được mấy giây, một người phụ nữ ngồi trên ghế kiểu dáng thái sư bằng gỗ gụ ở cửa đứng lên.
Người phụ nữ gần ba mươi tuổi, thân hình cũng không thay đổi, mặc một chiếc váy dài hở vai màu đen, trang điểm rất đậm, đôi môi đỏ chót như máu tươi, đỏ đến mức khiến người ta sợ hãi.