Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Cà Phê Cùng Tony - Chương 16
Ngày 03/09/2013
Chuyện hát chuyện ca
1. Người ta nói nhiều về vai trò của âm nhạc trong đời sống con người, đặc biệt là dân Việt, một dân tộc yêu ca hát đến nỗi quán karaoke nhiều hơn thư viện hay nhà sách. Hiếm có tiệc tùng nào tăng hai không phải là hát Karaoke và tăng 3 cũng là hò chèo thuyền mái đẩy trong nhà nghỉ. Trên tivi tràn ngập các cuộc thi âm nhạc và trên không gian ảo lẫn không gian thật, đâu đâu cũngnói về Trần Lập, Hồ Ngọc Hà... với đủ mọi lời bình thể hiện sự quan tâm cao nhất. Ít ai nói về học hành thi cử. Ít ai nói về sản xuất kinh doanh. Hiếm thấy ai trên facebook 1000 friends của mình, mà toàn là trí thức mới ghê, nói về sách này hay sách kia, các status update phần lớn là hôm nay ca sĩ này hát hay quá, ca sĩ kia hát dở quá, hôm nay chán quá... Ít ai tự nghĩ ủa sao cũng con người mà dân Hàn Quốc say sưa đọc sách, say sưa nghiên cứu và say sưa làm việc, rồi họ bước chân ra đi với câu giới thiệu tôi là người Hàn Quốc và cả thế giới thán phục, phần lớn các nước đều miễn visa cho họ, muốn đi đâu thì đi. Phần lớn thời gian của thanh niên Việt Nam bây giờ, kể cả trí thức (tạm gọi những người tốt nghiệp đại học là trí thức), gắn liền với việc nhìn vào cái máy laptop hay cái Ipad hay Iphone...
Hằng ngày, họ vẫn say sưa về giọng hát Việt, thần tượng Việt, tài năng Việt mà chủ yếu trong đó chủ yếu là hát hò. Đi tìm tài năng Việt Nam đây sao? Tài năng của cả một đất nước là việc nuốt kiếm vào cổ họng hay hát một bài nghe giống ca sĩ nước ngoài, càng giống càng tài năng? Họ không quan tâm ngày mai tiền đâu đi chợ, giá cả sẽ tăng thế nào, làm thế nào để tăng thu nhập, ra đường làm thế nào không bị tai nạn giao thông, ăn uống thế nào để không ngộ độc, học hành thế nào để ra trường biết làm việc và kiếm được việc làm. Có ai quan tâm 60,000 cô dâu Việt ở Hàn Quốc và cũng con số tương đương ở Đài Loan? Sao đều là con rồng cháu Tiên mà ngậm ngùi đến thế? Và đến Malaysia hay con phố Geylang ở Singapore, không khó để nghe tiếng mình vang lên giữa khu phố đèn đỏ ấy, đến độ hải quan hai nước này, cứ phụ nữ Việt Nam sang du lịch thì phải chứng minh có đâu một ngàn USD trong túi để tránh đi làm gái. Hàng vạn cu li nói tiếng Việt bán mồ hôi quần quật trên những công trưởng, dưới cống, trèo cây, lau nhà cao tầng... những chỗ nguy hiểm dân bản xứ chê không làm. Một ngày quần quật, đêm về nhớ quay quắt vợ con ở quê nhà hình chữ S. Cả đến khoản nợ mấy ngàn đô vay để thế chấp đi lao động, canh cánh bên lòng.
Và mấy chục triệu còn lại ở quê vẫn đêm đêm hướng lên màn hình, vui vẻ cho những trò lố lăng vô bổ, thích thú với các màn lộ hàng khoe thân rẻ tiền, hay nhắn tin khí thế để làm đầy túi tiền của một công ty giải trí nào đó. Mình từng chứng kiến ở miền Tây, một nhà kia có cô con gái đi xuất khẩu lao động hay làm gì đó ở nước ngoài, hai vợ chồng cứ nằm võng kẽo kẹt chờ đến 4 giờ chiều là sổ đề, đánh theo các công ty xổ số. Cứ mỗi lần kẹt tiền thì: “Út, mày viết thư gửi chị Hai nói gửi về ba một ít sửa cái chái, cái hiên...” đủ các lý do để xin tiền. Ai biết những chị Hai bên kia cày chết mẹ luôn, cực khổ hay đau ốm gì cũng không dám nói, nên bên Việt Nam tưởng đi nước ngoài là hái tiền như hái lá ổi, cần là bảo gửi về. Sau một ngày mưu sinh vất vả, đêm về những chị Hai ấy nước mắt cứ tuôn trào vì thương phận mình, rồi nhớ nhà, nhớ quê... nhớ dòng sông lục bình trôi tím ngắt, nhớ mỗi hoàng hôn bìm bịp lẻ bạn kêu tha thiết đến nao lòng...
2. Vai trò của âm nhạc thật là to lớn. Có những đội quân thắng trận như Hồng Quân Liên Xô vì họ biết cổ vũ tinh thần binh sĩ bằng những lời như “trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân kéo về” hay tình yêu cũng nhẹ nhàng và hòa trong tình yêu đất nước “tình đã trao nhau êm đềm, gặp nhau lần nào cũng vội vì chẳng đủ gần mà giận dỗi...”. Nhưng cũng có những số phận, những con người của một vùng đất mà cứ phải đeo đẳng cái nghèo cái hèn, cái bất lực và tứ xứ tha phương cầu thực vì trót gảy đàn bầu. Tỷ lệ phá thai của Việt Nam cao nhất nhì thế giới là vì vậy (mới có câu “làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”-một sự liên tưởng gượng ép rất nhảm của Tony). Những cô gái đất phương Nam bước chân ngàn dặm ra đi lấy chồng Hàn chồng Đài... hay làm gái massage bia ôm tận Mộc Châu Sơn La... cũng chỉ vì câu hát “thương những đời như lục bình trôi”. Ít có cô gái miền trung nào làm nghề này vì ở miền trung đâu có những bài hát buồn như vậy. Hẻm có cô gái bán bia ôm nào vào phòng sau khi sà vào lòng khách là không chụp micro hát vang trong nước mắt bài “Tội tình” với “Sao anh bỏ ra đi, em nào có tội tình gì, sao anh bỏ ra đi, em nào có lỗi lầm chi…?” Còn nếu bạn đi karaoke với một bà giáo sư tiến sĩ viện sĩ với các huy chương lấp lánh trên ngực, bạn sẽ nghe “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại”, phải chăng họ nghe nhạc hùng hồn như thế nên mới ăn học đến giáo sư viện sĩ tiến sĩ khoa học hàn lâm?
Ca sĩ Lệ Thu, hôm trước phỏng vấn có nói hình như bài hát nổi tiếng đầu tiên nó vận vào người cô. Đó là bài “Nước mắt mùa thu”, bài hát mà Phạm Duy sáng tác riêng cho cô, cho nghệ danh của cô với những câu buồn não ruột như “Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều, một đời ca sĩ hát trong buồn tênh”. Nghe thúi ruột thúi gan. Lúc ở bển, Tony sợ vào quán của người Việt mặc dù thèm đồ ăn ở đó. Vì vào nghe nhạc buồn, nhớ quê. Có cái bài gì, “Ở bên này nhớ cha nhớ mẹ, may mà thời gian trôi vun vút, không như Sài Gòn, nếu không tôi đã khóc một dòng sông”. Ngồi nghe xong nước mắt cứ chảy dài, trời đông lạnh giá, nước mắt vừa trào ra đã khô cứng trên má, gỡ ra bỏ vô ly cà phê nóng thành cà phê đá (rẻ hơn một usd). Công ty nào nghe nhạc sến cả ngày trước sau gì cũng phá sản. Người nào nghe nhạc sến cả ngày thì trước sau gì cũng bị chồng bỏ vợ quánh bầm mắt cho coi.
Vậy phải làm sao? Làm sao để lên dây cót tinh thần? Kinh tế đang suy thoái, nên nghe nhạc hùng hồn để có tinh thần làm ăn. Đang buôn bán ế? Bạn nên dẹp mấy nhạc rầu rĩ nếu đang nghe. Tony cũng vậy, giờ quyết định hẻm coi cải lương nữa. Coi khóc hoài. Bữa thương con Lan bữa thương thằng Điệp. Bữa tội nghiệp cô Lựu (hổng phải Mai thị Lựu)... Khóc quá nên hết muốn làm ăn gì -> tiền hẻm có lại ngồi khóc tiếp. Chủ nợ tới thấy khóc quá nên ghét, quánh thêm, càng đau đớn nên càng khóc bạo. Lúc rảnh rỗi giải trí, Tony sẽ chuyển qua nhạc hồng quân Liên Xô hay xem Gangnam Style. Nghe là hưng phấn, lao đi gặp khách hàng, cười nói lả lơi, rồi nếu nó không chịu ký hợp đồng thì hưng phấn đập phát chết tươi.
Quyết đi nhổ hết tóc bạc và kéo căng da mặt trong chiều nay ở thẩm mỹ viện. Hay đi làm răng cho nó lóa sáng bên nha khoa bác sĩ Bảy (chỗ Tony hay làm răng). Chiều sẽ đi thể thao, có thể là đi quánh golf hay chơi tạt lon với mấy đứa nhỏ trong chung cư. Tối sẽ đi Metro mua về một thùng nước collagen của chị Diệu Hiền trước khi ngủ uống một lon cho nó trẻ. Ngày mai, sẽ là một Tony đầy năng lượng, phơi phới mười tám đôi mươi, kiêu hãnh bán phân giữa dòng đời xuôi ngược.
Ngày 04/09/2013
Một đề bài cực hay và một bài văn xuất sắc. Chia sẻ cho những ai đêm khuya còn lọ mọ với văn hóa đọc.
Bài duy nhất anh Tổng share không phải do mình viết, nhưng cũng có nhiều tâm tình tương tự, thôi nhờ thằng ku 18 tuổi ấy viết giùm.
Bài: Hãy để lại mình một đối thủ
Đội tuyển thể thao Trung Quốc tuy đã đoạt toàn bộ huy chương vàng tại Giải vô địch Bóng bàn thế giới, thế nhưng tôi lại không lấy làm phấn khởi chút nào cả, một cảm giác buồn bã cô đơn chỉ mong thất bại chợt trào lên trong lòng, thật là ở trên cao không sợ gì giá lạnh. Đội tuyển Trung Quốc cần phải có một đối thủ. Mà trên đời này, chẳng phải cũng như vậy hay sao, một người nào đó mà có một đối thủ thì là điều rất hạnh phúc, bởi vì đối thủ của bạn, sẽ cùng bạn trưởng thành trên đường đời, cho đến khi bạn leo lên đến đỉnh cao nhất.
Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế. Anh hùng thường xuất hiện từng đôi từng cặp một, Việt vương Câu Tiễn và Ngô vương Hạp Lư, Tào Tháo và Lưu Bị, Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Trông họ đều như đối thủ của nhau, thế nhưng họ đã khiến cho đối phương thành công, đồng thời họ cũng làm nên chính bản thân mình, và chính vì có sự tồn tại của đối thủ, thì bản thân mình mới phải càng gắng sức gấp bội cho việc học tập, và mới đi phấn đấu. Cuối cùng mới có được công thành danh toại.
Vua Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tôi tin rằng thứ mà ông có được không phải là niềm vui vì mình đã trở thành người duy nhất được tôn vinh trên muôn vàn người, mà là ông cảm thấy buồn tẻ và lạnh lẽo vì không ai địch nổi mình, không chiến mà thắng, ông đã mất đi mục tiêu phấn đấu, đồng thời cũng mất đi chính bản thân ông, cuối cùng triều đình nhà Tần đến đời thứ hai liền bị diệt vong. Lưu Bang tuy tham tiền hám của, háo sắc đẹp, thế nhưng vì có sự tồn tại của Hạng Vũ, khiến Lưu Bang đã từ một kẻ bụi đời trên phố, cuối cùng trở thành một đế vương tài giỏi, tôi tin rằng, năm Lưu Bang qua đời, người tưởng nhớ Lưu Bang nhất không phải là ai, mà ắt phải là Hạng Vũ - đối thủ suốt đời của Lưu Bang.
Hạnh phúc thường khiến cho con người trở nên mê muội, thế nhưng khổ đau lại khiến cho con người trưởng thành. Người chúng ta thường không nhớ rõ lắm chính là người mang lại hạnh phúc cho mình, thế nhưng ai là kẻ gây ra nỗi khổ đau to lớn cho mình thì thường lại khắc cốt ghi tâm. Cuộc đời không có đối thủ chính là cuộc đời không trọn vẹn. Mỗi khi tôi đọc cuốn “Khang Hy Đại Đế”, thì dường như trông thấy hình ảnh vua Khang Hy chúc rượu trong bữa tiệc Thiên thọ, tôi thường cảm động đến nước mắt lưng tròng, nhà vua chúc ba bát rượu, bát rượu thứ nhất kính dâng cho Hoàng thái hậu Hiếu Trang, bát rượu thứ hai kính dâng cho các vị công thần, đến bát rượu thứ ba, Ngài nói như thế này: “Bát rượu thứ ba này, Trẫm kính dâng cho kẻ thù đã chết của Trẫm, Ngao Bái, Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan, còn có Thái tử Chu Tam nữa, họ đều là những anh hùng hào kiệt, chính họ mới là những người đã tạo nên Trẫm đây, họ đã ép buộc Trẫm lập nên công trạng vĩ đại. Trẫm căm ghét họ, nhưng lại kính trọng họ. Ôi, đáng tiếc làm sao, họ đều đã chết cả rồi, Trẫm buồn tẻ biết nhường nào! Trẫm không chúc họ chết đi một cách bình yên, mà chúc họ khiếp sau sống lại thì vẫn làm kẻ thù của Trẫm!”
Thật là hào phóng biết nhường nào, thật là bất khuất làm sao.
Từ xưa anh hùng nhiều trắc trở, muôn vàn hiểm trở cuối cùng cũng như sâu tằm từ trong kén chui ra.
Hãy giữ lại một đối thủ cho bản thân mình, hãy để lại cho mình một mục tiêu phấn đấu, hãy để cho bản thân mình mãi mãi dạt dào sức sống.
Hãy chúc phúc đối thủ của mình, chính vì có họ, bạn mới có thể giành được vẻ vang của ngày hôm nay.
Hãy quý trọng đối thủ của mình, bởi vì rồi có ngày bạn sẽ phát hiện, vai trò không thể thay thế được của họ lại ngự trị trong lòng bạn.
Chúng ta không làm người cầu mong thất bại một cách cô đơn, chúng ta là những hảo hán bằng xương bằng thịt, chúng ta kính trọng đối thủ của chúng ta, để đối thủ và chúng ta cùng nhau tiến bộ, cùng nhau trưởng thành, tất cả chúng ta đều sẽ tiến tới có được một mảnh trời xanh thuộc về chính bản thân mình.
(Bài trích từ bài văn đạt điểm tối đa của học sinh Bắc Kinh mùa tuyển sinh 2011).
Đề bài: Đọc tài liệu cho sẵn sau đây, làm bài theo yêu cầu:
Sau khi kết thúc Giải vô địch bóng bàn thế giới Rotterdam, giáo viên và học sinh cùng nhau thảo luận. Học sinh A nói: Tuyệt vời quá, Đội tuyển Trung Quốc lại đoạt toàn bộ chức vô địch! Thành công này có thể nói là rất xứng đáng. Thi đấu thể thao là phải dựa vào thực lực. Học sinh B nói: Nhưng tôi lại càng mong muốn chứng kiến các tuyển thủ nước ngoài thi đấu quyết liệt và chiến thắng các tuyển thủ nổi tiếng Trung Quốc. Một quốc gia nếu độc quyền tấm huy chương vàng môn thi đấu thể thao nào quá lâu thì thật ra sẽ không có lợi cho sự phát triển của môn thể thao đó. Học sinh C nói: Có người chủ chương, Đội tuyển Trung Quốc nên nhường một hai tấm huy chương vàng cho đội tuyển nước khác, nhưng tôi lại không tán thành, nếu như cố tình thua, thì sẽ vi phạm nguyên tắc thi đấu công bằng và tinh thần Ô-lim-pích...
Giáo viên: Các em nói đều có lý, những lý lẽ này không những thể hiện trong môn thi đấu bóng bàn, mà cũng phù hợp với các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội.
Yêu cầu: Dựa vào tài liệu cho sẵn trên đây, mời anh/chị tự lựa chọn góc độ, tự đặt tiêu đề, liên hệ với thực tế, làm bài văn trên 800 chữ. Ngoài thơ ca ra, không giới hạn về thể loại)
Ngày 07/09/2013
Telesales
Những năm cuối đại học, có lần mình theo chân cô bạn hết sức xinh đẹp và lanh lợi cùng lớp tên V.A đi làm telesales, tức bán hàng qua điện thoại cho khách sạn Grand. Làm lương cũng khá, nhưng chủ yếu là mình vô khách sạn 3-4 sao để học giao tiếp. Đây là bước đệm cực kỳ quan trọng để có thể tự tin nói chuyện qua điện thoại, vì đủ loại người, đủ hạng người hỉ nộ ái ố mình gặp sau này. Dùsao thì nếu họ chịu tiếp mình qua điện thoại, thì coi như thành công. Nên kỹ năng nói qua điện thoại của mình giờ rất dễ thương, ai nghe mà không hồn xiêu phách lạc mới lạ. Cũng nhờ 6 tháng làm ở đó, ngày nào cũng gọi mấy chục cuộc. Nên các bạn sinh viên có thể làm telesales để tăng cơ hội va chạm, trải nghiệm, kỹ năng ăn nói khéo léo... mà lại còn được tiền, chả mất gì cả. Cứ mạnh dạn làm đi. Có khi gọi 100 cuộc mà chỉ có một cuộc có nhu cầu, 99 còn lại thì thôi đủ kiểu, nói nhẹ nhàng từ chối cũng có, la hét chửi bới cũng có, cúp cái rụp cũng có... nhưng đều nên xem đó là cơ hội được trải nghiệm, sinh viên mà, sợ gì. Nhưng cũng có những mối tình hay các quan hệ đặc biệt từ đó, thú vị lắm...
Giờ nghe các bạn gọi điện đến tiếp thị bảo hiểm hay sàn vàng, đất đai, chào hàng cái gì đó... mình đều nhẹ nhàng từ chối, rằng cám ơn em anh không có nhu cầu em nhé. Mình hiểu lắm cảm giác bị tổn thương khi ai đó quát nạt một đứa trẻ 20 tuổi những câu như là gọi gì gọi hoài vậy, mày có tin là tao qua công ty mày đập phát chết mày không, thậm chí một tràng toàn tiếng đan mạch. Cũng vì công việc, vì công ty họ bắt làm, cũng vì miếng cơm manh áo cả thôi. Độc giả TBS nếu có bị gọi nhiều quá thì cũng đừng có nặng lời với các bạn nhé, coi như đó là giọng nói của anh Tổng lúc 20 tuổi đi. Hồi đó, anh Tổng về vắt tay lên trán suy nghĩ, cũng buồn, cũng thấy tự ái, nói thôi chắc nghỉ không làm nữa. Nhưng nghĩ lại, vài bữa tốt nghiệp xong có khi mình vào làm chỗ công ty đa quốc gia, lỡ bị bắt ngồi máy tính suốt ngày (phân tích số liệu chẳng hạn), thì chẳng còn có cơ hội được nghe những lời đủ cung bậc cảm xúc như vậy nữa. Thế là sáng hôm sau khi uống cốc cà phê, lòng lại vui, lại lạc quan và cầm điện thoại lên gọi khí thế.
Khoảng cuối những năm 90, gọi chủ yếu là điện thoại bàn. Muốn tra thông tin về số ĐT hay tên chủ thuê bao thì có thể gọi 108 hay 116. Gọi 108 thì tốn tiền trong khi 116 thì miễn phí, nên tụi mình hay gọi 116. Nhớ kỷ niệm lần đầu làm telesales. Mất cả tháng đào tạo, vừa xong một cái là mình nhanh nhẹn lao ra chỗ ngồi làm việc thực tập liền. Bấm 116, bên kia đầu dây vang lên một giọng nữ. Mình lanh lẹ hỏi: “Chào chị. Chị ơi giúp em số điện thoại của nhà hàng X, địa chỉ 213/15/34 Lê Văn Sĩ được không ạ?” Bên kia đầu dây trả lời tỉnh bơ: “Sao tui biết được”. Mình lặp lại yêu cầu, nhưng chị nói tui không biết cậu ơi. Mình bắt đầu mất kiên nhẫn “chị nói gì kỳ vậy, nhiệm vụ của chị là cung cấp thông tin này cho tôi chứ. Tôi không hài lòng về cách trả lời của chị. Chị tên là gì vậy, tôi sẽ nói chuyện với giám đốc của chị”. Chị nói: “Mà cậu là ai, ở đâu?” Cái mình thơ ngây khai liền, nói: “Em là Nguyễn Văn Tèo, tên tiếng Anh là Tony, gọi đến từ khách sạn Grand Saigon.” Chị ấy hỏi em làm ở bộ phận nào, dạ nói em vừa vào bộ phận telesales đó chị. Chị ấy nói: “Tèo ơi là Tèo, chị Thái nè, giám đốc kinh doanh ở đây nè. Em gọi 116 phải bấm số 9 đầu mới thoát ra được, còn 116 là số nội bộ của khách sạn, là số của chị.”
Trời ơi, chị ấy mới tuyển mình vô làm mà, mới train nhóm mình xong. Tự thấy mình ngáo ngơ thấy ớn, thôi chạy vô xin lỗi, nói em quên, em đã ghi vào sổ lỗi này và sẽ không lặp lại nữa. Mình đứng trước mặt chị gãi đầu ngượng nghịu, tay chân lóng ngóng vụng về. Chị nói, khi 20 tuổi, người ta được phép sai lầm vì nhiệt tình quá.
Chị ấy khen sinh viên kinh tế ngoại thương như tụi em sao thiệt thà dễ thương và nói, để chị đề nghị kế toán mai tăng lương cho em và V.Anh nghen.
Mình nói Dạ. Hết.
Ngày 14/09/2013
Chuyện thơ chuyện thẩn
Làm thơ nói chung khá khó, theo quan điểm của Tony thì làm thơ khó hơn viết văn. Viết văn thì chỉ nắm được ngữ pháp và diễn đạt, sau đó cứ để mạnh cảm xúc trôi theo dòng chữ. Còn làm thơ phải có vần, có điệu, nói ít nghĩa nhiều. Nên thường một số nhà văn không có khả năng làm thơ và ngược lại. Tuy nhiên nhiều người có khả năng vừa viết thơ, vừa làm văn... và cả hai đều dở như nhau (ví dụ Tony). Làm thơ đòi hỏi tư duy logic và toán học nên con của các nhà thơ được cho là thông minh hơn con của nhà văn (không có kiểm chứng, Tony tự nghĩ). Các vĩ nhân trên thế giới, họ có khả năng làm thơ siêu phàm. Thường họ yêu thơ và có thể làm thơ, hay đề thơ trên vách núi kiểu “Ô hay buổi sáng hôm nay. Anh Nguyễn Văn Tèo đã đến đây”, nhưng hổng hiểu sao mấy chỗ di tích lại không cho viết, nói không được vẽ bậy lên tường, chứ không thì từ chùa Một Cột đến Bia Văn Miếu đều chi chít thơ là thơ. Một người chỉ huy cũng nên có tố chất đó, ngoài IQ cao ngất để nắm bắt công việc nhanh chóng, chỉ số EQ cao giúp họ thành công trong đối nhân xử thế. Bạn hãy yêu thơ nếu bạn muốn làm sếp. Nhé.
Thơ Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của thơ Trung Quốc, đặc biệt là thể loại 7 chữ 8 câu (thất ngôn bát cú), hay 5 chữ v.v… Có loại thuần Việt như song thất lục bát hay lục bát tức câu 6 câu 8 mà truyện Kiều là một kiệt tác. Luật thơ lục bát không khó, chỉ việc chữ thứ 6 của câu 8 phía dưới phải trùng vần với chữ thứ 6 của câu trên. Và chữ thứ 6 của câu tiếp theo phải vần với chữ thứ 8 của câu trước. Ví dụ dăm câu lục bát hồi Tony mới học làm thơ nhé (lúc học lớp 6)
Lao xao em nhé lao xao
Lao xao mực tím với bao nụ cười
Lao xao trang sách mở rồi
Lao xao đồng lúa bầu trời mênh mông
Lao xao một chút nắng hồng...
Các vần phải gieo chính xác như ao, ông... và cũng có những vần đặc cách như cười, rồi, trời... cũng được xem là hợp lệ vì có thanh bằng (bằng là dấu huyền và không dấu, các dấu khác là trắc). Kiểu “Cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa” thì chữ “trời” và chữ “vài” ở đây cũng được xem là hợp lệ, còn nếu chuẩn thì phải “một vời bông hoa”.
Sau này thơ Pháp và thơ các nước khác du nhập vào, xuất hiện thơ tự do. Bằng trắc khá phóng khoáng, vần điệu nghe nó trơn tru là được. Tuy nhiên, dân mình vẫn thích thơ cổ điển hơn.
Gần đây, phong trào làm thơ diễn ra nô nức. Nhà nhà làm thơ, người người làm thơ. Dư ăn dư uống rồi. Thơ là thú vui tao nhã, sang trọng. Doanh nhân sau khi có chút tiền, kẻ ra tự truyện, kẻ viết sách, kẻ làm ca sĩ, kẻ làm thơ. Thơ của họ đọc lên nghe nhức nhối chuyện thu chi nợ nần mua bán sáp nhập. Rồi các bác hưu trí cũng bị lừa vào câu lạc bộ yêu thơ, phải đóng mấy chục triệu một bác để cùng nhau xuất bản, mà đọc lên na ná thơ của cụ Trãi cụ Du, nhưng xuyên suốt toàn bộ cuốn sách toàn là chuyện đánh cờ, nuôi chim. Tội nghiệp các cụ, để dành tiền hưu trí không dám ăn dám mặc, lâu lâu có một cậu ở Hà Nội xuống khua môi múa mép là các cụ móc ra hết để xuất bản thơ. Mình thấy ngoài bìa ghi là “Tuyển tập thơ Tổ Hưu”, mình nói chắc lỗi đánh máy rồi. Các bác nói không, thơ của các cụ trong tổ hưu trí đấy.
Có lần Tony được tặng một tập thơ là sáng tác của các chị trong câu lạc bộ múa quạt và chơi cầu lông huyện X. “Em đọc xem thử tụi chị viết có thua kém chị Hương, chị Quan không.” (Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan)” Chị hội trưởng bảo. Tony đọc thấy buồn cười, nhưng không dám nói, chỉ giả lả chắc tầm em chưa lĩnh hội được hết, để về em đọc kỹ lại. Mấy chị nói em không hiểu thì ai hiểu, bèn hùn tiền ép Tony vào nhà hàng ăn uống, nói để tụi chị phân tích cho em thấy, em mà không mê thì thôi. Ví dụ một bài “Trăng sáng vườn chè” để em thấy chất văn học trong dòng thơ của huyện chị nhé:
“Đêm nay trăng sáng vườn chè
Gặp thằng mất dạy nó đè chụy ra
Ban đầu chụy tưởng nó tha
Ai ngờ nó nhét mả cha nó vào...”
Các bài khác cũng tương tự. Tony nghe xong thì lạnh sống lưng, mồ hôi tuôn ra như thác. Mấy chị nói, đó là tiếng kêu phản kháng của phụ nữ vùng trung du trước vấn nạn “5 dấu sắc”, mà dấu sắc “hiếp” là nhức nhối nhất. Hóa ra thơ thời đại nào cũng mang hơi thở của xã hội thời đại đó.
Dù ý chưa thanh thoát lắm nhưng Tony khen các chị gieo vần thế là chuẩn, mấy chị sướng tê tái. Thế là nòng nợn được các chị gắp nia nịa vào bát của Tony. À. Nói mới nhớ có lão bạn mình làm doanh nhân doanh nhéo gì đó, có tiền nên suốt ngày chỉ quánh golf và làm thơ thôi, để đời nó nể. Nhưng khổ nỗi thơ của anh ấy gieo vần cứ tréo ngoe cẳng ngỗng, đọc lên nghe tức anh ách. Bạn nghe thử nhé, thơ lục bát miêu tả một người chị yêu dấu nào đó của lão:
“Chị ngồi dáng vẻ bồn chồn
Hỏi ra mới biết cái lưng chị đau.”
Đưa cho anh nhà thơ Y gốc Quảng Nam để góp ý, ổng buộc miệng chửi thề nói “gieo vần chi mà lọa rứa bai. “Bồn chồn” mà lại vần với “cái lưng” được à?”
Lẽ nào không được?
Chuyện hát chuyện ca
1. Người ta nói nhiều về vai trò của âm nhạc trong đời sống con người, đặc biệt là dân Việt, một dân tộc yêu ca hát đến nỗi quán karaoke nhiều hơn thư viện hay nhà sách. Hiếm có tiệc tùng nào tăng hai không phải là hát Karaoke và tăng 3 cũng là hò chèo thuyền mái đẩy trong nhà nghỉ. Trên tivi tràn ngập các cuộc thi âm nhạc và trên không gian ảo lẫn không gian thật, đâu đâu cũngnói về Trần Lập, Hồ Ngọc Hà... với đủ mọi lời bình thể hiện sự quan tâm cao nhất. Ít ai nói về học hành thi cử. Ít ai nói về sản xuất kinh doanh. Hiếm thấy ai trên facebook 1000 friends của mình, mà toàn là trí thức mới ghê, nói về sách này hay sách kia, các status update phần lớn là hôm nay ca sĩ này hát hay quá, ca sĩ kia hát dở quá, hôm nay chán quá... Ít ai tự nghĩ ủa sao cũng con người mà dân Hàn Quốc say sưa đọc sách, say sưa nghiên cứu và say sưa làm việc, rồi họ bước chân ra đi với câu giới thiệu tôi là người Hàn Quốc và cả thế giới thán phục, phần lớn các nước đều miễn visa cho họ, muốn đi đâu thì đi. Phần lớn thời gian của thanh niên Việt Nam bây giờ, kể cả trí thức (tạm gọi những người tốt nghiệp đại học là trí thức), gắn liền với việc nhìn vào cái máy laptop hay cái Ipad hay Iphone...
Hằng ngày, họ vẫn say sưa về giọng hát Việt, thần tượng Việt, tài năng Việt mà chủ yếu trong đó chủ yếu là hát hò. Đi tìm tài năng Việt Nam đây sao? Tài năng của cả một đất nước là việc nuốt kiếm vào cổ họng hay hát một bài nghe giống ca sĩ nước ngoài, càng giống càng tài năng? Họ không quan tâm ngày mai tiền đâu đi chợ, giá cả sẽ tăng thế nào, làm thế nào để tăng thu nhập, ra đường làm thế nào không bị tai nạn giao thông, ăn uống thế nào để không ngộ độc, học hành thế nào để ra trường biết làm việc và kiếm được việc làm. Có ai quan tâm 60,000 cô dâu Việt ở Hàn Quốc và cũng con số tương đương ở Đài Loan? Sao đều là con rồng cháu Tiên mà ngậm ngùi đến thế? Và đến Malaysia hay con phố Geylang ở Singapore, không khó để nghe tiếng mình vang lên giữa khu phố đèn đỏ ấy, đến độ hải quan hai nước này, cứ phụ nữ Việt Nam sang du lịch thì phải chứng minh có đâu một ngàn USD trong túi để tránh đi làm gái. Hàng vạn cu li nói tiếng Việt bán mồ hôi quần quật trên những công trưởng, dưới cống, trèo cây, lau nhà cao tầng... những chỗ nguy hiểm dân bản xứ chê không làm. Một ngày quần quật, đêm về nhớ quay quắt vợ con ở quê nhà hình chữ S. Cả đến khoản nợ mấy ngàn đô vay để thế chấp đi lao động, canh cánh bên lòng.
Và mấy chục triệu còn lại ở quê vẫn đêm đêm hướng lên màn hình, vui vẻ cho những trò lố lăng vô bổ, thích thú với các màn lộ hàng khoe thân rẻ tiền, hay nhắn tin khí thế để làm đầy túi tiền của một công ty giải trí nào đó. Mình từng chứng kiến ở miền Tây, một nhà kia có cô con gái đi xuất khẩu lao động hay làm gì đó ở nước ngoài, hai vợ chồng cứ nằm võng kẽo kẹt chờ đến 4 giờ chiều là sổ đề, đánh theo các công ty xổ số. Cứ mỗi lần kẹt tiền thì: “Út, mày viết thư gửi chị Hai nói gửi về ba một ít sửa cái chái, cái hiên...” đủ các lý do để xin tiền. Ai biết những chị Hai bên kia cày chết mẹ luôn, cực khổ hay đau ốm gì cũng không dám nói, nên bên Việt Nam tưởng đi nước ngoài là hái tiền như hái lá ổi, cần là bảo gửi về. Sau một ngày mưu sinh vất vả, đêm về những chị Hai ấy nước mắt cứ tuôn trào vì thương phận mình, rồi nhớ nhà, nhớ quê... nhớ dòng sông lục bình trôi tím ngắt, nhớ mỗi hoàng hôn bìm bịp lẻ bạn kêu tha thiết đến nao lòng...
2. Vai trò của âm nhạc thật là to lớn. Có những đội quân thắng trận như Hồng Quân Liên Xô vì họ biết cổ vũ tinh thần binh sĩ bằng những lời như “trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân kéo về” hay tình yêu cũng nhẹ nhàng và hòa trong tình yêu đất nước “tình đã trao nhau êm đềm, gặp nhau lần nào cũng vội vì chẳng đủ gần mà giận dỗi...”. Nhưng cũng có những số phận, những con người của một vùng đất mà cứ phải đeo đẳng cái nghèo cái hèn, cái bất lực và tứ xứ tha phương cầu thực vì trót gảy đàn bầu. Tỷ lệ phá thai của Việt Nam cao nhất nhì thế giới là vì vậy (mới có câu “làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”-một sự liên tưởng gượng ép rất nhảm của Tony). Những cô gái đất phương Nam bước chân ngàn dặm ra đi lấy chồng Hàn chồng Đài... hay làm gái massage bia ôm tận Mộc Châu Sơn La... cũng chỉ vì câu hát “thương những đời như lục bình trôi”. Ít có cô gái miền trung nào làm nghề này vì ở miền trung đâu có những bài hát buồn như vậy. Hẻm có cô gái bán bia ôm nào vào phòng sau khi sà vào lòng khách là không chụp micro hát vang trong nước mắt bài “Tội tình” với “Sao anh bỏ ra đi, em nào có tội tình gì, sao anh bỏ ra đi, em nào có lỗi lầm chi…?” Còn nếu bạn đi karaoke với một bà giáo sư tiến sĩ viện sĩ với các huy chương lấp lánh trên ngực, bạn sẽ nghe “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại”, phải chăng họ nghe nhạc hùng hồn như thế nên mới ăn học đến giáo sư viện sĩ tiến sĩ khoa học hàn lâm?
Ca sĩ Lệ Thu, hôm trước phỏng vấn có nói hình như bài hát nổi tiếng đầu tiên nó vận vào người cô. Đó là bài “Nước mắt mùa thu”, bài hát mà Phạm Duy sáng tác riêng cho cô, cho nghệ danh của cô với những câu buồn não ruột như “Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều, một đời ca sĩ hát trong buồn tênh”. Nghe thúi ruột thúi gan. Lúc ở bển, Tony sợ vào quán của người Việt mặc dù thèm đồ ăn ở đó. Vì vào nghe nhạc buồn, nhớ quê. Có cái bài gì, “Ở bên này nhớ cha nhớ mẹ, may mà thời gian trôi vun vút, không như Sài Gòn, nếu không tôi đã khóc một dòng sông”. Ngồi nghe xong nước mắt cứ chảy dài, trời đông lạnh giá, nước mắt vừa trào ra đã khô cứng trên má, gỡ ra bỏ vô ly cà phê nóng thành cà phê đá (rẻ hơn một usd). Công ty nào nghe nhạc sến cả ngày trước sau gì cũng phá sản. Người nào nghe nhạc sến cả ngày thì trước sau gì cũng bị chồng bỏ vợ quánh bầm mắt cho coi.
Vậy phải làm sao? Làm sao để lên dây cót tinh thần? Kinh tế đang suy thoái, nên nghe nhạc hùng hồn để có tinh thần làm ăn. Đang buôn bán ế? Bạn nên dẹp mấy nhạc rầu rĩ nếu đang nghe. Tony cũng vậy, giờ quyết định hẻm coi cải lương nữa. Coi khóc hoài. Bữa thương con Lan bữa thương thằng Điệp. Bữa tội nghiệp cô Lựu (hổng phải Mai thị Lựu)... Khóc quá nên hết muốn làm ăn gì -> tiền hẻm có lại ngồi khóc tiếp. Chủ nợ tới thấy khóc quá nên ghét, quánh thêm, càng đau đớn nên càng khóc bạo. Lúc rảnh rỗi giải trí, Tony sẽ chuyển qua nhạc hồng quân Liên Xô hay xem Gangnam Style. Nghe là hưng phấn, lao đi gặp khách hàng, cười nói lả lơi, rồi nếu nó không chịu ký hợp đồng thì hưng phấn đập phát chết tươi.
Quyết đi nhổ hết tóc bạc và kéo căng da mặt trong chiều nay ở thẩm mỹ viện. Hay đi làm răng cho nó lóa sáng bên nha khoa bác sĩ Bảy (chỗ Tony hay làm răng). Chiều sẽ đi thể thao, có thể là đi quánh golf hay chơi tạt lon với mấy đứa nhỏ trong chung cư. Tối sẽ đi Metro mua về một thùng nước collagen của chị Diệu Hiền trước khi ngủ uống một lon cho nó trẻ. Ngày mai, sẽ là một Tony đầy năng lượng, phơi phới mười tám đôi mươi, kiêu hãnh bán phân giữa dòng đời xuôi ngược.
Ngày 04/09/2013
Một đề bài cực hay và một bài văn xuất sắc. Chia sẻ cho những ai đêm khuya còn lọ mọ với văn hóa đọc.
Bài duy nhất anh Tổng share không phải do mình viết, nhưng cũng có nhiều tâm tình tương tự, thôi nhờ thằng ku 18 tuổi ấy viết giùm.
Bài: Hãy để lại mình một đối thủ
Đội tuyển thể thao Trung Quốc tuy đã đoạt toàn bộ huy chương vàng tại Giải vô địch Bóng bàn thế giới, thế nhưng tôi lại không lấy làm phấn khởi chút nào cả, một cảm giác buồn bã cô đơn chỉ mong thất bại chợt trào lên trong lòng, thật là ở trên cao không sợ gì giá lạnh. Đội tuyển Trung Quốc cần phải có một đối thủ. Mà trên đời này, chẳng phải cũng như vậy hay sao, một người nào đó mà có một đối thủ thì là điều rất hạnh phúc, bởi vì đối thủ của bạn, sẽ cùng bạn trưởng thành trên đường đời, cho đến khi bạn leo lên đến đỉnh cao nhất.
Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế. Anh hùng thường xuất hiện từng đôi từng cặp một, Việt vương Câu Tiễn và Ngô vương Hạp Lư, Tào Tháo và Lưu Bị, Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Trông họ đều như đối thủ của nhau, thế nhưng họ đã khiến cho đối phương thành công, đồng thời họ cũng làm nên chính bản thân mình, và chính vì có sự tồn tại của đối thủ, thì bản thân mình mới phải càng gắng sức gấp bội cho việc học tập, và mới đi phấn đấu. Cuối cùng mới có được công thành danh toại.
Vua Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tôi tin rằng thứ mà ông có được không phải là niềm vui vì mình đã trở thành người duy nhất được tôn vinh trên muôn vàn người, mà là ông cảm thấy buồn tẻ và lạnh lẽo vì không ai địch nổi mình, không chiến mà thắng, ông đã mất đi mục tiêu phấn đấu, đồng thời cũng mất đi chính bản thân ông, cuối cùng triều đình nhà Tần đến đời thứ hai liền bị diệt vong. Lưu Bang tuy tham tiền hám của, háo sắc đẹp, thế nhưng vì có sự tồn tại của Hạng Vũ, khiến Lưu Bang đã từ một kẻ bụi đời trên phố, cuối cùng trở thành một đế vương tài giỏi, tôi tin rằng, năm Lưu Bang qua đời, người tưởng nhớ Lưu Bang nhất không phải là ai, mà ắt phải là Hạng Vũ - đối thủ suốt đời của Lưu Bang.
Hạnh phúc thường khiến cho con người trở nên mê muội, thế nhưng khổ đau lại khiến cho con người trưởng thành. Người chúng ta thường không nhớ rõ lắm chính là người mang lại hạnh phúc cho mình, thế nhưng ai là kẻ gây ra nỗi khổ đau to lớn cho mình thì thường lại khắc cốt ghi tâm. Cuộc đời không có đối thủ chính là cuộc đời không trọn vẹn. Mỗi khi tôi đọc cuốn “Khang Hy Đại Đế”, thì dường như trông thấy hình ảnh vua Khang Hy chúc rượu trong bữa tiệc Thiên thọ, tôi thường cảm động đến nước mắt lưng tròng, nhà vua chúc ba bát rượu, bát rượu thứ nhất kính dâng cho Hoàng thái hậu Hiếu Trang, bát rượu thứ hai kính dâng cho các vị công thần, đến bát rượu thứ ba, Ngài nói như thế này: “Bát rượu thứ ba này, Trẫm kính dâng cho kẻ thù đã chết của Trẫm, Ngao Bái, Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan, còn có Thái tử Chu Tam nữa, họ đều là những anh hùng hào kiệt, chính họ mới là những người đã tạo nên Trẫm đây, họ đã ép buộc Trẫm lập nên công trạng vĩ đại. Trẫm căm ghét họ, nhưng lại kính trọng họ. Ôi, đáng tiếc làm sao, họ đều đã chết cả rồi, Trẫm buồn tẻ biết nhường nào! Trẫm không chúc họ chết đi một cách bình yên, mà chúc họ khiếp sau sống lại thì vẫn làm kẻ thù của Trẫm!”
Thật là hào phóng biết nhường nào, thật là bất khuất làm sao.
Từ xưa anh hùng nhiều trắc trở, muôn vàn hiểm trở cuối cùng cũng như sâu tằm từ trong kén chui ra.
Hãy giữ lại một đối thủ cho bản thân mình, hãy để lại cho mình một mục tiêu phấn đấu, hãy để cho bản thân mình mãi mãi dạt dào sức sống.
Hãy chúc phúc đối thủ của mình, chính vì có họ, bạn mới có thể giành được vẻ vang của ngày hôm nay.
Hãy quý trọng đối thủ của mình, bởi vì rồi có ngày bạn sẽ phát hiện, vai trò không thể thay thế được của họ lại ngự trị trong lòng bạn.
Chúng ta không làm người cầu mong thất bại một cách cô đơn, chúng ta là những hảo hán bằng xương bằng thịt, chúng ta kính trọng đối thủ của chúng ta, để đối thủ và chúng ta cùng nhau tiến bộ, cùng nhau trưởng thành, tất cả chúng ta đều sẽ tiến tới có được một mảnh trời xanh thuộc về chính bản thân mình.
(Bài trích từ bài văn đạt điểm tối đa của học sinh Bắc Kinh mùa tuyển sinh 2011).
Đề bài: Đọc tài liệu cho sẵn sau đây, làm bài theo yêu cầu:
Sau khi kết thúc Giải vô địch bóng bàn thế giới Rotterdam, giáo viên và học sinh cùng nhau thảo luận. Học sinh A nói: Tuyệt vời quá, Đội tuyển Trung Quốc lại đoạt toàn bộ chức vô địch! Thành công này có thể nói là rất xứng đáng. Thi đấu thể thao là phải dựa vào thực lực. Học sinh B nói: Nhưng tôi lại càng mong muốn chứng kiến các tuyển thủ nước ngoài thi đấu quyết liệt và chiến thắng các tuyển thủ nổi tiếng Trung Quốc. Một quốc gia nếu độc quyền tấm huy chương vàng môn thi đấu thể thao nào quá lâu thì thật ra sẽ không có lợi cho sự phát triển của môn thể thao đó. Học sinh C nói: Có người chủ chương, Đội tuyển Trung Quốc nên nhường một hai tấm huy chương vàng cho đội tuyển nước khác, nhưng tôi lại không tán thành, nếu như cố tình thua, thì sẽ vi phạm nguyên tắc thi đấu công bằng và tinh thần Ô-lim-pích...
Giáo viên: Các em nói đều có lý, những lý lẽ này không những thể hiện trong môn thi đấu bóng bàn, mà cũng phù hợp với các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội.
Yêu cầu: Dựa vào tài liệu cho sẵn trên đây, mời anh/chị tự lựa chọn góc độ, tự đặt tiêu đề, liên hệ với thực tế, làm bài văn trên 800 chữ. Ngoài thơ ca ra, không giới hạn về thể loại)
Ngày 07/09/2013
Telesales
Những năm cuối đại học, có lần mình theo chân cô bạn hết sức xinh đẹp và lanh lợi cùng lớp tên V.A đi làm telesales, tức bán hàng qua điện thoại cho khách sạn Grand. Làm lương cũng khá, nhưng chủ yếu là mình vô khách sạn 3-4 sao để học giao tiếp. Đây là bước đệm cực kỳ quan trọng để có thể tự tin nói chuyện qua điện thoại, vì đủ loại người, đủ hạng người hỉ nộ ái ố mình gặp sau này. Dùsao thì nếu họ chịu tiếp mình qua điện thoại, thì coi như thành công. Nên kỹ năng nói qua điện thoại của mình giờ rất dễ thương, ai nghe mà không hồn xiêu phách lạc mới lạ. Cũng nhờ 6 tháng làm ở đó, ngày nào cũng gọi mấy chục cuộc. Nên các bạn sinh viên có thể làm telesales để tăng cơ hội va chạm, trải nghiệm, kỹ năng ăn nói khéo léo... mà lại còn được tiền, chả mất gì cả. Cứ mạnh dạn làm đi. Có khi gọi 100 cuộc mà chỉ có một cuộc có nhu cầu, 99 còn lại thì thôi đủ kiểu, nói nhẹ nhàng từ chối cũng có, la hét chửi bới cũng có, cúp cái rụp cũng có... nhưng đều nên xem đó là cơ hội được trải nghiệm, sinh viên mà, sợ gì. Nhưng cũng có những mối tình hay các quan hệ đặc biệt từ đó, thú vị lắm...
Giờ nghe các bạn gọi điện đến tiếp thị bảo hiểm hay sàn vàng, đất đai, chào hàng cái gì đó... mình đều nhẹ nhàng từ chối, rằng cám ơn em anh không có nhu cầu em nhé. Mình hiểu lắm cảm giác bị tổn thương khi ai đó quát nạt một đứa trẻ 20 tuổi những câu như là gọi gì gọi hoài vậy, mày có tin là tao qua công ty mày đập phát chết mày không, thậm chí một tràng toàn tiếng đan mạch. Cũng vì công việc, vì công ty họ bắt làm, cũng vì miếng cơm manh áo cả thôi. Độc giả TBS nếu có bị gọi nhiều quá thì cũng đừng có nặng lời với các bạn nhé, coi như đó là giọng nói của anh Tổng lúc 20 tuổi đi. Hồi đó, anh Tổng về vắt tay lên trán suy nghĩ, cũng buồn, cũng thấy tự ái, nói thôi chắc nghỉ không làm nữa. Nhưng nghĩ lại, vài bữa tốt nghiệp xong có khi mình vào làm chỗ công ty đa quốc gia, lỡ bị bắt ngồi máy tính suốt ngày (phân tích số liệu chẳng hạn), thì chẳng còn có cơ hội được nghe những lời đủ cung bậc cảm xúc như vậy nữa. Thế là sáng hôm sau khi uống cốc cà phê, lòng lại vui, lại lạc quan và cầm điện thoại lên gọi khí thế.
Khoảng cuối những năm 90, gọi chủ yếu là điện thoại bàn. Muốn tra thông tin về số ĐT hay tên chủ thuê bao thì có thể gọi 108 hay 116. Gọi 108 thì tốn tiền trong khi 116 thì miễn phí, nên tụi mình hay gọi 116. Nhớ kỷ niệm lần đầu làm telesales. Mất cả tháng đào tạo, vừa xong một cái là mình nhanh nhẹn lao ra chỗ ngồi làm việc thực tập liền. Bấm 116, bên kia đầu dây vang lên một giọng nữ. Mình lanh lẹ hỏi: “Chào chị. Chị ơi giúp em số điện thoại của nhà hàng X, địa chỉ 213/15/34 Lê Văn Sĩ được không ạ?” Bên kia đầu dây trả lời tỉnh bơ: “Sao tui biết được”. Mình lặp lại yêu cầu, nhưng chị nói tui không biết cậu ơi. Mình bắt đầu mất kiên nhẫn “chị nói gì kỳ vậy, nhiệm vụ của chị là cung cấp thông tin này cho tôi chứ. Tôi không hài lòng về cách trả lời của chị. Chị tên là gì vậy, tôi sẽ nói chuyện với giám đốc của chị”. Chị nói: “Mà cậu là ai, ở đâu?” Cái mình thơ ngây khai liền, nói: “Em là Nguyễn Văn Tèo, tên tiếng Anh là Tony, gọi đến từ khách sạn Grand Saigon.” Chị ấy hỏi em làm ở bộ phận nào, dạ nói em vừa vào bộ phận telesales đó chị. Chị ấy nói: “Tèo ơi là Tèo, chị Thái nè, giám đốc kinh doanh ở đây nè. Em gọi 116 phải bấm số 9 đầu mới thoát ra được, còn 116 là số nội bộ của khách sạn, là số của chị.”
Trời ơi, chị ấy mới tuyển mình vô làm mà, mới train nhóm mình xong. Tự thấy mình ngáo ngơ thấy ớn, thôi chạy vô xin lỗi, nói em quên, em đã ghi vào sổ lỗi này và sẽ không lặp lại nữa. Mình đứng trước mặt chị gãi đầu ngượng nghịu, tay chân lóng ngóng vụng về. Chị nói, khi 20 tuổi, người ta được phép sai lầm vì nhiệt tình quá.
Chị ấy khen sinh viên kinh tế ngoại thương như tụi em sao thiệt thà dễ thương và nói, để chị đề nghị kế toán mai tăng lương cho em và V.Anh nghen.
Mình nói Dạ. Hết.
Ngày 14/09/2013
Chuyện thơ chuyện thẩn
Làm thơ nói chung khá khó, theo quan điểm của Tony thì làm thơ khó hơn viết văn. Viết văn thì chỉ nắm được ngữ pháp và diễn đạt, sau đó cứ để mạnh cảm xúc trôi theo dòng chữ. Còn làm thơ phải có vần, có điệu, nói ít nghĩa nhiều. Nên thường một số nhà văn không có khả năng làm thơ và ngược lại. Tuy nhiên nhiều người có khả năng vừa viết thơ, vừa làm văn... và cả hai đều dở như nhau (ví dụ Tony). Làm thơ đòi hỏi tư duy logic và toán học nên con của các nhà thơ được cho là thông minh hơn con của nhà văn (không có kiểm chứng, Tony tự nghĩ). Các vĩ nhân trên thế giới, họ có khả năng làm thơ siêu phàm. Thường họ yêu thơ và có thể làm thơ, hay đề thơ trên vách núi kiểu “Ô hay buổi sáng hôm nay. Anh Nguyễn Văn Tèo đã đến đây”, nhưng hổng hiểu sao mấy chỗ di tích lại không cho viết, nói không được vẽ bậy lên tường, chứ không thì từ chùa Một Cột đến Bia Văn Miếu đều chi chít thơ là thơ. Một người chỉ huy cũng nên có tố chất đó, ngoài IQ cao ngất để nắm bắt công việc nhanh chóng, chỉ số EQ cao giúp họ thành công trong đối nhân xử thế. Bạn hãy yêu thơ nếu bạn muốn làm sếp. Nhé.
Thơ Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của thơ Trung Quốc, đặc biệt là thể loại 7 chữ 8 câu (thất ngôn bát cú), hay 5 chữ v.v… Có loại thuần Việt như song thất lục bát hay lục bát tức câu 6 câu 8 mà truyện Kiều là một kiệt tác. Luật thơ lục bát không khó, chỉ việc chữ thứ 6 của câu 8 phía dưới phải trùng vần với chữ thứ 6 của câu trên. Và chữ thứ 6 của câu tiếp theo phải vần với chữ thứ 8 của câu trước. Ví dụ dăm câu lục bát hồi Tony mới học làm thơ nhé (lúc học lớp 6)
Lao xao em nhé lao xao
Lao xao mực tím với bao nụ cười
Lao xao trang sách mở rồi
Lao xao đồng lúa bầu trời mênh mông
Lao xao một chút nắng hồng...
Các vần phải gieo chính xác như ao, ông... và cũng có những vần đặc cách như cười, rồi, trời... cũng được xem là hợp lệ vì có thanh bằng (bằng là dấu huyền và không dấu, các dấu khác là trắc). Kiểu “Cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa” thì chữ “trời” và chữ “vài” ở đây cũng được xem là hợp lệ, còn nếu chuẩn thì phải “một vời bông hoa”.
Sau này thơ Pháp và thơ các nước khác du nhập vào, xuất hiện thơ tự do. Bằng trắc khá phóng khoáng, vần điệu nghe nó trơn tru là được. Tuy nhiên, dân mình vẫn thích thơ cổ điển hơn.
Gần đây, phong trào làm thơ diễn ra nô nức. Nhà nhà làm thơ, người người làm thơ. Dư ăn dư uống rồi. Thơ là thú vui tao nhã, sang trọng. Doanh nhân sau khi có chút tiền, kẻ ra tự truyện, kẻ viết sách, kẻ làm ca sĩ, kẻ làm thơ. Thơ của họ đọc lên nghe nhức nhối chuyện thu chi nợ nần mua bán sáp nhập. Rồi các bác hưu trí cũng bị lừa vào câu lạc bộ yêu thơ, phải đóng mấy chục triệu một bác để cùng nhau xuất bản, mà đọc lên na ná thơ của cụ Trãi cụ Du, nhưng xuyên suốt toàn bộ cuốn sách toàn là chuyện đánh cờ, nuôi chim. Tội nghiệp các cụ, để dành tiền hưu trí không dám ăn dám mặc, lâu lâu có một cậu ở Hà Nội xuống khua môi múa mép là các cụ móc ra hết để xuất bản thơ. Mình thấy ngoài bìa ghi là “Tuyển tập thơ Tổ Hưu”, mình nói chắc lỗi đánh máy rồi. Các bác nói không, thơ của các cụ trong tổ hưu trí đấy.
Có lần Tony được tặng một tập thơ là sáng tác của các chị trong câu lạc bộ múa quạt và chơi cầu lông huyện X. “Em đọc xem thử tụi chị viết có thua kém chị Hương, chị Quan không.” (Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan)” Chị hội trưởng bảo. Tony đọc thấy buồn cười, nhưng không dám nói, chỉ giả lả chắc tầm em chưa lĩnh hội được hết, để về em đọc kỹ lại. Mấy chị nói em không hiểu thì ai hiểu, bèn hùn tiền ép Tony vào nhà hàng ăn uống, nói để tụi chị phân tích cho em thấy, em mà không mê thì thôi. Ví dụ một bài “Trăng sáng vườn chè” để em thấy chất văn học trong dòng thơ của huyện chị nhé:
“Đêm nay trăng sáng vườn chè
Gặp thằng mất dạy nó đè chụy ra
Ban đầu chụy tưởng nó tha
Ai ngờ nó nhét mả cha nó vào...”
Các bài khác cũng tương tự. Tony nghe xong thì lạnh sống lưng, mồ hôi tuôn ra như thác. Mấy chị nói, đó là tiếng kêu phản kháng của phụ nữ vùng trung du trước vấn nạn “5 dấu sắc”, mà dấu sắc “hiếp” là nhức nhối nhất. Hóa ra thơ thời đại nào cũng mang hơi thở của xã hội thời đại đó.
Dù ý chưa thanh thoát lắm nhưng Tony khen các chị gieo vần thế là chuẩn, mấy chị sướng tê tái. Thế là nòng nợn được các chị gắp nia nịa vào bát của Tony. À. Nói mới nhớ có lão bạn mình làm doanh nhân doanh nhéo gì đó, có tiền nên suốt ngày chỉ quánh golf và làm thơ thôi, để đời nó nể. Nhưng khổ nỗi thơ của anh ấy gieo vần cứ tréo ngoe cẳng ngỗng, đọc lên nghe tức anh ách. Bạn nghe thử nhé, thơ lục bát miêu tả một người chị yêu dấu nào đó của lão:
“Chị ngồi dáng vẻ bồn chồn
Hỏi ra mới biết cái lưng chị đau.”
Đưa cho anh nhà thơ Y gốc Quảng Nam để góp ý, ổng buộc miệng chửi thề nói “gieo vần chi mà lọa rứa bai. “Bồn chồn” mà lại vần với “cái lưng” được à?”
Lẽ nào không được?
Bình luận facebook