Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 4-5-6
ÁNH DƯƠNG TÀN
Tác giả : Lê Tuyết
CHƯƠNG 4.
Thêm một năm nữa trôi qua, mùa hoa anh túc đến mùa nở rộ đở rực hết cả một vùng, tôi lại cùng với vợ chồng A Mân thu hoạch và tiếp tục công cuộc sản xuất ra những thành phẩm màu trắng ấy. Hoa anh túc rất thơm, rất đẹp, kiêu sa chẳng khác gì một nữ thần khiến ai nhìn vào cũng mê đắm. Chỉ là người đời có câu, hoa càng đẹp thì càng độc chẳng hề có sai, nó - chính là thứ thuốc độc, là vũ khí giết người mà ai cũng phải sợ hãi. Ấy thế mà một đứa trẻ như tôi vẫn ngây ngô tin rằng, nó là nguồn sống của tôi, cho đến khi biết được sự thật về nó, tôi chẳng nhớ nổi cảm giác của mình khi ấy là như thế nào.
Mùa anh túc năm nay, sản lượng thu được cũng lớn gấp đôi năm ngoái, công cuộc sản xuất chúng cũng trở nên bận rộn hơn, cả tôi, cả vợ chồng A Mân đều bắt tay vào làm. Chúng tôi làm ngày làm đêm, thậm chí đến thời gian nghỉ ngơi cũng không có, nhiều lúc tôi cũng chỉ muốn lả đi cho rồi. Tôi không biết khách giục gấp như thế nào, nhưng tôi thấy mụ vợ lúc nào cũng hối nhanh lên nhanh lên, bên kia cần lắm rồi.
Mang tiếng là người làm ra nó, nhưng tôi thật sự không hề biết sử dụng nó như thế nào, vợ chồng A Mân cũng như thế, họ nói với tôi, cái này chỉ nên dùng để kiếm tiền, không nên sử dụng vì nó có nhiều bất cập. Để rồi sau này mỗi khi nhớ lại về khoảng thời gian tội lỗi ấy, tôi đã ước giá như năm đó, bản thân tôi đủ nhận thức để hiểu được 2 từ “ bất cập “ mà mụ vợ nói đó là tác hại, thì có đánh chết tôi cũng không dám làm thêm một bánh nào nữa.
Nhưng không, một đứa trẻ 10 tuổi chưa đủ hết nhận thức về cuộc sống, thêm ba năm sống tách biệt với thế giới bên ngoài, tôi không hiểu cũng đúng thôi. Có trách, chỉ trách ông trời đày đọa tôi, khiến cuộc đời tôi, từ năm đó trở nên tối tăm đến mờ mịt, không còn tương lai rộng mở.
Từ ngày tôi có thể giúp họ thành công sản xuất thứ đó, cuộc sống tôi cũng dễ thở hơn, nhưng chưa một ngày nào là tôi không mong muốn mình được thoát khỏi cái nơi đầy xa lạ để lại cho tôi bao nhiêu kí ức kinh hoàng như thế này. Tôi đã rất mong sẽ có một ngày như thế, nhưng tôi chờ 3 năm vẫn không thấy gì, 3 năm vẫn không hề có ai phát hiện ra tôi, tôi nghĩ, có lẽ bản thân tôi thật sự sẽ không thể quay trở về được nữa rồi. Chỉ là không ngờ, ngày hôm nay, cái ngày tôi được mọi người phát hiện ra cũng tới, nhưng nó tới lại kéo theo cho tôi bao nhiêu thương tổn, chứ không phải là cho tôi tự do như tôi hằng mong tưởng.
Trong lúc tôi đang cùng với vợ chồng A Mân hoàn thành nốt bước cuối cùng để hoàn thành sản phẩm thì bụng bỗng dưng trở nên đau dữ dội, đau đến mức tôi tái hết cả mặt, cố gắng gượng thều thào với mụ vợ.
- Bà chủ, cháu... cháu đau bụng quá... Cháu đi vệ sinh chút nhé được không bà.
Mụ vợ đang dở tay nghe thấy tôi nói thế thì lại bắt đầu trở nên hậm hực, vất phịch đồ sang một bên ngước lên nhìn tôi nguýt một cái thật dài, muốn chửi lắm nhưng có lẽ mụ nghĩ tôi đau thật nên cũng không có chửi, chỉ gắt nhẹ.
- Đau thì đi nhanh lên, rồi còn về làm, hàng đến chiều là phải giao đi rồi.
Mụ nói xong cũng quay ngoắt người đi ra ngoài, tôi dù cơn đau vẫn chưa đỡ nhưng vẫn cố lết bước theo mụ từng bước , trước khi đi cũng không quên xin phép ông chủ để khỏi bị ông ta cằn nhằn.
Ba năm ở đây, tôi cũng định hình được căn nhà nhỏ này nằm ở giữa lòng một khu rừng, bao quanh bên ngoài là núi, là cây nên đường xá đi lại phải là người sống quen mới có thể đi được, chứ người lạ đi chỉ có lạc. Thêm nữa nơi này cũng chỉ có mình vợ chồng A Mân, ngoài ra cũng không có ai lưu lại đây sống, thành ra tôi chỉ biết cam chịu chứ nào có dám bốc đồng trốn chạy như ngày trước.
Bụng đau, tôi chạy ra lùm cỏ lau um tùm giải quyết cho xong, lúc đứng lên thấy khoan khoái cả người mới đứng dậy chạy về phía con suối rửa tay, cũng là nơi mụ vợ đợi tôi. Thế nhưng khi tôi vừa rời nơi đó được một đoạn, bản vai tôi bỗng dưng bị một người nắm chặt kéo lại, theo sau đó là miệng bị bịt chặt không cho kêu gào gì hết.
Cảm giác của tôi lúc đó, là sợ sệt đến phát khóc, cứ thế nước mắt không kìm được mà chảy đầy lệ trên khuôn mặt nhỏ nhắn. Người kia vẫn bịt miệng tôi không thả ra vì sợ tôi la lên sẽ gây chuyện cho họ, nên họ cất giọng nói nhỏ nhẹ bằng giọng Việt.
- Cháu gái, cháu không được la, nếu la lên thì kẻ xấu sẽ phát hiện ra rồi không ai cứu được chúng ta đâu.
Giọng nói đó truyền từ trên đỉnh đầu tôi truyền xuống, trầm khàn nhưng quyến rũ, nghe thôi cũng đủ thấy muốn nghe thêm lần nữa,. Trong tâm trí tôi lúc này đang cố phác họa ra người tự xưng là chú đó, chắc phải là một người hoàn hảo lắm nên mới có thể nói đi vào lòng người như vậy, toàn thân theo đó cũng dần buông lỏng không còn dãy dụa nữa.
Thấy tôi chịu hợp tác, lúc này chú mới bỏ tay ra khỏi miệng tôi để tôi có thể nói chuyện, chú hỏi tôi.
- Cháu là người ở đây à.
Tôi đưa mắt nhìn lên, lúc này mới nhận thấy ngoài chú ra còn có thêm một người khác nữa, lưỡng lự mất mấy giây cũng gật đầu, tất nhiên là không dám nói một tiếng nào. Chú kia lại hỏi tiếp.
- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi, cháu ở đây bao lâu rồi, tôi có thể hỏi cháu chút thông tin hay không ?
Tôi vẫn chăm chăm nhìn họ, vẫn không có hé miệng đáp trả, vì tôi chẳng biết phải nói như thế nào, chẳng biết họ là người xấu hay người tốt. Còn hai người trước mặt này, có lẽ họ nghĩ tôi không hiểu họ đang nói gì nên vẫn cố nói chậm rãi.
- Cháu gái, cháu có nghe hiểu chú nói gì không ? Chú có chuyện muốn hỏi cháu, cháu không phiền chứ ?
Lần này, chẳng hiểu sao tôi lại gật đầu, sau đó lí nhí trong cổ họng, trong lòng phút chốc le lói lên tia sáng hi vọng nhờ họ giúp đỡ đưa mình ra khỏi nơi này.
- Được, không phiền.... Nhưng, mấy chú là ai, đến đây làm gì ?
Nghe được câu trả lời của tôi, họ thở hắt ra một hơi thật dài, nhìn thôi cũng đủ biết họ vừa trút được xuống một nỗi lo lắng vô hình đeo trên người nặng trịch. Họ hỏi tiếp.
- Vậy cháu cho tôi hỏi, ở đây có ngôi nhà dân nào không, chúng tôi là thợ đi săn, bị lạc đường nên không biết đường trở về nữa. Cháu có thể dẫn chúng tôi ra khỏi đây không, tôi không có tiền trên người nhiều nhưng cũng có chút đồ khô, nếu cháu không chê có thể cầm lấy.
Tôi lúc này nghe thấy chú nói vậy thì không thể nào vui nổi nữa, hi vọng mong manh cuối cùng cũng bị dập tắt. Họ không biết đường, tôi cũng không biết đường, vậy thì sao họ có thể giúp tôi đưa tôi ra khỏi đây cơ chứ. Cứ nghĩ đến điều ấy là tôi không thể cầm được nước mắt, buồn bã lắc đầu , ỉu xìu đáp trả.
- Cháu không biết... cháu... cháu không phải người ở đây. Cháu, cháu bị bán sang đây mấy năm nay rồi.
Chẳng hiểu sao, tự dưng tôi lại có thể nói hết ra với chú như vậy, trong khi đây là lần đầu tiên tôi gặp chú, chẳng biết chú là người tốt hay người xấu. Tôi chỉ biết, trái tim non nớt của tôi lúc này, lựa chọn tin tưởng người trước mặt, lựa chọn tin tưởng chú ấy là người có thể giúp tôi.
Tôi nói xong, chú cùng với đồng đội trước mặt bỗng dưng trở nên yên lặng đến lạ, họ nhìn tôi như không tin vào những lời tôi nói, đang định mở miệng hỏi tôi thêm nhiều điều nữa thì bỗng dưng lúc này, giọng nói của mụ vợ vang lên.
- Ngọc, mi đi xong chưa, sao lâu thế hả ? Ngọc, mi không ra là tao vào đấy nhớ.
Mụ nói một tràng, bước chân cũng sột soạt trên loạt lá khô gây ra tiếng động, ban đầu là chậm rãi, sau đó là gấp gáp như người chạy. Về phía tôi, tôi được chú ôm vào lòng, rồi họ cuộn người tụt xuống dưới, nép mình vào một cái hang chuột khá lớn, mặc kệ bẩn thỉu vẫn cố chịu. Thậm chí, tôi còn nghe thấy chú thủ thỉ vào tai tôi.
- Đừng sợ, đừng sợ, chú nhất định sẽ đưa cháu ra khỏi đây... Thả lỏng người ra đi cháu.
Tôi không thể diễn tả nổi cảm xúc của tôi lúc này như thế nào, tôi chỉ biết tôi thật sự rất sợ, người mỗi lúc một run rẩy khi nghĩ đến cảnh lần trước bỏ trốn bị họ bắt được và đánh đập. Tôi ra sức đưa mấy ngón tay đang tuổi dậy thì của mình bám vào vạt áo của chú, đầu cũng rúc vào lồng ngực chú để đỡ sợ hơn, miệng không ngừng lẩm bẩm.
- Cháu sợ lắm.. cháu sợ lắm.
Sau câu nói của tôi, chú lại càng siết chặt tôi hơn, ép người tôi sát vào người chú khiến tôi thậm chí có chút đau đớn, miệng nói thì thầm, nhưng không phải là nói với tôi.
- Đã phát hiện được đối tượng, mọi người nhớ phải hành động cẩn thận, đừng có bứt dây động rừng. Nơi này chúng ta không thông thuộc bằng họ, để chúng chạy thoát thì không còn cơ hội lần sau đâu.
Tôi nghe những lời đó cũng đủ hiểu chú là công an, khỏi phải nói trong lòng cũng vơi đi phần nào nỗi sợ hãi, thậm chí còn vui mừng không tả siết, vì đến cuối cùng cũng có ngày tôi được trở về, được thoát ra khỏi cái nơi hoang vu này rồi.
Mụ vợ không tìm thấy tôi thì lại chửi lớn, chửi chán với tìm loanh quanh chán chê không thấy mụ liền quay về phía con đường dẫn về khu nhà gỗ. Thấy mụ đi, chú cũng đưa tôi cho đồng đội của chú rồi đứng dậy đuổi theo, trước khi đi vẫn không quên xoa đầu tôi dặn dò.
- Đừng sợ, chú ấy sẽ đưa cháu ra khỏi đây, sẽ giúp cháu tìm ba mẹ của mình.
Nói xong, chú ấy cũng đi luôn khuất người sau những hàng cây rậm rạp, còn tôi thì được đồng đội của chú đưa ra khỏi đó. Trên đường đi, tôi được chú ấy cõng trên lưng, chú ấy hỏi tôi rất nhiều điều, tôi cũng trả lời đáp lại, chỉ có điều tôi lại không cảm nhận được sự an toàn giống như ở bên người chú kia, người chú có một cái tên rất đẹp, đó là Phong - một ngọn gió.
Lúc bị bắt bán sang đây, chúng bỏ tôi vào bao tải, lại chụp thuốc mê tôi nên tôi không thể hình dung cũng như biết được đoạn đường này có trắc trở hay không, cho đến bây giờ, nhìn quanh tôi mới nhận thấy, địa hình ở đây thật sự dọa người. Từng đồi đá lởm chởm, cây cối càng đi sâu thì càng um tùm, mùi ẩm mốc còn bốc lên khó chịu, thậm chí chú công an đang cõng tôi đây còn nói với tôi rằng, ở đây còn có hổ với thú dữ.
Nghe đến đó, tôi cũng có chút hoảng, vì tôi nào biết được điều này đâu cơ chứ. Tôi vẫn đi chăn trâu cắt cỏ, vẫn ở trong căn nhà lá kia một mình mỗi khi vợ chồng A Mân đi vắng, chứ nếu biết, tôi chắc tôi chẳng đủ gan dạ mà nhởn nhơ như thế.
Chú công an ấy cõng tôi đi mất rất lâu, đến khi trời sẩm tối mới đưa được tôi trở về một ngôi nhà gỗ nơi bìa rừng, chú ấy nói đấy là căn cứ của các chú ấy ở tạm, cũng là căn cứ của bộ đội biên phòng nước Trung Quốc, và bên kia sông, là Việt Nam, nước của chúng tôi.
Người ngợm nhếch nhác bẩn thỉu, tôi được một cô y tá đưa đi tắm giặt rồi kiểm tra sức khỏe, sau đó cho tôi ăn uống và lấy lời khai. Trước những câu hỏi của họ, tôi cũng thật thà khai tôi bị bán sang đây từ năm 10 tuổi, đến nay cũng đã 3 năm rồi mới được họ tìm thấy, cũng khai luôn về việc vợ chồng A Mân mua tôi từ tay những kẻ buôn người. Nhưng về căn nhà gỗ ấy, tôi tuyệt nhiên không nói một lời, vì trong lúc vô tình bước vào đây, tôi nghe thấy những người kia nói chuyện, mục tiêu của họ chính là nơi đó.
Tuy không biết tại sao căn nhà gỗ lại bị những người này đưa vào tầm ngắm, nhưng trong suy nghĩ non nớt của tôi lúc bấy giờ, đã hình thành nên một nỗi sợ vô hình. Tôi đã nghĩ, chẳng lẽ vợ chồng A Mân làm gì phạm pháo hay sao, cho nên công an mới truy lùng họ như thế, chứ họ bình thường thì làm sao có thể cơ chứ. Và từ đấy, tôi chọn im lặng, họ có hỏi tôi cũng không nói, không trả lời thêm. Cũng may mấy người bác sĩ này nghĩ tôi bị chấn động tâm lí nên cũng buông tha, không có đi sâu hơn thêm một chút nào nữa.
Trời mỗi lúc buông xuống một tối, nhìn qua đồng hồ cũng đã chỉ 9 giờ đêm, rừng núi nơi này hoang sơ vắng lặng đến mức rợn người. Bóng điện lập lòe vẫn lóe sáng đung đưa dưới gió, tôi cố nhắm mắt vẫn không thể ngủ được nên đành đi ra ngoài ngồi với mấy người hồi chiều. Họ nói, chú Phong đang trên đường trở về, và chú, đã bắt được vợ chồng A Mân rồi, hiện đang áp tải họ về đây rồi cùng nhau trở về cục cảnh sát.
Nghe thấy chú sắp trở về , tôi cũng háo hức nhất quyết ngồi đợi, nhưng đợi mãi vẫn không thấy đâu, cuối cùng tôi chẳng thể nào chịu nổi được nữa mà chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ có lẽ là ngon nhất trong suốt 3 năm qua của tôi.
Tôi không biết tôi có thật sự mơ hay không, nhưng trong giấc ngủ, tôi cảm nhận được cả người tôi lần nữa lại được ôm lên, lồng ngực ấy, vòng tay ấy, chính là của chú.
Chú hơn tôi 13 tuổi, năm nay 26, là một trung úy của phòng cảnh sát PC47 trực thuộc Bộ Công An, cũng là một ứng cử viên của chiếc ghế đội trưởng. Chú, là một người hoàn hảo chẳng có gì để chê, vừa đẹp lại vừa giàu, lại ấm áp dễ gẫn với người khác, khiến bao nhiêu người say nắng như điếu đổ. Tất nhiên, những điều này đều là tôi nghe lén được từ mấy cô y tá hồi tối lúc họ cùng nhau thì thầm to nhỏ.
Tôi không biết xe chạy mất bao lâu thì về tới cục công an, tôi chỉ biết lúc tôi tỉnh dậy, vợ chồng A Mân đã không thấy đâu nữa, còn bản thân thì vẫn nằm trên ghế xe, ngồi bên cạnh cạnh tôi không ai khác chính là chú Phong. Lúc ấy, nhìn thấy chú, tôi vừa sợ vừa vui, thậm chí trái tim trong ngực cũng thấy ấm hơn hẳn chẳng biết cảm giác là gì, cố lấy hết can đảm nói.
- Chú công an.... cháu..
Chú Phong thấy tôi tỉnh thì ngồi dậy tiến lại đỡ lấy tôi, sờ trán tôi một lúc thấy không sốt thì thở phào, đáp.
- May quá, cứ tưởng cháu bị sốt cao không giảm cơ, cuối cùng cũng không sao rồi... Vậy bây giờ chú đưa cháu về nhà nhé.
Trước những lời này của chú, tôi cũng không dám ho he gì chỉ nhẹ dạ một tiếng, đứng dậy bước theo chú đi xuống tiến về phía xe của mình để về nước. Thế nhưng lúc tôi đang chuẩn bị bước lên xe, một người cảnh sát Trung Quốc vội vã tiến lại chặn không cho tôi đi, anh ta nói.
- Thật ngại quá, chúng tôi không thể để cô bé này đi được, vì theo như những gì lời đôi vợ chồng kia khai, cô bé ấy là người sản xuất ra thuốc phiện...
ÁNH DƯƠNG TÀN
Tác giả : Lê Tuyết
CHƯƠNG 5
Tôi chẳng nhớ nổi được cảm giác của tôi lúc đó hỗn độn như thế nào, cũng không thể hiểu nổi được hai từ thuốc phiện họ nói nó nguy hiểm và nặng tội ra sao. Tôi chỉ biết, khi người chiến sĩ công an ấy vừa dứt lời, chú cùng với đồng đội của mình nhìn tôi chằm chằm không chớp mắt, biểu cảm dường như không tin điều đấy là sự thật. Đừng nói đến các chú ấy, thậm chí đến bản thân tôi, khi được giải vào phòng lấy lời khai cũng không thể tin được rằng, hóa ra chính tôi là người sản xuất ra thứ đáng sợ cho cộng đồng tới như vậy.
Không khí bao quanh tôi lúc đó trở nên im lặng mất mất phút, không một ai nói câu gì nhưng cũng may chú Phong là người lấy lại được bình tĩnh nhất, chú hắng giọng quay ra nói với đồng đội của mình mấy lời dặn họ đi về nước trước, còn bản thân thì ở lại với tôi để bên này thu thập thêm chứng cứ, và cũng đứng lên bảo lãnh cho tôi trong thời gian hiện tại.
Trước những lời đề nghị của chú với đồng nghiệp, tôi thấy chẳng ai đồng tình với ý kiến đó, họ nhao nhao xì xầm như đàn kiến vỡ tổ, người nọ bảo người kia cùng theo ở lại.
Nhưng chú là ai cơ chứ, ở đây chú là người có quyền quyết định tất cả, nói đi nói lại họ cũng chẳng thay đổi được quyết định của chú, cuối cùng chỉ còn cách là thất bại nối đuôi nhau lên xe trở về, lăn bánh chẳng mấy chốc đã mất dạng sang ngã rẽ.
Họ đi rồi, chú cũng nắm lấy tay tôi dẫn tôi trở vào cục lần nữa, trong lúc đi vẫn không quên an ủi tôi rất nhiều. Bàn tay của chú rất lớn, rất ấm, giống y hệt bàn tay của ba tôi ngày trước.
Nhắc đến ba, tôi hơi khựng người, cũng đã 3 năm trôi qua rồi, tôi không biết ông ấy với tôi có còn nhớ nhung gì không nữa, không biết ông ấy với mẹ có đi tìm tôi hay không nữa. Ba năm rồi, tôi vẫn nhớ họ nhiều lắm, tôi không hận họ cay đắng nhưng nói không giận cũng là sai. Tôi chỉ muốn, sau bao nhiêu tất cả mọi chuyện, họ không quay lại với nhau được thì chí ít cũng dành cho tôi một chút tình thương dù là nhỏ nhoi cũng được, để tôi biết rằng, đối với họ tôi vẫn là con gái.
Tôi biết, những điều này với ba thật sự rất khó chấp nhận, nhưng tôi vẫn ích kỉ mong muốn như thế, chẳng nhẽ 10 năm ba nuôi nấng tôi, chăm bẵm tôi, tình cảm gắn bó lâu như kia, cũng chỉ vì việc tôi không phải con của ông mà vỡ tan thành bụi sao.
Nhiều năm sau nghĩ lại, tôi cũng chẳng thể nào ngờ được, vào cái năm 13 tuổi này, tôi chỉ là một đứa bé mà lại có thể suy nghĩ nhiều như vậy, thậm chí ngay cả việc đối mặt với tội danh sản xuất hàng cấm, tôi có thể nhìn ra được, tương lai tôi mờ mịt ra sao.
Và rồi mọi thứ đều giống như tôi đoán, lúc tôi với chú vừa bước vào cửa chính, đã có hai cảnh sát người Trung Quốc tiến lại, bắt tay chào chú rồi nói chuyện vài câu. Tất nhiên họ đều nói bằng tiếng Trung, tôi tuy có hiểu được một hai từ nhưng để hiểu hết thì lại không thể, cho nên không biết được rốt cuộc họ nói cái gì.
Mất một lúc sau, chú Phong mới quay sang tôi, nét mắt chú trở nên nghiêm trọng hơn vừa nãy rất nhiều, dường như câu chuyện chú được nghe nó quan trọng lắm. Tôi rất muốn hỏi chú, nhưng chú lại không để cho tôi nói, chỉ xoa đầu an ủi tôi rồi tiến về phía phòng đội trưởng cách chúng tôi vài mét, đi vào. Còn tôi, thì được 2 chiến sĩ ngồi canh ở băng ghế chờ, từng giây từng phút trôi đi trong nặng nề.
Cánh cửa đóng lại ngăn cách tầm nhìn của tôi chiếu về chú, rõ ràng chỉ là người xa lạ nhưng chẳng hiểu sao tôi lại muốn được nghĩ về chú nhiều hơn, được nói chuyện với chú nhiều hơn. Thậm chí tôi đã ước rằng, giá như lúc tôi được chú đưa trở về nước, nhà chú cạnh nhà tôi, và tôi có thể thường xuyên gặp được chú thì tốt biết mấy. Nhưng không, tất cả những điều đó, với tôi xa vời lắm, xa vời đến mức có lẽ tôi cả đời không thể nào với tới được. Chú với tôi, đích thực là hai thế giới quá khác biệt.
Ngồi một lúc rất lâu, phải đến mấy tiếng đồng hồ dài đằng đẵng trôi qua, chú cũng đẩy cửa bước ra ngoài, lần này nét mặt chú nhìn cũng dễ chịu hơn đôi chút. Chú tiến lại phía tôi, nhỏ nhẹ nói.
- Nào, bây giờ đi về thôi, chú đưa cháu về nhé.
Tôi nghe chú nói vậy thì ngạc nhiên lắm, đôi mắt không tự chủ được mà nhìn chú chăm chăm như không tin vào tai mình. Tôi được về ư, họ không bắt giữ tôi nữa, thật sự tôi không hề làm gì sai trái đúng không. Tôi biết mà, ông trời sao nỡ lòng với tôi cơ chứ.
Chỉ cần nghĩ đến điều ấy thôi là tôi vui lắm rồi, vội vàng đứng bật dậy cùng với chú đi ra ngoài. Thế nhưng, khi bản thân nhìn thấy mấy chiến sĩ công an khác theo chúng tôi cùng lên, tôi mới ngờ ngợ ra mọi chuyện không đơn giản như thế. Còn khó hiểu ở chỗ nào, một đứa nhóc như tôi sao có thể biết được.
Tôi được ngồi bên cạnh chú, cùng chú trở về Việt Nam qua đường cửa khẩu, mất nguyên một ngày mới về tới nơi. Trong suốt quá trình đi ấy, tôi vẫn không biết được mục đích của mấy người cảnh sát đi theo tôi này làm gì, đến khi tất cả trở về trụ sở Bộ Công An, tôi mới biết được, tôi được họ liệt vào tội phạm nguy hiểm, cần phải theo dõi 24/24. Vì tôi, chính là người biết công thức sản xuất ra thuốc phiện, thứ gây chết người cho cộng đồng và bao người khác.
Tôi vẫn còn nhớ, lúc tôi vừa đặt chân xuống, người dìu tôi vẫn chỉ có chú Phong. Chú dẫn tôi vào một căn phòng lấy lời khai, sau đó để lại tôi cho mấy người khác, còn bản thân thì quay người mất hút. Chú để tôi lại với những người xa lạ kia, ai ai cũng nhìn tôi với ánh mắt đầy nghi hoặc, thậm chí có 1 chú còn hỏi tôi.
- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi, có nhớ bố mẹ mình ở đâu không để chú kêu họ lên.
Tôi ngẩn người, lưỡng lự một hồi, đấu tranh rất lâu cũng chịu nói ra địa chỉ của bố và số điện thoại. Cũng may là ông không hề đổi số, cũng may là ông chịu bắt máy nghe, nhưng cuối cùng, ông lại không muốn tới đón tôi. Ông nói, tôi không phải con gái của ông, ông nói ông không muốn vợ ông buồn nên từ mai đừng làm phiền tới ông nữa. Ông đã nói như thế ấy.
Từ lúc nghe ông nói, tôi không chịu lên tiếng một lời nào mặc cho họ có hỏi tôi ra sao, hỏi tôi những gì, tôi vẫn chỉ giữ im lặng. Tôi không muốn mở miệng, mà tôi chỉ muốn khóc, tôi, cuối cùng vẫn là chẳng ai cần, đến mẹ cũng không thèm quan tâm tôi, thì ai, ai rộng lượng mà quan tâm tôi nữa đây cơ chứ.
Tôi ngồi co ro trên chiếc ghế, đầu úp xuống đầu gối khóc nức nở, mặc kệ mấy người ở kia nhìn tôi ra sao. Tôi đau quá, trái tim tôi đau đến mức chỉ muốn rách toạc cả lồng ngực ra rồi, có ai có thể giúp tôi xoa dịu nó được hay không. Tôi tệ vậy sao, tôi không đáng được yêu thương sao, vậy sao còn sinh tôi ra, để rồi cuộc đời tôi xô đẩy tôi như thế này.
Tôi cứ thế khóc đến mức chẳng thể khóc được nữa, thì mới chịu ngẩng đầu lên. Lúc này, mọi người đều không còn ai đứng ở đây ngoài chú. Chú vẫn mặc trên người bộ quân phục hiên ngang đó, vẫn là khuôn mặt đẹp trai tuấn tú đó, vẫn điềm tĩnh như thế, chú nói với tôi.
- Cháu đói không, tôi vừa mua cơm ở bên ngoài vẫn còn nóng lắm. Cháu ăn đi không đói.
Tôi đưa mắt nhìn hộp cơm chú mua, có nhiều đồ ăn ngon quá nhưng sao tôi chẳng hề thấy thèm, chỉ thấy cổ họng đắng ngắt đến mức như ăn phải mật. Tôi không dám lên tiếng đáp trả chú, còn chú, thấy tôi như vậy cũng không ép thêm gì nữa, chỉ nhỏ nhẹ hỏi chuyện.
- Cháu có nhớ số điện thoại của mẹ cháu không, để chú gọi người nhà tới bảo lãnh cháu, chứ không cháu không có ai bảo lãnh sao ra khỏi cục được.
Tôi lắc đầu, nhớ đến những lời ba nói hồi chiều, giọng khản đặc đáp lại chú.
- Cháu.. cháu không có người thân. Cháu là trẻ mồ côi...( nói đến đây, tôi hơi dừng lại, ngẫm nghĩ mất một lúc mới ngước lên hỏi chú tiếp ).. Chú ơi, cháu phạm tội gì à mà không được thả ra vậy?
Trước câu hỏi của tôi, chú chỉ cười nhẹ, đưa cho tôi cốc trà sữa, thứ mà suốt 3 năm tôi không được uống thêm lần nào, nói nhẹ.
- Cháu uống đi, nghe nói tuổi bọn cháu thích uống thứ này lắm, đúng không?
Tôi đón lấy tu một hơi, cái vị ngọt ngọt trôi xuống cổ họng vẫn khiến cho tôi chẳng thể dễ chịu đi được chút nào, thậm chí còn khé hơn trước khiến ruột gan tôi trở nên cồn cào khó chịu. Tôi đã không muốn trả lời chú, nhưng nghĩ đi nghĩ lại im lặng như vậy cũng không phải là cách hay, đành rầu rượi kể lại.
- Cháu bị bán năm cháu 10 tuổi, đến nay cũng được 3 năm rồi. Ba năm đó vợ chồng A Mân nuôi cháu, sau đó họ dạy cháu làm cái cục màu trắng đó. Họ cũng không cho cháu ra ngoài, nên cháu không biết cái thứ đó có độc hại hay không, họ chỉ nói với cháu là kiếm ra được tiền, có nó cuộc sống của cháu cũng trở nên sung túc hơn. Vậy là đã làm nó, họ cần bao nhiêu cháu làm bấy nhiêu, dường như suốt mấy năm đấy chỉ có cháu là cặm mặt với những thứ bột ấy.
Tôi nói xong, không gian trở nên im lặng đến lạ, chú cũng không nói gì mà chỉ thở dài, có lẽ là thương hại tôi nhưng lại không biết nên giúp tôi như thế nào. Ban đầu, lúc ở bên kia biên giới, tôi còn có cái suy nghĩ ngây ngô là chú sẽ bảo lãnh cho mình, sẽ cứu tôi thoát khỏi những người cảnh sát. Nhưng bây giờ ngồi ngẫm lại mới thấy, tôi thật lố bịch mà, đúng là quá lố bịch. Chú với tôi đâu phải là quen thân biết mặt, chú sao có thể giúp một kẻ xấu xa như tôi. Thật buồn cười quá đúng không.
Thế rồi tôi cứ chìm trong suy nghĩ vẩn vơ của tôi, còn mặc kệ chú muốn nghĩ câu chuyện của tôi thành trò cười hay bịa đặt thì cũng không còn quan trọng gì nữa. Tôi dù sao cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần có thể ngồi tù thay vì được ra ngoài rồi, thì lại thấy chú lên tiếng.
- Cháu yên tân, thật ra mọi chuyện không nghiêm trọng lắm đâu. Cháu cũng không bị nhốt nhưng vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan điều tra, tuy hơi có chút khó chịu nhưng đấy là luật mà.
Tôi cười nhạt, cũng chẳng đáp trả chú nữa mà ngồi im lựa chọn ngậm miệng, mặc chú giải thích thao thao bất tuyệt nhiều điều. Thậm chí tôi còn chẳng biết tôi đã ngủ quên đi từ lúc nào nữa, chỉ biết rằng tôi cảm nhận được cơ thể bé bỏng của tôi lại được chú ôm lấy, ấm lắm. Chú lúc này, hệt như một người ba vậy, đầy tình thương dành cho tôi.
Tôi ngủ một mạch đến sáng hôm sau mới dậy, đảo mắt nhìn mới nhận ra bản thân được nằm trong một căn phòng trống chỉ có duy nhất chiếc giường, ngoài ra chẳng có gì khác. Cửa ngoài bị khóa chặt, tuy nhiên bù lại căn phòng này có một cửa sổ nhìn ra bên ngoài vườn hoa với cây xanh mướt, chính điều ấy khiến không khí buồn tẻ bao quanh theo đó cũng vơi đi rất nhiều. Chí ít tôi cũng cảm nhận được hương hoa thơm ngát từ lâu lắm rồi chưa được ngửi.
Khi ấy, tôi tự hỏi bản thân rất nhiều, rằng tương lai của tôi, sẽ đi về đâu đây, hay thật sự, tôi chẳng hề có tương lai như tôi vẫn hằng mong muốn. Nhưng rồi tôi nghĩ mãi, nghĩ mãi, tôi cũng chẳng tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tôi đúng thật là thất bại mà.
ÁNH DƯƠNG TÀN
Tác giả : Lê Tuyết
CHƯƠNG 6.
Đứng ở trong căn phòng đó nhìn ra ngoài, ánh mắt tôi bất chợt khựng lại khi trông thấy chú đang đứng ở phía ngoài cổng, bên cạnh là một đôi vợ chồng đã bước vào tuổi trung niên. Cách ăn mặc của họ, nhìn qua thì chẳng hề giống người có tiền chút nào, chẳng hề cao sang quý phái, mà giản dị như một người bình thường, ít nhiều cũng khiến tôi không có bài xích.
Tôi thấy họ đi cùng với chú tiến về phía trụ sở, trong lúc cứ thẩn thơ nhìn họ không rời mắt như thế, tôi vô tình chạm phải cái nhìn của chú lúc chú ngẩng lên. Bốn mắt nhìn nhau, nhiều cảm xúc, tôi bỗng dưng trở nên chột dạ, luống cuống vội đưa tay kéo rèm xuống để ngăn lại ánh mắt đầy khó hiểu của người kia, trong người cũng bắt đầu hình thành nên nỗi lo sợ khó đoán và nhiều cảm xúc đến lạ. Tôi suy nghĩ nhiều hơn, tôi muốn được nhìn thấy chú lâu hơn, muốn được nói chuyện với chú nhưng lại chỉ muốn nghe chú nói, còn mình thì im lặng. Tôi, lạ thế đấy.
Rèm kéo, nhưng thú thật tôi vẫn len lén nhìn chú qua khung cửa sắt hở nhỏ, thấy chú không nhìn về phía này nữa thì thở phào nhẹ nhõm, trở lại về giường tính nằm xuống ngủ một giấc nữa thì cánh cửa chính lúc này lại được đẩy ra, người vào là một nữ công an rất xinh đẹp. Chị ấy nhẹ giọng nói với tôi.
- Em gái, theo chị đi ra ngoài đi, người nhà em tới bảo lãnh em rồi.
Nghe chị ấy nói vậy, thú thực lòng tôi khi ấy chẳng thể vui mừng được nữa mà là trống trải, trong khi rõ ràng tôi là người mong muốn bố hoặc mẹ tới đón tôi ra bất cứ lúc nào. Tuy tâm trạng tệ là thế nhưng tôi vẫn nghe lời đi theo chị ấy ra ngoài, đến khi được dẫn vào trong một căn phòng nhỏ có cả chú ngồi đó, tôi mới ngợ người không nói được câu gì. Kia, đâu phải là ba mẹ của tôi, họ, có dẫn nhầm tôi đi đâu không đó.
Lúc ấy, tôi đã định mở miệng từ chối, nhưng chú lại nhanh hơn tôi, nói với chị gái đứng đằng sau tôi.
- Được rồi, em ra ngoài trước đi, mọi chuyện còn lại để tôi lo...( nói xong với chị ấy, chú lại quay sang tôi chỉ xuống chiếc ghế còn lại duy nhất trong phòng kêu tôi ngồi xuống, rồi nói tiếp )... Cháu ngồi xuống đi, đứng không thấy mỏi chân à.
Chú nói với tôi rất nhẹ, từ đầu đến cuối chẳng để ra một chút khó chịu nào, càng nghe càng thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Trước điều ấy, tôi chẳng thể từ chối được nên đành phải tiến lại, yên vị trên ghế ngồi chú mới lại tiếp tục lên tiếng.
- Ngọc, đây là ba mẹ cháu, họ tới để bảo lãnh cháu về. Mọi thủ tục cũng làm xong rồi, cháu viết bảng tường trình vào đây cho chú, sau đó để bố mẹ cháu kí rồi có thể về nhà được nhé.
Vừa nói, chú vừa đẩy quyển sổ của mình đưa cho tôi, tuy nhiên kèm theo đó lại là một tờ giấy nhỏ viết “ mọi thứ cứ để chú lo”. Chỉ là một dòng chữ, nhưng phút chốc đó nó đã khiến tôi trở nên thấy ấm lòng hơn rất nhiều, thậm chí là cảm động đến phát khóc. Cảm động chứ sao không khi mà chú với hai người trước mặt tôi chỉ là những người xa lạ mà lại quan tâm tôi nhiều đến thế, trong khi, người ruột thịt của tôi, người tôi gọi bằng cha bằng mẹ lại chẳng quan tâm tôi lấy một lời.
Tôi nghe theo lời chú, không lựa chọn phản bác lại, bản thân cố tỏ ra tự nhiên nhất có thể nói chuyện với đôi vợ chồng trước mặt như ba mẹ thật sự. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ có lẽ chú giúp tôi tìm người bảo lãnh cho tôi ra khỏi nơi này thôi, còn sau đó là tôi phải tự lo lấy cuộc sống của mình. Nhưng mọi thứ đến cùng lại không phải như thế, khi mà lúc tôi bước ra khỏi cánh cổng trụ sở Bộ Công An đó, đôi vợ chồng kia rất tự nhiên ôm lấy tôi vào lòng và nói.
- Về nhà thôi con gái, khổ cực cho con mấy năm qua quá rồi.
Cảm xúc của tôi, khi đó ngạc nhiên lắm, còn đang định nói với họ lời từ chối và cảm ơn thì lại nghe thấy người vợ lên tiếng.
- Con đừng từ chối, chúng ta sống gần nửa đời người rồi không có con cái, nay muốn nhận con về làm con chúng ta rồi ở cùng ta. Nếu con không chê nhà chúng ta nghèo, thì có thể suy nghĩ rồi cho vợ chồng ta một câu trả lời thật tâm , có được không?
Họ vừa nói xong, xe buýt cũng đến nơi, họ dẫn tôi đi ăn uống cho no say, dẫn tôi đi cắt lại mái tóc bỏ hết phần xơ rối, rồi mua quần áo mới cho tôi. Tuy chỉ là hàng chợ, nhưng tôi thích lắm, bấy lâu nay không được ai quan tâm đối xử tốt như vậy, nói không cảm động đúng là nói dối mà.
Mọi thứ xong xuôi, tôi theo họ trở về quê, đó là một huyện làm nông nghiệp cũng ở cùng luôn trong tỉnh, nhưng lại nằm sát vùng núi cao. Họ làm thủ tục nhận tôi làm con nuôi, làm thủ tục cho tôi đi học lại, họ đối với tôi chẳng khác gì coi tôi là con gái của họ vậy. Và cũng từ đó, tôi gọi họ là dượng, là mẹ, và tôi, cũng đã không còn nghĩ nhiều về cái người đã bỏ rơi tôi nữa.
Kiến thức thiếu hụt, tôi phải học lại cùng với các bạn đồng trang lứa lớp 5 của bậc tiểu học. Cũng may là mẹ là giáo viên dạy hợp đồng cấp 2, nên mỗi tối tôi đều được bà trau dồi thêm kiến thức, chẳng mấy là đuổi kịp được bạn bè, có lần còn xuất sắc đạt được vị trí đứng trong tốp 5 người điểm cao nhất khối.
Dượng tôi chỉ là một người làm thợ mộc tại nhà, công việc không được gọi là nhiều thành ra thu nhập có chút bấp bênh, nên mọi thứ chi tiêu trong nhà dượng với mẹ phải tính toán cẩn thận. Tôi thì thương họ lắm, nên dù thích cái nọ cái kia vẫn không dám đòi hỏi, vì họ đã cho tôi quá nhiều thứ rồi, tôi sao có thể khiến họ càng thêm mệt mỏi.
Nhớ cái mùa hè năm tôi lên lớp 8, tức là đã 16 tuổi, dượng trúng được mùa tủ kệ được giá, tích góp chắt chiu cũng phóng khoáng mua cho tôi một chiếc laptop đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới. Dượng nói với tôi, đó là món quà sinh nhật dượng muốn tặng tôi từ lâu, nhưng vì kinh tế không được may mắn nên đành phải dành dụm thành ra mãi đến bây giờ mới có.
Nhiều năm trôi đi, tôi chẳng nhớ nổi cảm giác của mình lúc ấy đã hạnh phúc ra sao, chỉ biết rằng tôi đã rớt nước mắt nghẹn ngào hứa với họ tôi nhất định sẽ học thật tốt, sau này sẽ kiếm thật nhiều tiền để phụng dưỡng báo hiếu cho họ. Thế nhưng, đời vẫn mãi không như là mơ, khi mà tôi có tiền phụng dưỡng họ, thì họ, cũng rời xa tôi mãi mãi, để lại tôi trên thế gian này với bao nhiêu nỗi đau chồng chất. Họ có lẽ thất vọng vì tôi nhiều lắm, vì tôi, chính là kẻ phá đi tương lai của em trai họ, là kẻ dồn em trai họ vào đường cùng mọi thứ. Họ, không tha thứ cho tôi, và tôi, cũng chẳng thể nào tha thứ nổi cho bản thân của mình được cho dù sau này mọi thứ với tôi đều thuận buồm xuôi gió.
Thấm thoắt thời gian trôi đi rất nhanh, ngày hôm nay, cũng là ngày tôi bước chân vào giảng đường đại học của một trường lớn trên thành phố, cũng là 7 năm, tôi chưa được gặp lại chú thêm một lần nào. Qúa khứ của tôi, rất ít người biết đến, một phần vì dượng với mẹ dấu rất kĩ, một phần có lẽ tôi cũng không bị bên công an theo dõi nữa rồi.
Bảy năm qua đi, tôi vẫn không ngừng nhớ về chú, thậm chí cũng đã có nhiều lần tôi xuất hiện cái suy nghĩ muốn đi tìm chú để cảm ơn, nhưng rồi tôi lại chẳng biết đi đâu để mà tìm. Tôi hỏi mẹ với dượng, nhưng họ nói với tôi rằng, họ cũng không biết chú, vì khi ấy, họ chỉ thuận theo sự giúp đỡ của chú nuôi tôi mà thôi.
Khỏi phải nói khi nghe xong những lời ấy, tôi đã có chút hụt hẫng như thế nào, buồn bã nhưng vẫn là dấu xuống. Dù sao mọi thứ cũng đã là chuyện của trước kia rồi, có sẵn lòng giúp tôi hay không thì vẫn không thể chối cãi suốt 7 năm qua, dượng và mẹ đã nuôi nấng tôi, đã cho tôi ăn học đàng hoàng như bao người khác ngoài kia, đời này, là tôi mang ơn họ.
Chỉ còn nốt tối hôm nay là được ở nhà, ngay từ chập chiều, mẹ tôi đã thịt một con gà thật lớn và mua rất nhiều đồ ăn ngon, những đồ ăn có lẽ tôi chỉ được nhìn trên ti vi chứ chưa được ăn ở ngoài bao giờ, lướt qua thôi cũng đủ thấy tốn mất hai tháng tiền ăn nhà chúng tôi rồi.
Nhìn mẹ lụi hụi với chúng tất bật, tôi không khỏi thắc mắc, vừa giúp mẹ vặt lông gà, vừa không kiềm chế được mà hỏi.
- Mẹ, nhà mình có ba người thôi mà mẹ làm thức ăn gì nhiều vậy, tốn kém ra. Con đi học đại học trên thành phố chứ có phải đi luôn không trở về nữa đâu.
Mẹ nghe tôi nói vậy thì đáp trả, tay vẫn không dừng lại việc mình đang làm là rửa sạch mấy con tôm lớn đặt vào đĩa, mẹ nói.
- Nhà mình hôm nay đón khách, chính là cái người ngày trước thuê chúng ta vào bảo lãnh cho con đó, con còn nhớ chú ấy không. Nghe dượng con nói hôm qua vô tình gặp cậu ấy ngoài trấn, nên mạnh bạo tiến lại chào hỏi, rồi mời cậu ta về nhà mình ăn cơm...( nói đến đây mẹ tôi dừng lại, thở dài mấy hơi rồi nói tiếp, giọng đầy ngạc nhiên )... Kể ra cũng lạ, người ta giàu có thế à cũng đồng ý đến nhà mình ở tít vùng sâu này chơi, nên dượng con bảo phải sắp mâm cơm cho tươm tất để họ không cười nhà mình.
Không nghe thấy thì có lẽ còn không sao, chứ nghe thấy rồi là tôi thấy bản thân mình có sao thật rồi, làm cái gì cũng dở và trở nên luống cuống. Bảy năm không gặp, không biết chú ấy có còn nhớ tới tôi không nữa, có còn nhớ con bé ngày xưa chú ấy cứu là tôi không, hay là quên thật rồi. Còn tôi, thì vẫn nhớ lắm, nhớ nhiều đến mức hằng đêm tôi vẫn cố khắc họa lại chú trông như thế nào, có khác lắm cái năm đó hay không. Và hơn thế nữa, trong tôi, bắt đầu nảy sinh một tình cảm vô tình với chú, cái thứ tình cảm nguời ta gọi là “ thích “.
Trong lúc mẹ con con lụi hụi với đồ ăn dưới bếp thì dượng tôi trong nhà cũng tất bật với ấm trà của mình. Trước lúc ra ngoài với mẹ, tôi còn thấy dượng lôi hẳn bộ chuyên chén mà dượng gìn giữ kĩ lắm ra bày, như thế thôi cũng đủ để tôi hiểu được, chú với gia đình tôi có sự ảnh hưởng thật lớn.
Cơm nước bày xong, phía ngoài cổng nhà tôi cũng vang lên tiếng còi ô tô bíp bíp, ánh đèn pha chiếu thẳng vào soi rọi cả một góc vườn, sau đó tôi thấy dượng tôi tất bật chạy lại, khuôn mặt hiện đầy nét vui sướng. Còn tôi, thì cứ đứng im như tượng phỗng không nhúc nhích nổi, trái tim trong lồng ngực đập bang bang như người gõ, thậm chí có chút run rẩy.
Tôi đã vẽ ra viễn cảnh chú gặp lại tôi sau gần ấy năm, chú sẽ vẫn nhìn tôi với ánh mắt trầm ấm đầy yêu thương giống như khoảng thời gian đó, sẽ vẫn xoa đầu tôi dịu dàng nhỏ giọng, chỉ thế thôi cũng đủ lòng tôi ấm lắm rồi. Nhưng mọi thứ sau đấy lại khác hẳn hoàn toàn, khi chú không chỉ đến một mình, mà còn dẫn theo một người khác nữa, đó không ai khác chính là chị gái năm xưa dẫn tôi đến căn phòng gặp chú và mẹ với dượng tôi.
Chị ấy rất xinh, nói cũng rất nhẹ nhàng, nhìn lướt qua thôi tôi cũng biết dượng với mẹ quý chị ấy như thế nào. Thậm chí, mẹ còn phấn khích nói lớn.
- Cô Nguyệt với cậu Phong đẹp đôi quá, chúc hai người mãi mãi hạnh phúc như vậy nhé.
Nghe mẹ tôi nói vậy, chú chỉ cười nhẹ gật đầu dường như là ngầm đồng ý, còn chị gái tên Nguyệt kia thì khỏi nói, miệng cười tươi chẳng khác gì hoa nở. Bọn họ, bốn người đứng với nhau trò chuyện vui vẻ chẳng ai để ý đến con bé như tôi lẻ loi trong góc tối, trái tim đau nhói từng hồi với những vết thương chồng chất thi nhau xuất hiện.
Rõ ràng chú với tôi chẳng có quan hệ gì, rõ ràng chú với tôi chẳng phải là quen thân, ấy vậy mà chú lại ảnh hưởng tới tôi nhiều đến thế. Tôi đã muốn chạy lại cố tỏ ra bản thân ổn để nói chuyện với họ, nhưng rồi lại không được vì đôi chân tôi không thể bước tiếp dù chỉ là một chút. Cuối cùng, tôi thất bại phải quay người lao nhanh vào phòng, khóe mắt theo đó cũng rỉ ra một giọt lệ nóng ấm.
Tôi ngồi lì trong giường không chịu đi ra, thế nhưng tai vẫn cố chấp lắng nghe tiếng nói chuyện râm ran của họ ngoài phòng khách. Chú nói không nhiều, nhưng một khi đã lên tiếng là lại khiến người tôi trở nên run rẩy, phải mất mấy giây mới kìm xuống cảm xúc kích động. Giọng nói của chú sau bao nhiêu năm vẫn không thay đổi nhiều lắm, vẫn trầm như vậy, nhưng đầy sự trưởng thành hơn, đầy quyến rũ hơn.
Tôi đã cố tập trung vào đống bài tập trước mặt, nhưng tâm trí lúc này lại đầy hình ảnh của chú, thành ra một chữ tôi cũng không để vào. Đúng lúc này, mẹ lại đẩy cửa nhìn tôi nói.
- Ngọc, ra ăn cơm đi con, cơm nước xong xuôi hết rồi đấy.
Tôi lưỡng lự, vẫn cố lắc đầu từ chối mẹ, luống cuống lấy mấy cuốn sách mở ra giả vờ học, đáp.
- Mẹ cứ ăn trước đi, con bận lắm, vẫn còn mấy thứ nữa chưa làm xong. Xíu con ăn sau cũng được.
Trước những lời này của tôi, mẹ cũng không hề nghi ngờ gì chỉ ừ một câu rất nhẹ rồi đóng lại cửa, cũng không hỏi tôi thêm một lời nào khác nữa. Còn tôi, cũng hạ xuống được tảng đá đè nặng trong lòng, hạ xuống được một nỗi sợ vô hình không biết dùng từ nào để diễn tả nó, chỉ biết nó chi phối hết mọi suy nghĩ của tôi, và đánh sập lí trí của tôi.
Hai phút trôi qua, rồi đến ba phút, bốn phút, đôi mắt tôi cứ nhìn trân trân vào kim đồng hồ dịch chuyển, chỉ hi vọng thời gian trôi nhanh đi một chút, hi vọng cuộc ăn mừng này tàn đi để chú với người đó rời khỏi nhà tôi, hi vọng tôi sẽ không phải gặp họ thêm lần nào nữa, và cũng hi vọng, tôi có thể dập tắt những mơ mộng nhen nhóm đơn phương mấy năm qua.
Thế nhưng, mọi thứ đều không như tôi muốn, như tôi suy nghĩ, khi mà lúc này cánh cửa lần nữa lại được đẩy ra, sau đó là giọng nói trầm thấp vang lên gọi tên tôi.
- Ngọc....
Tác giả : Lê Tuyết
CHƯƠNG 4.
Thêm một năm nữa trôi qua, mùa hoa anh túc đến mùa nở rộ đở rực hết cả một vùng, tôi lại cùng với vợ chồng A Mân thu hoạch và tiếp tục công cuộc sản xuất ra những thành phẩm màu trắng ấy. Hoa anh túc rất thơm, rất đẹp, kiêu sa chẳng khác gì một nữ thần khiến ai nhìn vào cũng mê đắm. Chỉ là người đời có câu, hoa càng đẹp thì càng độc chẳng hề có sai, nó - chính là thứ thuốc độc, là vũ khí giết người mà ai cũng phải sợ hãi. Ấy thế mà một đứa trẻ như tôi vẫn ngây ngô tin rằng, nó là nguồn sống của tôi, cho đến khi biết được sự thật về nó, tôi chẳng nhớ nổi cảm giác của mình khi ấy là như thế nào.
Mùa anh túc năm nay, sản lượng thu được cũng lớn gấp đôi năm ngoái, công cuộc sản xuất chúng cũng trở nên bận rộn hơn, cả tôi, cả vợ chồng A Mân đều bắt tay vào làm. Chúng tôi làm ngày làm đêm, thậm chí đến thời gian nghỉ ngơi cũng không có, nhiều lúc tôi cũng chỉ muốn lả đi cho rồi. Tôi không biết khách giục gấp như thế nào, nhưng tôi thấy mụ vợ lúc nào cũng hối nhanh lên nhanh lên, bên kia cần lắm rồi.
Mang tiếng là người làm ra nó, nhưng tôi thật sự không hề biết sử dụng nó như thế nào, vợ chồng A Mân cũng như thế, họ nói với tôi, cái này chỉ nên dùng để kiếm tiền, không nên sử dụng vì nó có nhiều bất cập. Để rồi sau này mỗi khi nhớ lại về khoảng thời gian tội lỗi ấy, tôi đã ước giá như năm đó, bản thân tôi đủ nhận thức để hiểu được 2 từ “ bất cập “ mà mụ vợ nói đó là tác hại, thì có đánh chết tôi cũng không dám làm thêm một bánh nào nữa.
Nhưng không, một đứa trẻ 10 tuổi chưa đủ hết nhận thức về cuộc sống, thêm ba năm sống tách biệt với thế giới bên ngoài, tôi không hiểu cũng đúng thôi. Có trách, chỉ trách ông trời đày đọa tôi, khiến cuộc đời tôi, từ năm đó trở nên tối tăm đến mờ mịt, không còn tương lai rộng mở.
Từ ngày tôi có thể giúp họ thành công sản xuất thứ đó, cuộc sống tôi cũng dễ thở hơn, nhưng chưa một ngày nào là tôi không mong muốn mình được thoát khỏi cái nơi đầy xa lạ để lại cho tôi bao nhiêu kí ức kinh hoàng như thế này. Tôi đã rất mong sẽ có một ngày như thế, nhưng tôi chờ 3 năm vẫn không thấy gì, 3 năm vẫn không hề có ai phát hiện ra tôi, tôi nghĩ, có lẽ bản thân tôi thật sự sẽ không thể quay trở về được nữa rồi. Chỉ là không ngờ, ngày hôm nay, cái ngày tôi được mọi người phát hiện ra cũng tới, nhưng nó tới lại kéo theo cho tôi bao nhiêu thương tổn, chứ không phải là cho tôi tự do như tôi hằng mong tưởng.
Trong lúc tôi đang cùng với vợ chồng A Mân hoàn thành nốt bước cuối cùng để hoàn thành sản phẩm thì bụng bỗng dưng trở nên đau dữ dội, đau đến mức tôi tái hết cả mặt, cố gắng gượng thều thào với mụ vợ.
- Bà chủ, cháu... cháu đau bụng quá... Cháu đi vệ sinh chút nhé được không bà.
Mụ vợ đang dở tay nghe thấy tôi nói thế thì lại bắt đầu trở nên hậm hực, vất phịch đồ sang một bên ngước lên nhìn tôi nguýt một cái thật dài, muốn chửi lắm nhưng có lẽ mụ nghĩ tôi đau thật nên cũng không có chửi, chỉ gắt nhẹ.
- Đau thì đi nhanh lên, rồi còn về làm, hàng đến chiều là phải giao đi rồi.
Mụ nói xong cũng quay ngoắt người đi ra ngoài, tôi dù cơn đau vẫn chưa đỡ nhưng vẫn cố lết bước theo mụ từng bước , trước khi đi cũng không quên xin phép ông chủ để khỏi bị ông ta cằn nhằn.
Ba năm ở đây, tôi cũng định hình được căn nhà nhỏ này nằm ở giữa lòng một khu rừng, bao quanh bên ngoài là núi, là cây nên đường xá đi lại phải là người sống quen mới có thể đi được, chứ người lạ đi chỉ có lạc. Thêm nữa nơi này cũng chỉ có mình vợ chồng A Mân, ngoài ra cũng không có ai lưu lại đây sống, thành ra tôi chỉ biết cam chịu chứ nào có dám bốc đồng trốn chạy như ngày trước.
Bụng đau, tôi chạy ra lùm cỏ lau um tùm giải quyết cho xong, lúc đứng lên thấy khoan khoái cả người mới đứng dậy chạy về phía con suối rửa tay, cũng là nơi mụ vợ đợi tôi. Thế nhưng khi tôi vừa rời nơi đó được một đoạn, bản vai tôi bỗng dưng bị một người nắm chặt kéo lại, theo sau đó là miệng bị bịt chặt không cho kêu gào gì hết.
Cảm giác của tôi lúc đó, là sợ sệt đến phát khóc, cứ thế nước mắt không kìm được mà chảy đầy lệ trên khuôn mặt nhỏ nhắn. Người kia vẫn bịt miệng tôi không thả ra vì sợ tôi la lên sẽ gây chuyện cho họ, nên họ cất giọng nói nhỏ nhẹ bằng giọng Việt.
- Cháu gái, cháu không được la, nếu la lên thì kẻ xấu sẽ phát hiện ra rồi không ai cứu được chúng ta đâu.
Giọng nói đó truyền từ trên đỉnh đầu tôi truyền xuống, trầm khàn nhưng quyến rũ, nghe thôi cũng đủ thấy muốn nghe thêm lần nữa,. Trong tâm trí tôi lúc này đang cố phác họa ra người tự xưng là chú đó, chắc phải là một người hoàn hảo lắm nên mới có thể nói đi vào lòng người như vậy, toàn thân theo đó cũng dần buông lỏng không còn dãy dụa nữa.
Thấy tôi chịu hợp tác, lúc này chú mới bỏ tay ra khỏi miệng tôi để tôi có thể nói chuyện, chú hỏi tôi.
- Cháu là người ở đây à.
Tôi đưa mắt nhìn lên, lúc này mới nhận thấy ngoài chú ra còn có thêm một người khác nữa, lưỡng lự mất mấy giây cũng gật đầu, tất nhiên là không dám nói một tiếng nào. Chú kia lại hỏi tiếp.
- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi, cháu ở đây bao lâu rồi, tôi có thể hỏi cháu chút thông tin hay không ?
Tôi vẫn chăm chăm nhìn họ, vẫn không có hé miệng đáp trả, vì tôi chẳng biết phải nói như thế nào, chẳng biết họ là người xấu hay người tốt. Còn hai người trước mặt này, có lẽ họ nghĩ tôi không hiểu họ đang nói gì nên vẫn cố nói chậm rãi.
- Cháu gái, cháu có nghe hiểu chú nói gì không ? Chú có chuyện muốn hỏi cháu, cháu không phiền chứ ?
Lần này, chẳng hiểu sao tôi lại gật đầu, sau đó lí nhí trong cổ họng, trong lòng phút chốc le lói lên tia sáng hi vọng nhờ họ giúp đỡ đưa mình ra khỏi nơi này.
- Được, không phiền.... Nhưng, mấy chú là ai, đến đây làm gì ?
Nghe được câu trả lời của tôi, họ thở hắt ra một hơi thật dài, nhìn thôi cũng đủ biết họ vừa trút được xuống một nỗi lo lắng vô hình đeo trên người nặng trịch. Họ hỏi tiếp.
- Vậy cháu cho tôi hỏi, ở đây có ngôi nhà dân nào không, chúng tôi là thợ đi săn, bị lạc đường nên không biết đường trở về nữa. Cháu có thể dẫn chúng tôi ra khỏi đây không, tôi không có tiền trên người nhiều nhưng cũng có chút đồ khô, nếu cháu không chê có thể cầm lấy.
Tôi lúc này nghe thấy chú nói vậy thì không thể nào vui nổi nữa, hi vọng mong manh cuối cùng cũng bị dập tắt. Họ không biết đường, tôi cũng không biết đường, vậy thì sao họ có thể giúp tôi đưa tôi ra khỏi đây cơ chứ. Cứ nghĩ đến điều ấy là tôi không thể cầm được nước mắt, buồn bã lắc đầu , ỉu xìu đáp trả.
- Cháu không biết... cháu... cháu không phải người ở đây. Cháu, cháu bị bán sang đây mấy năm nay rồi.
Chẳng hiểu sao, tự dưng tôi lại có thể nói hết ra với chú như vậy, trong khi đây là lần đầu tiên tôi gặp chú, chẳng biết chú là người tốt hay người xấu. Tôi chỉ biết, trái tim non nớt của tôi lúc này, lựa chọn tin tưởng người trước mặt, lựa chọn tin tưởng chú ấy là người có thể giúp tôi.
Tôi nói xong, chú cùng với đồng đội trước mặt bỗng dưng trở nên yên lặng đến lạ, họ nhìn tôi như không tin vào những lời tôi nói, đang định mở miệng hỏi tôi thêm nhiều điều nữa thì bỗng dưng lúc này, giọng nói của mụ vợ vang lên.
- Ngọc, mi đi xong chưa, sao lâu thế hả ? Ngọc, mi không ra là tao vào đấy nhớ.
Mụ nói một tràng, bước chân cũng sột soạt trên loạt lá khô gây ra tiếng động, ban đầu là chậm rãi, sau đó là gấp gáp như người chạy. Về phía tôi, tôi được chú ôm vào lòng, rồi họ cuộn người tụt xuống dưới, nép mình vào một cái hang chuột khá lớn, mặc kệ bẩn thỉu vẫn cố chịu. Thậm chí, tôi còn nghe thấy chú thủ thỉ vào tai tôi.
- Đừng sợ, đừng sợ, chú nhất định sẽ đưa cháu ra khỏi đây... Thả lỏng người ra đi cháu.
Tôi không thể diễn tả nổi cảm xúc của tôi lúc này như thế nào, tôi chỉ biết tôi thật sự rất sợ, người mỗi lúc một run rẩy khi nghĩ đến cảnh lần trước bỏ trốn bị họ bắt được và đánh đập. Tôi ra sức đưa mấy ngón tay đang tuổi dậy thì của mình bám vào vạt áo của chú, đầu cũng rúc vào lồng ngực chú để đỡ sợ hơn, miệng không ngừng lẩm bẩm.
- Cháu sợ lắm.. cháu sợ lắm.
Sau câu nói của tôi, chú lại càng siết chặt tôi hơn, ép người tôi sát vào người chú khiến tôi thậm chí có chút đau đớn, miệng nói thì thầm, nhưng không phải là nói với tôi.
- Đã phát hiện được đối tượng, mọi người nhớ phải hành động cẩn thận, đừng có bứt dây động rừng. Nơi này chúng ta không thông thuộc bằng họ, để chúng chạy thoát thì không còn cơ hội lần sau đâu.
Tôi nghe những lời đó cũng đủ hiểu chú là công an, khỏi phải nói trong lòng cũng vơi đi phần nào nỗi sợ hãi, thậm chí còn vui mừng không tả siết, vì đến cuối cùng cũng có ngày tôi được trở về, được thoát ra khỏi cái nơi hoang vu này rồi.
Mụ vợ không tìm thấy tôi thì lại chửi lớn, chửi chán với tìm loanh quanh chán chê không thấy mụ liền quay về phía con đường dẫn về khu nhà gỗ. Thấy mụ đi, chú cũng đưa tôi cho đồng đội của chú rồi đứng dậy đuổi theo, trước khi đi vẫn không quên xoa đầu tôi dặn dò.
- Đừng sợ, chú ấy sẽ đưa cháu ra khỏi đây, sẽ giúp cháu tìm ba mẹ của mình.
Nói xong, chú ấy cũng đi luôn khuất người sau những hàng cây rậm rạp, còn tôi thì được đồng đội của chú đưa ra khỏi đó. Trên đường đi, tôi được chú ấy cõng trên lưng, chú ấy hỏi tôi rất nhiều điều, tôi cũng trả lời đáp lại, chỉ có điều tôi lại không cảm nhận được sự an toàn giống như ở bên người chú kia, người chú có một cái tên rất đẹp, đó là Phong - một ngọn gió.
Lúc bị bắt bán sang đây, chúng bỏ tôi vào bao tải, lại chụp thuốc mê tôi nên tôi không thể hình dung cũng như biết được đoạn đường này có trắc trở hay không, cho đến bây giờ, nhìn quanh tôi mới nhận thấy, địa hình ở đây thật sự dọa người. Từng đồi đá lởm chởm, cây cối càng đi sâu thì càng um tùm, mùi ẩm mốc còn bốc lên khó chịu, thậm chí chú công an đang cõng tôi đây còn nói với tôi rằng, ở đây còn có hổ với thú dữ.
Nghe đến đó, tôi cũng có chút hoảng, vì tôi nào biết được điều này đâu cơ chứ. Tôi vẫn đi chăn trâu cắt cỏ, vẫn ở trong căn nhà lá kia một mình mỗi khi vợ chồng A Mân đi vắng, chứ nếu biết, tôi chắc tôi chẳng đủ gan dạ mà nhởn nhơ như thế.
Chú công an ấy cõng tôi đi mất rất lâu, đến khi trời sẩm tối mới đưa được tôi trở về một ngôi nhà gỗ nơi bìa rừng, chú ấy nói đấy là căn cứ của các chú ấy ở tạm, cũng là căn cứ của bộ đội biên phòng nước Trung Quốc, và bên kia sông, là Việt Nam, nước của chúng tôi.
Người ngợm nhếch nhác bẩn thỉu, tôi được một cô y tá đưa đi tắm giặt rồi kiểm tra sức khỏe, sau đó cho tôi ăn uống và lấy lời khai. Trước những câu hỏi của họ, tôi cũng thật thà khai tôi bị bán sang đây từ năm 10 tuổi, đến nay cũng đã 3 năm rồi mới được họ tìm thấy, cũng khai luôn về việc vợ chồng A Mân mua tôi từ tay những kẻ buôn người. Nhưng về căn nhà gỗ ấy, tôi tuyệt nhiên không nói một lời, vì trong lúc vô tình bước vào đây, tôi nghe thấy những người kia nói chuyện, mục tiêu của họ chính là nơi đó.
Tuy không biết tại sao căn nhà gỗ lại bị những người này đưa vào tầm ngắm, nhưng trong suy nghĩ non nớt của tôi lúc bấy giờ, đã hình thành nên một nỗi sợ vô hình. Tôi đã nghĩ, chẳng lẽ vợ chồng A Mân làm gì phạm pháo hay sao, cho nên công an mới truy lùng họ như thế, chứ họ bình thường thì làm sao có thể cơ chứ. Và từ đấy, tôi chọn im lặng, họ có hỏi tôi cũng không nói, không trả lời thêm. Cũng may mấy người bác sĩ này nghĩ tôi bị chấn động tâm lí nên cũng buông tha, không có đi sâu hơn thêm một chút nào nữa.
Trời mỗi lúc buông xuống một tối, nhìn qua đồng hồ cũng đã chỉ 9 giờ đêm, rừng núi nơi này hoang sơ vắng lặng đến mức rợn người. Bóng điện lập lòe vẫn lóe sáng đung đưa dưới gió, tôi cố nhắm mắt vẫn không thể ngủ được nên đành đi ra ngoài ngồi với mấy người hồi chiều. Họ nói, chú Phong đang trên đường trở về, và chú, đã bắt được vợ chồng A Mân rồi, hiện đang áp tải họ về đây rồi cùng nhau trở về cục cảnh sát.
Nghe thấy chú sắp trở về , tôi cũng háo hức nhất quyết ngồi đợi, nhưng đợi mãi vẫn không thấy đâu, cuối cùng tôi chẳng thể nào chịu nổi được nữa mà chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ có lẽ là ngon nhất trong suốt 3 năm qua của tôi.
Tôi không biết tôi có thật sự mơ hay không, nhưng trong giấc ngủ, tôi cảm nhận được cả người tôi lần nữa lại được ôm lên, lồng ngực ấy, vòng tay ấy, chính là của chú.
Chú hơn tôi 13 tuổi, năm nay 26, là một trung úy của phòng cảnh sát PC47 trực thuộc Bộ Công An, cũng là một ứng cử viên của chiếc ghế đội trưởng. Chú, là một người hoàn hảo chẳng có gì để chê, vừa đẹp lại vừa giàu, lại ấm áp dễ gẫn với người khác, khiến bao nhiêu người say nắng như điếu đổ. Tất nhiên, những điều này đều là tôi nghe lén được từ mấy cô y tá hồi tối lúc họ cùng nhau thì thầm to nhỏ.
Tôi không biết xe chạy mất bao lâu thì về tới cục công an, tôi chỉ biết lúc tôi tỉnh dậy, vợ chồng A Mân đã không thấy đâu nữa, còn bản thân thì vẫn nằm trên ghế xe, ngồi bên cạnh cạnh tôi không ai khác chính là chú Phong. Lúc ấy, nhìn thấy chú, tôi vừa sợ vừa vui, thậm chí trái tim trong ngực cũng thấy ấm hơn hẳn chẳng biết cảm giác là gì, cố lấy hết can đảm nói.
- Chú công an.... cháu..
Chú Phong thấy tôi tỉnh thì ngồi dậy tiến lại đỡ lấy tôi, sờ trán tôi một lúc thấy không sốt thì thở phào, đáp.
- May quá, cứ tưởng cháu bị sốt cao không giảm cơ, cuối cùng cũng không sao rồi... Vậy bây giờ chú đưa cháu về nhà nhé.
Trước những lời này của chú, tôi cũng không dám ho he gì chỉ nhẹ dạ một tiếng, đứng dậy bước theo chú đi xuống tiến về phía xe của mình để về nước. Thế nhưng lúc tôi đang chuẩn bị bước lên xe, một người cảnh sát Trung Quốc vội vã tiến lại chặn không cho tôi đi, anh ta nói.
- Thật ngại quá, chúng tôi không thể để cô bé này đi được, vì theo như những gì lời đôi vợ chồng kia khai, cô bé ấy là người sản xuất ra thuốc phiện...
ÁNH DƯƠNG TÀN
Tác giả : Lê Tuyết
CHƯƠNG 5
Tôi chẳng nhớ nổi được cảm giác của tôi lúc đó hỗn độn như thế nào, cũng không thể hiểu nổi được hai từ thuốc phiện họ nói nó nguy hiểm và nặng tội ra sao. Tôi chỉ biết, khi người chiến sĩ công an ấy vừa dứt lời, chú cùng với đồng đội của mình nhìn tôi chằm chằm không chớp mắt, biểu cảm dường như không tin điều đấy là sự thật. Đừng nói đến các chú ấy, thậm chí đến bản thân tôi, khi được giải vào phòng lấy lời khai cũng không thể tin được rằng, hóa ra chính tôi là người sản xuất ra thứ đáng sợ cho cộng đồng tới như vậy.
Không khí bao quanh tôi lúc đó trở nên im lặng mất mất phút, không một ai nói câu gì nhưng cũng may chú Phong là người lấy lại được bình tĩnh nhất, chú hắng giọng quay ra nói với đồng đội của mình mấy lời dặn họ đi về nước trước, còn bản thân thì ở lại với tôi để bên này thu thập thêm chứng cứ, và cũng đứng lên bảo lãnh cho tôi trong thời gian hiện tại.
Trước những lời đề nghị của chú với đồng nghiệp, tôi thấy chẳng ai đồng tình với ý kiến đó, họ nhao nhao xì xầm như đàn kiến vỡ tổ, người nọ bảo người kia cùng theo ở lại.
Nhưng chú là ai cơ chứ, ở đây chú là người có quyền quyết định tất cả, nói đi nói lại họ cũng chẳng thay đổi được quyết định của chú, cuối cùng chỉ còn cách là thất bại nối đuôi nhau lên xe trở về, lăn bánh chẳng mấy chốc đã mất dạng sang ngã rẽ.
Họ đi rồi, chú cũng nắm lấy tay tôi dẫn tôi trở vào cục lần nữa, trong lúc đi vẫn không quên an ủi tôi rất nhiều. Bàn tay của chú rất lớn, rất ấm, giống y hệt bàn tay của ba tôi ngày trước.
Nhắc đến ba, tôi hơi khựng người, cũng đã 3 năm trôi qua rồi, tôi không biết ông ấy với tôi có còn nhớ nhung gì không nữa, không biết ông ấy với mẹ có đi tìm tôi hay không nữa. Ba năm rồi, tôi vẫn nhớ họ nhiều lắm, tôi không hận họ cay đắng nhưng nói không giận cũng là sai. Tôi chỉ muốn, sau bao nhiêu tất cả mọi chuyện, họ không quay lại với nhau được thì chí ít cũng dành cho tôi một chút tình thương dù là nhỏ nhoi cũng được, để tôi biết rằng, đối với họ tôi vẫn là con gái.
Tôi biết, những điều này với ba thật sự rất khó chấp nhận, nhưng tôi vẫn ích kỉ mong muốn như thế, chẳng nhẽ 10 năm ba nuôi nấng tôi, chăm bẵm tôi, tình cảm gắn bó lâu như kia, cũng chỉ vì việc tôi không phải con của ông mà vỡ tan thành bụi sao.
Nhiều năm sau nghĩ lại, tôi cũng chẳng thể nào ngờ được, vào cái năm 13 tuổi này, tôi chỉ là một đứa bé mà lại có thể suy nghĩ nhiều như vậy, thậm chí ngay cả việc đối mặt với tội danh sản xuất hàng cấm, tôi có thể nhìn ra được, tương lai tôi mờ mịt ra sao.
Và rồi mọi thứ đều giống như tôi đoán, lúc tôi với chú vừa bước vào cửa chính, đã có hai cảnh sát người Trung Quốc tiến lại, bắt tay chào chú rồi nói chuyện vài câu. Tất nhiên họ đều nói bằng tiếng Trung, tôi tuy có hiểu được một hai từ nhưng để hiểu hết thì lại không thể, cho nên không biết được rốt cuộc họ nói cái gì.
Mất một lúc sau, chú Phong mới quay sang tôi, nét mắt chú trở nên nghiêm trọng hơn vừa nãy rất nhiều, dường như câu chuyện chú được nghe nó quan trọng lắm. Tôi rất muốn hỏi chú, nhưng chú lại không để cho tôi nói, chỉ xoa đầu an ủi tôi rồi tiến về phía phòng đội trưởng cách chúng tôi vài mét, đi vào. Còn tôi, thì được 2 chiến sĩ ngồi canh ở băng ghế chờ, từng giây từng phút trôi đi trong nặng nề.
Cánh cửa đóng lại ngăn cách tầm nhìn của tôi chiếu về chú, rõ ràng chỉ là người xa lạ nhưng chẳng hiểu sao tôi lại muốn được nghĩ về chú nhiều hơn, được nói chuyện với chú nhiều hơn. Thậm chí tôi đã ước rằng, giá như lúc tôi được chú đưa trở về nước, nhà chú cạnh nhà tôi, và tôi có thể thường xuyên gặp được chú thì tốt biết mấy. Nhưng không, tất cả những điều đó, với tôi xa vời lắm, xa vời đến mức có lẽ tôi cả đời không thể nào với tới được. Chú với tôi, đích thực là hai thế giới quá khác biệt.
Ngồi một lúc rất lâu, phải đến mấy tiếng đồng hồ dài đằng đẵng trôi qua, chú cũng đẩy cửa bước ra ngoài, lần này nét mặt chú nhìn cũng dễ chịu hơn đôi chút. Chú tiến lại phía tôi, nhỏ nhẹ nói.
- Nào, bây giờ đi về thôi, chú đưa cháu về nhé.
Tôi nghe chú nói vậy thì ngạc nhiên lắm, đôi mắt không tự chủ được mà nhìn chú chăm chăm như không tin vào tai mình. Tôi được về ư, họ không bắt giữ tôi nữa, thật sự tôi không hề làm gì sai trái đúng không. Tôi biết mà, ông trời sao nỡ lòng với tôi cơ chứ.
Chỉ cần nghĩ đến điều ấy thôi là tôi vui lắm rồi, vội vàng đứng bật dậy cùng với chú đi ra ngoài. Thế nhưng, khi bản thân nhìn thấy mấy chiến sĩ công an khác theo chúng tôi cùng lên, tôi mới ngờ ngợ ra mọi chuyện không đơn giản như thế. Còn khó hiểu ở chỗ nào, một đứa nhóc như tôi sao có thể biết được.
Tôi được ngồi bên cạnh chú, cùng chú trở về Việt Nam qua đường cửa khẩu, mất nguyên một ngày mới về tới nơi. Trong suốt quá trình đi ấy, tôi vẫn không biết được mục đích của mấy người cảnh sát đi theo tôi này làm gì, đến khi tất cả trở về trụ sở Bộ Công An, tôi mới biết được, tôi được họ liệt vào tội phạm nguy hiểm, cần phải theo dõi 24/24. Vì tôi, chính là người biết công thức sản xuất ra thuốc phiện, thứ gây chết người cho cộng đồng và bao người khác.
Tôi vẫn còn nhớ, lúc tôi vừa đặt chân xuống, người dìu tôi vẫn chỉ có chú Phong. Chú dẫn tôi vào một căn phòng lấy lời khai, sau đó để lại tôi cho mấy người khác, còn bản thân thì quay người mất hút. Chú để tôi lại với những người xa lạ kia, ai ai cũng nhìn tôi với ánh mắt đầy nghi hoặc, thậm chí có 1 chú còn hỏi tôi.
- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi, có nhớ bố mẹ mình ở đâu không để chú kêu họ lên.
Tôi ngẩn người, lưỡng lự một hồi, đấu tranh rất lâu cũng chịu nói ra địa chỉ của bố và số điện thoại. Cũng may là ông không hề đổi số, cũng may là ông chịu bắt máy nghe, nhưng cuối cùng, ông lại không muốn tới đón tôi. Ông nói, tôi không phải con gái của ông, ông nói ông không muốn vợ ông buồn nên từ mai đừng làm phiền tới ông nữa. Ông đã nói như thế ấy.
Từ lúc nghe ông nói, tôi không chịu lên tiếng một lời nào mặc cho họ có hỏi tôi ra sao, hỏi tôi những gì, tôi vẫn chỉ giữ im lặng. Tôi không muốn mở miệng, mà tôi chỉ muốn khóc, tôi, cuối cùng vẫn là chẳng ai cần, đến mẹ cũng không thèm quan tâm tôi, thì ai, ai rộng lượng mà quan tâm tôi nữa đây cơ chứ.
Tôi ngồi co ro trên chiếc ghế, đầu úp xuống đầu gối khóc nức nở, mặc kệ mấy người ở kia nhìn tôi ra sao. Tôi đau quá, trái tim tôi đau đến mức chỉ muốn rách toạc cả lồng ngực ra rồi, có ai có thể giúp tôi xoa dịu nó được hay không. Tôi tệ vậy sao, tôi không đáng được yêu thương sao, vậy sao còn sinh tôi ra, để rồi cuộc đời tôi xô đẩy tôi như thế này.
Tôi cứ thế khóc đến mức chẳng thể khóc được nữa, thì mới chịu ngẩng đầu lên. Lúc này, mọi người đều không còn ai đứng ở đây ngoài chú. Chú vẫn mặc trên người bộ quân phục hiên ngang đó, vẫn là khuôn mặt đẹp trai tuấn tú đó, vẫn điềm tĩnh như thế, chú nói với tôi.
- Cháu đói không, tôi vừa mua cơm ở bên ngoài vẫn còn nóng lắm. Cháu ăn đi không đói.
Tôi đưa mắt nhìn hộp cơm chú mua, có nhiều đồ ăn ngon quá nhưng sao tôi chẳng hề thấy thèm, chỉ thấy cổ họng đắng ngắt đến mức như ăn phải mật. Tôi không dám lên tiếng đáp trả chú, còn chú, thấy tôi như vậy cũng không ép thêm gì nữa, chỉ nhỏ nhẹ hỏi chuyện.
- Cháu có nhớ số điện thoại của mẹ cháu không, để chú gọi người nhà tới bảo lãnh cháu, chứ không cháu không có ai bảo lãnh sao ra khỏi cục được.
Tôi lắc đầu, nhớ đến những lời ba nói hồi chiều, giọng khản đặc đáp lại chú.
- Cháu.. cháu không có người thân. Cháu là trẻ mồ côi...( nói đến đây, tôi hơi dừng lại, ngẫm nghĩ mất một lúc mới ngước lên hỏi chú tiếp ).. Chú ơi, cháu phạm tội gì à mà không được thả ra vậy?
Trước câu hỏi của tôi, chú chỉ cười nhẹ, đưa cho tôi cốc trà sữa, thứ mà suốt 3 năm tôi không được uống thêm lần nào, nói nhẹ.
- Cháu uống đi, nghe nói tuổi bọn cháu thích uống thứ này lắm, đúng không?
Tôi đón lấy tu một hơi, cái vị ngọt ngọt trôi xuống cổ họng vẫn khiến cho tôi chẳng thể dễ chịu đi được chút nào, thậm chí còn khé hơn trước khiến ruột gan tôi trở nên cồn cào khó chịu. Tôi đã không muốn trả lời chú, nhưng nghĩ đi nghĩ lại im lặng như vậy cũng không phải là cách hay, đành rầu rượi kể lại.
- Cháu bị bán năm cháu 10 tuổi, đến nay cũng được 3 năm rồi. Ba năm đó vợ chồng A Mân nuôi cháu, sau đó họ dạy cháu làm cái cục màu trắng đó. Họ cũng không cho cháu ra ngoài, nên cháu không biết cái thứ đó có độc hại hay không, họ chỉ nói với cháu là kiếm ra được tiền, có nó cuộc sống của cháu cũng trở nên sung túc hơn. Vậy là đã làm nó, họ cần bao nhiêu cháu làm bấy nhiêu, dường như suốt mấy năm đấy chỉ có cháu là cặm mặt với những thứ bột ấy.
Tôi nói xong, không gian trở nên im lặng đến lạ, chú cũng không nói gì mà chỉ thở dài, có lẽ là thương hại tôi nhưng lại không biết nên giúp tôi như thế nào. Ban đầu, lúc ở bên kia biên giới, tôi còn có cái suy nghĩ ngây ngô là chú sẽ bảo lãnh cho mình, sẽ cứu tôi thoát khỏi những người cảnh sát. Nhưng bây giờ ngồi ngẫm lại mới thấy, tôi thật lố bịch mà, đúng là quá lố bịch. Chú với tôi đâu phải là quen thân biết mặt, chú sao có thể giúp một kẻ xấu xa như tôi. Thật buồn cười quá đúng không.
Thế rồi tôi cứ chìm trong suy nghĩ vẩn vơ của tôi, còn mặc kệ chú muốn nghĩ câu chuyện của tôi thành trò cười hay bịa đặt thì cũng không còn quan trọng gì nữa. Tôi dù sao cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần có thể ngồi tù thay vì được ra ngoài rồi, thì lại thấy chú lên tiếng.
- Cháu yên tân, thật ra mọi chuyện không nghiêm trọng lắm đâu. Cháu cũng không bị nhốt nhưng vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan điều tra, tuy hơi có chút khó chịu nhưng đấy là luật mà.
Tôi cười nhạt, cũng chẳng đáp trả chú nữa mà ngồi im lựa chọn ngậm miệng, mặc chú giải thích thao thao bất tuyệt nhiều điều. Thậm chí tôi còn chẳng biết tôi đã ngủ quên đi từ lúc nào nữa, chỉ biết rằng tôi cảm nhận được cơ thể bé bỏng của tôi lại được chú ôm lấy, ấm lắm. Chú lúc này, hệt như một người ba vậy, đầy tình thương dành cho tôi.
Tôi ngủ một mạch đến sáng hôm sau mới dậy, đảo mắt nhìn mới nhận ra bản thân được nằm trong một căn phòng trống chỉ có duy nhất chiếc giường, ngoài ra chẳng có gì khác. Cửa ngoài bị khóa chặt, tuy nhiên bù lại căn phòng này có một cửa sổ nhìn ra bên ngoài vườn hoa với cây xanh mướt, chính điều ấy khiến không khí buồn tẻ bao quanh theo đó cũng vơi đi rất nhiều. Chí ít tôi cũng cảm nhận được hương hoa thơm ngát từ lâu lắm rồi chưa được ngửi.
Khi ấy, tôi tự hỏi bản thân rất nhiều, rằng tương lai của tôi, sẽ đi về đâu đây, hay thật sự, tôi chẳng hề có tương lai như tôi vẫn hằng mong muốn. Nhưng rồi tôi nghĩ mãi, nghĩ mãi, tôi cũng chẳng tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tôi đúng thật là thất bại mà.
ÁNH DƯƠNG TÀN
Tác giả : Lê Tuyết
CHƯƠNG 6.
Đứng ở trong căn phòng đó nhìn ra ngoài, ánh mắt tôi bất chợt khựng lại khi trông thấy chú đang đứng ở phía ngoài cổng, bên cạnh là một đôi vợ chồng đã bước vào tuổi trung niên. Cách ăn mặc của họ, nhìn qua thì chẳng hề giống người có tiền chút nào, chẳng hề cao sang quý phái, mà giản dị như một người bình thường, ít nhiều cũng khiến tôi không có bài xích.
Tôi thấy họ đi cùng với chú tiến về phía trụ sở, trong lúc cứ thẩn thơ nhìn họ không rời mắt như thế, tôi vô tình chạm phải cái nhìn của chú lúc chú ngẩng lên. Bốn mắt nhìn nhau, nhiều cảm xúc, tôi bỗng dưng trở nên chột dạ, luống cuống vội đưa tay kéo rèm xuống để ngăn lại ánh mắt đầy khó hiểu của người kia, trong người cũng bắt đầu hình thành nên nỗi lo sợ khó đoán và nhiều cảm xúc đến lạ. Tôi suy nghĩ nhiều hơn, tôi muốn được nhìn thấy chú lâu hơn, muốn được nói chuyện với chú nhưng lại chỉ muốn nghe chú nói, còn mình thì im lặng. Tôi, lạ thế đấy.
Rèm kéo, nhưng thú thật tôi vẫn len lén nhìn chú qua khung cửa sắt hở nhỏ, thấy chú không nhìn về phía này nữa thì thở phào nhẹ nhõm, trở lại về giường tính nằm xuống ngủ một giấc nữa thì cánh cửa chính lúc này lại được đẩy ra, người vào là một nữ công an rất xinh đẹp. Chị ấy nhẹ giọng nói với tôi.
- Em gái, theo chị đi ra ngoài đi, người nhà em tới bảo lãnh em rồi.
Nghe chị ấy nói vậy, thú thực lòng tôi khi ấy chẳng thể vui mừng được nữa mà là trống trải, trong khi rõ ràng tôi là người mong muốn bố hoặc mẹ tới đón tôi ra bất cứ lúc nào. Tuy tâm trạng tệ là thế nhưng tôi vẫn nghe lời đi theo chị ấy ra ngoài, đến khi được dẫn vào trong một căn phòng nhỏ có cả chú ngồi đó, tôi mới ngợ người không nói được câu gì. Kia, đâu phải là ba mẹ của tôi, họ, có dẫn nhầm tôi đi đâu không đó.
Lúc ấy, tôi đã định mở miệng từ chối, nhưng chú lại nhanh hơn tôi, nói với chị gái đứng đằng sau tôi.
- Được rồi, em ra ngoài trước đi, mọi chuyện còn lại để tôi lo...( nói xong với chị ấy, chú lại quay sang tôi chỉ xuống chiếc ghế còn lại duy nhất trong phòng kêu tôi ngồi xuống, rồi nói tiếp )... Cháu ngồi xuống đi, đứng không thấy mỏi chân à.
Chú nói với tôi rất nhẹ, từ đầu đến cuối chẳng để ra một chút khó chịu nào, càng nghe càng thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Trước điều ấy, tôi chẳng thể từ chối được nên đành phải tiến lại, yên vị trên ghế ngồi chú mới lại tiếp tục lên tiếng.
- Ngọc, đây là ba mẹ cháu, họ tới để bảo lãnh cháu về. Mọi thủ tục cũng làm xong rồi, cháu viết bảng tường trình vào đây cho chú, sau đó để bố mẹ cháu kí rồi có thể về nhà được nhé.
Vừa nói, chú vừa đẩy quyển sổ của mình đưa cho tôi, tuy nhiên kèm theo đó lại là một tờ giấy nhỏ viết “ mọi thứ cứ để chú lo”. Chỉ là một dòng chữ, nhưng phút chốc đó nó đã khiến tôi trở nên thấy ấm lòng hơn rất nhiều, thậm chí là cảm động đến phát khóc. Cảm động chứ sao không khi mà chú với hai người trước mặt tôi chỉ là những người xa lạ mà lại quan tâm tôi nhiều đến thế, trong khi, người ruột thịt của tôi, người tôi gọi bằng cha bằng mẹ lại chẳng quan tâm tôi lấy một lời.
Tôi nghe theo lời chú, không lựa chọn phản bác lại, bản thân cố tỏ ra tự nhiên nhất có thể nói chuyện với đôi vợ chồng trước mặt như ba mẹ thật sự. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ có lẽ chú giúp tôi tìm người bảo lãnh cho tôi ra khỏi nơi này thôi, còn sau đó là tôi phải tự lo lấy cuộc sống của mình. Nhưng mọi thứ đến cùng lại không phải như thế, khi mà lúc tôi bước ra khỏi cánh cổng trụ sở Bộ Công An đó, đôi vợ chồng kia rất tự nhiên ôm lấy tôi vào lòng và nói.
- Về nhà thôi con gái, khổ cực cho con mấy năm qua quá rồi.
Cảm xúc của tôi, khi đó ngạc nhiên lắm, còn đang định nói với họ lời từ chối và cảm ơn thì lại nghe thấy người vợ lên tiếng.
- Con đừng từ chối, chúng ta sống gần nửa đời người rồi không có con cái, nay muốn nhận con về làm con chúng ta rồi ở cùng ta. Nếu con không chê nhà chúng ta nghèo, thì có thể suy nghĩ rồi cho vợ chồng ta một câu trả lời thật tâm , có được không?
Họ vừa nói xong, xe buýt cũng đến nơi, họ dẫn tôi đi ăn uống cho no say, dẫn tôi đi cắt lại mái tóc bỏ hết phần xơ rối, rồi mua quần áo mới cho tôi. Tuy chỉ là hàng chợ, nhưng tôi thích lắm, bấy lâu nay không được ai quan tâm đối xử tốt như vậy, nói không cảm động đúng là nói dối mà.
Mọi thứ xong xuôi, tôi theo họ trở về quê, đó là một huyện làm nông nghiệp cũng ở cùng luôn trong tỉnh, nhưng lại nằm sát vùng núi cao. Họ làm thủ tục nhận tôi làm con nuôi, làm thủ tục cho tôi đi học lại, họ đối với tôi chẳng khác gì coi tôi là con gái của họ vậy. Và cũng từ đó, tôi gọi họ là dượng, là mẹ, và tôi, cũng đã không còn nghĩ nhiều về cái người đã bỏ rơi tôi nữa.
Kiến thức thiếu hụt, tôi phải học lại cùng với các bạn đồng trang lứa lớp 5 của bậc tiểu học. Cũng may là mẹ là giáo viên dạy hợp đồng cấp 2, nên mỗi tối tôi đều được bà trau dồi thêm kiến thức, chẳng mấy là đuổi kịp được bạn bè, có lần còn xuất sắc đạt được vị trí đứng trong tốp 5 người điểm cao nhất khối.
Dượng tôi chỉ là một người làm thợ mộc tại nhà, công việc không được gọi là nhiều thành ra thu nhập có chút bấp bênh, nên mọi thứ chi tiêu trong nhà dượng với mẹ phải tính toán cẩn thận. Tôi thì thương họ lắm, nên dù thích cái nọ cái kia vẫn không dám đòi hỏi, vì họ đã cho tôi quá nhiều thứ rồi, tôi sao có thể khiến họ càng thêm mệt mỏi.
Nhớ cái mùa hè năm tôi lên lớp 8, tức là đã 16 tuổi, dượng trúng được mùa tủ kệ được giá, tích góp chắt chiu cũng phóng khoáng mua cho tôi một chiếc laptop đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới. Dượng nói với tôi, đó là món quà sinh nhật dượng muốn tặng tôi từ lâu, nhưng vì kinh tế không được may mắn nên đành phải dành dụm thành ra mãi đến bây giờ mới có.
Nhiều năm trôi đi, tôi chẳng nhớ nổi cảm giác của mình lúc ấy đã hạnh phúc ra sao, chỉ biết rằng tôi đã rớt nước mắt nghẹn ngào hứa với họ tôi nhất định sẽ học thật tốt, sau này sẽ kiếm thật nhiều tiền để phụng dưỡng báo hiếu cho họ. Thế nhưng, đời vẫn mãi không như là mơ, khi mà tôi có tiền phụng dưỡng họ, thì họ, cũng rời xa tôi mãi mãi, để lại tôi trên thế gian này với bao nhiêu nỗi đau chồng chất. Họ có lẽ thất vọng vì tôi nhiều lắm, vì tôi, chính là kẻ phá đi tương lai của em trai họ, là kẻ dồn em trai họ vào đường cùng mọi thứ. Họ, không tha thứ cho tôi, và tôi, cũng chẳng thể nào tha thứ nổi cho bản thân của mình được cho dù sau này mọi thứ với tôi đều thuận buồm xuôi gió.
Thấm thoắt thời gian trôi đi rất nhanh, ngày hôm nay, cũng là ngày tôi bước chân vào giảng đường đại học của một trường lớn trên thành phố, cũng là 7 năm, tôi chưa được gặp lại chú thêm một lần nào. Qúa khứ của tôi, rất ít người biết đến, một phần vì dượng với mẹ dấu rất kĩ, một phần có lẽ tôi cũng không bị bên công an theo dõi nữa rồi.
Bảy năm qua đi, tôi vẫn không ngừng nhớ về chú, thậm chí cũng đã có nhiều lần tôi xuất hiện cái suy nghĩ muốn đi tìm chú để cảm ơn, nhưng rồi tôi lại chẳng biết đi đâu để mà tìm. Tôi hỏi mẹ với dượng, nhưng họ nói với tôi rằng, họ cũng không biết chú, vì khi ấy, họ chỉ thuận theo sự giúp đỡ của chú nuôi tôi mà thôi.
Khỏi phải nói khi nghe xong những lời ấy, tôi đã có chút hụt hẫng như thế nào, buồn bã nhưng vẫn là dấu xuống. Dù sao mọi thứ cũng đã là chuyện của trước kia rồi, có sẵn lòng giúp tôi hay không thì vẫn không thể chối cãi suốt 7 năm qua, dượng và mẹ đã nuôi nấng tôi, đã cho tôi ăn học đàng hoàng như bao người khác ngoài kia, đời này, là tôi mang ơn họ.
Chỉ còn nốt tối hôm nay là được ở nhà, ngay từ chập chiều, mẹ tôi đã thịt một con gà thật lớn và mua rất nhiều đồ ăn ngon, những đồ ăn có lẽ tôi chỉ được nhìn trên ti vi chứ chưa được ăn ở ngoài bao giờ, lướt qua thôi cũng đủ thấy tốn mất hai tháng tiền ăn nhà chúng tôi rồi.
Nhìn mẹ lụi hụi với chúng tất bật, tôi không khỏi thắc mắc, vừa giúp mẹ vặt lông gà, vừa không kiềm chế được mà hỏi.
- Mẹ, nhà mình có ba người thôi mà mẹ làm thức ăn gì nhiều vậy, tốn kém ra. Con đi học đại học trên thành phố chứ có phải đi luôn không trở về nữa đâu.
Mẹ nghe tôi nói vậy thì đáp trả, tay vẫn không dừng lại việc mình đang làm là rửa sạch mấy con tôm lớn đặt vào đĩa, mẹ nói.
- Nhà mình hôm nay đón khách, chính là cái người ngày trước thuê chúng ta vào bảo lãnh cho con đó, con còn nhớ chú ấy không. Nghe dượng con nói hôm qua vô tình gặp cậu ấy ngoài trấn, nên mạnh bạo tiến lại chào hỏi, rồi mời cậu ta về nhà mình ăn cơm...( nói đến đây mẹ tôi dừng lại, thở dài mấy hơi rồi nói tiếp, giọng đầy ngạc nhiên )... Kể ra cũng lạ, người ta giàu có thế à cũng đồng ý đến nhà mình ở tít vùng sâu này chơi, nên dượng con bảo phải sắp mâm cơm cho tươm tất để họ không cười nhà mình.
Không nghe thấy thì có lẽ còn không sao, chứ nghe thấy rồi là tôi thấy bản thân mình có sao thật rồi, làm cái gì cũng dở và trở nên luống cuống. Bảy năm không gặp, không biết chú ấy có còn nhớ tới tôi không nữa, có còn nhớ con bé ngày xưa chú ấy cứu là tôi không, hay là quên thật rồi. Còn tôi, thì vẫn nhớ lắm, nhớ nhiều đến mức hằng đêm tôi vẫn cố khắc họa lại chú trông như thế nào, có khác lắm cái năm đó hay không. Và hơn thế nữa, trong tôi, bắt đầu nảy sinh một tình cảm vô tình với chú, cái thứ tình cảm nguời ta gọi là “ thích “.
Trong lúc mẹ con con lụi hụi với đồ ăn dưới bếp thì dượng tôi trong nhà cũng tất bật với ấm trà của mình. Trước lúc ra ngoài với mẹ, tôi còn thấy dượng lôi hẳn bộ chuyên chén mà dượng gìn giữ kĩ lắm ra bày, như thế thôi cũng đủ để tôi hiểu được, chú với gia đình tôi có sự ảnh hưởng thật lớn.
Cơm nước bày xong, phía ngoài cổng nhà tôi cũng vang lên tiếng còi ô tô bíp bíp, ánh đèn pha chiếu thẳng vào soi rọi cả một góc vườn, sau đó tôi thấy dượng tôi tất bật chạy lại, khuôn mặt hiện đầy nét vui sướng. Còn tôi, thì cứ đứng im như tượng phỗng không nhúc nhích nổi, trái tim trong lồng ngực đập bang bang như người gõ, thậm chí có chút run rẩy.
Tôi đã vẽ ra viễn cảnh chú gặp lại tôi sau gần ấy năm, chú sẽ vẫn nhìn tôi với ánh mắt trầm ấm đầy yêu thương giống như khoảng thời gian đó, sẽ vẫn xoa đầu tôi dịu dàng nhỏ giọng, chỉ thế thôi cũng đủ lòng tôi ấm lắm rồi. Nhưng mọi thứ sau đấy lại khác hẳn hoàn toàn, khi chú không chỉ đến một mình, mà còn dẫn theo một người khác nữa, đó không ai khác chính là chị gái năm xưa dẫn tôi đến căn phòng gặp chú và mẹ với dượng tôi.
Chị ấy rất xinh, nói cũng rất nhẹ nhàng, nhìn lướt qua thôi tôi cũng biết dượng với mẹ quý chị ấy như thế nào. Thậm chí, mẹ còn phấn khích nói lớn.
- Cô Nguyệt với cậu Phong đẹp đôi quá, chúc hai người mãi mãi hạnh phúc như vậy nhé.
Nghe mẹ tôi nói vậy, chú chỉ cười nhẹ gật đầu dường như là ngầm đồng ý, còn chị gái tên Nguyệt kia thì khỏi nói, miệng cười tươi chẳng khác gì hoa nở. Bọn họ, bốn người đứng với nhau trò chuyện vui vẻ chẳng ai để ý đến con bé như tôi lẻ loi trong góc tối, trái tim đau nhói từng hồi với những vết thương chồng chất thi nhau xuất hiện.
Rõ ràng chú với tôi chẳng có quan hệ gì, rõ ràng chú với tôi chẳng phải là quen thân, ấy vậy mà chú lại ảnh hưởng tới tôi nhiều đến thế. Tôi đã muốn chạy lại cố tỏ ra bản thân ổn để nói chuyện với họ, nhưng rồi lại không được vì đôi chân tôi không thể bước tiếp dù chỉ là một chút. Cuối cùng, tôi thất bại phải quay người lao nhanh vào phòng, khóe mắt theo đó cũng rỉ ra một giọt lệ nóng ấm.
Tôi ngồi lì trong giường không chịu đi ra, thế nhưng tai vẫn cố chấp lắng nghe tiếng nói chuyện râm ran của họ ngoài phòng khách. Chú nói không nhiều, nhưng một khi đã lên tiếng là lại khiến người tôi trở nên run rẩy, phải mất mấy giây mới kìm xuống cảm xúc kích động. Giọng nói của chú sau bao nhiêu năm vẫn không thay đổi nhiều lắm, vẫn trầm như vậy, nhưng đầy sự trưởng thành hơn, đầy quyến rũ hơn.
Tôi đã cố tập trung vào đống bài tập trước mặt, nhưng tâm trí lúc này lại đầy hình ảnh của chú, thành ra một chữ tôi cũng không để vào. Đúng lúc này, mẹ lại đẩy cửa nhìn tôi nói.
- Ngọc, ra ăn cơm đi con, cơm nước xong xuôi hết rồi đấy.
Tôi lưỡng lự, vẫn cố lắc đầu từ chối mẹ, luống cuống lấy mấy cuốn sách mở ra giả vờ học, đáp.
- Mẹ cứ ăn trước đi, con bận lắm, vẫn còn mấy thứ nữa chưa làm xong. Xíu con ăn sau cũng được.
Trước những lời này của tôi, mẹ cũng không hề nghi ngờ gì chỉ ừ một câu rất nhẹ rồi đóng lại cửa, cũng không hỏi tôi thêm một lời nào khác nữa. Còn tôi, cũng hạ xuống được tảng đá đè nặng trong lòng, hạ xuống được một nỗi sợ vô hình không biết dùng từ nào để diễn tả nó, chỉ biết nó chi phối hết mọi suy nghĩ của tôi, và đánh sập lí trí của tôi.
Hai phút trôi qua, rồi đến ba phút, bốn phút, đôi mắt tôi cứ nhìn trân trân vào kim đồng hồ dịch chuyển, chỉ hi vọng thời gian trôi nhanh đi một chút, hi vọng cuộc ăn mừng này tàn đi để chú với người đó rời khỏi nhà tôi, hi vọng tôi sẽ không phải gặp họ thêm lần nào nữa, và cũng hi vọng, tôi có thể dập tắt những mơ mộng nhen nhóm đơn phương mấy năm qua.
Thế nhưng, mọi thứ đều không như tôi muốn, như tôi suy nghĩ, khi mà lúc này cánh cửa lần nữa lại được đẩy ra, sau đó là giọng nói trầm thấp vang lên gọi tên tôi.
- Ngọc....