• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Bố Già (The Godfather) (3 Viewers)

  • Bố Già ( The Godfather ) - Chương 23

Qua năm tháng sống cuộc đời của kẻ vong tẩu trên đất Xixili cuối cùng Mai cơn Côrleône đã hiểu ra được nhiều điều trong số phận và tính cách của cha mình. Anh hiểu những người như Luca Bradi hay lão caporegime Clemexa là từ đâu ra, tại sao mẹ anh nhẫn nhục cam chịu cái vai trò dành cho bà trong gia đình. ở Xixili, anh đã


thấy họ không còn cách nào khác là phải đứng lên đấu tranh để thay đổi cái số kiếp đã dành sẵn cho họ. Mai cơn hiểu vì sao don Côrleône thích nhắc lại rằng mỗi con người có một số phận riêng. Anh đã lần đến được các nguyên nhân của cái thái dộ coi thường chính quyền hợp pháp, coi thường chính phủ - những cội nguồn của sự căm thù dối với tất cả những ai vi phạm luật omerta.


Trong bộ áo quần xơ xác, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai đã cũ sờn, Mai cơn xuống tàu ở Palermô; từ đó người ta đưa anh vào sâu trong đảo, đến tận trung tâm của một


tỉnh hẻo lánh, nơi mafia nắm quyền thống trị tuyệt đối, và ông trùm địa phương, tức capo - mafiaso, là người chịu ơn sâu don Côrleône vì một sự trợ giúp nào đó rất quan trọng trước đây. Chính ớ tỉnh lỵ có thị trấn Côrleône ( mà cha anh khi chạy sang Mĩ đã lấy tên đặt làm họ mới cho mình để kỉ niệm quê hương) nhưng không còn một ai trong số thân thích họ hàng của Bố Già này còn sống ở đây nữa - những người phụ nữ đều đã sớm qua đời khi tuổi già chưa kịp đến, còn đám đàn ông thì hoặc đã bỏ mạng trong các cuộc trả nợ máu kinh hồn, hoặc buộc phải rời bỏ quê cha đất tổ đi lập nghiệp ở nơi khác. Sau này anh còn được biết thêm rằng cái thị trấn này đứng đầu thế giới về giết người.


Mai cơn được bố trí ở trong nhà người chú của capo - mafiaso, một ông già độc thân đã ngoài bẩy mươi, là viên bác sĩ độc nhất của cả vùng. Còn chính capo - mafiaso, một người đàn ông lăm mươi lăm tuổi tên là Tômmadinô, vốn là Gabbelletto, trông coi cái lãnh địa khổng lồ của một trong những dòng họ có thế lực nhất Xixili. Nhiệm vụ của các gabbelletto như lão là chăm lo sao cho đám dân nghèo không xâm phạm đến đất đai bỏ không một cách vô ích của chủ đất, không để họ tự tiện khai khẩn gieo trồng hoặc lén lút săn bắn trộm.


Nói một cách ngắn ngọn, là bảo vệ tài sản của các ông chủ giàu có khỏi những sự xâm phạm cho dù là cực kì nhỏ đi nữa, cho dù là hợp pháp đi nữa, của đám dân đen. Nếu như một người nông dân nào đó dám nghĩ đến chuyện dựa vào pháp luật để kiếm một mẩu đất hoang nho nhỏ trong lãnh địa, thì gabbelletto liền đe dọa sẽ trừng trị thẳng tay và kẻ khốn khổ đáng thương không còn nào khác là đành phải từ bỏ ý định của mình.


ở trong tỉnh này, don Tômmadinô còn phụ trách việc phân phối nước và ngăn cản kế hoạch xây các con đập đã được chính phủ Rôm chuẩn y. Các con đập nếu được xây nên sẽ hạ giá nước ăn, gây nguy hại cho một ngành thương mại cực kì béo bở là nghề buôn nước giếng phun mà lão kiểm soát, phá vỡ toàn bộ các cơ sở cung cấp


nước mà ở đây đã mất bao công sức gây dựng nên qua bao nhiêu thế kỉ nay. Tuy nhiên, cần phải nói rằng đon Tômmadinô thuộc phái cổ, lão không dây dưa với việc buôn bán ma túy hoặc mãi dâm. Chính vì vậy mới nảy sinh ra những mâu thuẫn với cánh trẻ vừa nổi lên ở Palermô - đám này chịu ảnh hưởng của dân găngxtơ vừa bị Hoa kì trục xuất và dám làm bất cứ việc gì miễn là kiếm được tiền. Don Tômmadinô, như hầu hết các capo - mafiaso, người cao lớn, dữ dằn, rất có uy tín đối với đám thủ hạ thuộc quyền. Dưới sự bảo vệ của một người như thế Mai cơn có thể sống yên ổn chằng phải lo ngại gì hơn nữa tung tích của anh lại được giấu kín, phạm vi hoạt động của anh được giới hạn trong các hàng dậu của trang trại ông già bác sĩ Tada.


Bác sĩ Tada, có khổ người quá cao so với dân gốc Xixili, da dẻ hồng hào, tóc bạc trắng, tuy đã ngoại thất thập nhưng tuần nào cũng mò ra Palermo chơi điếm, càng trẻ càng thích. Là một người rất say mê đọc sách, ông ta đọc tất cả những gì vớ được và đem các vấn đề dã đọc ra thảo luận với hàng xóm, với các nông dân mù chữ và với những người chăn súc vật trong vùng, điều đó khiến ông ta nổi tiếng khắp nơi là một lão già cuồng chữ. Đám nông dân ở đây thì cần gì đến sách với vở?


Chiều đến, bác sĩ Tada, don Tômmadinô và Mai cơn lại ra ngồi trong khu vườn rộng lớn rải rác những pho tượng bằng đá cẩm thạch mà trên hòn đảo này dường như tự mọc lên bằng phép màu trong các khu vườn bên cạnh những chùm nho chát đen mọng. Bác sĩ Tada rất khoái kể những câu chuyện không bao giờ dứt về mafia, về những hoạt động của tổ chức này trong suốt mấy thế kỉ qua. Mai cơn say sưa ngồi nghe. Thỉnh thoảng, cả don Tômmadinô, ngây ngất bởi mùi hương đêm tươi mát và cốc rượu nho thơm nồng, bởi vẻ đẹp và cảnh tĩnh mịch của khu vườn huyền ảo, cũng cao hứng kể góp thêm những câu chuyện có thật của đời mình. Bác sĩ Tada là hiện thân của huyền thoại, còn don Tômmadinô là hiện thực của ngày hôm nay.


Trong các khu vườn cổ đại này, trước mắt Mai cơn dần hiện lên cột rễ của những con người như cha anh. Mai cơn dược biết rằng, khởi đầu từ mafia có nghĩa là "nơi ẩn náu". Về sau, nó biến thành tên gọi của cái tổ chức bí mật được lập nên để chống lại các lãnh chúa đã hàng mấy trăm năm nay đè đầu cưỡi cổ dân chúng Xixili.


Lịch sử loài người chưa hề biết một xứ sở nào từng phải gánh chịu áp bức tàn bạo như ở đây. tòa án của giáo hội, như một cơn lốc khủng khiếp đã tàn phá khắp đảo, hủy diệt tất cả không kể giàu nghèo. Các chúa đất dòng dõi và những người cầm đầu nhà thờ Thiên Chúa giáo đã dùng cánh tay sắt để bắt nông dân và những người


chăn súc vật phải qui phục quyền lực của mình. Công cụ của cái quyền lực đó là cảnh sát. Dán chúng ở đây coi cảnh sát là đồng nhất với bè lũ thống trị, và họ căm thù bọn người này đến độ ở Xilxili không có gì nhục mạ hơn việc gọi một người nào đó "mày là đồ cớm".


Để tìm cách sống sót dưới gót giầy tàn bạo của chính quyền chuyên chế, những con người bị áp bức nơi đây đã học được cách không bao giờ để lộ ra ngoài mặt sự giận dữ hay lòng căm thù của mình. Không bao giờ được buông ra lời đe doạ, bởi vì đáp lại nó, sự trừng phạt sẽ đến ngay, trước khi lời đe dọa đó kịp thực hiện. Không được quên rằng xã hội là kẻ thù của anh: và nếu anh muốn tính sổ những bất công mà xã hội đã gây ra đối với anh, thì anh hãy đến với những tổ chức bí mật, đến với mafia. Để bảo toàn và phát triển lực lượng của mình, mafia đã đề ra luật omerta, luật im lặng. Tại các vùng quê của Xixili, khách lạ có hỏi thăm đường đến một làng, một thị trấn nào đó, thì sẽ chẳng bao giờ được trả lời Đối với các thành viên của mafia, một trong những tội nặng nhất là nói với cảnh sát, chẳng hạn, tên người đã bắn hụt anh ta. Omerta đã trở thành tôn giáo. Người đàn bà có chồng bị giết sẽ không đi báo với cảnh sát tên kẻ giết chồng mình, hay tên của kẻ đã làm tàn tật con trai nhỏ, hãm hiếp con gái mình. Người ta biết rằng không thể chờ đợi lẽ công bằng nơi chính quyền được, vì vậy họ đến cầu xin nó ở mafia.


Trong một chừng mực nhất định, cho đến ngày nay mafia vẫn tiếp tục thực hiện cái vai trò đó. Hễ có chuyện gì là người ta lại chạy đến gặp capo- mafiaso của địa phương. Đối với dân chúng trong vùng, capo - mafiaso giống như một người bảo trợ - nào là giúp kiếm việc làm, nào là cung cấp bánh mì khi trong nhà không còn cái gì để ăn, v.v...


Thế nhưng có một sự thật mà bác sĩ Ta da lại không hề hé ra một lời nào, nhưng Mai cơn đã dần dần tự mình hiểu được, đó là việc cùng với thời gian, mafia ở Xixili đã dần dần trở thành công cụ trong tay bọn người giàu có và trong ý nghĩa nhất định, nó là chỗ dựa bi mật của hệ thống chính trị hiện hành. Nó đã lột xác, biến thành một cơ quan phụ của chủ nghĩa tư bản, một tổ chức chống cộng sản, chống tự do, một hình thái kinh doanh bốc lột và ăn bám.


Lần đầu tiên Mai cơn Côrleône hiểu rằng tại sao những người như cha anh lại thà trở thành kẻ trộm cướp giết người còn hơn là làm những công dân thường ngoan ngoãn tuân thủ pháp luật. Tình trạng nghèo khổ, vô quyền, nỗi sợ hãi thường xuyên là quá khủng khiếp.


Những tính cách độc lập không thể chấp nhận những gì mà xã hội đưa đến cho họ. Đối với họ, tính tàn bạo, vô nhân dạo của chính quyền hợp pháp là quá rõ ràng, hiển nhiên cho nên cả khi đã sống trong lòng nước Mĩ, phần lớn họ vẫn không thay đổi quan niệm đó.


Cuộc đào tẩu vội vàng khỏi Niu York đã không cho phép Mai cơn kịp chạy chữa cái hàm bị vỡ đến nơi đến chốn, và cho tới tận bây giờ anh vẫn mang trên má trái của mình dấu vết kỉ niệm về gã đại úy Mac Cìôxki. Chỗ xương vỡ được gắn lại không khớp, do đó khuôn mặt khi nhìn nghiêng - đặc biệt là phía bên trái - mang những đường nét hung tợn như của một tên cướp. Bác sĩ Tada đề nghị chữa cho anh, nhưng Mai cơn từ chối.


Qua mấy tháng sống ở đây, anh đã kịp khẳng định rằng có lẽ khắp cả xứ Xixili này không có một bác sĩ nào tồi hơn Tada. Sách gì ông ta cũng vồ lấy đọc, chỉ trừ sách y học. Mà loại sách này có đọc thì chẳng chắc đã hiểu.


Chính ông ta cũng không phủ nhận điều đó. Thời trẻ may nhờ có sự giúp đỡ của một trong những thủ lĩnh mafia có thế lực nhứt Xixili, ông ta mới vượt qua nổi các kì thi và nhận tấm bằng bác sĩ. Đấy lại thêm một thí dụ chứng minh cho mức độ tác hại của các cơ quan phụ sống ăn bám trên cơ thể xã hội. Chẳng cần biết đến anh có ích hay không -Tài năng, sự mẫn cán cũng vô nghĩa. ở Xixili, ông trùm mafiaso có thể đem nghề nghiệp tặng anh như một món quà.


Sống ở đây, Mai cơn có thừa thời gian để ghiền ngẫm chuyện đời. Ban ngày, dưới sự bảo vệ thường xuyên của hai gã chăn cừu thuộc lãnh địa don Tômmađlô quản lí, anh lang thang dạo chơi quanh vùng. Mafia thường tuyển những người chăn súc vật địa phương làm lính đánh giết thuê, và họ sẵn sàng nhận làm việc đó chỉ bởi một lí do rất đơn giản là họ không còn con đường kiếm sống nào khác dễ hơn. Mai cơn không thể không suy nghĩ về cái tổ chức do bố anh lập ra ở Mĩ. Nếu như cái tổ chức đó tiếp tục phất lên như hiện nay, nó sẽ thành một khối ung thư, làm cho cả nước Mĩ cũng phải kiệt quệ, như điều đã xảy ra với cái hòn đảo này. Xixili đã trở thành một mảnh đất chết: những người đàn ông trai tráng thì bỏ quê đi khắp bốn phương trời để mong kiếm được kế sinh nhai hay đơn giản là để trốn khỏi bị trừng phạt vì đã dám thử sử dụng các quyền tự do về kinh tế và chính trị mà pháp luật cho phép


Điều khiến Mai cơn ngạc nhiên nhất, là thiên nhiên của xứ sở này tươi đẹp tuyệt vời. Đã không biết bao nhiêu lần anh đi lang thang qua những khu vườn cam sum sê tỏa bóng mát rượi như trong lòng hang đá, những giếng phun có từ trước ngày Chúa ra đời, nước vọt ra từ các tảng đá lớn tạc hình đầu rắn. Rải rác đó đây là những tòa lâu đài với mặt tiền rất rộng bằng đá cẩm thạch, các hàng cột hiên cao ngất theo kiểu la Mã giờ bỏ hoang cho lũ cừu lạc bầy đến nấp. Và những khu vườn, những thửa ruộng xanh mơn mởn như ngọc bích.


Có những lần vui chân, anh cuốc bộ tới tận Côrleône, cái làng quê xưa của cha anh mà giờ đã trở thành một thị trấn mười tám ngàn dân, nhà cửa xây bằng đá tảng lấy từ ngọn núi gần đó. Năm vừa qua ở Côrleône đã xảy ra trên sáu mươi vụ án mạng, khắp nơi như lảng vảng mùi chết chóc. Khu vườn Phixada ở bên càng làm cho khung cảnh thêm ghê rợn dữ dằn.


Hai gã chăn cừu vệ sĩ khi đi theo Mai cơn luôn luôn mang kè kè bên mình hai khẩu lupara - loại súng trường Xixili mà bọn mafia rất ưa dùng. Dưới thời Muxôlini, người đã cố tìm mọi cách để triệt trừ tận gốc mafia trên đảo ai mang theo người súng lupara sẽ bị bắt và tống ngục ngay tức khắc. Sau khi quân đồng minh giải phóng Xixili các quan chức quân sự Hoa kì cho rằng bất cứ người nào là nạn nhân của chế độ phát xít thì đều là chiến sĩ đấu tranh cho nền dân chủ, nên thường cử những tên mafiaso vừa ngồi tù về giữ chức thị trưởng một thị trấn nào đấy, hoặc làm phiên dịch cho các uỷ ban quân quản. Các bước ngoặt lịch sử may mắn đó đã tạo ra cho mafia khả năng nhanh chóng khôi phục lại hàng ngũ của mình và biến nó thành một lực lượng hùng hậu còn đáng sợ hơn trước.


Sau những buổi dạo chơi lâu ngoài trời và bữa tối no căng- một ổ bánh nhân thịt đầy ú và chai rượu vang mạnh, - Mai cơn ngủ ngon lành mặc dù xương quai hàm về đêm vẫn nhức nhối. Bác sĩ Ta da không ngừng bám riết lấy anh, lải nhải rằng cần phải tiến hành phẫu thuật, không thể cứ để bộ mặt méo mó như vậy mà đi khắp nơi được nhất là vết thương ngày càng đau hơn và anh cứ phải liên tục hỏi xin ông ta thuốc giảm đau


Mai cơn dứt khoát từ chối. Khi cuối cùng ông bác sĩ già hỏi tại sao, anh nhăn nhó cười khẩy :"Dù sao thì đây cũng là một kỉ niệm về gia đình".


Cái cảnh điền viên êm đềm đó kéo dài được chừng bảy tháng. Rồi don Tômmadinô như có điều gì lo lắng, thường đi vắng rất lâu, hầu như không có mặt ở biệt thự của ông chú bác sĩ. ở Palermô xuất hiện "mafia mới" - đám thanh niên kiếm được rất nhiều tiền trong cơn sốt xây dựng sau chiến tranh và càng ngày càng táo tợn dẫm lên gót các thủ lĩnh địa phương đã trở nên lạc hậu. don Tômmadinô phải lo việc phòng thủ các trận địa của mình


Vào một buổi sáng đẹp trời, Mai cơn theo lệ thường đi lang thang dạo chơi qua cánh đồng cùng hai vệ sĩ trung thành của mình. Một gã tên là Calô, trông có vẻ cục mịch, ít nói, mặt luôn cau có, lãnh đạm như dân da đỏ. Người thứ hai trẻ và cởi mở hơn, nhưng đã kịp nếm trải nhiều trong đời. Thời gian chiến tranh gã trang phục vụ trong Hải quân, dấu tích của thời đó là những hình chạm trổ rối rắm mà gã đã kịp lo trang


điểm được cho mình trước khi quân Anh đánh chìm tàu và gã bị bắt làm tù binh. Không thể nói rằng Phabridio - tên của gã - đặc biệt tự hào trước dân làng về bức hình xăm trên ngực gã, mặc dù nó khá phù hợp với tinh thần các quan niệm của dân Xixili đương thời về "danh dự':


đức ông chồng cắm ngập con dao găm vào người cô vợ trẻ trần truồng đang trong vòng tay ôm ấp của một gã đàn ông khác.


Trong khi đi dạo chơi, chỉ có Phabridiô là hay hiếu kì hỏi đủ thứ chuyện về nước Mĩ. Tất nhiên, họ biết Mai cơn từ Mĩ sang và vì một lí do nào đó đang phải ẩn trốn nơi đây, nhưng họ không có quyền biết anh là ai, và không dám tò mò hỏi han về chuyện đó.


Ba người bước trên con đường làng lầm bụi, vượt qua những con lừa kéo các cỗ xe sơn màu sặc sỡ. Bốn xung quanh cây cối tốt tươi - những vườn cam, hạnh đào, ôliu


đang mùa nở hoa, những đồng cỏ mượt mà. Đây là điều bất ngờ đối với Mai cơn. Anh đã nghe quá nhiều về cảnh nghèo khổ cùng cực của dân Xilxili và nghĩ rằng sẽ trông thấy ở nơi này một hoang mạc khô cằn, thế mà giờ đây anh như đang rơi vào một vườn cảnh thiên đường. Con


người đối với nhau phải khủng khiếp đáng sợ đến mức nào để đến nỗi hàng loạt người phải bỏ một xứ sở như thế này mà đi tha phương cầu thực.


Mai cơn tính đến chiều sẽ tới được làng ven biển Marđala và từ đó trở về Côrleône bằng Ô tô buýt. Để ăn dọc đường, hai người chăn cừu đã mang theo trong cái túi khoác vai bánh mì và phô mát. Thế nhưng ngày hôm đó anh đã không ra đến biển. Đi được mười lăm dặm, họ dừng lại nghỉ dưới bóng râm mát của một vườn cam.


Phabridiô, mồm vẫn không ngừng ba hoa về việc sẽ có một lúc nào đó tìm cách sang nước Mĩ dể sống một cuộc đời sung sướng, lấy rượu và thức ăn từ trong các túi ra.


ăn uống xong, họ nằm dài trên mặt đất dưới bóng cây, Phabridiô mở phanh áo sơ mi, khéo léo cử động các cơ bắp để làm sống lại bức hình xăm trên ngực. Chính trong cái khoảng khắc đó , Mai cơn đã bị dính, như người ta thường nói ở Xixiii, "một cú sét động trời".


Vốn là, ở phía trên kia khu vườn cam có con đường lớn dẫn đến một biệt thự trang trọng với tòa lâu đài nhỏ có hàng hiên rộng bằng đá cẩm thạch. Từ phía sau những cột tròn kiểu Hi Lạp của hàng hiên đó đột ngột ùa ra một đàn thôn nữ. Có lẽ là theo những tục lệ phong kiến có từ thời rất xa xưa vẫn giữ đến nay, họ vừa dọn dẹp xong nhà cửa để đón chủ lãnh địa đến, và giờ kéo nhau đi hái hoa về cắm vào các phòng. Không nhìn thấy ba người đàn ông nằm dưới bóng cây,họ đuổi nhau chạy đến mỗi lúc một gần hơn. Một cô gái chạy tách ra phía trước, tay trái cầm chùm nho đen nhánh, còn tay phải ngắt từng trái ném trả vào người ba cô đuổi theo sau. Những vòng tóc quăn của cô cũng đen nhánh như những trái nho mọng chín.


Đến ngay sát mép vườn cam, cô gái sững lại như trời trồng vì đột ngột nhận thấy giữa đám cỏ xanh ba mảng màu áo sơ mi đàn ông, gót chân nhón lên trong dáng đứng bất động, như một chú hoẵng non sẵn sàng tung vó chạy trốn bất cứ lúc nào. Từ một khoảng cách gần họ có thể trông thấy rất rõ từng đường nét của khuôn mặt rất trẻ như được tạc bởi những hình ôvan: cặp mắt to màu nâu biếc dưới hai hàng lông mi dài và rậm, đôi má có màu da ngăm ngăm rám nắng, vành môi mềm mại mọng ướt vì nước quả nho vừa ăn. CÔ xinh đẹp tuyệt trần, đến mức khó tin, khiến Phabridiô phải lẩm bẩm thốt lên: "Lạy đức Chúa Giêsus, hãy đón nhận lấy linh hồn của con, con chết mất". Vừa nghe tiếng nói đầu tiên cất lên, cô gái liền quay gót và chạy vút đến với các bạn của mình. Tới nơi, cô ngoảnh lại nhìn, giơ tay chỉ về phía vườn cam và cả đàn thôn nữ chạy biến mất cùng với tiếng cười trong trẻo.


Khi Mai cơn Côrleône bừng tỉnh lại được thì anh thấy mình đang đứng như ngây như dại, người khẽ lắc lư, tim đập điên loạn, máu chạy rần rật trong các huyết quản, dồn tụ lại nặng trịch đầu các ngón chân, ngón tay. Tất cả mọi mùi hương của hòn đảo như cùng một lúc dồn lên cùng cơn gió giật và đổ chụp xuống đầu anh:


hương hoa cam và chanh đang nở rộ, hương nho ngây ngất, nồng nàn. Anh thấy mình lâng lâng như dang bay bổng. Rồi anh nghe tiếng cười của hai gã chăn cừu:


Thế nào, dính sét rồi hả? - Phabridiô vỗ lên vai anh, hỏi. Cả đến gã Ca lô, thường ngày vốn lầm lì lãnh đạm, giờ cũng âu yếm cầm lấy khuỷu tay anh, nói:


không sao, anh bạn ạ. Điều đó không sao cả." Hệt như Mai cơn vừa bị Ô tô húc phải không bằng.


- Các anh lảm nhảm cái gì thế, hở lũ quỉ đầu lừa? - Mai cơn cáu kỉnh vặc lại. Anh khó chịu thấy tình cảm của mình dễ bộc lộ ra ngoài như vậy. Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời với anh xẩy ra một chuyện như thế này. Kể từ khi buộc phải sống trốn tránh xa nhà, anh luôn luôn nghĩ đến Kêi, mặc dù hiểu rằng mọi con đường đến với cô đều đã bị cắt đứt, rằng thậm chí họ không còn có thể là bạn bè của nhau nữa. Nếu gọi các sự vật bằng đúng tên của mình, thì anh là kẻ giết người, một tên mafiaso. Nhưng kể từ giây phút này, mọi suy nghĩ về Kêi đã bay khỏi đầu anh.


Phabridiô băn khoăn gãi gáy:


- Hay là chúng ta vào làng lùng cô nàng? Nhỡ cô nàng dễ tính thì sao? Chỉ có cách ấy mới chữa được bệnh sét đánh thôi. Phải không Ca lô?


Bạn của gã, với vẻ mặt hết sức nghiêm túc liền gật đầu Không nói một lời, Mai cơn bước đi sau họ theo con đường dẫn vào làng.


ở giữa làng, cạnh bãi trống có đài phun nước mà ở xứ này nơi nào cũng gặp, là một quán ăn nhỏ. với ba chiếc bàn đứng cạnh nhau trên hàng hiên hẹp ở phía ngoài. Hai gã chăn cừu ngồi xuống cạnh một bàn, Maicơn cũng làm theo. Xung quanh vắng vẻ, một chú lừa thơ thẩn dạo quanh, mấy đứa trẻ đùa nghịch trong đám bụi cát mù mịt


Chủ quán từ phía sau cánh cửa bước ra. Đó là một người dàn ông vạm vỡ, đôi chân ngắn ngủn ông ta vồn vã chào hỏi khách:


- A, chào các chú ghé chơi? Các chú nếm thử vài li rượu nho nhà tôi nhé? Mấy thằng con trai tôi cất theo phương thức gia truyền ngon nhất Italia đó.


Ba người cùng gật đầu. Chủ quán liền đặt lên mặt bàn một đĩa đậu Thổ Nhĩ kì, mang ra hũ rượu nho tự cất mầu đỏ sẫm và nặng không kém gì cô nhắc.


Cabridiô bắt chuyện với ông ta:


- Chắc các ông ở đây đều quen nhau cả chứ, Chả là trên đường tới đây, chúng tôi có gặp một mĩ nhân và anh bạn đây bị dính một cú sét động trời, - gã hất về phía Mai cơn.


Mai cơn tiếp lời:


- CÔ ta tóc quăn, da ngăm ngăm và mắt rất to màu nâu. ông có biết người nào như vậy không


Lão chủ quán cau có nhát gừng:


- Tôi không biết. ở đây không có ai như vậy cả.


rồi ông ta biến vào nhà trong.


Ba người chậm rãi uống rượu vang. Hết hũ thứ nhất, họ gọi thêm hũ nữa. Không thấy ai đáp lại, Phabndiô đi vào nhà trong tìm chù quán. Một lát sau gã quay lại, lắc đầu với vẻ ngán ngẩm:


- Tôi đã biết ngay mà. Hóa ra cô nàng là con gái rượu của lão chủ quán. Lão ta đang sôi lên sùng sục. Theo tôi, ta cần mã hồi tắp lự về Côrleône thôi, kẻo rách việc đây.


Mai cơn ngạc nhiên nhìn hai vệ sĩ của mình đang tính bài chuồn. Mới hỏi thăm một câu như vậy thì đã có gì ghê gớm? Anh đâu biết phong tục Xixili là tối kị những chuyện trăng hoa thiếu nghiêm túc... Mà hỏi thăm con gái nhà người ta với cái điệu xấu hổ như vậy trông sao được Thấy Mai cơn vẫn ngồi lì, Phabriô nói tiếp :


- Lão già còn bảo rằng lão có hai thằng con trai lớn khỏe như trâu, chỉ cần huýt gió một tiếng là chúng chạy vào liền. Nào, ta cuốn gói thôi, anh em!


Mai cơn đáp lại lời gã bầng một ánh nhìn lạnh lùng.


Cho đến tận bây giờ trước mắt hai người, Maicơn chỉ là một thanh niên lịch sự, mềm mỏng và vô hại, một anh chàng Huê kì điển hình - mặc dù có lẽ cũng đủ gan làm


những việc xứng mặt đàn ông một khi đã phải đến ẩn mình ở xứ Xixili này. Hai gã chăn cừu đã ngây thơ trong việc đánh giá cậu chủ của mình - và họ đã đoán sai. Bộ


mặt tái nhợt, như hóa đá của anh phát ra và trùm lên người họ một luồng giận dữ hệt như tảng băng khổng lồ tỏa ra luồng khí lạnh giá. Dưới ánh nhìn xoáy lạnh lùng của anh, nụ cười trên mặt hai gã chăn cừu tất ngấm, vẻ suồng sã của họ lập tức biến mất. Mai cơn ra lệnh:


Dẫn ông ta ra đây.


Hai người tuân theo ngay tức khắc. Hất khẩu lupara lên vai, họ bước vào phòng trong tối mờ và mát mẻ của quán ăn. Nửa phút sau, họ dẫn chủ quán ra. Trông qua


cũng biết ngay rằng lão già người Xixili thấp lùn này không hề tỏ ra sợ sệt chút nào, trên mặt ông ta chỉ có vẻ ác cảm và đề phòng.


Mai cơn ngả người tựa lên lưng ghế và chăm chú nghiên cứu ông chủ quán trong một thoáng, rồi anh nói hết sức bình thản:


- Theo như tôi hiểu được, tôi đã làm ông bực mình bằng câu hỏi về con gái ông. Tôi xin lỗi ông về điều đó.


Tôi là người lạ ở đây, chưa biết rõ có luật lệ tập tục của xứ này. Tôi chỉ muốn nói một điều: Tôi không hề có ý định xúc phạm đến ông cũng như con gái ông.


Hai gã chăn cừu hết sức ngạc nhiên. Đi theo Mai cơn đã bao lâu nay mà đây là lần đầu tiên họ thấy Mai cơn ăn nói chững chạc như thế này. Và nhất là tuy nói xin lỗi nhưng cái giọng tỏ ra thật đĩnh đạc, oai vệ.


Lão chủ quán lại càng rỏ ra cảnh giác hơn. ông ta đã hiểu ra rằng ngồi trước mặt mình không phải là một khách qua đường tình cờ từ một làng xa nào đó.


Anh từ đâu đến, và anh cần gì ở con gái tôi?


Mai cơn đáp không chút lưỡng lự:


- Tôi là người Mĩ, đến đây để trốn cảnh sát bên ấy. Tên tôi là Mai cơn. ông có thể đi tố cáo tôi với cảnh sát - người ta sẽ trả ông rất hậu, chỉ có điều là con gái ông vì vậy sẽ mất cha, mà đáng lẽ ra biết đâu lại có thể được một người chồng. Bất luận như thế nào, tôi muốn được làm quen với con gái ông. Tất nhiên là với sự đồng ý của ông, và trước mặt gia đình ông. Tôi là người đứng đắn, tôi không hề có ý định làm nhục con gái ông. Tôi muốn gặp gỡ, nói chuyện. Và nếu sau này thấy hợp nhau thì có thể kết thúc bằng một cuộc hôn nhân. Còn nếu không, ông sẽ chẳng bao giờ phải nhìn thấy mặt tôi nữa. Con gái ông có quyền chê tôi mà chẳng ai làm gì cô ấy cả Vả đến lúc cần, tôi sẽ nói rõ tình cảnh và gia đình tôi, tất cả những gì một ông bố vợ cần biết.


Cả ba người lại ngơ ngác nhìn Mai cơn. Gã Phabridiô lẩm bầm: "Đúng là dính sét thật rồi!" Gã chủ quán bối rối, muốn nổi giận cũng không còn cớ nữa. Cuối cùng lão hỏi:


Anh có phải là bạn của người mình không?


Mai cơn hiểu ngay ông ta muốn hỏi gì. Không thể công khai gọi tên "mafia" ra trước mặt mọi người, nên ông ta phải nói bóng gió như vậy và điều đó có nghĩa là "Anh có phải là dân mafia không/". Mai cơn liền đáp:


Không, ở đây tôi là người lạ.


Chủ quán lại đưa mắt nhìn Mai cơn: một vết sẹo lõm sâu trên má trái, đôi chân dài rất hiếm gặp ở dân xứ Xixili này. Rồi ông ta liếc sang phía hai gã chăn cừu - họ mang khẩu lupara của mình một cách công khai, thậm chí như cố ý phô ra. Hồi nãy hai người này chạy xộc vào nhà và nói như ra lệnh: "Mời ông ra gặp cậu chủ". Khi ông ta quát lại, rằng bảo thằng cha kia cuốn xéo khỏi quán ngay, thì một gã đáp: "Nếu ông muốn nói vậy . thì mời ông ra nói tiện hơn". Không hiểu sao ông ta ra. Giờ đây linh cảm như mách với Ô ng ta rằng không nên gây sự với cái tay thanh niên lạ mặt này. Chủ quán miễn cường nói: .


Mời anh đến vào chủ nhật này, buổi chiều. Tên tôi là Viteli, nhà tôi ở đằng kia, trên ngọn đồi phía sau làng. Nhưng anh cứ đến đây, tôi sẽ dẫn anh về nhà tôi.


Phabridiô toan nói một câu gì đó, nhưng Mai cơn lừ mắt nhìn và gã vội ngậm miệng lại , không dám cất tiếng.


Điều dó không qua được mắt lão chủ quán. Khi Mai cơn đứng dậy chìa tay ra bắt, chủ quán mỉm cười nắm lấy.


Cứ để xem. Từ nay đến chủ nhật còn chán thời giờ để dò hỏi tình hình. Nếu có chuyện gì không ưng ý thì ông ta cũng sẽ đón tiếp Mai cơn, nhưng dĩ nhiên là với hai


người con trai cùng hai khẩu lupara nạp sẵn đạn.


Đối với ông ta, việc dò hỏi ra tung tích của Mai cơn đâu có khó khăn gì, - ông ta quen biết rất nhiều "anh em mình Nhưng không hiểu sao Viteli linh cảm đây là một chuyện lành, một vận may tốt đẹp cho cả gia đình. ông ta ước rằng cô con gái xinh đẹp của mình về sau phải là một bà lớn để cả nhà còn được nhờ vả. Biết đâu đây chính là dịp trời cho. Mấy gã trai làng dạo này thấy hay lượn lờ xung quanh, cứ để cho anh chàng mặt vá này cho các chú biết điều mà tránh cho xa.


Khi ba người đứng dậy ra về, đích thân chủ quán đem ra biếu một chai rượu vang loại đặc biệt. ông ta còn nhận thấy là chỉ một gã mang súng móc túi ra trả tiền chung cho ba người. Thế kia đấy. Chỉ một việc này cũng chứng tỏ Mai cơn là cậu chủ thật sự của hai gã kia rồi.


Giờ thì Mai cơn không còn hứng ra biển để dạo chơi nữa. ở trạm thuê xe, họ tìm được một chiếc Ô tô con chở cả ba người về nhà. Đến trước bữa ăn tối, ông bác sĩ già


Tada đã được hai gã chăn cừu báo cáo đầy đủ mọi chuyện.


Khi don Tômmadinô vừa về, Tada đã nói ngay:


- Bữa nay anh bạn của chúng ta bị một cú sét đấy?


Don Tômmadinô không tỏ vẻ ngạc nhiên, chỉ lẩm bẩm:


Giá mà máy thằng ranh ở Palermo bị thì phúc cho tôi quá - lão vẫn đang có chuyện tranh chấp với đám trẻ trên đó, Mai cơn nói:


ông bảo với mấy người của ông là chủ nhật tới hãy đi chăn cừu chứ đừng theo chân tôi nữa. Tồi sẽ đến thăm nhà một cô gái, họ chẳng có việc gì để làm ở đấy cả.


Don Tômmadidô lắc dầu:


- Đâu có được Tôi đã lãnh tránh nhiệm về cậu đối với ông già nhà cậu rồi. Mà tôi nghe nói rằng cậu còn định cưới vợ nữa kia đấy. Cho đến khi tôi chưa cử được người đi xin ý kiến của don Côrleône, tôi không thể đồng ý để cậu làm việc đó được.


Mai cơn đáp, chọn từng từ rất kĩ lưỡng - dù sao thì ngồi trước mặt anh cũng là một con người đáng kính trọng và đầy quyền uy:


- Don Tômmadinồ ạ, ông cũng biết tính bố tôi đấy. Khi ông cụ muốn cái gì mà ai nói Không thì tai cụ sẽ điếc và không nghe thấy gì cho đến khi người ta phải nói "có" mới thôi. Vậy mà ông cụ đã phải nhiều lần nghe tôi nói "không " rồi. Về chuyện hai người bảo vệ - thôi thì cũng được, cứ để cho họ đi theo, nếu như thế ông yên tâm hơn. Còn việc lấy vợ, tôi xin nói trước, nếu tôi muốn là tôi sẽ làm. Đến ông già của tôi, tôi cũng không cho phép can thiệp vào việc riêng của tôi, thì liệu tôi có thể cho phép ông làm điều đó không. Như vậy sẽ là thiếu tôn trọng đối với ông cụ.


Capo - mafiaso thở dài:


-Thôi được. Tùy cậu. Nhưng cậu nên nhớ rằng cô bé đó là con nhà tử tế. Nó rất ngoan, nếu cậu thật sự muốn cưới nó làm vợ thì được, chứ lăng nhăng là không xong.


ông bố nó sẽ không tha cho đâu, chắc chắn là sẽ có đổ máu. Vả lại nhà ấy tôi quen, tôi không thể để có chuyện như vậy được.


- ông yên chí. Có thể cô ta sẽ chê tôi xấu trai và hơi già - anh thấy hai người tủm tỉm cười.- Vì vậy. tôi cần ít tiền để mua quà và một chiếc xe hơi.


Don Tômmadinô gật đầu:


- Được rồi. Thằng Phabridiô sẽ lo mọi việc lặt vặt cho cậu. Nó tháo vát, lại biết xe máy nữa. Tiền thì sáng mai tôi sẽ đưa. Nhưng dù sao tôi cũng phải thông báo việc này cho ông cụ nhà anh. Tôi có trách nhiệm phải làm việc đó.


Mai cơn quay sang nói với ông già Tada:


- Còn bác có thứ thuốc gì giúp cháu được không ? Bên cạnh người đẹp mà cứ sụt sịt xỉ mũi hoài thật là bất tiện.


- Có ngay? Trước khi cậu đi, tôi sẽ nhỏ cho vài giọt. Mũi cứ gọi là khô rang, nhưng nó cũng sẽ làm vòng quanh đó kém nhậy cảm, hôn hít mất khoái. Nhưng chắc gì mới quen sơ sơ mà đã được hôn?


Trước ngày chủ nhật, Mai cơn đã đi Ô tô buýt đến Palermo dể sắm quà. Anh cũng dò hỏi được tên cô gái là Apôlônia, và đêm nào cũng thiếp di với cái tên quyến rũ đó cùng gương mặt tuyệt vời của cô trong mơ. Người ta cũng đã kiếm cho anh được một chiếc xe hơi An pha Rômêô bề ngoài đã cũ nhưng máy còn rất tốt, và vào sáng chủ nhật khi tiếng chuông nhà thờ vang ngân khắp xứ Xixili thì Mai cơn lái xe đến đỗ trước quán ăn cạnh bãi trống trong làng, Anh ra lệnh Ca lô và Phabridiô đang ôm súng lupara ngồi ở ghế sau ở lại ngoài hiên đợi anh. Lão chủ quán Viteh thấp lùn đã đứng trên lan can đón khách trước cửa quán. Sau khi bắt tay chào hỏi nhau, Mai cơn ôm ba gói quà biếu đi theo chủ quán leo ngược dốc về nhà ông ta. Ngôi nhà trông rộng rãi và khang trang hơn những ngôi nhà nông dân khác trong vùng, chứng tỏ gia đình Viteli chưa bị cái nghèo đói của xứ này chạm đến. Bà chủ nhà, một phụ nữ nhanh nhẹn, cũng chắc lẳn như đức ông chồng, bận lễ phục ngày chủ nhật, đứng đón ở bên ngoài bậc cửa. Phía trong cửa là hai thanh niên lực lưỡng, con trai của họ, cũng bận lễ phục màu đen. Không thấy cô gái trong phòng.


Mai cơn trao quà biếu cho hai vợ chồng Viteln: ông chồng một hộp đựng thuốc lá mạ vàng, bà vợ một cuộn lớn thứ vải tốt nhất có thể kiếm được ở Palermo. gói thứ ba là dành cho cô con gái vẫn để nguyên. Chủ nhà dè dặt, lạnh lùng cám ơn anh. Lệ ở dây phải đến thăm một hai lần rồi người ta mới tặng quà. - Không cần giữ ý tứ, Viteli nói thẳng với Mai cơn như cánh đàn ông vẫn thường nói với nhau:


- Anh đừng nghĩ rằng bất cứ người nào mới gặp chúng tôi cũng mời về nhà như thế này đâu. Đích thân don Tômmadillô đã có lời bảo đảm về anh, mà ở tỉnh này chúng tôi đều tin vào lời của ông ta. Anh thấy đãy, chúng tôi tiếp anh với cả một sự chân thành. Nhưng nếu như anh có những ý định nghiêm túc đối với con gái chúng tôi thì chúng tôi cũng cần biết rõ hơn về anh.


Mai cơn lịch sự nghiêng đầu, đáp:


- Tôi xin sẵn sàng, bất cứ điều gì, bất cứ lúc nào ông muốn...


Và anh bỗng im bặt, Thật lạ lùng dù lỗ mũi vừa mới nhỏ thuốc làm mất cảm giác anh vẫn ngửi được sự xuất hiện của Apôllônia: mùi hoa tươi mùi hương chanh ngây ngất. Anh quay phắt lại: cô gái đứng ở vòm cửa con dẫn vào nửa nhà trong, nhưng cả trên mái tóc quăn đen nhánh, cả trên bộ trang phục màu đen mặc trong ngày lễ không hề có hoa. CÔ liếc nhìn Maicơn thật nhanh, thoáng mỉm cười, rồi e lệ cụp mắt xuống, đến ngồi cạnh bà mẹ.


Cũng như lần gặp trước đó, Mai cơn lại cảm thấy hơi thở bị nghẹn lại, tim đập điên loạn, trong lòng như cồn cào nỗi khao khát kì lạ muốn chiếm ngay cô gái làm của riêng mình. Bây giờ anh mới hiểu ra thế nào là ghen tuông và tại sao người ta lại có thể có những cơn ghen khủng khiếp. Anh tưởng như mình sẵn sàng bóp cổ đến chết bất cứ ai dám chạm tay tới người cô, dám dẫn cô đi khỏi đây. Thậm chí anh không muốn để cho người khác nhìn cô. Khi Apôllônia quay sang mỉm cười với một người anh, thì Mai cơn, tự mình không nhận thấy đã ném cho anh ta một cái nhìn hằn học. Hình như cả nhà đều hiểu tâm trạng của anh, một kẻ bị "sét đánh" nên tỏ vẻ yên tâm hơn.


Hôm đi Palermô sắm quà, Mai cơn cũng đã mua cho mình một bộ đồ mới, nên giờ trông cũng khá ra dáng chứ không còn vẻ quê mùa bữa trước. Anh chỉ e vết sẹo lõm


bên má làm xấu trai. Nhưng thật ra ở cái xứ sở đau khổ này mấy ai để ý đến một chút thương tật vặt vãnh đó!


Anh đứng nhìn những đường nét hình ôvan tuyệt mĩ trên gương mặt cô muốn nói với cô mà không dám nhắc đến tên cô. Mãi sau anh mới thốt lên được một câu:


Hôm trước tôi có trông thấy cô ở chỗ vườn cam. Nhưng cô liền chạy mất. Chẳng lẽ tôi đã làm cho cô sợ?


CÔ gái vụt ngước mắt lên nhìn thật nhanh và lắc đầu.


Bà mẹ khẽ hích vào sườn con, nói với vẻ hơi giễu cợt:


- Apôllônnia, con nói một cái gì đi chứ. người ta phải đi không biết bao nhiêu đường đất chỉ để đến gặp con thôi đãy.


CÔ gái vẫn ngồi yên, hai hàng mi dài rủ xuống trông thật dễ thương. Mai cơn chìa cho cô gái gói quà bọc giấy vàng óng. Apôllônia cầm lấy đặt lên đùi. ông bố nói:


- Con mở ra xem đi, Apôllônnia.


Nhưng hai bàn tay nhỏ nhắn rám nắng của cô vẫn nằm yên. Bà mẹ cúi xuống với tay cầm lấy gói quà, thận trọng mở ra. Bên trong là một chiếc hộp nhung đỏ. Bà mẹ loay hoay một lúc, không biết làm cách nào để mở.


Tình cờ, bà bấm vào một nút lò xo, và nắp hộp bật ra.


Trong hộp là một sợi dây chuyền lớn bằng vàng. Cả nhà sững sờ. Nhưng không phải chỉ vì món quà quá lớn.


ở đất nước này, một tặng phẩm bằng vàng còn có nghĩa là một lời tỏ tình chân thành, một xác định nghiêm túc về ý định tiến tới hôn nhân của người tặng mà không


ai dám tỏ ý ngờ vực.


Apôllônia vần không động đến món quà. Bà mẹ lấy sợi dây chuyền ra, hai tay cầm hai đầu nâng lên trước mặt con gái, và cô lại ngước cặp mắt nâu như mắt hươu sao lên nhìn anh, chớp chớp hàng mi dài, cám ơn anh:


"Grazia .


Đó là lần đầu tiên Mai cơn được nghe giọng của cô nói. Chỉ một từ "Grazia" mà dư âm của nó ngân mãi trong tai Mai cơn, vừa êm ái du dương, vừa e lệ thẹn thò.


Anh ngồi ngay trước mặt mà không dám nhìn thẳng vào mắt cô , bối rối trò chuyện với hai ông bà già. Nhưng anh không thể không nhìn thấy thân hình Apôllôma -


mơn mởn, tràn trề sức sống trong bộ y phục trang nghiêm ngày chủ nhật.


Cuối cùng Mai cơn đứng dậy, cả nhà cũng đứng lên theo. Sau những cái bắt tay tạm biệt, ông bố tiễn Mai cơn xuống tận xe ngỏ ý mời anh tới dùng cơm vào chủ nhật tới Mai cơn cảm ơn và nhận lời, tuy trong lòng anh biết là không thể nào đợi suốt cả một tuần lễ không trông thấy cô


Và Mai cơn không đợi được thật. Mới sáng ngày hôm sau anh đã một mình lái xe đến ngồi bên ngoài hàng hiên nói chuyện với chủ quán, cho đến khi Viteli thấy thương tình sai người lên gọi vợ và con gái xuống. Cuộc gặp gỡ lần thứ hai này không ngượng ngập như lần trước. Apôllônia tỏ vẻ dạn dĩ hơn, đã dám đáp lại vài ba câu. Tấm áo hoa sặc sỡ mặc thường ngày càng khiến cô trông có vẻ ngây thơ, quyến rũ hơn.


Hôm sau nữa, sự việc lại tái diễn. Chỉ khác một điều là lần này trên cổ Apôllônia dã lấp lánh sợi dây chuyền vàng của Mai cơn tặng. Anh mỉm cười, hiểu rằng đó là một dấu hiệu tốt lành. Anh tiễn cô gái di lên đồi, đến tận nhà, bà mẹ đi theo phía sau sát gót, không chịu tụt lại lấy một bước. Đến một khúc ngoặt dốc, cô bỗng trượt chân, và chắc là sẽ ngã nếu như Mai cơn không đỡ kịp.


Chỉ một sự đụng chạm ngắn ngủi như vậy đã làm cho anh nóng ran cả người. Anh không nhận thấy bà mẹ đi sau lưng cười thầm giễu cợt - con gái của bà vốn nhanh


nhẹn chẳng khác gì một con dê núi và từ thuở mới học đi đến giờ chưa bao giờ trượt ngã ở chỗ dốc này. Bà cười thầm, biết rằng nếu không anh chàng này sẽ không có


cách nào được chạm vào người con gái bà cho cho đến tận đêm tân hôn.


Cứ thế hai tuần liền, hôm nào Mai cơn cũng đến và mang theo quà tặng. Appôllônia đã hết e thẹn, ngượng ngùng, nhưng chẳng bao giờ hai người được ở riêng một mình với nhau để chuyện trò. CÔ đúng là con gái thôn quê chữ nghĩa chỉ vừa đủ để biết đọc, biết viết nhưng ngây thơ, chất phác, chuyện gì cũng ham học hỏi. Rồi phần vì Mai cơn hối thúc, phần vì thấy anh giàu nên sau nửa tháng lễ cưới đã được tổ chức vào một ngày chủ nhật.


Don Tômmadinô phải đứng ra lo liệu mọi việc. Tin từ Mĩ sang cho biết: không thể cản trở ý định của Mai cơn, chỉ cần bố trí sao cho không xảy ra những chuyện đáng tiếc. Capo - mafioso cũng làm đại diện cho họ nhà trai để tiện cắt đặt người bảo đảm an ninh. "Họ nhà trai từ Côrleône đều quá đủ - từ ông bác sĩ già đến hai gã chăn cừu kiêm vệ sĩ. Capo và Phabridiô. Đây chỉ là một đám cưới nhà quê bình thường. Dân làng đổ ra đứng hai bên đường ném hoa lên người cô dâu chú rể, và họ ném trả lại vào đám đông những nắm hạnh nhân bọc đường. Bữa tiệc kéo dài tới tận nửa đêm, nhưng cô dâu chú rể không đợi đến khi kết thúc đã lên chiếc xe "An pha - Rômêô phóng về biệt thự có hàng rào bằng đá bao quanh của bác sĩ Ta da gần thị trấn Côrleône.


Mai cơn ngạc nhiên khi thấy bà mẹ đẻ của cô dâu cũng lên xe để đi theo. Nhưng ông bố vợ Viteli đã giải thích ngay: cô dâu còn nhỏ quá, nên phải có bà mẹ đi theo để sáng hôm sau kịp thời sửa chữa ngay những trục trặc" của đêm tân hôn. Nhiều khi chuyện rắc rối vặt mà lại trở thành quan trọng chưa biết chừng! Nhưng vừa về đến nhà, bà chỉ ghé tai dặn dò mấy người làm của bác sĩ Taga, ôm hôn vỗ về cô con gái cưng rồi biến mất. Trong gian phòng rộng thênh thang chỉ còn lại đôi vợ chồng trẻ Mai cơn Côrleône.


Mai cơn đứng nhìn cô dâu vẫn mặc nguyên bộ đồ cưới lại còn choàng thêm một chiếc áo khoác bên ngoài. MấY chiếc hòm đựng quà cưới đã được khiêng từ xe xuống xếp ngay ngắn trong phòng. Trên mặt bàn con bày sẵn chai rượu vang và ổ bánh cưới, nhưng cả hai người chỉ mải ngắm nhìn chiếc giường tân hôn với bức màn che bên trên. Apôllônia đứng ngơ ngác giữa phòng, đợi anh Mai cơn khởi sự.


Thật lạ lùng, Mai cơn cứ ngỡ khi chỉ còn hai người trong phòng đã là vợ chồng không gì ngăn cách nữa thì anh sẽ chạy bổ tới mà ôm ghì lấy khuôn mặt, tấm thân bao ngày đêm anh hằng tơ tưởng. Thế nhưng thay vào điều đó, anh chỉ tần ngần đứng nhìn Apôlìônia chậm chạp gỡ tấm khăn cưới từ trên đầu xuống vắt lên lưng ghế, tháo vòng hoa đặt lên mặt bàn trang điểm rồi đứng ngắm những hộp dầu thơm, son phấn xếp đầy trên mặt bàn.


Mai cơn tắt điện để cô cởi áo quần đỡ ngượng, nhưng ánh trăng vàng lộng lẫy vẫn chiếu vào phòng rực rỡ qua Ô cửa mở rộng. Anh ra kéo tấm màn che bớt lại, nhưng


không quá kín để đỡ nóng bức. Thấy Apôllômà vẫn đứng nguyên tại chỗ, anh mở cửa bước sang buồng tắm. Chẳng lẽ bà mẹ chưa chuẩn bị dặn dò gì cho cô dâu mới cả sao?


Chẳng lẽ một cô gái ngây thơ, nhút nhát như vậy lại chờ chồng đến cởi quần áo cho?


Nhưng khi từ buồng tắm quay lại, anh thấy phòng tân hôn tối đen, cả tầm màn che cửa sổ lúc nãy để mở hé cũng đã được kéo lại kín mít. Mai cơn mò mẫm bước đến bên giường, nhìn mãi mới nhận thấy Apôllônia đã chui vào trong chăn, cuộn tròn lại như con tôm nép vào tận trong góc, quay lưng ra ngoài. Trong bóng tối, Mai cơn cởi áo quần, chui vào chăn, quờ tìm tay của Apôllônia. CÔ nằm hoàn toàn khỏa thân, không mặc cả bộ đồ ngủ. Anh âu yếm vuốt ve cánh tay trần của cô rồi nắm vai lật người cô lại. Apôllônia từ từ quay mặt về phía anh; và bàn tay Mai cơn chạm vào bộ ngực đầy đặn, ấm nóng và mềm mại của cô. Như bị điện giật, Apôllônia giúi đầu vào ngực anh. Mai cơn xiết chặt người cô vào lòng, ngây ngất hôn lên đôi môi căng mọng. Hai người như gắn chặt vào nhau tưởng như không bao giờ gỡ ra được nữa.


Đêm hôm đó và những đêm tiếp theo của cuộc sống vợ chồng đã khiến cho Mai cơn hiểu tại sao trong các tầng lớp bình dân, nơi vẫn giữ những tục lệ truyền thống cổ


xưa người ta lại coi trọng vấn đề trinh tiết của con gái đến vậy. Đấy là thời kì những cảm xúc đam mê đạt đến đỉnh cao trọn vẹn và hài hòa nhất: khi sự hiến dâng trinh


tiết đi kèm với tình yêu và lòng tin cẩn, nó tuyệt vời, ngọt ngào như trái mọng được hái từ trên cây đúng vào độ chín


Cùng với sự xuất hiện của Apôllôma, cái cảnh sinh hoạt đàn ông khá ảm đạm ở ngôi biệt trang của lão bác sĩ bỗng tươi mát hẳn lên. Bây giờ don Tômmadinô hôm nào cũng về ăn cơm ở nhà, bác sĩ Tada tối tối càng thêm hào hứng kể những sự tích ngày xưa bên cốc rượu vang trong khu vườn thấp thoáng những bức tường đá.


Còn đêm đến là hai vợ chồng trẻ lại quấn riết lấy nhau. Mai cơn càng ngày càng khao khát si mê cái thân hình tuyệt mĩ của Apôllônia, làn da ngăm ngăm dám sánh như mật ong, đôi mắt to màu nâu cháy rực của cô. Từ thịt da cô toát ra một mùi thơm ngọt ngào khêu gợi. Và sự đam mê ân ái của cô cũng không thua kém Mai cơn, đêm nào họ cũng mệt rã rời thiếp đi khi ngoài cửa sổ bình minh đã bắt đầu ửng đỏ. Mai cơn ra kéo màn che lại rồi ngồi lên bệ cửa sổ mải mê ngắm vợ mình khỏa thân nằm xoài chân tay say sưa ngủ. Khuôn mặt cô trong giác mơ yên lành thật đẹp - những đường nét


tuyệt mĩ như vậy trước đây anh chỉ thấy ở Đức Mẹ đồng trinh trong những bức tranh của các họa sĩ Italia.


Vào tuần trăng mật đầu tiên, hai người thường dẫn nhau đi dạo chơi quanh vùng, mang theo thức ăn cho bữa trưa, hoặc làm vài chuyến du lịch nhỏ trên chiếc "An pha Rômêô . Nhưng một hôm don Tômmadinô kéo riêng Mai cơn ra một chỗ và thông báo: nhờ đám cưới mà bây giờ tất cả mọi người quanh vùng đều đã biết anh là ai và từ đâu đến, vì vậy cần phải có những biện pháp đề phòng, kẻ thù của gia đình Côrleône có thể vươn cánh tay dài của mình đến tận cái xứ sở hẻo lánh này. Xung quanh biệt trang của bác sĩ Tada lão đặt người vũ trang canh gác cẩn mật, hai gã chăn cừu Capo và phabridiô được lệnh túc trực suốt ngày đêm ở trong nhà .


Từ đó Mai cơn và vợ không ra ngoài một bước nào nữa. Anh giết thời giờ bằng cách dạy cho Apôllônia học đọc và học viết tiếng Anh, lái xe đi dọc theo hàng rào phía


trong của ngôi biệt thự. Lão capo - Mafiaso cũng đi biệt suốt ngày.


Một buổi sáng, Mai cơn hay tin don Tômmadinô vừa được gọi lên Palermô rất gấp. Đến chiều lão về và lại kéo riêng Mai cơn ra một chỗ, cho biết:


- Vừa có người từ Mĩ sang thông báo một tin dữ mà tôi không muốn cho cậu biết. Xantinô Côrleône vừa bị bắn chết.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom