Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 394
Trong tháng 12, cách Thừa Ân tự ba phường, Đạo Đức quán do rất nhiều đại hộ Trường An gom tiền xây dựng lên, nguyên thái thú Hán Trung - Trương Lỗ ra mặt chủ trì, triệu tập kẻ sĩ thiên hạ, lập đạo giáo. Đồng thời mới hai vị thần côn nổi tiếng ... À, không phải thần côn, mà là thần tiên trong loài người, Tả Từ và Vu Cát làm hộ pháp. Hai vị này còn ra mặt mời một người là Cát Huyền.
Cát Huyền tuổi 38, là người Lang Nha Từ Châu, tên chữ Hiếu Tiên.
Người này xuất thân thế gia quan hoạn, cao tổ Cát Lư từng là Phiêu kỵ tướng quân, Hạ bi hầu. Tổ phụ Cát Củ, làm tới thị lang, phụ thân Cát nho làm thượng t hư , có nghiên cứu sâu sắc về Đạo Đức kinh.
Từ khi Đổng Phi đưa ra dấu chấm câu, khi đó Cát Huyền tuổi gần nhược quan đã tiếp thụ đầu tiên, đồng thời viết bài Đạo Đức Kinh Đoạn Chương Chú Sơ, được đồng đạo nghiên cứu Đạo Đức Kinh thiên hạ tôn sùng. Cát Huyền nghiên cứu Đạo Đức Kinh dứt khoát hơn Đổng Phi trăm lần.
Khi ấy tên tuổi Cát Huyền đã vang dội ở Giang Tả.
Hắn đang tu luyện ở Thiên Thai Xích Thành sơn thì gặp Tả Từ, cùng Tử Từ tu soạn Bạch Hổ Thất Biến Kinh, Thái Thanh Cửu Đỉnh Kim Dịch Đan Kinh và Tam Viên Chân Nhất Diệu Kinh.
Năm Sơ Bình, Đổng Trác vào Lạc Dương, Cát Huyền tu đạo đã thành, tạm biệt Tả Tử, du lịch núi non, tới Thương Sơn, Nam Nhạc, La Phu, gặp được nhiều diệu pháp, từng cùng Trương Lỗ ngồi luận đạo hơn mười ngày, nói cho Trương Lỗ toát mồ hôi lạnh, sau ung dung bỏ đi. Theo lời Tả Từ: Cát Huyền có ảo thuật, tinh thông kinh điển.
Với người này Trương Lỗ cũng tôn sùng hết sức, cho nên khi Tả Từ mới Cát Huyền tới, Trương Lỗ cũng vô cùng cao hứng, vui vẻ mời ngồi ghế trên.
Khác với Phật học, thời Hán đại đa số tôn sùng đạo Hoàng lão, thích thần tiên, nên rất nhiều người tiếp thụ. Cát Huyền sau khi tới Trường An, xin lập đạo tràng ở trong núi Vương Ốc, điều này Đổng Phi không có chút dị nghị nào.
Thế là trong thành Trường An có thêm hai học phủ, một là Đạo Đức quán, hai là Thừa Ân tự, bên hơn bên kém khó phân biệt, song thu hút ánh mắt nhiều người.
Đổng Phi cuối cùng cũng thở phào, song năm mới sắp tới, công việc càng thêm bận rộn.
Ngày hôm đó Đổng Phi gọi Đổng Ký tới, đưa cho hắn một cái bọc màu đen, đồng thời phái ra một trăm kỹ kích sĩ.
- Đưa cái này cho quân sư.
Đổng Ký nghi hoặc hỏi:
- Phụ thân, chỉ có thế thôi à?
Đổng Phi gật đầu:
- Ừ, nói với quân sự, bảo ông ấy tự giải quyết, ông ấy sẽ hiểu ý ta.
- Vâng.
- Con đi đi ... À phải Hiếu Trực sắp lên đường rồi phải không?
Đổng Ký vẫn luôn làm việc ở Đỗ Bưu Bảo, có điều khác với Pháp Chính, hắn có thể về Trường An bất kỳ lúc nào:
- Thừa Minh điện đã phát ra mệnh lệnh, Pháp Chính đại ca làm thái thú Đại quân, mấy ngày qua huynh ấy đang tiến hành bàn giao với con.
- Tốt, chắc là bận lắm hả?
- Hơi bận ạ, có điều chuyện trọng yếu Pháp Chính đại ca đã giao cả rồi, còn lại chỉ còn chuyện vụn vặt.
Đồng Phi xoa đầu con:
- Trong Đốc sát viện không có chuyện nhỏ, Lục Cân, con chớ xem nhẹ. Còn nữa, chuyện tên Cung Tôn có manh mối chưa?
- Hài nhi đã tra qua, tên Cung Tôn đó đúng là người Dương Châu, nhưng phát hiện ra, thư tín qua lại với hắn lại từ Giang Hạ. Hài nhi bảo Vương Mãi đại ca phái người tới Giang Hạ tra xét, chắc năm sau có tin tức. Có điều hình như hắn không có ác ý gì, cùng tỷ tỷ cũng chỉ giao lưu học thuật. Phụ thân, khi tra lai lịch Cung Tôn, hài nhi phát hiện một điều thú vị.
- Điều gì?
- Quận học Trường An có một người tên Doanh Thích, mới nghe con còn tưởng là hậu duệ của nhà Tần, nhưng sau này phát hiện .... Cha, đoán xem lai lịch hắn thế nào?
Đổng Phi bật cười nói:
- Cha đoán thế nào được, con nói mau, cha còn lên triều.
Đổng Ký nghiêm mặt:
- Kẻ này họ Tuân, tới từ Toánh Xuyên, tên thật Tuân Thích, con của Tuân Du Hứa Xương.
Đổng Phi giật mình.
Đổng Ký nói tiếp:
- Không chỉ có Doanh Thích, con còn phát hiện mấy người tình huống tương tự. Trong đó một kẻ tên Hầu Bá, tuổi 15, quận học năm thứ hai, học đức cao, giỏi chính vụ binh sự, võ công lại không tệ.
Đổng Phi hứng thú hỏi:
- Hắn là thần thánh phương nào?
- Hì hì, nói ra nhất định làm cha phải giật mình, hắn là Hạ Hầu Bá, người Bái quốc, là con Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Uyên.
- Hả?
Đổng Phi cả kinh.
Con Tuân Du đã đành, lại có con của Hạ Hầu Uyên, bọn họ gia nhập quận học là sau đại chiến Đạn Hãn Sơn, quận học mới lập ra, Đổng Phi không ở Trường An. Không ngờ, thật không ngờ, hai bên đánh nhau tưng bừng, nhưng hậu duệ của đối phương lại học tập ở bên mình.
Nghe có vẻ như vô cùng hoang đường, song nghĩ kỹ thì phù hợp với phong cách nhất quán của môn phiệt: Không cho hết trứng vào cùng một cái giỏ.
Điều này nói rõ một điều, ba năm trước Đổng Phi đã được thế tộc thừa nhận. Đương nhiên, Tuân Du và Hạ Hầu Uyên là trọng thần của Tào Tháo, không hai lòng. Nhưng không đại biểu cho gia tộc đứng sau lưng bọn họ cho phép bọn họ làm càn bất kể hậu quả. Đánh nhau tới mức này rồi, thế tộc Quan Đông phải nghĩ lối thoát.
Đổng Phi hỏi:
- Quân sư nói sao?
Đổng Ký thản nhiên đáp:
- Quân sư nói cứ cho bọn chúng chơi đùa, đây là chuyện tốt.
- Nếu đã thế thì con cũng đừng để lộ ra, có điều phải chú ý tới nhất cử nhất độn của chúng. Ngoài ra khẩn cấp tra lai lịch tên Cung Tôn ... Mẹ nó chứ, tỷ tỷ của con hiện không biết có bao nhiêu con sói đang đỏ mắt nhìn.
Đổng Ký cười phá lên, khom người tuân lệnh.
Đó là ngày cuối cùng năm Thái Bình thứ hai, chính là 30 tháng Chạp âm lịch.
Qua ngày hôm nay là năm Thái Bình thứ ba, chớp mắt một cái Lưu Biện đã đăng cơ ba năm, thời gian thật là nhanh.
Văn võ toàn triều tụ tập đầy đủ, Đổng Phi lòng thoải mái quỳ trên triều đường, đợi Lưu Biện.
Nay y không chỉ là Đại đô đốc tam quân, còn là tư không và quang lộc, không ai có thể sánh ngang với y, với tuổi trên 30 mà đã tới cực phẩm nhân thần, đây là điều hiếm có.
Đổng Phi chẳng có chuyện gì, vì chính vụ đều có Thừa Minh điện nắm giữ, chuyện lớn nhỏ đã giải quyết hết trước khi lên triều. Triều hội chẳng qua là một hình thức, trong lòng mọi người đều hiểu rõ.
Hai tháng qua Lưu Biện rất vui vẻ, nói thế nào thì Phật giáo có thể đứng chân ở Trung thổ là chuyện tốt.
Trung thường thị Dương Khiêm cao giọng hô:
- Có chuyện thì tấu, không chuyện bãi triều.
Lời vừa dứt có nam tử trên ba mươi hành lễ xong, cung kính nói:
- Khởi bẩm hoàng thượng, thần có bản tấu.
- Có tấu trình lên.
Đổng Phi nhận ra nam tử này là con cháu tông thất, tên Lưu Trinh, tự Công Cán, người Duyệt Châu, cha Lưu Lương từng làm thượng thư.
Bản thân Lưu Trinh cũng khá có tài hoa, năm nay Trịnh Huyền giảng học ở Bắc Hải, bình Kiến An thất tử cũng có hắn trong đó.
Kẻ này sau khi tới Trường An, hành vi không rõ rệt, hắn đứng ra có chuyện gì đây?
- Khởi bẩm thánh thượng, nay thánh thượng được thiên mệnh, có tam tái, đầu tiên là Đại đô đốc đại thắng Lạc Dương, đoạt lại đông đô, mưa thuận gió hòa, bách tính an khang. Thần nghĩ Hán thất trùng hưng, không thiếu công Võ Công hầu, nay có chuyện giáo hóa, càng là thiên thu đại nghiệp. Nếu không có tưởng thưởng thì sao nêu bật anh minh đại lượng của thánh thượng.
Í, không ngờ lại tâng bốc ta? Đổng Phi nheo mắt lại nhìn Lưu Trinh.
Chuyện khác thường thế nào có vấn đề, ta và Lưu Trinh không quen không biết, vì có gì tự dưng lại tâng bốc ta?
Lưu Biện tỏ ra rất vui mừng, gật đầu nói:
- Ái khanh nói không sai! Trẫm có ngày hôm nay là nhờ công Đại đô đốc, không thể không thưởng. Theo ái khanh nên phong thưởng ra sao?
Lưu Trinh tựa hồ suy nghĩ một lúc rồi nói to:
- Thần cho rằng, với công huân của Đại đô đốc, phong hầu bái tướng đã không đủ nữa, nên phong quốc, xin hoàng thương châm chước.
Đầu Đổng Phi nổ uỳnh một cái, choáng luôn!
Cát Huyền tuổi 38, là người Lang Nha Từ Châu, tên chữ Hiếu Tiên.
Người này xuất thân thế gia quan hoạn, cao tổ Cát Lư từng là Phiêu kỵ tướng quân, Hạ bi hầu. Tổ phụ Cát Củ, làm tới thị lang, phụ thân Cát nho làm thượng t hư , có nghiên cứu sâu sắc về Đạo Đức kinh.
Từ khi Đổng Phi đưa ra dấu chấm câu, khi đó Cát Huyền tuổi gần nhược quan đã tiếp thụ đầu tiên, đồng thời viết bài Đạo Đức Kinh Đoạn Chương Chú Sơ, được đồng đạo nghiên cứu Đạo Đức Kinh thiên hạ tôn sùng. Cát Huyền nghiên cứu Đạo Đức Kinh dứt khoát hơn Đổng Phi trăm lần.
Khi ấy tên tuổi Cát Huyền đã vang dội ở Giang Tả.
Hắn đang tu luyện ở Thiên Thai Xích Thành sơn thì gặp Tả Từ, cùng Tử Từ tu soạn Bạch Hổ Thất Biến Kinh, Thái Thanh Cửu Đỉnh Kim Dịch Đan Kinh và Tam Viên Chân Nhất Diệu Kinh.
Năm Sơ Bình, Đổng Trác vào Lạc Dương, Cát Huyền tu đạo đã thành, tạm biệt Tả Tử, du lịch núi non, tới Thương Sơn, Nam Nhạc, La Phu, gặp được nhiều diệu pháp, từng cùng Trương Lỗ ngồi luận đạo hơn mười ngày, nói cho Trương Lỗ toát mồ hôi lạnh, sau ung dung bỏ đi. Theo lời Tả Từ: Cát Huyền có ảo thuật, tinh thông kinh điển.
Với người này Trương Lỗ cũng tôn sùng hết sức, cho nên khi Tả Từ mới Cát Huyền tới, Trương Lỗ cũng vô cùng cao hứng, vui vẻ mời ngồi ghế trên.
Khác với Phật học, thời Hán đại đa số tôn sùng đạo Hoàng lão, thích thần tiên, nên rất nhiều người tiếp thụ. Cát Huyền sau khi tới Trường An, xin lập đạo tràng ở trong núi Vương Ốc, điều này Đổng Phi không có chút dị nghị nào.
Thế là trong thành Trường An có thêm hai học phủ, một là Đạo Đức quán, hai là Thừa Ân tự, bên hơn bên kém khó phân biệt, song thu hút ánh mắt nhiều người.
Đổng Phi cuối cùng cũng thở phào, song năm mới sắp tới, công việc càng thêm bận rộn.
Ngày hôm đó Đổng Phi gọi Đổng Ký tới, đưa cho hắn một cái bọc màu đen, đồng thời phái ra một trăm kỹ kích sĩ.
- Đưa cái này cho quân sư.
Đổng Ký nghi hoặc hỏi:
- Phụ thân, chỉ có thế thôi à?
Đổng Phi gật đầu:
- Ừ, nói với quân sự, bảo ông ấy tự giải quyết, ông ấy sẽ hiểu ý ta.
- Vâng.
- Con đi đi ... À phải Hiếu Trực sắp lên đường rồi phải không?
Đổng Ký vẫn luôn làm việc ở Đỗ Bưu Bảo, có điều khác với Pháp Chính, hắn có thể về Trường An bất kỳ lúc nào:
- Thừa Minh điện đã phát ra mệnh lệnh, Pháp Chính đại ca làm thái thú Đại quân, mấy ngày qua huynh ấy đang tiến hành bàn giao với con.
- Tốt, chắc là bận lắm hả?
- Hơi bận ạ, có điều chuyện trọng yếu Pháp Chính đại ca đã giao cả rồi, còn lại chỉ còn chuyện vụn vặt.
Đồng Phi xoa đầu con:
- Trong Đốc sát viện không có chuyện nhỏ, Lục Cân, con chớ xem nhẹ. Còn nữa, chuyện tên Cung Tôn có manh mối chưa?
- Hài nhi đã tra qua, tên Cung Tôn đó đúng là người Dương Châu, nhưng phát hiện ra, thư tín qua lại với hắn lại từ Giang Hạ. Hài nhi bảo Vương Mãi đại ca phái người tới Giang Hạ tra xét, chắc năm sau có tin tức. Có điều hình như hắn không có ác ý gì, cùng tỷ tỷ cũng chỉ giao lưu học thuật. Phụ thân, khi tra lai lịch Cung Tôn, hài nhi phát hiện một điều thú vị.
- Điều gì?
- Quận học Trường An có một người tên Doanh Thích, mới nghe con còn tưởng là hậu duệ của nhà Tần, nhưng sau này phát hiện .... Cha, đoán xem lai lịch hắn thế nào?
Đổng Phi bật cười nói:
- Cha đoán thế nào được, con nói mau, cha còn lên triều.
Đổng Ký nghiêm mặt:
- Kẻ này họ Tuân, tới từ Toánh Xuyên, tên thật Tuân Thích, con của Tuân Du Hứa Xương.
Đổng Phi giật mình.
Đổng Ký nói tiếp:
- Không chỉ có Doanh Thích, con còn phát hiện mấy người tình huống tương tự. Trong đó một kẻ tên Hầu Bá, tuổi 15, quận học năm thứ hai, học đức cao, giỏi chính vụ binh sự, võ công lại không tệ.
Đổng Phi hứng thú hỏi:
- Hắn là thần thánh phương nào?
- Hì hì, nói ra nhất định làm cha phải giật mình, hắn là Hạ Hầu Bá, người Bái quốc, là con Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Uyên.
- Hả?
Đổng Phi cả kinh.
Con Tuân Du đã đành, lại có con của Hạ Hầu Uyên, bọn họ gia nhập quận học là sau đại chiến Đạn Hãn Sơn, quận học mới lập ra, Đổng Phi không ở Trường An. Không ngờ, thật không ngờ, hai bên đánh nhau tưng bừng, nhưng hậu duệ của đối phương lại học tập ở bên mình.
Nghe có vẻ như vô cùng hoang đường, song nghĩ kỹ thì phù hợp với phong cách nhất quán của môn phiệt: Không cho hết trứng vào cùng một cái giỏ.
Điều này nói rõ một điều, ba năm trước Đổng Phi đã được thế tộc thừa nhận. Đương nhiên, Tuân Du và Hạ Hầu Uyên là trọng thần của Tào Tháo, không hai lòng. Nhưng không đại biểu cho gia tộc đứng sau lưng bọn họ cho phép bọn họ làm càn bất kể hậu quả. Đánh nhau tới mức này rồi, thế tộc Quan Đông phải nghĩ lối thoát.
Đổng Phi hỏi:
- Quân sư nói sao?
Đổng Ký thản nhiên đáp:
- Quân sư nói cứ cho bọn chúng chơi đùa, đây là chuyện tốt.
- Nếu đã thế thì con cũng đừng để lộ ra, có điều phải chú ý tới nhất cử nhất độn của chúng. Ngoài ra khẩn cấp tra lai lịch tên Cung Tôn ... Mẹ nó chứ, tỷ tỷ của con hiện không biết có bao nhiêu con sói đang đỏ mắt nhìn.
Đổng Ký cười phá lên, khom người tuân lệnh.
Đó là ngày cuối cùng năm Thái Bình thứ hai, chính là 30 tháng Chạp âm lịch.
Qua ngày hôm nay là năm Thái Bình thứ ba, chớp mắt một cái Lưu Biện đã đăng cơ ba năm, thời gian thật là nhanh.
Văn võ toàn triều tụ tập đầy đủ, Đổng Phi lòng thoải mái quỳ trên triều đường, đợi Lưu Biện.
Nay y không chỉ là Đại đô đốc tam quân, còn là tư không và quang lộc, không ai có thể sánh ngang với y, với tuổi trên 30 mà đã tới cực phẩm nhân thần, đây là điều hiếm có.
Đổng Phi chẳng có chuyện gì, vì chính vụ đều có Thừa Minh điện nắm giữ, chuyện lớn nhỏ đã giải quyết hết trước khi lên triều. Triều hội chẳng qua là một hình thức, trong lòng mọi người đều hiểu rõ.
Hai tháng qua Lưu Biện rất vui vẻ, nói thế nào thì Phật giáo có thể đứng chân ở Trung thổ là chuyện tốt.
Trung thường thị Dương Khiêm cao giọng hô:
- Có chuyện thì tấu, không chuyện bãi triều.
Lời vừa dứt có nam tử trên ba mươi hành lễ xong, cung kính nói:
- Khởi bẩm hoàng thượng, thần có bản tấu.
- Có tấu trình lên.
Đổng Phi nhận ra nam tử này là con cháu tông thất, tên Lưu Trinh, tự Công Cán, người Duyệt Châu, cha Lưu Lương từng làm thượng thư.
Bản thân Lưu Trinh cũng khá có tài hoa, năm nay Trịnh Huyền giảng học ở Bắc Hải, bình Kiến An thất tử cũng có hắn trong đó.
Kẻ này sau khi tới Trường An, hành vi không rõ rệt, hắn đứng ra có chuyện gì đây?
- Khởi bẩm thánh thượng, nay thánh thượng được thiên mệnh, có tam tái, đầu tiên là Đại đô đốc đại thắng Lạc Dương, đoạt lại đông đô, mưa thuận gió hòa, bách tính an khang. Thần nghĩ Hán thất trùng hưng, không thiếu công Võ Công hầu, nay có chuyện giáo hóa, càng là thiên thu đại nghiệp. Nếu không có tưởng thưởng thì sao nêu bật anh minh đại lượng của thánh thượng.
Í, không ngờ lại tâng bốc ta? Đổng Phi nheo mắt lại nhìn Lưu Trinh.
Chuyện khác thường thế nào có vấn đề, ta và Lưu Trinh không quen không biết, vì có gì tự dưng lại tâng bốc ta?
Lưu Biện tỏ ra rất vui mừng, gật đầu nói:
- Ái khanh nói không sai! Trẫm có ngày hôm nay là nhờ công Đại đô đốc, không thể không thưởng. Theo ái khanh nên phong thưởng ra sao?
Lưu Trinh tựa hồ suy nghĩ một lúc rồi nói to:
- Thần cho rằng, với công huân của Đại đô đốc, phong hầu bái tướng đã không đủ nữa, nên phong quốc, xin hoàng thương châm chước.
Đầu Đổng Phi nổ uỳnh một cái, choáng luôn!
Bình luận facebook