Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Phần 11
Vạn Dặm Thương Nhớ
Phần 11
Tiếng gọi ấy thu hút tất cả mọi cái nhìn, trên dưới họ Trịnh ai nấy cũng đều sững sờ.
Cậu Đăng vừa nhìn thấy mợ tư, sắc mặt vui mừng lộ rõ, vội vàng đi lại phía mợ:
– Diệp, em rốt cuộc đi đâu cả ngày qua?
Mợ nghe vậy có chút nghẹn giọng mà trả lời:
– Cậu Đăng, em cứ nghĩ không còn được gặp lại cậu nữa!
Nói đến đấy, nước mắt mở cũng chảy dài ra, cậu Đăng thấy vậy vội vàng nói:
– Sao thế? Em gặp phải chuyện gì?
Nói rồi, cậu nhìn xuống người mợ, quần áo đã rách hết, tay chân lại sớt xát chảy máu:
– Người bị sao thế này?
Mợ tư lúc này mếu máo kể:
– Em tính đi đến thượng nguồn lấy nước về cho cậu, nhưng không ngờ leo lên được ngọn núi lại trượt chân ngã. Lúc đó em nghĩ mình sẽ chết cơ, thật không ngờ vẫn có thể trở về gặp cậu.
Cậu Đăng nghe vậy lại nhìn mợ mà đau lòng, cậu khẽ đưa bàn tay lên thấm nhẹ những giọt nước mắt của mợ mà ôn nhu nói:
– Được rồi, đừng khóc nữa, em có thể trở về là tôi đã rất biết ơn rồi. Vào nhà đi, tôi gọi thầy lang đến khám cho em.
Mợ nghe vậy vẫn còn nức nở mà gật đầu, cậu Đăng lại đỡ mợ đi vào trong.
Mợ cả lúc này thấy vậy lại lên tiếng:
– Ô, mợ tư đi đâu qua giờ mà để khắp làng, khắp xóm người ta đồn ầm lên, là mợ gian díu với cậu nào ở làng bên.
Diệp nghe vậy cũng trả lời:
– Dân làng người ta đồn bậy bạ thôi mợ cả. Hôm qua em leo núi không may trượt chân ngã xuống, khó khăn lắm em mới trở về được.
Mợ hai lúc này trong lòng không ngừng lo lắng, nhưng vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh mà hỏi lại:
– Mợ tư là bị trượt chân nên ngã sao?
– Vâng, mợ hai!
Mơi Yên nghe vậy trong đầu khẽ nhủ thầm “nó chưa phát hiện thật sao?”
Mở cả đứng ở phía bên lại thêm vào:
– Nói vậy mệnh mợ cũng tốt đấy, còn sống sót trở về đúng là không phải chuyện dễ. Chỉ là mợ để dân làng đổn thổi đúng là làm tổn hại đến thanh danh của nhà họ Trịnh.
Cậu Đăng lúc này cũng lên tiếng:
– Mấy lời đồn thổi không căn cứ đó các mợ cũng không cần phải để tâm. Không có chứng cớ họ nói gì chẳng được.
Ông Huấn cũng đi lại phía cậu:
– Con à, sao con tin nó thế nhỉ? Bó nỏ đi cả 1 ngày không tin tức, đâu bỗng nhiên làng lại đồn thổi lên như thế? Chắc họ đã thấy cái gì đó nên mới nói vậy.
– Thầy, thầy nhìn Diệp chưa đủ thê thảm sao? Người mợ ấy toàn thân đều là vết thương, quần áo thì rách hết mà họ nó Diệp tư tình với người khác mà thầy vẫn tin?
– Thì….thì….
Ông Huấn bí lời đành thở dài 1 cái, gã đạo sĩ cũng liền lên tiếng:
– Gia đình có định làm lễ giải độc nữa không?
Bà cả nghe vậy cũng đi lại:
– Được rồi, nó về rồi thì cho nó đi nghỉ đi, con ở lại làm nốt cái lễ đã. Cuội, mang chén nước lại đây cho cậu!
Diệp thấy thế liền nói với cậu Đăng:
– Cậu chủ, em thấy có hơi chóng mặt, cậu đưa em về phòng được không?
– Được, để tôi đưa em về phòng. Buổi lễ hôm khác hãy làm.
Nghe vậy, gã đạo sĩ lên tiếng:
– Cậu có thể uống xong chén nước rồi đi, tôi vẫn có thể làm phép được.
Bà cả lúc này cũng thúc giục:
– Uống nhanh đi con!
Cậu Đăng vốn lo cho mợ tư, nên cũng vội nhận chén nước, chỉ là chưa kịp đưa lên miệng, thì Diệp bỗng lảo đảo ngã xuống.
Cậu Đăng nhanh tay đỡ lấy mợ, chén nước vì thế cũng bị cậu hắt đổ xuống đất.
Cậu cúi người xuống bế bổng mợ đi vào trong nhà, để mọi người ở lại phía sau ngây ngốc.
Bà hai và gã đạo sĩ nhìn chén nước bị đổ, trong lòng tức giận:
– Xem ra cậu chủ không muốn giải độc rồi, vậy tôi tôi cũng cáo lui. Gia đình tự tìm cách khác cứu cậu chủ đi!
Nói rồi, gã đạo sĩ toan bỏ đi nhưng ông Huấn vội vàng níu lại:
– Ngài đạo sĩ, ngài bình tĩnh đã. Vốn dĩ nó ngoan ngoãn nghe lời rồi, không hiểu sao con bé kia nó lại về.
– Ta đã nói ông bà rồi, ả ta là yêu tinh mê hoặc con trai ông bà, các người không chịu diệt hậu hoạ thì cũng hết cách.
– Thế vậy bữa trước ngài nói lấy tóc của nó để làm phép, cái đó không được sao?
– Ả ta là yêu đã thành người nên pháp lực mạnh hơn ta nghĩ, cách đó không hiệu quả. Hiện giờ chỉ còn 1 cách duy nhất.
Nghe vậy bà cả cũng liền xen vào:
– Cách gì vậy đạo sĩ?
Gã đạo sĩ ánh mắt trừng lên, xong ghé sát người ông bà phú hộ, đưa bàn tay lên cứa ngang cổ mình rồi nói:
– Giết chết ả!
Nói đến giết người, cả 2 ông bà lại rùng mình:
– Giết….giết….nó sao?
– Ông bà cứ suy nghĩ đi, nếu đồng ý ta sẽ bày cách!
Nói rồi, gã đạo sĩ cũng quay người rời đi, mà ông Huấn và bà cả ở đấy vẫn còn ớn người.
Trong 3 người mợ kia, mỗi người lại ôm 1 tâm tư.
Cậu Đăng đưa mợ tư về phòng, rồi bế mợ đi lại giường đặt xuống.
Thấy cậu đã không uống chén nước kia, Diệp lúc này mới từ từ tỉnh lại:
– Cậu chủ!
Cậu Đăng nghe vậy lại dịu dàng nói:
– Em nghỉ ngơi đi, tôi sẽ bảo đại phu đến thăm khám cho em!
Diệp khẽ lắc đầu 1 cái rồi túm lấy tay cậu:
– Cậu chủ, trên đường trở về, em có gặp 1 thầy lang giỏi, em kể qua tình trạng của cậu là ông ấy đã đoán được cậu bị trúng độc. Ông có viết cho em 1 đơn thuốc.
Nói rồi, mợ liền lấy tờ giấy mà thầy lang kia đã viết rồi đưa cho cậu.
Cậu Đăng nhận lấy nó mở ra xem, Diệp cũng nói thêm:
– Mấy vị thuốc đó các quầy đều có bán, nhưng có 1 loại là từ 1 cây hoa dại hiếm thường mọc trên lưng núi, đợi em khoẻ lại em sẽ đi hái về cho cậu.
Cậu nghe vậy liền gấp tờ giấy lại rồi bỏ vào trong người, sau đó nhìn mợ nói:
– Việc này, tôi sẽ bảo thằng Cuội nó đi, em không cần phải lo lắng nữa. Diệp cảm ơn em!
– Cậu Đăng, đừng tin gã đạo sĩ đó, sau gã có bảo cậu làm gì, uống gì, ăn gì cũng đừng tin.
Cậu nhìn mợ khẽ cười 1 cái:
– Câu này đáng lẽ là tôi nên nói với em mới phải. Không biết ai vừa ngu ngốc nghe theo lời ông ta mà nhất quyết đi đến thượng nguồn vậy.
Diệp nghe vậy chỉ biết nhìn cậu, mợ đúng khi đó là ngốc thật nhưng trong cái rủi lại có cái may, nhờ thế mà mợ biết được bao âm mưu của người nhà này.
Bỗng chợt thấy mợ im lặng, cậu Đăng lại búng nhẹ lên chán:
– Lại nghĩ lung tung gì rồi đấy! Được rồi, tôi bảo Sen đem quần áo thay cho em, sau đó em cứ nghỉ ngơi đi, cần gì cứ nói con sen làm là được.
Nói rồi, cậu cũng đứng dậy đi ra ngoài, mợ tư nằm đấy nhìn theo bóng cậu mà khẽ nói nhỏ:
– Cậu chủ, tất cả mọi chuyện em làm đều vì muốn bảo vệ cậu và bảo vệ cả chính em!
Đêm hôm đấy, dưới cái ánh trăng mờ ảo, bóng người lặng lẽ đến 1 căn phòng đẩy cửa bước vào, rồi lại cẩn thận rời đi.
Ngày hôm sau, Diệp tỉnh lại khi trời đã hửng nắng gắt, hôm qua mợ thức khuya nên bữa nay có chút mệt, nhưng kỳ lạ lại không thấy con Sen hay thằng Cuội đến gọi.
Mợ bước xuống giường đi ra mở cửa, vừa khéo lúc con Sen đi qua, mợ lên tiếng:
– Sen, sao quá giờ Tỵ rồi mà không gọi mợ dậy?
– À, là cậu chủ dặn không được làm ồn đến mợ. Cậu nói cứ để mợ ngủ.
– Vậy cậu chủ đâu rồi?
– Sáng sớm cậu với thằng Cuội đã ra ngoài rồi thưa mợ, nói là đi hái thuốc gì đó.
Diệp nghĩ vậy nhớ đến lời hôm qua rồi lại lo lắng hỏi:
– Cậu chủ đi hái thuốc sao? Trời ơi, thuốc đấy ở trên núi đâu dễ hái với cả sức khoẻ cậu yếu, sao em không giữ cậu lại.
– Mợ tư yên tâm đi, có cả thằng Cuội đi cùng mà, với cả hôm bữa đi tìm mợ cậu chủ cũng đã leo núi đó, em thấy dạo này sức khoẻ cậu chủ khá lên nhiều rồi. Mỗi tội hôm đó cậu bị trượt chân ngã, thằng Cuội phải cõng về.
Vừa nghe thế, Diệp trở nên sốt ruột:
– Cậu chủ bị ngã? Vậy có sao không?
Con Sen khẽ lắc đầu 1 cái:
– Thầy lang khám nói không bị sao cả đó thưa mợ. Mà thôi, em phải đi dọn đã.
Nói rồi, con sen cũng bỏ đi, Diệp đứng đấy vẫn chưa thể ngờ được là cậu chủ đã tự leo núi tìm mình, trong lòng mợ cảm kích không thôi.
Diệp quay người đi rửa mặt rồi trở về phòng, thì lúc đấy có tiếng quát tháo ầm ĩ từ phía phòng của mợ cả.
– Mợ đã dặn mày thế nào? Sao mày đoảng thế hả? Mày thấy mợ dễ với mày nên mày làm hơn đúng không?
Tiếng thút thít của con Mướt vang lên nức nở:
– Không phải đâu mợ cả, em rõ ràng là cất cẩn thận vào gộp cho mợ rồi, không hiểu sao lại không thấy.
– Rõ ràng mà lại không thấy là sao? Mày có biết nó quan trọng với mợ thế nào không? Lần này mợ phải đánh mày để mày chừa cái tính đoảng mới đứa.
Sau đó là tiếng kêu la, xin xỏ của con Mướt.
Âm thanh ầm ĩ kéo sự chú ý của ông bà phú hộ, mợ hai và mợ ba cũng chạy sang xem, Diệp thấy thế cũng đi lại.
Thường ngày thấy mợ cả cũng thương gia nô của mình lắm, hôm nay thấy mợ ta đánh Mướt, ai cũng ngỡ ngàng.
Bà cả thấy vậy mới lên tiếng:
– Hiền, có chuyện gì mà lại tức giận thế?
Mợ cả nghe vậy mới dừng tay lại mà nói:
– Chẳng là cây trâm mà bu con tặng con ngày cưới, hôm bữa con mới đem đi sửa về đưa cho Mướt, bảo nó cất cẩn thận, chả hiểu sao giờ nó để đâu không biết.
Ông Huấn nghe vậy lại chen vào:
– Đang yên đang lành sao lại không thấy? Chắc ở quanh đâu đó thôi, con tìm lại thử xem.
– Con tìm kỹ lắm rồi, đấy là cây trâm của bu con tặng, nếu làm mất nó bu con sẽ giận lắm.
– Mới bữa nay thôi thì ai vào đây mà lấy đâu, hay cho lục các phòng xem sao.
Nghe thế, mợ hai liền lên tiếng:
– Thầy, thầy nói thế là thầy nghi bọn con lấy hay sao?
– Đồ ở trong nhà này không thể nào vô lý không cánh mà bay được. Hơn nữa đó là kỷ vật của bà xui, nếu mất thì ảnh hướng đến uy tín nhà này lắm.
Mợ ba cũng chẳng mấy quan tâm đến, nghe vậy chỉ hời hợt nói:
– Muốn lục soát thì cứ làm đi, dù sao con không lấy nên cũng chẳng hề hấn gì.
Mợ cả nghe vậy có chút ái ngại:
– Các mợ thông cảm, chị cũng không có ý gì cả, chỉ là cây trâm của bu chị, chị rất quý nó.
Bà cả thấy thế cũng lên tiếng:
– Vậy cứ lục hết các phòng đi, nếu không có ở đây chắc chỉ làm rơi bên ngoài thôi.
– Dạ!
Sau đấy, con Mướt, cả con Sen sang phòng từng mợ để tìm kiếm.
Qua mợ ba, rồi đến mợ hai đều không thấy, cho đến khi tất cả kéo sang phòng của mợ tư, Diệp trong lòng cũng liền cảm nhận được 1 sự bất an.
Gia nô nhà ông Huấn vào phòng lục tung mọi góc, đảo lộn hết cả lên, hình dáng ngang dọc của chiếc trâm vẫn không thấy.
Cho đến khi con Mướt cúi xuống gầm giường liền nhìn thấy 1 bọc vải giấu dưới đấy mà thò tay vào lấy rồi lên tiếng:
– Mợ tư, cái bọc gì đây mợ?
Diệp ngơ ngác nhìn cái bọc vải đó mà không hiểu chuyện gì:
– Cái đó…..tôi không biết nó….sao nó lại ở đấy….?
– Ở dưới giường của mợ, sao mợ lại không biết được!
Mợ cả thấy vậy liền đi lại:
– Chị chỉ muốn tìm cấy trâm, mợ tư không ngại mở nó ra chứ?
– Mợ cả cứ việc mở nhưng cái bọc đó thật sự không phải của e.
Nghe thế mợ cả liền hất mặt về phía con Mướt:
– Mướt, mở nó ra!
Con Mướt nghe vậy cũng nhanh tay mở ra, trên dưới nhà Trịnh đều căng thẳng nhìn vế phía đấy.
Khi chiếc bọc vải được mở ra, con Mướt sắc mặt kinh sợ quăng nó xuống đất mà hét lên:
– Ahhh!
Ở trước mặt bọn họ bây giờ không phải là cây trâm mà mợ cả đang tìm kiếm, đó là 1 hình nộm người bằng vải găm đầy kim châm.
Cả nhà vừa nhìn thấy nó đã liền sợ mà lùi lại, mợ cả cũng kinh hãi nói:
– Nó…nó…là cái gì thế?
Con Mướt run rẩy 2 tay bấu vào nhau mà nói:
– Mợ cả, đây là hình nhân thế mạng đó!
Con Sen nghe thế liền đi lại cầm nó lên, sau đó nó nhăn mặt nhìn hình người đó 1 lúc, sau đấy hét toáng lên mà chạy lại:
– Bà chủ, bà chủ! Trên này có thêu tên TÚ LIÊN, chẳng phải là tên bà sao?
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ . Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!