Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 26
Từ khi còn rất nhỏ tôi đã biết mình không được người trong thôn chào đón bởi khi tôi sinh ra xuất hiện hiện tượng vạn xà sóng triều, vì vậy ba mẹ tôi bất đắc dĩ không thể không mang tôi rời thôn.
Mỗi khi nhớ tôi, bà nội tôi đều phải lên thị trấn thăm tôi.
Có một lần duy nhất tôi trở về là khi tế tổ đón tết, khi đó không khí vô cùng náo nhiệt, có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa cũng ở đó.
Nhưng bây giờ, khi tôi xem danh sách mới thấy những bạn bè cùng trang lứa đó không ai nhỏ tuổi hơn tôi.
Tôi lật đi lật lại bản danh sách ba lượt, sau đó suy nghĩ một hồi.
Trong bản danh sách, người sinh cuối có tên Long Lưu Trạch sinh cùng năm với tôi, chỉ đẻ sau tôi hơn một tiếng đồng hồ.
Bởi vì tôi để nguyên tờ danh sách, nên vừa nhìn đã thấy ngay tên người đó.
Dòng chú thích ở đằng sau ngày sinh tháng đẻ của anh ta chỉ có ba từ duy nhất: Người giữ thôn.
Cũng có nghĩa là người này chính là Ngưu Nhị.
Tôi nắm chặt bản danh sách to dày, cố gắng hồi tưởng lại hồi tế tổ có nhà nào mang con trở về không.
Yết hầu giống như bị tắc nghẽn không thông, tôi đành bỏ tờ danh sách xuống, lục lọi khắp ngóc ngách trong phòng làm việc.
Nhưng ngoài mấy con dấu cùng các loại tài liệu hỗn tạp ra thì không có gì khác.
Cả căn phòng trở nên im ắng lạ thường, tôi ôm chặt bản danh sách, trong lòng bỗng thấy hoang mang.
Suốt mười tám năm, trong thôn không có một đứa trẻ nào được sinh ra hay là về sau những người chuyển ra ngoài sinh sống vì muốn đoạn tuyệt qua lại với người trong thôn mà không khai báo, nên mới không thấy ghi trên bản danh sách này?
Chợt xa xa truyền đến tiếng gào thét om sòm của Ngưu Nhị, tôi giữ chặt bản danh sách, khóa cửa lại đi ra ngoài.
Khi tôi bước chân đến sân bên ngoài từ đường, chợt cảm nhận có thứ gì đó đang nhìn mình, tôi bất giác ngoảnh đầu lại nhìn.
Nhưng chỉ nhìn thấy một tòa nhà ba tầng lát gạch, trên lầu ba là một căn gác nhỏ nửa tầng.
Từ xưa đến nay khi đón tết là phải ăn cơm tất niên trước, trưởng thôn bác tôi và cũng chính là cha của Long Thiền sẽ mang bài vị của tổ tiên bày ở chính giữa từ đường.
Người ở trong thôn, lấy nhà làm trung tâm, tập trung quỳ ở sân, sau đó trước bài vị của tòa nhà ba tầng, đồng loạt bái lạy.
Xem ra là đang bái lạy ngôi lầu này!
Lúc trước tuy tôi không tin nhưng sau khi bái xong mỗi người sẽ được Đường Bá và các vị trưởng bối phát một bao lì xì, là do công trướng của thôn phân phát, cũng được không ít tiền nên lúc đó tôi còn bái lạy rất nhiệt tình!
Tôi ngước đầu nhìn tòa lầu, lùi lại mấy bước, sau đó từ từ quỳ xuống.
Đang lúc tôi ì ạch chuẩn bị dập đầu chợt phắt một cái ngẩng đầu lên.
Quả nhiên xuất hiện một vệt đen bên cửa sổ lầu ba.
Tôi nhìn chằm chằm lên cửa sổ, sau đó ánh mắt có chút thất thểu quay ra nhìn thẳng cửa lớn nhà chính.
Khi tế tổ, chỗ đó sẽ bày khắp các bài vị, chật kín, cái nào cũng dùng chữ phồn thể để viết…
Long Thiền từ nhỏ đã được lên huyện học, nên nhận được nhiều mặt chữ hơn tôi, có một năm còn cố ý khoe khoang trước mặt tôi, đọc hết một hơi mấy tên phồn thể được ghi trên các bài vị đó.
“Linh vị tổ tiên Long Hóa Danh, linh vị tổ tiên Long Hóa Anh…”
Tổ tiên…
Tôi thở phì phò, một tay nhét quyển danh sách dài cộp vào trong ba lô, sau đó nhặt một cành củi ở cạnh đó, nện thẳng vào tấm kính thủy tinh bên mép gian nhà chính.
Khi tôi từ cửa sổ leo vào, toàn bộ bài vị ở gian nhà chính đều lẳng lặng đặt ở đó.
Từng cái đều giống như một ngọn núi vững chãi, tôi phủi phủi ba chữ ở trên cùng của mỗi bài vị.
Tổ tiên họ Long!
Tổ tiên họ Long!
Tổ tiên họ Long!
Chẳng lẽ phụ nữ không được khắc lên bài vị sao? Tại sao toàn bộ đều là nam, toàn bộ đều họ Long!
Trong đầu tôi bỗng lóe lên lời của người tài xế, sau đó co giò chạy thẳng lên cầu thang nhà chính.
Nhưng tôi vừa mới chạm chân lên thì vòng ngọc rắn đen trên tay tôi động một cái, Mặc Dạ xuất hiện trước mặt tôi, ngăn tôi lại, lắc đầu về phía tôi.
“Mặc Dạ…” Tôi thở hồng hộc nhìn anh: “Cho tôi gặp cô ta được không? tôi cần hỏi cô ta vài câu.”
“Cô ta không biết nói.” Mặc Dạ lắc đầu với tôi, nhẹ nhàng nói: “Đừng đi.”
Ngoài phòng chợt vang lên tiếng hát của Ngưu Nhị: “Con gái nhà họ Long bị rắn quấn thành xà bà, sinh ra rắn con. Rắn con được sinh ra lại mang họ Long, bạn nói xem có lạ không, có quái không.”
Anh ta tiến lại gần, đến ngoài sân thì hét lớn: “Long Duy, tôi đói rồi, tôi muốn ăn cơm.”
Mặc Dạ vẫn đứng chắn trước mặt tôi, lắc đầu với tôi: “Trở về đi, em biết nhiêu đó đủ rồi.”
Long Duy nhìn về phía cầu thang tĩnh mịch, rồi nhìn Mặc Dạ cười khổ: “Tôi sẽ tra ra bằng mọi giá.”
Sau đó xoay người, bám vào lỗ hổng ở cửa sổ thủy tinh chui ra ngoài.
Lúc quay đầu, những bài vị sơn son bằng gỗ đó tựa như những con quái thú trú ngụ tại đó.
Vừa đi ra, Ngưu Nhị đã sấn lại nói với tôi: “Long Duy, tôi đói quá, ăn cơm! Ăn cơm!”
Tôi nhìn anh ta rồi gật đầu, cùng anh ta ra khỏi thôn. Vô số người trong thôn bị mất mạng, nên đa số những người ở thôn lân cận đều đi đường vòng.
Vì thế cũng khó bắt được xe, mà điều kỳ lạ là nhiều người chết như vậy mà không ai trở về thôn cả ngoại trừ chú Bảy.
Tôi và Ngưu Nhị đi mãi đến ranh giới với thôn dưới mới bắt được xe ôm.
Trở lại nhà mễ bà Tần, tôi vừa ho vừa xoắn tay vào nấu ăn.
Tôi ngước mắt nhìn bà nội, đứng ở một bên phụ giúp bà một tay, thỉnh thoảng bà liếc mắt nhìn tôi: “Tìm được Long Thiền chưa?”
“Chưa ạ.” Tôi cũng cảm thấy lạ, tại sao Long Thiền lại không về thôn.
Bèn ngẩng đầu nhìn mễ bà Tần: “Bà Mễ, bà biết xem bát tự không?”
Mễ bà Tần dùng ánh mắt cổ quái nhìn tôi, sau đó lắc đầu: “Không biết.”
Lúc bà ấy nói, ánh mắt rơi xuống vòng ngọc rắn đen ở cổ tay tôi.
Tôi chỉ gật đầu, đợi ăn cơm xong, tôi để Ngưu Nhị lưu lại chỗ mễ bà Tần, sau đó tự mình gọi đến số tài xế, kêu anh ta đưa tôi lên thị trấn.
Tôi không dám để anh ta đưa tôi đến quán bar rắn, mà chỉ bảo anh ta chở đến đầu đường.
Đến nhà, tôi lục tìm chìa khóa rồi lấy con mô tô điện ra.
Dì Lưu nghe thấy có tiếng động thì ráo rác nhìn, thấy là tôi bèn thở phào một hơi: “Long Duy à? Sao đã về rồi.”
“Dì Lưu.” Tôi dắt con mô tô điện ra ngoài sau đó khóa cửa lại.
Rồi mới đáp: “Dì có biết nhà cậu con ở đâu không, Con có chút chuyện muốn tìm cậu con.”
“Con lấy đâu ra cậu.” Dì Lưu xua tay, nhìn tôi với vẻ đồng tình.
Cười hì hì: “Dì quen mẹ con gần hai mươi năm trời, chưa bao giờ thấy mẹ con nhắc đến bên nhà ngoại chứ đừng nói là gặp.”
“Nghe nói mẹ con được ba con nhặt từ bên ngoài về, rồi bỏ trốn, khả năng là người nhà mẹ con cũng không biết.” Dì Lưu mỉm cười.
Sau đó vẫy tay với tôi: “Lại nhớ ba mẹ phải không, có chuyện gì thì cứ tìm dì. Nào, chưa ăn cơm phải không, để dì nấu cho con bát mỳ nhé!”
“Chưa từng nghe mẹ con nhắc đến thật à?” Tôi cố gắng hồi tưởng lại, hình như chưa từng nhắc đến thật.
Nhưng lão tài xế đã nói, muốn làm dâu của người thôn Hồi Long thì phải hợp bát tự.
Người khác bỏ trốn thì sẽ bị bắt trở lại, ngay cả đứa con trong bụng cũng bị tước mất.
“Con có cậu hay là không có, con còn không biết á?” Dì Lưu đưa tay lên sờ trán tôi xem thử, lo lắng nói: “Hay là bị sốt rồi.”
Tôi lắc đầu, kiểm tra thử con mô tô điện, sau đó nói với dì Thẩm: “Con có việc đi trước đây, có gì cứ gọi điện cho con.”
Bình thường mẹ tôi toàn cưỡi con mô tô này đi đánh bài, thỉnh thoảng tôi cũng lấy đi học nên đi rất vững vàng.
Tôi đi một mạch đến chỗ vắng người, sau đó lôi quyển danh sách dày cộp từ trong ba lô ra, trên đó có ghi ngày sinh bát tự của mấy người được gả vào thôn Hồi Long.
Sau đó phi xe đến đầu cầu của thị trấn, ở đó có rất nhiều người dựng rạp hành nghề bói toán, đoán mệnh xem bát tự.
Tôi bước vào, đi lòng vòng hai lượt.
Cuối cùng quyết định chọn một ông lão trông có vẻ đáng tin: “Hãy xem bát tự cho tôi.”
Một đám người, không phải đánh cờ đánh bạc thì cũng nghịch điện thoại.
Chưa nhìn tôi đã lập tức nói: “Cô gái à, đoán mệnh bốc quẻ, xem bát tự xếp bốn hướng!”
Chỉ thấy có một ông lão đeo kính lão, dù là sắp vào hè nhưng vẫn mặc một chiếc áo khoác rách rưới, đang xem một cuốn sách cũ.
Thấy tôi ngồi xuống mới buông sách xuống: “Cô gái muốn xem bát tự là muốn coi đường tình duyên hả?”
“Vâng.” Tôi nghĩ nghĩ, thôi cứ coi là vậy đi.
Xong, ông lão đó liếc mắt nhìn tôi chằm chằm, cánh mũi khẽ hẩy, ánh mắt nhìn từ trên vai tôi di chuyển xuống, cuối cùng dừng ở cổ tay tôi.
Cũng chính lúc đó, vòng ngọc rắn đen trên tay tôi động một cái.
Mặc Dạ mơn trớn lớp vải dưới cổ tay, khẽ thì thầm bên tai tôi: “Đi.”
Tôi sững sờ tại chỗ, đứng im bất động.
Ông lão đó nhìn tôi, bất chợt tóm lấy cây trượng trúc màu vàng ở bên cạnh, hướng về phía vòng ngọc rắn đen trên tay tôi, quất tới: “Lão đạo ở đây, còn không mau hiện thân.”
Nhưng cây trượng trúc còn chưa chạm đến tay tôi thì đã nghe thấy “Rắc” một tiếng, từng đoạn trượng vỡ vụn trong chớp mắt.
Ông lão đó cầm chặt cây trượng, đứng phắt dậy: “Trên cổ tay cô là thứ gì?”
Tôi ngẫm nghĩ rồi vén cổ tay áo lên, vòng ngọc rắn đen lộ ra.
Ông lão đẩy đẩy gọng kính, nhìn thấy là vòng ngọc rắn đen, hai mắt lóe lên.
Nhìn về vòng ngọc rắn đen nói: “Mạo phạm rồi.”
Rồi chuyển mắt nhìn tôi: “Cô đưa bát tự đây tôi xem.”
Tôi rút ra tờ bát tự đã chép sẵn rồi đưa cho ông lão, ông lão nhìn rồi phán: “Bát tự này mệnh căn có phúc nhưng vô hậu, được cái là hưởng phúc đức của con cháu, có mệnh tốt! Đáng tiếc là đã uổng mạng, không có gì đáng xem.”
“Còn cái này?” Tôi lại đưa thêm.
Mặc Dạ hình như thầm thở dài bên tai tôi nhưng lại không ra tay ngăn cản.
Ông lão nhận lấy rồi xem qua, đột nhiên nắm chặt nó không động đậy: “Cô là người của thôn Hồi Long, đây đều là bát tự của người làm dâu thôn Hồi Long, cô cũng họ Long?”
Mỗi khi nhớ tôi, bà nội tôi đều phải lên thị trấn thăm tôi.
Có một lần duy nhất tôi trở về là khi tế tổ đón tết, khi đó không khí vô cùng náo nhiệt, có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa cũng ở đó.
Nhưng bây giờ, khi tôi xem danh sách mới thấy những bạn bè cùng trang lứa đó không ai nhỏ tuổi hơn tôi.
Tôi lật đi lật lại bản danh sách ba lượt, sau đó suy nghĩ một hồi.
Trong bản danh sách, người sinh cuối có tên Long Lưu Trạch sinh cùng năm với tôi, chỉ đẻ sau tôi hơn một tiếng đồng hồ.
Bởi vì tôi để nguyên tờ danh sách, nên vừa nhìn đã thấy ngay tên người đó.
Dòng chú thích ở đằng sau ngày sinh tháng đẻ của anh ta chỉ có ba từ duy nhất: Người giữ thôn.
Cũng có nghĩa là người này chính là Ngưu Nhị.
Tôi nắm chặt bản danh sách to dày, cố gắng hồi tưởng lại hồi tế tổ có nhà nào mang con trở về không.
Yết hầu giống như bị tắc nghẽn không thông, tôi đành bỏ tờ danh sách xuống, lục lọi khắp ngóc ngách trong phòng làm việc.
Nhưng ngoài mấy con dấu cùng các loại tài liệu hỗn tạp ra thì không có gì khác.
Cả căn phòng trở nên im ắng lạ thường, tôi ôm chặt bản danh sách, trong lòng bỗng thấy hoang mang.
Suốt mười tám năm, trong thôn không có một đứa trẻ nào được sinh ra hay là về sau những người chuyển ra ngoài sinh sống vì muốn đoạn tuyệt qua lại với người trong thôn mà không khai báo, nên mới không thấy ghi trên bản danh sách này?
Chợt xa xa truyền đến tiếng gào thét om sòm của Ngưu Nhị, tôi giữ chặt bản danh sách, khóa cửa lại đi ra ngoài.
Khi tôi bước chân đến sân bên ngoài từ đường, chợt cảm nhận có thứ gì đó đang nhìn mình, tôi bất giác ngoảnh đầu lại nhìn.
Nhưng chỉ nhìn thấy một tòa nhà ba tầng lát gạch, trên lầu ba là một căn gác nhỏ nửa tầng.
Từ xưa đến nay khi đón tết là phải ăn cơm tất niên trước, trưởng thôn bác tôi và cũng chính là cha của Long Thiền sẽ mang bài vị của tổ tiên bày ở chính giữa từ đường.
Người ở trong thôn, lấy nhà làm trung tâm, tập trung quỳ ở sân, sau đó trước bài vị của tòa nhà ba tầng, đồng loạt bái lạy.
Xem ra là đang bái lạy ngôi lầu này!
Lúc trước tuy tôi không tin nhưng sau khi bái xong mỗi người sẽ được Đường Bá và các vị trưởng bối phát một bao lì xì, là do công trướng của thôn phân phát, cũng được không ít tiền nên lúc đó tôi còn bái lạy rất nhiệt tình!
Tôi ngước đầu nhìn tòa lầu, lùi lại mấy bước, sau đó từ từ quỳ xuống.
Đang lúc tôi ì ạch chuẩn bị dập đầu chợt phắt một cái ngẩng đầu lên.
Quả nhiên xuất hiện một vệt đen bên cửa sổ lầu ba.
Tôi nhìn chằm chằm lên cửa sổ, sau đó ánh mắt có chút thất thểu quay ra nhìn thẳng cửa lớn nhà chính.
Khi tế tổ, chỗ đó sẽ bày khắp các bài vị, chật kín, cái nào cũng dùng chữ phồn thể để viết…
Long Thiền từ nhỏ đã được lên huyện học, nên nhận được nhiều mặt chữ hơn tôi, có một năm còn cố ý khoe khoang trước mặt tôi, đọc hết một hơi mấy tên phồn thể được ghi trên các bài vị đó.
“Linh vị tổ tiên Long Hóa Danh, linh vị tổ tiên Long Hóa Anh…”
Tổ tiên…
Tôi thở phì phò, một tay nhét quyển danh sách dài cộp vào trong ba lô, sau đó nhặt một cành củi ở cạnh đó, nện thẳng vào tấm kính thủy tinh bên mép gian nhà chính.
Khi tôi từ cửa sổ leo vào, toàn bộ bài vị ở gian nhà chính đều lẳng lặng đặt ở đó.
Từng cái đều giống như một ngọn núi vững chãi, tôi phủi phủi ba chữ ở trên cùng của mỗi bài vị.
Tổ tiên họ Long!
Tổ tiên họ Long!
Tổ tiên họ Long!
Chẳng lẽ phụ nữ không được khắc lên bài vị sao? Tại sao toàn bộ đều là nam, toàn bộ đều họ Long!
Trong đầu tôi bỗng lóe lên lời của người tài xế, sau đó co giò chạy thẳng lên cầu thang nhà chính.
Nhưng tôi vừa mới chạm chân lên thì vòng ngọc rắn đen trên tay tôi động một cái, Mặc Dạ xuất hiện trước mặt tôi, ngăn tôi lại, lắc đầu về phía tôi.
“Mặc Dạ…” Tôi thở hồng hộc nhìn anh: “Cho tôi gặp cô ta được không? tôi cần hỏi cô ta vài câu.”
“Cô ta không biết nói.” Mặc Dạ lắc đầu với tôi, nhẹ nhàng nói: “Đừng đi.”
Ngoài phòng chợt vang lên tiếng hát của Ngưu Nhị: “Con gái nhà họ Long bị rắn quấn thành xà bà, sinh ra rắn con. Rắn con được sinh ra lại mang họ Long, bạn nói xem có lạ không, có quái không.”
Anh ta tiến lại gần, đến ngoài sân thì hét lớn: “Long Duy, tôi đói rồi, tôi muốn ăn cơm.”
Mặc Dạ vẫn đứng chắn trước mặt tôi, lắc đầu với tôi: “Trở về đi, em biết nhiêu đó đủ rồi.”
Long Duy nhìn về phía cầu thang tĩnh mịch, rồi nhìn Mặc Dạ cười khổ: “Tôi sẽ tra ra bằng mọi giá.”
Sau đó xoay người, bám vào lỗ hổng ở cửa sổ thủy tinh chui ra ngoài.
Lúc quay đầu, những bài vị sơn son bằng gỗ đó tựa như những con quái thú trú ngụ tại đó.
Vừa đi ra, Ngưu Nhị đã sấn lại nói với tôi: “Long Duy, tôi đói quá, ăn cơm! Ăn cơm!”
Tôi nhìn anh ta rồi gật đầu, cùng anh ta ra khỏi thôn. Vô số người trong thôn bị mất mạng, nên đa số những người ở thôn lân cận đều đi đường vòng.
Vì thế cũng khó bắt được xe, mà điều kỳ lạ là nhiều người chết như vậy mà không ai trở về thôn cả ngoại trừ chú Bảy.
Tôi và Ngưu Nhị đi mãi đến ranh giới với thôn dưới mới bắt được xe ôm.
Trở lại nhà mễ bà Tần, tôi vừa ho vừa xoắn tay vào nấu ăn.
Tôi ngước mắt nhìn bà nội, đứng ở một bên phụ giúp bà một tay, thỉnh thoảng bà liếc mắt nhìn tôi: “Tìm được Long Thiền chưa?”
“Chưa ạ.” Tôi cũng cảm thấy lạ, tại sao Long Thiền lại không về thôn.
Bèn ngẩng đầu nhìn mễ bà Tần: “Bà Mễ, bà biết xem bát tự không?”
Mễ bà Tần dùng ánh mắt cổ quái nhìn tôi, sau đó lắc đầu: “Không biết.”
Lúc bà ấy nói, ánh mắt rơi xuống vòng ngọc rắn đen ở cổ tay tôi.
Tôi chỉ gật đầu, đợi ăn cơm xong, tôi để Ngưu Nhị lưu lại chỗ mễ bà Tần, sau đó tự mình gọi đến số tài xế, kêu anh ta đưa tôi lên thị trấn.
Tôi không dám để anh ta đưa tôi đến quán bar rắn, mà chỉ bảo anh ta chở đến đầu đường.
Đến nhà, tôi lục tìm chìa khóa rồi lấy con mô tô điện ra.
Dì Lưu nghe thấy có tiếng động thì ráo rác nhìn, thấy là tôi bèn thở phào một hơi: “Long Duy à? Sao đã về rồi.”
“Dì Lưu.” Tôi dắt con mô tô điện ra ngoài sau đó khóa cửa lại.
Rồi mới đáp: “Dì có biết nhà cậu con ở đâu không, Con có chút chuyện muốn tìm cậu con.”
“Con lấy đâu ra cậu.” Dì Lưu xua tay, nhìn tôi với vẻ đồng tình.
Cười hì hì: “Dì quen mẹ con gần hai mươi năm trời, chưa bao giờ thấy mẹ con nhắc đến bên nhà ngoại chứ đừng nói là gặp.”
“Nghe nói mẹ con được ba con nhặt từ bên ngoài về, rồi bỏ trốn, khả năng là người nhà mẹ con cũng không biết.” Dì Lưu mỉm cười.
Sau đó vẫy tay với tôi: “Lại nhớ ba mẹ phải không, có chuyện gì thì cứ tìm dì. Nào, chưa ăn cơm phải không, để dì nấu cho con bát mỳ nhé!”
“Chưa từng nghe mẹ con nhắc đến thật à?” Tôi cố gắng hồi tưởng lại, hình như chưa từng nhắc đến thật.
Nhưng lão tài xế đã nói, muốn làm dâu của người thôn Hồi Long thì phải hợp bát tự.
Người khác bỏ trốn thì sẽ bị bắt trở lại, ngay cả đứa con trong bụng cũng bị tước mất.
“Con có cậu hay là không có, con còn không biết á?” Dì Lưu đưa tay lên sờ trán tôi xem thử, lo lắng nói: “Hay là bị sốt rồi.”
Tôi lắc đầu, kiểm tra thử con mô tô điện, sau đó nói với dì Thẩm: “Con có việc đi trước đây, có gì cứ gọi điện cho con.”
Bình thường mẹ tôi toàn cưỡi con mô tô này đi đánh bài, thỉnh thoảng tôi cũng lấy đi học nên đi rất vững vàng.
Tôi đi một mạch đến chỗ vắng người, sau đó lôi quyển danh sách dày cộp từ trong ba lô ra, trên đó có ghi ngày sinh bát tự của mấy người được gả vào thôn Hồi Long.
Sau đó phi xe đến đầu cầu của thị trấn, ở đó có rất nhiều người dựng rạp hành nghề bói toán, đoán mệnh xem bát tự.
Tôi bước vào, đi lòng vòng hai lượt.
Cuối cùng quyết định chọn một ông lão trông có vẻ đáng tin: “Hãy xem bát tự cho tôi.”
Một đám người, không phải đánh cờ đánh bạc thì cũng nghịch điện thoại.
Chưa nhìn tôi đã lập tức nói: “Cô gái à, đoán mệnh bốc quẻ, xem bát tự xếp bốn hướng!”
Chỉ thấy có một ông lão đeo kính lão, dù là sắp vào hè nhưng vẫn mặc một chiếc áo khoác rách rưới, đang xem một cuốn sách cũ.
Thấy tôi ngồi xuống mới buông sách xuống: “Cô gái muốn xem bát tự là muốn coi đường tình duyên hả?”
“Vâng.” Tôi nghĩ nghĩ, thôi cứ coi là vậy đi.
Xong, ông lão đó liếc mắt nhìn tôi chằm chằm, cánh mũi khẽ hẩy, ánh mắt nhìn từ trên vai tôi di chuyển xuống, cuối cùng dừng ở cổ tay tôi.
Cũng chính lúc đó, vòng ngọc rắn đen trên tay tôi động một cái.
Mặc Dạ mơn trớn lớp vải dưới cổ tay, khẽ thì thầm bên tai tôi: “Đi.”
Tôi sững sờ tại chỗ, đứng im bất động.
Ông lão đó nhìn tôi, bất chợt tóm lấy cây trượng trúc màu vàng ở bên cạnh, hướng về phía vòng ngọc rắn đen trên tay tôi, quất tới: “Lão đạo ở đây, còn không mau hiện thân.”
Nhưng cây trượng trúc còn chưa chạm đến tay tôi thì đã nghe thấy “Rắc” một tiếng, từng đoạn trượng vỡ vụn trong chớp mắt.
Ông lão đó cầm chặt cây trượng, đứng phắt dậy: “Trên cổ tay cô là thứ gì?”
Tôi ngẫm nghĩ rồi vén cổ tay áo lên, vòng ngọc rắn đen lộ ra.
Ông lão đẩy đẩy gọng kính, nhìn thấy là vòng ngọc rắn đen, hai mắt lóe lên.
Nhìn về vòng ngọc rắn đen nói: “Mạo phạm rồi.”
Rồi chuyển mắt nhìn tôi: “Cô đưa bát tự đây tôi xem.”
Tôi rút ra tờ bát tự đã chép sẵn rồi đưa cho ông lão, ông lão nhìn rồi phán: “Bát tự này mệnh căn có phúc nhưng vô hậu, được cái là hưởng phúc đức của con cháu, có mệnh tốt! Đáng tiếc là đã uổng mạng, không có gì đáng xem.”
“Còn cái này?” Tôi lại đưa thêm.
Mặc Dạ hình như thầm thở dài bên tai tôi nhưng lại không ra tay ngăn cản.
Ông lão nhận lấy rồi xem qua, đột nhiên nắm chặt nó không động đậy: “Cô là người của thôn Hồi Long, đây đều là bát tự của người làm dâu thôn Hồi Long, cô cũng họ Long?”