13.
Ngày hôm sau, tôi để Đoán Đoán ở nhà, từ trước tới giờ tôi nào dám để một đứa trẻ nhỏ như vậy ở nhà một mình, nhưng lúc này đây tôi cũng chẳng còn cách nào.
Tôi nói với Đoán Đoán, bây giờ mẹ phải đi làm, bởi vì chuyện xảy ra lúc trước nên không thể đi đến trường được nữa.
Tôi đưa con bé đến gõ cửa nhà bà lão ở đối diện, trước đó tôi đã dặn dò bà ấy rằng không cần trả lời, giả vờ như bà ấy có việc phải đi ra ngoài rồi.
Tôi chuẩn bị đồ ăn và đồ chơi cho Đoán Đoán, nói với con bé buổi trưa sau khi tan làm mẹ sẽ về ngay. Đoán Đoán khóc lóc náo loạn một hồi, cuối cùng không tình nguyện nhìn tôi bước ra khỏi cửa.
Sau khi ra ngoài, tôi đi xuống lầu trước, bước về phía cơ quan một đoạn, sau đó mới âm thầm quay lại, nhắn tin cho bà cụ chủ nhà ở đối diện, nói bà ấy mở cửa, sau đó tôi lặng lẽ lẻn vào.
Cửa vừa khóa tôi đã bắt đầu run rẩy khóc. Sợ hãi, lo lắng, phẫn uất, căm hờn, cảm giác bất lực và căng thẳng đã đưa tôi đến bên bờ vực sụp đổ. Bà lão lặng lẽ đưa cho tôi cốc nước và giấy lau, đợi tôi bình tĩnh trở lại. Tôi nói tất cả những tin tức mà tôi thu thập được trước đó cho bà ấy, sau đó lại cho bà ấy xem bức tranh.
“Đây…” Nhìn khuôn mặt của người trên bức tranh, bà lão vô cùng kinh ngạc: “Con búp bê ngày hôm qua…”
Tôi gật đầu, nước mắt vẫn còn đọng trên mặt.
“Ngày hôm qua nhìn thấy Đoán Đoán vẽ lên mặt con búp bê đó, nhất thời dì không kịp phản ứng, nghĩ rằng chỉ là mấy trò nghịch ngợm của trẻ nhỏ mà thôi.
Bây giờ nghĩ lại, hình như dì đã nhìn thấy cái hình này ở đâu rồi.”
Bà lão trầm tư nghĩ một hồi rồi nói: “Lúc chú con còn sống đã thu thập không ít mấy câu truyện kỳ qu.ái trong dân gian, rồi cả những cuốn sách về qu.ái nhân dị thuật, chúng ta đi tìm thử xem, dì vẫn luôn cảm thấy đã từng bắt gặp cái này ở đâu đó.”
Bà lão dẫn tôi vào thư phòng, moi ra mấy gói gì đó được bọc và cuộn bằng giấy báo cũ nằm giữa đống sách.
“Sau khi chú con đi rồi, chẳng còn ai xem mấy thứ này nữa, vốn dĩ dì đã định bán đi hết rồi.” Bà khẽ nhếch môi giải thích.
Trong hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi cặm cụi tìm kiếm trong đống sách cũ chất đầy bụi bặm này. Cuối cùng, tôi mở một cuốn Chí Qu.ái Tạp Đàm được xuất bản từ thời kỳ dân quốc, mắt liếc thấy một bức tranh được vẽ rất tỉ mỉ.
14.
Do thời gian đã lâu, quyển sách đã bị long ra, trang giấy đã đổi màu kẹp cả vào bìa ngoài. Thế nhưng chỉ nhìn thoáng qua tôi liền nhận ra khuôn mặt đen đỏ xen nhau, bốn móng vuốt cực kỳ sắc bén, thân hình cường tráng, còn có ấn ký màu vàng kim ở trên trán.
Tôi đưa quyển sách đó cho bà lão.
“Đây là ác qu.ỷ.” Bà nhìn một cái rồi nói: “Đến để đò.i mạng”
Tôi lập tức mất thăng bằng, ngã sụp xuống đất.
Bà lão lật xem dòng chữ ở mặt sau của bức tranh, nhìn một lúc rồi đưa lại cho tôi: “Ma qu.ỷ không thể tự mình hành động, chúng phải nhập vào ai đó mới được. Chỉ sợ là Đoán Đoán đã bị qu.ỷ nhập vào người rồi.”
Tôi bắt đầu khóc lóc: “Đoán Đoán của con còn nhỏ như thế, trước giờ chẳng hề làm việc gì xấu, làm sao lại bị ác qu.ỷ nhắm tới thế này?”
Bà lão nói: “Tuổi càng nhỏ càng đơn thuần, càng dễ bị ác qu.ỷ nhắm đến. Chỉ có điều, theo những gì con đã nói, ác qu.ỷ này có lẽ mới nhập vào chưa được mấy ngày, vẫn chưa hoàn toàn xâm nhập, có lẽ ý thức của Đoán Đoán vẫn chưa bị tiêu tán. Chúng ta chỉ cần nhanh chóng tiêu diệt con qu.ỷ này thì Đoán Đoán có thể lập tức quay về rồi.”
Tôi như người ch*t đu.ối bắt được cọng dây hi vọng, liên tục nói: “Đúng, đúng vậy, chính là từ hôm ở bệnh viện quay về đó. Trong bệnh viện chật kín người, o.án kh.í nhiều, có lẽ hôm ấy Đoán Đoán đã đụng phải thứ này.”
Tôi thậm chí còn không muốn nói ra chữ “qu.ỷ” kia, dùng “ thứ này” để thay thế.
Bà lão tiếp lời tôi: “Đúng, bệnh viện. Dì nghĩ, ác qu.ỷ kia chắc hẳn đã thoát ra khỏi thứ gì đó mà ban đầu nó đã bám vào, sau đó chạy đến bên người Đoán Đoán của chúng ta. Có lẽ chúng ta nên đến bệnh viện tìm thử xem.”
Tôi và bà lão ở bồn hoa chỗ lối vào bệnh viện tìm suốt nửa giờ. Đột nhiên, bà cụ trầm giọng nói: “Nhìn này!” Theo hướng ngón tay bà chỉ, tôi nhìn thấy một bức tượng nhỏ được tạc bằng đá nằm giữa bãi cỏ. Nếu không để ý nhìn kỹ, trông nó chẳng khác nào một viên đá bình thường. Tôi vừa định dùng tay nhặt lên thì bị bà lão gạt ra.
“Đừng có chạm vào trực tiếp!”
Tôi bước vào trong bệnh viện, hỏi xin y tá một miếng gạc sạch và một đôi găng tay bằng cao su, nhẹ nhàng nhặt bức tượng lên, dùng miếng gạc quấn lại. Đó là một viên đá hình chữ nhật, bốn góc bo tròn, mặt chính diện là một người phụ nữ ăn mặc hoa lệ, trên người có vô số bàn tay đang vươn ra, mặt sau là một ấn ký vô cùng quen thuộc – một thanh kiếm xuyên qua con mắt.
15.
“Đây là Thánh Mẫu.” Bà lão trầm giọng nói: “Đây chắc hẳn là thứ dùng để phong ấn ác qu.ỷ, không biết sao Đoán Đoán lại phá vỡ lớp phong ấn, thả ác qu.ỷ kia ra ngoài rồi.”
Nghe thấy lời này, tôi thực sự muốn cho mình một cái tát. Nếu không phải tại tôi bảo Đoán Đoán chơi trốn tìm trong bệnh viện thì những chuyện này làm sao lại xảy ra.
“Chuyện đã đến nước này rồi chỉ có thể nghĩ cách làm thế nào để khắc phục.” Dường như bà lão nhìn thấu được suy nghĩ trong đầu tôi: “Muốn xua đuổi t.à m.a chỉ có thể thông qua nghi lễ.”
“Dì à, dì có cách nào, xin hãy nói cho con biết, dù tốn bao nhiêu tiền con cũng sẽ trả.” Tôi kéo tay áo bà cụ.
Hai chúng tôi đã bàn bạc rất lâu.
Tôi biết Đoán Đoán được cứu rồi, trong lòng vừa vui mừng, lại vừa thấy có lỗi vì bà lão đã phải vất vả vì việc này: “Dì à, dì thực sự đã cứu con và Đoán Đoán. Xin dì cho con biết phải làm thế nào để báo đáp được công ơn to lớn nhường này.”
Bà lão nói: “Con gái à, dì và con vừa gặp đã quen, dì coi con như con gái ruột của mình, Đoán Đoán tự nhiên cũng là cháu gái của dì. Cháu gái gặp n.ạn, thân làm bà ngoại đương nhiên phải giúp đỡ rồi.”
Tôi nắm lấy tay bà lão: “Dì ơi, nếu như chuyện này thành công, chỉ e những gì chú sưu tầm khi còn sống sẽ bị hủy trong chốc lát. Mấy năm nay con một mình nuôi con, tuy rằng chẳng dành dụm được bao nhiêu nhưng con xin dùng số tiền tiết kiệm cả đời này để báo đáp…”
Bà cụ mỉm cười, nắm chặt tay tôi nói: “Con gái à, đợi đến khi con bằng tuổi dì, con sẽ biết tiền vĩnh viễn chẳng thể nào so sánh được với người. Dì chỉ có một điều muốn xin con mà thôi…”
Trong lòng tôi run rẩy, thế nhưng vẫn đáp: “Xin dì cứ nói.”
“Dì tuổi đã cao rồi, nói không chừng ngày nào đó sẽ đột ngột qua đời. Chỉ hi vọng sau khi chuyện này qua đi, con có thể quan tâm đến dì nhiều hơn, giúp dì mấy việc lặt vặt cho đến khi con trai dì đến đón.”
Tôi thở phào nhẹ nhõm, vội đáp: “Việc này dù dì không nhắc đến thì con vẫn nhất định sẽ làm. Ba mẹ con qua đời từ sớm, dì đã giúp con nhiều như thế này, con đã sớm coi dì như mẹ ruột của mình rồi.”
Bà lão vui vẻ nói: “Đúng là đứa bé ngoan. Chỉ có điều, con gái à, không phải dì không tin con, nhưng nói thật với con thế này, mấy năm nay dì với chú con tiết kiệm được cũng không ít. Lời nói gió bay, dì muốn dùng văn bản để ghi lại…”
16.
Tôi hiểu rõ, nghi thức này sẽ khiến bà lão phải trả giá rất nhiều. Bà ấy cũng chỉ muốn tìm một người chăm lo cho mình lúc về già, dù sao lúc này việc cứu con mới là việc phải ưu tiên hàng đầu. Bất kể bà ấy muốn gì tôi cũng đều đồng ý.
Vì vậy bà lão đi tìm giấy bút, viết lên đó dòng chữ đại khái nói rằng tôi bằng lòng chăm sóc bà ấy cả đời. Cái chữ “suốt đời” này nhìn không được thuận mắt cho lắm, thế nhưng tôi cũng không để ý đến điều này. Tôi ký tên lên tờ giấy, bà lão lại nói rằng như vậy vẫn không đủ, phải mua ít mực ở cửa hàng văn phòng phẩm gần đó để ấn tay lên.
Bà ấy nhúng ngón tay trỏ bên trái vào lọ mực sau đó ấn lên, nhìn tôi mỉm cười: “Ở quê dì có một quy định người người đều biết, chỉ có dấu vân tay được ấn bằng ngón trỏ bên bàn tay trái mới có giá trị, nếu dùng các ngón khác thì mọi người đều biết người đó không phải thật lòng đồng ý, chẳng qua là bị bắt buộc làm theo mà thôi.”
Tôi vươn tay trái của mình ra, trên ngón trỏ còn dán băng keo cá nhân, được dán lên ngày hôm qua sau khi bị da.o cắ.t vào tay lúc đang thái rau.
Tôi gượng cười giải thích với bà lão: “Hôm qua không cẩn thận bị cắt vào tay. Không sao cả, đều đã một ngày rồi, có lẽ đã sớm khỏi rồi.” Dứt lời liền lột miếng băng dán ra.
Chuyện kỳ qu.ái ấy là, vết thương thế nhưng vẫn chưa lành.
M.áu giống như giọt nước bị rò rỉ chảy ra từ vòi nước.
“Ồ, như vậy lại vừa hay, ngay cả mực cũng được tiết kiệm.” Bà lão nhìn thấy cảnh này cũng không lấy làm ngạc nhiên, ngược lại lại bỏ hộp mực vào trong túi, nói đùa một câu: “Dùng máu ấn vân tay là chân thành nhất đó, con không trốn tránh được đâu.”
Tim tôi lỡ nhịp, ấn ngón tay đẫm m.áu của mình lên đó.
Bà lão mãn nguyện nhận lấy khế ước. Sau đó, chúng tôi cùng nhau về nhà để thực hiện nghi lễ tr.ừ t.à.
Bình luận facebook