Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-967
Chương 967 : Chương 967BIẾN ĐỘNG LẠ
Chương 967BIẾN ĐỘNG LẠ
Lá thư này được gửi bởi Liễu Nguyên Tập, quân sư Lĩnh Nam Vệ ở đạo Lĩnh Nam.
Hồi các bộ lạc tại đạo Lĩnh Nam rối loạn, Uông Ấn đã dẫn Liễu Nguyên Tập, lúc đó vẫn còn là sĩ tử Quốc Tử Giám, đến đạo Lĩnh Nam theo kiến nghị của Diệp Tuy. Sau đó Liễu Nguyên Tập đã đưa ra vài kế sách dẹp loạn có tính cống hiến quan trọng trong việc giữ đạo Lĩnh Nam hòa bình và ổn định.
Sau khi xong chuyện của các bộ lạc, Liễu Nguyên Tập tự đề nghị ở lại và dùng tài năng của mình giúp ích cho đạo Lĩnh Nam. Không lâu sau, hắn ta được đại tướng quân Lĩnh Nam Vệ là Quan Hàn Tùng khen ngợi, tình cờ được vào Lĩnh Nam Vệ.
Liễu Nguyên Tập thành quân sư của Lĩnh Nam Vệ, chuyên bày mưu tính kế giúp Quan Hàn Tùng nên đương nhiên là vô cùng quen thuộc với mọi chuyện ở đó.
Thế nhưng Uông Ấn chưa hề hỏi hắn về chuyện Lĩnh Nam Vệ.
Thứ Uông Ấn kỳ vọng là tài năng của chính Liễu Nguyên Tập, hắn chưa từng nghĩ đến việc mượn tay Liễu Nguyên Tập để lấy tin tức ở Lĩnh Nam Vệ.
Liễu Nguyên Tập biết rõ điều này. Bởi vì hắn ta cưới Diệp Khởi thuộc Nhị phòng của nhà họ Diệp nên tính theo quan hệ thì hắn và Uông Ấn là anh em cột chèo, có điều hắn ta hoàn toàn không dám nghĩ vậy.
Người thông minh như Liễu Nguyên Tập đương nhiên biết cách xử lý mấy loại quan hệ này rõ ràng. Sau khi Uông Ấn rời khỏi đạo Lĩnh Nam, Liễu Nguyên Tập muốn tránh hiềm nghi nên chưa từng qua lại lén lút với Uông Ấn, càng đừng nói đến chuyện gửi thư.
Uông Ấn xem xong lá thư mới hiểu ý của Liễu Nguyên Tập.
Hóa ra đại tướng quân Giang Nam Vệ - Thẩm Túc thấy đạo Giang Nam gặp lũ nặng, sợ không đủ binh lực, không cứu trợ được nên xin hai doanh trại của Lĩnh Nam Vệ đến đây hỗ trợ. Quan Hàn Tùng thương cảm cho dân chúng nên hiển nhiên sẽ đồng ý với lời cầu xin của Thẩm Túc.
Hiện tại hai doanh trại Lĩnh Nam Vệ đã bắt đầu đến đạo Giang Nam, không lâu sau sẽ đến phủ Hàng Châu.
Liễu Nguyên Tập là quân sư nên biết về sự điều động này, mà giờ binh sĩ Lĩnh Nam Vệ cũng đã xuất phát nên nó cũng không tính là bí mật. Có điều Liễu Nguyên Tập nhớ rằng Uông Ấn đang ở đạo Giang Nam nên cố ý gửi một lá thư nhằm giúp Uông Ấn rõ hơn về tình hình tai họa hiện nay.
Trong thư cũng ẩn chứa sự lo lắng của người vợ Diệp Khởi, có ý nhắc Uông Ấn dẫn Diệp Tuy rời khỏi đạo Giang Nam.
Thế nhưng Uông Ấn lại híp mắt khi đọc lá thư của Liễu Nguyên Tập, ánh mắt sâu xa khó dò.
Tuy thời gian Liễu Nguyên Tập ở chung với bổn tọa khá ngắn nhưng không thể không biết bổn tọa hiếm khi trốn tránh tai họa, chứ đừng nói là thiên tai như thế này, vậy tại sao hắn ta còn cố ý gửi thư nhắc bổn tọa rời đi?
Rốt cuộc lá thư mà Liễu Nguyên Tập gửi đến có ý gì? Hay là Liễu Nguyên Tập không có ý gì khác, chỉ muốn kể về tình hình tai họa đạo Giang Nam thôi?
Thẩm Túc xin điều binh, Quan Hàn Tùng đồng ý...
Uông Ấn suy nghĩ trong chốc lát rồi gọi Yến Thiên Quân đến dò hỏi: “Trong Giang Nam Vệ có biến động lạ gì không?”
“Đốc chủ, đề kỵ truyền tin báo rằng các binh sĩ đã bắt đầu cứu trợ, đây cũng là chuyện lớn nhất, ngoài ra không còn gì nữa.” Yến Thiên Quân bẩm.
“Đốc chủ, xin hỏi có phải có chuyện gì khẩn cấp không? Thuộc hạ có thể liên lạc với mật thám trong quân đội.”
Uông Ấn lắc đầu, ngăn cản: “Không cần.”
Mật thám trong quân đội là những đề kỵ nằm vùng sâu nhất, khả năng tiếp xúc với mọi chuyện của bọn họ sâu hơn các đề kỵ khác rất nhiều. Mật thám như thế đều được giữ cho việc lớn, mấy việc đơn giản thì không dùng được.
“Ngươi phái người chú ý biến động bên Giang Nam Vệ thật kĩ, binh sĩ cứu trợ sẽ còn tăng tiếp, năm trăm đề kỵ cũng có thể hành động rồi.” Uông Ấn tiếp tục bố trí công việc.
Thẩm Túc mượn binh sĩ hai doanh trại của Lĩnh Nam Vệ thì không thể nào chỉ phái ba doanh trại đến cứu trợ, tức là số lượng binh sĩ cứu trợ sẽ tiếp tục tăng lên.
Đối với dân chúng đạo Giang Nam thì việc gia tăng binh sĩ cứu trợ là chuyện tốt. Triều đình nuôi quân không chỉ để chiến đấu bảo vệ quốc gia mà còn để cứu trợ người dân. Hành động điều binh của Thẩm Túc là tạo phúc cho muôn dân.
Yến Thiên Quân nhận lệnh rời đi, từ biểu cảm trên mặt của Uông Ấn không nhận ra được điều gì nhưng thỉnh thoảng hắn lại không kìm được dùng tay nhéo nhéo vùng giữa mày.
Phong bá đang hầu hạ bên cạnh thấy thế bèn hỏi: “Chủ nhân, có gì không đúng ạ?”
Uông Ấn thở dài một hơi rồi nói: “Hiện giờ đạo Giang Nam đang gặp lũ, việc gấp phải tùy cơ ứng biến, Thẩm Túc có thể điều binh mà không cần chờ hoàng thượng hạ chỉ, nhưng vì binh sĩ ra vào đông đúc khó có thể theo dõi nên bổn tọa lo sẽ xảy ra chuyện.”
Còn chuyện lo cái gì thì hắn không thể nói rõ được, chỉ có thể mơ hồ cảm nhận được thôi.
Phong bá dày dạn kinh nghiệm nên lập tức hiểu ý của Uông Ấn: “Chủ nhân, ngài đang lo rằng những binh sĩ Giang Nam Vệ này... không đến cứu trợ thật mà có ý đồ khác à?”
Phong bá vừa nghĩ vậy thì gương mặt hiền lành không khỏi lộ vẻ đề phòng, con ngươi cũng toát lên ánh sáng lạnh, cả người trở nên đáng sợ như kiếm sắc vừa được rút khỏi vỏ vậy.
Mặc dù đốc chủ không nói ra một chuyện nhưng tất cả mọi người, bao gồm cả Phong bá lẫn Khánh bá, đều biết rõ. Đốc chủ đã chuẩn bị một nghìn hai trăm đề kỵ trong lần xuôi Nam này nhằm bảo vệ tiểu điện hạ và phu nhân.
Dù đề kỵ có võ công cao cường đến đâu thì cũng chỉ có một nghìn hai trăm người thôi, cho dù đề kỵ có thể lấy một địch hai, ba người thì lực chiến đều có thể dự đoán được.
.
Lực chiến như thế gần như là vô địch, nhưng điều kiện tiên quyết là đối phương không dùng binh sĩ trong quân đội.
Thứ duy nhất có thể làm tổn thương sức mạnh của đề kỵ là số binh sĩ quân đội đông nghìn nghịt. Đạo lý “hai đấm khó địch bốn tay” này hiệu nghiệm ở cả cá nhân lẫn tập thể.
Trước đây Phong bá không lo lắng vì đề kỵ có rất nhiều tai mắt, quân đội có biến động gì là biết ngay lập tức, quan trọng hơn cả là cần rất nhiều binh sĩ để đối đầu với một nghìn hai trăm đề kỵ. Nếu không có tình huống đặc biệt gì và không có ý chỉ của hoàng thượng thì không ai có thể điều động bấy nhiêu đó binh sĩ được.
Thế nhưng giờ tình huống đặc biệt đã xuất hiện, cũng bởi thế nên đốc chủ mới lo âu ư?
Việc gì có chuẩn bị thì nên, không chuẩn bị thì hỏng, nếu đốc chủ đã chú ý đến điều này thì tiếp theo nên làm gì đây?
Chương 967BIẾN ĐỘNG LẠ
Lá thư này được gửi bởi Liễu Nguyên Tập, quân sư Lĩnh Nam Vệ ở đạo Lĩnh Nam.
Hồi các bộ lạc tại đạo Lĩnh Nam rối loạn, Uông Ấn đã dẫn Liễu Nguyên Tập, lúc đó vẫn còn là sĩ tử Quốc Tử Giám, đến đạo Lĩnh Nam theo kiến nghị của Diệp Tuy. Sau đó Liễu Nguyên Tập đã đưa ra vài kế sách dẹp loạn có tính cống hiến quan trọng trong việc giữ đạo Lĩnh Nam hòa bình và ổn định.
Sau khi xong chuyện của các bộ lạc, Liễu Nguyên Tập tự đề nghị ở lại và dùng tài năng của mình giúp ích cho đạo Lĩnh Nam. Không lâu sau, hắn ta được đại tướng quân Lĩnh Nam Vệ là Quan Hàn Tùng khen ngợi, tình cờ được vào Lĩnh Nam Vệ.
Liễu Nguyên Tập thành quân sư của Lĩnh Nam Vệ, chuyên bày mưu tính kế giúp Quan Hàn Tùng nên đương nhiên là vô cùng quen thuộc với mọi chuyện ở đó.
Thế nhưng Uông Ấn chưa hề hỏi hắn về chuyện Lĩnh Nam Vệ.
Thứ Uông Ấn kỳ vọng là tài năng của chính Liễu Nguyên Tập, hắn chưa từng nghĩ đến việc mượn tay Liễu Nguyên Tập để lấy tin tức ở Lĩnh Nam Vệ.
Liễu Nguyên Tập biết rõ điều này. Bởi vì hắn ta cưới Diệp Khởi thuộc Nhị phòng của nhà họ Diệp nên tính theo quan hệ thì hắn và Uông Ấn là anh em cột chèo, có điều hắn ta hoàn toàn không dám nghĩ vậy.
Người thông minh như Liễu Nguyên Tập đương nhiên biết cách xử lý mấy loại quan hệ này rõ ràng. Sau khi Uông Ấn rời khỏi đạo Lĩnh Nam, Liễu Nguyên Tập muốn tránh hiềm nghi nên chưa từng qua lại lén lút với Uông Ấn, càng đừng nói đến chuyện gửi thư.
Uông Ấn xem xong lá thư mới hiểu ý của Liễu Nguyên Tập.
Hóa ra đại tướng quân Giang Nam Vệ - Thẩm Túc thấy đạo Giang Nam gặp lũ nặng, sợ không đủ binh lực, không cứu trợ được nên xin hai doanh trại của Lĩnh Nam Vệ đến đây hỗ trợ. Quan Hàn Tùng thương cảm cho dân chúng nên hiển nhiên sẽ đồng ý với lời cầu xin của Thẩm Túc.
Hiện tại hai doanh trại Lĩnh Nam Vệ đã bắt đầu đến đạo Giang Nam, không lâu sau sẽ đến phủ Hàng Châu.
Liễu Nguyên Tập là quân sư nên biết về sự điều động này, mà giờ binh sĩ Lĩnh Nam Vệ cũng đã xuất phát nên nó cũng không tính là bí mật. Có điều Liễu Nguyên Tập nhớ rằng Uông Ấn đang ở đạo Giang Nam nên cố ý gửi một lá thư nhằm giúp Uông Ấn rõ hơn về tình hình tai họa hiện nay.
Trong thư cũng ẩn chứa sự lo lắng của người vợ Diệp Khởi, có ý nhắc Uông Ấn dẫn Diệp Tuy rời khỏi đạo Giang Nam.
Thế nhưng Uông Ấn lại híp mắt khi đọc lá thư của Liễu Nguyên Tập, ánh mắt sâu xa khó dò.
Tuy thời gian Liễu Nguyên Tập ở chung với bổn tọa khá ngắn nhưng không thể không biết bổn tọa hiếm khi trốn tránh tai họa, chứ đừng nói là thiên tai như thế này, vậy tại sao hắn ta còn cố ý gửi thư nhắc bổn tọa rời đi?
Rốt cuộc lá thư mà Liễu Nguyên Tập gửi đến có ý gì? Hay là Liễu Nguyên Tập không có ý gì khác, chỉ muốn kể về tình hình tai họa đạo Giang Nam thôi?
Thẩm Túc xin điều binh, Quan Hàn Tùng đồng ý...
Uông Ấn suy nghĩ trong chốc lát rồi gọi Yến Thiên Quân đến dò hỏi: “Trong Giang Nam Vệ có biến động lạ gì không?”
“Đốc chủ, đề kỵ truyền tin báo rằng các binh sĩ đã bắt đầu cứu trợ, đây cũng là chuyện lớn nhất, ngoài ra không còn gì nữa.” Yến Thiên Quân bẩm.
“Đốc chủ, xin hỏi có phải có chuyện gì khẩn cấp không? Thuộc hạ có thể liên lạc với mật thám trong quân đội.”
Uông Ấn lắc đầu, ngăn cản: “Không cần.”
Mật thám trong quân đội là những đề kỵ nằm vùng sâu nhất, khả năng tiếp xúc với mọi chuyện của bọn họ sâu hơn các đề kỵ khác rất nhiều. Mật thám như thế đều được giữ cho việc lớn, mấy việc đơn giản thì không dùng được.
“Ngươi phái người chú ý biến động bên Giang Nam Vệ thật kĩ, binh sĩ cứu trợ sẽ còn tăng tiếp, năm trăm đề kỵ cũng có thể hành động rồi.” Uông Ấn tiếp tục bố trí công việc.
Thẩm Túc mượn binh sĩ hai doanh trại của Lĩnh Nam Vệ thì không thể nào chỉ phái ba doanh trại đến cứu trợ, tức là số lượng binh sĩ cứu trợ sẽ tiếp tục tăng lên.
Đối với dân chúng đạo Giang Nam thì việc gia tăng binh sĩ cứu trợ là chuyện tốt. Triều đình nuôi quân không chỉ để chiến đấu bảo vệ quốc gia mà còn để cứu trợ người dân. Hành động điều binh của Thẩm Túc là tạo phúc cho muôn dân.
Yến Thiên Quân nhận lệnh rời đi, từ biểu cảm trên mặt của Uông Ấn không nhận ra được điều gì nhưng thỉnh thoảng hắn lại không kìm được dùng tay nhéo nhéo vùng giữa mày.
Phong bá đang hầu hạ bên cạnh thấy thế bèn hỏi: “Chủ nhân, có gì không đúng ạ?”
Uông Ấn thở dài một hơi rồi nói: “Hiện giờ đạo Giang Nam đang gặp lũ, việc gấp phải tùy cơ ứng biến, Thẩm Túc có thể điều binh mà không cần chờ hoàng thượng hạ chỉ, nhưng vì binh sĩ ra vào đông đúc khó có thể theo dõi nên bổn tọa lo sẽ xảy ra chuyện.”
Còn chuyện lo cái gì thì hắn không thể nói rõ được, chỉ có thể mơ hồ cảm nhận được thôi.
Phong bá dày dạn kinh nghiệm nên lập tức hiểu ý của Uông Ấn: “Chủ nhân, ngài đang lo rằng những binh sĩ Giang Nam Vệ này... không đến cứu trợ thật mà có ý đồ khác à?”
Phong bá vừa nghĩ vậy thì gương mặt hiền lành không khỏi lộ vẻ đề phòng, con ngươi cũng toát lên ánh sáng lạnh, cả người trở nên đáng sợ như kiếm sắc vừa được rút khỏi vỏ vậy.
Mặc dù đốc chủ không nói ra một chuyện nhưng tất cả mọi người, bao gồm cả Phong bá lẫn Khánh bá, đều biết rõ. Đốc chủ đã chuẩn bị một nghìn hai trăm đề kỵ trong lần xuôi Nam này nhằm bảo vệ tiểu điện hạ và phu nhân.
Dù đề kỵ có võ công cao cường đến đâu thì cũng chỉ có một nghìn hai trăm người thôi, cho dù đề kỵ có thể lấy một địch hai, ba người thì lực chiến đều có thể dự đoán được.
.
Lực chiến như thế gần như là vô địch, nhưng điều kiện tiên quyết là đối phương không dùng binh sĩ trong quân đội.
Thứ duy nhất có thể làm tổn thương sức mạnh của đề kỵ là số binh sĩ quân đội đông nghìn nghịt. Đạo lý “hai đấm khó địch bốn tay” này hiệu nghiệm ở cả cá nhân lẫn tập thể.
Trước đây Phong bá không lo lắng vì đề kỵ có rất nhiều tai mắt, quân đội có biến động gì là biết ngay lập tức, quan trọng hơn cả là cần rất nhiều binh sĩ để đối đầu với một nghìn hai trăm đề kỵ. Nếu không có tình huống đặc biệt gì và không có ý chỉ của hoàng thượng thì không ai có thể điều động bấy nhiêu đó binh sĩ được.
Thế nhưng giờ tình huống đặc biệt đã xuất hiện, cũng bởi thế nên đốc chủ mới lo âu ư?
Việc gì có chuẩn bị thì nên, không chuẩn bị thì hỏng, nếu đốc chủ đã chú ý đến điều này thì tiếp theo nên làm gì đây?