Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 21
Sáng hôm sau bà Thường đạp xe đi thật sớm. Phần lớn dân trong thị xã sơ tán về vùng nông thôn để lại một thị xã đìu hiu vắng vẻ. Thoảng lắm vài cô gái đội mũ rơm, súng trường khoác sau lưng vừa đạp xe vừa chuyện trò cười nói rôm rả. Cửa hàng thực phẩm thị xã cửa đóng kín mít nhưng trước cửa đã xếp hàng rồng rắn, phần lớn là phụ nữ đủ mọi lứa tuổi và trẻ em. Nhiều người xếp nón, gạch, dép và cả cành cây để giữ chỗ rồi ngồi tựa lưng vào tường ngủ gà ngủ gật. Bà Thường dựng xe đạp vào tường một nhà bên cạnh cửa hàng, tìm quanh quất một cái gì đó để xếp chỗ. Không thấy, bà liền tháo chiếc dép nhựa đang mang dưới chân xếp vào chỗ của mình. Một bà vừa đạp xe đến. Bà ta lấy từ trong chiếc túi xách bằng vải nhựa ra một viên gạch xếp vào sau chiếc dép của bà Thường. Bà Thường ngạc nhiên hỏi:
- Bà đưa gạch từ nhà đi à?
- Vâng. Chịu khó xách nặng một chút nhưng đỡ phải tìm bà ạ. Cái thời buổi sao mà lắm khó khăn quá.
- Cả nước đang có chiến tranh làm sao được hả bà. Muốn thắng lợi thì đành phải chịu đựng gian khổ vậy. Hàng về muộn quá bà nhỉ?
- Bà có đồng hồ không? Mấy giờ rồi bà?
Bà Thường vén tay áo xem đồng hồ rồi trả lời:
- Mới năm rưỡi bà ạ.
- Thế thì còn hai tiếng nữa hàng mới về.
- Lâu quá nhỉ. Phải kiếm cái chỗ ngồi nghỉ đã bà ạ.
Bà kia hình như đã có kinh nghiệm việc xếp hàng nên góp ý:
- Ngồi cạnh đây thôi chứ ngồi xa lát nữa hàng về là người ta tráo chỗ xếp hàng rồi cãi nhau mệt lắm bà ạ.
Bà Thường tháo chiếc dép còn lại của mình đặt xuống đất ngồi xuống. Còn bà kia ngồi lên cái túi xách giả da. Chưa đầy mấy phút bà ta đã cất tiếng ngáy ngon lành. Trời sáng hẳn. Một chiếc xích lô chở hai bao tải lặc lè đi về hướng cửa hàng thực phẩm. Một bà đang ngồi lim dim mắt bỗng nghe tiếng cót két của bàn đạp xích lô choàng tỉnh hét toáng lên:
- Thịt về rồi bà con ơi!
Mọi người đang ngồi đứng bật dậy nhốn nháo chạy ra chỗ xếp hàng. Cảnh xô lấn, cãi vã bắt đầu.
- Ơ cái bà này. Tôi đặt gạch trước bà sao bà lại đứng trước tôi.
- Cô trẻ, cô nhanh chân chạy ra trước đảo cái dép tôi về sau viên gạch của cô. Cô đừng hòng che được mắt tôi. Cái cô này nữa. Chen gì mà chen ghê thế?
- Người ta đẩy cháu chứ cháu có chen đâu.
Chiếc xe xích lô chở thịt đến nãy giờ vẫn đứng chờ các cô nhân viên mở cửa.
- Thịt hôm nay có ngon không anh? – Một bà hỏi người chở thịt.
- Tôi cũng chả biết. Người ta cân lên cho vào bao tải buộc lại rồi đưa tờ hóa đơn xuất hàng cho tôi cầm về cửa hàng số 3. Tôi chẳng biết thịt trong bao có ngon hay không nữa.
Một người đứng trong hàng bảo:
- Thịt ngon đâu đến phần mình.
Người khác hưởng ứng:
- Phải đấy. Nhất thân nhì thế tam quyền tứ chế mà. Cán bộ biên chế nhà nước còn đứng thứ tư thì chế độ tem phiếu của dân chờ đấy mà hưởng xái.
Cánh cửa bên cạnh xịch mở. Một cô mậu dịch viên khoác áo blouse màu cỏ úa bước ra bảo anh đạp xích lô:
- Chú cho thịt vào đi để chúng tôi còn cân.
Anh thanh niên đạp xích lô lần lượt vác hai bao thịt đưa vào bên trong, sau đó cánh cửa tiếp tục bị đóng lại. Bên ngoài cửa một số người nữa lần lượt đến. Có người đứng xếp hàng, có mấy cô còn trẻ không xếp hàng mà đứng rập rình cạnh cửa.
Có tiếng hét to:
- Mở cửa bán hàng cho bà con mua để rồi còn về đi làm các cô mậu dịch ơi.
Không có lời đáp lại. Những người xếp hàng lại réo tiếp:
- Mở cửa bán thịt cho bà con đi các cô ơi.
Hai cô mậu dịch viên vừa đạp xe tới, mặt lạnh như băng dắt xe đạp vào bên trong.
Cửa mở. Một làn sóng chen lấn lại ào lên. Mấy người không chịu xếp hàng cầm phiếu trong tay gào thét:
- Bán cho tôi đi cô ơi.
Phía sau có người nói to:
- Những người xếp hàng trước đẩy những người không chịu xếp hàng ra đi.
Cảnh xô đẩy, chen lấn, chửi bới. Không khí gay gắt của đầu mùa hè khiến người nào người nấy mồ hôi nhễ nhại. Cô mậu dịch viên yêu cầu mọi người trật tự rồi tuyên bố:
- Hôm nay thịt về ít nên chỉ có phiếu trẻ em là được mua hết, còn phiếu người lớn chỉ mua được nửa tiêu chuẩn thôi.
Tiếng gào to:
- Ba lạng thịt mà mua một nửa tiêu chuẩn thì ai ăn ai nhịn hả cô?
- Bà con thông cảm – Cô mậu dịch viên phân bua – Cháu cũng muốn bán hết tiêu chuẩn cho bà con nhưng bà con chịu khó nhường nhau một chút để ai cũng có thịt ăn.
Bà Thường mở xắc lấy mấy tờ phiếu ra nhìn chăm chăm như tính toán điều gì đó. Một bà đứng sau nhìn thấy hỏi:
- Bà mua thịt cho những ai mà nhiều phiếu thế?
- Tôi ở cơ quan tỉnh ủy. Hôm nay chúng tôi liên hoan tổng kết nên mọi người góp phiếu lại để mua thịt mới nhiều thế này bà ạ. Nếu người ta chỉ cho mua một nửa tiêu chuẩn thì chắc phải hoãn liên hoan.
- Bà để tôi giữ hàng cho, bà vào đấy nói rõ lí do, biết cơ quan tỉnh ủy thế nào người ta cũng chiếu cố cho đấy.
Bà Thường ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:
- Có khi tôi phải nghe lời khuyên của bà. Bà giữ chỗ hộ tôi nhé.
Bà Thường cầm mấy tờ phiếu đi theo cửa bên cạnh vào bên trong. Một cô mậu dịch viên nhìn thấy, quát:
- Bà kia! Bà là ai mà tự động vào trong cửa hàng thế?
Bà Thường nói nhỏ nhẹ:
- Tôi công tác tại cơ quan tỉnh ủy. Hôm nay chúng tôi liên hoan tổng kết, anh chị em trong cơ quan góp phiếu lại để mua thịt về làm liên hoan. Tôi xếp hàng ngoài kia nghe các đồng chí tuyên bố chỉ bán nửa tiêu chuẩn nên vào đây trình bày để các đồng chí thông cảm xem bán hết tiêu chuẩn cho chúng tôi được không?
Cô mậu dịch viên vênh mặt lên hỏi:
- Bà có giấy giới thiệu không?
- Đi mua vài cân thịt về liên hoan tôi nghĩ chẳng cần giấy giới thiệu làm gì nên chẳng lấy.
- Không có giấy giới thiệu tôi biết bà là ai mà bán hết tiêu chuẩn cho bà.
Bà Thường nhìn quanh. Trước mặt bà là bao thịt loại một đang soạn dở. Thấy bà Thường để ý đến số thịt trên, hai cô nhân viên mậu dịch đưa mắt nhìn nhau. Bà Thường hỏi:
- Tôi đứng xếp hàng ngoài kia thấy xích lô chở về hai bao tải thịt lặc lè, sao chỉ bán một nửa tiêu chuẩn? Số thịt kia để làm gì mà không đưa ra cửa hàng bán cho bà con?
- Chúng tôi đang phân loại thịt ra để bán cho công bằng, bà là ai mà cật vấn chúng tôi?
Bà Thường bắt đầu thấy gai gai trong người:
- Tôi là người đi mua thịt như mọi người. Bây giờ các đồng chí yêu cầu giấy giới thiệu thì để tôi về lấy. Tôi gửi số phiếu thịt này nhờ các đồng chí cân sẵn cho tôi, lát nữa tôi cầm giấy giới thiệu ra tôi lấy. Nếu có ai thắc mắc thì các đồng chí nói số phiếu này là của bà Thường, trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy mua về cho cơ quan liên hoan – Nói xong, bà Thường để phiếu lại trên cái ghế để cạnh đấy rồi bỏ đi ra. Nhưng nghĩ thế nào bà quay lại.
- Thôi, để tôi ra xếp hàng. Bà con mua nửa tiêu chuẩn thì chúng tôi cũng mua nửa tiêu chuẩn vậy.
Bà Thường nhặt mấy tờ phiếu lên rồi đi ra đứng vào hàng. Bà giữ chỗ cho bà Thường hỏi:
- Thế nào. Người ta không chiếu cố cho cơ quan tỉnh ủy à?
- Các cô ấy bắt tôi về cơ quan lấy giấy giới thiệu bà ạ. Thôi cứ xếp hàng mua được bao nhiêu thì mua.
Chỉ lát sau, một cô nhân viên ở trong cửa hàng đi đến cạnh bà Thường:
- Bác ơi, chúng cháu mời bác vào trong cửa hàng cho chúng cháu thưa chuyện.
- Có chuyện gì thế đồng chí?
- Chúng cháu mời bác vào trong này đã.
Bà Thường nói với bà đứng sau mình:
- Bà giữ chỗ hộ tôi nhé. Tôi vào xem các cô ấy nói gì rồi ra xếp hàng tiếp. Chắc cũng sắp đến lượt hai chị em mình rồi.
- Bà cứ đi đi, để chỗ tôi trông cho.
Bà Thường đi theo cô nhân viên vào trong cửa hàng. Vừa vào đến nơi, bà Thường hỏi:
- Có chuyện gì thế hai đồng chí?
Cô nhân viên nói giọng nhún nhường:
- Chúng cháu không biết bác là trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy nên ăn nói không phải với bác. Chúng cháu xin lỗi bác. Bác đưa tất cả phiếu đây, chúng cháu cân thịt loại một cho bác.
- Không cần phải làm thế. Tôi chỉ yêu cầu các đồng chí nên bán hết tiêu chuẩn thịt cho bà con chứ bán nửa phiếu ai ăn ai nhịn. Tôi ra xếp hàng đây.
- Bác không cần phải xếp hàng đâu. Bác đưa phiếu đây chúng cháu cân cho.
Bà Thường cười:
- Tôi ra ngoài ấy xếp hàng chen lấn với bà con cho vui.
Nói xong bà Thường ra khỏi cửa hàng, vừa đi vừa nghĩ, ông Kim mà biết cảnh này chắc không đời nào chịu mang mấy cân thịt về quê làm giỗ.
- Bà đưa gạch từ nhà đi à?
- Vâng. Chịu khó xách nặng một chút nhưng đỡ phải tìm bà ạ. Cái thời buổi sao mà lắm khó khăn quá.
- Cả nước đang có chiến tranh làm sao được hả bà. Muốn thắng lợi thì đành phải chịu đựng gian khổ vậy. Hàng về muộn quá bà nhỉ?
- Bà có đồng hồ không? Mấy giờ rồi bà?
Bà Thường vén tay áo xem đồng hồ rồi trả lời:
- Mới năm rưỡi bà ạ.
- Thế thì còn hai tiếng nữa hàng mới về.
- Lâu quá nhỉ. Phải kiếm cái chỗ ngồi nghỉ đã bà ạ.
Bà kia hình như đã có kinh nghiệm việc xếp hàng nên góp ý:
- Ngồi cạnh đây thôi chứ ngồi xa lát nữa hàng về là người ta tráo chỗ xếp hàng rồi cãi nhau mệt lắm bà ạ.
Bà Thường tháo chiếc dép còn lại của mình đặt xuống đất ngồi xuống. Còn bà kia ngồi lên cái túi xách giả da. Chưa đầy mấy phút bà ta đã cất tiếng ngáy ngon lành. Trời sáng hẳn. Một chiếc xích lô chở hai bao tải lặc lè đi về hướng cửa hàng thực phẩm. Một bà đang ngồi lim dim mắt bỗng nghe tiếng cót két của bàn đạp xích lô choàng tỉnh hét toáng lên:
- Thịt về rồi bà con ơi!
Mọi người đang ngồi đứng bật dậy nhốn nháo chạy ra chỗ xếp hàng. Cảnh xô lấn, cãi vã bắt đầu.
- Ơ cái bà này. Tôi đặt gạch trước bà sao bà lại đứng trước tôi.
- Cô trẻ, cô nhanh chân chạy ra trước đảo cái dép tôi về sau viên gạch của cô. Cô đừng hòng che được mắt tôi. Cái cô này nữa. Chen gì mà chen ghê thế?
- Người ta đẩy cháu chứ cháu có chen đâu.
Chiếc xe xích lô chở thịt đến nãy giờ vẫn đứng chờ các cô nhân viên mở cửa.
- Thịt hôm nay có ngon không anh? – Một bà hỏi người chở thịt.
- Tôi cũng chả biết. Người ta cân lên cho vào bao tải buộc lại rồi đưa tờ hóa đơn xuất hàng cho tôi cầm về cửa hàng số 3. Tôi chẳng biết thịt trong bao có ngon hay không nữa.
Một người đứng trong hàng bảo:
- Thịt ngon đâu đến phần mình.
Người khác hưởng ứng:
- Phải đấy. Nhất thân nhì thế tam quyền tứ chế mà. Cán bộ biên chế nhà nước còn đứng thứ tư thì chế độ tem phiếu của dân chờ đấy mà hưởng xái.
Cánh cửa bên cạnh xịch mở. Một cô mậu dịch viên khoác áo blouse màu cỏ úa bước ra bảo anh đạp xích lô:
- Chú cho thịt vào đi để chúng tôi còn cân.
Anh thanh niên đạp xích lô lần lượt vác hai bao thịt đưa vào bên trong, sau đó cánh cửa tiếp tục bị đóng lại. Bên ngoài cửa một số người nữa lần lượt đến. Có người đứng xếp hàng, có mấy cô còn trẻ không xếp hàng mà đứng rập rình cạnh cửa.
Có tiếng hét to:
- Mở cửa bán hàng cho bà con mua để rồi còn về đi làm các cô mậu dịch ơi.
Không có lời đáp lại. Những người xếp hàng lại réo tiếp:
- Mở cửa bán thịt cho bà con đi các cô ơi.
Hai cô mậu dịch viên vừa đạp xe tới, mặt lạnh như băng dắt xe đạp vào bên trong.
Cửa mở. Một làn sóng chen lấn lại ào lên. Mấy người không chịu xếp hàng cầm phiếu trong tay gào thét:
- Bán cho tôi đi cô ơi.
Phía sau có người nói to:
- Những người xếp hàng trước đẩy những người không chịu xếp hàng ra đi.
Cảnh xô đẩy, chen lấn, chửi bới. Không khí gay gắt của đầu mùa hè khiến người nào người nấy mồ hôi nhễ nhại. Cô mậu dịch viên yêu cầu mọi người trật tự rồi tuyên bố:
- Hôm nay thịt về ít nên chỉ có phiếu trẻ em là được mua hết, còn phiếu người lớn chỉ mua được nửa tiêu chuẩn thôi.
Tiếng gào to:
- Ba lạng thịt mà mua một nửa tiêu chuẩn thì ai ăn ai nhịn hả cô?
- Bà con thông cảm – Cô mậu dịch viên phân bua – Cháu cũng muốn bán hết tiêu chuẩn cho bà con nhưng bà con chịu khó nhường nhau một chút để ai cũng có thịt ăn.
Bà Thường mở xắc lấy mấy tờ phiếu ra nhìn chăm chăm như tính toán điều gì đó. Một bà đứng sau nhìn thấy hỏi:
- Bà mua thịt cho những ai mà nhiều phiếu thế?
- Tôi ở cơ quan tỉnh ủy. Hôm nay chúng tôi liên hoan tổng kết nên mọi người góp phiếu lại để mua thịt mới nhiều thế này bà ạ. Nếu người ta chỉ cho mua một nửa tiêu chuẩn thì chắc phải hoãn liên hoan.
- Bà để tôi giữ hàng cho, bà vào đấy nói rõ lí do, biết cơ quan tỉnh ủy thế nào người ta cũng chiếu cố cho đấy.
Bà Thường ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:
- Có khi tôi phải nghe lời khuyên của bà. Bà giữ chỗ hộ tôi nhé.
Bà Thường cầm mấy tờ phiếu đi theo cửa bên cạnh vào bên trong. Một cô mậu dịch viên nhìn thấy, quát:
- Bà kia! Bà là ai mà tự động vào trong cửa hàng thế?
Bà Thường nói nhỏ nhẹ:
- Tôi công tác tại cơ quan tỉnh ủy. Hôm nay chúng tôi liên hoan tổng kết, anh chị em trong cơ quan góp phiếu lại để mua thịt về làm liên hoan. Tôi xếp hàng ngoài kia nghe các đồng chí tuyên bố chỉ bán nửa tiêu chuẩn nên vào đây trình bày để các đồng chí thông cảm xem bán hết tiêu chuẩn cho chúng tôi được không?
Cô mậu dịch viên vênh mặt lên hỏi:
- Bà có giấy giới thiệu không?
- Đi mua vài cân thịt về liên hoan tôi nghĩ chẳng cần giấy giới thiệu làm gì nên chẳng lấy.
- Không có giấy giới thiệu tôi biết bà là ai mà bán hết tiêu chuẩn cho bà.
Bà Thường nhìn quanh. Trước mặt bà là bao thịt loại một đang soạn dở. Thấy bà Thường để ý đến số thịt trên, hai cô nhân viên mậu dịch đưa mắt nhìn nhau. Bà Thường hỏi:
- Tôi đứng xếp hàng ngoài kia thấy xích lô chở về hai bao tải thịt lặc lè, sao chỉ bán một nửa tiêu chuẩn? Số thịt kia để làm gì mà không đưa ra cửa hàng bán cho bà con?
- Chúng tôi đang phân loại thịt ra để bán cho công bằng, bà là ai mà cật vấn chúng tôi?
Bà Thường bắt đầu thấy gai gai trong người:
- Tôi là người đi mua thịt như mọi người. Bây giờ các đồng chí yêu cầu giấy giới thiệu thì để tôi về lấy. Tôi gửi số phiếu thịt này nhờ các đồng chí cân sẵn cho tôi, lát nữa tôi cầm giấy giới thiệu ra tôi lấy. Nếu có ai thắc mắc thì các đồng chí nói số phiếu này là của bà Thường, trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy mua về cho cơ quan liên hoan – Nói xong, bà Thường để phiếu lại trên cái ghế để cạnh đấy rồi bỏ đi ra. Nhưng nghĩ thế nào bà quay lại.
- Thôi, để tôi ra xếp hàng. Bà con mua nửa tiêu chuẩn thì chúng tôi cũng mua nửa tiêu chuẩn vậy.
Bà Thường nhặt mấy tờ phiếu lên rồi đi ra đứng vào hàng. Bà giữ chỗ cho bà Thường hỏi:
- Thế nào. Người ta không chiếu cố cho cơ quan tỉnh ủy à?
- Các cô ấy bắt tôi về cơ quan lấy giấy giới thiệu bà ạ. Thôi cứ xếp hàng mua được bao nhiêu thì mua.
Chỉ lát sau, một cô nhân viên ở trong cửa hàng đi đến cạnh bà Thường:
- Bác ơi, chúng cháu mời bác vào trong cửa hàng cho chúng cháu thưa chuyện.
- Có chuyện gì thế đồng chí?
- Chúng cháu mời bác vào trong này đã.
Bà Thường nói với bà đứng sau mình:
- Bà giữ chỗ hộ tôi nhé. Tôi vào xem các cô ấy nói gì rồi ra xếp hàng tiếp. Chắc cũng sắp đến lượt hai chị em mình rồi.
- Bà cứ đi đi, để chỗ tôi trông cho.
Bà Thường đi theo cô nhân viên vào trong cửa hàng. Vừa vào đến nơi, bà Thường hỏi:
- Có chuyện gì thế hai đồng chí?
Cô nhân viên nói giọng nhún nhường:
- Chúng cháu không biết bác là trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy nên ăn nói không phải với bác. Chúng cháu xin lỗi bác. Bác đưa tất cả phiếu đây, chúng cháu cân thịt loại một cho bác.
- Không cần phải làm thế. Tôi chỉ yêu cầu các đồng chí nên bán hết tiêu chuẩn thịt cho bà con chứ bán nửa phiếu ai ăn ai nhịn. Tôi ra xếp hàng đây.
- Bác không cần phải xếp hàng đâu. Bác đưa phiếu đây chúng cháu cân cho.
Bà Thường cười:
- Tôi ra ngoài ấy xếp hàng chen lấn với bà con cho vui.
Nói xong bà Thường ra khỏi cửa hàng, vừa đi vừa nghĩ, ông Kim mà biết cảnh này chắc không đời nào chịu mang mấy cân thịt về quê làm giỗ.
Bình luận facebook