Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 20
Tình hình địch đánh phá địa bàn tỉnh Phước Vĩnh ngày càng ác liệt. Hai chiếc cầu đường sắt và một cầu đường bộ chạy qua địa bàn của tỉnh lên biên giới Việt Trung bị đánh sập. Tàu chở hàng viện trợ bị cắt rời toa nằm rải rác trên đường sắt. Ông Kim hết chạy xuống trực tiếp bàn bạc với các Hợp tác xã tìm cách cứu đói, lại chạy về những nơi máy bay Mỹ vừa đánh phá lo thông đường thông tuyến. Ăn uống, ngủ nghê thất thường, người ông Kim rạc đi chỉ còn xương với da. Cơn đau dạ dày của ông ngày một nặng. Bà Lê thấy chồng ban ngày thì đi, tối đến nằm thở dài, thương vô cùng. Đôi khi bà muốn khuyên ông giảm bớt công việc để giữ sức khỏe nhưng biết tính chồng, bà chỉ im lặng và chăm lo thật chu đáo từng bữa ăn cho ông để ông có sức làm việc.
Sau bữa cơm tối, bà Thường cùng với vợ chồng ông Kim ngồi quây quanh bàn nước bàn chuyện giỗ chạp. Dạo này bà Thường đưa tem phiếu cho bà Lê thổi cơm chung.
- Chú bảo thời chiến làm phiên phiến cho nhớ ngày. Phiên phiến gì thì cùng dăm ba mâm. Làm giỗ ở đây thì khác. Làm ở nhà quê còn có ông chú bà bác, họ tộc. Ngoài người lớn còn có trẻ con. Không gì thì người ta vẫn nghĩ chú là ông bí thư tỉnh ủy. Cái tiếng ở quê còn nặng nề lắm – Bà Thường nói.
- Em cũng bảo với nhà em thế. Mỗi năm nhà mình chỉ chịu hai cái giỗ. Giỗ bố và giỗ mẹ, không mâm cao cỗ đầy thì cũng cần tươm tất – bà Lê góp lời.
Ông Kim cười:
- Con cầy hương chết vì mùi thơm, con ếch chết vì tiếng kêu. Nhưng tôi hỏi hai bà lấy đâu ra thực phẩm mà làm cỗ. Có tập trung cả phiếu nhà mình cả của chị Thường liệu có làm nổi ba đĩa thịt luộc không?
- Chú giữ mình như trẻ mới sinh giữ gió – Bà Thường tỏ ra khó chịu. – Tôi sẽ lo mua thịt. Nếu chú coi tôi là chị thì tôi quyết thế, không phải bàn cãi gì hết.
Thấy ông Kim cầm bản tài liệu gạch mực đỏ ngang dọc, bà Lê định nói nhưng bà Thường đã lên tiếng:
- Chú chuẩn bị bản sinh hoạt chính trị đấy à?
- Tôi phân công tay Đình viết. Nhưng rặt là đánh giá tốt tất tật, chẳng có giải pháp gì ngoài kết luận xanh rờn “một số Hợp tác xã trở thành bó đuốc sáng rực, tiêu biểu cho lối làm ăn lớn tập thể Xã hội Chủ nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.”
- Thế chú nói với hắn sao?
- Cứ nhìn vào một địa phương nghèo, Hợp tác xã nghèo chỉ có ba nguyên nhân sau đây: Thứ nhất là đất xấu. Thứ hai là dân lười. Thứ ba là do lãnh đạo tồi hoặc cơ chế chưa thích hợp. Tôi nói thẳng với hắn rằng sai lầm lớn nhất là thủ tiêu kinh tế hộ của nông dân, không coi hộ nông dân như một đơn vị kinh tế tự chủ.
- Cậu nói thế, người như hắn làm sao thông cho nổi?
- Tôi nói hắn cứ viết lại phần đánh giá thực trạng Hợp tác xã theo nhận định của tôi, có gì tôi chịu trách nhiệm chứ chẳng liên quan gì đến hắn mà phải sợ.
- Cậu phải cẩn thận về cách thuyết phục hắn đấy.
- Chị biết hắn trả lời sao không? Hắn nói: “Tôi chẳng sợ gì cả, tôi chỉ thấy nhận định của anh có phần nào là phiến diện, chủ quan, không đúng với quan điểm của Đảng. Nếu đưa những nhận định ấy truyền đạt lại cho đảng viên tôi thấy hết sức nguy hại.”
- Thế là hắn ngầm cự lại cậu rồi.
- Tôi nghĩ thà rõ ràng luôn để biết phản ứng. Càng để nhờ nhờ lâu càng khó lường.
Sau bữa cơm tối, bà Thường cùng với vợ chồng ông Kim ngồi quây quanh bàn nước bàn chuyện giỗ chạp. Dạo này bà Thường đưa tem phiếu cho bà Lê thổi cơm chung.
- Chú bảo thời chiến làm phiên phiến cho nhớ ngày. Phiên phiến gì thì cùng dăm ba mâm. Làm giỗ ở đây thì khác. Làm ở nhà quê còn có ông chú bà bác, họ tộc. Ngoài người lớn còn có trẻ con. Không gì thì người ta vẫn nghĩ chú là ông bí thư tỉnh ủy. Cái tiếng ở quê còn nặng nề lắm – Bà Thường nói.
- Em cũng bảo với nhà em thế. Mỗi năm nhà mình chỉ chịu hai cái giỗ. Giỗ bố và giỗ mẹ, không mâm cao cỗ đầy thì cũng cần tươm tất – bà Lê góp lời.
Ông Kim cười:
- Con cầy hương chết vì mùi thơm, con ếch chết vì tiếng kêu. Nhưng tôi hỏi hai bà lấy đâu ra thực phẩm mà làm cỗ. Có tập trung cả phiếu nhà mình cả của chị Thường liệu có làm nổi ba đĩa thịt luộc không?
- Chú giữ mình như trẻ mới sinh giữ gió – Bà Thường tỏ ra khó chịu. – Tôi sẽ lo mua thịt. Nếu chú coi tôi là chị thì tôi quyết thế, không phải bàn cãi gì hết.
Thấy ông Kim cầm bản tài liệu gạch mực đỏ ngang dọc, bà Lê định nói nhưng bà Thường đã lên tiếng:
- Chú chuẩn bị bản sinh hoạt chính trị đấy à?
- Tôi phân công tay Đình viết. Nhưng rặt là đánh giá tốt tất tật, chẳng có giải pháp gì ngoài kết luận xanh rờn “một số Hợp tác xã trở thành bó đuốc sáng rực, tiêu biểu cho lối làm ăn lớn tập thể Xã hội Chủ nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.”
- Thế chú nói với hắn sao?
- Cứ nhìn vào một địa phương nghèo, Hợp tác xã nghèo chỉ có ba nguyên nhân sau đây: Thứ nhất là đất xấu. Thứ hai là dân lười. Thứ ba là do lãnh đạo tồi hoặc cơ chế chưa thích hợp. Tôi nói thẳng với hắn rằng sai lầm lớn nhất là thủ tiêu kinh tế hộ của nông dân, không coi hộ nông dân như một đơn vị kinh tế tự chủ.
- Cậu nói thế, người như hắn làm sao thông cho nổi?
- Tôi nói hắn cứ viết lại phần đánh giá thực trạng Hợp tác xã theo nhận định của tôi, có gì tôi chịu trách nhiệm chứ chẳng liên quan gì đến hắn mà phải sợ.
- Cậu phải cẩn thận về cách thuyết phục hắn đấy.
- Chị biết hắn trả lời sao không? Hắn nói: “Tôi chẳng sợ gì cả, tôi chỉ thấy nhận định của anh có phần nào là phiến diện, chủ quan, không đúng với quan điểm của Đảng. Nếu đưa những nhận định ấy truyền đạt lại cho đảng viên tôi thấy hết sức nguy hại.”
- Thế là hắn ngầm cự lại cậu rồi.
- Tôi nghĩ thà rõ ràng luôn để biết phản ứng. Càng để nhờ nhờ lâu càng khó lường.